Posted 12 Tháng 9, 2010 XÃ HỘI Chủ nhật, 12/9/2010, 11:32 GMT+7 Sắp mở cửa Bảo tàng Hà Nội với 50.000 hiện vật Công trình từng là dự án lớn nhất do Hà Nội làm chủ đầu tư sẽ mở cửa vào ngày 6/10 với 50.000 hiện vật được trưng bày. Thành phố cũng vừa công bố chương trình các hoạt động 10 ngày đại lễ. Theo bà Ngô Thị Thanh Hằng, Phó chủ tịch UBND Hà Nội, đến nay, công trình Bảo tàng Hà Nội đã hoàn thành cơ bản việc xây dựng và đang chuẩn bị khâu trưng bày các hiện vật. Đúng sáng 6/10, bảo tàng sẽ làm lễ khánh thành và trưng bày 50.000 hiện vật. Đồng thời với việc mở cửa, festival cây cảnh nghệ thuật cũng sẽ được tổ chức tại đây trên diện tích 3 ha sân vườn trong khuôn viên bảo tàng. Với tổng kinh phí 2.300 tỷ đồng, đây là dự án lớn nhất do Hà Nội làm chủ đầu tư vào thời điểm khởi công, tháng 5/2008. Bảo tàng Hà Nội có kết cấu hình "kim tự tháp ngược", là nơi trưng bày hàng nghìn hiện vật của thủ đô. Ảnh: Đ.L. Theo thiết kế, Bảo tàng Hà Nội có tổng diện tích gần 54.000 m2, cao 30,7 mét. Công trình gồm 4 tầng nổi và 2 tầng hầm; diện tích xây dựng xấp xỉ 12.000 m2, diện tích sàn hơn 30.000m2 (kể cả tầng hầm và tầng mái). Bảo tàng Hà Nội có kết cấu hình "kim tự tháp ngược", trong đó tầng bốn có diện tích lớn nhất, các tầng dưới nhỏ dần. Bảo tàng có đầy đủ các công trình liên hoàn điện, nước, cảnh quan (cây xanh, hệ cống cấp điện, chiếu sáng, cấp thoát nước ngoài nhà...). Công trình được thiết kế 3 cầu thang máy, 4 thang bộ. Hai tầng hầm của bảo tàng được bố trí hai phòng họp và các phòng kỹ thuật phục vụ. Ở tầng một (cao 6 m) là tiền sảnh, các khu trưng bày tạm thời và khu giải khát. Từ tầng hai đến tầng bốn sẽ bố trí không gian trống linh hoạt cho việc thiết lập khu trưng bày triển lãm hiện vật của bảo tàng. Riêng tầng bốn còn bố trí thêm khu văn phòng hành chính cho đơn vị quản lý bảo tàng. Theo lãnh đạo Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội sẽ cùng với Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình tạo nên một quần thể kiến trúc liên hoàn và có tính hỗ trợ nhau. Nếu xét về mặt thẩm mỹ thì cả hai công trình kiến trúc này sẽ làm nên một diện mạo tổng thể đẹp mắt, tạo điểm đến hấp dẫn cho người dân và du khách trong, ngoài nước. Cũng trong dip đại lễ, hàng loạt công trình sẽ được khánh thành như Công viên Hòa Bình tại Xuân Đỉnh - Từ Liêm, tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn tại Công viên Thống Nhất (ngày 6/10); cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tu;, gắn biển Đại lộ Thăng Long tại ngã tư Phạm Hùng - Trần Duy Hưng (ngày 9/10)... Thành phố cũng vừa công bố chi tiết chương trình các hoạt động 10 ngày đại lễ. Nguyễn Hưng =================== Sự hoà quyện giữa thiên nhiên và con người laodong.com.vn - 09:21 28/08/2010 (LĐ) - Vào đúng dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội sẽ mở cửa để đón khách tham quan. Đây là bảo tàng có quy mô lớn nhất và cũng là bảo tàng hiện đại nhất của Việt Nam. PV Lao Động đã ghi lại những hình ảnh tại công trường Bảo tàng Hà Nội trong giai đoạn nước rút. Bảo tàng Hà Nội có tổng diện tích 53.963m2, chiều cao 30,7m, gồm 4 tầng nổi và 2 tầng hầm. Công trình độc đáo bởi có hình dáng kim tự tháp ngược, trong đó tầng 4 có diện tích lớn nhất, các tầng dưới nhỏ dần. Lần đầu tiên, một công trình xây dựng tại VN áp dụng công nghệ kết cấu treo, một kết cấu khá phức tạp. Cty liên doanh GMP International GmbH-Inros Lackner AG (CHLB Đức) là đơn vị chịu trách nhiệm thiết kế kiến trúc Bảo tàng Hà Nội. Một điều khá thú vị, đây cũng là đơn vị đã thiết kế Trung tâm Hội nghị quốc gia, một công trình ngay sát Bảo tàng Hà Nội. Khi hoàn thành, Bảo tàng Hà Nội sẽ trưng bày khoảng 50.000 hiện vật, phản ánh chiều dài lịch sử hình thành và phát triển của thành phố rồng bay. Trong ảnh, các công nhân đang hoàn thiện phần khung bảo vệ gian trưng bày tại trung tâm bảo tàng. Bảo tàng Hà Nội sử dụng tối đa các yếu tố đa phương tiện, với một không gian đầy ắp âm thanh và ánh sáng. Hệ thống mái hiện đại có thể điều chỉnh tự động để đón ánh sáng tự nhiên. Với tổng vốn đầu tư ban đầu là 2.300 tỉ đồng (hiện phát sinh gần 3.000 tỉ đồng), ý tưởng chủ đạo của Bảo tàng Hà Nội là con người và thiên nhiên phải hoà quyện trong tổng thể kim tự tháp ngược. Ở trung tâm bảo tàng có một đường vòng cuốn dốc để giúp các du khách bình thường cũng như du khách khuyết tật có thể dễ dàng tiếp cận từ tầng 1 đến tầng 4. Giang Huy =================== Lời Bình: Kiến trúc thì rất đặc biệt, rất ấn tượng rất công phu và cũng rất tốn kém. Phân tích về mặt Phong Thủy, Kim Tự Tháp càng cao lên càng nhọn , thể hiện sự hòa hợp của Âm Dương. Kim tự tháp ngược: Âm cực thịnh và không đạt được sự hòa hợp Âm Dương - Mọi thứ gây ấn tượng rất mạnh lúc ban đầu nhưng càng ngày, mục đích chính của bảo tàng lại bị đảo ngược. - Hình thể lộ cốt, rồi cũng lại ế ẩm mất thôi. Vẫn có thể hóa giải nhưng liệu.... 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 9, 2010 bảo tàng nhìn đẹp quá :D thiết kế của nó giống hình cái đinh sắt ,liệu trong tương lai bảo tàng này có bị sét đánh ko ,huynh hoangtrieuhai ? :D Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 9, 2010 Em thấy cái này thì cứ nghĩ đến câu trong 1 tiểu phẩm hài "Mọi giá trị đảo lộn hết cả, chả biết đâu mà lần". Em cứ nhìn thấy cái gì đảo cắm đầu xuống đất là em thấy ghê ghê, như kiểu xoay đầu khi nhảy hip hop ấy. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 9, 2010 Bảo tàng Hà Nội có kết cấu hình "kim tự tháp ngược", Hình dưới đây là gian triển lãm của Trung Quốc tại Expo Thượng hải 2010 vừa khép lại. Lưu ý cả thế giới đều đã thấy và đã biết gian triển lãm này. mắc cở quá :D Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 9, 2010 Trùi sao mà giống ý tưởng nhau quá vậy? Lộn cổ xuống đất đưa đít lên trời hết à! Xấu quá mà nói xấu thêm thì thành ra ...nói xấu. Hic. Nhà này ai làm việc ở đó thì tính quan liêu càng nặng. Thiên Đồng Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 9, 2010 Chức năng là bảo tàng cổ vật mà kiến trúc xây dựng hiện đại, tự thân đã nêu lên cái mâu thuẩn chưa kể đến ý tưởng lộn đầu, e rằng bất ổn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 9, 2010 Cái nhà bán hàng của Trung Quốc và nhà bảo tàng của Hanoi, thoạt nhìn thì giống. Nhưng chức năng sử dụng khác nhau. Nhìn nhà bán hàng của Trung Quốc giống một cái mũ cổ, nhà cao. Còn bảo tàng Hanoi thì thấp, giống cái mũ đặt trên mặt đất. Nhà bảo tàng Hanoi Âm khí vượng, còn của Trung Quốc thì không. Do nhà bán hàng Trung Quốc đặt trên nền cao và có khoảng không gian trống ở giữa. Cấu trúc hình thức thanh thoát hơn. 9 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 21 Tháng 12, 2010 BẢO TÀNG LỊCH SỬ HANOI THEO PHONG THỦY LẠC VIỆT Có thể coi bài báo dưới đây là một minh chứng cho những nhận xét theo Phong Thủy Lạc Việt cho bảo tàng Hanoi từ topic này. ===================================================== Giá trị Hà Nội bị phá hoại bởi... người làm văn hóa Tác giả: Nguyễn Văn Huy Tuanvietnam.net Bài đã được xuất bản.: 20/12/2010 06:00 GMT+7 "Đưa một cuộc trưng bày rất nghiệp dư vào một tòa nhà bảo tàng mang tính hiện đại nhất, thì đó là một sự coi thường chất lượng của bảo tàng ở thế kỷ 21" - PGS.TS Nguyễn Văn Huy, nguyên GĐ Bảo tàng dân tộc học VN phát biểu. Mang danh văn hóa nhưng lại "phản" văn hóa Bệnh hình thức có rất nhiều biểu hiện, nhưng tôi chỉ nói câu chuyện về di sản ở Hà Nội thôi, những chuyện nhãn tiền. Dịp Đại lễ, Hà Nội cố gắng khánh thành Bảo tàng Hà Nội - điều mong đợi hàng mấy chục năm nay của người dân Thủ đô. Buồn thay, đó chỉ là sự khánh thành "giả tạo", không thực chất. Nó đơn giản chỉ là xây xong, lễ khánh thành cái tòa nhà để làm bảo tàng Hà Nội chứ chưa phải là khánh thành Bảo tàng Hà Nội. Người dân đã đổ đến xem đông như trẩy hội. Chưa bao giờ có bảo tàng nào trong dịp một lễ khánh thành mà người dân lại nô nức đến vậy. Nhưng điều đọng lại trong lòng họ khi đi ra khỏi lễ khánh thành lại là những ấn tượng kém, xấu về một công trình vừa xây dựng. Nước vẫn đang chảy từ trên mái xuống tòng tòng, chắc không phải là mái dột nhưng cũng không biết từ đâu. Về nội dung, những đồ vật trưng bày ở bảo tàng cũng cho thấy nỗ lực khỏa lấp một không gian mà đã không được chuẩn bị kịp. Chúng ta nên hiểu: Cả Hà Nội này phải là một không gian trưng bày. Hoặc cả khu phố cổ - trung tâm Hà Nội phải là một không gian trưng bày. Cái gì đặt ở đâu cần phải có sơ đồ, thiết kế một cách hợp lý. Chắc người ta cũng có thiết kế nhưng lại không tính đến hiệu quả của nó mà chỉ để tâm đến cờ đèn kèn trống. Lẽ ra, trước tình hình đó Ban tổ chức phải nói cho người dân hiểu rằng: Vì không kịp chuẩn bị nội dung của bảo tàng nên tạm lấp vào đó những cổ vật Thăng Long của những nhà sưu tầm tư nhân. Rõ ràng đó không phải là một cuộc trưng bày bảo tàng mang tính chuyên nghiệp, dù là triển lãm nhất thời. Đưa một cuộc trưng bày quá nghiệp dư vào một tòa nhà bảo tàng mang tính hiện đại nhất, thì đó là một sự quá coi thường chất lượng của một bảo tàng ở thế kỷ 21. Nhiều pa-nô, câu chữ không đạt yêu cầu, thậm chí còn đá nhau. Những cái đó mang danh văn hóa nhưng lại là phản văn hóa, vì nó không những lộn xộn mà còn tạo ra những nhận thức sai lầm về sự tôn trọng văn hóa. Đó là điều tối kỵ đối với những người làm công tác gìn giữ và phát huy các di sản. Đó không chỉ là bài học lớn cho Hà Nội, cũng là bài học lớn cho cả nước về câu chuyện chạy theo thành tích, khánh thành vỏ công trình cho kịp ngày kỷ niệm lớn. Nếu chúng ta nói rõ ràng với người dân rằng: Đây là lễ khánh thành một tòa nhà sẽ trở thành một bảo tàng trong tương lai, thì người dân sẽ rất thú vị. Nhưng nói là khánh thành Bảo tàng Hà Nội với những hiện vật trưng bày về Hà Nội như vậy, sẽ mang một tiếng xấu cho Bảo tàng rằng: Hà Nội chỉ đạt đến một trình độ thế thôi, công tác bảo tàng cũng chỉ có vậy mà thôi. Bảo tàng Hà Nội Nếu cứ theo đà này, vẫn giữ kiểu làm cũ, chắc chắn các trưng bày tiếp theo của bảo tàng sẽ vô cùng nguy hiểm, vì tạo cho người ta thoái quen cứ làm tùy tiện như vậy vẫn được chấp nhận. Miễn sao có thể đưa ra công chúng trong những dịp đặc biệt mà không quan tâm đến chất lượng, không cần biết sản phẩm của anh là gì, đưa vào đó những hiện vật nào, giá trị và thông điệp của nó là gì. Bảo tàng Hà Nội khó xây dựng một thương hiệu có uy tín ngay từ đầu, vì thế. Hoàng thành Thăng Long cũng được cố gắng đưa vào trưng bày, cả ở khu khai quật khảo cổ lẫn Hoàng thành, mà không tính toán đầy đủ đến chất lượng. Cho nên bên cạnh những cổ vật mới được khai quật lên trong mấy năm vừa rồi - một số trong đó được các nhà bảo tàng học và kiến trúc sư nội thất người Pháp thiết kế trưng bày rất đẹp với tủ kính, giá đỡ hiện vật được thiết kế chuyên dụng, ánh sáng, đồ họa đạt chuẩn quốc tế, thì lại lẫn lộn với những trưng bày đồ cổ khác một cách tùy tiện. Người xem và người làm công tác di sản cũng hiểu rằng Ban Quản lý di tích này chịu sức ép rất lớn trong dịp Đại lễ. Phải thừa nhận rằng họ cũng đã cố gắng, nhưng ở đây cần có sự lựa chọn khôn ngoan hơn: Ít mà tốt hay nhiều mà chất lượng kém để rồi đưa tới những thất vọng. "Cái thanh lịch của Hà Nội ở đâu" Dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, giới di sản và giới văn hóa Hà Nội đã không biết tranh thủ một cơ hội ngàn vàng như thế để làm những cái nhỏ mà rất có ích cho xã hội, có ích cho Hà Nội. Tất cả những cái đó nhỡn tiền, và nằm trong lòng bàn tay chúng ta, vừa không tốn kém mà lại để lại những ấn tượng lâu dài trong lòng người. Ngôi nhà ở Hàng Ngang nơi Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập, trước Đại lễ khoảng vài tháng tôi đã lên đó xem, nghĩ rằng người ta phải sửa sang và trưng bày cho tốt. Thế nhưng trong suốt 10 ngày Đại lễ, địa chỉ đó vắng như chùa Bà Đanh! Đại lễ là kỷ niệm của Thủ đô, của đất nước, chứ đâu phải chỉ có những di sản về vua Lý Công Uẩn! Chỉ biết có Lý Công Uẩn là một cái rất là sai. Chúng ta nhân câu chuyện của Lý Công Uẩn để nói chuyện ngày nay mới là điều quan trọng. Vì chúng ta quá tập trung vào vua Lý Công Uẩn và những gì thuộc về thời nhà Lý. Còn những di tích của Hà Nội 65 năm qua, 100 năm qua cũng rất tuyệt vời thì lại không được để ý đúng mức để mà nối tiếp những câu chuyện đó. Ngôi nhà nơi Bác Hồ viết Tuyên ngôn Độc lập thì gần như bị bỏ hoang. Công bằng mà nói cách đây vài tháng người ta cũng có làm lại một cuộc trưng bày, nhưng phải nói đó là cuộc trưng bày thuộc loại dưới mức bình thường: Một cái va-li mà Bác Hồ đi từ Pác Bó về, chả biết va-li thật hay giả, mà lại treo ở trên tường chứ không để vào tủ kính. Chủ đề trưng bày thì dàn trải quá không gian của ngôi nhà này. Đầu tư cho trưng bày lại ít ỏi. Tầng 2 và tầng 3 của tòa nhà phong phú như vậy mà gần như bị bỏ trống. Thủ pháp trưng bày hạn chế, như cách đây nửa thế kỉ. Người xem khó tìm chút hấp dẫn và xúc động. Và cũng lại không có một tuyên truyền nào về sự trưng bày ở địa chỉ này, vậy thì ai đi xem? Ngôi nhà ở 90 phố Thợ Nhuộm nơi đồng chí Trần Phú viết Cương lĩnh cũng như vậy. Và cả ngôi nhà ở số 5D Hàm Long nơi chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập cũng đóng im ỉm. Hơn nữa 2 di tích nổi tiếng này đều bị chiếm dụng, (bởi chính các cơ quan văn hóa). Nhà 5D Hàm Long thì Bảo tàng Hà Nội lấy làm một trụ sở của mình suốt bao nhiêu năm nay. Nhà nước lấy tòa nhà đó làm di tích chứ có phải để làm cơ quan đâu. Ngôi nhà 90 Thợ Nhuộm thì toàn bộ tầng 2 và tầng 3 do Ban Quản lý di tích ở Hà Nội chiếm dụng. Lẽ ra cả 3 địa chỉ này đều trở thành những bảo tàng tuyệt vời của Hà Nội nếu chúng ta biết làm. Ngôi nhà nơi Bác Hồ viết Tuyên ngôn là một ngôi nhà của gia đình ông Trịnh Văn Bô- đại tư sản Việt Nam. Chúng ta có thể phục dựng toàn bộ cuộc sống và sự buôn bán của nhà đại tư sản đó vào thời điểm năm 1945 như thế nào. Người ta có thể đến xem để hiểu Bác viết Tuyên ngôn Độc lập như thế nào trong một khung cảnh, không gian của một gia đình tư sản. Hiểu được nếp sống của người Việt Nam, người Hà Nội giữa thế kỷ 20 ở phố cổ Hà Nội ra sao. Cho nên trưng bày ở đây không phải chỉ có Bác mà còn phải có cả những con người và cuộc sống của gia chủ trong căn nhà đó nữa. Làm được điều này thì tòa nhà đó có khác gì nhà của Victor Hugo hay Vonte ... mà bao nhiêu du khách đến xem. Ngôi nhà số 5D Hàm Long Thế nhưng, ở ngôi nhà đó người ta lại kể toàn bộ sự nghiệp của Bác, đi Pác Bó như thế nào rồi Cách mạng ra sao, rồi kháng chiến chống Mỹ chống Pháp... Ai cần xem những câu chuyện đó ở đây? Người ta cần câu chuyện về cuộc sống về một gia đình tư sản ở Việt Nam trước và trong năm 1945, và câu chuyện về Bác Hồ trong những ngày Cách mạng Tháng Tám. Người xem cần biết tại sao nhà tư sản ấy lại đùm bọc và cưu mang cách mạng. Thế là đủ. Họ sẽ xúc động. Đâu phải người ta đến đây để "đọc sách" về toàn bộ lịch sử Cách mạng Việt Nam từ những năm 1930 đến nay. Chúng ta đâu chỉ tự hào về Hồ Chủ tịch ngồi viết Tuyên ngôn Độc lập mà còn tự hào về văn hóa của người Hà Nội. Cũng như những ngôi nhà lịch sử ở châu Âu, người ta cũng phục dựng và tự hào về những câu chuyện ở đó. Còn ngôi nhà nơi Trần Phú viết Cương lĩnh ở dưới hầm, trong căn buồng của một ông làm bếp, người ta chỉ chú ý trưng bày riêng ở căn hầm đó thôi. Mà thực tế, bây giờ, ngay cả cái hầm đó cũng trở thành nơi để xe máy hàng ngày của cán bộ Ban Quản lý di tích. Đó là một sự xúc phạm lịch sử. Tôi cũng cố gắng ra Bờ Hồ để thưởng thức, xem không khí người dân Hà Nội là như thế nào trong những ngày Đại lễ, nhưng không thể chịu nổi phải đi về ngay. Bởi vì đinh tai nhức óc. Đã là âm nhạc, tiếng trống tiếng đàn thì phải thể hiện cái hay cái đẹp của nó, chứ không phải cứ gõ càng to càng tốt. Các góc của Bờ Hồ cứ đá nhau tất cả mọi thứ, còn đâu mà thưởng thức được nữa. Đâu phải cứ càng nhiều âm thanh trong những chỗ đó là vui, là tăng cường cái gọi là Hội đâu. Trong Hội vẫn cần cái sự tĩnh. Có thể ở một không gian nào đó vui nhộn, nhưng ở không gian khác phải Tĩnh để cho người ta cảm nhận sâu sắc, ví dụ như ở trước tượng vua Lý Thái Tổ, trước cổng đền Ngọc Sơn. Người ta cần được đi bộ quanh Hồ Gươm, thưởng thức vẻ đẹp lung linh của Tháp Rùa, cảm nhận vẻ đẹp của đèn chiếu xuống mặt hồ, người ta cần đến trước tượng đài Lý Thái Tổ để cảm nhận và suy nghĩ về Lý Thái Tổ ra sao. Họ chỉ khai thác Trần Phú viết luận cương ở dưới hầm và tưởng rằng đã là sự tôn vinh. Đó là một sai lầm nghiêm trọng. Đến đó chúng ta cần hiểu bối cảnh: Căn nhà đó là nhà của ai, gia chủ và những người ở đó sống như thế nào. Đó là nhà của một ông tư sản người Pháp. Ở đó chúng ta có thể và trước hết nên giới thiệu về cuộc sống của những người Pháp ở Việt Nam đầu thế kỷ 20 ra sao. Chắc hồ sơ kiến trúc và hồ sơ của gia chủ ngôi nhà còn được lưu trữ hoặc ở Việt Nam hoặc ở Pháp. Chúng ta phải bỏ công tìm kiếm. Chúng ta giới thiệu được cuộc sống của Trần Phú những ngày viết Cương lĩnh như thế nào, phục dựng toàn bộ khu nhà đó, kể cả khu nhà ngang, nhưng khu nhà ngang thì nay đã bị phá đi rồi. Thực tế mà nói đó là sự xâm phạm di tích. Tức là những người làm quản lý di tích mà lại xâm phạm, phá hoại di tích nhiều nhất Hai ngôi nhà, 1 ngôi nhà có thể tái hiện cuộc sống của gia đình tư sản Việt Nam, 1 ngôi nhà của tư sản Pháp. Đó không phải chúng ta tôn vinh nhà tư sản Pháp, mà là chúng ta đặt ông Trần Phú trong bối cảnh của gia đình tư sản Pháp đó, và đặt văn hóa của Pháp trong văn hóa Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Ngôi nhà ở 5D Hàm Long là nhà của người dân bình thường, cuộc sống của người dân bình thường những năm 30. Vậy chỉ qua 3 ngôi nhà đó thôi chúng ta có cả một bối cảnh của Hà Nội vào thế kỷ 20. Đó chính là lịch sử thực sự và sống động của Việt Nam. Cách nhìn đó sẽ mở ra cho chúng ta rất nhiều. Đó sẽ là một tour du lịch hấp dẫn. Và chắc rằng, bao nhiêu người Pháp đến Hà Nội du lịch, từng ấy con người sẽ đến thăm các ngôi nhà đó. Như vậy sẽ mang lợi cho du lịch của Hà Nội đến mức độ nào. Nay những người quản lý du lịch thường phàn nàn ở Hà Nội chỉ thăm thú 1 ngày là không biết còn nơi nào để thăm nữa. Trong khi những địa chỉ như thế là những ngôi nhà hốt ra tiền. Đó là những tòa nhà văn hóa của Hà Nội. Trong dịp 1000 năm, tập trung cả mấy ngàn tỉ đồng xây Bảo tàng Hà Nội mà bỏ qua những ngôi nhà này, ngành văn hóa đã bỏ lỡ một cơ hội. Đó là điều rất đáng tiếc. Cái thanh lịch của người Hà Nội nằm ở đấy, có chiều sâu và nguồn gốc của nó. Chứ đâu phải cứ suốt ngày cứ rả rích "cái thanh lịch của Hà Nội ở đâu" rồi đi tìm cái thanh lịch ở những điều chạy theo thành tích, khẩu hiệu. Hoàng Hường (ghi) Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 5, 2011 =================== Lời Bình: Kiến trúc thì rất đặc biệt, rất ấn tượng rất công phu và cũng rất tốn kém. Phân tích về mặt Phong Thủy, Kim Tự Tháp càng cao lên càng nhọn , thể hiện sự hòa hợp của Âm Dương. Kim tự tháp ngược: Âm cực thịnh và không đạt được sự hòa hợp Âm Dương - Mọi thứ gây ấn tượng rất mạnh lúc ban đầu nhưng càng ngày, mục đích chính của bảo tàng lại bị đảo ngược. - Hình thể lộ cốt, rồi cũng lại ế ẩm mất thôi. Vẫn có thể hóa giải nhưng liệu.... Mới chỉ có vài tháng thôi: http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/05/bao-tang-lon-nhat-viet-nam-diu-hiu/ Bảo tàng lớn nhất Việt Nam đìu hiu Được đầu tư 2.300 tỷ đồng nhưng Bảo tàng Hà Nội lại không có chỗ gửi đồ cho khách, dây điện chạy loằng ngoằng trong phòng, một số khu vực trưng bày đang để trống, hiện vật xuống cấp và rất vắng khách tham quan. > Thanh tra 2 công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Tháng 10/2010, Bảo tàng Hà Nội được khánh thành, mở cửa đón khách tham quan và gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.Với tổng diện tích sàn hơn 30.000 m2, kinh phí xây dựng 2.300 tỷ đồng, Bảo tàng Hà Nội hiện có quy mô lớn nhất nước.Các thiết bị trưng bày, bảo quản hiện vật khá hiện đại.Tuy nhiên, sau hơn nửa năm đưa vào khai thác, hiện Bảo tàng Hà Nội rất vắng khách.10h sáng 19/5, chỉ có vài người tới tham quan bảo tàng.Hai vị khách hiếm hoi đứng xem hiện vật trưng bày tại tầng 2.Nhưng điều khiến nhiều người ngạc nhiên chính là việc bảo tàng được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng này lại không có khu vực bảo quản đồ của khách. Tại cửa ra vào, nhân viên bảo vệ yêu cầu khách cầm theo đồ có giá trị, còn túi xách để vào chiếc bàn đặt ở góc cửa và tự bảo quản đồ.Bên trong một số khu trưng bày, dây điện chạy loằng ngoằng trên sàn.Lớp băng dính dán bên trên sợi dây điện bong tróc, trông lem nhem.Trong khu trưng bày, máy chiếu không hoạt động......còn máy tính hỗ trợ xem hình ảnh, clip cũng không phục vụ khách. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 5, 2011 Bảo tàng lớn nhất Việt Nam đìu hiu Được đầu tư 2.300 tỷ đồng nhưng Bảo tàng Hà Nội lại không có chỗ gửi đồ cho khách, dây điện chạy loằng ngoằng trong phòng, một số khu vực trưng bày đang để trống, hiện vật xuống cấp và rất vắng khách tham quan. Tháng 10/2010, Bảo tàng Hà Nội được khánh thành, mở cửa đón khách tham quan và gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Với tổng diện tích sàn hơn 30.000 m2, kinh phí xây dựng 2.300 tỷ đồng, Bảo tàng Hà Nội hiện có quy mô lớn nhất nước. Các thiết bị trưng bày, bảo quản hiện vật khá hiện đại. Tuy nhiên, sau hơn nửa năm đưa vào khai thác, hiện Bảo tàng Hà Nội rất vắng khách. 10h sáng 19/5, chỉ có vài người tới tham quan bảo tàng. Hai vị khách hiếm hoi đứng xem hiện vật trưng bày tại tầng 2. Nhưng điều khiến nhiều người ngạc nhiên chính là việc bảo tàng được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng này lại không có khu vực bảo quản đồ của khách. Tại cửa ra vào, nhân viên bảo vệ yêu cầu khách cầm theo đồ có giá trị, còn túi xách để vào chiếc bàn đặt ở góc cửa và tự bảo quản đồ. Bên trong một số khu trưng bày, dây điện chạy loằng ngoằng trên sàn. Lớp băng dính dán bên trên sợi dây điện bong tróc, trông lem nhem. Trong khu trưng bày, máy chiếu không hoạt động... ...còn máy tính hỗ trợ xem hình ảnh, clip cũng không phục vụ khách.Nguyễn Lê Share this post Link to post Share on other sites
Posted 25 Tháng 5, 2011 2300 tỷ là gấp rưỡi cầu Mỹ Thuận. Cảm giác giống như khám thờ ngoài trời hay gặp ở các vùng nông thôn. Kinh hoàng. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 6, 2011 Nguồn: http://dantri.com.vn/c20/s20-487818/bao-tang-hien-dai-nhat-viet-nam-can-them-760-ty-dong-de-hoan-thien.htm Bảo tàng hiện đại nhất Việt Nam cần thêm 760 tỷ đồng để hoàn thiện (Dân trí) - Mới đi vào hoạt động (tháng 10/2010) nhưng Bảo tàng Hà Nội đã có những dấu hiệu xuống cấp như thấm nước, hiện vật trưng bày hư hỏng, “ế” khách… Bảo tàng sẽ được đầu tư thêm 760 tỷ đồng để hoàn thiện, nâng tổng mức đầu tư lên 2.800 tỷ đồng. >> Khánh thành Bảo tàng hiện đại nhất Việt Nam Chiều ngày 7/6, Sở Xây dựng và Văn hóa Hà Nội cho biết phản ánh của dự luận về những sự xuống cấp hiện vật và hiện tượng thấm nước ở Bảo tàng Hà Nội là có thật song đã những khắc phục kịp thời. Do bảo tàng còn thời gian bảo hành (24 tháng) nên một số hạng mục Tổng thầu Vinaconex phải chịu trách nhiệm. Được đánh giá cao về chất lượng nhưng vẫn tràn nước, bong rộp… Trưởng Ban quản lý dự án Bảo tàng Hà Nội Đồng Huyền Ngọc cho biết, công trình Bảo tàng Hà Nội đã được hoàn thành theo đúng tiến độ yêu cầu và được đánh giá cao không chỉ về mặt kỹ thuật - mỹ thuật mà cả về chất lượng, hiện đang trong giai đoạn bảo trì, bảo hành và khai thác sử dụng. Mẫu vật chim xả đầu đen trưng bày ở bảo tàng bị trụi lông (ảnh: giadinh.net) Theo ông Huyền Ngọc, hiện tượng tràn, đọng nước, bong rộp ở bảo tàng liên quan đến bảo hành, bảo trì. “Thời gian vận hành, tại một khu vệ sinh ở tầng 2, có một van nước bị rò rỉ dẫn đến việc có nước thấm xuống sàn phòng kỹ thuật tại tầng hầm 2 và làm hộp kỹ thuật bị ẩm”, ông Ngọc nói. Cũng thời gian trên đã phát hiện sự cố tràn nước ở hố thang máy công trình. Ngoài ra, tại vị trí lối lên của cầu thang lõi tròn tầng 1 có một khoảng tròn tại sàn epoxy bị bong rộp, đường kính khoảng 20cm (tổng diện tích lát nền khoảng hơn 40.000m2 và gần 600m2 sàn epoxy). “Chúng tôi đã phối hợp với Vinaconex tìm nguyên nhân và đã khắc phục xong hiện tượng nước tràn, bong rộp ở bảo tàng”, ông Ngọc nói thêm. Ông Nguyễn Văn Hùng - Giám đốc Bảo tàng Hà Nội - cho hay việc mẫu vật chim xả đầu đen đang trưng bày bị xuống cấp nghiêm trọng là có thật. “Nguyên nhân là do thời tiết có độ ẩm cao, tạo nấm mốc gây hư hại hiện vật”, ông Hùng phân tích. Theo ông Hùng việc này đã được xử lý kịp thời ngay vào tháng 3/2011. Bảo tàng đã phối hợp với Viện bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa để kiểm tra bảo quản thường xuyên đối với toàn bộ hiện vật thuộc chủ đề thiên nhiên đang lưu giữ trưng bày tại bảo tàng. Về việc bảo tàng vắng khách, đóng cửa sớm, ông Hùng cho hay do phần trưng bày của bảo tàng chưa hoàn thành nên không hấp dẫn người tham quan. Tuy nhiên, tính từ ngày khánh thành đến nay, bảo tàng cũng đã đón hơn 600 ngàn lượt khách. Năm 2014, bảo tàng sẽ đủ hiện vật trưng bày Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho biết, đến nay mức đầu tư vào công trình Bảo tàng Hà Nội là 2.003 tỷ đồng. “Để hoàn tất việc trưng bày, bảo tàng cần thêm khoảng 760 tỷ đồng”, ông Dục nói. Như vậy tổng mức đầu tư cho công trình này lên đến gần 2.800 tỷ đồng. Một số bộ phận của bảo tàng bị tràn nước nhưng đã được khắc phục Giám đốc bảo tàng Nguyễn Văn Hùng cho biết thời gian tới sẽ đẩy mạnh việc nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, hiện vật theo yêu cầu của đề cương kịch bản, thiết kế trưng bày; hoàn thành hai chuyên đề: “Hà Nội thế kỷ 19, nửa đầu thế kỷ 20” và “Hà Nội - Thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” vào dịp Quốc khánh 2/9/2011. Việc thực hiện thiết kế chi tiết nội dung trưng bày của bảo tàng đã trình lãnh đạo thành phố. Đại diện Sở Xây dựng cho biết ở trong nước chưa có đơn vị đủ năng lực làm trưng bày hiện vật trong bảo tàng nên công việc này sẽ thuê người nước ngoài. Theo ông Dục, phải đến năm 2014 mới lấp đầy được các hiện vật trưng bày trong bảo tàng. Do vậy, từ nay tới lúc hoàn thành, việc trưng bày chỉ mang tính tạm thời. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 8 Tháng 6, 2011 Nguồn: http://dantri.com.vn...-hoan-thien.htm Bảo tàng hiện đại nhất Việt Nam cần thêm 760 tỷ đồng để hoàn thiện (Dân trí) - Mới đi vào hoạt động (tháng 10/2010) nhưng Bảo tàng Hà Nội đã có những dấu hiệu xuống cấp như thấm nước, hiện vật trưng bày hư hỏng, “ế” khách… Bảo tàng sẽ được đầu tư thêm 760 tỷ đồng để hoàn thiện, nâng tổng mức đầu tư lên 2.800 tỷ đồng. >> Khánh thành Bảo tàng hiện đại nhất Việt Nam Chiều ngày 7/6, Sở Xây dựng và Văn hóa Hà Nội cho biết phản ánh của dự luận về những sự xuống cấp hiện vật và hiện tượng thấm nước ở Bảo tàng Hà Nội là có thật song đã những khắc phục kịp thời. Do bảo tàng còn thời gian bảo hành (24 tháng) nên một số hạng mục Tổng thầu Vinaconex phải chịu trách nhiệm. Được đánh giá cao về chất lượng nhưng vẫn tràn nước, bong rộp… Trưởng Ban quản lý dự án Bảo tàng Hà Nội Đồng Huyền Ngọc cho biết, công trình Bảo tàng Hà Nội đã được hoàn thành theo đúng tiến độ yêu cầu và được đánh giá cao không chỉ về mặt kỹ thuật - mỹ thuật mà cả về chất lượng, hiện đang trong giai đoạn bảo trì, bảo hành và khai thác sử dụng. Mẫu vật chim xả đầu đen trưng bày ở bảo tàng bị trụi lông (ảnh: giadinh.net) Theo ông Huyền Ngọc, hiện tượng tràn, đọng nước, bong rộp ở bảo tàng liên quan đến bảo hành, bảo trì. “Thời gian vận hành, tại một khu vệ sinh ở tầng 2, có một van nước bị rò rỉ dẫn đến việc có nước thấm xuống sàn phòng kỹ thuật tại tầng hầm 2 và làm hộp kỹ thuật bị ẩm”, ông Ngọc nói. Cũng thời gian trên đã phát hiện sự cố tràn nước ở hố thang máy công trình. Ngoài ra, tại vị trí lối lên của cầu thang lõi tròn tầng 1 có một khoảng tròn tại sàn epoxy bị bong rộp, đường kính khoảng 20cm (tổng diện tích lát nền khoảng hơn 40.000m2 và gần 600m2 sàn epoxy). “Chúng tôi đã phối hợp với Vinaconex tìm nguyên nhân và đã khắc phục xong hiện tượng nước tràn, bong rộp ở bảo tàng”, ông Ngọc nói thêm. Ông Nguyễn Văn Hùng - Giám đốc Bảo tàng Hà Nội - cho hay việc mẫu vật chim xả đầu đen đang trưng bày bị xuống cấp nghiêm trọng là có thật. “Nguyên nhân là do thời tiết có độ ẩm cao, tạo nấm mốc gây hư hại hiện vật”, ông Hùng phân tích. Theo ông Hùng việc này đã được xử lý kịp thời ngay vào tháng 3/2011. Bảo tàng đã phối hợp với Viện bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa để kiểm tra bảo quản thường xuyên đối với toàn bộ hiện vật thuộc chủ đề thiên nhiên đang lưu giữ trưng bày tại bảo tàng. Về việc bảo tàng vắng khách, đóng cửa sớm, ông Hùng cho hay do phần trưng bày của bảo tàng chưa hoàn thành nên không hấp dẫn người tham quan. Tuy nhiên, tính từ ngày khánh thành đến nay, bảo tàng cũng đã đón hơn 600 ngàn lượt khách. Năm 2014, bảo tàng sẽ đủ hiện vật trưng bày Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho biết, đến nay mức đầu tư vào công trình Bảo tàng Hà Nội là 2.003 tỷ đồng. “Để hoàn tất việc trưng bày, bảo tàng cần thêm khoảng 760 tỷ đồng”, ông Dục nói. Như vậy tổng mức đầu tư cho công trình này lên đến gần 2.800 tỷ đồng. Một số bộ phận của bảo tàng bị tràn nước nhưng đã được khắc phục Giám đốc bảo tàng Nguyễn Văn Hùng cho biết thời gian tới sẽ đẩy mạnh việc nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, hiện vật theo yêu cầu của đề cương kịch bản, thiết kế trưng bày; hoàn thành hai chuyên đề: “Hà Nội thế kỷ 19, nửa đầu thế kỷ 20” và “Hà Nội - Thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” vào dịp Quốc khánh 2/9/2011. Việc thực hiện thiết kế chi tiết nội dung trưng bày của bảo tàng đã trình lãnh đạo thành phố. Đại diện Sở Xây dựng cho biết ở trong nước chưa có đơn vị đủ năng lực làm trưng bày hiện vật trong bảo tàng nên công việc này sẽ thuê người nước ngoài. Theo ông Dục, phải đến năm 2014 mới lấp đầy được các hiện vật trưng bày trong bảo tàng. Do vậy, từ nay tới lúc hoàn thành, việc trưng bày chỉ mang tính tạm thời. THÊM MẤY CÁI RIA RIA PHÍA TRƯỚC THÌ BẢO TÀNG NÀY NHÌN GIỐNG CÁI VƯƠNG NIỆM CỦA BẠO CHÚA TẦN THỦY HOÀNG . 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 19 Tháng 7, 2011 Hà Nội: Công trình nghìn tỷ lại dột, ngập 05/07/2011 Quốc Hưng (GiadinhNet) - Chỉ với vài cơn mưa người ta lại thấy công trình nghìn tỷ này tiếp tục bị xuống cấp trầm trọng. Báo GĐ&XH từng thông tin về việc Bảo tàng Hà Nội bị xuống cấp, sự việc cũng đã được thành phố thừa nhận. Những tưởng công trình này sẽ được sửa chữa hay gia cố thì mới đây, chỉ với vài cơn mưa người ta lại thấy công trình nghìn tỷ này tiếp tục bị xuống cấp trầm trọng. Dột từ trên xuống dưới Nước lênh láng khắp sàn của tầng 1 và tầng âm 2 của Bảo tàng Hà Nội. Ảnh: Q.H Ngày 6/10/2010, UBND TP Hà Nội đã tổ chức lễ khánh thành Bảo tàng Hà Nội sau hơn 2 năm xây dựng (khởi công tháng 5/2008), tổng vốn đầu tư lên tới 2.300 tỷ đồng. Bảo tàng Hà Nội gồm 4 tầng nổi và 2 tầng hầm. Công trình được thiết kế 3 thang máy, 4 thang bộ (đi vòng tròn phía trong bảo tàng). 2 tầng hầm được bố trí phòng họp và các phòng kỹ thuật. Tại sảnh chính của Bảo tàng Hà Nội, khu lưu không dành cho khách tham quan, mỗi khi trời có mưa, nước từ mái tầng 5 đổ thẳng xuống sàn tầng 1. Một lao công cho hay: “Nước chảy nhiều đến mức chúng tôi phải dùng giẻ để thấm nhưng vẫn không xuể, thậm chí phải lấy xô hứng nước, dùng hót rác tát nước”. Tầng 4 của bảo tàng có hàng chục vị trí dột. Những ngày có mưa lớn, nước chảy từ mái rồi men theo tường đổ thẳng xuống sàn nhà, bên cạnh đó là vô vàn những tia nước khác dội trực tiếp từ mái xuống như thể trần nhà bị thủng. Theo các lao công đang làm việc tại đây, tầng 4 bị dột từ khu vệ sinh đến khu trưng bày, ngay cả khu vực kê ghế cho khách tham quan ngồi nghỉ cũng bị dột. Trần của khu trưng bày “Hà Nội Xưa và Nay” đang bị ôxy hoá, han gỉ do nước mưa ăn mòn. Còn dưới chân tường nhiều khu vực đã bị mốc xanh nham nhở do nước mưa ngấm vào lâu ngày. Sàn nhà, phần đá ốp đã bị phủ trắng do cặn của nước mưa bám vào. Mỗi khi trời mưa to, các lao công chỉ có cách duy nhất là chuẩn bị xô, chậu để hứng và tát nước tràn vào… Không chỉ các tầng nổi của Bảo tàng Hà Nội đang bị dột, tầng âm cũng luôn trong tình trạng nước ngập lênh láng. Ngày 30/6, thời tiết Hà Nội rất khô ráo. Có mặt tại tầng âm số 1 của Bảo tàng Hà Nội, khu vực chứa thiết bị điện và máy lạnh của cả toà nhà, chúng tôi chứng kiến cả một diện tích lớn vẫn đang trong tình trạng lênh láng nước. Nước từ bên ngoài ngấm qua tường, rồi tràn vào bên trong tầng âm 1. Trên tường vẫn còn đó những vết đục khoét nham nhở, ximăng vá tạm nhưng vẫn không xoá hết được vệt nước để lại. Lãnh đạo quả quyết “không dột” Mặc dù việc dột, ngấm diễn ra khá trầm trọng nhưng ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Bảo tàng Hà Nội lại khăng khăng quả quyết: “Làm gì có chuyện Bảo tàng Hà Nội bị dột, chẳng qua là do chúng tôi quên đóng cửa khu thông gió nằm trên sân thượng. Giờ thì mỗi khi trời có mưa, chúng tôi đã cảnh giác cao với khu thông gió này rồi”. Mới nói đến thế, không kịp để chúng tôi hỏi thêm, ông Hùng đã “chuyển” chúng tôi cho ông Đặng Minh Vệ, Trưởng phòng Kỹ thuật Bảo tàng Hà Nội. Khi đưa chúng tôi đi “thị sát”, ông Vệ liên tục giải thích: “Bảo tàng Hà Nội đang trong giai đoạn bảo hành nên mọi sự cố xảy ra, các nhà thầu đều phải chịu trách nhiệm. Còn đội ngũ cán bộ đang làm việc trong bảo tàng chỉ là đơn vị tiếp nhận”. Tại tầng âm thứ 2, khu vực chứa thiết bị điện của bảo tàng sàn nhà bị ngập nước còn kinh khủng hơn cả bên tầng âm số 1. Chúng tôi phải liên tục kiễng chân qua nhiều khu sàn bị ngập nước để đi hết tầng âm này. Nước ngập đến mức tràn qua cả gầm của những thiết bị điện. Có điều lạ là nước ngập như vậy nhưng ông Vệ vẫn quả quyết: “Có ngập nước đâu anh. Nếu ngập thì có mà các thiết bị máy móc ở đây ngừng hoạt động hết…”. Như vậy, dù mới đưa vào sử dụng chưa lâu nhưng Bảo tàng Hà Nội đã liên tục gặp sự cố. Cách đây khoảng 2 tháng, tại Bảo tàng đã có hiện tượng gạch lát nền bị vỡ, nước đọng trên trần nhà. Khi tới thực địa chúng tôi đã dễ dàng nhận thấy ngay lối lên cầu thang ngay tầng 1, gạch lát bị vỡ vụn, lộ cả lớp cát lót, còn trên trần nhà có vết nước đọng. Thậm chí nơi ngồi của lễ tân bảo tàng, nước từ trần nhà bị ứ đọng rơi xuống bàn. Khu vực bán hàng giải khát (tầng 1) cũng có hiện tượng tương tự. Tất cả các hiện tượng này đã được chúng tôi phản ánh trên báo. Ngày 10/5, bà Nguyễn Kim Loan – Phó Giám đốc Bảo tàng Hà Nội, một mặt thừa nhận những hiện tượng hỏng hóc trên, mặt khác giải thích rằng, do cửa chớp các tầng trên chưa đóng gây nên nước mưa đã chảy từ mái nhà xuống, bộ phận kỹ thuật của bảo tàng đã đi kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố này. Sau đó, tại cuộc họp giao ban báo chí Thành uỷ, một vị đại diện Ban quản lý Bảo tàng Hà Nội cho biết lỗi thấm, dột là do van vệ sinh nước bị rò rỉ và đã được xử lý. Nếu căn cứ vào những điều các vị này nói thì hẳn việc thấm, dột cho đến nay đã không thể xảy ra (vậy nhưng trên thực tế nó vẫn xảy ra). Chúng tôi định đem những băn khoăn quay lại hỏi ông Hùng thì thật không may, ông đã đóng cửa về từ bao giờ! Đã “giải quyết” sao vẫn dột? Vào ngày 11/5/2011Báo GĐ&XH đã có bài phản ánh về việc Bảo tàng Hà Nội xuống cấp. Ngày 7/6, tại buổi họp giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, đại diện Ban quản lý Dự án Bảo tàng Hà Nội đã thừa nhận những thông tin về việc bong rộp, thấm nước trong phòng kỹ thuật và mẫu vật hư hại tại Bảo tàng Hà Nội là chính xác.Với sự cố thấm nước ở phòng kỹ thuật, vị đại diện Ban QLDA Bảo tàng Hà Nội cho biết đó là do một van nước trong phòng vệ sinh tầng 2 bị rò rỉ dẫn tới việc nước bị thấm xuống sàn phòng kỹ thuật và làm hộp điện bị ẩm. Nhà đầu tư Vinaconex cùng Bảo tàng Hà Nội đã phối hợp giải quyết và hiện tượng nước chảy tràn ra các phòng kỹ thuật đã không còn. Quốc Hưng ------------------------------------------------- 1 công trình cao ốc 25 tầng; diện tích khuôn viên 3000m2, trung tâm quận 7 HCM, diện tích xây dựng 1700m2. Tổng chi phí cả đất <1800ty3, cùng thời gian xây dựng. Cái bảo tàng 3 tầng lộn ngược, nhìn vật liệu xây dựng là thấy bèo nhèo mà 2300 tỷ, dự kiến phát sinh 750 tỷ, không tính tiền đất. Thật kinh hoàng. >5 triệu người Việt cả hai miền chết trong chiến tranh. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 7, 2011 Bình thường thôi mà. Ít hôm nữa thì đập ra xây lại. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 7, 2011 Thế còn cái Bảo Tàng Quốc Gia Việt Nam là cái bảo tàng thế các pác nhỉ???? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 7, 2011 Bảo tàng Lịch sử Quốc gia được xây dựng tại Tây hồ Tây (Dân trí) - Bảo tàng Lịch sử Quốc gia được lựa chọn xây dựng tại phía Đông Nam khu công viên Hữu Nghị, thuộc khu đô thị mới Tây hồ Tây (xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội). Phấn đấu trong tháng 6/2015, công trình sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác. Phối cảnh Bảo tàng lịch sử quốc gia Cổng thông tin điện tử Chính phủ cho biết, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, kết thúc giai đoạn chuẩn bị đầu tư để có thể khởi công dự án Bảo tàng Lịch sử Quốc gia trong năm 2012. Bảo tàng dự kiến được xây dựng như một tổ hợp kiến trúc gồm các khu chức năng như tòa nhà chính của Bảo tàng, không gian “Khám phá - Sáng tạo” và trưng bày dành cho tuổi trẻ, khu tưởng niệm danh nhân nằm trong một tổng thể sân, cây xanh và không gian trưng bày ngoài trời, tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống. Đến nay, công tác giải phóng mặt bằng cơ bản đã xong, Bộ Xây dựng đang triển khai thiết kế kiến trúc và lập dự án đầu tư công trình, chuẩn bị đầu tư. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai tách phần việc thuộc nội dung và hình thức trưng bày thành dự án thành phần. Bên cạnh đó, các cơ quan đã tiến hành xây dựng kế hoạch, tiến độ dự án thành phần, tiến hành các thủ tục sáp nhập Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đã chỉ đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sớm xây dựng Đề cương tổng quát nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng, lựa chọn nhà thầu tư vấn nước ngoài thực hiện gói thầu tư vấn thiết kế trưng bày, thiết kế hệ thống kỹ thuật, mỹ thuật, thực hiện sưu tầm tài liệu, hiện vật trưng bày tại Bảo tàng. Các vấn đề về xử lý vấn đề cấp phát, quản lý và sử dụng vốn của các dự án thành phần, triển khai dự án bãi xe ngầm trong công viên, lập kế hoạch tiến độ chi tiết các hạng mục,… cũng cần được đưa ra ý kiến rõ ràng. Phấn đấu trong tháng 6/2015 dự án Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sẽ hoàn thành, đưa vào khai thác. Lan Hương Trông cứ như cái xe tăng bánh xích ý nhỉ http://lyhoc.vstatic.net/public/style_emoticons/default/excl.gif 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 7, 2011 Bảo tàng Lịch sử Quốc gia được xây dựng tại Tây hồ Tây Phối cảnh Bảo tàng lịch sử quốc gia Đảm bảo kiến trúc công trình là do một kỹ sư nhiệt lạnh nổi tiếng thiết kế, mô phỏng giàn lạnh trung tâm của các nhà máy công nghiệp. Chẳng hiểu mắt mũi thế nào!. Thời đại thông tin rồi, lịch sử kiến trúc mỹ thuật thế giới đầy rẫy. Làm lãnh đạo mà không có một chút kiến thức thì vứt., "Trí thiển ngôi cao chỉ tổ phá hoại", làm được ăn được cũng không ai nói. Só rì. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 7, 2011 Bảo tàng Lịch sử Quốc gia được xây dựng tại Tây hồ Tây (Dân trí) - Bảo tàng Lịch sử Quốc gia được lựa chọn xây dựng tại phía Đông Nam khu công viên Hữu Nghị, thuộc khu đô thị mới Tây hồ Tây (xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, Hà Nội). Phấn đấu trong tháng 6/2015, công trình sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác. Phối cảnh Bảo tàng lịch sử quốc gia Cổng thông tin điện tử Chính phủ cho biết, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, kết thúc giai đoạn chuẩn bị đầu tư để có thể khởi công dự án Bảo tàng Lịch sử Quốc gia trong năm 2012. Bảo tàng dự kiến được xây dựng như một tổ hợp kiến trúc gồm các khu chức năng như tòa nhà chính của Bảo tàng, không gian “Khám phá - Sáng tạo” và trưng bày dành cho tuổi trẻ, khu tưởng niệm danh nhân nằm trong một tổng thể sân, cây xanh và không gian trưng bày ngoài trời, tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống. Đến nay, công tác giải phóng mặt bằng cơ bản đã xong, Bộ Xây dựng đang triển khai thiết kế kiến trúc và lập dự án đầu tư công trình, chuẩn bị đầu tư. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai tách phần việc thuộc nội dung và hình thức trưng bày thành dự án thành phần. Bên cạnh đó, các cơ quan đã tiến hành xây dựng kế hoạch, tiến độ dự án thành phần, tiến hành các thủ tục sáp nhập Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng đã chỉ đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sớm xây dựng Đề cương tổng quát nội dung và hình thức trưng bày Bảo tàng, lựa chọn nhà thầu tư vấn nước ngoài thực hiện gói thầu tư vấn thiết kế trưng bày, thiết kế hệ thống kỹ thuật, mỹ thuật, thực hiện sưu tầm tài liệu, hiện vật trưng bày tại Bảo tàng. Các vấn đề về xử lý vấn đề cấp phát, quản lý và sử dụng vốn của các dự án thành phần, triển khai dự án bãi xe ngầm trong công viên, lập kế hoạch tiến độ chi tiết các hạng mục,… cũng cần được đưa ra ý kiến rõ ràng. Phấn đấu trong tháng 6/2015 dự án Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sẽ hoàn thành, đưa vào khai thác. Lan Hương Trông cứ như cái xe tăng bánh xích ý nhỉ http://lyhoc.vstatic.net/public/style_emoticons/default/excl.gif Em thì nhìn thấy như 1/2 cái thuyền bị gãy đôi và bị úp xuống. huhuhuhuuuuu như vừa được trục vớt dưới nước lên. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 7, 2011 Bảo tàng Lịch sử Quốc gia được xây dựng tại Tây hồ Tây Phối cảnh Bảo tàng lịch sử quốc gia Đảm bảo kiến trúc công trình là do một kỹ sư nhiệt lạnh nổi tiếng thiết kế, mô phỏng giàn lạnh trung tâm của các nhà máy công nghiệp. Chẳng hiểu mắt mũi thế nào!. Thời đại thông tin rồi, lịch sử kiến trúc mỹ thuật thế giới đầy rẫy. Làm lãnh đạo mà không có một chút kiến thức thì vứt., "Trí thiển ngôi cao chỉ tổ phá hoại", làm được ăn được cũng không ai nói. Só rì. Họ làm theo mẫu hầm mộ của các pharaon ở Ai CẬP còn gì, chắc "cong chình" này phải tồn tại đến vài chục nghìn năm nhỉ - liệu đây có lại là một cái........nhất Việt Nam nữa không nhỉ!!! Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 9, 2012 Đập chùa nghìn năm, xây bảo tàng mới: Ai oách hơn ai? Trái hay phải - Có hiếu thay là đám con cháu vừa đòi xây lại từ đường thờ cúng tổ tiên cho đàng hoàng to đẹp, vừa đập tanh bành cái bàn thờ cổ các cụ để lại, sắm cái khác! TIN LIÊN QUAN Bảo tàng Lịch sử Quốc gia - Ảnh mô hình Câu chuyện vừa liên quan đến tiền, vừa liên quan đến văn hóa nóng hôi hổi suốt mấy ngày qua hẳn thuộc về dự án Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, khi Bộ Xây dựng có tờ trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị thẩm định dự án đầu tư xây dựng bảo tàng này, với tổng mức đầu tư 11.277 tỉ đồng. Xin mở ngoặc thêm cho quý vị độc giả được biết: Số tiền khổng lồ này chưa bao gồm chi phí dự án thành phần đầu tư xây dựng nội dung và hình thức trưng bày do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện, tức hơn 11.000 tỷ này chỉ để dành cho cái vỏ bảo tàng. Như thường lệ, cánh nhà báo lại được một phen nhao nhao phản đối, với đủ loại ý kiến phản biện trên trời dưới biển, mà có thể gói gọn lại trong mấy từ: lãng phí, lãng xẹt, chưa đúng lúc, dành tiền cho những thứ thiết thực hơn. Mà danh sách những thứ thiết thực hơn này, khốn khổ thay, lại có thể kéo dài vô cùng tận: Dân đói dân rét, ăn mày ăn xin, đường sá xuống cấp, trường lớp hư hỏng, thiếu cầu qua sông, rồi nào trẻ em suy dinh dưỡng, bệnh viện quá tải, vân vân và vân vân… Dĩ nhiên, những người muốn xây dựng cái vỏ bảo tàng này cũng có lý riêng của họ. Quý vị thử nghĩ mà xem, ừ thì đất nước còn lắm gian truân, mà cứ cho là còn nghèo khó đi, nhưng sẽ thật chẳng ra làm sao nếu chúng ta chỉ suốt ngày ki ki cóp cóp từng đồng như một anh chàng khốn khổ không dám cho con đi học chỉ vì sợ tốn tiền. Nói như ngôn ngữ tuổi teen, là nghèo vẫn phải cho Tèo đi học, chúng ta có thể nghèo nhưng quyết không tiếc tiền cho cái thứ hết sức xa xỉ và cũng hết sức thiết yếu là văn hóa. Chẳng phải chúng ta vẫn thường hay vỗ ngực tự hào về lịch sử dài đến 4.000 năm của dân tộc đó sao, xây một cái bảo tàng dù có tốn đến nửa tỷ USD đi nữa cũng là xứng đáng lắm. Nghe nói, ở những xứ sở văn minh, bảo tàng còn là thứ không thể thiếu để chứng tỏ một thành phố có ăn có học, mà Thủ đô Hà Nội của chúng ta lại to đến thế, dù đã có mấy chục bảo tàng rồi, nhưng tiếc gì thêm tí tiền để tô son điểm phấn cho đất thần kinh? Cái luận điệu giàu thì sang, nghèo thì hèn, cứ thiếu tiền là có quyền nhơn nhơn bảo rằng ta đây cóc có cần văn chương nghệ thuật, là không thể chấp nhận được. Một luận điệu khó nghe nữa của trường phái phản đối, là đem so sánh với nước ngoài. Chẳng hạn, có người chi li đến mức tính toán, chi phí đề nghị xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam gấp 3,5 lần so với bảo tàng lịch sử Quốc gia Úc (chỉ 155 triệu USD), trong khi, thu nhập bình quân đầu người của ta chỉ bằng 1/47 của Úc. Một lần nữa, cha ông ta lại vô cùng vĩ đại: Quý vị nên nhớ lịch sử được ghi nhận từ thế kỷ 17 của Úc chỉ là một chàng lùn so với quá khứ oai hùng của dân tộc Việt Nam. Nói như ngôn ngữ của Bộ Tài chính khi phân trần về mức thuế, phí tại Việt Nam, là cái gì cũng phải so sánh đồng chất, tính chi phí cho từng năm lịch sử thì của ta vẫn là rẻ chán! Người ta chỉ băn khoăn rằng, chúng ta sẽ nhét những gì cho đầy một cái vỏ đồ sộ như vậy? Kể ra, với pho lịch sử đồ sộ của dân tộc, có vẻ như chúng ta sẽ không thiếu thứ để trưng bày. Nhưng cứ coi như vậy đi, thì cái vỏ và cái ruột vẫn phải nhìn nhau từng li từng tí, kẻo râu ông nội lại cắm cằm bà ngoại. Hẳn quý vị còn nhớ, khi bỏ 2.500 tỷ đồng ra xây bảo tàng Hà Nội, người ta cũng bảo hàng chục ngàn hiện vật đang nằm chờ, nhưng cho tới giờ, khi cái vỏ đã kịp xuống cấp thì phần nội dung vẫn đang ở tận đâu đâu ấy, ờ có sao đâu nhỉ? Đập cổ kính ra tìm lấy bóng (lộn). Chùa Trăm Gian sau khi được trùng tu. Ngược với quy luật thông thường là may áo theo người, thì nay thì với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Bộ Xây dựng may áo trước, còn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tìm cách để người mặc vừa áo sau. Vả lại, nếu chẳng may có không khớp, thì kinh nghiệm hỏi xoáy đáp xoay của các bộ ngành cũng vô cùng phong phú: Học theo bài học ứng xử của cơ quan thanh tra và Bộ Giao thông vận tải trong vụ bổ nhiệm Dương Chí Dũng, Bộ Văn hóa có thể trả lời dư luận rằng do Bộ Xây dựng không hỏi, còn Bộ Xây dựng có thể đáp lại là chẳng thấy cơ quan văn hóa nói năng gì. Kết quả, nếu Bảo tàng Lịch sử Quốc gia có giống một ông lão mặc đồ hip hop, hoặc vui hơn nữa là mặc đồ sơ sinh, thì cũng chả sao, có khi càng vui ấy chứ! Đã có nước nào trên thế gian này đã làm được hay đã dám làm như chúng ta chưa nào? Một thực trạng khác trong đời sống văn hóa nước nhà, khiến người viết dù đã khá cứng tuổi cũng phải phân vân, là tình cảm hết sức đặc biệt mà giới trẻ ngày nay dành cho quá khứ của cha ông. Chẳng cần phải nhắc đến những câu chuyện hài hước khốn nạn được đám học sinh sáng tác trong các bài thi, riêng sự kiện hội thảo rầm rộ về dạy và học lịch sử do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hồi cuối tháng 8 vừa rồi cũng đủ cho ta thấy con em nhìn lịch sử ra sao. GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam ngậm ngùi thừa nhận: Lịch sử là môn học bị coi thường nhất trong các trường phổ thông, nhiều nơi thay thầy cô dạy sử bằng giáo viên thể dục. Ta có thể nói thêm mà không sợ bị hớ: Có lẽ các thầy cô dạy thể dục cảm thấy xấu hổ vô cùng khi được điều đi dạy sử! Người ta chẳng rõ, nên coi tình trạng này là một bằng chứng hùng hồn để củng cố cho lập luận nên xây Bảo tàng Lịch sử Quốc gia to vật vã để khơi dậy tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, hay nên coi đây là một ví dụ cho thấy ý chí sắt đá không ngán gì hết của các thiết chế giáo dục văn hóa – lịch sử dân tộc, trong đó có các bảo tàng. Dân ta chẳng biết sử ta, nhưng đó là lỗi của ai thì đừng có vắt óc mà nghĩ làm gì cho tổn thọ: lỗi không của dân, vì dân trí thấp thì của ai nào? Cuối cùng, sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta không nhắc lại một sự kiện văn hóa đình đám mấy tuần qua, ấy là chuyện trùng tu chùa Trăm Gian. Sau mọi sự eo sèo, người ta chỉ còn nghe thấy đúng 3 từ do sư trụ trì chùa nói trong cuộc họp kiểm điểm: Tại tôi tất! Chẳng biết có phải tại ông không, nhưng cách đây một thời gian, khi chùa sắp sập, thì các cơ quan chức năng bảo rằng đang phải “thắt lưng buộc bụng” để chống lạm phát, cho nên không có tiền mà sửa. Không có tiền sửa chùa nghìn năm do cha ông xây, nhưng nhân dịp 1.000 năm Thăng Long, ta vẫn có 2.500 tỷ đồng để xây bảo tàng Hà Nội, hòng thể hiện tấm lòng thành kính với tiền nhân. Đến hôm nay, lòng thành kính ấy còn được nâng lên một bậc nữa, khi giữa lúc nguồn thu ngân sách khốn khó như hiện nay, ta vẫn có hơn 11.000 tỷ đồng cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Cùng lúc, đám hậu sinh khả úy đập tan ngôi chùa Trăm Gian nghìn năm tuổi. Theo quý vị, giữa việc xây lại từ đường thờ cúng tổ tiên cho đàng hoàng to đẹp và việc đập tanh bành cái bàn thờ cổ các cụ để lại, sắm cái khác, bên nào có hiếu hơn? Hoặc diễn đạt khác đi, một đằng phá, một đằng xây, bên nào bất hiếu hơn? Dĩ nhiên, dù sao chúng ta cũng hạnh phúc hơn nhà thơ Huy Cận, khi ta hiểu vì sao các vị La Hán ngày nay lại cau mặt với tang thương nơi xứ Phật! Tam TháiNguồn: Phụ Nữ To đây. 400 triệu USD xây được cây cầu dây văng vĩ đại qua sông Hậu tại tỉnh Kiên Giang rồi, 5 triệu dân đi pha từ cổ chí kim đến nay. Kiến trúc, mỹ thuật: - 1 điểm. Đầu tư giá trị: - 1 điểm. Phong thủy địa lý: - 1 điểm (giống con cu đứa bé đang đái, nhưng bị chẻ làm hai). Rõ ràng, thiết kế kiểu này có ý đồ chẻ lịch sử Việt Nam ra làm hai ,đặc biệt ảnh hưởng tới giới Nam. Tổng: - 3 / 10: Dưới mức điểm liệt (2) lại còn âm, Phạt tù 5000 năm, tương ứng thời gian thu hồi vốn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 9, 2012 Chẳng phải chúng ta vẫn thường hay vỗ ngực tự hào về lịch sử dài đến 4.000 năm của dân tộc đó sao, xây một cái bảo tàng dù có tốn đến nửa tỷ USD đi nữa cũng là xứng đáng lắm. Ủa! Trong trường hợp này thì lịch sử Việt lại hơn 4000 năm rùi à? Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 5, 2013 KINH HOÀNG! LÉN LÚT LÀM LỄ ĐỘNG THỔ DỰ ÁN TÀN PHÁ LĂNG NGÔ QUYỀN CẤP BÁO TỪ LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM: HỌ NGÔ LÉN LÚT LÀM LỄ ĐỘNG THỔ DỰ ÁN TÀN PHÁ LĂNG MỘ VÀ ĐỀN THỜ NGÔ QUYỀN 0h đêm qua, rằm tháng Tư năm Quý Tỵ (24.5.2013), dòng tộc họ Ngô đã lén lút làm lễ ĐỘNG THỔ tu bổ Đền thờ Ngô Quyền tại làng Cam Lâm - xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây - Hà Nội. Trong quang cảnh Đền Ngô Quyền đèn nến lập lòe, những người hành lễ đã thắp nến bát quái, bày đặt hình nhân thế mạng, ngựa voi mã to như ngựa voi thật càng làm cảnh tượng lễ cúng thêm phần rùng rợn. Đáng chú ý là chính quyền các cấp ở địa phương, Ban quản lý làng cổ Đường Lâm, Phòng Văn hóa thị xã Sơn Tây, Cục Di Sản, Bộ Văn hóa đều không cơ quan nào được báo cáo về việc này. Ai chủ trương lễ Động thổ? Ai phê duyệt cho việc phá đền Ngô Vương và động đến phần mộ của Ngô Vương? Theo người dân địa phương, Dự án chỉ giữ lại huyệt mộ Ngô Quyền, ngoài ra phần kiến trúc lăng, kiến trúc đền và xung quanh đều bị san phẳng để xây mới, quy mô hoành tráng. Chính quyền xã Đường Lâm, chính quyền thị xã Sơn Tây, Ban Quản lý Làng cổ Đường Lâm; Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Hà Nội, UBND TP Hà Nội; Cục Di sản Bộ Văn hóa hoàn toàn phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về chuyện này! Dưới đây là 2 video clip của lễ Động thổ Dự án phá hoại Lăng mộ và Đền thờ Ngô Quyền, do người dân địa phương ghi lại lúc nửa đêm ngày 24.5.2013 (Rằm tháng Tư Quý Tỵ): Bổ sung: Bà con Đường Lâm cho biết, thầy cúng đã sử dụng 7 tạ gạo tẻ và 3 tạ gạo nếp cho lễ cúng này. Cúng xong, toàn bộ 1 tấn gạo đó được đem đổ xuống sông Tích giang. Dưới đây là bài cảnh báo đã đăng lúc 15h41: Ngày 10.5.2013 CẤP BÁO TỪ LÀNG CỔ ĐƯỜNG LÂM Tôi cấp báo với các nhà quản lý di sản ở trung ương, những ai quan tâm đến lịch sử và văn hóa của cha ông tổ tiên chúng ta, cùng những ai đã từng đến Đường Lâm cổ ấp quê tôi một việc sau: Hiện đang có một dự án Tu bổ tôn tạo Di tích Đền và Lăng Ngô Quyền, tại xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Tp Hà Nội. Dự án này do BQL di tích làng cổ Đường Lâm là chủ đầu tư. Theo đó, kinh phí do Ban liên lạc dòng tộc họ Ngô chuẩn bị - hiện đã có 10 tỷ trong tổng số 35 tỷ VNĐ. Theo bản vẽ hiện đặt tại Đền thờ Ngô Quyền, thì Dự án này đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thỏa thuận tại công văn số 2753/BVHTTDL - DSVH ngày 9/8/2012. Việc đụng đến một di tích đặc biệt quan trọng là Đền và Lăng Ngô Quyền - trong đó đặc biệt là Lăng mộ là một việc hết sức hệ trọng, không còn nằm trong phạm vi dòng họ Ngô hay BQL Di tích Làng cổ nữa. Trong khi, vấn đề quản lý, tu bổ ở Đường Lâm thời gian qua đã khiến dư luận trong nhân dân và cán bộ rất bức xúc, báo chí rất quan tâm, và những người yêu quý trân trọng di sản của tổ tiên rất đau xót. Tôi khẩn thiết kêu gọi mọi người hãy tác động mạnh mẽ, nếu cần thì tổ chức một cuộc biểu tình tại Đường Lâm để dừng ngay việc triển khai dự án này! Để tham khảo, chúng ta hãy xem Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch tu bổ Làng cổ Đường Lâm như thế nào - ở trường hợp Đình Làng Mông Phụ: Khi bắt đầu cuộc trùng tu, thợ bắt đầu làm việc. Họ leo lên nóc đình, dùng chân đạp ngói xuống. Ngói cổ hàng trăm năm rơi xuống sân đình vỡ tan cả, trong sự ngạc nhiên của các cụ già trong làng. <a href="http://4.bp.blogspot.com/-bRQMddP-pIM/UYyzcHZFGbI/AAAAAAAApdw/m-qLSEjJTA4/s1600/phongsuanhbaodongtuditi.jpg" style="margin-left: 1em; margin-right: 1em;"> Dù nhà nước mất hơn 10 tỷ VNĐ, nhưng đình Mông Phụ bị trùng tu với quá nhiều sai sót, giết chết di sản: lệch hướng đình gần… 1m, các mộng gỗ được đổ keo Con Voi, ngói nửa đen nửa trắng phân đôi mái đình làm hai mảnh, sân đình lát gạch để cho đường gạch đâm thẳng vào gian giữa đình (điều mà dân gian tối kỵ nhất). Trong quá trình trùng tu, họ không tham khảo ý kiến các cụ già, cứ mặc sức làm. Đến khi công việc hoàn thành (phải thêm gần 2 tỷ phát sinh) thì mời các cụ ra nhận lấy. Các cụ yêu cầu lợp lại ngói, đổi hết ngói cũ ở đằng sau lên đằng trước để có mái đình đồng màu ngói. Sau đó là bóc hết cả sân gạch mênh mông mà họ đã lát để lát lại cho đúng mạch gạch. Do báo chí và dân thôn kiến nghị, đơn vị thi công đã cho lát lại sân đình (ảnh dưới) Đường làng cổ lát gạch nghiêng. Gạch lát do các cô gái làng khi lấy chồng đều phải nộp cheo bằng hình thức lát một đoạn đường (nếu lấy chồng ngoài làng, phải lát gấp đôi). Nay con đường xưa cũ ấy đã được đổ bê tông dầy. Ảnh: Tư liệu. Nguyễn Xuân Diện Share this post Link to post Share on other sites