Thiên Đồng

Nghiệm Quẻ Lvdt 2010 Của Thiên Đồng.

8 bài viết trong chủ đề này

  Quote

kính gửi Sư Phụ,

Đệ tử nộp bài:

Thử Dự Đoán Cho:

10 sự kiện quốc tế được quan tâm nhất 2010

1. Vai trò của G20 sẽ được mở rộng?

Cảnh Đại An

Vai trò của G20 sẽ được mở rộng. Điều này là một điều chắc chắn khi thế giới ngày càng trở nên là một hế giới đa cực. Sự bất ổn về an ninh thế giới sẽ đặt lại vấn đề kinh tế toàn cầu. Sự mở rộng của G20 sẽ trải qua những tính trình có vẽ không mấy nhanh chóng như theo những ý muốn cấp thiết của các nhà lảnh đạo thế giới, nhưng đó là một tiến trình chắc chắn và dài hơi. Vai trò G20 mở rộng và tầm ảnh hưởng trọng lượng ngày càng tăng.

2. Mục tiêu về biến đổi khí hậu có đạt được?

Tử Lưu Niên

Những mục tiêu về biến đổ khí hâu sẽ khó có thể mà đạt được, mặc dù những tiến trình những thảo thuận mạng tính chính trị được tiến hành, cũng như những những sự thực hiện về việc chi tiền cho những quốc gia đang phát triển khác để chống lại sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Những ký kết sẽ mang tính hình thức hay kiêu gọi, khi nhập nhằn của các cường quốc về kinh tế hay những nước đang vươn lên trong kinh tế như trung quốc, những nước sửu dụng năng lượng hạt nhân như Pháp, Mỹ và các nước Châu Âu khác vẫn hằng ngày thải ra khí quyển những lượng khí đáng phải bàn.

3. Mỹ có thể rút chân khỏi “vũng lầy Iraq”?

Kinh Tốc Hỷ

Sự nao núng đã thể hiện rỏ, và tâm lý “go home” đã có trong hàng ngũ quân đội, chỉ mong chờ lệnh cuối cùng. Lực lượng Mỹ sẽ rút khỏi vũng lầy Iraq như kế hoạch hoặc sớm hơn mong đợi, mặc cho những thách thức lớn đối với tiến trình.

4. Chiến lược mới của Mỹ tại Afghanistan có hiệu quả?

Khai Xích Khẩu

Tuyên bố về những điều chỉnh trong chiến lược của Mỹ đối với cuộc chiến tại Afghanistan sẽ được thực thi rốt ráo nhằm giải quyết vấn đề Taliban, nhưng hiệu quả mang lại sẽ không như mong đợi, khi cuộc tái thiết Afghannistan về mặt chính quyền hay an ninh quốc gia vẫn còn là vấn đề nan giải.

5. Mâu thuẫn xung quanh chương trình hạt nhân Iran sẽ tăng lên?

Hưu Tiểu Cát

Mâu thuẩn xung quanh chương trình hạt nhân Iran sẽ không tăng lên. Tehran sẽ có những động thái hợp tác hơn với yêu cầu của IAEA, nhưng không buông bỏ mục tiêu phát triển hạt nhân vì mục đích hòa bình và năng lượng.

6. Đàm phán 6 bên về bán đảo Triều Tiên có được nối lại?

Sinh Vô Vong

Việc nối lại đàm phán 6 sẽ không diễn ra và nếu có diễn ra cũng không mang lại được một tiếng nói chung cho cả hai bên Bình Nhưỡng và Seoul. Sự bế tắc sẽ vẫn còn có cơ hội nối dài. Việc yêu cầu hay ép buộc Bình Nhưỡng từ bỏ hoạt động hạt nhân sẽ càng là nguyên do cho sự duy trì bế tắc.

7. Bầu cử có thể góp phần bình ồn tình hình Palestine?

Thương Đại An

Cuộc bầu cử bầu cử Quốc hội và Tổng thống tại Palestine cũng sẽ không tạo được một sự an ninh cả về mặt dân sự hay chính trị tại một đất nước vốn còn nhiều sự bất đồng trong hành động giữa các lực lượng đảng phái về mục tiêu duy trì sự độc lập cũng như vấn đề lãnh thổ.

8. Obama sẽ chiến thắng trong bầu cử giữa nhiệm kỳ?

Đỗ Lưu Niên

Ông Obama sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cữ giữa nhiệm kỳ, nhưng cuộc chiến thắng này sẽ cũng sẽ mang lại nhiều sự hoài nghi hoặc không hoài lòng cho đảng đối lập và có thể có những âm mưu gây khó khăn cho cuộc bầu cữ, không loại trừ một cuộc kiểm tra lại các phiếu bầu. Dù vậy Ông Obama sẽ hạ cánh an toàn và chính sách Obama sẽ được thực hiện.

9. Anh: Đảng Bảo thủ sẽ thay thế Công Đảng?

Cảnh Tốc Hỷ

Điều này sẽ là điều hiển nhiên. Đây sẽ là một bước ngoặc lớn cho Đảng Bảo thủ và sẽ là trang sử mới trong chính trường Anh. Sự đổi ngôi sẽ xảy ra trong sự ủng hộ hầu khắp chưa chắc là hứa hẹn nhưng là một dấu hiệu tích cực cho sự đột biến bất ngờ.

10. Đảng Dân chủ Nhật có bình ổn được chính quyền?

Tử Xích Khẩu

Đảng Dân Chủ của Nhật Bản sẽ không mang lại được sự bình ổn nào cho chính quyền, bởi hậu quả bất thành của cuộc bầu cử và cũng bởi sự thể hiện một năng lược điều hành đất nước còn trong sự phê phán hay nghi ngờ. Nhật Bản sẽ tìm thấy một giải pháp khác hay một tiến trình khác hoàn toàn mới cho sư trông chờ này.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
  Quote

1. Vai trò của G20 sẽ được mở rộng?

Cảnh Đại An

Vai trò của G20 sẽ được mở rộng. Điều này là một điều chắc chắn khi thế giới ngày càng trở nên là một hế giới đa cực. Sự bất ổn về an ninh thế giới sẽ đặt lại vấn đề kinh tế toàn cầu. Sự mở rộng của G20 sẽ trải qua những tính trình có vẽ không mấy nhanh chóng như theo những ý muốn cấp thiết của các nhà lảnh đạo thế giới, nhưng đó là một tiến trình chắc chắn và dài hơi. Vai trò G20 mở rộng và tầm ảnh hưởng trọng lượng ngày càng tăng.

Thứ Sáu, 09/07/2010-11:51 AM

Số 190: Động lực G-20

LTS: Với số lượng thành viên chỉ bằng khoảng 10% tổng số các nền kinh tế trên thế giới, song G-20 lại chiếm tới 2/3 dân số, 90% GDP và hơn 80% tổng giá trị thương mại của thế giới. Vậy G-20 là gì? đã, đang và sẽ như thế nào? TG&VN xin giới thiệu cùng độc giả nội dung Bài chủ kỳ này.

Câu lạc bộ “đại gia"

Được thành lập năm 1999, G-20 bao gồm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới: Trước hết là 7 "đại gia" công nghiệp thuộc nhóm G-7 gồm Mỹ, Nhật, Canada, Đức, Pháp, Anh, Italia; tiếp theo là 4 "đại gia" mới nổi thuộc nhóm BRIC gồm Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc; rồi đến một số nền kinh tế có quy mô lớn khác như Australia, Achentina, Mexico, Hàn Quốc, Indonesia, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Arap Saudi; cuối cùng là EU, một nền kinh tế khu vực duy nhất được chấp nhận là thành viên tại G-20. Trong các cuộc họp của G-20, cũng thường xuất hiện một số khách mời đặc biệt bao gồm đại diện của một số nước và tổ chức quốc tế có liên quan. Gần đây, Chủ tịch đương nhiệm của ASEAN cũng là một trong số khách tham dự đặc biệt đó. Năm nay, trong vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam được mời tham gia vào một số diễn đàn của G-20, trong đó đặc biệt là các cuộc họp cấp cao tại Toronto (Canada) vào 26-27/6 và tại Seoul (Hàn Quốc) vào 11-12/ 11 năm nay.

Quản trị thế giới

Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997-1998 đã trực tiếp khơi nguồn cho ý tưởng thành lập G-20 với tập hợp đông đảo hơn các nền kinh tế có năng lực cao để cùng đối phó với khủng hoảng kinh tế-tài chính và các vấn đề toàn cầu liên quan đến phát triển. Năm 1998, khi cuộc khủng hoảng đang hoành hành ở châu Á, các nước đang phát triển, đặc biệt là các nhóm G-22 và G-33 (là hai nhóm quan trọng của các nước đang phát triển tại WTO) đã có nhiều cuộc họp bàn về khả năng phối hợp giữa các nền kinh tế phát triển với các nền kinh tế đang phát triển nhằm đối phó với khủng hoảng. Thảo luận tại các cuộc họp này đã làm nảy sinh ý tưởng hình thành một cơ chế quản trị toàn cầu bao gồm các nước G-8 (nhóm G-7 + Nga), các nền kinh tế mới nổi (nhóm BRIC) và một số nền kinh tế quan trọng khác. Ý tưởng này đã được G-8 cụ thể hoá thành một sáng kiến và thúc đẩy quá trình hiện thực hóa. Cuộc họp "trình làng" đầu tiên của G-20 đã được bắt đầu vào giữa tháng 12/1999.

Cho đến năm 2008, G-20 chỉ duy trì cơ chế họp cao nhất là cấp Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương của các nền kinh tế thành viên. Nội dung thảo luận tập trung vào chính sách phát triển và các vấn đề về tài chính-tiền tệ với mục tiêu bảo đảm một hệ thống tài chính được kiểm soát tốt, chống gian lận và lạm dụng, chống tài trợ khủng bố, tăng cường khả năng phối hợp đối phó với khủng hoảng tài chính.

Tháng 11/2008, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế toàn cầu bùng nổ dữ dội, Hội nghị cấp cao G-20 đã được triệu tập khẩn cấp lần đầu tiên tại Washington để bàn cách đối phó với khủng hoảng.

Rõ ràng, khủng hoảng chính là nguyên nhân trực tiếp thúc đẩy G-20 ra đời và phát triển. Song, cũng phải thấy rằng, nguồn gốc sâu xa của vấn đề này nằm ở chỗ do sự yếu kém và bất lực của các định chế hiện hành trong quản trị kinh tế thế giới trước các thách thức mới mang tính toàn cầu như khủng hoảng tài chính-kinh tế, khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực, thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu ... Bản thân G-8, từ trước đến nay vốn được xem như là nhóm "lãnh đạo" kinh tế thế giới, cũng không thể tiếp tục đóng vai trò như vậy được nữa. Họ không còn "đủ sức" để tự mình đối phó mà phải cần đến sự hợp tác và phối hợp của các nền kinh tế mới nổi trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế-tài chính toàn cầu.

Từ Washington đến Seoul

Hội nghị các nhà lãnh đạo G-20 lần đầu tiên diễn ra tại Washington (Mỹ) vào tháng 11/2008 đã thảo luận và đạt được 5 kết quả hết sức quan trọng. Một là, nhất trí nhận định nguyên nhân khủng hoảng chủ yếu là do sự yếu kém của hệ thống tài chính-ngân hàng, đặc biệt là khâu quản lý thiếu chặt chẽ, giám sát và đánh giá rủi ro kém, không kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý trong mỗi nước cũng như thiếu các nỗ lực phối hợp chính sách vĩ mô giữa các quốc gia. Hai là, đề ra các hành động và biện pháp đối phó với khủng hoảng và thúc đẩy tăng trưởng, đặc biệt nhấn mạnh ổn định hệ thống tài chính, kích thích nội nhu, giúp các nước mới nổi và đang phát triển vượt qua khủng hoảng, tăng cường khuôn khổ pháp lý. Ba là, nhất trí cơ bản các nguyên tắc cải tổ hệ thống tài chính tại mỗi nước và quốc tế, trong đó nhấn mạnh tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm của thị trường, tăng cường hệ thống pháp lý hiệu quả, đảm bảo tính gắn kết của thị trường tài chính toàn cầu, tăng cường phối hợp quốc tế và cải tổ các thể chế tài chính quốc tế. Bốn là, tái khẳng định cam kết về các nguyên tắc của thị trường tự do, trong đó quan trọng là chống lại chủ nghĩa bảo hộ và thúc đẩy vòng đàm phán Doha sớm kết thúc, nỗ lực thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ.

Hội nghị cấp cao lần thứ hai tại London (Anh) tháng 4/2009 tập trung thảo luận về các biện pháp khôi phục tăng trưởng kinh tế, tăng cường giám sát tài chính và các thể chế tài chính toàn cầu, chống bảo hộ mậu dịch và bảo đảm phục hồi bền vững và công bằng. Hội nghị đạt được nhiều kết quả quan trọng, đặc biệt đã khẳng định thực hiện các gói kích thích kinh tế với tổng giá trị cam kết lên tới 5000 tỷ USD; nhất trí áp dụng mọi biện pháp cần thiết để khôi phục tín dụng và tăng trưởng, khắc phục các yếu kém tài chính; chống cạnh tranh phá giá đồng nội tệ; cam kết tiếp tục xây dựng khung quản lý và giám sát tài chính mạnh hơn và nhất quán trên phạm vi toàn cầu; thành lập Hội đồng Ổn định Tài chính (FSB) để phối hợp với IMF cảnh báo sớm các rủi ro tài chính và kinh tế vĩ mô; tăng cường quản lý và giám sát tài chính song song với các biện pháp chế tài chống lại quyền tài phán bất hợp tác; quyết định tăng thêm 850 tỷ USD cho các thể chế tài chính quốc tế, trong đó 750 tỷ cho IMF và 100 tỷ cho các ngân hàng phát triển đa phương để hỗ trợ các nước đang phát triển tái cấp vốn ngân hàng, phát triển hạ tầng và hỗ trợ cán cân thanh toán; cam kết tiếp tục thực hiện gói cải cách quota bỏ phiếu trong IMF và cố gắng hoàn thành trước tháng 1/2011; đẩy nhanh hoàn thành cải cách WB vào năm 2010; quyết định tăng 250 tỷ USD cho chương trình tài trợ thương mại trong 2 năm tới thông qua các ngân hàng phát triển đa phương; cấp 50 tỷ USD viện trợ cho các nước thu nhập thấp để tiến hành hỗ trợ xã hội, thúc đẩy thương mại và phát triển; dành thêm 6 tỷ USD từ IMF để cho các nước nghèo nhất vay ưu đãi trong vòng 2-3 năm tới.

Hội nghị cấp cao lần thứ ba tại Pittsburgh (Mỹ) vào tháng 9/2009 đã thảo luận và thông qua Khuôn khổ thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, cân bằng và bền vững; đưa ra nhiều biện pháp cụ thể tăng cường chế tài và quản lý tài chính-ngân hàng quốc tế; quyết định một số biện pháp cải cách các thể chế tài chính toàn cầu, trong đó đáng chú ý là việc tăng tỷ lệ góp vốn của các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển trong IMF thêm ít nhất 5% và tăng thêm ít nhất 3% quyền bỏ phiếu cho các nước đang phát triển lấy từ nhóm các nước phát triển; cam kết nâng cao tính minh bạch và ổn định thị trường năng lượng và tăng cường sử dụng năng lượng sạch; tái khẳng định mục tiêu, nguyên tắc của Công ước khung Liên hiệp quốc về Biến đổi khí hậu.

Hội nghị cấp cao lần thứ tư vừa diễn ra vào 26-27/6/2010 tại Toronto (Canada). Các nhà lãnh đạo G-20 đã thảo luận các vấn đề như tăng cường các quy định về tài chính phù hợp hơn tại các nước, phối hợp các chiến lược phát triển trong đó có vấn đề nợ quốc gia, cải cách các thể chế tài chính quốc tế, chính sách tiền tệ và tỷ giá, thương mại, năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu và hỗ trợ phát triển ở các nước nghèo.

Hội nghị cấp cao lần thứ năm dự kiến sẽ diễn ra tại Seoul (Hàn Quốc) vào 11-12/11/2010 với chương trình nghị sự tiếp nối của các cuộc họp cấp cao trước và chủ yếu tập trung vào các vấn đề như ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng xanh, biến đổi khí hậu, cải cách IMF. Hội nghị có thể sẽ xem xét cả vấn đề thể chế hoá G-20 và mở rộng thành viên.

“Diễn đàn số một về các vấn đề kinh tế-tài chính thế giới"

Đó là nhận xét của Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy Jonas Gahr Store khi đánh giá về vai trò của G-20 trong bài viết đăng trên báo Công dân Ottawa của Canada mới đây. Điều này quả không sai. Với thành viên là những nền kinh tế hàng đầu, chiếm 2/3 nhân loại, 90% GDP và 80% thương mại của thế giới thì vị thế của nó hơn đứt tất cả các diễn đàn kinh tế - tài chính hiện nay trên thế giới. Chỉ từ tháng 11/2008 trở lại đây, với sự vào cuộc đầy quyết tâm của các nhà lãnh đạo cấp cao, G-20 đã nhanh chóng đưa ra được những quyết định "vĩ đại" và mạnh mẽ chưa từng thấy ở bất kỳ diễn đàn nào khác, nhằm đối phó với khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu và giải quyết một số vấn đề lớn của thế giới. Nhờ những biện pháp mạnh và hiệu quả được quyết định và triển khai, đặc biệt là một lượng tiền khổng lồ trên 5000 tỷ được huy động cùng với sự phối hợp khá thống nhất về chính sách giữa các nước G-20, khủng hoảng lần này đã không kéo dài và không quá nghiêm trọng. Hầu hết các nước đã thoát ra khỏi suy thoái kinh tế sau khoảng 3-4 quý khó khăn. Tuy còn nhiều rủi ro và bất ổn, song cơ bản kinh tế thế giới đang phục hồi và sẽ có thể đạt mức tăng trưởng khoảng 4% trong năm 2010. Sự ra đời và hoạt động hiệu quả của G-20 trong thời gian qua lại thêm một minh chứng về một đặc điểm rất quan trọng của hệ thống quan hệ quốc tế đương đại là các nước trên thế giới hiện nay có sự hợp tác chặt chẽ chưa từng thấy trong đối phó với khủng hoảng kinh tế-tài chính lan rộng và những thách thức nghiêm trọng có tính toàn cầu.

G-20 thay thế G-8?

Không ít người đặt vấn đề rằng G-20 ra đời và phát huy vai trò ngày càng lớn trong quản trị kinh tế toàn cầu và như vậy G-8 sẽ không còn vai trò "lãnh đạo" đối với thế giới nữa. Ý nghĩ này xem ra có vẻ có lý. Tuy nhiên, mặc dầu có vai trò "quyết định" và ngày càng tăng đối với hợp tác quốc tế về kinh tế-tài chính trên phạm vi toàn cầu, song G-20 cũng không thể hoàn toàn thay thế G-8 trong mọi vấn đề được. Có nhiều vấn đề của thế giới cho đến nay G-20 không hoặc chưa bàn đến, song lại được G-7 hoặc G-8 bàn và quyết định. Các cuộc họp của G-20 thường diễn ra sau G-7 hoặc G-8. Thậm chí, hầu hết các vấn đề mà G-20 bàn và ra quyết định đều đã được trao đổi và cơ bản thống nhât trong G-7 hoặc G-8. Có thể nói, nếu G-7 hoặc G-8 không nhất trí thì không thể có quyết định nào của G-20 được thông qua. G-7 hoặc G-8 vẫn song hành tồn tại và thực chất là hạt nhân của G-20.

TS. Phạm Quốc Trụ

Học viện Ngoại giao

http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/BAICHU/2010...405037F42CC39A/

Share this post


Link to post
Share on other sites
  Quote

3. Mỹ có thể rút chân khỏi “vũng lầy Iraq”?

Kinh Tốc Hỷ

Sự nao núng đã thể hiện rỏ, và tâm lý “go home” đã có trong hàng ngũ quân đội, chỉ mong chờ lệnh cuối cùng. Lực lượng Mỹ sẽ rút khỏi vũng lầy Iraq như kế hoạch hoặc sớm hơn mong đợi, mặc cho những thách thức lớn đối với tiến trình.

Cập nhật lúc : 10:36 PM, 03/09/2010

Mỹ rút quân khỏi Iraq: “Nhất cử lưỡng tiện”

(VOV) - Giới phân tích cho rằng, việc Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Iraq hôm 31/8 là nhằm tập trung quân cho cuộc chiến ở Afghanistan cũng như tạo điều kiện “cần” cho chính quyền của Tổng thống Obama trong cuộc bầu của Quốc hội sắp diễn ra.

Ngày 2/9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã bất ngờ tới Afghanistan ngay sau khi tới Iraq tham dự lễ kết thúc sứ mạng chiến đấu của Mỹ tại nước này sau 7 năm tham chiến.

Việc Tổng thống Mỹ hôm 31/8 chính thức tuyên bố chấm dứt cuộc chiến tại Iraq vốn đã thu hút sự chú ý của dư luận, nhưng hành động của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ càng làm dư luận chú ý hơn bởi có lẽ chính nó đã phần nào lý giải cho những câu hỏi mà dư luận đặt ra liên quan đến việc kết thúc cuộc chiến của Mỹ tại Iraq.

Ngay khi Mỹ tuyên bố sẽ rút hết các lực lượng tác chiến Mỹ khỏi Iraq để kết thúc cuộc chiến mang tên “Chiến dịch giải phóng người dân Iraq” kéo dài đã 7 năm và thậm chí đã hoàn thành việc rút quân trước thời hạn đến 2 tuần lễ... thì các nhà phân tích đã nêu một loạt lý do để lý giải cho hành động này.

Trong số đó việc Mỹ đang muốn tập trung cho cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan được coi là lý do khá rõ rệt. Chẳng thế mà từ Iraq, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã bay ngay sang Afghanistan. Và trong chuyến thăm này, người đứng đầu Lầu Năm Góc dự kiến sẽ gặp Tổng thống nước chủ nhà Hamid Karzai, gặp Tư lệnh các lực lượng Mỹ và NATO tại Afghanistan, Tướng David Petraeus và thăm các binh lính Mỹ đang đóng quân tại quốc gia Nam Á này. Không gì khác, đây là một hành động “uý lạo” tinh thần của những người còn đang phải tiếp tục trong một cuộc chiến “vô tiền, khoáng hậu” khác.

Posted Image

Mỹ rút quân khỏi Iraq kết thúc cuộc chiến kéo dài hơn 7 năm tại nước này

Trong bài phát biểu hàng tuần trên đài phát thanh ngày 30/8, khi nói về việc rút quân khỏi Iraq, Tổng thống Barack Obama tuyên bố: “Sau hơn 7 năm triển khai quân tại Iraq, Mỹ sẽ chấm dứt sứ mạng chiến đấu và tiến một bước quan trọng tới việc kết thúc cuộc chiến một cách có trách nhiệm”. Thế nhưng, thế nào là “kết thúc một cách có trách nhiệm” thì nhìn vào thực tế tình hình Iraq không ai tin được những phát biểu ấy. Chỉ mới đây thôi, Tướng Ray Odierno, Tư lệnh các lực lượng Mỹ ở Iraq đã bày tỏ sự lo ngại về tình trạng bế tắc chính trị ở Iraq, cảnh báo rằng thất bại trong việc thành lập chính phủ mới ở quốc gia này có thể hủy hoại niềm tin của người dân Iraq vào thể chế dân chủ.

Trong khi đó, Cơ quan kiểm toán Mỹ cũng vừa công bố các số liệu cho thấy khi rút khỏi Iraq, Mỹ để lại hàng trăm dự án chưa hoàn thành hoặc không được thực hiện, chưa kể nhiều dự án đã hoàn tất nhưng hoạt động không hiệu quả....

Việc quyết tâm rút khỏi cuộc chiến Iraq mang lại cho Chính quyền của Tổng thống Barack Obama những điều kiện “cần” trước cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 tới. Nó sẽ ghi thêm những điểm quan trọng cho các ứng cử viên của Đảng Dân chủ, bởi chính thức kết thúc nhiệm vụ chiến đấu tại Iraq, Mỹ sẽ chỉ còn lưu lại chiến trường này chưa đầy 50.000 quân so với khoảng 144.000 binh sĩ hồi tháng 1/2009 và lúc cao điểm nhất năm 2007 thì lên tới 170.000 quân.

Như vậy sẽ thật là “nhất cử, lưỡng tiện”. Mỹ đang cần tăng quân cho cuộc chiến ở Afghanistan đến hồi gay cấn mà thực lực nền kinh tế Mỹ đang chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Sẽ thật là khó khăn nếu Mỹ vẫn cứ “căng ra” cho cả hai cuộc chiến “hao người, tốn của” vào thời điểm này.

Thêm vào đó, theo thống kê chính thức của Bộ Quốc phòng Mỹ, sau hơn 7 năm phát động cuộc chiến tại Iraq, khoảng 4.400 binh sĩ Mỹ đã thiệt mạng tại chiến trường này. Và những ngày gần đây lại nghi nhận những vụ tấn công khủng bố gây nhiều thương vong vẫn liên tục diễn ra. Những thực tế đó khiến cử tri Mỹ càng không thể chấp nhận việc kéo dài thêm cuộc chiến tại Iraq.

Với tất cả những gì diễn ra trong tuần liên quan đến cuộc chiến của Mỹ tại Iraq, liên hệ với tình hình thực tế Iraq khó có thể nói rằng, cuộc chiến của Mỹ đã kết thúc thực sự và càng không ai dám khẳng định, kết thúc cuộc chiến Iraq, Mỹ đã thực sự chấm dứt cái “sứ mạng” vẫn tự xướng là “thực thi dân chủ” ở quốc gia khác./.

Điệp Anh

http://vovnews.vn/Home/My-rut-quan-khoi-Ir...0109/153788.vov

Share this post


Link to post
Share on other sites
  Quote

4. Chiến lược mới của Mỹ tại Afghanistan có hiệu quả?

Khai Xích Khẩu

Tuyên bố về những điều chỉnh trong chiến lược của Mỹ đối với cuộc chiến tại Afghanistan sẽ được thực thi rốt ráo nhằm giải quyết vấn đề Taliban, nhưng hiệu quả mang lại sẽ không như mong đợi, khi cuộc tái thiết Afghannistan về mặt chính quyền hay an ninh quốc gia vẫn còn là vấn đề nan giải.

Cập nhật lúc : 8:40 PM, 15/08/2010

Cuộc chiến vô vọng của Mỹ tại Afghanistan

(VOV) - Càng ngày, thực tế càng cho thấy rõ, những nỗ lực của Mỹ và NATO nhằm xây dựng một hệ thống chính trị ổn định và một nền kinh tế phát triển ở Afghanistan đang thất bại

Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai vừa cam kết tiếp tục những nỗ lực nhằm duy trì áp lực đối với các phiến quân Taliban và tăng cường năng lực của các tổ chức thuộc Chính phủ Afghanistan.

Cuộc hội đàm được tổ chức sau khi tờ "Thời báo New York" đưa tin chiến dịch truy quét Taliban của Mỹ và đồng minh tại Afghanistan đã thất bại thảm hại với nhiều binh sĩ bị thiệt mạng hoặc bị bắt, còn các chỉ huy phải yêu cầu tiếp viện. Liệu cuộc chiến của Mỹ tại Afghanistan sẽ đạt hiệu quả như Mỹ mong đợi.

Việc Hạ viện Mỹ vừa thông qua Dự luật cho phép chi thêm 33 tỷ USD cho việc phái thêm 30.000 quân đến Afghanistan theo quyết định gửi quân tiếp viện được Tổng thống Obama ký hồi tháng 12/2009 được cho là sẽ tạo một bước ngoặt lớn trong cuộc chiến chống Taliban. Tuy nhiên, một lần nữa, giới quan sát cho rằng khi người Mỹ càng đổ nhiều “người và của” cho cuộc chiến ở Afghanistan thì họ lại càng sa lầy ở đây.

Posted Image

Ngày càng có nhiều biểu hiện cho thấy, Mỹ và NATO đang sa lầy trong cuộc chiến tại Afghanistan

Các nhà phân tích chính trị cho rằng, Mỹ chỉ có thể tiến hành một cuộc chiến nửa vời với 30.000 quân tiếp viện và 33 tỷ USD theo sau “yểm trợ”. Số quân này đủ để ngăn ngừa chính quyền Afghanistan hiện nay khỏi sụp đổ, nhưng còn xa mới đủ để tiến hành cuộc chiến chống sự nổi dậy của Taliban.

Theo ước tính của các chuyên viên quân sự, có lẽ Mỹ phải cần có 600.000 quân. Tuy nhiên, chỉ cần 1/4 con số này cũng đã là một gánh nặng đối với nền kinh tế Mỹ đang trong thời gian khủng hoảng tài chính, và sẽ khiến các chương trình y tế và kinh tế xanh của Tổng thống Obama dừng lại. Còn số tiền 33 tỷ USD chi thêm cho chiến trường Afghanistan sẽ chỉ là khoản tiền hoang phí.

Càng ngày, thực tế càng cho thấy rõ, những nỗ lực của Mỹ và NATO nhằm xây dựng một hệ thống chính trị ổn định và một nền kinh tế phát triển ở Afghanistan đang thất bại. Chính phủ của Tổng thống Hamid Karzai hiện không được sự ủng hộ cả ở trong nước lẫn quốc tế. Trong khi đó, Taliban lại đang trỗi dậy.

Theo nhiều nhà phân tích chính trị, thực tế, người Mỹ đã thua ở Afghanistan một thời gian dài trước khi Tổng thống Obama lên cầm quyền. Sự thật này là hiển nhiên. “Mỗi ngày, NATO đang tạo thêm nhiều kẻ thù. Những người lính của NATO sẽ tiếp tục bỏ mạng và không biết chính xác con số sẽ bị thiệt mạng sắp tới. Việc phương Tây bỏ ra hàng trăm tỷ USD chỉ làm cho chính phương Tây yếu hơn và dễ bị tấn công hơn”.

Khi hàng ngàn tài liệu mật của cuộc chiến ở Afghanistan mới đây bị mạng tin WikiLeaks tiết lộ, bức tranh đen tối mà WikiLeaks đưa ra cũng không khác nhiều so với những gì mà hầu hết nhiều người đã biết, mặc dù các tài liệu này đã cung cấp một số lượng chi tiết khổng lồ. Nó cũng không khác với những gì mà Chính phủ Mỹ và các quan chức quân sự từng nói về cuộc chiến này.

Bất chấp những cảnh báo từ chính quyền Mỹ, trang mạng WikiLeaks khẳng định sẽ đăng tải 15.000 trang tài liệu mật còn lại về cuộc chiến tranh Afghanistan trong vòng hai tuần tới. Phát biểu ngày 14/8 tại Stockholm (Thụy Điển), nhà sáng lập trang mạng này, ông Julian Assange tuyên bố: “15.000 trang tài liệu là một phần khác của những tài liệu mà chúng tôi cho đăng tải cách đây hai tuần. Những tập tài liệu này ghi lại cuộc chiến tại Afghanistan từ giai đoạn năm 2004 - 2010. Đó là những tư liệu lịch sử đầy đủ nhất về một cuộc chiến. Những tài liệu này không chỉ đơn thuần là sự thống kê của 20.000 cái chết, mà nó còn ghi lại từng sự kiện. Các trang tư liệu cho thấy hình ảnh của cuộc chiến và những gì cuộc chiến đang diễn ra”.

Tuyên bố này của người đứng đầu WikiLeaks được đưa ra sau khi Lầu Năm Góc ngày 13/8 một lần nữa gây sức ép để trang mạng này không đăng tải các tài liệu bí mật mới, với lập luận rằng những thông tin bí mật đó thậm chí sẽ gây tổn hại về an ninh và đe dọa mạng sống của nhiều người hơn nhiều so với số 76.000 trang tài liệu được công bố lần đầu./.

Vũ Anh Tuấn

http://vovnews.vn/Home/Cuoc-chien-vo-vong-...0108/152147.vov

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thiên Đồng thống kê xem có dự báo nào bị sai không. Hoặc trong tính trạng không rõ ràng kết quả.

Share this post


Link to post
Share on other sites
  Quote

10. Đảng Dân chủ Nhật có bình ổn được chính quyền?

Tử Xích Khẩu

Đảng Dân Chủ của Nhật Bản sẽ không mang lại được sự bình ổn nào cho chính quyền, bởi hậu quả bất thành của cuộc bầu cử và cũng bởi sự thể hiện một năng lược điều hành đất nước còn trong sự phê phán hay nghi ngờ. Nhật Bản sẽ tìm thấy một giải pháp khác hay một tiến trình khác hoàn toàn mới cho sư trông chờ này.

10h:2' - 15/7/2010

Vì sao đảng Dân chủ Nhật Bản thất cử ?

(Toquoc)-Tuy không ảnh hưởng nhiều đến vị thế của đảng Dân chủ (DPJ) do đảng này chiếm đa số ghế tại Hạ viện, nhưng kết quả cuộc bầu cử Thượng viện ngày 11/7 chính là phép thử với vai trò lãnh đạo của chính quyền Naoto Kan.

Ngay sau khi Nhật Bản công bố kết quả bầu cử Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc đã có phản ứng về tác động của cuộc bầu cử này đối với các mối quan hệ song phương.

Ngày 12/7, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề báo chí Philip Crowley khẳng định, thỏa thuận di chuyển căn cứ không quân Futenma của quân đội Mỹ tại Okinawa sẽ không bị ảnh hưởng bởi kết quả của cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản. Phát biểu trong một cuộc họp báo, Trợ lý Ngoại trưởng Crowley đã bác bỏ những quan ngại rằng thất bại của DPJ cầm quyền sẽ ảnh hưởng tới việc di chuyển căn cứ Futenma tại Okinawa, đồng thời tuyên bố “sẽ hợp tác chặt chẽ với chính quyền Nhật Bản trong việc thực thi thỏa thuận di chuyển căn cứ này”. Trợ lý Crowley cũng cho biết Washington vẫn giữ nguyên lập trường muốn tiếp tục cải thiện và thúc đẩy quan hệ với chính quyền Tokyo dưới sự lãnh đạo của DPJ. Khi được yêu cầu bình luận về kết quả bầu cử Thượng viện Nhật Bản, ông Crowley cho rằng “đây là kết quả thể hiện ý muốn của người dân” song từ chối bình luận về những ảnh hưởng sắp tới đối với Tokyo và cho rằng đây là công việc của các nhà bình luận chính trị theo dõi tình hình Nhật Bản.

Posted Image

Thủ tướng Naoto Kan đang ngồi trên "ghế nóng"

Sau cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản, rất nhiều tiếng nói tại Nhà Trắng lo ngại rằng sự yếu kém của DPJ thể hiện trong kết quả bầu cử sẽ dễ gây ảnh hưởng tới quá trình cải thiện quan hệ giữa hai nước. Vì vậy, Washington cho biết họ sẽ theo dõi chặt chẽ các bước đi chính trị tại quốc gia đồng minh châu Á này.

Chính phủ Trung Quốc cho rằng, kết quả bầu cử này chắc chắn sẽ có tác động to lớn đối với các chủ trương chính sách của Chính phủ Nhật Bản trong tương lai. Trung Quốc coi sự hợp tác của Nhật Bản trong lĩnh vực bảo toàn năng lượng và các lĩnh vực khác là điều không thể thiếu cho sự tăng trưởng kinh tế liên tục của Trung Quốc

Hàn Quốc cho rằng, DPJ sẽ tìm được đối tác liên minh mới để tiếp tục duy trì số ghế quá bán tại Thượng viện. Hàn Quốc đánh giá cao sự ủng hộ của Thủ tướng Nhật Bản Kan đối với Hàn Quốc về vụ chìm tàu Cheonan. Do đó, Hàn Quốc muốn Chính phủ Kan ổn định để quan hệ Hàn Quốc- Nhật Bản chặt chẽ hơn nữa, nhằm đối phó với các vấn đề Bắc Triều Tiên và các vấn đề cùng quan tâm khác.

Giới phân tích rất quan tâm đến nguyên nhân thất bại của DPJ trong cuộc bầu cử ngày 11/7 và nêu ra một số lý do sau:

Tăng thuế tiêu thụ

Để khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách và khoản nợ công khổng lồ chiếm gần 200% GDP thì tăng thuế tiêu thụ là việc cần thiết. Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn hiện nay thì đây lại là vấn đề hết sức nhạy cảm. Trong cuộc bầu cử này có 3 vấn đề được cử tri Nhật Bản quan tâm là tăng thuế tiêu thụ, khôi phục nền tài chính và vấn đề di chuyển căn cứ Futenma. Trong bối cảnh kinh tế Nhật Bản phục hồi chậm, tình hình thất nghiệp ở mức cao, thì việc DPJ chủ trương tăng thuế tiêu thụ là một cú sốc đối với đa số cử tri, nhất là những người có thu nhập thấp.

Các nhà quan sát cho biết, tăng thuế tiêu thụ là trái với cam kết mà DPJ đã đưa ra khi thành lập liên minh cầm quyền hồi năm 2009. Khi đó, DPJ cam kết sẽ không tăng thuế trong 4 năm tới. Đảng Nhân dân mới (PNP), đối tác trong liên minh cầm quyền cũng phản đối chính sách tăng thuế tiêu thụ của DPJ, cho rằng vấn đề cấp bách hơn trong giai đoạn hiện nay là thực hiện chính sách kích thích kinh tế và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo. Vì vậy, việc tăng thuế không đúng thời điểm hiện nay đã khiến cử tri khó chấp nhận.

Cương lĩnh tranh cử không hợp lý

Theo giới phân tích, cương lĩnh tranh cử của DPJ chưa thuyết phục bởi chỉ nêu lên chủ trương tăng thuế tiêu thụ từ 5 lên 10 %, nhưng không nêu rõ phương hướng khôi phục nền tài chính, nhất là chính sách an sinh xã hội đối với người thu nhập thấp khi tăng thuế. Do đó, cương lĩnh này không thuyết phục được cử tri. Sáng 12/7, bản thân Thủ tướng Kan cũng thừa nhận cương lĩnh bầu cử với trọng tâm là vấn đề tăng thuế tiêu thụ đã làm cho DPJ thất cử.

Ngoài các nguyên nhân trên cũng phải kể tới việc các đảng đối lập đã đưa ra cương lĩnh tranh cử và có chiến thuật vận động bầu cử, khai thác triệt để tâm lý phản đối tăng thuế tiêu thụ của cử tri nên đã giành thêm được nhiều ghế. Chủ tịch Đảng của bạn (YP) Yoshimi Watanabe cho rằng, với tư cách người đứng đầu DPJ, Thủ tướng Kan cần phải từ chức hoặc giải tán Hạ viện để tổ chức tổng tuyển cử trước thời hạn. Ông Watanabe nhấn mạnh việc liên minh cầm quyền mất quyền kiểm soát Thượng viện đã phản ánh nguyện vọng của người dân. Vì vậy, Thủ tướng Kan cần phải từ chức. Nếu Thủ tướng Kan không từ chức, ông cần giải tán Hạ viện càng sớm, càng tốt. Chính trị gia này cũng bác bỏ khả năng YP sẽ gia nhập liên minh cầm quyền với DPJ vì DPJ có các mục tiêu chính sách khác biệt với YP.

Bước đi tiếp theo

Do không giành đủ 54 ghế trong Thượng viện, nhiệm vụ trước mắt của DPJ hiện nay là tích cực lôi kéo đồng minh vào liên minh cầm quyền. “Quân bài” sáng sủa nhất mà DPJ tính tới lúc này chính là “giữ chân” đảng PNP. Dù là đồng minh của DPJ nhưng sự “sứt mẻ” tình cảm gần đây khiến lãnh đạo đảng này Shizuka Kamei tuyên bố sẽ rút lui khỏi liên minh sau khi DPJ không thực hiện cam kết với PNP về việc ưu tiên cân nhắc dự luật cải cách bưu điện. Ngoài PNP thì đảng YP cũng là một sự lựa chọn mà DPJ đang nhắm tới. Dù rút lui khỏi liên minh nhưng đảng này mới đây lại tuyên bố đang cân nhắc khả năng quay trở lại để cùng hợp tác với DPJ trong cuộc chiến chống giảm phát. Đảng Phục hưng mới (NRP) cũng là ứng cư viên cho chiến dịch „lôi kéo đồng minh“ của DPJ. NRP rất đồng tình với chính sách tăng thuế của ông Naoto Kan. Theo lãnh đạo đảng này, nền kinh tế Nhật Bản sẽ ổn định nếu đến năm 2020, Chính phủ tăng thuế 10%. Trong trường hợp cuối cùng, DPJ có thể tính tới việc liên minh với đảng Mặt trời mọc (SPJ) của cựu Bộ trưởng Tài chính Kaoru Yosano và cựu Bộ trưởng Thương mại Takeo Hiranuma. Có cùng quan điểm với DPJ và NRP, SPJ hy vọng đến năm 2012, thuế bán lẻ sẽ tăng thêm 8% và thậm chí, có thể tăng 12 -15% một khi nền kinh tế phục hồi.

Giới phân tích vẫn lạc quan cho rằng thất bại tại Thượng viện có thể chưa ảnh hưởng nhiều đến việc tái nhiệm Chủ tịch DPJ của Thủ tướng Kan vào tháng 9 tới. Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng trong nội bộ DPJ có sự rạn nứt, giữa những nghị sỹ trẻ chịu ảnh hưởng của cựu Tổng thư ký Ozawa với đa số nghị sỹ của DPJ, dẫn đến Thủ tướng Kan không được tái nhiệm và đương nhiên sẽ phải từ chức khi chiếc ghế Thủ tướng chưa kịp nóng./.

Thế Phương

http://www.toquoc.gov.vn/Thongtin/O-Cua-Ch...an-That-Cu.html

Share this post


Link to post
Share on other sites
  Quote

6. Đàm phán 6 bên về bán đảo Triều Tiên có được nối lại?

Sinh Vô Vong

Việc nối lại đàm phán 6 sẽ không diễn ra và nếu có diễn ra cũng không mang lại được một tiếng nói chung cho cả hai bên Bình Nhưỡng và Seoul. Sự bế tắc sẽ vẫn còn có cơ hội nối dài. Việc yêu cầu hay ép buộc Bình Nhưỡng từ bỏ hoạt động hạt nhân sẽ càng là nguyên do cho sự duy trì bế tắc.

Cập nhật lúc : 4:14 PM, 07/09/2010

Tái khởi động đàm phán 6 bên

(VOV) - Ngày 6/9, Trưởng đoàn đàm phán hạt nhân Trung Quốc Vũ Đại Vĩ đã tới Nga, nhằm trao đổi với phía Nga về vấn đề tái khởi động Đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.

Trong thời gian ở thăm Nga, Ông Vũ Đại Vĩ đã có cuộc gặp và trao đổi ý kiến với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov về tình hình trên bán đảo Triều Tiên và vấn đề tái khởi động Đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên.

Hai bên nhất trí tiếp tục nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á. Hai bên cũng cho rằng việc thực thi một cách toàn diện Tuyên bố chung ngày 19/9/2005 có lợi cho tất cả các bên liên quan. Nga và Trung Quốc thống nhất sẽ tăng cường liên lạc và phối hợp với các bên tham gia đàm phán để chuẩn bị cho việc nối lại Đàm phán 6 bên.

Như vậy trong vòng chưa đầy 1 tháng, ông Vũ Đại Vĩ đã có các chuyến ngoại giao con thoi đến 5 nước là đối tác chính trong Đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân Triều Tiên gồm: Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và Nga.

Giới quan sát nhận định, mặc dù trong các cuộc tiếp xúc, các bên đều bày tỏ mong muốn khôi phục đàm phán 6 bên, nhưng do bất đồng và mỗi nước đều có toan tính riêng, nên việc tái khởi động đàm phán 6 bên vẫn cần có thời gian.

Giáo sư Kim Sơn Vinh - Trường Đại học Nhân dân Trung Quốc cho biết, Triều Tiên muốn Mỹ từ bỏ chính sách đối đầu với Triều Tiên, trong khi đó Hàn Quốc muốn Triều Tiên có câu trả lời về sự kiện chìm tàu Cheonan và từ bỏ chương trình hạt nhân. Trong vấn đề này, Mỹ và Nhật đứng về phía Hàn Quốc.

Giáo sư Kim Sơn Vinh cũng cho biết thêm, mục đích chuyến đi của phía Trung Quốc lần này là tìm kiếm cân bằng lợi ích giữa các bên từ đó thúc đẩy các bên quay trở lại vòng đàm phán 6 bên.

Đầu tháng 5 năm nay, Triều Tiên tuyên bố phóng thành công vệ tinh Quang Minh 2. Điều này dẫn đến phản ứng quyết liệt từ các nước phương Tây, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hội đồng Bảo an LHQ sau đó ra tuyên bố lên án hành động phóng vệ tinh của Triều Tiên. Phản ứng trước quyết định này của tổ chức này, Triều tiên tuyên bố rút khỏi vòng đàm phán 6 bên. Đàm phán 6 bên rơi vào bế tắc./.

Xuân Dần

http://vovnews.vn/Home/Tai-khoi-dong-dam-p...0109/154082.vov

Share this post


Link to post
Share on other sites
  Quote

6. Đàm phán 6 bên về bán đảo Triều Tiên có được nối lại?

Sinh Vô Vong

Việc nối lại đàm phán 6 sẽ không diễn ra và nếu có diễn ra cũng không mang lại được một tiếng nói chung cho cả hai bên Bình Nhưỡng và Seoul. Sự bế tắc sẽ vẫn còn có cơ hội nối dài. Việc yêu cầu hay ép buộc Bình Nhưỡng từ bỏ hoạt động hạt nhân sẽ càng là nguyên do cho sự duy trì bế tắc.

Để dễ bề tiến thoái

thanhnien.com.vn: 30/12/2010 0:04

Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak hôm qua tuyên bố không có lựa chọn nào khác để triệt bỏ chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên ngoài con đường ngoại giao. Đây là diễn biến bất ngờ sau hàng loạt động thái leo thang căng thẳng ở cả hai phía. Ông Lee còn nói rõ ngoại giao ở đây là khuôn khổ đối thoại 6 bên ở Trung Quốc vốn bị ngưng trệ từ tháng 4 năm ngoái.

Không bất ngờ sao được khi Hàn Quốc tiếp tục phô trương sức mạnh quân sự, tỏ rõ sự đồng tâm nhất trí với Mỹ và Nhật Bản cũng như quyết tâm đối phó miền Bắc. Không bất ngờ sao được khi cả Seoul, Tokyo và Washington đều đã bác bỏ đề nghị của Bắc Kinh về triệu tập cuộc họp 6 bên khi căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên dâng cao. Nhưng nếu suy xét sâu xa hơn thì phát biểu của ông Lee lại hợp lý. Chẳng phải Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc và Trung Quốc dự kiến gặp nhau vào tháng 2.2011 hay sao? Có thể thấy chủ định chính của Tổng thống Lee với phát biểu trên là vừa cứng rắn với Bình Nhưỡng vừa chuẩn bị dư luận thuận lợi và con chủ bài cho thời kỳ tiến hành đàm phán và đối thoại.

Tuyên bố trên thấy hai miền Triều Tiên sẽ còn găng với nhau nhưng trong giới hạn là không để xảy ra chiến tranh và đàm phán có thể bất ngờ bắt đầu bất cứ lúc nào. Ông Lee cũng tranh thủ Trung Quốc để thuyết phục - và cả gây áp lực- nước này tác động tới CHDCND Triều Tiên và để hình thành những tập hợp lực lượng có lợi cho trong các cuộc đàm phán đa phương. Có như vậy mới dễ bề tiến thoái.

Thảo Nguyên

-----------------------------------------------------------

Dư đoán thêm của Thiên Đồng

ngày 26/12/ canh dần giờ mùi, Cảnh Lưu Niên.

Có thể ông TT Hàn Quốc Lee Myung Bak quá lạc quan đột biến hay ít ra cũng là một động thái tích cực nhằm kềm hảm động thái leo thang căng thẳng mà thôi. Chủ ý của ông hay ngoại ý của Bắc Kinh có muốn nối lại vòng hoà đàm 6 bên sẽ cũng chỉ là ý niệm xa vời. Chỉ cần những động thái trong thời gian tới hé lộ sự bất thiện chí hay gây sức ép thì Bắc Triều Tiên sẽ thử vũ khí hay diễn tập quân sự ở nhà mình thay vì đi hội nghị 6 phe. Việc đối thoại 6 bên vẫn sẽ bế tắc.

Share this post


Link to post
Share on other sites