wildlavender

Lý Công Uẩn – Đường Tới Thành Thăng Long

41 bài viết trong chủ đề này

Bản thân Lý Công Uẩn thực ra là người Trung Quốc. Cho nên, trong thời gian tại vị ông ta hết sức đề cao văn hóa nội địa Trung Quốc, mở rộng chính sách Hán hóa.

Vì thế, mặc dù giai đoạn này An Nam thoát ly khỏi Trung Quốc, nhưng, mối liên thông về mặt văn hóa giữa hai bên không hề nhạt đi.

Chúng nó luôn luôn coi là... Việt Nam là một tỉnh của Trung Quốc...

Tự phủ định lịch sử dân tộc 5000 năm văn hiến của mình...

Tự coi rẻ mình...thì đừng mong ai trọng mình...

Thế thời phải thế...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng nó luôn luôn coi là... Việt Nam là một tỉnh của Trung Quốc...

Tự phủ định lịch sử dân tộc 5000 năm văn hiến của mình...

Tự coi rẻ mình...thì đừng mong ai trọng mình...

Thế thời phải thế...

Bạn này trích dẫn thế coi chừng mọi người nhầm Hungnguyen viết ra mấy dòng đó thì khốn. Đó là những lời viết ra cũng như suy nghĩ của 1 blogger TQ.

Cũng không trách người Trung Quốc đó, họ phải yêu nước họ chứ. Trách là trách người nào trao cho họ cái quyền và cơ hội thể hiện ý tưởng của họ, ngay trong phim ảnh Việt nam mới đau chứ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Trung Quốc coi Lý Công Uẩn gốc Phúc Kiến. Coi nguồn gốc Trần Triều cũng từ Phúc Kiến. Nhưng nếu xét kỹ - Nam Dương Tử thuộc về Bách Việt xưa thì người Việt tìm về cội nguồn phục hưng dân tộc, đất nước không có gì là lạ. Dịch viết: "Vua chạy ra đất Mân - tức là chạy ra Phuc kiến đấy. Thời Khổng Tử viết Kinh Dịch 500 năm trước CN thì biên giới Trung Quốc chưa tới đất Mân. Cái này chính các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc viết không phải tôi ah.

Không phải ngẫu nhiên mà Thanh triều lấy hai tình Quảng Đông và Quảng Tây làm của hồi môn cho con gái định gả cho Đại Đế Quang Trung. Nếu việc này xong chắc lịch sử cận hiện đại Đông phương sẽ khác.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Người Trung Quốc coi Lý Công Uẩn gốc Phúc Kiến. Coi nguồn gốc Trần Triều cũng từ Phúc Kiến. Nhưng nếu xét kỹ - Nam Dương Tử thuộc về Bách Việt xưa thì người Việt tìm về cội nguồn phục hưng dân tộc, đất nước không có gì là lạ. Dịch viết: "Vua chạy ra đất Mân - tức là chạy ra Phuc kiến đấy. Thời Khổng Tử viết Kinh Dịch 500 năm trước CN thì biên giới Trung Quốc chưa tới đất Mân. Cái này chính các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc viết không phải tôi ah.

Không phải ngẫu nhiên mà Thanh triều lấy hai tình Quảng Đông và Quảng Tây làm của hồi môn cho con gái định gả cho Đại Đế Quang Trung. Nếu việc này xong chắc lịch sử cận hiện đại Đông phương sẽ khác.

Người Mông Cổ chiếm đất Trung Hoa... Thành Cát Tư Hãn thành Đại đế vĩ đại của người Hán...

Người Mãn Châu vào Trung Nguyên... Khang Hy, Càng Long thành bậc Thánh quân...

Đến bây giờ... Sao phân biệt được giữa Hán và Mãn đây?

Mông Cổ thì may hơn chút...vì phải thành vùng đệm giữa hai đế quốc Nga và Mãn... mà họ còn có Quốc gia...

Mỗi lần Trung Quốc có biến cố lớn... người dân phải rời bỏ đất nước mà đi...thì thử hỏi...mảnh đất đầu tiên mà họ muốn ghé là đâu vậy...

Trở về đó...là như trở về nguồn...

Bởi vậy...có thể cơm áo gạo tiền... quá thiết thân... nên không còn sức lạm bàn...

Nhưng "tinh thần Việt là trường tồn"...

"Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau...

Song hào kiệt đời nào cũng có..."

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quí vị và anh chị em thân mến.

Đây là diễn đàn học thuật có mục đích nghiên cứu về Lý học. Bởi vậy chúng ta không nên thể hiện quá khích quan điểm của cá nhân về các dân tộc và quốc gia ngoài Việt Nam cho những vấn đề ngoài học thuật

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sau "Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long", sẽ là gì?

Tác giả: Nguyễn Đắc Xuân Bài đã được xuất bản:

27/09/2010 06:00 GMT+7

Bộ phim Trung Quốc nói tiếng Việt đó nếu được VN quyết định chiếu trong dịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long là một sự xác nhận trước thế giới rằng 1000 năm trước VN từng là "chư hầu" của Trung Quốc.

LTS: Nhà văn - nhà nghiên cứu lịch sử Nguyễn Đắc Xuân gửi tới Tuần Việt Nam bài viết chia sẻ những suy ngẫm, trăn trở của ông khi xem giới thiệu phim Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long.

Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu góc nhìn của ông, để bạn đọc cùng thảo luận.

>> Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long: Tìm đâu hồn Việt?

Kiến trúc, cảnh quan không đúng lịch sử

Cụm kiến trúc tầng tầng lớp lớp và tháp cao đã có sẵn ở trường quay Hoành Điếm hoàn toàn chưa hề có cái tương tự trong bất kỳ thời kỳ nào ở VN - về qui mô cũng như kiểu dáng. Nên không thể áp đặt cho thời Lý cách đây 1000 năm được.

Kiến trúc cung điện, đình chùa ở VN xưa nay chưa hề có loại 3 tầng mái với những đầu đao bộ mái thẳng băng như kiến trúc đã quay trong phim:

Posted ImagePosted Image

Cung điện nguy nga tầng tầng lớp lớp Nét kiến trúc tiêu biếu của TQ Bộ mái cung điện, đền, chùa miền Bắc VN có Kinh đô Hoa Lư và Thăng Long xưa có các đầu đao bộ mái cong vút lên như ảnh cửa cổng và chùa ở Sơn Tây ngày xưa:

Posted Image

Bộ đầu đao vút cong của kiến trúc VN ở bắc bộ. Cái hồn Việt ở Bắc Bộ khác Trung Quốc ở hình dáng vút cong đó.

So sánh cung điện của Trung Quốc trong trường quay Hoành Điếm đã được dùng trong phim với Cửa Ngọ Môn ta thấy:

Posted ImagePosted Image

Kiến trúc trong một cảnh phim và Cửa Ngọ Môn xây dựng từ đầu TK 19 Kiến trúc tòa lầu trong phim nặng nề. Kiến trúc lầu Ngọ Môn thanh thoát nhẹ nhàng. Thế mà những người làm phim vẫn cứ đưa vào.

Trường quay Hoành Điếm không có thiên nhiên và cảnh thôn quê Việt Nam nên họ đã dựng lên những cảnh giả tạo còn thua sân khấu cải lương do nông dân Nam Bộ đóng nữa. Ở Việt Nam không có cung vàng điện ngọc giả tạo như ở trường quay Hoành Điếm, nhưng nông thôn, làng xóm, đình chùa Việt Nam đâu có thiếu để phải dựng lên cảnh nông thôn bôi bác như tấm ảnh dưới đây:

Posted Image

Nhà cửa nông thôn VN giả tạo tùy tiện trong phim Động tác múa võ tùy tiện: Nhân vật chính của bộ phim là Lý Công Uẩn. Ông từng ở trong chùa, nên đã phải học võ (Thiếu Lâm). Khi làm vua càng phải luyện võ nữa để rèn luyện thân thể và khi "quốc gia hữu sự" có thể cầm gươm ra trận. Diễn viên Tiến Lộc thủ vai Lý Công Uẩn thì phải có nhiều đoạn múa gậy, múa võ. Nhưng múa võ gì, múa gậy gì đều phải có thầy hướng dẫn.

Không rõ trong đoàn làm phim có thầy võ Việt Nam nào không, chứ qua những câu chuyện tự kể của Tiến Lộc đăng trên báo chí thì Tiến Lộc múa may lung tung không có bài bản nào cả.

Posted Image

Lý Công Uẩn (Tiến Lộc) múa võ gì đây? Xin trích tự sự của Tiến Lộc: "Khi được yêu cầu múa gậy, tôi đã giơ gậy lên múa lung tung, và trong lúc múa quá say sưa, tôi đã đập gậy trúng đầu... anh quay phim. Tôi đã phải xin lỗi rối rít. Chưa hết hoảng hồn, đạo diễn lại yêu cầu tôi múa võ tiếp, và không may, tôi tiếp tục đạp trúng một diễn viên quần chúng khiến anh ấy ngã lăn".

Một bộ phim mà từ diễn viên được hóa trang theo kiểu cách Trung Quốc, trang phục, kiến trúc, đạo diễn, quay phim Trung Quốc (?), các động tác theo lối Trung Quốc như thế đủ để kết luận phim là bộ phim Trung Quốc nói tiếng Việt đúng như nhận xét của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên.

Kinh doanh phim với số vốn 100 tỷ, lời hay lỗ?

Báo chí đã đưa tin Công ty cổ phần truyền thông Trường Thành (Hà Nội) hợp tác với EASTV Hồng Kông đồng sản xuất phim và sẽ chiếu ở Trung Quốc và các nước ASEAN.

Cũng có thông tin Cty Trường Thành hợp tác cùng Đài Truyền hình SCTV lưu hành bộ phim trên nhiều nước khác trên thế giới nữa.

Các phim Việt Nam có trước đây chưa bao giờ được chiếu ra nước ngoài như dự định của Cty Trường Thành đối với phim Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long cả. Nếu phim có giá trị và được quảng bá rộng rãi trên thế giới như thế thì thật phúc cho phim ảnh Việt Nam. Nhưng....

Người TQ nói gì về giá trị bộ phim này?

Một cô bạn ở Hà Nội biết tôi đang ngồi ở Huế viết bình luận một số hình ảnh trong bộ phim, liền phone cho tôi: "Thế thì tôi sẽ nhờ người giỏi Trung văn dịch cung cấp cho anh một thông tin về phía Trung Quốc rất đáng quan tâm về bộ phim ấy!".

Mấy tiếng đồng hồ sau chị gửi cho tôi địa chỉ trang blog của một người Trung Quốc có trách nhiệm đón đoàn làm phim của Việt Nam sang Trung Quốc hồi đầu năm. Sau vài thao tác kích chuột, máy vi tính của tôi nhận được cái giao diện dưới đây.

Posted Image

Trang blog của một người TQ viết về lịch sử Lý Công Uẩn và bộ phim Bài trên trang blog này tương đối dài và nhiều chỗ rất dễ gây sốc với độc giả Việt Nam. Tôi chỉ xin trích đoạn viết về Lý Công Uẩn và bộ phim:

"Lý Công Uẩn là quân chủ khai quốc của triều Lý Việt Nam, niên hiệu Thuận Thiên. Năm 1010, tương truyền Lý Công Uẩn đích thân tới La Thành, bỗng nhìn thấy Rồng Vàng từ hồ bay lên, vụt thẳng lên trời. Thế là ông liền dời kinh thành đến La Thành, đồng thời đổi tên là Thăng Long, cũng chính là Hà Nội ngày nay. Lý Công Uẩn đổi thành Nguyên Thuận Thiên, kiến lập triều Lý, trở thành vương triều phong kiến thứ tư của Việt Nam. Việt Nam bắt đầu bước vào cường quốc theo chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền trung ương phong kiến. Thế nước mỗi ngày một mạnh lớn, xưng bá ở Nam cương (biên giới phía Nam - ND).

Để kỷ niệm 1000 năm lập kinh đô Hà Nội, do Đông Minh Vệ Thị (của Trung Quốc - ND) cùng Công ty cổ phần truyền thông Trường Thành của Việt Nam đầu tư, vở kịch truyền hình lấy sinh thời Lý Công Uẩn làm đề tài đang được chính thức bấm máy tại Hoành Điếm, Trung Quốc vào ngày 9 tháng Giêng.

Ngày 13/12/2009, tại Hữu nghị auan Trung Quốc, chúng tôi đã đón đoàn diễn viên thuộc nhóm kịch "Lý Công Uẩn". Họ đều tới từ Việt Nam, đến Trung Quốc làm việc lần này, họ sẽ tới trường quay Hoành Điếm ở Chiết Giang, để tham gia quay vở kịch truyền hình chào đón ngày kỷ niệm hợp tác Trung-Việt lần đầu tiên.

Vở kịch truyền hình này do Trung Quốc và Việt Nam hợp tác quay, đạo diễn Trung Quốc nổi tiếng Cận Đức Mậu làm đạo diễn, nhà biên kịch kịch lịch sử Trung Quốc nổi tiếng Kha Chương Hòa chấp bút, đã hội tụ được nhiều diễn viên hàng đầu của Việt Nam tham gia quay, đội hình rất lớn. Đạo diễn Việt Nam của vở kịch truyền hình này cũng tràn đầy tin tưởng khi lần đầu quay ở Trung Quốc". (Tất cả những cụm từ được tô đậm và gạch dưới do người viết nhấn mạnh)

Qua đoạn trích trang blog trên, tôi đọc được vài thông tin mà báo chí Việt Nam chưa nhắc tới như: Đông Minh Vệ Thị (của TQ) là doanh nghiệp hợp tác với Cty Trường Thành (của VN) sản xuất bộ phim. Người "chắp bút" kịch bản là Kha Chương Hòa chứ không nhắc gì đến ông Trịnh Văn Sơn cả.

Có một thông tin không đúng là họ đã cho rằng những người làm phim đã "hội tụ được nhiều diễn viên hàng đầu của Việt Nam".Như tôi đã nêu ở đoạn trên đây, dàn diễn viên đóng phim thuộc loại trung bình thôi. Nếu nói đó là các diễn viên hàng đầu ở VN thì tội cho nền điện ảnh VN quá.

Điều lạ và bất ngờ nhất đối với tôi là họ xem bộ phim chỉ là một vở kịch truyền hình nhiều tập mà thôi. Lạ hơn nữa là đạo diễn TQ nổi tiếng Cận Đức Mậu đã đạo diễn những bộ phim cổ trang TQ lừng danh lại bỏ thì giờ đi làm đạo diễn cho một vở kịch truyền hình của VN(?)

Từ những thông tin trên, tôi có nhận định rằng: Cty CP Trường Thành (VN) hợp tác với Đông Minh Vệ Thị (TQ) đầu tư 100 tỷ ĐVN để làm một vở kịch truyền hình 19 tập để kinh doanh là một vấn đề cần phải bình luận.

Đi buôn thì phải tính lời - lỗ. Phát hành bộ phim ở Việt Nam thu lợi bằng các cách: Bán cho Truyền hình Việt Nam để phát sóng vào giờ vàng, vừa đóng góp một hoạt động văn hóa tầm cỡ cho kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, vừa thu tiền quảng cáo. Liệu 19 tập có thu được 19 tỷ không?

Phát hành bộ phim 19 đĩa DVD, mỗi bộ cao tay độ 500.000 Đ, giỏi lắm cũng bán được vài ba trăm bộ là cùng, (chủ đầu tư thu khoảng 500.000 x 300 = 150.000.000Đ), Nếu phim hấp dẫn thì bị in lậu bán mỗi bộ 100.000 Đ ngay, chủ đầu tư phá sản chuyện in đĩa. (Bài học của Thúy Nga by night)

Như vậy, nếu bộ phim được phát hành và đưa lên sóng Đài Truyền hình VN thì bộ phim chỉ được tiếng là đóng góp cho kỷ niệm 1000 năm Thăng Long còn thu lợi về kinh tế thì hoàn toàn thất bại.

Chiếu và phát hành bên Trung Quốc và thế giới còn phải trải qua một hậu kỳ nữa là phụ đề hoặc lồng tiếng Trung và tiếng Anh.

Chúng ta biết, Trung Quốc đã và đang sản xuất ra hàng trăm (có người nói hàng ngàn) bộ phim cổ trang cực kỳ hấp dẫn chen nhau chiếm lĩnh thời lượng giờ phát sóng của các đài truyền hình Trung Quốc, các đài trong thế giới biết tiếng Trung và ngay cả VN ta hiện giờ. Liệu người Trung Quốc có ưu ái mua hộ cho bộ "kịch truyền hình" này không? Nếu cái bộ "kịch truyền hình" hấp dẫn, liệu có bị họ "vi phạm bản quyền" in ra hàng triệu bản như thế giới đang kêu trời về họ không? Chuyện phát hành ở Trung Quốc và thế giới rất ít hy vọng thu được vốn.

Tôi là người sống bằng ngòi bút chưa từng biết kinh doanh chuyện gì, lấy chút hiểu biết của người buôn bán sách ngoài chợ tôi cũng đã thấy được chuyện kinh doanh bộ phim là thất bại rồi. Đối với Cty Trường Thành (VN) và Đông Minh Vệ Thị (TQ) thì chuyện kinh doanh, tính toán đầu vào, đầu ra, chuyện quảng cáo, phát hành, lời lỗ họ nắm chắt trong tay. Đầu tư cho một món hàng đến bạc 100 tỷ họ đã tính nát nước rồi. Biết chắc là không thu được vốn, nhưng vì sao họ vẫn khẩn trương lao vào làm bất chấp ngày nghỉ ngày tết, mùa đông lạnh giá dưới 0 độ, tốn kém vô cùng như thế? Phải chăng vì "cơ hội ngàn năm có một"? Đúng theo nghĩa đen!

Bộ phim kể chuyện 1000 năm trước ở Việt Nam có diễn viên được hóa trang theo kiểu Trung Quốc, trang phục cổ trang, các động tác, kiến trúc cung điện đền đài, cảnh quan đồng quê Trung Quốc .v.v. Bộ phim Trung Quốc nói tiếng Việt đó nếu được Việt Nam quyết định chiếu trong dịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long là một sự xác nhận trước thế giới rằng 1000 năm trước Việt Nam từng là "chư hầu" của Trung Quốc.

Sự xác nhận ấy có giá trị hơn cả ngàn pho sử do sử gia hai nước hợp tác biên soạn trong tương lai. Nếu đúng như thế thì số vốn 100 tỷ ĐVN hay 7 triệu USD như báo chí đăng cũng không có nghĩa lý gì, bởi vì họ sẽ thu được một món lời không thể nào ghi lại được bằng con số. Có đúng như thế không, thực tế sẽ trả lời.

Xin những người có trách nhiệm hãy quan tâm đặc biệt đến vận mệnh văn hóa của dân tộc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một đạo diễn trẻ măng...non Việt Nam và một đạo diễ già... đời Trung Quốc thì cái đầu nào sạn đặc hơn đầu nào? Một sự khập khiễn trong kinh nghiệm nghề đạo diễn là rỏ ràng, còn những mặt khác thì...Hic. "Không nói ra ai cũng biết".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghi ngờ giám đốc cả cái dự án này là người Việt gốc Hoa :wacko:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Thuyết minh hình ảnh:

Đại tướng Vương Mông nhân lệnh Tần Hiếu Vương chinh phạt Ba Thục.

-------------------------------------------------------------------

Này! Anh chị em nghiên cứu Phong Thủy Lạc Việt lưu ý:

Có cái "Bốc tinh lầu" ở đằng sau "Tần Thủy Hoàng" kìa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lý Công Uẩn hay... Lý Triển Chiêu?!


Tác giả: Nhà văn Trần Thị Trường



"Lý Công Uẩn: đường tới thành Thăng Long" cho giới nghiên cứu, văn nghệ sĩ, kinh doanh...một bài học lớn về nghệ thuật thứ 7, để hiểu rằng, tinh thần tự trọng, tự tôn, tự ái của một dân tộc chẳng phải là điều dễ động chạm.

Bộ phim "Lý... Triển Chiêu"?


Sau khi xem những trailer bộ phim "Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long", tôi rất ngạc nhiên không hiểu tại sao người ta lại có thể để công làm một bộ phim như thế này. Cho người Việt xem? Và để người Việt hiểu như vậy về Lý Công Uẩn và một thời lịch sử? Chỉ có thể lừa những người Việt "mù" văn hóa. Còn để chiếu ở Trung Quốc và ở các nơi khác trên thế giới? Thì đừng (và không nên) chiếu ở Việt Nam với sự cho phép (có nghĩa là tán đồng) của cơ quan chức năng.

Đành rằng, người ta có thể viết lại những câu chuyện lịch sử với nhãn quan của người nghệ sĩ nhưng nếu có một nhãn quan tốt, một phông văn hóa dày dặn và nhất là một tấm lòng với dân tộc thì dù có viết lại một câu chuyện lịch sử cũng không thể làm biến dạng các nhân vật, không gian của câu chuyện, nhất là lại viết bằng ngôn ngữ điện ảnh.

Cái trăm nghe không bằng một thấy trên màn ảnh đã khiến cho nhân vật Lý Công Uẩn và câu chuyện của ông thành một nhân vật xa lạ, với một không gian xa lạ cùng tư duy và trí tưởng tượng của người Việt.

Nội dung phim khắc họa giai đoạn từ thời tiền Lê đến khi Lý Công Uẩn lên ngôi, quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, sau đổi tên là Thăng Long, đặt nền móng vững chắc cho thời kỳ ổn định và phát triển dài lâu của đất nước. Tôi không bình luận về kịch bản, về tư tưởng thời Lý xuyên suốt bộ phim, về thông điệp của triều Lý để lại trong lịch sử Việt Nam, chỉ xin bình luận đôi điều về những hình ảnh đã xem được từ những đoạn trailer giới thiệu phim đó.

Có người đã đùa rằng đấy là phim "Lý Triển Chiêu". Cay đắng hơn có người nói đấy là phim về một ông vua nào đó của Trung Quốc và câu chuyện diễn ra tại Trung Quốc nhưng có sử dụng một số chi tiết tư liệu trong bộ sử Việt Nam.

Kịch bản của bộ phim được Kha Chương Hòa, một nhà viết kịch bản phim lịch sử cổ trang Trung Quốc có tên tuổi, biên tập và hoàn chỉnh.

Những ai đã đọc cuốn "Vạn Xuân" viết về Nguyễn Trãi của Elvin Feray, nữ tác giả người Pháp, sẽ thấy tác giả cẩn thận với chuyện lịch sử, với nhân vật lịch sử ở mức nào. Cuốn sách đã chiếm được cảm tình của người đọc Việt, dĩ nhiên cả người đọc tiếng Pháp. Và mặc dù tài năng, tình cảm sâu sắc của bà với nước Việt đến mức ấy, vậy mà một đôi chỗ người đọc vẫn thấy đó là cách nghĩ và cách biểu đạt của người nước ngoài. (Nếu các nhà biên kịch chuyển thể thành câu chuyện điện ảnh thì đạo diễn và diễn viên phải thận trọng với các chi tiết ngoại lai đó).


Posted Image

Lý Công Uẩn hay Lý Triển Chiêu?!?



Được biết, để viết cuốn sách đó Elvin Feray phải nghiên cứu nhiều năm lịch sử Việt Nam và sang Việt Nam để sống nhiều năm nữa trong không gian văn hóa Việt, để cảm nhận thế nào là tinh thần Việt. Còn Kha Chương Hòa, ông có nghiên cứu lịch sử Việt Nam? Hay ông chỉ "chuốt lại", "thêm bớt" những kịch bản đã có trước của Trung Quốc và của Việt Nam mà người ta đưa cho ông? Nếu có thì ông đã góp ý với đạo diễn như thế nào?

Tinh thần tự trọng, tự tôn, tự ái của một dân tộc

Tôi nghĩ, có thể thuê quay phim hay làm hậu kỳ ở nước ngoài vì đấy là lĩnh vực thuần kỹ thuật, còn thuê đạo diễn thì quả là điều... khó hiểu. Bởi vì, đạo diễn (phim, kịch) phải là người am hiểu nhất toàn bộ câu chuyện, đồng thời là người tạo ra linh hồn cho tác phẩm (phim, kịch). Tôi không nghĩ ông Cận Đức Mậu có thể đảm nhận việc đó, mặc dù có thể ông rất nổi tiếng trong điện ảnh Trung Quốc, và cũng đã từng sang tìm hiểu không gian văn hóa Việt Nam ít ngày.

Nếu có, ông đã không đưa những hình ảnh vô cùng xa lạ với trí tưởng tượng của người Việt vào phim. Như trailer phim đã công bố, và như những ý kiến của những người có mặt tại đoàn làm phim đã nói.

Còn đạo diễn Tạ Huy Cường là người VN, mới đạo diễn một số phim ngắn thể loại game show Chắp cánh thương hiệu thì mới "lần đầu tiên làm phim cổ trang lớn" và lại không biết tiếng Trung, chỉ có thể:"nói chuyện với ê kíp của Trung Quốc bằng hình thể" thì làm sao đảm nhận được vai trò tạo dựng hay trợ lý đạo diễn chính để có thể tạo ra một hiệu quả đáng kể được.

Ngoài ra còn rất nhiều chi tiết khác, như diễn viên (chưa đủ tài sắm các vai quan trọng), diễn viên quần chúng thì của Trung Quốc, phục trang từ vua, quan đến dân thường thì: Mặc dù có bản thiết kế của TS Đoàn Thị Tình nhưng người may lại là người Trung Quốc nên họ may theo ý họ, vì may theo ý ta thì diễn viên không diễn được v.v.. làm cho phim không chỉ là "lai Tàu" mà gần như "hoàn toàn là Tàu". Đó là lý do mà khán giả - người Việt không chấp nhận được.

Và cuối cùng là không gian, cảnh quan, kiến trúc, những thứ đập ngay vào mắt người xe, gây nên là ấn tượng thị giác mạnh mẽ. Phim được quay ở Hoàng Điếm. Ta cũng biết, không ít các phim không phải của Trung Quốc đã được quay ở phim trường này, song mục đích làm phim, ý nghĩa phim của người ta có thể không giống mình, không phải như dân mình mong đợi.

Dù là hư cấu, giả thiết, mô phỏng thì cũng phải có những yếu tố căn cứ kèm theo. Kiến trúc cung điện, đình chùa ở VN xưa nay chưa hề có loại 3 tầng mái với những đầu đao bộ mái thẳng băng như kiến trúc đã quay trong phim. Người Việt thường đã quen với hình ảnh kiến trúc thời Lý như: Văn Miếu, Chùa Một Cột (Hà Nội), Chùa Cổ Pháp (Bắc Ninh).

Posted Image

Kiến trúc cung điện, đình chùa ở VN xưa nay chưa hề có loại 3 tầng mái với những đầu đao bộ mái thẳng băng như kiến trúc đã quay trong phim



Sao không mô phỏng, giả thiết các bộ mái cung điện, đền, chùa miền Bắc VN có Kinh đô Hoa Lư và Thăng Long xưa với các đầu đao bộ mái cong cong như hiện thấy ngày nay, hoặc chí ít thì tham khảo các kiến trúc cung điện Huế cho phù hợp với trí tưởng tượng và tấm lòng hoài cổ của người Việt?

Có người nói, đây là phim do tư nhân đầu tư, cần có cái nhìn thiện cảm với tấm lòng cống hiến cho xã hội. Tôi nghĩ, nếu thực ai đó bỏ tiền đầu tư làm một bộ phim cho dân cho nước không tính toán thiệt hơn thì chúng ta nên có cách ghi công nào đó, cho dù bộ phim sẽ không chiếu nữa, mà tất nhiên là không nên chiếu làm gì.

Bởi "Lý Triển Chiêu" huyền thoại còn đang trên màn ảnh nhỏ với những câu chuyện chống gian tham của Bao Công huyền thoại đã nhiều đến mức nhàm chán rồi. Cũng không thể sửa sang lại rồi cho lưu hành. Nói như thế, giống như dân gian vẫn nói là chẳng hiểu gì về điện.

Một an ủi lớn, đó là bài học kinh nghiệm. "Lý Công Uẩn đường tới thành Thăng Long" cho giới nghiên cứu, văn nghệ sĩ, kể cả kinh doanh... một bài học lớn về nghệ thuật thứ 7, để hiểu rằng, tinh thần tự trọng, tự tôn, tự ái của một dân tộc chẳng phải là điều dễ động chạm.

VietNamNet.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không phù hợp phát sóng dịp đại lễ

Thanh Niên Online - Thứ Tư, 29/9

Ý kiến của Hội đồng Duyệt phim lần 2 là kiến nghị không phát sóng bộ phim trong dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đài truyền hình nào phát sóng thì tự chịu trách nhiệm với công chúng về chất lượng của bộ phim

Ngày 25 và 26-9, Hội đồng Duyệt phim Quốc gia mở rộng (do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch thành lập) đã tổ chức thẩm định lại bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long (19 tập).

Đây là bản phim đã được đơn vị sản xuất (Công ty Trường Thành) sửa chữa sau khi tiếp thu yêu cầu của Hội đồng Duyệt phim Quốc gia trong lần duyệt thứ nhất cách đây chưa lâu (Báo Người Lao Động số ra ngày 10-9 đã có bài viết Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long: Phim Việt sao lai Trung Hoa?). Kết quả, ý kiến của phía thẩm định cho rằng bộ phim không phù hợp phát sóng trong dịp đại lễ.

Sửa không đạt

Sau lần thẩm định thứ nhất, Hội đồng Duyệt phim Quốc gia yêu cầu đơn vị sản xuất sửa 4 nội dung, như: “Sửa một số lời thoại; sửa một số vấn đề liên quan đến lịch sử; cắt một số cảnh quá quen thuộc của Trung Quốc dễ gây sự hiểu nhầm cho khán giả, như cảnh vua đi lại ở cầu dích dắc trên mặt hồ, một số đại cảnh có đông diễn viên là người Trung Quốc, trang phục Trung Quốc...”.

Tuy nhiên, qua lần trình duyệt thứ hai này cho thấy việc sửa chữa vội vã của đơn vị sản xuất đã khiến hình ảnh và lời thoại trong phim nhiều đoạn không khớp, hình một đằng, thoại một nẻo, có những đoạn khá dài, các nhân vật đối thoại nhưng phim lại không có tiếng (toàn bộ tập 10).

Chu Tước - một địa danh không có thật trong lịch sử mà bộ phim đưa vào trong sự kiện Lê Hoàn đánh quân Tống - đã được sửa thành ải Chi Lăng. Tuy nhiên, việc sửa chữa này vẫn không ổn.

Bởi, theo sử liệu ghi chép, trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất, quân Tống đánh sang VN theo 2 đường bộ và thủy. Đường bộ, quân ta chặn đánh ở ải Chi Lăng; đường thủy, quân ta chặn đánh ở sông Bạch Đằng.

Hai đội quân này không gặp được nhau, thế yếu phải rút quân. Hoàn toàn không giống như những gì bộ phim thể hiện là “không cần đánh, quân Tống tự rút”. Dù là phim thì những sự kiện chính của lịch sử phải được tôn trọng.

Mặt khác, tuy tên bộ phim là Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long nhưng chỉ có 1-2 tập phim đề cập chủ đề này, số còn lại phản ánh cuộc tranh giành quyền lực trong các triều đại.

Những cảnh chém giết nhau được mô tả khá kỹ, thể hiện tính dã man, tàn độc của những người tranh ngôi, đoạt vị.

Giáo sư sử học Lê Văn Lan “bị oan”

Cũng phải trách cả những người có trách nhiệm đã tham gia vào bộ phim này với các tư cách và vai trò khác nhau. Tuy nhiên, trong số những người tham gia phim, có tên trên phần giới thiệu (généricque), giáo sư sử học Lê Văn Lan lại là trường hợp “bị oan”.

Được biết, ông không hề tham gia vào phim với tư cách là cố vấn sử học, thậm chí theo cách nói của ông là không hề “dính líu” một chút gì với tư cách này. Đơn vị sản xuất phim đã cố tình đưa tên ông vào phim và ông đã phản ứng điều này với đơn vị sản xuất.

Nghe nói, sau khi ông phản đối, đơn vị sản xuất đã gặp ông và muốn ông ký kết một hợp đồng với trách nhiệm này như một sự “hợp pháp hóa” việc ghi tên “đã rồi” trên phim nhưng vị giáo sư này đã từ chối. Và tuyên bố sẽ tiếp tục phản ứng về cách làm không đúng của đơn vị sản xuất phim này.

Tấm lòng không thôi chưa đủ

Nếu để “nhặt sạn” ở bản phim đã sửa thì còn nhiều vô cùng. Tuy nhiên, cảm nhận chung của những ai đã tiếp cận với bản phim sửa này là yếu tố Trung Hoa vẫn đậm đặc ở bối cảnh, trang phục, đạo cụ, những cảnh diễn xuất sử dụng diễn viên quần chúng là người Trung Quốc.

Về điều này, có ý kiến cho rằng việc sử dụng bối cảnh, thuê mượn trang phục (dù ít) của Trung Quốc; sử dụng diễn viên, ê-kíp làm phim Trung Quốc... thì việc phim không thuần Việt (kể cả cách tiến hành câu chuyện, cấu trúc phim, cách trình bày các sự kiện...) là đương nhiên.

Nếu yêu cầu bỏ hết các chi tiết, yếu tố ảnh hưởng Trung Hoa trong phim thì chỉ có... bỏ phim. Trong khi tư nhân bỏ cả đống tiền làm phim, cần phải cân nhắc đến tấm lòng của họ.

Nhưng lại có ý kiến phản bác khi dẫn ra hàng loạt phim đề tài Trung Quốc do nước ngoài làm, như: Hoàng đế cuối cùng (đạo diễn Bernardo Bertolucci), Xích Bích... nhưng vẫn đậm chất Trung Hoa, có chút lai tạp nào đâu?

Vậy thì chỉ có thể lý giải là đơn vị sản xuất Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long thiếu kinh nghiệm về mọi mặt trong lĩnh vực sản xuất phim nên đã không đủ trình độ, bản lĩnh định hướng, giám sát, yêu cầu bắt buộc ê-kíp làm phim giữ cho bộ phim có yếu tố và không khí thuần Việt.

Được biết, ý kiến của phía Hội đồng Duyệt phim là kiến nghị không phát sóng bộ phim trong dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Còn bao giờ phát sóng truyền hình và phát ở đài nào sẽ phụ thuộc vào các đối tác truyền hình của đơn vị sản xuất phim. Khi đó, đơn vị phát sóng sẽ phải lập hội đồng duyệt, yêu cầu sửa chữa theo đề nghị của họ đến mức có thể chấp nhận được và sẽ chịu trách nhiệm trước công luận về chất lượng của bộ phim.

Trailer : http://www.youtube.com/watch?v=-LaeTL62hVs...player_embedded

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một quyết định đúng đắn. Hehe. Có chiếu tôi cũng đếch coi. Nhìn vô thấy toàn là tàu với tàu. Mình có kênh phim "thuần Việt" đưa vô thì thấy ngay bị hoá Tàu hết 90%, còn 10% là...lồng tiếng Việt mà...lồng cũng hong xong. Oải!!! http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/dry.gif

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ Năm, 30/09/2010 - 14:36

“Hoãn phát sóng Đường tới thành Thăng Long dịp đại lễ”

(Dân trí) -Ông Lê Ngọc Minh - Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh khẳng định với phóng viên Dân trí “Bộ phim Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long đang gây nhiều tranh cãi. Trong không khí cả nước náo nức đón 1000 năm Thăng Long, một bộ phim gây tranh cãi không thể được phát sóng”.

Hơn 100 tỷ đồng cho 19 tập “Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long”

Từ “Chuyện người con gái Nam Xương” tới “Đường đến thành Thăng Long”

Bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long do công ty cổ phần truyền thông Trường Thành sản xuất sẽ không được lên sóng truyền hình trong dịp kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long sau khi Hội đồng thẩm định phim truyện trung ương xét duyệt lần 2. Ông Lê Ngọc Minh - Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh, thành viên hội đồng thẩm định phim truyện trung ương trả lời phóng viên Dân trí: “Có 3 điểm để bộ phim Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long chưa thể được phát sóng dịp đại lễ. Thứ nhất, sau khi sửa chữa lần 1, bộ phim vẫn chưa đạt yêu cầu. Ví dụ, về yếu tố kỹ thuật, ở tập 10 của phim hình ảnh, âm thanh vẫn không khớp nhau. Thứ 2, trong không khí náo nức cả nước hướng về đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, một bộ phim truyền hình còn đang gây tranh cãi sẽ không thể được lên sóng. Việc gây tranh cãi, có thể đúng, có thể sai. Nhưng những dư luận trái chiều do bộ phim để lại sẽ không phù hợp chiếu trong dịp đại lễ. Thứ 3, bộ phim sẽ còn một số vấn đề phải tiếp tục chỉnh sửa”.

Posted ImagePosted Image

Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long sẽ tạm dừng phát sóng dịp đại lễ

Trước câu hỏi, “Bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long hiện đang gây tranh cãi gay gắt, nhiều ý kiến cho rằng, không gian lịch sử và các nhân vật lịch sử của phim đã bị Trung Quốc hóa, Hội đồng thẩm định phim truyện của Cục điện ảnh đánh giá như thế nào về nội dung phim, thưa ông?”, ông Lê Ngọc Minh cho biết “Về nội dung phim, không có những ảnh hưởng quá lớn từ Trung Quốc. Chỉ có một số đại cảnh, trang phục khi chiếu lên có thể thấy những ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc. Nhưng phải khẳng định, bộ phim có những cái làm được, những cái chưa làm được. Hiện tại phim chưa phát sóng, khán giả chưa xem phim, nên dư luận chỉ là dư luận. Sắp tới, bộ phim sẽ tiếp tục được chỉnh sửa thêm” .

Bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long có độ dài 19 tập được công ty cổ phần truyền thông Trường Thành bỏ tiền đầu tư sản xuất. Phim bấm máy từ giữa năm 2009 tại trường quay Hoành Điếm Trung Quốc. Phim do đạo diễn Cận Đức Mậu (đạo diễn của phim Tuổi trẻ Bao Thanh Thiên) làm tổng đạo diễn. Ngoài ra, phục trang của phim cũng được đặt may tại Trung Quốc (theo thiết kế của Việt Nam). Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long có sự tham gia của các diễn viên: Tiến Lộc, Hoàng Hải, Phan Hòa, NSƯT Trung Hiếu... Phim được đầu tư sản xuất với số vốn lớn, với mục đích, phục vụ đại lễ 1000 năm Thăng Long. Tuy nhiên, khi bộ phim hoàn tất, có nhiều ý kiến cho rằng, phim bị ảnh hưởng nhiều từ văn hóa và lịch sử Trung Hoa.

Sau khi xét duyệt 2 lần, Hội đồng thẩm định phim truyện trung ương quyết định tạm dừng phát sóng 19 tập phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long dịp đại lễ. Khi được hỏi về số phận của bộ phim sau dịp đại lễ, ông Lê Ngọc Minh trả lời “Không ai cấm phim chiếu sau dịp đại lễ”.

Posted Image

Nhà sản xuất chia sẻ "Chúng tôi tôn trọng dư luận và chấp nhận thiệt thòi"

Về phía đơn vị sản xuất, ông Trịnh Văn Sơn - GĐ Công ty cổ phần truyền thông Trường Thành chia sẻ với Dân trí: “Chúng tôi sản xuất bộ phim này chỉ với cái tâm hướng về tổ tiên. Khi phim có những ý kiến tranh cãi, chúng tôi hoàn toàn tôn trọng dư luận. Vì dư luận, phim bị dừng phát sóng. Chúng tôi chấp nhận. Sau dịp đại lễ, chúng tôi sẽ tìm cách phát hành phim sau, có thể phát hành đĩa, có thể làm việc với các đài truyền hình. Tôi tin, khi xem bộ phim, khán giả sẽ hiểu được cái tâm của nhà sản xuất. Hiện tại, chúng tôi chấp nhận thiệt thòi”.

Hiền Hương

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thứ Năm, 30/09/2010 - 14:36

“Hoãn phát sóng Đường tới thành Thăng Long dịp đại lễ”

(Dân trí) -Ông Lê Ngọc Minh - Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh khẳng định với phóng viên Dân trí “Bộ phim Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long đang gây nhiều tranh cãi. Trong không khí cả nước náo nức đón 1000 năm Thăng Long, một bộ phim gây tranh cãi không thể được phát sóng”.

Hơn 100 tỷ đồng cho 19 tập “Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long”

Từ “Chuyện người con gái Nam Xương” tới “Đường đến thành Thăng Long”

Bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long do công ty cổ phần truyền thông Trường Thành sản xuất sẽ không được lên sóng truyền hình trong dịp kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long sau khi Hội đồng thẩm định phim truyện trung ương xét duyệt lần 2. Ông Lê Ngọc Minh - Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh, thành viên hội đồng thẩm định phim truyện trung ương trả lời phóng viên Dân trí: “Có 3 điểm để bộ phim Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long chưa thể được phát sóng dịp đại lễ. Thứ nhất, sau khi sửa chữa lần 1, bộ phim vẫn chưa đạt yêu cầu. Ví dụ, về yếu tố kỹ thuật, ở tập 10 của phim hình ảnh, âm thanh vẫn không khớp nhau. Thứ 2, trong không khí náo nức cả nước hướng về đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, một bộ phim truyền hình còn đang gây tranh cãi sẽ không thể được lên sóng. Việc gây tranh cãi, có thể đúng, có thể sai. Nhưng những dư luận trái chiều do bộ phim để lại sẽ không phù hợp chiếu trong dịp đại lễ. Thứ 3, bộ phim sẽ còn một số vấn đề phải tiếp tục chỉnh sửa”.

Posted ImagePosted Image

Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long sẽ tạm dừng phát sóng dịp đại lễ

Trước câu hỏi, “Bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long hiện đang gây tranh cãi gay gắt, nhiều ý kiến cho rằng, không gian lịch sử và các nhân vật lịch sử của phim đã bị Trung Quốc hóa, Hội đồng thẩm định phim truyện của Cục điện ảnh đánh giá như thế nào về nội dung phim, thưa ông?”, ông Lê Ngọc Minh cho biết “Về nội dung phim, không có những ảnh hưởng quá lớn từ Trung Quốc. Chỉ có một số đại cảnh, trang phục khi chiếu lên có thể thấy những ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc. Nhưng phải khẳng định, bộ phim có những cái làm được, những cái chưa làm được. Hiện tại phim chưa phát sóng, khán giả chưa xem phim, nên dư luận chỉ là dư luận. Sắp tới, bộ phim sẽ tiếp tục được chỉnh sửa thêm” .

Bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long có độ dài 19 tập được công ty cổ phần truyền thông Trường Thành bỏ tiền đầu tư sản xuất. Phim bấm máy từ giữa năm 2009 tại trường quay Hoành Điếm Trung Quốc. Phim do đạo diễn Cận Đức Mậu (đạo diễn của phim Tuổi trẻ Bao Thanh Thiên) làm tổng đạo diễn. Ngoài ra, phục trang của phim cũng được đặt may tại Trung Quốc (theo thiết kế của Việt Nam). Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long có sự tham gia của các diễn viên: Tiến Lộc, Hoàng Hải, Phan Hòa, NSƯT Trung Hiếu... Phim được đầu tư sản xuất với số vốn lớn, với mục đích, phục vụ đại lễ 1000 năm Thăng Long. Tuy nhiên, khi bộ phim hoàn tất, có nhiều ý kiến cho rằng, phim bị ảnh hưởng nhiều từ văn hóa và lịch sử Trung Hoa.

Sau khi xét duyệt 2 lần, Hội đồng thẩm định phim truyện trung ương quyết định tạm dừng phát sóng 19 tập phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long dịp đại lễ. Khi được hỏi về số phận của bộ phim sau dịp đại lễ, ông Lê Ngọc Minh trả lời “Không ai cấm phim chiếu sau dịp đại lễ”.

Posted Image

Nhà sản xuất chia sẻ "Chúng tôi tôn trọng dư luận và chấp nhận thiệt thòi"

Về phía đơn vị sản xuất, ông Trịnh Văn Sơn - GĐ Công ty cổ phần truyền thông Trường Thành chia sẻ với Dân trí: “Chúng tôi sản xuất bộ phim này chỉ với cái tâm hướng về tổ tiên. Khi phim có những ý kiến tranh cãi, chúng tôi hoàn toàn tôn trọng dư luận. Vì dư luận, phim bị dừng phát sóng. Chúng tôi chấp nhận. Sau dịp đại lễ, chúng tôi sẽ tìm cách phát hành phim sau, có thể phát hành đĩa, có thể làm việc với các đài truyền hình. Tôi tin, khi xem bộ phim, khán giả sẽ hiểu được cái tâm của nhà sản xuất. Hiện tại, chúng tôi chấp nhận thiệt thòi”.

Hiền Hương

Nó chưa chịu thiệt đâu, nó còn phải tìm cách tuồn ra chứ, 100 tỉ chứ đâu phải chơi, dễ gì. Cái đám bát nháo đó. Có âm mưu hay không cũng ai biết được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Về phía đơn vị sản xuất, ông Trịnh Văn Sơn - GĐ Công ty cổ phần truyền thông Trường Thành chia sẻ với Dân trí: “Chúng tôi sản xuất bộ phim này chỉ với cái tâm hướng về tổ tiên. Khi phim có những ý kiến tranh cãi, chúng tôi hoàn toàn tôn trọng dư luận. Vì dư luận, phim bị dừng phát sóng. Chúng tôi chấp nhận. Sau dịp đại lễ, chúng tôi sẽ tìm cách phát hành phim sau, có thể phát hành đĩa, có thể làm việc với các đài truyền hình. Tôi tin, khi xem bộ phim, khán giả sẽ hiểu được cái tâm của nhà sản xuất. Hiện tại, chúng tôi chấp nhận thiệt thòi”.

Nói một cách công bằng, chúng ta ghi nhận rất lớn những cố gắng của các hãng truyền hình, các chuyên gia, các nhà khoa học... trong việc xây dựng một bộ phim về đề tài lịch sử nước nhà, một đề tài rất khó nuốt khi xây dựng, chưa kể tới lợi nhuận kinh doanh.

Bản thân tôi đã từng rất thích xem các phim truyền hình lịch sử của Trung Quốc, Hàn Quốc, Châu Âu,... bởi trang phục đẹp, diễn viên tài năng, tiết tấu nhanh, và nhất là cốt truyện truyền tải được những thông điệp của từng thời kỳ lịch sử. Trong khi ở nước ta, phim về đề tài lịch sử vẫn còn là một vấn nạn, không hẳn vì người xem không thích xem phim lịch sử VN...

http://www.xaluan.com/modules.php?name=New...&sid=194535

Và vấn đề kinh phí cũng từng là một vấn đề nan giải, nghèo nàn về tình tiết,... nên cũng dễ cảm thông khi khán giả quay lưng với phim lịch sử VN :

http://tintuc.xalo.vn/00-1022744648/hom_na..._tren_htv7.html

Bởi vậy, việc xây dựng một bộ phim về đề tài Lý Công Uẩn để ra mắt trong dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long đã được "đào xới" lâu nay và rốt cuộc bị ngưng trước áp lực của dư luận do những "chắp vá" các kiến thức văn hóa sử như thế này hóa ra lại là một điều đúng, tôi ủng hộ việc này, nhưng cũng có gì đó thoáng buồn...

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay