Posted 9 Tháng 9, 2010 TỨ THỜI CAN CHI 1. Chu kỳ Mộc tinh phối can chi trong bốn Mùa – Thứ Năm 1.1- Phương Đông: - Trời - thiên can [ Giáp – Nhâm – Canh – Mậu – Bính ] - Đất - địa chi [ Tí – Thìn – Thân ] 1.2- Phương Bắc - Trời - thiên can [ Tân – Kỷ - Đinh - Ất – Quý ] - Đất - địa chi [ Mùi – Hợi – Mão ] 1.3- Phương Tây - Trời – thiên can [ Mậu – Bính – Giáp – Nhâm – Canh ] - Đất – địa chi [ Dần – Ngọ - Tuất ] 1.4- Phương Nam - Trời – thiên can [ Ất – Quý – Tân – Kỷ - Đinh ] - Đất – địa chi [ Dậu – Sửu – Tị ] 2. Chu kỳ Kim tinh phối can chi trong bốn mùa – Thứ Sáu 2.1- Phương Đông - Trời – thiên can [ Ất – Quý – Tân – Kỷ - Đinh ] - Đất – địa chi [ Sửu – Tị - Dậu ] 2.2- Phương Bắc - Trời – thiên can [ Nhâm – Canh – Mậu – Bính – Giáp ] - Đất – địa chi [ Thân – Tí – Thìn ] 2.3- Phương Tây - Trời – thiên can [ Kỷ - Đinh - Ất – Quý – Tân ] - Đất – địa chi [ Mão – Mùi – Hợi ] 2.4- Phương Nam - Trời – thiên can [ Bính – Giáp – Nhâm – Canh – Mậu ] - Đất – địa chi [ Tuất – Dần – Ngọ ] 3. Chu kỳ Thổ tinh phối can chi trong bốn Mùa – Thứ Bảy. 3.1- Phương Đông - Trời – thiên can [ Bính – Giáp – Nhâm – Canh – Mậu ] - Đất – địa chi [ Dần – ngọ - Tuất ] 3.2- Phương Bắc - Trời – thiên can [ Quý – Tân – Kỷ - Đinh - Ất ] - Đất – địa chi [ Dậu – Sửu – Tị ] 3.3 Phương Tây - Trời – thiên can [ Canh – Mậu – Bính – Giáp – Nhâm ] - Đất – địa chi [ Thìn – Thân – Tí ] 3.4 Phương Nam - Trời – thiên can [ Đinh - Ất – Quý – Tân – Kỷ ] - Đất – địa chi [ Hợi – Mão – Mùi ] 4. Chu kỳ Nhật tinh phối can chi bốn mùa – Chủ Nhật 4.1- Phương Đông - Trời – thiên can [ Đinh - Ất – Quý – Tân – Kỷ ] - Đất – địa chi [ Mão – Mùi – Hợi ] 4.2- Phương Bắc - Trời – thiên can [ Giáp – Nhâm – Canh – Mậu – Bính ] - Đất – địa chi [ Tuất – Dần – Ngọ ] 4.3- Phương Tây - Trời – thiên can [ Tân – Kỷ - Đinh - Ất – quý ] - Đất – địa chi [ Tị - Dậu – Sửu ] 4.4- Phương Nam - Trời – thiên can [ Mậu – Bính – Giáp – Nhâm – Canh ] - Đất – địa chi [ Tí – Thìn – Thân ] 5. Chu kỳ Nguyệt tinh phối can chi bốn mùa – Thứ Hai 5.1- Phương Đông - Trời – thiên can [ Mậu – Bính – Giáp – Nhâm – Canh ] - Đất – địa chi [ Thìn – Thân – Tí ] 5.2- Phương Bắc - Trời – thiên can [ Ất – Quý – Tân – Kỷ - Đinh ] - Đất – địa chi [ Hợi – mão – Mùi ] 5.3- Phương Tây - Trời – thiên can [ Nhâm – Canh – Mậu – Bính – Giáp ] - Đất – địa chi [ Ngọ - Tuất – Dần ] 5.4- Phương Nam - Trời – thiên can [ Kỷ - Đinh - Ất – Quý – Tân ] - Đất – địa chi [ Sửu – Tị - Dậu ] 6. Chu kỳ Hỏa tinh phối can chi trong bốn mùa – Thứ Ba 6.1- Phương Đông - Trời – thiên can [ Kỷ - Đinh - Ất – Quý – Tân ] - Đất – địa chi [ Tị - Dậu – Sửu ] 6.2- Phương Bắc - Trời – thiên can [ Bính – Giáp – Nhâm – Canh – Mậu ] - Đất – địa chi [ Tí – Thìn – Thân 6.3- Phương Tây - Trời – thiên can [ Quý – Tân – Kỷ - Đinh - Ất ] - Đất – địa chi [ Mùi – Hợi – Mão ] 6.4- Phương Nam - Trời – thiên can [ Canh – Mậu – Bính – Giáp – Nhâm ] - Đất – địa chi [ Dần – Ngọ - Tuất ] 7. Chu kỳ Thủy tinh phối can chi bốn mùa – Thứ Tư 7.1- Phương Đông - Trời – thiên can [ Canh – Mậu – Bính – Giáp – Nhâm ] - Đất – địa chi [ Ngọ - Tuất – Dần ] 7.2- Phương Bắc - Trời – thiên can [ Đinh - Ất – Quý – Tân – Kỷ ] - Đất – địa chi [ Sửu – Tị - Dậu ] 7.3- Phương Tây - Trời – thiên can [ Giáp – Nhâm – Canh – Mậu – Bính ] - Đất – địa chi [ Thân – Tí - Thìn ] 7.4- Phương Nam - Trời – thiên can [ Tân – Kỷ - Đinh - Ất – Quý ] - Đất – địa chi [ Mão – Mùi – Hợi ] 5 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 9, 2010 Bác Hà Uyên kính mến. Thành thật xin lỗi vì chen ngang chủ để của bác. Bác giúp cho một quẻ Dịch xem thời tiết 10 ngày Đại Lễ có mưa không trên tinh thần khách quan của phương pháp Bốc Dịch. Rất mong được bác giúp đỡ để phối hợp nhiều bộ môn? 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 9, 2010 Chào anh Thiên Sứ Tôi đã tổng kết thành bảng tra ở trên, kết hợp cả phương hướng, kết hợp cả Lịch để biết hôm nay là ngày nào trong Tuần, là ngày Chủ Nhật hay là ngày Thứ Hai, Thứ Ba, ... (Đây là bảng tra ứng kỳ với Lịch pháp từ thời cụ Hoàng Xuân Hãn) Ngày 1/10/2010 là ngày Thứ Sáu. Tra bảng trên, thì Thứ Sáu ngày 1/10/2010 sao Kim làm chủ - Thứ Bảy ngày 2/10/2010 thì sao Thổ. - Chủ Nhật ngày 3/10/2010 tới sự ảnh hưởng của mặt Trời. - Thứ Hai là ngày của mặt Trăng. - Vì là tổ hợp của Năm - Tháng - Ngày , nên tôi nghĩ tới sự ảnh hưởng đồng thời của ba hành tinh: Mộc + Hỏa + mặt Trăng. Tra bảng trên, thứ Sáu, ngày Giáp Thân, thì Trời đối ứng về phương Bắc, Đất đối ứng tại Tây Nam (chi Thân). - Mùa thu thì ứng với phương Tây, tra bảng trên: 2.3- Phương Tây - Trời – thiên can [ Kỷ - Đinh - Ất – Quý – Tân ] - Đất – địa chi [ Mão – Mùi – Hợi ] - Thì ngày thứ Sáu là ngày Giáp Thân không ứng. Thứ Bảy là ngày Ất Dậu có thiên can Ất mà Địa chi không có chi Dậu ; Ngày Chủ Nhật là Ngày Bính Tuất không được nạp Can Chi ; tới ngày Thứ Hai là ngày Đinh Hợi thì Trời Đất đều ứng hợp. - Như vậy, thứ Hai nhằm ngày Đinh Hợi, sao Mộc + sao Hỏa + mặt Trăng là nguyên nhân của kỳ hạn ứng giờ Mão (5h ~ 7h) Hà Uyên 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 9, 2010 Cảm ơn bác Hà Uyên. Suy ngẫm trên các dữ kiện của Bác, tôi nghĩ khả năng không mưa trong đại lễ rất cao. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 9 Tháng 9, 2010 Cảm ơn bác Hà Uyên. Suy ngẫm trên các dữ kiện của Bác, tôi nghĩ khả năng không mưa trong đại lễ rất cao. Vâng, anh Thiên Sứ Đây chính là một phần " mật mã " trong Hà Đồ mà Anh đã dày công viết trong sách " Tìm về cội nguồn Kinh Dịch " vậy. Chú giải: Quy đổi thiên can sang số: Giáp = 1, Ất = 2, Bính = 3, Đinh = 4, Mậu = 5, Kỷ = 6, Canh = 7, Tân = 8, Nhâm = 9, Quý = 10. 1) Căn cứ theo bảng Tứ Thời Can Chi: sao Mộc có chu kỳ vận hành thuận tự theo bốn phương như sau: [Giáp - Nhâm - Canh - Mậu - Bính] = [Tân - Kỷ - Đinh - Ất - Quý] = [Mậu - Bính - Giáp - Nhâm - Canh] = [Ất - Quý - Tân - Kỷ - Đinh] Ta chuyển đổi đơn vị Thiên can thay bằng những con số 1~ 10 như sau: [1- 9 - 7 - 5 - 3] = [8 - 6 - 4 - 2 - 10] = [5 - 3 - 1 - 9 - 7] = [2 - 10 - 8 - 6 - 4] = Đông - Bắc - Tây - Nam Tương tự như vậy với hệ Thất tinh: 2)- Kim tinh: [2 - 10 - 8 - 6 - 4] = [9 - 7 - 5 - 3 - 1] = [6 - 4 - 2 - 10 - 8] = [3 - 1 - 9 - 7 - 5] = Đông - Bắc - Tây - Nam 3)- Thổ tinh: [3 - 1 - 9 - 7 - 5 ] = [10 - 8 - 6 - 4 - 2] = [7 - 5 - 3 - 1 - 9] = [4 - 2 - 10 - 8 - 6] = Đông - Bắc - Tây - Nam 4)- Nhật tinh: [4 - 2 - 10 - 8 - 6] = [1 - 9 - 7 - 5 - 3] = [8 - 6 - 4 - 2 - 10] = [5 - 3 - 1 - 9 - 7] = Đông - Bắc - Tây - Nam 5)- Nguyệt tinh: [5 - 3 - 1 - 9 - 7] = [2 - 10 - 8 - 6 - 4] = [9 - 7 - 5 - 3 - 1] = [6 - 4 - 2 - 10 - 8] = Đông - Bắc - Tây - Nam 6)- Hỏa tinh: [6 - 4 - 2 - 10 - 8] = [3 - 1 - 9 - 7 - 5] = [10 - 8 - 6 - 4 - 2] = [7 - 5 - 3 - 1 - 9] = Đông - Bắc - Tây - Nam 7)- Thủy tinh: [7 - 5 - 3 - 1 - 9] = [4 - 2 - 10 - 8 - 6] = [1 - 9 - 7 - 5 - 3] = [8 - 6 - 4 - 2 - 10] = Đông - Bắc - Tây - Nam Chúng ta nhận thấy, nội dung những con số trong Hà Đồ, với những cặp số [1 - 6], [2 - 7], [3 - 8], [4 - 9], [5 - 10], là đơn vị Thời gian của người phương Đông, đó là [Giáp - Kỷ], [Ất - Canh], [bính - Tân], [Đinh - Nhâm], [Mậu - Quý] đã hàm chứa thông tin về sự vận hành của những hành tinh, có sự tương tác ảnh hưởng tới trái đất, nơi mà loài người đang cư trú vậy. Cảm ơn Anh đã quan tâm. Hà Uyên 6 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 9, 2010 HỆ THỜI GIAN CAN CHI ỨNG NHỊ THẬP BÁT TÚ 1. G. Tý – Giác – Tâm – Ngưu - Thất - Vị - Sâm - Tinh 2. A. Sửu – Cang – Vĩ - Nữ - Bích – Mão - Tỉnh - Trương 3. B. Dần – Đê – Cơ – Hư – Khuê - Tất - Quỷ - Dực 4. Đ. Mão – Phòng - Đẩu – Nguy – Lâu - Chủy - Chẩn 5. M. Thìn – Tâm – Ngưu - Thất – Vị - Sâm – Tinh - Giác 6. K. Tị - Vĩ - Nữ - Bích – Mão - Tỉnh – Trương - Cang 7. C. Ngọ - Cơ – Hư – Khuê - Tất -Quỷ - Dực - Đê 8. T. Mùi - Đẩu – Nguy – Lâu – Chủy - Liễu - Chẩn - Phòng 9. N. Thân – Ngưu - Thất - Vị - Sâm – Tinh – Giác - Tâm 10. Q. Dậu - Nữ - Bích – Mão – Tỉnh – Trương – Cang - Vĩ 11. G. Tuất– Hư – Khuê - Tất – Quỷ - Dực – Đê - Cơ 12. A. Hợi – Nguy – Lâu - Chủy - Liễu - Chẩn – Phòng - Đẩu 13. B. Tý - Thất - Vị - Sâm – Tinh – Giác – Tâm - Ngưu 14. Đ. Sửu – Bích – Mão - Tỉnh – Trương – Cang – Vĩ - Nữ 15. M. Dần – Khuê - Tất - Quỷ - Dực – Đê – Cơ - Hư 16. K. Mão – Lâu - Chủy - Liễu - Chẩn – Phòng - Đẩu - Nguy 17. C. Thìn - Vị - Sâm – Tinh – Giác – Tâm – Ngưu - Thất 18. T. Tị - Mão - Tỉnh – Trương – Cang – Vĩ - Nữ - Bích 19. N. Ngọ - Tất - Quỷ - Dực – Đê – Cơ – Hư - Khuê 20. Q. Mùi - Chủy - Liễu - Chẩn – Phòng - Đẩu – Nguy - Lâu 21. G. Thân – Sâm – Tinh – Giác – Tâm – Ngưu - Thất - Vị 22. A. Dậu - Tỉnh – Trương – Cang – Vĩ - Nữ - Bích - Mão 23. B. Tuất - Quỷ - Dực – Đê – Cơ – Hư – Khuê - Tất 24. Đ. Hợi - Liễu - Chẩn – Phòng - Đẩu – Nguy – Lâu - Chủy 25. M. Tý – Tinh – Giác – Tâm – Ngưu - Thất - Vị - Sâm 26. K. Sửu – Trương – Cang – Vĩ - Nữ - Bích – Mão - Tỉnh 27. C. Dần - Dực – Đê – Cơ – Hư – Khuê - Tất - Quỷ 28. T. Mão - Chẩn – Phòng - Đẩu – Nguy – Lâu – Chủy - Liễu 29. N. Thìn – Giác – Tâm – Ngưu - Thất - Vị - Sâm - Tinh 30. Q. Tị - Cang – Vĩ - Nữ - Bích – Mão - Tỉnh - Trương 31. G. Ngọ - Đê – Cơ – Hư – Khuê - Tất - Quỷ - Dực 32. A. Mùi – Phòng - Đẩu – Nguy – Lâu - Chủy - Liễu - Chẩn 33. B. Thân – Tâm – Ngưu - Thất - Vị - Sâm – Tinh - Giác 34. Đ. Dậu – Vĩ - Nữ - Bích – Mão - Tỉnh – Trương - cang 35. M. Tuất – Cơ – Hư – Khuê - Tất - Quỷ - Dực - Đê 36. K. Hợi - Đẩu – Nguy – Lâu - Chủy - Liễu - Chẩn - Phòng 37. C. Tý – Ngưu - Thất - Vị - Sâm – Tinh – Giác - Tâm 38. T. Sửu - Nữ - Bích – Mão - Tỉnh – Trương – Cang - Vĩ 39. N. Dần – Hư – Khuê - Tất - Quỷ - Dực – Đê - Cơ 40. Q. Mão - Nguy – Lâu - Chủy - Liễu - Chẩn – Phòng - Đẩu 41. G. Thìn – Thất - Vị - Sâm – Tinh – Giác – Tâm - Ngưu 42. A. Tị - Bích – Mão - Tỉnh – Trương – Cang – Vĩ - Nữ 43. B. Ngọ - Khuê - Tất - Quỷ - Dực – Đê – Cơ - Hư 44. Đ. Mùi – Lâu - Chủy - Liễu - Chẩn – Phòng - Đẩu - Nguy 45. M. Thân – Vị - Sâm – Tinh – Giác – Tâm – Ngưu - Thất 46. K. Dậu - Mão - Tỉnh – Trương – Cang – Vĩ - Nữ - Bích 47. C. Tuất - Tất - Quỷ - Dực – Đê – Cơ – Hư - Khuê 48. T. Hợi – Chủy – Liễu - Chẩn – Phòng - Đẩu – Nguy - Lâu 49. N. Tý - Sâm – Tinh – Giác – Tâm – Ngưu - Thất - Vị 50. Q. Sửu - Tỉnh – Trương – Cang – Vĩ - Nữ - Bích - Mão 51. G. Dần – Qủy - Dực – Đê – Cơ – Hư – Khuê - Tất 52. A. Mão - Liễu - Chẩn – Phòng - Đẩu – Nguy – Lâu - Chủy 53. B. Thìn - Tinh – Giác – Tâm – Ngưu - Thất - Vị - Sâm 54. Đ. Tị - Trương – Cang – Vĩ - Nữ - Bích – Mão - Tỉnh 55. M. Ngọ - Dực – Đê – Cơ – Hư – Khuê - Tất - Quỷ 56. K. Mùi – Chẩn – Phòng - Đẩu – Nguy – Lâu - Chủy - Liễu 57. C. Thân – Giác – Tâm – Ngưu - Thất - Vị - Sâm – Tinh 58. T. Dậu – Cang – Vĩ - Nữ - Bích – Mão - Tỉnh - Trương 59. N. Tuất – Đê – Cơ – Hư – Khuê - Tất - Quỷ - Dực 60. Q. Hợi - Phòng - Đẩu – Nguy – Lâu - Chủy - Liễu - Chẩn. Hà Uyên 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 9, 2010 CAN CHI - 28 SAO - 7 SAO - 4 PHƯƠNG - 4 MÙA (CAN CHI - NHỊ THẬP BÁT TÚ - THẤT TINH - TỨ PHƯƠNG - TỨ THỜI) Nhận xét - Thông qua 4 bảng thống kê chu kỳ trong tài liệu đính kèm: nhận thấy mối quan hệ Thời gian can chi với 28 sao (nhị thập bát tú), với 7 sao (thất tinh), được phân làm 4 Mùa ứng với 4 phương, đó là: người xưa xây dựng học thuyết Ngũ vận Lục khí, trong đó Ngũ vận được quy định bởi Thất tinh, còn Lục khí được quy định bởi Nhị thập bát tú. - Từ 4 bảng thống kê này, ta nhận thấy được quy luật tính hạn "Dương cửu - Bách lục ", mà các bậc hiền nhân như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, ... đã ghi lại trong sách " Thái Ất thần kinh", "Thái ất dị dản lục". ................. ____NG_T__.doc B__C_T__.doc T__Y_T__.doc NAM_T__.doc 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 11 Tháng 9, 2010 Bác Hà Uyên kính mến. Thành thật xin lỗi vì chen ngang chủ để của bác. Bác giúp cho một quẻ Dịch xem thời tiết 10 ngày Đại Lễ có mưa không trên tinh thần khách quan của phương pháp Bốc Dịch. Rất mong được bác giúp đỡ để phối hợp nhiều bộ môn? Kính bác Hà Uyên , Chú Thiên Sứ !- Xin cho phép cháu được tham gia dự đoán trong chủ đề này ạ, Với phương châm học hỏi và chiêm nghiệm mong các bác bỏ qua cho cháu. Căn cứ vào câu hỏi của chú Thiên Sứ . Cháu lập đước quẻ Quẻ Chính : Phong Hỏa Gia Nhân Quẻ hỗ : Hỏa Thủy vị tế Quẻ biến : Phong Sơn Tiệm - Kết luận của cháu : Buổi sáng sớm trời có sương mù nhẹ ,sau đó nắng đẹp nhưng có gió thổi mặc áo dài thì gió thổi tung bay , mấy ngày đầu và cuối trong dịp này trời sẽ không mưa , Nhưng trong hai ngày 4 và 5 /10 có khả năng trời sẽ có mưa. Mong các bác bỏ qua. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 9, 2010 Căn cứ vào câu hỏi của chú Thiên Sứ . Cháu lập đước quẻ Quẻ Chính : Phong Hỏa Gia Nhân Quẻ hỗ : Hỏa Thủy vị tế Quẻ biến : Phong Sơn Tiệm Chào VIETHA Nơi trao đổi học thuật, nên sự tham gia của VIETHA mang lại nhiều phương pháp đọc thông tin, thông qua những học thuyết cổ truyền mà chúng ta đã học hỏi tích lũy được. VIETHA có thể cho biết, để có được quẻ Phong Hỏa Gia nhân, thì bạn dùng cách thức gì (?) Cỏ thi (!) Ba đồng tiền cổ (!) Năm - tháng - ngày - giờ (!), hay một phương pháp nào đó như VIETHA nói: " căn cứ vào câu hỏi của anh Thiên Sứ " để lập quẻ ! Tôi chưa rõ được ý chỗ này. Cảm ơn bạn Hà Uyên P/s: hình vẽ quẻ khó thực hiện trong khi gửi bài viết, copy dán vào cũng không được. Có được hình vẽ quẻ thì tốt quá. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 9, 2010 Lập được quẻ: Quẻ Chính : Phong Hỏa Gia Nhân Luận giải: - Khi giải quẻ bước đầu tiên, theo nguyên tắc, tôi thường giải theo Lý thuyết nhóm (Group Theory). Quẻ Phong Hỏa Gia nhân được quy về nhóm chu kỳ thứ 3 Dịch Can Chi, theo đồ hình như sau: ........................................ĐỈNH .............GIA NHÂN..................................LÂM .......GIẢI..............................+.......................TỤY .............ĐẠI SÚC.....................................ĐỘN .......................................TRUÂN - Bước thứ hai, căn cứ vào thuyết " Chính - Phụ ", có nghĩa là mặt Trăng là vệ tinh của trái đất, đó là Nguyệt lệnh. Xác định quẻ Bất dịch, quẻ Giao dịch, quẻ Biến dịch theo Nguyệt lệnh như sau: Tháng Tám Việt lịch, "khí" Bạch lộ: quẻ Bất dịch là quẻ Bích, là quẻ Phong Địa Quan, được cấu tạo bởi 4 hào âm và sự xuất hiện của 2 hào dương. Quẻ Giao dịch là quẻ Bát thuần Ly, " khí " Bạch lộ tại hào 6, quẻ Ly được cấu tạo bởi 4 hào dương và 2 hào âm. Như vậy, quẻ Bất dịch và quẻ Giao dịch gồm có 6 hào âm và 6 hào dương. Quẻ Biến dịch gồm quẻ Tốn - Tụy - Đại súc, ba quẻ này gồm 10 hào dương và 8 hào âm. [ Tôi thường nhận định rằng, kết cấu của 5 quẻ Nguyệt lệnh là không cố định, ví như năm Canh tháng Ất thì quẻ Bích là quẻ Địa Phong Thăng, mà không phải cố định là quẻ Phong Địa Quan. Đây chỉ là ví dụ dẫn giải để chúng ta tìm được tiếng nói chung khi trao đổi học thuật ] Âm Dương trong tháng Tám Việt lịch tại tiết khí Bạch lộ được xác định từ quẻ Bất dịch, Biến dịch vào Giao dịch là : Dương gồm 16 hào, Âm gồm 12 hào. Tại đây, từ 5 quẻ này làm 5 cánh của ngôi sao, ta truy tìm mối quan hệ với Ngũ hành. - Bước thứ ba, xác định kết cấu quẻ chính: Phong Hỏa Gia nhân: thể ngoài quẻ trên là quái Tốn có hào làm chủ là hào 4, thể trong quẻ dưới là quái Ly có hào làm chủ là hào 2. Từ đây, ta truy tìm Tứ tượng cho hai "thể" trong ngoài, trên dưới. - Bước thứ tư, tới đây ta bắt đầu quan tâm tới " hào động ", theo cách VIETHA xác định là hào 1. Trên đây là một ví dụ phương pháp giải Dịch mà tôi thường vận dụng, VIETHA tham khảo thêm. Hà Uyên 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 9, 2010 Kính bác Hà Uyên , Chú Thiên Sứ ! - Xin cho phép cháu được tham gia dự đoán trong chủ đề này ạ, Với phương châm học hỏi và chiêm nghiệm mong các bác bỏ qua cho cháu. Căn cứ vào câu hỏi của chú Thiên Sứ . Cháu lập đước quẻ Quẻ Chính : Phong Hỏa Gia Nhân Quẻ hỗ : Hỏa Thủy vị tế Quẻ biến : Phong Sơn Tiệm - Kết luận của cháu : Buổi sáng sớm trời có sương mù nhẹ ,sau đó nắng đẹp nhưng có gió thổi mặc áo dài thì gió thổi tung bay, mấy ngày đầu và cuối trong dịp này trời sẽ không mưa , Nhưng trong hai ngày 4 và 5 /10 có khả năng trời sẽ có mưa. Mong các bác bỏ qua. Viet Hà thân mến.Nếu thế thì chưa tuyệt đối nhỉ? Trong trường hợp này nếu mọi cái đúng tuyêt đối cũng chưa phải là tốt với chú. Nhưng không thể sai căn bản. Cảm ơn Việt Hà quan tâm. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 9, 2010 CAN CHI - 28 SAO - 7 SAO - 4 PHƯƠNG - 4 MÙA (CAN CHI - NHỊ THẬP BÁT TÚ - THẤT TINH - TỨ PHƯƠNG - TỨ THỜI) Nhận xét - Thông qua 4 bảng thống kê chu kỳ trong tài liệu đính kèm: nhận thấy mối quan hệ Thời gian can chi với 28 sao (nhị thập bát tú), với 7 sao (thất tinh), được phân làm 4 Mùa ứng với 4 phương, đó là: người xưa xây dựng học thuyết Ngũ vận Lục khí, trong đó Ngũ vận được quy định bởi Thất tinh, còn Lục khí được quy định bởi Nhị thập bát tú. - Từ 4 bảng thống kê này, ta nhận thấy được quy luật tính hạn "Dương cửu - Bách lục ", mà các bậc hiền nhân như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, ... đã ghi lại trong sách " Thái Ất thần kinh", "Thái ất dị dản lục". ................. 1)- Một năm bốn mùa, mỗi một bảng tra tổ hợp Đông tú - Bắc tú - Tây tú - Nam tú, thì " Nhật tinh " chỉ phối ứng duy nhất với một tam hợp Địa chi thuộc Đất, đó là: - Phương Đông, mùa Xuân thì Nhật tinh phối ứng thuận tự với tam hợp Mão - Mùi - Hợi - Phương Bắc, mùa Đông thì Nhật tinh phối ứng theo trật tự tam hợp Tuất -Dần - Ngọ - Phương Tây, mùa Thu thì Nhật tinh phối ứng theo trật tự của tam hợp Dâu - Sửu - Tị - Phương Nam, mùa Hạ thì Nhật tinh phối ứng duy nhất với tam hợp Tí - Thìn - Thân. Những kết luận này, đã chỉ ra thông số ứng dụng cho nhiều bộ môn thuận toán, ví dụ đối với bộ môn Tử Vi hay Tử Bình,... thì từ năm 1994 Giáp Tuất đến năm 2000 - Canh Thìn, thì tam hợp Dậu - Sửu - Tị làm chủ, tương ứng là những can "âm". Từ năm 2001 - Tân Tị đến năm 2007 - Đinh Hợi, thì tam hợp Tí - Thìn - Thân làm chủ, tương ứng là những can "dương". Từ năm 2008 - Mậu Tí cho đến hết năm 2014 - Giáp Ngọ, thì trái đất đối ứng trong phạm vi tam hợp Mão - Mùi - Hợi, tương ứng theo là những can âm: Ất - Đinh - Kỷ - Tân - Quý. (Tam hợp mệnh của GS N.B.Châu cũng nằm trong chu kỳ tam hợp Mão - Mùi - Hợi đang làm chủ được lên ngôi, khi an những sao căn cứ vào Can Chi đang được làm chủ, để định vị vào 12 cung chấm số Tử Vi, thì những sao này, đều chựu theo sứ mệnh chi phối chu kỳ vận hạn cùng Trời Đất) Trong quá trình trải nghiệm, sẽ chỉ ra được giá trị ứng dụng, đúng như Dịch nói "từ lạnh chuyển sang nóng, từ nóng chuyển sang lạnh" vậy. Lưu ý: trong những tam hợp của Đất ứng với Trời, thì hành Thổ luôn luôn ở ngôi vị "trung". Riêng đối với phương Bắc mùa Đông, tam hợp Ngọ - Tuất - Dần được thay đổi ngôi vị đối ứng là Tuất - Dần - Ngọ, chúng ta sẽ chú giải nguyên nhân này sau. Đây là điều mà Dịch rất coi trọng chữ "trung". Trời mất thăng bằng âm dương, thì sự hanh thông sẽ rối loạn (nguyên, hanh). Đất mất thăng bằng âm dương, thì dẫn tới cái "lợi", cái "chính" sẽ rối loạn (lợi, trinh). 2)- Số 177 (177 x 3) là số của quẻ Phong Trạch Trung phu, được phối ứng với thời khí Đông chí. Năm Giáp Tí khởi vận chu kỳ 420 năm cũng là năm 177 Tr.CN. Tiếp đến là năm 244, 664, 1084, 1504, 1924. Đây là những chu kỳ Đại Giáp Tý 420 năm, hình thành Hệ chu kỳ can - chi, khởi nguyên Giáp Tí ứng Mộc tinh và tú Giác, cho tới Quý Hợi ứng Thủy tinh và tú Chẩn, thì kết thúc một chu kỳ Đại Giáp tí. Như vậy, năm 2004 Giáp Thân là năm gặp Nhật tinh tại bảng Nam Tú, tới năm Đinh Hợi 2007 thì kết thúc phương Nam. Bắt đầu từ năm 2008 => 2014, thì hệ Thời gian can chi chuyển về bảng tra tổng hợp Đông tú. Hệ luận này, cho chúng ta biết được những thông tin gì đây (?), khi mà trong không gian Vũ trụ mênh mông này, hệ mặt Trời và hành tinh của chúng ta đang sinh tồn, đã chuyển từ Nam phương sang Đông phương !!! Từ năm 2008 - 2014, thì hệ thống thời gian can chi chuyển về bảng tra Đông tú. Năm nay, 2010 - Canh Dần đang ở bảng Đông tú, gặp Thổ tinh phối ứng với tú Đê. Đến hết năm Giáp Ngọ thì chuyển sang Bắc Tú, có nghĩa là can chi Năm, can chi Tháng, can chi Ngày, can chi Giờ sẽ căn cứ theo bảng tra Bắc tú. Bắt đầu từ năm 2015 - Ất Mùi. Năm 2011 - Tân Mão, là năm can chi sẽ gặp NHẬT TINH phối ứng với tú PHÒNG. 3)- Mỗi một bảng tính cho một Mùa hay một phương, đều hàm chứa ba " kỳ " (Kỳ môn Độn giáp), có nghĩa là 15 hàng theo cột dọc là 15 vận cho mỗi một mùa. Khi phối ứng với Thất tinh thì được số 15 x 7 = 105 Số 105 này chính là số mà Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, hay Bảng nhãn Lê Quý Đôn đã chỉ dạy. Đó là nguyên tắc tính hạn DƯƠNG CỬU - BÁCH LỤC trong Tam thức Thái Ất - Độn Giáp - Lục Nhâm. 105 + 1 = 106 Số 105 này được hội thông với Đồ số Bát quái: ...................63 ........51...................60 ...48..............+..............57 ........45...................54 ..................42 63 + 42 = 105 = Càn + Khôn = [(7 x 9) + (7 x 6)] 60 + 45 = 105 = Tốn + Chấn 57 + 48 = 105 = Khảm + Ly 54 + 51 = 105 = Cấn + Đoài Hà Uyên 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 9, 2010 Năm 2011 - Tân Mão, là năm can chi sẽ gặp NHẬT TINH phối ứng với tú PHÒNG. Năm 2011, mặt Trời sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến hành tinh của chúng ta ???Hà Uyên 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 14 Tháng 9, 2010 Năm 2011, mặt Trời sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến hành tinh của chúng ta ??? Hà Uyên Kính bác Hà Uyên.Tôi cho rằng năm tới. Thiên tai sẽ rất nặng trên toàn thế giới. Trong đó hạn hán là khốc liệt nhất. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 9, 2010 Năm 2011, mặt Trời sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến hành tinh của chúng ta ??? Hà Uyên Cụ toàn hỏi hi hi :D Share this post Link to post Share on other sites
Posted 15 Tháng 9, 2010 Bật mí Cụ thêm câu nữa, năm nào cũng vậy, thế nào cũng vậy, vận nào cũng vậy, nguyên nào cũng vậy, .... cũng vậy thì cần gì phải có dự báo thời tiết thưa cụ :D Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 9, 2010 Bật mí Cụ thêm câu nữa, năm nào cũng vậy, thế nào cũng vậy, vận nào cũng vậy, nguyên nào cũng vậy, .... cũng vậy thì cần gì phải có dự báo thời tiết thưa cụ :D Cảm ơn bạn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 9, 2010 3)- Mỗi một bảng tính cho một Mùa hay một phương, đều hàm chứa ba " kỳ " (Kỳ môn Độn giáp), có nghĩa là 15 hàng theo cột dọc là 15 vận cho mỗi một mùa. Khi phối ứng với Thất tinh thì được số 15 x 7 = 105 Số 105 này chính là số mà Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, hay Bảng nhãn Lê Quý Đôn đã chỉ dạy. Đó là nguyên tắc tính hạn DƯƠNG CỬU - BÁCH LỤC trong Tam thức Thái Ất - Độn Giáp - Lục Nhâm. 105 + 1 = 106 Số 105 này được hội thông với Đồ số Bát quái: ...................63 ........51...................60 ...48..............+..............57 ........45...................54 ..................42 63 + 42 = 105 = Càn + Khôn = [(7 x 9) + (7 x 6)] 60 + 45 = 105 = Tốn + Chấn 57 + 48 = 105 = Khảm + Ly 54 + 51 = 105 = Cấn + Đoài Thời xưa, lấy gì làm mức độ chuẩn mực để định Giờ can chi ?. Thời nay, ta đã có " đồng hồ " làm đơn vị chuẩn phổ cập. 1)- Thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) giảng: " Khôn, Lục Ngũ, tròn số ngày vậy ". (Thái ất di thư) Ngày nay, ta có thể hiểu rằng, trị số của hào năm quẻ Khôn là 6 x 16 = 96. Số 96 này là đơn vị thời gian tính bằng "khắc", có nghĩa là, một ngày tương đương với 96 khắc. Mỗi một "khắc" tương đương với 15 phút ngày nay. Một Giờ can chi tương đương với 8 "khắc". Một ngày can chi là 12 x 8 = 96 khắc. Số đã đủ, ngày đã đầy, "đầy" và "đủ" không thiếu không thừa. 2)- Thái Ất dị giản lục - Thầy Lê Quý Đôn (1726 - 1784) giảng: - 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 16 Tháng 9, 2010 Kính bác Hà Uyên. Tôi cho rằng năm tới. Thiên tai sẽ rất nặng trên toàn thế giới. Trong đó hạn hán là khốc liệt nhất. Chào Anh Thiên Sứ Tôi thống kê chu kỳ Đại Giáp Tí để Anh tham khảo, sau đó trao đổi cùng Anh về những tai biến trong năm 2011. THỨ TỰ CHU KỲ ĐẠI GIÁP TÍ: 1. Giáp Tí - Mộc tinh - tú Giác: 1924 - 1504 - 1084 - 664 - 244 - 177 tr.CN... => Thứ Năm (Thursday) 2. Giáp Tí - Nguyệt tinh - tú Tâm: 1984 - 1564 - 1144 - 724 - 304 - 117 tr.CN... => Thứ Hai (Monday) 3. Giáp Tí - Kim tinh - tú Ngưu: 2044 - 1624 - 1204 - 784 - 364 - 57 tr.CN... => Thứ Sáu (Friday) 4. Giáp Tí - Hỏa tinh - tú Thất: 2104 - 1684 - 1264 - 844 - 424 - 4 => Thứ Ba (Tuesday) 5. Giáp Tí - Thổ tinh - tú Nữ: 2164 - 1744 - 1324 - 904 - 484 - 64 => Thứ Bảy (Saturday) 6. Giáp Tí - Thủy tinh - tú Sâm: 2224 - 1804 - 1384 - 964 - 544 - 124 => Thứ Tư (Wednesday) 7. Giáp Tí - Nhật tinh - tú Hư: 2284 - 1864 - 1444 - 1024 - 604 - 184 => Chủ Nhật (Sunday) Hàng ngang cách nhau một Đại Giáp Tí 420 năm, hàng dọc cách nhau một Tiểu Giáp Tí 60 năm. Hiện nay, ta đang ở trong chu kỳ Đại Giáp Tí 1924 - 2284. Từ năm 1984 - 2044 là một Tiểu Giáp Tí, theo chu kỳ thời gian hình thành "Bốn mùa Vũ trụ", thì Trái Đất của chúng ta đang trong ngày Thứ Hai (Monday). Chúng ta hiện đang sử dụng hệ Lịch pháp được phổ cập toàn cầu theo một trật tự thống nhất, từ thứ Hai, tiếp theo là thứ Ba, thứ Tư ... còn đối với chu kỳ vận hành của các hành tinh thì lại theo một trật tự riêng biệt. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên những biến động lớn cho hành tinh của chúng ta. Với những dữ liệu ban đầu thật mỏng manh, đó là tổ hợp thời gian Năm - Tháng - Ngày - Giờ, chúng ta khảo nghiệm lại di sản của tiền nhân, trên nguyên tắc "cũ xưa mới nay", từng bước chỉ rõ những giá trị mang lại lợi ích chung, đối với nơi cư trú của chính chúng ta vậy. Lý học Đông phương cũng từng bước khảo chứng và trải nghiệm, cũng đã tìm được tiếng nói chung với Lý học Tây phương, đó là sự hội tụ của ba hành tinh: sao Mộc + sao Hỏa + mặt Trăng, hay là sự tụ hội của nhóm: sao Thổ + mặt Trăng + sao Mộc,... Hà Uyên 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 17 Tháng 9, 2010 Thời xưa, lấy gì làm mức độ chuẩn mực để định Giờ can chi ?. Thời nay, ta đã có " đồng hồ " làm đơn vị chuẩn phổ cập. 1)- Thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585) giảng: " Khôn, Lục Ngũ, tròn số ngày vậy ". (Thái ất di thư) Ngày nay, ta có thể hiểu rằng, trị số của hào năm quẻ Khôn là 6 x 16 = 96. Số 96 này là đơn vị thời gian tính bằng "khắc", có nghĩa là, một ngày tương đương với 96 khắc. Mỗi một "khắc" tương đương với 15 phút ngày nay. Một Giờ can chi tương đương với 8 "khắc". Một ngày can chi là 12 x 8 = 96 khắc. Số đã đủ, ngày đã đầy, "đầy" và "đủ" không thiếu không thừa. 2)- Thái Ất dị giản lục - Thầy Lê Quý Đôn (1726 - 1784) giảng: HỌC TA - HỌC TÂY - HỌC TẦU Danh tác "Sư thuyết - Hàn Dũ" viết: "Người sinh trước ta, người biết về đạo trước ta, ta học người và tôn xưng người là thầy ta ; Người sinh sau ta, nhưng người biết về Đạo trước ta, ta học người và tôn xưng người là thầy ta. Người là Thầy của Đạo ta, ta nào biết người sinh trước hay sau ta ? Cho nên, bất kể kẻ sang hay người hèn, bất kể thời gian học ít hay nhiều, Đạo sẽ tồn tại mãi mãi, thì Thầy ta vẫn mãi là Thầy ta." Thầy Lê Quý Đôn đánh giá cao môn Thái ất học. Ông nói: “ Thuyết Thái ất, phần nhiều nói về binh pháp. Địch ta, chủ khách, lợi hại, được mất, các cơ thịnh suy, trị loạn, cái thế thắng thua, yên nguy đều được diễn giải rõ ràng. Làm tướng mà không biết môn học Thái ất sẽ không biết rõ nên đánh hay giữ, tiến hay ngừng, khó quyết đoán các mưu kế khi ra trận địa. Trong triều đình nếu không biết môn Thái ất sẽ sai lầm ở sự động hay tĩnh, tiến công hay thoái thủ, khó quyết đoán những sách lược lớn.” 60 năm được tích lại bằng một ngày. Khi "thời gian" tích lại ngày một lớn, có nghĩa rằng tuổi ngày một liên quy tích lại, thì "vật chất" ngày càng mất dần đi. Con người, chính Ta với Thời gian là một thể thống nhất và đối lập. Phàm là 10 tuổi thích chạy, 20 tuổi thích đi nhanh, 30 tuổi thích đi bộ, 40 tuổi thích sự ngồi, 50 tuổi thích sự nghỉ, 60 tuổi thích sự nằm. Đến 60 tuổi cũng chỉ mới là một ngày vậy ! Lưỡi còn vì mềm, Răng rụng vì cứng. Lão tử đã nhận xét rằng "Trên đời này không gì mềm như nước. Thế mà để chinh phục cái cứng thì không gì tuyệt vời hơn nó. Mềm khắc cứng ". Chữ "khắc" này, cũng như ngày nay ta nói: "Kiểm soát các trình tự", ví như Mộc điều khiển Thổ, Thổ kiểm soát Thủy,... Thuyết Ngũ hành đã được Lão Tử đặt vấn đề tham gia bằng trực giác của bản thân. Trực giác này được thể hiện dưới dạng hình ảnh cảm tính cụ thể, đã hợp nhất trực giác và trí tưởng tượng của con người, còn chủ thể và khách thể là không phân biệt được. Điều này, có nghĩa rằng cái " Tôi " đã được thay thế bởi cái " Nó " vậy. Nhìn tới nhóm ngành Tự nhiên Kỹ thuật cơ bản, so với nhóm ngành Xã hội nhân văn, có thể thấy ngôi vị yếu thế về số lượng con người cũng như chất lượng của nhóm Xã hội Nhân văn. Trong chương trình học những ngành xã hội nhân văn cơ bản, bao gồm ngành tâm lý học, xã hội học, kinh tế học,..., thì phần toán thống kê trong nghiên cứu empirical (ngược với theoretical), nghĩa là phải dựa vào số liệu điều tra, phỏng vấn, quan sát lấy số liệu qua bảng thăm dò, hỏi,... đóng vai trò then chốt. Khoa học là tìm đường tiệm cận chân lý (ở đây là xã hội, các hoạt động, là con người, tâm lý, quy luật kinh tế...). Đối với những người trong nhóm Xã Hội Nhân Văn, phải chăng trong một chừng mực nhất định, chân lý đã có sẵn và "khoa học" Xã hội Nhân văn cần phải làm sao, để ra được một kết quả như chân lý đã định. Điều này, dường như ngược lại với quy trình dụng sự trong tự nhiên. Hà Uyên 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 18 Tháng 9, 2010 - Vì là tổ hợp của Năm - Tháng - Ngày , nên tôi nghĩ tới sự ảnh hưởng đồng thời của ba hành tinh: Mộc + Hỏa + mặt Trăng. Tra bảng trên, thứ Sáu, ngày Giáp Thân, thì Trời đối ứng về phương Bắc, Đất đối ứng tại Tây Nam (chi Thân). - Như vậy, thứ Hai nhằm ngày Đinh Hợi, sao Mộc + sao Hỏa + mặt Trăng là nguyên nhân của kỳ hạn ứng giờ Mão (5h ~ 7h) Sao Mộc gần Trái Đất nhất vào ngày 20/9 sắp tới Các nhà thiên văn học Mỹ cho biết Sao Mộc sẽ là vật thể sáng nhất trên bầu trời vào ngày 20/9, hơn cả Mặt Trăng, vì khi đó hành tinh lớn nhất trong Thái dương hệ này sẽ nằm ở khoảng cách gần với Trái Đất nhất. Cuộc “chạm trán” giữa Trái Đất và “gã khổng lồ” của Thái dương hệ sẽ bắt đầu xảy ra vào chiều tối 20/9 với ánh sáng lấp lánh ở phía Đông và sáng rực ở trên đỉnh đầu vào lúc giữa trưa 21/9. Theo Spacedaily.com, các cuộc trạm trán giữa Trái Đất và Sao Mộc diễn ra cứ 13 tháng một lần khi hai hành tinh tiến gần nhau theo quỹ đạo riêng xung quanh Mặt Trời. Tuy nhiên, do hai hành tinh không có quỹ đạo đồng đều nên không phải lúc nào cũng tiếp cận nhau với khoảng cách gần nhất. Ông Tony Phillips thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết ngày 20/9, Sao Mộc sẽ ở khoảng cách 46,6 triệu dặm, gần hơn so với những cuộc chạm trán trước đây và phải đến năm 2022, kỷ lục này mới được lặp lại. Lần này, Sao Mộc sẽ tiến gần Trái Đất hơn bất cứ cuộc trạm chán nào diễn ra trong giai đoạn 1963-2022./. Cao Phong (Vietnam+) Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/Home/Sao-Moc-gan...09/60714.vnplus ----------------------------------- - Như vậy, sao Mộc đã được kiểm chứng khẳng định sự xuất hiện. - Thời gian xuất hiện lệch với NASA là 14 ngày (20/9 ==> 4/10) Hà Uyên Share this post Link to post Share on other sites
Posted 29 Tháng 9, 2010 - Như vậy, thứ Hai nhằm ngày Đinh Hợi, sao Mộc + sao Hỏa + mặt Trăng là nguyên nhân của kỳ hạn ứng giờ Mão (5h ~ 7h) Thông qua dự báo của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia và Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, ngày 4/10 là ngày Đinh Hợi ứng mốc kỳ hạn: - Từ ngày 2 đến ngày 4-10, do ảnh hưởng của không khí lạnh từ phía Bắc tràn xuống - Từ ngày 5 đến hết ngày 7-10, do hội tụ nhiệt đới có xu thế dịch chuyển dần lên phía Bắc Nguồn: http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/Moi_...%C4%91ai-le.htm Ta học thêm được một bài học cơ bản. - Nhận thức rõ thêm được câu nói của Dịch: "Trước ngày Giáp ba ngày, sau ngày Giáp ba ngày" thật là chuẩn mực. - Khi ngày 4/10 - Đinh Hợi là ngày được coi là "mốc kỳ hạn", thì ngày 2, ngày 3, ngày 4 là những ngày trở về trước thì "xuống" ; còn những ngày 5/10, ngày 6/10, ngày 7/10 là những ngày trở về sau thì "lên". Ngôn ngữ của Dự báo Quốc gia & TW cũng tương đồng với ngôn ngữ của Dịch "lên - xuống", "trước - sau", ...(số vãng giả thuận, tri lai giả nghịch) - Anh VuiVui sử dụng ngôn ngữ "mốc kỳ hạn" được thay bằng "cận biến hóa". Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 9, 2010 Kính chào Bác Hà Uyên. Lý học Đông phương cũng từng bước khảo chứng và trải nghiệm, cũng đã tìm được tiếng nói chung với Lý học Tây phương, đó là sự hội tụ của ba hành tinh: sao Mộc + sao Hỏa + mặt Trăng, hay là sự tụ hội của nhóm: sao Thổ + mặt Trăng + sao Mộc,... Bác có thể luận thêm về phần nội dung trên giúp cho mọi người thông tỏ ạ. Trong thất tinh có Mặt trời và Mặt trăng thì không rõ chúng có quan hệ như thế nào ở Vai trò riêng và chung đối với Trái đất nào ạ. Trân trọng cảm ơn. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 9, 2010 Kính chào Bác Hà Uyên. Lý học Đông phương cũng từng bước khảo chứng và trải nghiệm, cũng đã tìm được tiếng nói chung với Lý học Tây phương, đó là sự hội tụ của ba hành tinh: sao Mộc + sao Hỏa + mặt Trăng, hay là sự tụ hội của nhóm: sao Thổ + mặt Trăng + sao Mộc,... Bác có thể luận thêm về phần nội dung trên giúp cho mọi người thông tỏ ạ. Trong thất tinh có Mặt trời và Mặt trăng thì không rõ chúng có quan hệ như thế nào ở Vai trò riêng và chung đối với Trái đất nào ạ. Trân trọng cảm ơn. Chào hoangnt - Chủ đề này, tôi đã có lời đề nghị với anh Thiên Sứ là xóa bỏ sau vài ngày. - Hôm nay tôi cũng có ý định về chủ đề được khép lại tại đây. - Bạn nêu câu hỏi: " để mọi người thông tỏ" - Trả lời: xin để anh Thiên Sứ giúp đỡ câu hỏi này. - Chủ đề này được mở ra, để trả lời rằng: với thông số ban đầu thật là mỏng manh, đó là tổ hợp năm-tháng-ngày-giờ, nhưng cũng tìm được được những giá trị khi cần phải biết, đúng lúc, đúng thời vậy. Và câu hỏi được đặt ra là, tại sao chỉ dùng 4 yếu tố là Thời gian năm - tháng - ngày - giờ, cũng tính được sự hội tụ của Mộc tinh ? Vấn đề này cần được sự quan tâm một cách đúng mức hơn nữa, khi có thể. - Bạn hỏi: "Mặt Trời và mặt Trăng có quan hệ như thế nào ở vai trò riêng và chung đối với trái đất" - Trả lời: cho phép tôi thời gian học thêm về vai trò của mặt Trời và mặt Trăng là như thế nào rồi trả lời bạn sau. Khi chỉ dùng một chữ "HUYỀN" để trả lời bạn, thì thật là thất lễ. Mong bạn dự cảm cho. Hà Uyên 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 30 Tháng 9, 2010 Thông qua dự báo của Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia và Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương, ngày 4/10 là ngày Đinh Hợi ứng mốc kỳ hạn: - Từ ngày 2 đến ngày 4-10, do ảnh hưởng của không khí lạnh từ phía Bắc tràn xuống - Từ ngày 5 đến hết ngày 7-10, do hội tụ nhiệt đới có xu thế dịch chuyển dần lên phía Bắc Nguồn: http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/Moi_...%C4%91ai-le.htm Ta học thêm được một bài học cơ bản. - Nhận thức rõ thêm được câu nói của Dịch: "Trước ngày Giáp ba ngày, sau ngày Giáp ba ngày" thật là chuẩn mực. - Khi ngày 4/10 - Đinh Hợi là ngày được coi là "mốc kỳ hạn", thì ngày 2, ngày 3, ngày 4 là những ngày trở về trước thì "xuống" ; còn những ngày 5/10, ngày 6/10, ngày 7/10 là những ngày trở về sau thì "lên". Ngôn ngữ của Dự báo Quốc gia & TW cũng tương đồng với ngôn ngữ của Dịch "lên - xuống", "trước - sau", ...(số vãng giả thuận, tri lai giả nghịch) - Anh VuiVui sử dụng ngôn ngữ "mốc kỳ hạn" được thay bằng "cận biến hóa" Chủ đề này xin được khép lại. Hà Uyên Share this post Link to post Share on other sites