wildlavender

GIỮA SỐNG VÀ CHẾT

1 bài viết trong chủ đề này

Giữa sống và chết

Amanda Ripley

Tác giả cuốn 'Những Điều không tưởng: Ai Sống sót khi có Thảm họa - và Tại sao'

Posted ImagePosted Image

Những người kiên quyết và quyết liệt có nhiều cơ hội thoát chết

Nếu quý vị có cảm giác rằng thảm họa xảy ra ngày càng nhiều thì qúy vị đã đúng. Trong hơn 50 năm qua, con người đã tới nhiều nơi mà đáng ra không phải là chỗ phù hợp cho loài người sinh sống và vì thế bị ảnh hưởng nhiều bởi thảm họa.

Chúng ta đã xây những thành phố lớn gần sông, biển, làm mất đi lớp bảo vệ tự nhiên của trái đất và làm chúng ta dễ bị ảnh hưởng bởi đủ loại khó khăn.

Cùng lúc đó chúng ta cũng đã học được cách dự báo bão nhiều ngày trước khi chúng đến, xây dựng được những hệ thống cảnh báo sóng thần.

Nhưng trong khi chúng ta tiến xa về mặt công nghệ, những gì mà chúng ta làm để giúp con người trở nên linh hoạt và dẻo dai hơn trong những tình huống khó khăn đang ngày càng ít đi.

Không chỉ may mắn

Đó là một sai lầm.

Posted ImagePosted Image

Thảm họa sóng thần ở Châu Á là một trong những thảm họa gây chết chóc nhiều nhất

Với tư cách nhà báo, tôi đã đưa tin về các cuộc tấn công khủng bố hôm 11 tháng Chín năm 2001 từ New York, Bão Katrina từ New Orleans và nhiều thảm họa khác và điều tôi có thể nói là những người bình thường đóng vai trò quan trọng hơn cả tại nơi xảy ra thảm họa.

Hành vi của họ có thể làm thay đổi tình hình. May mắn không quan trọng tới mức như chúng ta nghĩ.

Và như thảm họa sóng thần ở Đông Nam Á hồi năm 2004, những con người bình thường đã cứu phần lớn mạng sống .

Sau đợt đánh bom khủng bố 7/7/2008 nhắm vào tàu điện ngầm và xe buýt ở London, ''bài học căn bản và bao trùm'' mà người ta rút ra được là các kế hoạch khẩn cấp được thiết kế theo nhu cầu của các quan chức cứu trợ chứ không phải cho dân thường.

Vào ngày đó, người đi tàu không có cách nào báo cho lái tàu biết là có vụ nổ.

Họ cũng gặp khó khăn khi thoát ra ngoài vì cửa tàu không được thiết kế để hành khách có thể mở được.

Và cuối cùng các hành khách cũng không tìm được hộp cứu thương để chữa trị cho những người bị thương.

Hóa ra là các đồ cứu thương được giữ trong văn phòng của những người quản lý tàu điện ngầm chứ không phải ở trên tàu.

Posted ImagePosted Image

Vụ tấn công tàu điện ngầm và xe buýt ở London làm 52 người thiệt mạng và 770 người bị thương

Các kế hoạch khẩn cấp cần đặt người dân làm trung tâm và khi các đợt diễn tập diễn ra, người dân cũng phải đóng vai trò trung tâm.

Và quan trọng hơn hết là chúng ta cần hiểu xem điều gì thực sự xảy đến với chúng ta trong những tình huống tồi tệ nhất.

Não của chúng ta phản ứng ra sao khi chúng ta hoảng sợ tột độ?

Tại sao chúng ta mất một số khả năng và lại có thêm các khả năng khác?

Và làm sao chúng ta có thể học để ứng xử tốt hơn trong các tình huống hiểm nghèo.

Giờ phút khó tin

Tính cách của chúng ta trong lúc thảm họa xảy ra không giống như tính cách của chúng ta trong các tình huống bình thường.

Posted ImagePosted Image Phản ứng thường xảy ra nhất trong các thảm họa không phải là sự hoảng sợ mà là điều ngược lại.

Posted Image

Người ta đều biết rằng khi thảm họa xảy ra, não bộ thường đi qua ba giai đoạn: bác bỏ, cân nhắc và quyết định.

Giai đoạn đầu tiên có lẽ là giai đoạn cần biết trước nhất.

Những người sống sót trong các vụ cháy, tấn công khủng bố hay đắm tàu đều nói với tôi rằng giai đoạn bác bỏ, không tin vào những gì đang diễn ra có sức mạnh cũng thật khó tin.

Trên boong tàu Estonia bị đắm ở Biển Baltic hồi năm 1994, một người đàn ông vẫn điềm nhiên hút thuốc.

Một nhóm khác ngồi bất động trong lúc nước tràn vào tàu.

Phản ứng thường xảy ra nhất trong các thảm họa không phải là sự hoảng sợ mà là điều ngược lại.

Bản năng đầu tiên của chúng ta là bình thường hóa tình huống. Người ta sẽ nghĩ ra đủ các cách lý giải đầy sáng tạo để tự trấn an khi khói dần dần xuất hiện trên trần nhà hay khi mặt nạ ô-xy rơi xuống từ trần máy bay.

Trong Trung tâm Thương mại Thế giới hôm 11 tháng Chín năm 2001, khoảng 1000 người vẫn còn tắt máy trước khi sơ tán.

Tính trung bình người ta mất khoảng sáu phút để bắt đầu rời đi.

Khi họ đã tới cầu thang, họ đi với tốc độ khoảng một phút một tầng, chậm gấp đôi so với các kỹ sư dự tính.

Có nhiều cách giải thích tại sao chúng ta lại phản ứng như vậy và hầu hết các lý do nằm ở sự tiến hóa của con người.

Posted ImagePosted Image

Tính trung bình người ta mất khoảng sáu phút để bắt đầu rời Tòa Tháp đôi

Và chúng ta có thể cải thiện cách chúng ta ứng xử trong các tình huống khó khăn và rèn luyện cho não của chúng ta làm việc tốt hơn trong các tình huống như vậy.

Khi chúng ta biết chúng ta thường hành động chậm chạp trong giai đoạn ngay khi xảy ra thảm họa, chúng ta có thể học để có phản ứng nhanh hơn.

Các khu nhà và máy bay có thể được chế tạo theo cách để chúng ta nhanh chóng hiểu được điều gì đang xảy ra và tìm cách thoát thân.

Cũng đã đến lúc chúng ta ngừng chuyện chỉ biết thất thần nhìn vào thiệt hại và đổ lỗi cho chính phủ hay Thượng Đế.

Đã đến lúc chúng ta chấp nhận mỗi một chúng ta có khả năng thay đổi tình thế và chúng ta có thể ứng xử linh hoạt để làm cho mỗi người có sức bền tốt hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay