Liêm Pha

Bí ẩn Con Người Theo Huyền Môn

22 bài viết trong chủ đề này

BÍ ẨN CON NGƯỜI THEO HUYỀN MÔN

(Tổng hợp theo tài liệu của Hội Thông Thiên Học)

MỞ ĐẦU


Liệu có phải nền khoa học kỷ thuật nhân loại trên địa cầu đã đi đến giai đoạn chạm trần, sau khi đã có hàng loạt thành tựu vượt bậc kể từ năm 1953 [1], năm bắt đầu cho cuộc bùng nổ cách mạng kỷ thuật. Và cho đến nay, vẫn những ý tưởng ban đầu đó không ngừng được cải tiến, nâng cấp như máy tính, điện thoại, tia x… mà ít khi có một ý tưởng mới mẻ mang tính táo bạo nào được đề xuất. Dầu cho đó là chiếc máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới [2], mang nhiều kỳ vọng, hòng khám phá sâu hơn những bí ẩn của hạt nhân nguyên tử.


Nhưng thực tế là, càng ngày con người nhận ra rằng, ngay cả bản thân mình, họ cũng chẳng hiểu biết gì hết. Cuộc chiến với căn bệnh HIV, H5N1… đã qua hàng thập kỷ mà vẫn còn dai dẵn. Nguy hiểm hơn, những mầm mống bệnh xa xưa còn tồn tại trong bầu không khí hàng trăm năm, đang biến đổi gen, kháng kháng sinh... Chực chờ gây ra đại họa dịch bệnh toàn cầu, giết người hàng loạt; y như viễn cảnh mà con người hay tưởng tượng qua phim ảnh.

Tuy thế, lẫn lộn trong những đáp số cực kỳ chính xác của học, lại có những kết quả ngẫu nhiên, mà khoa học không hề lý giải được. Như có người tự hết bệnh AIDS [3], người không ngủ vẫn khỏe [4], người không ăn vẫn sống [5]… Liệu đó có thể là sự biến đổi gen, hay rối loạn chức năng nào đó của cơ thể, như các nhà khoa học cố biện bạch mà không có lời giải thích thỏa đáng. Ngạc nhiên thay, những điều xem chừng kỳ lạ dưới mắt khoa học kia, đối với khoa yoga Ấn Độ lại chẳng có gì khó hiểu. Nhưng, lạ lùng là lời giải thích của khoa huyền môn chẵng được mấy người đời tin cậy, có khi còn hứng chịu phỉ báng và chê bai. Bởi, điều đó tỏ vẻ đi quá xa, cái đa số nhân loại hiểu biết hàng ngày; dầu hơi giống như bài học Copecnic và Galileo mới đây, tiếc là đã không còn ai còn nhớ rõ.

Khó khăn đó không làm nản lòng những người yêu thích chủ nghĩa duy tâm, tin vào thượng đế, vào huyền môn, muốn truyền bá yoga đến với mọi người. Công việc bắt đầu từ khi Hội Thông Thiên Học được thành lập vào năm 1875, cho đến nay yoga Ấn Độ đã được du nhập rất nhiều vào các nước trên thế giới. Từ đó các cuộc nghiên cứu, ứng dụng yoga cho phục hồi sức khỏe, chống stress, chữa bệnh… có nhiều kết quả khả quan, nên yoga dầm dần được chấp nhận. Nhưng kết quả của yoga đâu chỉ dừng ở đó.

Yoga mang đến cho mọi người chìa khóa mở cánh cửa huyền môn ẩn tàng bên trong mỗi con người chúng ta, và điều được mong đợi nhiều nhất, nó mang đến một thế giới hòa bình, tràn đầy yêu thương giữa người và người, giữa người và chúng sinh.
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

GIẢI PHẨU CON NGƯỜI THEO HUYỀN MÔN

Theo tài liệu của Hội Thông Thiên Học, con người có 7 lớp vỏ bao bọc nhau, trong đó nhân là thể xác mà chúng ta nhìn thấy khi còn sống. 7 lớp theo thứ tự từ nhân ra ngoài.

1- Thể xác hay thể vật lý (physical body). Thể này bao gồm 7 lớp:

- Chất đặc

- Chất lỏng

- Chất khí

- Chất dĩ thái (bao gồm bốn đặc tính khác nhau)

* Nơi sống: Cõi trần

2- Thể phách (Linga Sharīra). Thể phách bao gồm 4 lớp hất dĩ thái

* Đặc điểm:

Chất dĩ thái tồn tại theo bốn biến thể, biến thể tinh vi nhất bao gồm các cực vi tử hồng trần (the ultimate physical atoms). Nó là vật chất của cõi âm.

Thể phách có màu tím xám.

Thể phách đóng vai trò truyền dẫn sinh khí, khi người ta luyện yoga.

* Nơi sống:

Thể phách luôn gắn liền với thể xác. Khi người ta chết, thể xác tan rã, thể phách cũng tan rã theo (nhưng chậm hơn thể xác). Thể phách thường bay vẫn vơ quanh thể xác người chết, và vì dễ nhìn thấy nên người ta thường gặp ma cụt đầu, cụt tay…

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

3- Thể vía tức thể dục vọng:

· Đặc điểm:

Có màu sắc tùy theo bản tính của con người. Người càng thánh thiện thì màu sắc sáng chói.

Cấu tạo của thể vía bao gồm bảy phân trạng thái của chất trung giới.

- Một hạt hình trứng.

- Một hình người giống như cơ thể con người trên cõi trần. (Một người còn sống có lối sống thô trược, thì hình người này không được tổ chức rõ ràng, mà nó trông giống như đám mây).

Ví dụ: Ta có một cây đèn pin (hay đèn pha) đang bật sáng. Thì thể vía HÌNH TRỨNG là cây đèn pin, điểm giới hạn cuối cùng của ánh sáng đèn pin là HÌNH NHÂN, giữa HÌNH TRỨNG và HÌNH NHÂN được nối bằng sợi dây từ điện. Do thể này thô, nên có một số máy ảnh chụp được đốm sáng và vệt sáng này của người cõi âm.

HÌNH NHÂN cấu tạo bằng chất dĩ thái (giống như hạt), có độ lớn nhỏ khác nhau, tùy theo mức độ tinh vi (sạch) hay thô (uế tạp). Các hạt dĩ thái lớn bao quanh bên ngoài, các hạt nhỏ ở bên trong.

Ví dụ: Ta vẽ một hình người trên một mặt phẳng là tờ giấy, thì đường nét (đường biên) bên ngoài là các hạt dĩ thái lớn, lớp tô bên trong là các hạt dĩ thái nhỏ.

Tiếp theo ta dựng hình ba chiều cho hình vẽ trên, bằng cách tô các đường nét cơ thể. Thì chất liệu dựng nên hình ba chiều của cõi âm là các chất khí. Khác với chất khí cõi trần các chất khí này kết dính, nhưng không đông đặc.

* Nơi sống: Cõi trung giới (cõi âm)

Cấu tạo chất dĩ thái của một cơ thể bên cõi âm có hai cách nhìn.

- Nếu nhìn theo góc độ chất dĩ thái, thì nó giống như một hình người có đường biên là các hạt dĩ thái lớn, bên trong được tô đầy các hạt dĩ thái tinh vi (mịn), bao quanh là lớp khí gắn kết. Hình này trong suốt. Nó giống như kiểu hình người âm bản trên phim chụp ảnh.

- Góc nhìn thứ hai (hay chiều thứ 4/ hay cõi âm) thì ta sẽ có hình ảnh 3 chiều của cõi này, giống như chúng ta hiện nay. Nghĩa là mọi góc cạnh đều có hết. Hình dáng cấu tạo cơ thể của cõi trần như thế nào, màu da ra sao, tóc tai như thế nào đều thể hiện đầy đủ. Kể cả các hoạt động như bước đi, ngồi…Nếu như còn sống ta có hoạt động nào thì khi chết cũng có hoạt động tương tự.

* Cách nhận biết:

Chúng ta thường xuyên với thể vía, vì nó là thể tình cảm, dục vọng.

Ví dụ: Khi bạn buồn khổ một cách tuyệt vọng: bị người yêu đá đít, tỏ tình mà bị cự tuyệt, người thân mất… lúc ấy bạn thấy mình tê tái, đi đứng không vững, hầu như mất hết cảm giác. Thì lúc đó bạn đang làm việc với thể vía.

Thể vía bị ảnh hưởng của các giác quan.

* Khi ngủ ta xuất thể vía qua cõi trung giới hay cõi âm:

Khi ngủ người ta xuất thể vía qua cõi trung giới, và làm việc ở đó. Tuy nhiên với một người có thể chất thô trược thì thể vía chỉ bay quẩn quanh thể xác của anh ta vài cm.

Các giấc mơ mà ta mơ là quá trình làm việc bên cõi trung giới. Tuy nhiên, đó cũng có thể là những suy tưởng của thể vía nghe được của thể trí mà hàng ngày ta suy nghĩ hàng ngày, sau đó nó được khơi dậy.

Tại sao ta mơ mà không nhớ rõ mình mơ điều gì? Với một người bình thường, khi thể vía xuất qua cõi âm, thì các giác quan của thể vía chưa được mở, nên không ghi nhận được các hoạt động của ta bên đó. Với một số người mới luyện yoga, thường nói rằng, họ hay gặp các giấc mơ kỳ lạ. Đó là vì, thể vía của họ đã được tổ chức phần nào, các ghi nhận bên kia cõi trung giới ý thức được chút ít. Tuy nhiên các giác quan thể vía của anh ta cũng chưa được mở, nên anh ta có ấn tượng không rõ ràng.

Một số người luyện yoga khác cũng nói rằng, đôi khi họ trông thấy được thể xác của mình. Điều này có nguyên nhân là, khi ngủ thể vía của họ hoạt động ở cõi trung giới, vì lý do nào đó, thể xác gọi thể vía quay về; nhưng hành động này không mạnh mẽ đến mức đủ để thể vía nhập vào thể xác. Lúc này anh ta bắt đầu mở đôi mắt thể vía của mình, và nhìn thấy thể xác của mình.

Vì khi xuất thể vía qua cõi trung giới, các giác quan của anh ta đóng hoàn toàn. Anh ta nhận thức được là nhờ tư tưởng của thể trí.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

* Thể vía (hay người âm) hiện hình bằng cách nào:

Người âm muốn hiện hình để người có mắt trần trông thấy, thì họ tổ chức lại thể vía, bằng cách hút các hạt vật chất cõi trần ở bầu không khí xung quanh.

* Luyện tập thể vía khỏi bị ảnh hưởng của các giác quan:

Những người có tư tưởng thanh cao, sống một đời trong sạch, sử dụng những thức ăn tinh khiết…thì thể vía của anh ta cũng được tổ chức lại một cách tinh tế.

Để thể vía không bị ảnh hưởng bởi các giác quan, các nhà yoga luyện tập thể vía bằng cách định trí (khoa yoga bắt đầu luyện tập theo các thể: thể xác, thể vía, thể trí…). Khi thể trí đã định, khi ngủ anh ta có nhận biết rõ ràng bên cõi trung giới (cõi âm), anh ta có suy luận, anh ta có phán đoán… đây là cách đánh giá kết quả luyện tập của yoga, khi nào anh ta ý thức càng mạnh mẽ trong giấc mơ thì anh ta đang tiến bộ rõ trên đường đạo.

Khi một người mới luyện tập yoga và lần đầu tiên làm việc với thể vía, thì anh ta cảm thấy ở trong trạng thái của một đứa trẻ mới sinh. Nghĩa là anh ta thấy được sự vật xung quanh, nhưng chân tay không hề cử động, thần kinh anh ta rất kém, không thể suy nghĩ gì được, mọi ý nghĩ lóe lên đều trôi tuột. Giống như anh ta ở trong một cái vỏ được bao bọc. Một số người mới chết, thể vía chuyển sang cõi kia, cũng có tình trạng tương tự, nghĩa là anh ta không biết mình ở đâu. Vì lẽ đó, nên một số người mới chết, không thể tìm cách trở về nhà được.

* Có địa ngục bên kia cõi trung giới:

Thể vía cũng có giác quan, nên các động tác như đụng chạm có thể cảm nhận được, nhưng không có xúc cảm như thể xác. Hai thể vía đụng nhau, nhưng không thể gây tai nạn, vì thể này được cấu tạo bằng chất tinh vi. Vì vậy, không có cảnh tra tấn của quỷ sứ.

Đôi lúc cũng có cảnh thể vía bị nổ tung, nhưng nó nhanh chóng được nối lại như cũ.

* Bên kia cõi trung giới sinh hoạt thế nào:

Cõi trung giới là cõi tinh thần, nên tinh thần yếu kém sẽ sinh ra một linh hồn yếu kém.

Nếu còn sống anh ta nghiện rượu, khi chết tất nhiên anh ta không dễ bỏ được thói quen này. Mất thể xác vật lý, cơn nghiện của anh ta sẽ không được thỏa mãn, anh sẽ tìm đến những nơi nhậu nhẹt để hưởng các rung động khoái lạc của kẻ bợm nhậu. Khi bợm nhậu say, mất ý thức, ma rượu tìm cách xé lớp màn bảo vệ của người sống, nhập vào thể xác bợm nhậu và hưởng khoái lạc.

Việc để một người chết nhập vào người sống là việc làm tai hại, kể cả việc lên đồng, gọi hồn… Khi nhập vào người sống, các thể thô trược thể vía của người chết sẽ chuyển phần nào sang người sống. Khi người chết dâm dật, khi nhập vào người sống, y sẽ bị lây thói dâm dật của người chết kia. Đồng thời, người sống sẽ bị rút đi những chất dĩ thái cần cho sự sống. Một người lên đồng lâu ngày sẽ bị suy kiệt về sức khỏe, do y đã bị rút đi nhiều chất dĩ thái.

Khi người chết là nữ, người sống là nam. Khi nhập vào, y sẽ bị lây cái tính ẻo lã đàn bà của người chết.

Khi người chết là một đứa trẻ, thì sang thế giới bên kia, nó vẫn là một đứa trẻ, nó không thể lớn lên. Ở bên kia cõi âm, có những bà mẹ được đào tạo, sẽ tình nguyện chăm sóc những đứa bé này.

Khi một người bị ma ám, là do y có những rung động hợp với người chết. Những con ma dâm dật sẽ tìm cách bám theo những kẻ có rung động dâm dật. Y kiên nhẫn đợi cho đến khi người sống ngủ, y sẽ tìm cách làm tình với thể vía của y. Từ thể vía này, các rung động sẽ chuyển đến thể xác. Thể xác sẽ chuyển các rung động này ra không gian, và y sẽ say mê hưởng thụ nó. Đôi khi y còn tìm cách kích dục người sống.

Vì vậy, giấc mộc tình dục thường do có sự tiếp xúc bên kia cõi âm.

Cõi âm là cõi tinh thần nên người ta nghĩ đến món đồ dùng gì, thì lập tức món đồ dùng đó có với y. Y muốn ở trong một tòa lâu đài bằng vàng ròng, lập tức y sẽ ở trong một tòa lâu đài bằng vàng ròng.

Khác với một người luyện yoga, sức mạnh tinh thần của y có thể làm đông đặc các hạt bên cõi trung giới, và làm nó có sự sống và tồn tại lâu dài (tùy theo sức mạnh của y). Tinh thần của người chết chỉ đông đặc vật thể trong thời gian ngắn. Giống như ma xây lâu đài bằng cát, còn người luyện yoga xây lâu đài bằng đá.

Bên cõi trung giới cũng có sách và dành cho những người thích nghiên cứu.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

4- Thể trí: (cõi trí tuệ / Devaloka / cõi của Chư thiên):

* Đặc điểm:

Cõi trí tuệ (hay thể trí) bao gồm hai tập hợp:

- Tập hợp thứ nhất: Gồm bốn cảnh dưới, gọi là rūpa, tức sắc giới hay là hạ trí.

- Tập hợp thứ hai: Gồm ba cảnh trên, là arūpa, tức vô sắc giới hay là thượng trí.

Đây là thể trường tồn của chơn ngã (chơn nhơn) kéo dài từ kiếp này sang kiếp khác.

* Thể Hạ Trí:

Thể hạ trí được cấu tạo bởi vật chất của bốn cảnh thấp thuộc Devachan. Thể hạ trí được cấu tạo bằng vật chất cực kỳ tinh vi.

Nó là cái tâm chân chính của mỗi con người chúng ta lúc tỉnh táo

Đối với người bình thường, khi vận dụng năng lực trí tuệ của mình, thì nó hút vật chất cõi trần và cõi trung giới để cấu tạo nên nó. Quá trình suy nghĩ được chuyển từ thể trí sang thể vía, thể vía chuyển sang thể vật lý. Việc tự độc lập suy nghĩ, tạo điều kiện cho thể trí của ta phát triển; nếu ta chỉ dừng lại bằng việc học những tư tưởng của người khác, thì con đường tiến hóa của ta chậm lại.

Ngoài ra để thể trí thu hút được các vật liệu tốt, ta cần suy nghĩ đến những điều tốt đẹp; quyết từ chối không cho tư tưởng xấu neo đậu vào thể trí bạn. Điều đó, giúp bạn thu gom được vật liệu tinh khiết, đến khi chết đi và qua cõi trung giới, bạn sẽ tôi luyện nó thành năng khiếu và chuyển sang kiếp sau sử dụng.

Những nhà văn, nghệ sĩ, nhà kinh tế học, nhà triết… tài giỏi là nhờ họ tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua thể trí.

Một cách khác để tinh luyện thể trí, là định trí bằng phép yoga. Việc định trí giúp tư tưởng ta, trôi từ chổ này sang chổ khác, đồng thời làm giảm bớt sự hao tán năng lượng của thể trí.

* Thể thượng trí:

Thể thượng trí là nơi lưu giữ nghiệp quả và những kinh nghiệm mà ta thu gom được qua vô vàn những kiếp sống trước đây.

Ở những con người mới tiến hóa, thể trí chỉ tích hợp những đam mê, khao khát, thỏa mãn các giác quan như ăn no, ăn ngon, vui thú trong dục lạc… Những đam mê đầy thú tính này khiến cho thể trí dính chặt với thể vía đến mức khó lòng tách ra được, cho đến lúc khi chết. Nếu trong kiếp sống của y, y từng có một tư tưởng vị tha, làm một điều tốt đẹp. Những tư tưởng đó tạo thành chất liệu, khi y thăng lên cõi cao hơn, y có cơ hội tôi luyện nó, chuẩn bị cho kiếp sống tới của y.

2- Thể tâm linh

3- Thể vũ trụ

4- Thể niết bàn hay thể vô thể

Đây là cảnh giới mà Đức Thích Ca Mầu Ni đã đạt tới.

Năm cõi sau này nằm ngoài tầm hiểu biết của người bình thường

Edited by wildlavender
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

CÁC THỂ CỦA CHÚNG TA PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO?

Khi ta dưới 7 tuổi

Khi con người bắt đầu thụ thai, sinh ra và lớn lên. Trong bảy năm đầu, thể vật lý (thể xác) một mình hình thành và phát triển, các thể khác còn đang ở trong dạng mầm. Giai đoạn mới sinh này con người giống như một con vật, không có trưởng thành trí tuệ, xúc cảm hay ham muốn.

Thời kỳ 7 tuổi đến 14 tuổi

Trong thời gian này thể phách phát triển. Đây là giai đoạn trưởng thành về xúc cảm của cá nhân, và dục tính phát triển. Đôi khi một số người bị mắc kẹt và trì trệ trong giai đoạn này, họ không phát triển khả năng xúc cảm, dục tính…

Thời kỳ 14 tuổi đến 21 tuổi

Trong thời kỳ này thể vía phát triển, khả năng lập luận, tư duy và trí tuệ con người cũng được nâng cao.

Sau khi phát triển hoàn thành thể thứ hai, con người gần như được trưởng thành. Các thể tiếp theo ở dạng tiềm năng trong con người, và trong một quá trình tiến hóa dài lâu sắp tới, con người sẽ phát triển thể vía (thể thứ tư). Nghĩa là con người có khả năng thần nhãn, quan sát và làm việc bên kia cõi trung giới. Và quá trình tiến hóa này phải mất vài nghìn năm. Tuy nhiên, với phép môn yoga, người ta có thể rút ngắn gian đoạn.

Trong lịch sử của nhân loại, cũng đã chứng kiến những con người đã phát triển tới thể thứ tư. Đó là những nhà ngoại cảm, những nhà phù thủy, những nhà bói toán có khả năng dự đoán khá chính xác tương lai…tuy nhiên những tiềm năng này của họ chưa phát triển toàn diện.

Bất kỳ một nhà tập luyện yoga nào cũng bắt đầu với thể thứ tư này. Sau khi hoàn thành tập luyện thể thứ tư, con người cũ của hành giả sẽ chết. Y sẽ được sinh ra lần thứ hai trong kiếp này, với một con người có cá tính hoàn toàn mới. Mọi thói quen xưa cũ của y sẽ được rút bỏ, y không còn ý nghĩ và hành vi bạo lực. Và một số phép màu sẽ đến với hành giả khi y luyện tập hoàn thành thể thứ tư này.

Thể thứ 5, dưới 35 tuổi

Người ta sẽ phát triển tới thể thứ 5 khi 35 tuổi, nhưng đây là việc hoang đường, vì loài người hiện tại chỉ mới dừng lại ở thể thứ 4.

Thể thứ 6, dưới 42 tuổi

Hành giả chỉ đạt tới thể thứ 6, khi quyết tâm bỏ thể thứ 5.

Thể thứ 7, dưới 49 tuổi

Thể thứ 7 là thể niết bàn, thể hư không. Đây là trạng thái tối thượng của cái hư không còn lại, tất cả đều biến mất. Và đây là cảnh giới tiến hóa cao nhất của con người.

Nếu nhìn nhận yoga như một môn khoa học thực thụ sẽ giúp con người tiến hóa hóa nhanh hơn nhiều lối sống trì trệ hiện nay. Và cũng từ đó, có sự phân biệt từng giai đoạn phát triển con người, mà phân bố cho việc rèn luyện các thể.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

BẢY THỂ VÀ BẢY LUÂN XA

Vì con người có 7 thể, nên có 7 luân xa, đây là các trung tâm năng lượng được nối một cách đặt biệt đến các thể của nó.

* Luân xa số 1 / luân xa thể vật lý (muladhar):

Đây là luân xa đầu tiên và được nối toàn diện với thể vật lý. Nó có hai khả năng: khả năng tự nhiên là thôi thúc dục trong con người, khả năng thứ hai là việc thu năng lượng thông qua thiền, bằng việc kích hoạt hỏa xà.

Vì đây là chức năng dục, nên nhiệm vụ của hành giả là phải đạt trạng thái vô dục (không thèm muốn chứ không phải kìm nén) – gọi là brahmacharya. Đây là chướng ngại đầu tiên của hành giả, nếu hành giả mê đắm vào trật tự mà tự nhiên xếp đặt, hành giả khó thoát khỏi giai đoạn thứ nhất.

Hành giả đạt đến brahmacharya, khi hành giả biết được dục; nghĩa là anh biết được khi nào dục đến với anh ta, và anh không đuổi theo nó.

* Luân xa số 2 / luân xa thể phách (svadhisthan):

Luân xa số 2, tiềm năng tiềm năng tự nhiên của nó là: sợ hãi, căm ghét,

giận dữ và bạo hành.

Nhiệm vụ của hành giả là biến đổi nó thành: tình yêu, từ bi, dũng cảm, thân thiện.

* Luân xa số 3 / luân xa thể vía ( manipur):

Luân xa số 3, tiềm năng tiềm năng tự nhiên của nó là: hoài nghi và suy nghĩ.

Nhiệm vụ của hành giả là: biến đổi hoài nghi thành tin cậy; và biến đổi suy nghĩ thành vivek. Hành giả phải loại bỏ hoài nghi, phân biệt. Nếu đạt được điều này hành giả chỉ còn lại các quyết định thuần khiết.

* Luân xa số 4 / luân xa thể trí (anahat):

Phẩm chất tự nhiên của luân xa này là: tưởng tượng và mơ. Nếu tưởng tượng được phát triển đầy đủ nó sẽ trở thành quyết tâm và ý chí.

* Luân xa số 5 / luân xa tâm linh (vishuddhi):

Đến luân xa số 5 không còn nhiều nổ lực cho thiền nhân thực hiện, cái nhị nguyên dừng tại luân xa này, bản thân nó chính là bất nhị. Tại đây, thiền nhân chỉ cần đi vào, và đã phát triển đến thể thứ 4, thì thiền nhân có nhiều khả năng bước vào thể thứ 5.

Đến giai đoạn này loại bỏ hẳn trạng thái vô ý thức, nghĩa là người này không ngủ, chỉ có xác thân anh ta ngủ, nhưng mọi diễn biến của anh ta hoàn toàn tỉnh giác.

Nhưng khi đạt đến thể thứ năm (atma gyan) cũng có những nguy hiểm của nó. Khi đạt đến đây, bạn biết tới bản thân mình, và nhận được phúc lạc đến mức bạn muốn dừng lại cuộc hành trình tại đây và không muốn đi thêm nữa.

* Luân xa số 6 / luân xa thể vũ trụ (agya):

Luân xa thứ 6 không còn tồn tại nhị nguyên. Thiền nhân đạt đến luân xa số 6, anh ta sẽ đánh mất cái tôi, anh ta đạt tới Brahman.

* Luân xa số 7 / luân xa thể niết bàn (sahasrar):

Đây là con đường cuối cùng. Bình diện thứ bẩy chỉ dành cho những người dũng cảm - người đã biết cuộc sống và hăm hở biết cái chết, người hăng say thám hiểm cái chết, trạng thái tuyệt diệt. Họ hăng say biết vô hiện hữu là gì, tuyệt diệt giống cái gì, vô hiện hữu là gì. Họ đã nếm trải cuộc sống; bây giờ họ muốn nếm trải cái chết.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

KHI NÀO THIỀN NHÂN KHÔNG CÒN TÁI SINH?

* Thành quả của thể thứ 4:

Khi thiền nhân hoàn thành thể thứ 4 ngay trong đời sống hiện tại của mình, thì anh ta được sinh vào bình diện của thần deva. Tuy nhiên, một người nào đó trong đời sống mà y không ý thức được rằng mình được kích hoạt đến thể thứ 4, thì y sinh vào preta, hiện thân của linh hồn ác. Bởi vì y không ý thức được khả năng của mình và gây ra nhiều tai hại.

Cả deva và preta đều phải quay lại làm người. Preta phải quay lại để nhận biết khả năng của mình. Còn cõi deva, cõi hạnh phúc, hạnh phúc đến nhàm chán, do không có thêm sự phát triển nào đến với nó ở trạng thái này.

Dân gian thường có những câu truyện ngụ ngôn về các thần trốn xuống hạ giới, kết hôn cùng người phàm trần. Ý nghĩa của câu chuyện này là trạng thái buồn chán của cõi thiên.

* Thành quả của thể thứ 5:

Thành quả của thể thứ 5 là sự giải thoát. Đến đây bản ngã của hành giả tan biến, nhị nguyên chấm dứt mặc dù cảm giác về tính chất tôi vẫn còn tồn tại.

Khi hành giả đạt đến thể thứ 5, anh ta không còn phải quay lại làm người, anh ta đã chấm dứt luân hồi.

Đến lúc này anh ta chết đi và được sinh ra lần thứ 2 chính trong bản thân anh ta, anh ta chết đi trong thể thứ 5, để vào thể thứ 6.

Từ thể thứ 6 đi vào thể thứ 7 là cái chết. Thể thứ 7 không bao giờ đạt được trong thân thể này, vì giữa cõi thứ 6 và thứ 7 chỉ là ranh giới.

BẬC ĐẠO SƯ ĐƯỢC GIÁNG THẾ NHƯ THẾ NÀO?

Khi hành giả đạt đến thể thứ 5, thể không còn tái sinh, thì anh ta phải bỏ lại các thể trước của mình. Tuy nhiên, nếu muốn tái sinh làm người thì anh ta cần phải giữ lại được thể thứ 4 của mình. Vì vậy, trước khi chết anh ta cần phải có hàm muốn làm mộc bậc tái sinh (tirthankara) để phụng sự nhân loại, ham muốn này là điều kiện thúc đẩy anh ta giữ lại thể thứ 4.

Vì vậy, khi một người được chuẩn bị làm tirthankara, thì sau khi chết, thể thứ 4 của anh ta được giữ gìn rất cẩn thận. Có rất nhiều linh hồn tiến hóa cao cấp tham gia vào việc giữ gìn này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

ĐỜI SỐNG SAU KHI CHẾT

MỞ ĐẦU

Với chúng ta, cái chết quả thật đáng sợ. Chết là hết, mọi thứ sở hữu của ta trên cõi đời sẽ tiêu tan theo mây khói: tiền bạc, nhà cửa, người thân… thậm chí ngay đến cái nút áo cũng chẵng được mang theo nửa kìa. Nhưng điều gây hoan mang nhất cho ta, ta phải làm gì, ta sẽ đến đâu sau khi chết? Âm ti địa phủ: ta phải vào cửa ngục nào, liệu có bị tra tấn bằng roi vọt, bị nhúng vào dầu đang sôi…hay là được lên thiên đàn hội ngộ cùng đức Chúa Trời.

Với cái chết, mỗi tôn giáo điều có cách lý giải khác nhau. Thông Thiên Học thì cho rằng, “cái chết là người bạn chứ không phải kẻ thù”, “là một sự cố hoàn toàn tự nhiên trong quá trình sinh hoạt của ta”, “là một bước cần thiết trong cuộc tiến hóa”. Thế thì, ai cũng phải chết, không ai có thể trường tồn mãi mãi (trừ những bậc đạo sư); và điều đó làm cho ta có đủ can đảm chấp nhận cái chết, xem xét nó, ý thức được nó.

HÀNH TRANG CỦA TA KHI VỀ BÊN KIA CÕI CHẾT

Cái chết không mang chúng ta đi đâu quá xa, như địa ngục dưới lòng đất sâu thẳm tối tăm, hay thiên đường cao chót vót trên bầu trời xanh lơ mà chúng ta nhìn thấy hằng ngày. Cái chết đưa chúng ta đến một cõi giới khác, ngay tại nơi chúng ta vừa trút hơi thở cuối cùng, nhưng cõi giới này chỉ chứa đựng vật chất tinh vi, tinh vi đến nỗi mắt thường không nhìn thấy được. Vì vậy, hoàn toàn không có sự chia cách nào với người thân của ta, có chăng họ đánh mất khả năng nhìn thấy ta, dù ta đang ở ngay bên cạnh họ.

Bên kia cõi chết, hành trang mang theo của ta dĩ nhiên là những trí năng, phẩm tính, quyền năng; “của điều mà chính con người đã tạo ra, đã nói năng và suy nghĩ mà ta có được” khi còn sống. Nghĩa là, ta càng ý thức về cái chết càng nhiều bao nhiêu, thì hành trang ấy sẽ giúp ta tránh được nhiều phiền toái, thậm chí cả những đau khổ cùng cực, mà ta gặp phải.

QUÁ TRÌNH CỦA CÁI CHẾT

Sự chết xảy ra khi sợi dây từ điện nối giữa thể xác và thể vía bị đứt, và thể vía được chuyển sang hoạt động ở cõi trung giới. Khi qua đó, nó sẽ được sắp xếp lại; và tùy theo những nghiệp quả của y đã tạo ra, thể vía đó sẽ được cấu tạo bằng chất dĩ thái thô trược hay tinh vi.

Cõi trung giới, nơi hoạt động của thể vía, bao gồm 7 cảnh khác nhau. Các cảnh này có mức rung động từ thô trược đến tinh tế, một thể vía thù hằn và đầy dục lạc sẽ không thể nào tiến lên cảnh cao hơn; ngược lại một thể vía cao thượng sẽ đi qua các cảnh thấp này mà không dừng lại ở đấy.

Thể vía sống ở cảnh thấp chỉ có thể tiến lên cảnh cao hơn, nếu chất dĩ thái cấu tạo thể vía của y được biến đổi. Bởi vì khi ta còn sống, các rung động yêu thương, thù ghét… được sử dụng để kích động các phần nặng nề của thể xác. Bây giờ không còn thể xác, tất cả sức mạnh của rung động đều tập trung vào thể vía. Như vậy, nếu con người không quen chế ngự chúng và nếu y không thỏa mãn chúng thì trong đời sống ở cõi trung giới của y sẽ kéo dài và đau khổ nhiều.

Điều này rất dễ dàng đối với những người hiểu biết, nhưng lại khó khăn cho những ai chỉ muốn bám riết vào những thói quên khi còn sống ở cõi trần. Bên kia cõi trung giới, nếu thể vía có những ham muốn thấp hèn, thì y sẽ lập tức hút các hạt dĩ thái thô trượt vào thể vía của y, khiến thể vía càng thêm nặng nề. Y sẽ bị giam trong lớp võ này, và nó sẽ kéo y xuống cõi thấp hơn, cõi của loài ma Kāmaloka, và cam chịu những phiền toái của chốn bất hảo này. Nhưng nếu y ý thức và biết rũ bỏ những ham muốn nguy hiểm này, lập tức y sẽ hút được các chất dĩ thái tinh tế, và dĩ nhiên y sẽ thăng lên cảnh cao hơn.

Cứ thế, người chết loại bỏ dần những ý thức xấu xa và từ bước tiến lên mỗi cảnh cao hơn, cho đến khi những ý thức xấu xa này chỉ còn ở dạng tiềm tàng, đây là lúc y bắt đầu thăng lên cõi cao hơn, cõi thượng giới.

Ngay lúc này, người chết loại bỏ thể vía lại cõi trung giới, y như quá trình loại bỏ thể xác. Tuy nhiên thể vía không hoàn toàn ta rã ngay, mà sự kiện này diễn ra một thời gian hạn định. Đối với những người có chứa nhiều dục vọng, thể trí của y gắn chặt với thể vía, vì thế y phải mất nhiều quyết tâm để loại bỏ nó. Sau khi tách rời thể trí khỏi thể vía, một phần sinh lực và trí tuệ của thể trí bị nhốt trong thể vía.

Vì vậy, thể vía này còn giữ ít nhiều sự sống và còn lưu giữ một phần ký ức trước kia của người sống, nó có thể nói về minh giống như người chết. Những cái võ này, đôi khi bị các tinh linh quỉ quái xâm chiếm làm nơi trú ngụ, nó sẽ tham gia vào các buổi cầu cơ, lên đồng.

DÂN CƯ CÕI TRUNG GIỚI

Ở cõi trung giới, vía của những người chung một quốc gia và chung một quyền lợi trần gian đều tụ họp thành nhóm như ở hạ giới chúng ta. Thí dụ người mộ đạo nhiệt thành đã tự tạo một cõi trời riêng không tụ họp với những người khác đạo; vì những người này có ý tưởng hạnh phúc thiên đàng không hạp với y. Tuyệt nhiên không có gì cản trở sự đi đi lại lại của một người Thiên chúa giáo ở cảnh trời của người Bà la môn hay Hồi giáo. Nhưng ít khi họ làm như vậy, vì quyền lợi và sự lôi cuốn đều thuộc về tôn giáo riêng của họ; nơi đó họ gặp những bạn bè cùng chia xẻ tín ngưỡng của họ. Ðừng bao giờ tin rằng những cảnh trời cấu tạo như thế là thật; đó chỉ là tưởng tượng mà thôi.

Với những thiền nhân, sau khi chết mà không để cho thể vía tự tổ chức lại theo bản năng tự nhiên thì có thể tự do di chuyển trong cõi vía và đi đến bất cứ nơi nào tùy ý ở cõi ấy. Y sẽ thấy toàn diện các điều y quan sát khác hẳn mà đã từng thấy trước đây, y thấy dân cưu cõi vía không mấy đông đảo. Vì cõi vía rộng rãi thênh thang hơn mặt đất nhiều.

Cư dân thể vía không chỉ là những người đã chết, mà còn có thể vía của những người đang ngủ, các tinh linh ngũ hành, các thiên thần. Các tinh linh ngũ hành này dân gian gọi là tiên, quỉ lùn, thổ địa, yêu quái, thần. Chúng được cấu tạo bằng chất dĩ thái hồng trần, ở ngay ranh giới của tầm mắt thịt thông thường. Chúng tránh xa thói hám lợi của người trần nên thường sống ở miền quê hẻo lánh, trong kẹt núi, rừng hoang… Những tinh linh này thường hay thay hình đổi dạng, chúng thường thích lấy hình người nhưng thu nhỏ lại. Những vị này có tính tình hồn nhiên như trẻ con, tuy nhiên cũng có những vị tiến hóa cao bằng người. Thường người ta chia chúng ra thành bốn hạng: thần đất, thần nước, thần gió và thần lửa. Nhưng chỉ có thần gió mới sống ở cõi vía.

Một loài lớn khác cũng có mặt ở cõi vía, đó là các Thiên thần (devas). Sự tiến hóa của loài này cao hơn người, tương đương với mức tiến hóa của những người tốt.

Vậy thì, nhân loại không phải là cư dân duy nhất sống trên trái đất này. Bên cạnh chúng ta còn có những loài khác, mặc dù phải bắt buộc phải trải qua một trình độ tiến hóa tương đương với trình độ tiến hóa của nhân loại. Ở trên con đường này còn có sự tiến hóa rộng lớn hơn, mà ta gọi là các thiên thần, tuy nhiên mức độ tiến hóa của chúng ta ngày nay chưa có cơ hội tiếp xúc cùng với các cư dân này.

THẤY GÌ Ở CÕI TRỜI

Sau khi thoát khỏi cõi trung giới, người chết tiến vào cõi trời, cõi phúc lạc, nơi được nhiều tôn giáo mô tả trong các kinh sách của mình. “Ki Tô giáo và Hồi giáo bảo rằng nó là phần thưởng mà Thượng Đế ban cho những kẻ nào đã làm vừa lòng ngài”, và các tôn giáo khác cho rằng nó là kết quả dành cho những ai có việc làm cao đẹp ở thế gian này. “Trong các thánh thư của Phật giáo và Ấn Độ giáo bạn ắt thấy có những bài tường thuật đao to búa lớn về những khu vườn bạt ngàn trong đó cấy cối đều bằng vàng hoặc bạc, còn trái cây thuộc đủ loại ngọc quí”, còn “Do Thái giáo không quen thuộc với những điều như thế, nhưng y ở trong một đô thị to lớn và tráng lệ - có lẽ là Alexandria”.

Nhưng Thông Thiên Học quan niệm rằng, “cõi trời không phải là một nơi chốn mà là một trạng thái tâm thức”, nó ở ngay tại nơi đây, kề bên cái không khí mà ta đang hít thở. Trên cõi này ta thấy, có “sự viên mãn vô hạn của Trí tuệ Thượng Đế” dành cho những linh hồn tiếp thu, tùy theo tư cách của y, theo phương thức “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”.

Sau khi những tư tưởng thấp hèn của thể vía, đã trở về dạng tiềm ẩn trong thời gian người chết tôi luyện ở cõi trung giới. Thì trên cõi trời này, những tư tưởng thanh cao mà y đã thể hiện ra trong đời sống trước, tạo thành chất dĩ thái tinh vi bao bọc quanh y. Chính lớp vỏ sáng chói này sẽ thu hút những chất dĩ thái thanh cao nơi cõi trời, hoài bão của người chết như thế nào, y sẽ thu hút vật chất phù hợp với nó. Ví dụ: người chết vốn là người yêu âm nhạc, tức thì y sẽ thu hút vào nơi tràn đầy âm nhạc, nơi của những nhạc sĩ tài hoa đang lưu trú. Ở đây y sẽ học hỏi các tài năng âm nhạc này, những kinh nghiệm trong quá trình này sẽ được lưu trữ trong thể trí của y; và nó sẽ được chuyển thành năng khiếu, niềm đam mê khi y chuyển tiếp làm người trong kiếp tới.

Trong một chiều hướng khác, người chết có một hoài bảo lớn lao, hoài bảo này sẽ thu hút y đến nơi những chân linh tối cao phụ trách công việc đó, tại đây, y sẽ được học hỏi những kỷ năng của những thiên thần này. “Trong âm nhạc họ sẽ sử dụng mọi loại hài âm và biến điệu mà trước kia y chưa hề biết tới, trong nghệ thuật họ sẽ quen thuộc với cả ngàn loại hình mà y chưa hề quan niệm tới”.

Đối với những người khác, trong đời sống cõi trần, nếu họ đặt trọn niềm tin và hay suy tưởng về một đấng giáo chủ tôn giáo hay chân sư nào đó như Phật, Chúa…thì khi thăng lên cõi trời. Y sẽ được tiếp xúc với các vị này, và được các vị trực tiếp giáo huấn.

NHỮNG NGƯỜI HOẠT ĐỘNG BÊN KIA CÕI VÔ HÌNH

Nói về sự giúp đỡ của người bên cõi vô hình, với những người đang sống thì có hai dạng.

Một là, những người mà ta gọi là những người đã chết. Những người này đôi khi can thiệp vào công việc của người cõi trần, nói đôi khi, vì họ luôn ý thức được bản thân, nên họ mong muốn làm sao nhanh chóng thăng lên cảnh giới cao hơn, mà sự quyến luyến với công việc của con người là một điều có hại. Hiệu quả của sự can thiệp này, tùy theo mức độ tiến hóa của linh hồn người chết. Y tiến hóa càng cao, thì khả năng giúp người sống càng nhiều, nhưng những linh hồn này lại xa lìa cõi trần nhanh nhất.

Hai là, những người còn sống, những thiền nhân tu đạo hoặc là những người bằng một phương pháp bí truyền nào đó, biết cách sử dụng thể vía của mình hoạt động một cách có ý thức bên kia cõi trung giới. Những người này tìm cách giải quyết các rắc rối của người chết, lẫn người sống gặp phải với điều kiện ràng buộc.

Họ an ủi những người chết còn đang ngỡ ngàng bên cõi trung giới, hay họ mang đến một thông điệp cứu người sống thoát khỏi một tai nạn nguy hiểm đến tính mạng nào đó. Đôi khi họ được phép cứu sống một người nào đó trong những vụ tai nạn “nghìn phần chết một phần sống”.

Edited by Liêm Pha
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

THÔNG THIÊN HỌC QUAN NIỆM VỀ VŨ TRỤ

Thông Thiên Học cho rằng:

- Thái dương hệ của chúng ta gồm 7 hành tinh có sự sống.

- Một hành tinh có 7 lần tịnh hóa

- Một cuộc tịnh hóa có 7 lần tuần hoàn

- Một lần tuần hoàn có 7 bầu hành tinh: (1) cõi tâm linh, (2) cõi trực giác (cõi bồ đề), (3) cõi thượng trí, (4) cõi hạ trí, (5) cõi trung giới, (6) cõi hồng trần, (7) dãy nguyệt tinh.

- Một bầu hành tinh có 7 giống dân sinh ra.

- Một giống dân có 7 giống dân phụ hợp thành.

- Một giống dân phụ có 7 giống dân chi tiết hợp thành.

* Hành tinh trong thái dương hệ có sự sống:

Có tất cả mười hành tinh trong Thái dương hệ, nhưng chỉ có 7 hành tinh có vật chất:

1- Hệ tiếng hóa của một hành tinh chưa nhận ra, gọi là Hỏa vương tinh. Hành tinh này đã tiến đến cuộc tịnh hóa lần thứ 3, và chỉ có một bầu vật chất thấy được.

2- Sao Kim tinh. Đang ở cuộc tịnh hóa lần thứ 5, chỉ có một bầu vật chất thấy được.

3- Sao Hỏa tinh, Thủy tinh và Trái đất, có 3 bầu vật chất và đang ở cuộc tịnh hóa lần thứ 4.

4- Sao Mộc tinh, sao Thổ tinh, sao Thiên vương tinh. Các sao này đang ở cuộc tịnh hóa lần thứ 3.

5- Sao Thủy vương tinh, và hai sao bên ngoài quỹ đạo của Thủy vương tinh. Sao này đang ở vào cuộc tịnh hóa lần thứ 4, và có 3 bầu vật chất như trái đất.

Một hành tinh tiến đến chu kỳ cuối cùng của cuộc tịnh hóa, ta gọi chúng là Nguyệt Tinh.

* Chu kỳ của một cuộc tuần hoàn:

Mỗi lần tuần hoàn của một hành tinh thì sinh ra một bầu hành tinh, chúng có thứ tự lần lượt là: (1) cõi tâm linh, (2) cõi trực giác (cõi bồ đề), (3) cõi thượng trí, (4) cõi hạ trí, (5) cõi trung giới, (6) cõi hồng trần, và (7) dãy nguyệt tinh. Chu kỳ tiến hóa này diễn ra từ cao đến thấp, đến hết chu kỳ lại tiến từ thấp đến cao.

Ví dụ: Trái đất của chúng ta đang ở lần tịnh hóa thứ 4, cuộc tuần hoàn thứ 4, bầu hành tinh thứ 4.

(HT: Bầu hành tinh; TL: Cõi tâm linh; BĐ: Cõi bồ đề; TT: Cõi thượng trí; HT: Cõi hạ trí; TG: Trung giới; VC: Cõi vật chất; CT: Cõi hồng trần)

Hành tinh HT1 HT2 HT3 HT4 HT5 HT6 HT7

Tuần hoàn 1 TL BĐ TT HT TT BĐ TL

Tuần hoàn 2 BĐ TT HT TG HT TT BĐ

Tuần hoàn 3 TT HT TG TG TG HT TT

Tuần hoàn 4 HT TG VC VC VC TG HT

Tuần hoàn 5 TT HT TG CT TG HT TT

Tuần hoàn 6 BĐ TT HT TG HT TT BĐ

Tuần hoàn 7 TL BĐ TT HT TT BĐ TL

* Chu kỳ sinh tiến hóa:

Theo Thông Thiên Học thì, quá trình tiến hóa của một con người hiện nay như sau:

- Tiến hóa lần thứ 1: là khoáng sản.

- Tiến hóa lần thứ 2: là thảo mộc.

- Tiến hóa lần thứ 3: là cầm thú.

- Tiến hóa lần thứ 4: làm người như hiện nay.

Và điều ngạc nhiên là, chúng ta không phải tuần tự tiến hóa như thế trên trái đất này, mà là chúng ta luân phiên tiến hóa lần lượt qua các dãy hành tinh.

- Dãy hành tinh thứ 1 (Trái đất): Làm khoáng sản mức 1.

- Dãy hành tinh thứ 2 : Làm khoán sản mức 2.

- Dãy hành tinh thứ 3 (dãy Nguyệt tinh – những hành tinh chết) : Làm khoán sản mức 3.

- Dãy hành tinh thứ 4: Làm khoán sản mức 4.

- Dãy hành tinh thứ 5: Làm loài thảo mộc.

- Dãy hành tinh thứ 6: Làm cầm thú.

- Dãy hành tinh thứ 7: Làm người.

Dãy hành tinh ở đây không có ý nghĩa chỉ một hành tinh cụ thể nào, ngoài dãy thứ 1 và dãy thứ 3; vì mỗi hành tinh có chu kỳ tiến hóa khác nhau, cuộc tuần hoàn khác nhau, bầu hành tinh khác nhau nên tên hành tinh không thể là cố định (xem phần: Hành tinh trong thái dương hệ có sự sống).

Ví dụ: Hiện nay làn sóng sinh hoạt của Thái dương hệ đang tập trung vào Địa cầu, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là hai hành tinh Thủy tinh và Hỏa tinh, không có sự sống. Người ta cũng nhận thấy ở đây có con người, cầm thú, thảo mộc.

Trên mỗi hành tinh mức độ tiến hóa sẽ không đồng đều, những người tiến hóa trước nghỉ ngơi trên cõi trí, đợi những người tiến hóa sau . Đến cuối chu kỳ của mỗi cuộc tịnh hóa trên một hành tinh nào đó, tất cả sẽ được nhảy từ dãy hành tinh này sang dãy hành tinh khác, với một kiếp sống khác.

* Con người đã được sinh ra như thế nào?

Như vậy, trong quá khứ những người tiến hóa nhất ở dãy Nguyệt tinh (những hành tinh chết) đã xuống trái đất trong cuộc tịnh hóa lần thứ 1, và đã tạo ra các hình thể vật chất đầu tiên ở địa cầu. Kế đến, những con thú tiến hóa nhất trong loài thú Nguyệt tinh đầu thai vào những hình thể được lập sẵn này.

Đến cuộc tịnh hóa lần thứ 2 của trái đất, những người-thú ít tiến hóa nhất trong loài người ở dãi Nguyệt tinh, đầu thai làm những người dìu dắt cư dân địa cầu. Trong khi đó, những con thú tiến hóa nhất ở dãi Nguyệt tinh đầu thai làm đa số nhân loại.

Trong cuộc tịnh hóa lần thứ 3, một phần lớn thú ở dãi Nguyệt tinh tiếp tục chuyển kiếp thú thành kiếp người, trong đa số nhân loại chúng ta. Bên cạnh đó, những hạng người thứ nhì của người Nguyệt tinh đến đầu thai đến dẫn dắt nhân loại.

Đến cuộc tịnh hóa lần thứ 4, tức là cuộc tịnh hóa hiện nay, hạng nhân loại thứ nhất ở dãi Nguyệt tinh lan tràn trên chúng ta. Đó là những người tiến hóa nhất và tốt nhất ở Nguyệt tinh nhưng chưa đạt mục đích cuối cùng trên đường đạo. Họ đã thành Chơn tiên Thánh thiện và đã rời địa cầu. Một số khác, ít tiến hóa hơn, nhưng cũng đã đắc chơn tiên, tương đối gần chúng ta hơn, nghĩa là chừng vài nghìn năm. Đó là các vị chơn tiên hiện nay.

Ngoài cuộc tiến hóa tâm linh hay là cuộc tiến hóa của linh hồn con người, thì cuộc tiến hóa của thể xác cũng đồng thời xãy ra. Trong cuộc tịnh hóa lần thứ 1, những hình thể được tạo ra ban đầu của con người hoàn toàn bằng chất dĩ thái. Chúng giống như các cụm mây trôi nổi trong không gian, không có hình dạng rõ rệt. Đến cuộc tịnh hóa lần thứ 2, chúng mới là vật chất hữu hình nhưng cũng không có hình dáng rõ nét, rất nhẹ và có thể bay lang thang khắp nơi.

Và chỉ đến cuộc tịnh hóa thứ 4 này, các hình thể ấy mới có một vài điểm giống con người hiện nay. Con người ở thời kỳ sơ khai đều lưỡng tính (bán nam bán nữ), sự phân chia đực cái chỉ xảy ra ở giữa cuộc tịnh hóa thứ 3. Từ đó các hình thể con người tuần tự tiến hóa, lần lần được tinh luyện và cứng cáp hơn trước. Chúng đứng thẳng, không bò như kỳ đầu và lần lần tự phân biệt với hình thể các con thú.

Có một ngoại lệ lạ lùng trên đường tiến hóa đáng được nêu ra. Vào cuộc cuộc tịnh hóa lần thứ 4 (tại địa cầu), sẽ là cơ hội cuối cùng cho cho những loài thú chuyển kiếp. Vì vậy, một cố gắng lớn được đem ra thử, một kế hoạch đặc biệt được dựng lên để tạo một dịp may chót cho chúng. Đó là tạo điều kiện cho những con thú chậm trễ ở cuộc tuần hoàn lần thứ 3, chúng được tạo cơ hội làm người, và tự nhiên không thể đạt liền mức tiến hóa cao được. Dù sao, khi đến dãy hành tinh tương lai, chúng có sẵn một chút kinh nghiệm về trường hợp này.

* Những người anh em của cư dân địa cầu:

Cuộc tiến hóa của Địa cầu chúng ta có được sự khích lệ mạnh mẽ từ người anh em Kim tinh. Hành tinh này đang ở vào cuộc tịnh hóa lần thứ 5, và cuộc tuần hoàn thứ 7, cho nên dân cư trên đó đã tiến rất xa chúng ta. Và đúng vào thời kỳ xáo trộn của Địa cầu, thời điểm sinh ra các giống dân thứ 4, các đấng Chơn tiên ở Kim tinh được chuyển đến địa cầu chúng ta để dẫn dắt nhân loại.

Các vị ấy được gọi là Hỏa Đức Tinh Quân hoặc là Hoàng tử của Sương-mù-lửa. Các vị đó có ảnh hưởng rất to lớn đối với sự tiến hóa của chúng ta. Nếu theo sự tiến hóa thông thường, thì hiện nay nhân loại mới phát triển được các tiến bộ về năng khiếu cảm xúc, nhưng chúng ta đã đi vượt quá chương trình đã định. Phần nhiều các vị ấy cũng chỉ ở với chúng ta trong thời kỳ khủng hoảng của địa cầu hiện nay mà thôi, sau khi hoàn thành nhiệm vụ các vị ấy sẽ từ biệt chúng ta.

Sự tiến hóa của chúng ta bao gồm hình thể và tinh thần. Trong giai đoạn tiếp theo, con người sinh ra ngày càng đẹp hơn, trí tuệ minh triết và bác ái hơn. Trong sự tiến hóa này, những linh hồn ấu trĩ sẽ không còn theo kịp, họ bị bắt buộc phải tách ra và đợi đến cuộc tiến hóa lần sau. Người ta ước lượng có khoảng hai phần năm nhân loại sẽ rơi vào tình trạng ấy. Ba phần năm nhân loại còn lại sẽ tiếp tục tiến mau đến số phận huy hoàng đang chờ họ.

Edited by Liêm Pha
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

NHỮNG CƯ DÂN ĐÃ BƯỚC ĐI TRÊN ĐỊA CẦU

Hành tinh chúng ta đã đi đến cuộc tịnh hóa lần thứ 4, và trong 4 lần tịnh hóa này chúng ta đã có 4 giống dân khác nhau [1]. Trong mỗi lần tịnh hóa, do hành tinh được cấu tạo bằng cõi khác nhau (cõi vật chất, trung giới…) nên hình dáng con người cũng thay đổi. Ví dụ: Hiện nay trái đất có vật chất, thì thể xác con người cấu tạo bằng vật chất; trước kia trái đất cấu tạo bằng thể trung giới, thì con người cấu tạo bằng chất trung giới [2].

* Ở lần tịnh hóa lần thứ 1: Thân thể của giống dân này làm bất chất thanh khí từ thể phách của cư dân ở dãi Nguyệt tinh (những hành tinh chết do ở thời kỳ cuối của cuộc tịnh hóa), nên họ không có hình dáng rõ rệt và chưa phát triển các quan. [2]

* Ở lần tịnh hóa lần thứ 2: Thân thể của giống dân thứ 2 bắt đầu cấu tạo thô hơn giống dân thứ 1, bắt đầu phát triển hai giác quan nghe và rung động thân thể. Con người lúc này chưa phân ra đực cái, cá thể lưỡng tính, tự sinh sản bằng cách phân chia như tế bào. [2]

* Ở lần tịnh hóa thứ 3: Được chia ra làm 3 thời kỳ

- Thời kỳ 1: Con người đã có cơ thể vật chất, chưa phân biệt đực cái, thân thể có cả hai bộ phận sinh dục.

- Thời kỳ 2: Con người lần đầu tiên được sinh ra từ trứng, trứng này được phân chia từ thân thể một cá thể bố mẹ. Bộ phận sinh dục bắt đầu phát triển không đồng đều. Đến giống chính thứ 4, thời kỳ tịnh hóa thứ 2, thì con người đã hình thành nam nữ, nhưng vẫn sinh ra từ trứng.

- Thời kỳ 3: Giống dân thời kỳ này vẫn sinh ra từ trứng, nhưng trứng bắt đầu thụ thai từ cơ thể mẹ. Đến giống dân thứ 7, thì con người được sinh ra từ tử cung người mẹ.

Trong thời kỳ thứ 3 này, con người chung sống đồng thời với loại thú Mégalosaure và Ptérodactyle. Cho nên dân cư Lémuriens có hình thù cao lớn, oai nghi, sức lực mạnh mẽ vô cùng mới chống cự nổi với những loài thú dữ kể trên đây. Họ có sắc da đỏ, song có nhiều màu từ đỏ nâu cho tới xám xanh. Có ba con mắt, hai con mắt hai bên (tai), một con ở chính giữa ẩn vào trong, gọi hạch trán hay là tùng quả tuyến (glande pinéale). Họ chỉ có thể phát ra vài âm thanh như loài thú hiện nay, người ta gọi giống một con mắt nầy là giống Cyclopes.

Được dẫn dắt bởi các vị thánh từ dãy Nguyệt tinh, dân Cyclopes đã xây được nhiều thành trì rộng lớn, cất được những đạo viện hùng vĩ, bằng những hòn đá khổng lồ. Ví dụ, những hòn đá Pierres branlantes ở (Pegasus, Hy Lạp) , họ dùng để liên lạc với các vị thần.

- Ở lần tịnh hóa thứ 4: Chúng ta đang ở lần tịnh hóa thứ 4, cuộc tuần hoàn thứ 4, và giống dân thứ 5.

+ Giống thứ 1: Là giống Rmoahal chăn nuôi súc vật di cư dưới quyền của các vị Thánh Đế.

+ Giống thứ 2: Giống Tlavatli nhờ Tiên Thánh dắt dẫn, nên rất văn minh song ưa chuộng hòa bình.

+ Giống thứ 3: Giống Toltec (Atlantis). Giống này có hình dáng vạm vỡ, cao trung bình đến 8m, thịt da cứng hơn đá, cơ thể có thể tự lành vết thương (giống thạch sùng có thể mọc lại đuôi). Họ cực kỳ văn minh, và tiến bộ cả về văn chương, khoa học, mỹ thuật… Họ biết chế tạo máy bay, tàu vũ trụ và dùng năng lượng gọi là Vrill, được trích lọc từ chất dĩ thái (éther). Ngoài ra họ phát triển cực thịnh về nông nghiệp, chăn nuôi, luyện kim (chế nguyên liệu khác thành vàng). Trong chiến tranh họ dùng các loại bom giết người hàng loạt, tương tự vũ khí nguyên tử hiện nay.

Về sau do họ ỷ vào trí tuệ của mình, đánh đuổi các vị tiên thánh từ dãy Nguyệt tinh, nên bị giáng một trận đại hồng thủy, và bị diệt vong hoàn toàn.

+ Giống thứ 4: Giống Turanien hung bạo và ưa chiến tranh, nhưng văn minh.

+ Giống thứ 5: Bao gồm các nhánh sau

Giống phụ: Sémites, tổ tiên giống Do Thái hiện nay.

Giống phụ: Aryens, tổ tiên người da trắng hiện nay.

Giống phụ: Akkadiens ưa phiêu lưu, di cư qua miền duyên hải Địa Trung Hải sinh ra dân Pélasges, Etrusques, Carthaginois và Scythes.

Giống phụ: Giống Mông Cổ ở Bắc Á châu sinh ra người Trung Hoa ở trung nguyên (không phải người Trung Hoa ở dựa mé biển). Người Ma lai, người Tây Tạng, người Hung Gia Lợi, người Phanh noa (Finnois), người Ết ki mô (Esquimaux) và người Nhựt Bản là một nhánh của giống Mông Cổ.

Và một số giống phụ khác…

[1] Bí quyết Thông Thiên Học

[2] Đạo lý thuyết minh

Edited by Liêm Pha

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

SỨC MẠNH TIN THẦN HAY QUYỀN NĂNG TƯ TƯỞNG

Huyền năng (hay pháp thuật) của môn yoga có thể gói gọn bằng bốn chữ: “sức mạnh tinh thần”. Người nào tu luyện được tinh thần mạnh mẽ và trong sáng, thì lẽ tất nhiên anh ta sẽ thu hoạch được huyền năng. Kết quả này dựa trên sự hiểu biết về cơ thể con người, nhưng ở mức độ mà khoa học chưa khám phá được. Nó giống như trước khi Karl Landsteiner phát hiện ra nhóm máu A, B, O, thì chẳng ai biết gì về chúng. Điều chúng ta gọi là khoa học hiện nay chẳng qua là những phát biểu mà người khác lập đi lập lại hằng ngày, năm này qua năm tháng, thế kỷ này sang thể kỷ khác. Ta nghe mãi thành quen, rồi chấp nhận nó như một chân lý, nhưng thật ra “chân lý chỉ là phản ánh giới hạn của cái trí” – Krishnamurti - và nó sẽ còn thay đổi khi cái trí được nới rộng trong một tương lai nào đó.

Bây giờ nói về cõi vô hình, về chổ được người đời gọi nôm na là huyền bí. Nơi mà chúng ta sẽ làm quen với các hạt tinh vi nhất, lạ lùng nhất mà khoa học hiện tại chưa hề biết tới. Chỉ với những hạt này, bằng sức mạnh tinh thần con người này sẽ làm cô đặc chúng lại, và hô biến thành bất cứ món đồ dùng nào mà ta muốn. Biến nước thành đá mà không cần tủ lạnh, lấy hoa sen từ trong không khí, luyện đá thành vàng, và đôi khi cả chuyện dời sông lắp bể. Với mức độ tinh thần khác nhau, những đồ vật này sẽ tồn tại bên kia cõi trung giới và dần dần chúng hiện ra ngay trên cõi trần này.

Chúng ta tưởng tượng xem, một phần mềm hoạt động được trên máy tính là nhờ lập trình viên viết chương trình hoạch định cho nó. Thì với sức mạnh tinh thần, ở cõi vô hình người ta cũng tạo được những hình nhân. Định dạng cho nó tính cách, hình thành cho nó khả năng, và mục tiêu hoạt động sẵn sàng. Một gã phù thủy thực hiện bùa phép hại người, thì y cũng sẽ tạo ra những hình nhân kiểu đó. Những hình nhân này nghe lệnh của y, tìm đến nạn nhân và liên tục quấy rối anh ta bên kia cõi vô hình. Tên hình nhân bám theo nạn nhân, và làm công việc được giao cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ mới trở về. Đến lúc này, tay phù thủy dùng thần chú để hủy hình nhân, nếu không kẻ bị hại tiếp theo sẽ là y.

Khoa Mật tông Tây Tạng cũng luyện tinh thần bằng cách quán tưởng các vị thần được vẽ trên các Mạn-đà-la, nhưng là với tính cách từ bi. Sau đó, những vị thần được vẽ bên cõi vô hình này quay lại truyền năng lực từ bi cho người tạo ra nó.

Trong quyển “Giáo lý bí truyền” có chương viết về những tay phù thủy ở châu Atlantis. Bọn tà giáo này ôm mộng lật đổ quyền lực của vị vua đương nhiệm, nên đã tạo ra một đạo quân với hình dạng chiến binh. Bằng khả năng tà thuật, các chiến binh này xuất hiện đàng hoàng bên cõi vật chất, và người đời đương nhiên trông thấy chúng. Đạo quân này đã đánh bại các binh sĩ của vị vua đương nhiệm, và tiến đến kinh thành, hòng biến cả châu Atlantis thành một vương quốc tà giáo. Tuy nhiên, dã tâm của bọn chúng đã bị hũy hoại bởi các vị Thánh từ cõi Bồ đề. Các vị này đã dùng chú, phá tan hoàn toàn đội quân hình nhân này, và bắt những kẻ tà giáo phải chịu khuất phục.

Sức mạnh tinh thần có nhiều ích lợi, nhưng cũng thật tai hại cho nhân loại, nếu để kẻ tà tâm xấu xa nào đó chiếm được nó. Chính vì vậy, khoa yoga xưa nay luôn phải bí truyền và môn này chỉ được trao cho những người có tâm hồn thanh khiết. Ai có sức mạnh tinh thần, họ đều phải ý thức sự nguy hại, để nghĩ đến những điều hữu ích. Vì lẽ đó, khi các vị Bồ tát khi đạt đạo, chư vị luôn có những đại nguyện lớn vì ích lợi chúng sinh. Bằng sức mạnh của mình, các vị muốn ban rải tình thương cho đại chúng; chứ không như một số người hiểu nhầm, chư vị này chỉ cần những nguyện xuông như thế mà được phong thành Phật, thành Bồ tát.

Edited by Liêm Pha

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn copy lại nên trích rõ nguồn và nhớ kiểm tra lại lỗi chính tả!

Share this post


Link to post
Share on other sites

* Đào tạo thể trí:

Tư tưởng (ý nghĩ) của chúng ta hoạt động theo quy luật, đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu. Một kẻ luôn suy nghĩ đến giết người, thì ngay lập tức tâm thức (tư tưởng/ ý nghĩ) của y sẽ thu hút các tư tưởng xấu (hạt thô trược) từ cõi trung giới. Các tư tưởng xấu này chuyển dần vào trong, đẩy các tư tưởng tốt đẹp ra bên ngoài, và đến lúc ý nghĩ của y cấu tạo hoàn toàn bằng các hạt thô trược, thì lúc đó hành vi giết người của y sẽ xảy ra.

Vì “Ðặc tính rung động của tâm thức là luôn luôn sa thải chất cũ rồi đem chất mới thay vào để rèn luyện thể trí. Vì thế, mỗi hành động hay ý niệm vừa phát khởi đều gây nên hậu quả; như khi xưa chúng ta có những hành vi hay tư tưởng lành dữ thế nào thì ngày nay những hành vi hay tư tưởng đó đáp ứng lại cho chúng ta y như thế.” [1]

Để rèn luyện trí não, đọc sách không phải là cách hay. Đọc nhiều sách mà không tiêu hóa được kiến thức, thì không những không mở mang được trí não, mà còn làm trí não suy giảm thêm. Đọc sách phải từ tốn, nghĩa là ta phải đọc từng đoạn, rồi dừng lại suy nghĩ và nhận xét hay phản bác tư tưởng của tác giả, hoặc thêm vào các ý kiến của ta. Đó là cách để rèn luyện trí não: đọc 5 phút, và tốn 10 phút suy nghĩ.

* Truyền tư tưởng trong không gian:

Hãy tưởng tượng, trong thế giới hiện đại ngày nay, chúng ta liên lạc với người thân bằng nhiều cách như: điện thoại, internet…nhưng với điều kiện, anh ta cũng phải có phương tiện tương ứng. Vậy, nếu hắn ở chốn rừng sâu núi thẳm nào đó, thì chúng ta sẽ mất liên lạc hoàn toàn và hẵn là phải đoạn tuyệt tin tức dài lâu. Nhưng với nội lực tư tưởng mạnh mẽ của mình, ta sẽ truyền tư tưởng của ta tới y. Và từ bên kia đầu dây tư tưởng, ắt hẳn y sẽ ngạc nhiên, vì hình như y vừa có ấn tượng lờ mờ về một thông điệp về ta.

“Có hai phương pháp chuyển di tư tưởng: một là phương pháp vật thể, hai là phương pháp tâm linh. Phương pháp vật thể do trí và não, còn phương pháp tâm linh chỉ do tâm trí mà thôi.” [2]

Quy trình hoạt động cho quá trình này là: Bằng cách tập trung tư tưởng, ta sẽ lập trình những thông tin cần gửi đến y. Tư tưởng này được đông đặc trong thể trí, nó chuyển dần đến thể vía, và tạo thành làn sóng chất dĩ thái phát ra bên cõi trung giới. Làn sóng này di chuyển trong cõi âm, tìm đến bộ não người nhận tin. “Bộ não sau này tiếp thu sự rung động rồi truyền qua thể vía, kế đến thể trí.” [2]

+ Phương pháp di chuyển tư tưởng thứ 1:

Phía trước và dưới bộ não con người, có một hạch nhỏ bằng trái tùng, gọi là tùng quả tuyến. Tùng quả tuyến là một bộ phận phát triển chậm hơn hết trong cơ thể con người. Nếu tập trung suy nghĩ về một việc gì, tùng quả tuyến sẽ sinh ra một luồng từ điện rất yếu ớt làm ta có cảm giác như có kiến bò.

Nếu người nào suy tưởng mạnh mẽ, đủ khả năng phát ra một luồng từ điện mạnh thì có thể truyền tư tưởng mình đi đến một nơi khác rất rõ ràng. Sự rung động trong dĩ thái của hạch quả tùng tạo thành làn sóng ở chất dĩ thái chung quanh như làn sóng ánh sáng nhưng rất nhỏ và tốc độ mau hơn. Làn sóng ấy lan tràn khắp nơi làm cho dĩ thái này rung động, rồi truyền qua dĩ thái khác, và như thế mãi cho tới khi gặp được dĩ thái của tùng quả tuyến trong bộ não khác. Từ đó, nó chuyển sang qua thể vía, rồi đến thể trí, và tiếp tục đều đều chuyển đến tâm thức. Nếu hạch quả tùng thứ hai không tạo lại được làn sóng rung động mà nó đã tiếp nhận, thì tư tưởng sẽ phân tán, không sanh ra được một ấn tượng nào cả, cũng như ánh sáng không làm cho người mù trông thấy sáng. [2]

+ Phương pháp di chuyển tư tưởng thứ 2:

Để di chuyển tư tưởng, người ta tự tạo ở cõi trí một hình tư tưởng, nhưng không truyền sang bộ não, mà trực tiếp truyền cho một người tư tưởng khác ở cõi trí. Kẻ thực hành được điều này tất nhiên phải giàu nghị lực, tư tưởng mạnh mẽ và cao siêu hơn những kẻ dùng trí não chuyển di tư tưởng. Bởi vì người dùng phương pháp này phải tỉnh thức ở cõi trí mới hành động được. [2]

----------------

[1] Rèn luyện và nâng cao thể trí. Quyền năng tư tưởng.

[2] Di chuyển tư tưởng. Quyền năng tư tưởng.

Bạn copy lại nên trích rõ nguồn và nhớ kiểm tra lại lỗi chính tả!

Cám ơn bác!

Để tui kiểm tra lại, và dẫn nguồn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Không gian đa chiều,

hay là con đường vào cõi âm.

Hàng ngày, tôi và bạn cùng nhìn ngắm ánh sáng mặt trời ló dạng từ đằng đông, những tia nắng vàng đỏ xuyên qua từng tầng mây, sưởi ấm và lo toan cuộc sống của muôn loài. Ai mà không yêu dòng sông nước trong xanh thong thả rong chơi, nâng niu từng đàn tôm cá vào lòng, cất tiếng hát ầu ơ, dưỡng dục thành hình. Bên kia bờ, dăm ba chòm cây phơi mình trong nắng sớm, sau buổi tắm sương với vòi sen của đất trời.

Vậy là, điều tồn tại xung quanh ta, trước mắt ta, được khoa học gọi là không gian ba chiều. Nhưng, liệu ngoài những thứ ta đụng chạm, ta nâng niu hàng ngày kia ra; còn có chiều không gian thứ tư, hay thứ năm nào nữa hay không? Vì sao, trong giấc mơ, đôi khi tôi lại thấy mình đi lạc vào nơi không thấy tồn tại trên cõi trần này. Đấy là, tôi hả hê trong ngôi nhà dát vàng óng ánh, hay bay lơ lững trong không gian với cảm giác sung sướng thanh thảng tột cùng. Nhưng khi tỉnh giấc, tôi mường tượng mình vừa trải nghiệm qua một điều gì, chứ chẳng phải mơ. Có phải chăng, với tôi thực và mơ đã trộn lẫn vào nhau rồi?

Nhưng lạ lùng thay, những cuộc lên đồng, gọi hồn người chết, tìm mộ liệt sĩ, xãy ra rầm rộ ở đất nước ta, trong thời gian vừa qua, lại không phải là một cơn mê sảng. Thực tại hiện hình kia, vội vã gây nhiều tranh cãi ở khắp nơi. Loại bỏ những lý lẽ bác bỏ cho rằng, thầy đồng giở trò bịp đằng sau tấm màn huyền bí; hay đấy là cơn điên loạn của trào mê tín dị đoan còn tồn tại từ thời con người “ăn lông ở lổ”. Nhưng vậy ai đủ khả năng bác bỏ sự tồn tại linh hồn người sau khi chết, khi mà niềm tin đó đã tồn tại từ lâu lắm với những người theo duy linh thuyết, hay Phật giáo.

Linh hồn tồn tại. Nhưng họ sống ở đâu, thiên đàng hay địa ngục. Thiên đàng, phải chăng được xây dựng trong những tầng mây màu sắc, trên bầu trời thăm thẳm kia? Hay là vương ra tận ngoài không gian vũ trụ xa tít, trên một hành tinh trôi nổi bồng bền trong Thái dương hệ mông mênh, mà chẳng có họng kính viễn vọng tối tân nào có một giây cơ hội nhìn thấy nó. Và địa ngục, liệu có phải cư ngụ dưới lòng đất ngầm sâu thẳm tối tăm, có khi, vào tận bên trong lõi địa cầu đang sôi sùng sục, nơi chưa một mũi khoan nào của con người xuyên tới được. Hay là nó ở Becmuda, cánh cửa vào âm ti, vùng cấm địa đã nuốt chửng rất nhiều thuyền bè, phi cơ, của con người trên thế giới.

Như vậy, thực sự tồn tại một chiều không gian khác ngoài những chiều không gian hiện tại. Giới khoa học đang xét lại, và cũng bắt đầu nghiên cứu và tiến đến nhìn nhận điều này.

Bà Lisa Randall trong quá trình thí nghiệm về hạt cơ bản, bất ngờ phát hiện thấy có những hạt bổng dưng hô biến. Bà liền đưa giả thuyết: “Tôi cho rằng trên Trái đất có tồn tại không gian chiều thứ 5. Nếu giả thiết này là đúng thì thực ra các không gian khác không ở xa chúng ta, thậm chí có thể nói chúng ở cách ta trong gang tấc. Chỉ có điều chúng ẩn giấu rất khéo cho nên ta không nhìn thấy mà thôi.” [1]

Các thuyết lý thuyết vật lý hiện đại, như thuyết String, cho rằng. Ở các khoảng không gian cực hẹp (cấp độ nanomét), không gian sẽ bị "cuộn" lại trong các chiều khác (có thể là chiều thứ 4, thứ 5 hoặc nhiều hơn). Điều này sẽ làm thay đổi lực hấp dẫn giữa các vật thể trong không gian đó. Vì thế, nếu người ta xây dựng được một thí nghiệm để chỉ ra sự thay đổi này của lực hấp dẫn, thì người ta có thể kết luận rằng, có chiều không gian thứ 4. [2]

Tại Đại học Duke và Rutgers, các nhà khoa học cùng hợp sức phát triển một mô hình toán học, mà họ cho rằng sẽ giúp các nhà thiên văn học thử nghiệm định luật hấp dẫn trong không gian 5 chiều đo, để đối chiếu với Thuyết tương đối tổng quát của của Anh-xtanh. Lý thuyết này cho rằng, vũ trụ hiện tại là một màng (braneworld) nằm trong một vũ trụ lớn hơn, giống như một sợi tảo mỏng nổi trên đại dương. Vũ trụ màng có 5 chiều: 4 chiều không gian, 1 chiều thời gian; so với

3 chiều không gian, 1 chiều thời gian của Thuyết tương đối tổng quát. Họ còn nói, “nó sẽ làm đảo lộn các lý thuyết hiện tại. Nó sẽ xác nhận rằng còn có một chiều thứ 4 của không gian, và nó sẽ tạo ra một sự thay đổi về triết học trong hiểu biết của chúng ta về thế giới tự nhiên”. [3]

Hội Thông Thiên Học thông qua việc tập hợp các tài liệu tôn giáo cổ xưa và thực hành khoa yoga, đã cho rằng, trong không gian tồn tại ít nhất 7 chiều đo. Cõi Trung giới có 4 chiều đo, cõi Trí tuệ có 5 chiều đo và cõi Bồ đề có 6 chiều đo [4]. Mỗi cõi này được cấu tạo bằng những vật chất khác nhau, cho nên, người ở cõi dưới không thể thấy được vật chất ở các cõi cao hơn.

Các chiều đo này tồn tại cùng một nơi, nghĩa là có 7 chiều đo ở trong một không gian. Sự khác nhau “là do tầm nhận thức hạn hẹp” của con người với sự vật, và “thời gian thực ra không phải là chiều đo thứ tư” [4] như Thuyết tương đối tổng quát trình bày.

“Việc nghiên cứu về chiều đo thứ tư dường như đưa thẳng ta tới Thần Bí Học” [4], cho nên thật khó có hi vọng con người với nền khoa học hiện tại, mà tìm kiếm được đường vào không gian thứ 4. Chỉ có “vứt bỏ bản ngã”, “đặt căn cứ và bắt rễ nơi tình thương, có thể cùng với chư thánh hiểu được thế nào là chiều rộng, chiều dài, chiều sâu và chiều cao” [5].

Nói theo Duy linh thuyết của nhân gian, cõi âm, tức là chiều không gian thứ 4 mà khoa học đang tìm kiếm. Cõi này Thông Thiên Học gọi là Trung giới. Và con người chúng ta, dầu còn sống hay đã chết, đều đã bước đi trên đó ít nhiều. Người chết chuyển hẳn sang cõi đó, và người sống thì phiêu bồng bên ấy trong giấc ngủ - mà ta thường gọi là mộng mị hay giấc mơ [6].

------

[1] khoahoc.com.vn/cau-chuyen/17886_Giao-su-Nguoi-dep-va-Khong-gian-chieu-thu-5.aspx

[2] Chứng minh chiều không gian thứ tư bằng thực nghiệm? - vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2002/11/3B9C21CF/

[3] diendan.vietgiaitri.com/lofiversion/index.php?t29941.html

[4] Chương 15: Chiều đo thứ 4. Quyển Thể vía (A.E.Powel) – Bản dịch: Chơn Như -thongthienhoc.com/baivo%20chieu%20do%20thu%20tu.htm

[5] Thư gửi tín hữu Ephesians iii, 17-18

[6] Thể vía. Quyển Chơn nhơn và các hạ thể (Annie Besant). Bản dịch: Chơn Như (thongthienhoc.com)

Edited by Liêm Pha
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

NGÀY PHÁT XÉT CUỐI CÙNG VÀ HÀNH TRÌNH CỦA NÓ

Chưa bao giờ chúng ta nghe nhiều tin đồn về ngày tận thế như hiện nay: đó là thời điểm con người sẽ tan rã trong biển nước mênh mông, khi băng ở hai cực bất thần tan chảy trong đêm. Chỉ sau vài giờ, đất liền trở thành đái đại dương, mọi thứ đột nhiên bị nhận chìm trong nước. Chẳng ai kịp có cơ hội vớ lấy được một cái phao nào và tất cả cùng níu chân nhau mà chết.

Hay vào lúc con người say sưa chìm trong giấc ngủ, một thiên thạch to lớn có đường kính bằng ½ trái đất, bất ngờ đổi hướng bay, từ vũ trụ giáng xuống địa cầu với vận tốc bằng đường bay của ánh sáng. Ầm. Cú vam chạm xuyên vào tận bên trong lớp lõi địa cầu, làm kích hoạt các dòng nham thạch đã ngủ yên dưới lòng đất. Hàng triệu núi lửa đồng loạt thức dậy hoạt động phun nham thạch, tro bụi bao kín trời địa cầu. Ánh sáng mặt trời không thể xuyên thủng lớp mây này, nhiệt độ trái đất nhanh chóng giảm xuống, các đại dương liền đóng băng. Địa cầu rồi lại rơi vào kỷ nguyên băng hà như trước đó, mọi sự sống chấm dứt. Con người lớp thì ra tro, lớp thì được ướp đá, đợi đến sự sống đời sau tìm thấy, moi lên và khảo cổ.

Kinh dị hơn, những ma vương và tập đoàn tà giáo từ thời cổ đại Ai Cập đồng loạt xuống đầu thai trong thời điểm hiện nay. Chúng sẽ len lõi vào vị trí lãnh đạo trong một số quốc gia, tìm cách khơi gợi lên những tục lệ của các phù thủy Ai Cập cổ xưa như: cúng tế người sống; tử hình bằng ném đá, phanh thây; ăn thịt, uống máu người sống… Chúng hung hăng tìm cách kích động chiến tranh, tiêu diệt từng nước và mơ ước thống trị thế giới, xây dựng một vương quốc tà giáo lớn nhất từ trước đến nay. Những con người thánh thiện và đạo đức sẽ bị chúng giết chết, cư dân tà giáo còn lại là những kẻ mặt người dạ thú. Nền văn minh con người cũng sẽ chấm dứt.

Những lời đồn thổi thì cho rằng tất cả loài người sẽ tuyệt diệt, hoặc sáng sủa hơn là còn sống nhưng không còn là người nữa. Lời dự đoán về sự kiện này luôn có kèm theo thời gian, tuy nhiên chúng lại luôn được dời từ thời điểm này sang thời điểm khác. Có khi nó được cho là vào ngày bắt đầu của cuộc Thế chiến thứ 2, nhưng sau đó lại được cho rằng ấy là ngày cuối cùng của thế kỷ 20, hoặc mới mẽ hơn là vào lúc chấm dứt lịch của người Maya bên Nam Mỹ…

Những lời đồn đại kia có lẽ xuất phát từ các kinh sách của những tôn giáo và cả những lời sấm truyền ở nhân gian. Thiên chúa giáo thì nói đấy là ngày phán xét cuối cùng, Phật giáo thì nói đó là thời kỳ mạt pháp và chuẩn bị cho sự kiện lâm phàm của đức Di Lặc… Tuy có vẽ nói về ngày tận thế , nhưng chưa ai tìm thấy lời nhận định rõ ràng về thời điểm xảy ra sự kiện đó. Trong lối viết truyền đạt lại cho đời sau, họ đã dùng ẩn dụ, ẩn ngữ hoặc sử dụng một loại lịch cổ xưa nào đó đã thất truyền, mà hiện nay không có sự quy đổi rõ ràng tương ứng với tây lịch hay âm lịch… Trong ngày tận thế này, phần lớn nhân loại thiếu đạo đức sẽ phải trả giá cho những hành vi của họ, nhưng thành phần thánh thiện nhất sẽ được cứu xét và chuyển sang một đời sống mới trên một địa cầu tràn đầy yêu thương và hòa bình.

Hội Thông Thiên Học thông qua việc sưu tầm các kinh sách cổ xưa, cũng có nhận định về sự chuyển biến địa cầu và sự tồn tại còn lại của con người có đạo đức.

Thông Thiên Học cho rằng, địa cầu có 7 chu kỳ tịnh hóa, và trong 7 chu kỳ này có những chu kỳ nhỏ hơn, trong đó sẽ liên tục có sự thay đổi các giống dân. Hiện tại, loài người đã là giống dân thứ 5, của kỳ tịnh hóa thứ 4. Hiện tại và trong tương lai, giống dân thứ 6 sẽ thay thế giống dân hiện tại. [1]

Giống dân thứ 6, là giống dân phát triển đến thể thứ 4 (Thể Trí), họ là những linh hồn đầy bác ái và minh triết. Quá trình thay đổi này ban đầu diễn ra thầm lặng, và đợi khi giống dân này đông đúc thì có sự kiện lớn xảy ra, đó là chiến tranh và thiên tai đồng loạt hiện diện ở địa cầu, hậu quả là phần lớn giống dân thứ 5 sẽ bị tiêu diệt. Các tài liệu không xác định thời điểm xảy ra sự kiện chính vào lúc nào, nhưng bà H. P. BLAVATSKY cho rằng giống dân mới thứ 6 đã được bắt đầu từ Mỹ Châu, đặc biệt là nước Mỹ - họ sẽ là một nhánh trong những nhánh của giống dân thứ 6. Nước Mỹ hiện nay là một quốc gia đa chủng tộc, những cư dân ở đây không còn là những người Châu Âu từ ngày mới đến mà họ đã là những con người có nhiều dòng máu pha trộn. [1]

Quá trình này được nhận biết qua sự kiện, nhiều linh hồn thấp kém sẽ được lựa chọn đầu thai đến các quốc gia nào đó. Họ là những con người kém hiểu về tâm linh, tham lam vô độ, đầy hung hăng và hiếu chiến. Những người này sẽ khơi dậy chiến tranh, và kéo theo họ cũng bị tuyệt diệt. [2]

Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, trái đất trở thành một đế chế với các liêng bang. Các vương quốc này sẽ được lãnh đạo bởi các vị hiền triết, loài người sẽ trải qua một thời kỳ dài sống trong hòa bình. [3]

-----------

[1] Giống dân mới thứ sáu. Giáo lý bí truyền (H.P.Blavatsky – Bản dịch: Nguyễn Thị Hai). Thongthienhoc.com

[2] Bí quyết thông thiên học (H.P.Blavatsky – Bản dịch: Nguyễn Thị Hai). Thongthienhoc.com

[3] Giáo lý bí truyền (H.P.Blavatsky – Bản dịch: Nguyễn Thị Hai). Thongthienhoc.com

Share this post


Link to post
Share on other sites
Khi Khoa học chưa giải thích được vi mô tất cả mọi hiện tượng xảy ra trên thực tiễn thì để bảo tồn bản thân, gia đình, dân tôc trường tồn cùng thời gian trước tự nhiên thì bắt buộc phải tổng hợp lý luận từ thực tiễn phần kết quả còn kiểm tra thực nghiệm thì tính sau chờ các ngành khoa học khác của thế giới phát triển. Lý luận kiểu mấy ông thông thiên học này thì người Việt Nam có đầy, có hằn môt ông trời để táo quân đi chầu vào dịp tết.Các vấn đề khoa học tự nhiên thực nghiệm chưa làm tròn trách nhiệm thì các nhà khoa học xã hội cố gắng mà tổng kết tránh đi cái sấu nhất kẻo người ta tổng kết kỹ hơn nên người ta cho vài đồng rồi súi bảy cho bản thân và gia đình và có khi cả một dân tộc tan tành.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi Khoa học chưa giải thích được vi mô tất cả mọi hiện tượng xảy ra trên thực tiễn thì để bảo tồn bản thân, gia đình, dân tôc trường tồn cùng thời gian trước tự nhiên thì bắt buộc phải tổng hợp lý luận từ thực tiễn phần kết quả còn kiểm tra thực nghiệm thì tính sau chờ các ngành khoa học khác của thế giới phát triển. Lý luận kiểu mấy ông thông thiên học này thì người Việt Nam có đầy, có hằn môt ông trời để táo quân đi chầu vào dịp tết.Các vấn đề khoa học tự nhiên thực nghiệm chưa làm tròn trách nhiệm thì các nhà khoa học xã hội cố gắng mà tổng kết tránh đi cái sấu nhất kẻo người ta tổng kết kỹ hơn nên người ta cho vài đồng rồi súi bảy cho bản thân và gia đình và có khi cả một dân tộc tan tành.

Khoa học nói đơn giản là sự tổng kết các dữ kiện liên quan đến đối tượng nghiên cứu và đưa ra kết luận. Và kết luận này chắc chắn sẽ thay đổi khi con người có phương pháp và phương tiện nghiên cứu tiến bộ hơn; hoặc là tìm kiếm được dữ kiện mới về đối tượng nghiên cứu, khi trong những lần nghiên cứu trước nó chưa biểu lộ hết thuộc tính của mình. Vì vậy, thành tựu của khoa học phụ thuộc vào:

- Thời gian nghiên cứu đối tượng.

- Phương pháp và phương tiện nghiên cứu.

- Dữ kiện về đối tượng.

Kết quả nghiên cứu luôn tỷ lệ thuận vào các điều kiện trên.

Khoa học huyền bí vẫn là huyền bí vì: thiếu phương tiện và phương pháp nghiên cứu đúng; mẫu đối tượng nghiên cứu không rộng... cho nên người ta thiếu tin tưởng vào nó và cho rằng đó là điều mê tín dị đoan.

Phần đông nhân loại tin vào Thuyết tiến hóa của Drawin, thuyết ấy có thể tóm gọn như sau: Thế giới hữu cơ được hình thành từ vật chất vô cơ, các chất vô cơ ngẫu nhiên kết hợp với nhau thành các hợp chất hoá học mới rồi đến phân tử hữu cơ có chứa 4 nguyên tố C,H,O,N – phân tử protêin đầu tiên. Và quá trình này diễn ra trong cả tỉ năm.

Nhưng thuyết này mâu thuẩn không kém gì kết luận của Dy linh thuyết: Tất cả mọi thứ trên đời đều do chúa trời tạo ra.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Như đã trình bày, Thông Thiên Học quan niệm: Địa Cầu của chúng ta đã đi đến lần tịnh hóa lần thứ tư, cuộc tuần hoàn lần thứ 4, giống dân thứ 5 và đang chuẩn bị chuyển vận cho giống dân thứ 6 ra đời.

Qua tìm hiểu nền Lý Học Đông Phương, tôi tìm thấy nó cũng có quan niệm tương tự về sự tịnh hóa của địa cầu:

* Sự phân chia chu kỳ được tính như sau:

- 129.600 năm là một Nguyên (12 hội) – có tài liệu là 10.800 năm.

- 129.600 tháng là một Hội (30 vận)

- 129.600 ngày là một Vận (12 thế)

- 129.600 giờ là một Thế Kỷ (30 năm)

* Quá trình tịnh hóa đã xảy ra trong quá khứ:

- Tịnh hóa lần thứ 1:

+ Vào hội Tuất trời đất tối tăm mờ mịt.

+ Sang đến hội Hợi tất cả còn hỗn độn, chưa phân chia.

- Tịnh hóa lần thứ 2:

+ Trải năm nghìn bốn trăm năm (5.400), hội Hợi sắp hết quay lại từ đầu, chuyển sang hội Tý, mới dần dần tách biệt.

+ Sang hội Tý, trời đất bắt đầu có rễ, Âm Dương giao hoà thành gốc của vạn vật.

+ Trải 5.400 năm, đúng giữa hội Tý, những thứ nhẹ trong bay lên thành Trời, tạo ra Nhật Nguyệt Tinh Thần tức là Tứ Tượng. Cho nên nói Trời mở ở Tý.

- Tịnh hóa lần thứ 3:

+ Trải qua 5.400 năm, hội Tý sắp hết, dần sang hội Sửu, đất dần dần ngưng kết.

+ Lại trải qua 5.400 năm, đúng giữa hội Sửu, những thứ nặng đục ngưng xuống tạo ra Nước, Lửa, Núi, Đá, Đất gọi là Ngũ hình, cho nên nói Đất (Khôn) mở ở Sửu.

+ Lúc này giao hoà Âm Dương mà sinh ra Bát quái: Càn Khảm Cấn Chấn Tốn Ly Khôn Đoài.

+ Tịnh hóa lần thứ 4:

Lại qua 5.400 năm, đúng vào hội Dần, sinh Người, sinh Thú, sinh Chim, gọi là Tam Tài. Cho nên nói Người sinh ra ở Dần.

Khi đó thế gian có 4 châu lớn là Đông Thắng Thần châu, Tây Ngưu Hạ châu, Nam Thiệm Bộ châu, Bắc Câu Lư châu.”

Như vậy, có sự tương đồng trong diễn giải cách vận hành địa cầu, giữa kiến thức huyền môn của Thông Thiên Học và nền minh triết Phương Đông cổ xưa. Có khác chăng là cách đặt tên và phân chia chu kỳ.

(Do chỉ sưu tập tài liệu chưa tìm hiểu kỷ về lý học Phương Đông, nếu sai sót mong các bác bổ sung)

Edited by Liêm Pha

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

BẢY CUNG VÀ BẢY VỊ THÁNH CỦA ĐỊA CẦU

Thông Thiên Học nói rằng, Trái Đất được cai quản bởi những vị thánh trong một tổ chức có tên gọi là Quần-tiên-hội. Các vị này chăm sóc sự tiến hóa của nhân loại, tổ chức các giống dân, định hình các quốc gia…

Thứ bậc các vị được sắp xếp dựa trên số lần điểm đạo, và được phân công làm việc trong 7 cung khác nhau.

- 9 lần: Đức Ngọc Đế , đứng đầu Quần-tiên-hội.

- 8 lần:

+ Gồm 3 vị độc giác phật: Sanandana, Sanaka, Sanatana.

+ Các vị phật đạo đức: Trong cuộc tuần hoàn thứ 4 này, địa cầu sẽ có tổng cộng 7 vị phật, đáp ứng cho 7 giống dân ra đời. Hiện chúng ta đi đã ở cuối cuộc tuần hoàn thứ 5 (giống dân thứ 5), và đã có 4 vị: Đức Padmatara, Đức Siki, Đức Kasyapa, Đức Thích Ca và chào đón vị thứ 5 là Đức Di Lặc. (có một vài tài liệu dịch là chúng ta đang ở cuộc tịnh hóa lần thứ 4, và là giống dân thứ 4???)

- 7 lần:

+ Đức Bàn Cổ (Manou)

+ Đức Bồ Tát (Bodhisatva)

+ Đức Văn Minh Đại Đế (Maha Chohan)

- 6 lần: Gọi là các vị đế quân, các vị này là trưởng giáo mỗi cung.

- 5 lần: Là các vị chơn tiên.

- 4 lần: Các vị La hán (Arhat).

- 3 lần: Các vị A-Na-Hàm (Anagamin).

- 2 lần: Các vị Tư Đà Hàm (Sakridagamin).

- 1 lần: Các vị Tu Đà Hườn (Sotapanna).

* Cung thứ 1: Về chính trị

- Sức khỏe: Người ở cung thứ nhất rứt tinh lực của trời đất để chữa bệnh.

- Đặc tính: Người ở cung thứ nhất đạt được mục đích nhờ nghị lực mạnh mẽ của mình, chứ không cần phải dùng phương tiện nào.

- Đức tính nổi trội: Mãnh lực.

- Người cai quản Đức Morya.

Đức Đế Quân Morya đứng đầu cung thứ nhất. Tiền kiếp Ngài là một vị vua nước Radiputana ( Bắc Ấn Độ). Ngài có một bộ râu đen rẽ ra làm hai, tóc màu nâu, lỏng thỏng hai bên vai, đôi mắt đen và sắc sảo đầy vẻ oai hùng. Ngài cao sáu thước. Ngài nói năng gọn gàng nghiêm trang và vắn tắt, khiến ai cũng phải phục tùng và vâng lời tức khắc. Ngài là tượng trưng cho sự uy lực vô cùng mãnh liệt và sức mạnh tinh thần. Đức Morya sẽ kế vị Đức Bàn cổ Vaivasvata để làm Đức Bàn cổ cho giống dân chánh thứ 6; giống dân này sẽ sinh ra trong 700 năm nữa. Hiện giờ còn giữ xác phàm ở xứ Tây Tạng.

Ngài tạo lập các quốc gia, rèn đúc những bậc anh hùng, chí sĩ, khuyến khích các nhà lãnh đạo lập nên nền chánh quốc cho hợp thời thế duy tân. Ngài hướng dẫn loài người. Trong bao nhiêu thế kỉ, ngài nuôi dưỡng những đực tính của một giống dân và đợi đúng thời kì, ngài giúp chúng nó nảy nở trong giống dân phụ.

Các vị vua chúa, các quan thủ truởng các nhà ngoại giao, các quân nhân đều thuộc về Cung thứ nhất.

* Cung thứ 2: Về tôn giáo

- Sức khỏe: Biết rõ căn bản của tật bệnh và biết cách dùng ý chí để đoạt thành mục đích.

- Đặc tính: Bác ái và minh triết

Người thuộc về cung thứ nhì cũng dùng nghị lực vậy, nhưng nhờ sự minh triết nên biết trước rất rõ ràng những phương pháp tốt đẹp hơn hết để đạt thành ý nguyện.

- Đức tính nổi trội: Minh triết.

- Người cai quản: Đức Kouthoumi

Đức Đế Quân Koot-Hoomi (hay là Đức Kout-Thoumi) cai quản cung thứ hai. Tiền kiếp Ngài là Đức Pythagore. Ngài đầu thai lần cuối lấy xác người Bà-la-môn ở xứ Cachemire. Mặc dù đã đắc quả làm một vị Đế Quân (trên Thần Tiên 1 bậc). Ngài vẫn giữ xác phàm lại cõi trần nơi triền núi Himalaya. Xác ngài vẫn như thế mãi không già, tuổi Ngài độ 45, mặt Ngài sáng rở như phần đông người Anh-Cát-Lợi. Tướng mạo hiền từ và đức hạnh. Đôi mắt Ngài màu xanh chứa chan tình Bác-ái và sự Phúc-Lạc. Gương mặt của Ngài khó tả cho ra đúng: vì đường nét nó thay đổi liền liền, nhất là lúc ngài nở nụ cười. Sống mũi truyệt đẹp như chạm, và đôi mắt to, màu trong xanh lạ thường.

Trong nhiều tiền kiếp: khi Ngài làm vị Mục sư ở Ai Cập lên Sarthou, khi làm đại Mục sư tại đền thờ Agade ở Asie Mineure. Nơi đây, sau một cuộc binh đao, khói lửa, Ngài bị giết, nhưng Ngài lập tức nhập vào xác của người chài lưới Hy Lạp, đang trầm mình tự tử, rồi Ngài qua xứ Ba Tư giúp đỡ Đức Zoroasire trong việc lập Hoả Giáo. Kế đó Ngài là Mục sư tại đền thờ Jupiter ở La Mã. Sau cùng, Ngài là vị Đại Đức Nagarjuna bên Phật Giáo.

Ngày sau, Đức Koot Hoomi sẽ kế vị Đức Di Lặc Bồ Tát, cầm cây Pháp lịnh chưởng giáo thế gian.

Ngài chăm nom nền Đạo Đức. Những người thuộc về Cung Ngài đều là những vị có lòng Bác ái, lo dìu dắt sinh linh voà đường Đạo hạnh như các vị tu sĩ, hoà thưưọng, linh mục, mấy vị hiền triết, chơn sư,v.

* Cung thứ 3: Về thiên văn

- Sức khỏe: Người thuộc về cung thứ ba thì chọn lúc nào điển lực của hành tinh thuận lợi mới cho uống thuốc hoặc làm thuốc.

- Đặc tính: Sự thích nghi và khoa thiên văn.

Người thuộc về cung thứ ba, thì dùng mãnh lực của cõi thượng giới và cố chọn lựa kỹ lưỡng ngày giờ nào tốt (nghĩa là để ý đến khoa thiên văn) có ảnh hưởng thuận tiện cho mục đích của mình.

- Đức tính nổi trội: Thích nghi và nhã nhặn.

- Người cai quản: Đức Vénitien.

Vị chưởng quản cung này là Đức Đế quân Venitien. Ngài sanh tại thành Venise thuộc nước Italie. Có lẽ Ngài là đẹp hơn hết trong Quần Tiên Hội. Mạnh dạn và to lớn. Ngài có một hàm râu dợn sóng, một mớ tóc phất phới. Đôi mắt trong xanh, tuyệt đẹp.

Ngài coi về Khoa Thiên văn là một môn học nghiên cứu về năm, tháng, ngày, giờ nào thuận tiện để rút thần lực thiêng liêng của vũ trụ, hầu giúp đỡ nhân loại hơn là tránh những điều khó khăn xảy đến.

Những người thuộc về Cung thứ 3, thì có biệt tài thích hợp. Nhờ vậy mà họ hiểu người, mà có hiểu mới có thể giúp đắc lực được. Biểu hiện của họ là: “Mỗi người, mỗi chuyện”, họ luôn luôn hành động một cách khéo léo: họ có tài ngoại giao cũng thích ứng mau lẹ với mọi hoàn cảnh. Họ ưa học Thiên văn, địa lý và Bói toán (khoa bói toán).

* Cung thứ 4: Về mỹ thuật

- Sức khỏe: Người thuộc về cung thứ tư: lại công dụng phương pháp ngoại khoa (thuộc về thế chất) như đấm bóp, chà (mát xa), cạo gió, v.v…

- Đặc tính: Sự điều hòa và thẩm mỹ.

Người thuộc về cung thứ tư, thì dùng mãnh lực của cõi hồng trần tức là mãnh lực của tinh khí (khí - éther).

- Đức tính nổi trội: Đẹp đẽ và điều hòa.

- Người cai quản: Đức Sérapis.

Vị chưởng quản cung thứ tư là đức đế quân Serapis, Ngài sinh tại Hy Lạp tuy rằng công nghiệp của Ngài đều lập ở xứ Ai Cập. Ngài lớn người, tóc vàng nhạt. Ngài như một thầy tu tịnh giới. Tính tình hiền lành và thanh nhã. Ngài hơi giống như Đức Hồng y Newman.

Bưổi sơ khai của Hội Thông thiên học, chúng ta thường nghe nói đến Ngài tam giáo hoá ông Olcott trong khi sư phụ của ông là Đức Morya bận việc.

Các đấng Tiên trưởng thường đổi học trò để dạy.

Người thuộc cung này thì thích sự điều hoà và đẹp đẽ. Họ phải ở chỗ hoà khí mới thuận tiện cho sự tiến hoá của họ. Đời họ là đời mỹ thuật. Mấy vị tài tử, mấy nhà hoạ sĩ, mỹ nghệ đều thuộc cung thứ Tư.

* Cung thứ 5: Về khoa học

- Sức khỏe: Người thuộc về cung thứ năm lại ưa dùng thuốc luôn.

- Đặc tính: Sự chính xác của khoa học

Người thuộc về cung thứ năm, thì dùng mãnh lực của cõi trung giới, tức là làm ánh sáng, gọi là thanh khí quang tuyến.

- Đức tính nổi trội: Sự chính xác.

- Người cai quản: là Đức Đế quân Hilarion.

Vị chưởng quản cung này là Đức Đế quân Hilarion. Ngài là người nước Hy Lạp. Sống mũi hơi cong quấp, trán thấp và rộng. Ngài cũng đẹp lộng lẫy và dường như còn trẻ. Ngài có cái tính đúng đắn của khoa học. Ngài lão thông những khoa bí truyền. Thuở xưa Ngài là nhà hiền triết Jamblique của trường Ecole Neo platonicienne rất giỏi về khoa thi phú văn chương. Ngài đem thần lực giúp bà Mabel collín viết quyển la Lamiere sur le Sentier và L’ldylle du Lotus Blanc. Theo và Annie Besant thì lời Ngài rất thanh nhã và thi vị. Ngài giúp các vị thông thái rất nhiều, Ngài làm cho họ thấy khoa học một cách đúng đắn, không sai một ly nào. Chẳng những Đức Hilarion chi dụng khoa học mà thôi, Ngài còn áp dụng thần lực của vũ trụ ẩn trong con người nữa. Ngài biết rằng : tình cảm và tư tưởng của con người đều có tiếng dội trong vũ trụ: nếu một người vui vẻ và an lạc ở giữa đám đông, thì mọi người nơi đây sẽ được nhờ lây, và lại các vị thần tiên sẽ phò trợ để tăng thêm hạnh phúc.

Nhưng người tiến hoá về cung này có biệt tài quan sát mọi việc một cách đúng đắn lạ lùng. Họ là những nhà bác học, những vị chuyên môn về khoa học

* Cung thứ 6: Về tín ngưỡng

- Sức khỏe: Người thuộc về cung thứ sáu lại trị bệnh bằng đức tin.

- Đặc tính: Sự tín ngưỡng và tôn thờ.

Người thuộc về cung thứ sáu, thì dùng mãnh lực của đức tin đối với đấng thiêng liêng và lòng mộ đạo của mình để đạt ý nguyện.

- Đức tính nổi trội: Lòng sùng đạo.

- Người cai quản: Đức Jesus

Vị chưởng quản cung thứ sáu là đức Jesus. Ngài sinh tại Palestine và lập nên Cơ-đốc Giáo. Trước kia Ngài là Apollonices de Tyane, sau đó là Sri Ramanujacharya cải cách tôn giáo ở miền Nam Ấn Độ.

Những người thuộc về cung thứ 6, thì ưa thờ cúng, có lòng mộ đạo dồi dào. Nếu họ tiến hoá cao, thì họ là những nhà thần bí học của tất cả các tôn giáo.

* Cung thứ 7: Về huyền bí học và khoa phù thủy

- Sức khỏe: Người thuộc về cung thứ bảy thì dùng thần chú và dùng cầu đảo thánh thần để nhờ giúp sức.

- Đặc tính: Sự thờ cúng có lễ nghi và phù thủy.

Người thuộc về cung thứ bảy: thì dùng những câu thần chú và nhờ sự giúp đỡ của các vị ấy.

- Đức tính nổi trội: Sự tín ngưỡng thần quyền.

- Người cai quản: Đức đế quân Comte de Saint Germain.

Vị chưởng quản cung này là đức đế quân Comte de Saint Germain mà ta gọi là Đức Thầy Rakoczi. Tiền kiếp của Ngài thuộc về cua chúa. Về thế kỉ thứ 17, thì Ngài đầu thai lấy tên là Francis Bacon và Lord Verulam. Hồi thế kỉ thứ 16 thì Ngài là thầy tu Robertus; và ở thế kỉ thứ 15, ngài là Hungadi. Ngài cũng là Christian Rosencreuz lúc thế kỉ 14; và lúc thế kỉ 13, ngài là Roger Bacon tức là Adepta Hongrois của khoa thần bí. Ngài là nhà Triết học Proclus của phái Tân-Bờ-La-Tông và Saint Alban(vị tuần giáo) ở nước Anh hồi thế kỉ thứ 4.

Đức Saint Germain có vẻ huy hoàng của một nhà vua hồi thế kỉ thứ 18 và cốt cách của một vị võ tướng. Tướng mạo vương giả và hiền lành của Ngài thuần phục tất cả nhân tâm. Đôi mắt to lớn và nâu sậm của ngài đầy vẻ từ bi, bác ái. Sắc mặt ngài trắng nhạt, với mái tóc màu sậm hơi ngắn, rẽ ngay chính giữa đầu và chải từ trán ra sau ót.

Ngài thường ngự trong một cái đền đại ở nước Hung-gia-lợi là gia sản của tổ phụ để lại, cách đây nhiều thế kỉ. Trong lúc Ngài hành lễ, thì thường mặc y phục nhiều màu sắc và mang nhiều nữ trang quý giá và tốt đẹp vô cùng. Ngài có một bộ đồ dệt bằng chỉ vàng, trước kia chỉ thuộc về Hoàng đế La Mã. Trên choàng lại có ghim một cái kẹp nhân hột xoàng, hình ngôi sao 7 nhánh. Có khi ngài mặc áo màu tím thật đẹp.

Công việc của Đức Sain Germain là làm theo lễ giáo của Thần quyền và thần bí, vì ngài coi về khoa Pháp môn và Phù Thuỷ. Ngài thường sai khiến các vị Thần tiên, và những vị Chúa tể của những nghi lễ và cúng kiến. Ngài lo về sự văn siêu hình. Ngài cũng lo lắng về chính trị quốc tế và sự khai hoá các quốc gia trên thế giới.

Nguồn: thongthienhoc.com

Edited by Liêm Pha

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khoa học nói đơn giản là sự tổng kết các dữ kiện liên quan đến đối tượng nghiên cứu và đưa ra kết luận. Và kết luận này chắc chắn sẽ thay đổi khi con người có phương pháp và phương tiện nghiên cứu tiến bộ hơn; hoặc là tìm kiếm được dữ kiện mới về đối tượng nghiên cứu, khi trong những lần nghiên cứu trước nó chưa biểu lộ hết thuộc tính của mình. Vì vậy, thành tựu của khoa học phụ thuộc vào:

- Thời gian nghiên cứu đối tượng.

- Phương pháp và phương tiện nghiên cứu.

- Dữ kiện về đối tượng.

Kết quả nghiên cứu luôn tỷ lệ thuận vào các điều kiện trên.

Bạn nên phân biệt ra môt chút,khoa học lý học với các dự báo về con người thì kết quả cuối cùng chính là hiện thực mà con người gặp và sự vận động biến đổi rất lâu chứ không tiến bộ chóng mặt như khoa học khác.Còn các khoa hoc khác thì lời nhận xét trên của bạncó lẽ đúng.

Khoa học huyền bí vẫn là huyền bí vì: thiếu phương tiện và phương pháp nghiên cứu đúng; mẫu đối tượng nghiên cứu không rộng... cho nên người ta thiếu tin tưởng vào nó và cho rằng đó là điều mê tín dị đoan.

Do thiếu các thứ bạn nói nên cái môn này phải rất cẩn thận không sẽ bị lợi dụng để trục lợi bất chính ngay. Tôi đã từng gặp những trường hơp ốm đau đã vào bệnh viện rồi mà nhưng người muốn trục lợi bất chính vẫn còn cố tìm cách tác động sao cho đi cúng lễ. Chính những người đó đã làm cho các công tác nghiên cứu nhiều khi bi bế tắc vì các thống kê sai hết.Muốn nghiên cứu môn này chắc phải có cấu tạo cơ địa đặc biệt,sinh sống ở nơi đặc biệt,phải học, phải đọc thật nhiều và có bản lĩnh duy vật biện chứng vững vàng.Moị thứ phải nghi chép và suy nghĩ thật kỹ có khi vài chục năm qua tiến bộ nghiên cứu với giật mình hiểu ra điều cần thiết.Thần kinh yếu thiếu hiểu biết là sa vào duy tâm ngay.

Phần đông nhân loại tin vào Thuyết tiến hóa của Drawin

Chỉ có một số rất ít là không tin

thuyết ấy có thể tóm gọn như sau: Thế giới hữu cơ được hình thành từ vật chất vô cơ, các chất vô cơ ngẫu nhiên kết hợp với nhau thành các hợp chất hoá học mới rồi đến phân tử hữu cơ có chứa 4 nguyên tố C,H,O,N – phân tử protêin đầu tiên. Và quá trình này diễn ra trong cả tỉ năm

Đoạn này bạn về tìm lại sách sinh học cấp 2 cấp 3 và các loại sách nâng cao khác của bộ giáo dục đào tạo Việt Nam đọc lại rồi thảo luận tiếp.Muốn nghiên cứu lý học đông phương đúng bắt buôc phải đi qua con đường này.

Nhưng thuyết này mâu thuẩn không kém gì kết luận của Dy linh thuyết: Tất cả mọi thứ trên đời đều do chúa trời tạo ra.

Thuyết tiến hóa là khoa học hiện đại có bằng chứng khoa học và thực tiễn kiểm chứng hoàn toàn không có gì mâu thuẫn như bạn nói.

Duy tâm cho rằng tất cả mọi thứ trên đời do chúa trời tạo ra là không đúng,đó chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng của con người mà thôi nhằm mục đích giải thích thế giới khi khoa học chưa có gì-vì thế mới gọi là duy tâm(các loại chuyện viễn tưởng của những văn sỹ không có hiểu biết khoa học hiện đại ngày nay thuộc loại này),Kể cả một số nhà khoa học cao cấp ngày nay khi họ bế tắc trong nghiên cứu hay khi họ có thời gian nghiền ngẫm lại chính mình họ cũng không hiểu tại sao bất chợt có một giây suất sắc nào đó họ giải quyết được vấn đề hóc búa trăn trở mãi thế là lại sa vào duy tâm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay