Liêm Trinh

Phải Chăng đây Là Một Phần Thuyết Tương đối Trong Văn Hóa Cổ Việt Nam

8 bài viết trong chủ đề này

Chào các cao thủ khoa học

Từ Thức gặp tiên

Ngày xưa, vào đời Trần, niên hiệu Quang Thái (1388-1398) có chàng thư sinh ở đất Hóa Châu tên Từ Thức, giữ chức huyện Tiên Du, thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay.

Cạnh huyện đường có ngôi chùa danh tiếng, trước sân chùa có một gốc mẫu đơn quý lạ. Hàng năm đến kỳ nở hoa, người ta mở hội tưng bừng, trai gái các nơi tấp nập kéo nhau đến dự hội thưởng hoa.

Năm Bính Tỵ, vào khoảng tháng hai, người ta thấy có một cô gái tuyệt sắc trạc lối mười lăm, mười sáu tuổi đến dự hội. Nàng ít tô điểm phấn son song làn da mặt hết sức mịn màng, tươi thắm.

Để ngắm hoa được gần hơn, nàng vin một cành hoa xuống, không ngờ mẫu đơn dòn gãy dưới tay. Người giữ hoa trông thấy liền bắt nàng trói vào gốc cây. Đến xế chiều cũng không thấy có ai đến chuộc cứu nàng. Từ Thức nhân đi qua, nghe câu chuyện, động lòng thương người đẹp, bèn cởi áo cừu đang mặc đưa cho nhà chùa để bồi thường. Cô gái được thả ra ngập ngừng cảm ơn Từ Thức rồi đi về một phía mất hút.

Từ đó Từ Thức càng được dân tình mến trọng là một vị quan hiền đức. Nhưng Từ Thức vốn thích bầu rượu, túi thơ, cây đàn hơn là chồng giấy tờ ở công đường, mải mê theo cảnh đẹp trời mây mà bỏ bê cả việc quan. Cấp trên gởi tờ khiển trách, bảo rằng ông cụ thân sinh trước kia là một vị quan đại thần, lẽ nào chàng không nối được nghiệp nhà mà giữ nổi chức tri huyện? Từ Thức thở than: "Lẽ nào chỉ vì một vài đấu thóc mà ta đành dìm thân trong chốn lợi danh! Sao bằng với một chiếc thuyền con, ta thoát khỏi vòng cương tỏa. Nước biếc non xanh sẽ không bao giờ phụ ta"!

Rồi chàng trả ấn từ quan, lui về vùng núi non ở huyện Tống Sơn. Mang theo bầu rượu, cây đàn, chàng đi du ngoạn khắp mọi chốn danh lam thắng cảnh. Gặp nơi đẹp đẽ chàng dừng chân uống rượu, làm thơ. Vết chân, câu thơ của chàng ghi dấu ở nhiều nơi, núi Chích Trợ, động Lục Vân, nguồn sông Lễ, bờ Kênh Nga.

Một hôm, chàng tới cửa Thần Phù, trông ra ngoài biển thấy một lớp mây năm sắc kết thành đóa hoa sen. Chàng ngồi thuyền đến nơi, gặp nhiều núi non kỳ dị. Từ Thức lo ngại bảo người chèo thuyền:

"Ta đã đi khắp miền đông nam, biết rõ cả vùng này, nhưng chưa bao giờ nghe nói đến những núi non kỳ tú kia. Có lẽ đây là non Tiên đưa đến, hay núi Thần dời lại, không thì làm sao ta chẳng hề thấy bao giờ"?

Rồi sai buộc thuyền, lên bờ. Đi được vài bước thấy sừng sững trước mặt một sườn đá cao nghìn trượng, Từ Thức thở ra: "Không có cánh làm sao mà vượt qua được"? Rồi chàng lấy bút viết lên thành đá một bài thơ.

Đang lúc mải mê ngắm cảnh, chàng bỗng thấy sườn đá mở ra một cửa hang động rộng chừng một trượng. Chàng vén áo lần vào. Vừa đi được vài bước thì cửa hang tự khép lại, chàng chìm trong bóng tối không còn biết đâu lối ra. Chàng liều chết sờ theo lớp rêu trên đá mà đi, theo một lối quanh co, được một quãng thì đường hầm dần dần mở rộng. Ra khỏi bóng tối, mắt chàng chói ngợp vì ánh sáng rực rỡ, sửng sốt vì mây muôn màu sắc bao phủ các đền đài giát bằng châu ngọc giữa cảnh vườn đầy hoa quý lạ, hương thơm khác thường.

Từ Thức còn đang ngây ngất, tưởng mình đang mơ, thì bỗng vẳng có tiếng cười trong trẻo ở sau lưng, chàng ngoảnh lại thấy hai cô gái áo xanh đang khúc khích bảo nhau:

"Kìa, chú rể mới nhà ta đã đến"!

Rồi hai nàng bỏ đi. Một lát sau trở ra bảo: "Phu nhân chúng tôi cho mời chàng vào". Từ Thức theo. Đi qua một quãng sân, hai bên tường thêu dệt gấm hoa, đến một lớp cửa son, chàng thấy treo ở trên lầu cao hai bức hoành phi chữ vàng: "Quỳnh Hư chi điện và Giao Quang chi các".

Trong cung điện, một bà tiên mặc áo trắng đang ngồi trên giường thất bảo. Bà tiên mời Từ Thức ngồi lên ghế bên cạnh rồi bảo:

"Chàng vốn say mê cảnh lạ, bấy lâu đã thỏa chí bình sinh ngao du đó đây, chàng có biết nơi này là đâu không"?

Từ Thức đáp:

"Tôi là một thư sinh sống ẩn dật ở huyện Tống Sơn, ngao du với một chiếc thuyền con ở giữa trời biển. Tôi không được biết là chốn này có lầu hồng, điện biếc. Lòng tôi đây còn nhiễm đầy trần tục, không hiểu biết được đây là chốn nào, xin phu nhân vui lòng dạy cho kẻ thư sinh được thấu rõ".

Bà tiên nói:

"Phải, chàng làm sao mà biết được chốn này. Đây là hang thứ sáu trong ba mươi sáu động Phù Lai. Nơi này biển bao bọc chung quanh, lơ lửng không chạm đất, cũng như núi La Phù theo chiều gió mưa mà tan hợp, như núi Bồng Lai mọc trên ngọn sóng. Ta đây là Ngụy phu nhân, tiên chủ núi Nam Nhạc. Vì thấy chàng có đức nên mới cho mời đến"!

Nói rồi bà tiên đưa mắt ra lệnh cho các tiên nữ đứng hầu. Một nàng áo xanh đưa từ trong ra một tiên nữ trẻ tuổi. Từ Thức liếc nhìn thì nhận ra người đã làm gẫy cành mẫu đơn trong Hội Thưởng Hoa. Bà tiên trỏ thiếu nữ mà nói với Từ Thức:

"Em nó là con gái ta, tên gọi Giáng Hương. Ngày trước nó gặp nạn trong Hội Thưởng Hoa, được chàng cứu thoát. Lòng em nó vẫn không quên. Ta muốn cho nó kết duyên với chàng để đền ơn đó".

Rồi bà tiên ra lệnh cử hành hôn lễ ngay đêm hôm ấy, dưới ánh đèn mỡ phụng, trên chiếu thêu rồng. Hôm sau, chư tiên ở khắp nơi đến mừng đôi tân nhân. Kẻ mặc lụa từ phương bắc cỡi rồng xanh đến, kẻ mặc tơ từ phương nam cỡi ly vàng đến, kẻ ngồi xe ngọc, kẻ đi xe mây... Các tiên tụ họp trên gác điện Giao Quang rèm ngọc, sáo vàng.

Khi Kim Tiên đến, tất cả chư tiên đều xuống điện rước lên ngồi ở trên ngai pha lê bày chính giữa. Chư tiên vừa ngồi xuống, tiếng nhạc trời văng vẳng trỗi lên. Đủ các thứ rượu quý đượm hương ngào ngạt rót dâng ra.

Tiên nương mặc áo lụa nói:

"Chúng ta dạo chơi trong vùng này đã gần tám mươi ngàn năm, biển phía nam đã ba lần biến đổi. Giờ đây chú rể không sợ thay đổi đời sống, từ xa đến đây để lấy vợ. Tôi nghĩ là chú rể sẽ không hối tiếc đời cũ và sẽ không còn nói là trên đời này không có Tiên"!

Kim Đồng, Ngọc Nữ sắp thành nhiều hàng dài bắt đầu múa. Ngụy phu nhân chủ động đứng ra mời tiệc. Giáng Hương rót rượu đưa đến tay chư tiên.

Nàng tiên trẻ tuổi mặc tơ cười nói:

"Cô dâu chúng ta hôm nay thịt da như mỡ đọng, không còn gầy như trước nữa. Người ta thường nói là con gái thượng giới không có chồng. Tôi không còn có thể tin như vậy nữa"!

Ngụy phu nhân nói:

"Tôi nghe nói người ta có thể gặp Tiên song khó mà tìm đến. Những cuộc gặp gỡ hiếm có, nhiệm mầu, thời nào cũng thấy: tỉ như vết tích đền Bạc Hậu, núi Cao Đường, dấu chân ở Lạc Phố, đồi ngọc Giang Phi, nàng Lộc Ngọc lấy Tiên Sử, Vân Tiêu gặp Thái Loan, Lan Hương và Trương Thạc. Nếu ta chế giễu cuộc hôn nhân này, thì những việc trước kia cũng hóa ra đáng cười lắm ru!".

Tất cả chư tiên đều cười, trừ ra nàng tiên áo lụa nói bằng một giọng kém vui:

"Cô dâu trẻ chúng ta đã thành thân tốt đẹp rồi. Nhưng khi tin kẻ tiên kết hôn với người tục xuống đến trần, trên Thiên Đình sẽ không khỏi có kẻ mỉa mai chúng ta. Chư tiên thượng giới phải gánh chịu lấy thành quả này. Tôi e rằng chúng ta không tránh khỏi tiếng tăm đó"!

Kim Tiên liền nói:

"Tôi ở Thiên Đình, chưa bao giờ đặt chân xuống ở bể trần, thế mà có kẻ xấu miệng đã nói rằng thiên tiên dâng rượu cho vua Chu, chim xanh đem tin đến cho vua Hán. Chính chúng tôi cũng phải chịu lấy những lời lẽ phạm thượng của người đời. Thế làm sao chư tiên tránh khỏi được lời vu khống kia? Tân lang đang ở đây, chúng ta không nên tranh luận với nhau điều ấy để làm buồn lòng chàng làm gì".

Chư tiên lại cười lên vui vẻ. Đến khi mặt trời ngả về tây, các tiên mới chia tay ra về. Còn lại một mình, Từ Thức cười bảo Giáng Hương:

"Ở thượng giới, tình yêu cũng đưa đến việc lứa đôi. Cho nên Chức Nữ

mới lấy Ngưu Lang, Thượng Nguyên theo Phong Trác ở dưới trần, Tăng Nhu viết ra thiên Chu Tần, Quần Ngọc làm bài thơ Hoàng Lãng. Hoàn cảnh tuy mỗi nơi có khác, song tình yêu ở đâu cũng giống nhau. Từ ngàn đời nay, bao giờ cũng thế. Bây giờ tất cả chư tiên đi rồi, sao không khí chung quanh đôi ta lại lạnh lẽo, buồn bã thế này. Có phải vì tình yêu không phát sinh ra ở lòng em, hay là em cố cầm giữ lại?"

Giáng Hương buồn rầu đáp:

"Các chị đều đã đắc đạo, có tên ở Hoàng Điện, thường lui tới Hồng Môn, sống ở chốn thanh khiết, vui chơi trong cõi cực tịnh, lòng không vương vấn dục tình. Còn em đây chưa sạch khỏi thất tình. Dấu vết còn ở nơi Thúy Điện, vấn vương duyên nợ trần ai. Thân em tuy ở điện ngọc nhưng lòng em còn dính bụi trần. Đừng đem em mà so sánh với các chư tiên khác!"

Từ Thức nói:

"Nếu thế thì em cũng không xa cách anh lắm"!

Cả hai đều phá lên cười.

Ngày tháng kế tiếp nhau trong khoái lạc thần tiên.

Một sáng, Từ Thức thấy hoa sen nở, hồ ngọc đã thay đổi màu xanh, thấm thoát thế mà đã qua một năm rồi.

Những đêm gió thổi lạnh lùng, những sáng sương sa nặng hạt, những tối trăng rọi qua song, có khi Từ Thức không làm sao nhắm được mắt. Một nỗi buồn tràn ngập tâm hồn, thức tỉnh chàng dậy.

Một hôm, trông ra xa thấy một con thuyền, chàng trỏ tay bảo Giáng Hương:

"Anh từ miền xa xôi kia tới đây, chân trời mờ mịt, sóng biển muôn trùng, không biết rõ nhà anh ở nơi nào!"

Một lát chàng lại nói:

"Khi đi, anh còn có mẹ, bạn bè ở dưới kia. Lòng trần chưa rũ sạch, anh muốn nhìn lại quê hương. Em hãy hiểu cho lòng anh, để cho anh trở về thăm nhà ít lâu. Không biết em nghĩ sao?"

Giáng Hương buồn bã không thốt nên lời. Từ Thức nói tiếp:

"Để cho anh đi dăm hôm, một tháng gặp lại các bạn, xếp đặt công việc nhà, rồi anh sẽ trở lại sống bên em mãi mãi cho đến già ở chốn Bạch Vân".

Giáng Hương khóc nói:

"Em không muốn lấy tình vợ chồng để ngăn anh đừng trở lại quê nhà. Em chỉ sợ rằng đời sống thế gian quá nhỏ hẹp, ánh sáng mặt trời quá vắn vỏi, anh sẽ không còn tìm thấy sân vườn xưa trong cảnh cũ nữa đâu!"

Nàng báo tin cho mẹ hay, Ngụy phu nhân thở dài bảo:

"Ta không ngờ con người ấy lại còn vương vấn tục lụy đến thế!"

Rồi cho sắm sửa một chiếc xe mây để đưa Từ Thức đi. Giáng Hương trao cho chồng một phong thư viết trên giấy lụa, dặn dò:

"Sau này khi xem đến bức thư, anh hãy nhớ đến em"!

Rồi hai người gạt nước mắt chia tay. Trong nháy mắt Từ Thức đã đặt chân xuống mặt đất.

Nhưng tất cả đều đã hoàn toàn đổi thay. Nhà cửa, người làng không còn là những người quen cũ nữa. Chỉ có các tảng đá bên bờ suối vẫn phủ rêu xanh như xưa.

Hỏi đến những người già cả trong làng xem có biết người tên Từ Thức không, mọi người đều nói:

"Hồi chúng tôi còn bé, có nghe nói là ông cố ba đời chúng tôi mang tên đó. Ông ấy đi lạc vào núi đã tám chục năm nay. Từ đó đến nay chúng tôi đã trải qua ba đời vua".

Từ Thức cảm thấy lòng buồn thấm thía, muốn trở lại thượng giới, song chiếc xe mây đã biến thành chim loan bay mất về trời. Chàng mở phong thư ra đọc: "Trong mây kết duyên loan phụng, mối tình đôi ta đã dứt! Làm sao tìm lại non Tiên trên biển cả? Chúng ta khó gặp được nhau lần nữa", mới biết là Giáng Hương đã gởi chàng những lời vĩnh biệt.

Sau đó, Từ Thức khoác áo lông, đội nón nhẹ, một mình đi vào núi Hoành Sơn, không thấy trở về nữa .

Bác nào giỏi thuyết tương đối tính thử xem vùng lõm không thời gian mà Từ Thức lạc vào vận động với tốc độ bao nhiêu để có các số liệu thời gian trong câu chuyện.

Kính

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào các cao thủ khoa học

Bác nào giỏi thuyết tương đối tính thử xem vùng lõm không thời gian mà Từ Thức lạc vào vận động với tốc độ bao nhiêu để có các số liệu thời gian trong câu chuyện.

Kính

Cháu không giỏi thuyết tương đối, nhưng có thể nói rằng dữ liệu bị thiếu rồi chú Liêm Trinh ạ! Vì thế sẽ không có lời giải/lời giải thích tường minh đâu! Đơn giản thôi, không cần xét vùng mà Từ Thức lạc vào, mà ta giả sử con người đã lên được sao Hỏa ở thì mặc dù tốc độ di chuyển của sao Hỏa và Trái đất không cao (chẳng thấm gì so với tốc độ của ánh sáng cả!) nhưng một ngày, một năm,... trên sao Hỏa (hay sao Mộc, sao Kim,...) có độ dài rất khác biệt nhau. Vì sao? Vì chúng ta chỉ nhận biết được một ngày trôi qua khi hành tinh quay được một vòng quanh nó và một năm trôi qua khi hành tinh quay đủ vòng quanh mặt trời. Mà một vòng của Trất quanh chính nó hay quanh mặt trời thì tốn "chi phí" khác hẳn một vòng sao Hỏa, dù rằng, cháu xin nhắc lại, tốc độ của 2 hành tinh này chẳng thấm tháp gì so với tốc độ ánh sáng.

Đây, chú xem: Một năm trên sao Hỏa xấp xỉ 686,9 ngày của sao Hỏa http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/eyelash.gif , mà mỗi ngày trên sao Hỏa xấp xỉ 24,6 giờ Trái đất :) , như vậy một năm sao Hỏa xấp xỉ 16897 giờ Trái đất :D , trong khi một năm tại Trái đất chỉ tương ứng 8766 giờ thôi http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/eyelash.gif . Như vậy một năm trên sao Hỏa dài gần gấp đôi (1,93) so với ở Trái đất http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/wacko.gif . Nhưng sự chênh lệch này do bản chất "lộ trình" của chúng, chứ không do sao Hỏa có tốc độ quá cao khiến thời gian co lại đâu http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/unsure.gif . Vì thế, việc Từ Thức ở vùng ấy chỉ 1 năm mà về lại quê hương đã hơn 80 năm thì vẫn không đủ để kết luận tốc độ của vùng ấy là thế nào. :D http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/crying.gif

Vài lời lai rai cùng Chú, trong khi chờ các cao thủ khác ra tay. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/excl.gif :D http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/laugh.gif :D :P

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chao Miêu map

Cháu không giỏi thuyết tương đối, nhưng có thể nói rằng dữ liệu bị thiếu rồi chú Liêm Trinh ạ! Vì thế sẽ không có lời giải/lời giải thích tường minh đâu! Đơn giản thôi, không cần xét vùng mà Từ Thức lạc vào, mà ta giả sử con người đã lên được sao Hỏa ở thì mặc dù tốc độ di chuyển của sao Hỏa và Trái đất không cao (chẳng thấm gì so với tốc độ của ánh sáng cả!) nhưng một ngày, một năm,... trên sao Hỏa (hay sao Mộc, sao Kim,...) có độ dài rất khác biệt nhau. Vì sao? Vì chúng ta chỉ nhận biết được một ngày trôi qua khi hành tinh quay được một vòng quanh nó và một năm trôi qua khi hành tinh quay đủ vòng quanh mặt trời. Mà một vòng của Trất quanh chính nó hay quanh mặt trời thì tốn "chi phí" khác hẳn một vòng sao Hỏa, dù rằng, cháu xin nhắc lại, tốc độ của 2 hành tinh này chẳng thấm tháp gì so với tốc độ ánh sáng.

Đây, chú xem: Một năm trên sao Hỏa xấp xỉ 686,9 ngày của sao Hỏa :lol: , mà mỗi ngày trên sao Hỏa xấp xỉ 24,6 giờ Trái đất :lol: , như vậy một năm sao Hỏa xấp xỉ 16897 giờ Trái đất :D , trong khi một năm tại Trái đất chỉ tương ứng 8766 giờ thôi http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/eyelash.gif . Như vậy một năm trên sao Hỏa dài gần gấp đôi (1,93) so với ở Trái đất http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/wacko.gif . Nhưng sự chênh lệch này do bản chất "lộ trình" của chúng, chứ không do sao Hỏa có tốc độ quá cao khiến thời gian co lại đâu :D . Vì thế, việc Từ Thức ở vùng ấy chỉ 1 năm mà về lại quê hương đã hơn 80 năm thì vẫn không đủ để kết luận tốc độ của vùng ấy là thế nào. :D http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/crying.gif

Vài lời lai rai cùng Chú, trong khi chờ các cao thủ khác ra tay. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/excl.gif :D :lol: :D :P

Mấy hôm nay mải xem lễ hội nên không nghiền ngẫm nay đọcthấy bài của miêu mới nghĩ cũng lạ nếu dùng thuyết tương đối hẹp giải thích thì khi gắn hệ quy chiếu vào trái đất thì vùng lõm cụ Từ Thức lạc vào phải có tổng tốc độ bay lớn hơn trái đất nhưng vấn đề là bay ở đâu để để có ngày đêm cho cụ Từ Thức nhận biết. Trong chuyện cụ về bằng xe mây như vậy là cụ chưa thoát ra khỏi khí quyển trái đất vẫn chịu ảnh hưởng cảm nhận ngày đêm do trái đất tạo ra, mà bay ở khí quyển trái đất như một tàu vũ trụ với tốc độ lớn hơn tốc độ quay của trái đất thì cảm nhận ngày đêm phải ngắn lại,rất tiếc trong truyện không có dữ liệu một năm cõi tiên bằng bao nhiêu ngày.

Kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chao Miêu map

Mấy hôm nay mải xem lễ hội nên không nghiền ngẫm nay đọcthấy bài của miêu mới nghĩ cũng lạ nếu dùng thuyết tương đối hẹp giải thích thì khi gắn hệ quy chiếu vào trái đất thì vùng lõm cụ Từ Thức lạc vào phải có tổng tốc độ bay lớn hơn trái đất nhưng vấn đề là bay ở đâu để để có ngày đêm cho cụ Từ Thức nhận biết. Trong chuyện cụ về bằng xe mây như vậy là cụ chưa thoát ra khỏi khí quyển trái đất vẫn chịu ảnh hưởng cảm nhận ngày đêm do trái đất tạo ra, mà bay ở khí quyển trái đất như một tàu vũ trụ với tốc độ lớn hơn tốc độ quay của trái đất thì cảm nhận ngày đêm phải ngắn lại,rất tiếc trong truyện không có dữ liệu một năm cõi tiên bằng bao nhiêu ngày.

Kính

Vâng, nếu Chú cũng cùng quan điểm với cháu về việc "bài toán bị thiếu dữ liệu" (cái này tuy giỡn (đùa) mà thật!) thì chúng ta cùng chờ cao thù khác cho ý kiến vậy.

Kính Chú.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác Từ thức đi chơi 3 năm, khi trở về mọi người cùng thời đều chết cả, hói các cụ già thì các cụ trả lời khi xưa nghe ông bà kể lại có chuyện này vào ba đời trước, như vậy áng chừng 240 năm tức 1 năm trên trời tương đương 80 năm dưới đất.

Thuyết Âm dương Ngũ hành chỉ ra không thời gian và vật chất (đặc tính) thống nhất tỏng một tức tại một thời gian nào đấy ở một vùng không gian cụ thể ta xác định ngay lập tức trạng thái vật chất tại khu vực. Như vậy ta không thể so sánh Sao Hỏa với Trái đất được, tuy nhiên ta cũng có nhận xét:

- Thời gian Trái đất có thể xem được tuổi tác con người ở mức độ lão hóa cơ thể và làm mốc chuẩn với các điều không gian và vật chất khác xung quanh.

- Thời gian sao Hỏa cũng có thể xem được tuổi tác con người, so với ý trên thì mức độ lão hóa có thay đổi hoàn toàn tùy các điều kiện không gian, vật chất xung quanh do khác biệt hoàn toàn ở trên Trái đất.

- Ta đặt đồng hồ đo thời gian trên trái đất và chờ Bác Từ Thức bay về thì cũng vậy ngay cả đồng hồ đặt trên sao Hỏa có khác cùng với cảm nhận ngày đêm khác.

Cho nên Trái đất và Sao Hỏa giống như 2 bánh răng đang chạy (cả vũ trụ), cái quay vận tốc nhanh do đường kính nhỏ, cái quay vận tốc chậm do đường kính lớn nhưng đều ăn khớp về mặt thời gian.

Kết luật khi Bác Từ Thức về xóm làng, bà con cô bác vẫn y như vậy nhưng Bác Từ thức có thể già hơn vì cơ chế thiên nhiên sao Hỏa khắc nghiệt hơn, gây ra hiện tượng lão hóa cơ thể của Bác nhanh hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kết luật khi Bác Từ Thức về xóm làng, bà con cô bác vẫn y như vậy nhưng Bác Từ thức có thể già hơn vì cơ chế thiên nhiên sao Hỏa khắc nghiệt hơn, gây ra hiện tượng lão hóa cơ thể của Bác nhanh hơn.

Điều này thì không chắc, vì trong chúng ta chưa ai sống thử trên sao Hỏa cả! :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Điều này thì không chắc, vì trong chúng ta chưa ai sống thử trên sao Hỏa cả! :D

Vệ tinh đã đáp xuống bề mặt Sao Hảo rồi Bạn hữu ạ.

Người lên sơn cước cười ha hả.

Kẻ xuống bình nguyên lệ thắm sâu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn

Bác Từ thức đi chơi 3 năm, khi trở về mọi người cùng thời đều chết cả, hói các cụ già thì các cụ trả lời khi xưa nghe ông bà kể lại có chuyện này vào ba đời trước, như vậy áng chừng 240 năm tức 1 năm trên trời tương đương 80 năm dưới đất.

Số năm một đời để tính tổng thời gian tùy theo văn hóa hôn nhân như bây giờ khoảng cỡ 27 năm, như câu chuyện trên con số 3 đời như xưa chỉ khoảng 50-60 năm cộng thêm tuổi của ông cụ đấy nữa thì cũng chỉ hơn trăm năm.

Kính

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites