wildlavender

Rúng động: Dị Nhân Thề đuổi được Mưa Suốt 7 Ngày Đại Lễ

329 bài viết trong chủ đề này

Báo chí bây giờ, lúc nào cũng muốn tin độc, lạ, đắt... nên nhiều khi chỉnh câu cắt chữ, nghe rất shock, làm cho độc giả phản ứng tiêu cực cũng là chuyện dễ hiểu.

2,3 hôm nay, lên Facebook cũng đã thấy nhiều người phát tán link những bài báo trên... giá mà các bác nhà báo nhà đài viết đi vào lòng người một tí chắc không tới nỗi lắm phản ứng thái quá vậy

Không có chi. Tôi tưởng tượng khi việc làm của tôi được tất cả mọi người vỗ tay thì thật là chán quá! Chân lý rõ mười mười ra rồi. Cứ phải phản đối ầm ầm cho nó vui. Cứ như Ngô Bảo Châu tất cả đều vỗ tay, ngay cả tôi nếu được hỏi cũng vỗ tay luôn - mặc dù chẳng hiểu Ngô Bảo Châu chứng minh bổ để toán học đúng như thế nào - Cứ y như Thiên Sứ đứng dậy nhiệt liệt vỗ tay khi nghe nhạc Đặng Thái Sơn vậy.

Đời nó thế. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif .

Hoan hô hay chê bai, không phải là điều tôi quan tâm.

Vấn đề là:

Trong Đại lễ hội 1000 năm Thăng Long, có bẩy ngày trời nắng đẹp để quay phim chụp ảnh, tiết trời se lạnh để có thể mặc áo vest. Có thể có những trận mưa đêm có tính rửa đường cho mát mẻ.

Tất nhiên trong bẩy ngày đó có ngày lễ hội chính 10/ 10.

Chỉ cần một vế bị thiếu là:

Tuy "trời nắng đẹp để quay phim chụp ảnh", nhưng không có "tiết trời se lạnh để có thể mặc áo vest" thì cũng coi như Thiên Sứ bất tài.

Nhưng nói trước là mưa sẽ có thể có vào ban đêm. Và chỉ vào ban đêm thôi, không có mưa lớn.

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu phương pháp ngăn mưa của Sư phụ dựa trên nguyên lý của Học thuyết Âm Dương Ngũ Hành mà Sư phụ đang phục hồi, thì đệ tử tin & rất tin vào thành công của sự kiện này. Học thuyết do Sư phụ phục hồi đã giải thích rõ hiện tượng: âm dương giao trì thì thiên nhất sinh thủy. Do vậy, để có các hiện tượng tương tự là lẽ đương nhiên.

Đệ tử chỉ có suy nghĩ riêng:

- Để trung tâm tp Hà nội không mưa, thì việc chọn địa điểm triển khai rất quan trọng.

- Do không gian cần tác động lớn, nên nếu cần tới vật thể sử dụng để tác động thì nên mang tính tương ứng. đủ lực để cân bằng.

- Việc này là việc lớn đối với đất nước, với uy tín của Sư phụ, với Học thuyêt ADNH & đặc biệt với nền văn hiến Lạc Việt một thời rạng rỡ nên Sư phụ càng nên cẩn trọng, tính toán kỹ lưỡng.

- Việc Sư phụ nói là không mưa, trong vòng 7 ngày. Theo đệ tử nếu mưa cực nhỏ (nghĩa là định lượng khoảng 10%/ giống như mưa xuân ngoài miền bắc) là quá ok.

- Trong thời gian này, việc giữ sức khỏe rất quan trọng. Đệ tử thiết nghĩ Sư phụ khỏi nên bận tâm chuyện đồn thổi bên ngoài. Chủ động với công việc của Đại Lễ.

- Dương phải đủ để sinh âm, âm sẽ thuận tùng dương.

Riêng cá nhân đệ tử, rất tin Sư phu thành công!

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tranh luận trực tuyến với người thề 'đuổi mưa' dịp Đại Lễ

Cập nhật lúc 07:42, Thứ Năm, 09/09/2010 (GMT+7)

Posted Image - Chuyên gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh nói gì về tuyên bố sẽ "đuổi mưa, ngăn bão" trong suốt 7 ngày diễn ra Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội? Mời độc giả tranh luận trực tiếp với ông Tuấn Anh vào lúc 13h30 ngày 9/9/2010 qua báo VietNamNet. Ngay từ bây giờ, độc giả có thể gửi câu hỏi tại đây.

TIN LIÊN QUAN

Trong thời gian vừa qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến thông tin chuyên gia nghiên cứu Lý học Phương Đông, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh khẳng định sẽ "đuổi mưa, ngăn bão" trong 7 ngày diễn ra Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Posted Image

Chuyên gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Ảnh: Lê Anh Dũng

Trao đổi với báo giới, ông Tuấn Anh cho biết, dưới sự tác động ý thức của bản thân, ông hoàn toàn có thể thực hiện được việc ngăn mưa, đẩy lùi bão trong những ngày diễn ra Đại lễ vào tháng 10 tới.

Chuyên gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã đưa ra cam kết sẽ bảo đảm trong 7 ngày diễn ra Đại lễ, tiết trời Hà Nội sẽ mát mẻ và có nắng nếu UBND TP Hà Nội tin vào khả năng của ông.

Những tuyên bố của ông Tuấn Anh đã tạo ra một sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội với những ý kiến khen chê khác nhau.

Để đáp ứng yêu cầu tranh luận với chuyên gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh của đông đảo độc giả, VietNamNet tổ chức buổi tranh luận trực tuyến xung quanh vấn đề này.

Buổi tranh luận trực tuyến được tổ chức vào lúc 13h30 ngày 9/9/2010, tại toà soạn báo VietNamNet. Ngay từ bây giờ, bạn đọc có thể gửi câu hỏi tranh luận với chuyên gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh tại đây.

  • Ban Xã hội
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xitrum thật không hiểu tại sao lại dùng từ "Dị nhân" ở đây nhỉ?, chắc tác giả bài báo đó bị ảnh hưởng phim truyện nhiều quá.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xitrum thật không hiểu tại sao lại dùng từ "Dị nhân" ở đây nhỉ?, chắc tác giả bài báo đó bị ảnh hưởng phim truyện nhiều quá.

Các bạn có để ý không, mấy bài báo đầu, ghi danh rõ tên tác giả bài viết.

Nay, đã được chỉ định là "Ban Xã hội" !

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

XÃ HỘI

Dị nhân đuổi mưa sẵn sàng "chấp hết thách đố"

09/09/2010 06:54

(VTC News) – Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã có cuộc trao đổi với VTC News trước những ý kiến phản hồi của các nhà khoa học cũng như nhiều độc giả về lời cam kết “ngăn mưa, đuổi bão” ông đã tuyên bố với VTC News.

» Dị nhân thề đuổi mưa suốt 7 ngày Đại Lễ là ai?

» Rúng động: Dị nhân thề đuổi được mưa suốt 7 ngày Đại Lễ

» Dị nhân thề đuổi mưa bị các chuyên gia "đánh tơi tả"

» Chuyên gia khí tượng "mổ" dị nhân "ngăn mây, đuổi mưa"

Ngay sau khi VTC News đưa tin về việc nhà nghiên cứu Lý học Đông phương Nguyễn Vũ Tuấn Anh tuyên bố có thể “ngăn mưa” trong 7 ngày dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, tòa soạn đã nhận rất nhiều phản hồi của độc giả. Mặc dù, nhiều nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau cũng đã cùng VTC News “mổ xẻ” ý tưởng của nhà nghiên cứu này, tuy nhiên, nhiều độc giả cho rằng nếu “tự tin” vào cam kết của mình, ông Tuấn Anh nên làm một “test” thử chứng minh với đông đảo dư luận.

Posted Image

Nhà nghiên cứu Lý học Đông phương Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Trao đổi với VTC News, Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho biết, ông sẵn sàng thực hiện “bài kiểm tra” nếu công chúng yêu cầu.

“Mấy ngày gần đây, sau loạt bài của VTC News, tôi đã nhận nhận được rất nhiều cuộc điện thoại, của độc giả cũng nhiều mà của báo chí cũng không ít. Tôi cũng đã xem cả những phản hồi có phần “cay độc” dành cho tôi”, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh mở đầu cuộc nói chuyện.

"Ban đầu tôi cam kết sẽ thực hiện việc ngăn mưa, bão trong 7 ngày diễn ra Đại lễ mà thời gian sẽ do Ban tổ chức ấn định với điều kiện phải có 7 tỷ 150 triệu đồng nhưng giờ tôi làm không công. Nhiều người cho rằng đây là một chiêu PR nhằm khuếch trương danh tiếng cho bản thân. Nhưng thử nghĩ xem, tôi được cái gì nếu thành công? Người ta chỉ đánh bóng tên tuổi khi mà người ta có tài năng thật sự mà không ai biết đến. Và nếu muốn PR bản thân tôi sẽ phải đi kể cái hay của tôi, thành tích của tôi. Còn ở đây, tôi đưa ra lời cam kết với một sự kiện chưa xảy ra. Đúng, nếu nó xảy ra như tiên đoán thì tôi nổi tiếng nhưng nếu không thì sao? Danh dự và công trình 30 năm nghiên cứu của tôi ai còn tin nữa, tiếng tăm tôi từng có sẽ sụp đổ.

Hơn nữa, đây không phải là lần đầu tiên tôi đưa ra dự đoán. Nếu độc giả nào đã từng vào Diễn đàn thảo luận của website Lý học Đông phương, ngay trên Topic Lạc Việt độn toán, tôi đã đưa ra nhiều lời tiên tri, chưa kể những lần tiên đoán công khai trên báo chí.

Tôi là người đứng đầu khi nghiên cứu và chứng minh nước Việt Nam có 5000 năm văn hiến chứ không phải 4000 năm. Một mình tôi đã phải phản biện lại tất cả các nhà khoa học Việt Nam và cộng đồng khoa học thế giới về học thuyết này.

Nhiều người cho rằng, những phán đoán của tôi trên các Topic của website Lý học Đông phương chưa được kiểm chứng, những học thuyết tôi đã đưa ra không có giá trị nhưng không ai có thể phủ nhận về tính chính xác của dự đoán trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004 và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 tôi trả lời báo chí.

Vậy, lật ngược lại, nếu dự đoán về thời tiết trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội của tôi chính xác, tôi chỉ yêu cầu các nhà khoa học Việt Nam, các nhà Sử học Việt Nam, những người đã phủ nhận học thuyết lịch sử Việt Nam có 5000 năm văn hiến tôi đã đưa ra, có một tranh luận công khai và minh bạch tính chất khoa học của học thuyết này.

Còn nếu trong dịp diễn ra Đại lễ trời có mưa? Tôi xin rút lui ý kiến của mình và toàn bộ học thuyết tôi đã nghiên cứu hơn 30 năm cũng sẽ hủy hết.

Tôi nghĩ, thời tiết trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội sẽ là "test hiệu quả nhất. Nhưng giờ, nếu muốn kiểm chứng “năng lực” của tôi, mọi người hãy gửi đến VTC News, đơn vị duy nhất tiếp nhận các ý kiến phản hồi, yêu cầu cụ thể cho việc kiểm chứng”, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh nhấn mạnh. "Tôi chấp nhận hết những lời thách đố kiểm chứng".

--------------------------------

Thật tuyệt vời SP ơi !

10 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cách đây 10 năm, nghe lên đồng, gọi hồn, áp vong, tìm mộ liệt sỹ của các nhà ngoại cảm. Ai nghe cũng khó có thể tin được, giờ nghe quen rồi lên cũng thấy quen quen.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Giờ vinh danh Văn Hiến Việt 5000 năm đã điểm.
4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Điểm thì điểm rồi, nhưng đây gọi là Phát Đạn đầu tiên đã khai hỏa !

Giờ vinh danh Văn Hiến Việt 5000 năm đã điểm.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thông tin mới nhất đây. Mấy em bà Mama tổng quản của tôi ở Huê Kỳ cho biết, có hai đài phát thanh nhỏ - tư nhân - ở Hoa Kỳ cũng đưa tin này. Một đài thì thông tin khách quan, còn một đài thì cũng cho rằng chuyện hoang đường. Đại để vậy.

Nhớn chuyện rồi đấy http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif . Để tôi vào blog của tôi tìm lời dự báo về thời tiết trước khi tôi sang Hoa kỳ 21 ngày, cho họ tham khảo.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúc mừng sự nghiệp của chú TS sắp được công nhận. Nếu xin được ít kinh phí để tổ chức hội thảo Lịch sử VN 5000 năm thì thật là tuyệt.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những sự hi sinh cần tiếp nối.

Cách đây chỉ chưa đầy 2 năm thôi thì chắc tôi không dành đến 5 phút để theo dõi sự kiện ‘dị nhân’ đuổi bão vì còn dành thời gian tìm hiểu cho bằng được ngọn nghành của ‘bổ để cơ bản’, và bây giờ tôi biết rằng khi tôi làm như thế tôi sẽ hiểu kha khá mấy chục trang bổ đề kia để rồi mơ mộng một cơ hội nào đó cho Việt Nam trong tương lai.

Bây giờ thì khác rồi, vài ngàn trang sách và trang mạng về nguồn gốc văn hóa cổ, về Lý học đã mang lại cho tôi những tiếp cận hoàn toàn khác. Không dám mạo muội qua mặt các nhà khoa học dầy công nghiên cứu, các nhà sử học và muôn ngàn những nhà tri thức khác, trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ chia sẻ một góc nhìn mong muốn đóng góp nhỏ vào những sự hi sinh lớn lao qua hàng nghìn năm của tổ tiên chúng ta và tiếp nối đến ngày hôm nay với những Dị Nhân mang cuộc sống của mình ra đánh đổi cho tương lai Việt Nam.

Bản chất của vũ trụ và vật chất đều có một điểm chung là nó đều chưa được xác định bởi khoa học hiện nay. Vũ trụ bắt đầu ra sao? Hạt cơ bản của vật chất là gì? Câu trả lời chỉ là phỏng đoán. Einstein thì cam đoan ‘Thượng đế không chơi trò xúc xắc” khi không chấp nhận lý thuyết lượng tử còn Stephen Hawking thì kết luận không có thượng đế. Khoa học hiện đại ( mà đại diện là toán học hiện đại) thực ra chỉ là các môn học về phân loại, phân loại làm sao để chúng rơi vào các nhóm có thể hiểu được, có được qui luật vận động và vì thế mà có thể quán xét được chúng để áp dụng vào thực tế. Việc phân loại quan trọng đến nỗi, chỉ chứng minh được các loại hàm số học kia và các loại hình học kia cùng một loại đã rúng động giới toán học và hàng trăm triệu dân Việt Nam ( bổ đề cơ bản).

Tuy nhiên, suy nghĩ một chút ta có thể thấy đến một con cá cũng biết làm như vậy, vì chúng biết phân loại thời gian, nhiệt độ dòng chảy, phân loại cây cỏ dưới biển nơi nào có nhiều thức ăn, phân loại các con vật khác để tránh xa kẻ ăn thịt. Dù bằng cơ chế nào chăng nữa, cuối cùng cá cũng phải phân loại được. Và như vậy, cá cũng tương đối khoa học. Đáng tiếc thay, dù hàng ngày sống trong nước, cá không bao giờ biết thực ra nước là gì và dòng sông này xuất phát từ đâu.

Giống như vậy, chúng ta sống trong môi trường vật chất và cũng không định nghĩa nổi vật chất là gì và xuất phát từ đâu.

5000 năm trước, tri thức được viết lại rằng, Thái Cực Sinh Lưỡng Nghi – Thiên Nhất Sinh Thủy … và sinh Âm Dương đến chuyển Ngũ Hành rồi Trùng trùng duyên khởi – tiếc rằng tri thức này lại bị gắn cái mác huyền bí long mã Hoàng Hà và thành ra đứt đoạn từ Âm Dương Ngũ Hành sang Bát Quái – Kinh Dịch.

Tôi đọc một số bài viết về khoa học hiện đại theo cách nhìn của một người bình thường và cũng đọc Kinh Dịch với tâm thế như vậy thì thấy cả hai đều khó hiểu như nhau, chỉ có điều là cả hai hình như đều cố gắng phân loại vũ trụ. Với Kinh Dịch thì đó là: “Càn là trời, là hình tròn, là ông vua, là người cha, là ngọc, là vàng là băng, là sắc đỏ thẳm, là con ngựa tốt, là con ngựa già, là con ngựa gầy, là con ngựa dằn, là trái cây…” còn với toán học thì là nhóm của Galois, Euler, Topo Rieman, đại số Lie, “Một trong những thành tựu toán học quan trọng nhất của thế kỷ 20 là nỗ lực hợp tác, chiếm hơn 10.000 trang tạp chí và chủ yếu được xuất bản giữa 1960 và 1980, mà đỉnh điểm trong một phân loại hoàn chỉnh của các nhóm hữu hạn đơn giản.” (http://en.wikipedia.org/wiki/Group_theory) – bổ đề cơ bản của Langlands cũng là một thành tựu trong nghành này và hình như phân loại cũng đơn giản lắm, các nhóm đó có đối xứng không, đối xứng theo bao nhiêu cách …

Vâng, đúng là ý tôi định nói Kinh Dịch chính là cách phân loại vũ trụ mà toán học hiện đại đang tìm hiểu. Và chúng ta bói một quẻ cũng chỉ là cách tìm ra loại mà sự việc muốn biết thuộc về mà thôi, khi ta tập trung suy nghĩ hướng về sự việc muốn biết thì đã ‘vướng’ vào sự việc đó rồi, và đó chính là manh mối để quẻ dịch tìm ra loại mà sự việc đó ‘sẽ’ là.

Có điều một vài nguyên lý căn để của Kinh Dịch đã bị làm cho sai lệch. 5000 năm trôi qua, duyên đã khởi lại và con cháu của những ông tổ khoa học Kinh Dịch bên bờ Nam sông Dương Tử năm xưa đã hiệu chỉnh lại – dù buồn thay, bị coi là “Dị Nhân”

Và khái niệm về Khí – trong định luật Hình-Lý-Khí. Nôm na Hình là từ Khí mà ra rồi lại tạo ra Khí, Hình nào thì Khí ấy, Khí nào khi tụ ắt sinh ra Hình ấy. Và có cả một môn khoa học lấy Lý mà tác động Khí bằng sự sắp xếp của hình – gọi là Phong Thủy. Nếu khoa học thừa nhận Khí ( mà môn lý thuyết dây – đang tiến rất gần) thì Phong Thủy không còn huyền bí mà Einstein cũng lại đúng trở lại – Thượng Đế không chơi trò xúc xắc. Và nếu chúng ta nắm được bí ẩn của Khí thì giống như con Cá sẽ biết mà thoát khỏi dòng sông Vedan trước khi nó ô nhiễm, chúng ta có thể tránh được biết bao thảm họa, tiếc rằng chúng ta sống trong Khí và không bao giờ biết thực ra Khí là gì, nên một lần nữa kẻ dám tuyên bố tránh được mưa, bão hẳn phải là một “Dị Nhân”.

Nhưng lẽ nào nắm được bí ẩn của vũ trụ lại mang ra đánh đổi với thiên hạ đơn giản như vậy? Tôi không tự cho là biết nhưng tôi tin rằng việc này hẳn tuân theo qui luật là một thành phần cho một sự vận động lớn hơn. Đại Lễ 1000 năm là nơi triệu con người cùng hướng về một bản nguyên của đất nước, và nếu những suy nghĩ đó là tích cực, những tâm tưởng đó là tốt đẹp thì giống như quẻ bói trên kia sự việc cần bói – mà trong trường hợp này – là tương lai của đất nước chúng ta – sẽ được phân loại. Và nếu tương lai đó bắt đầu bằng 7 ngày mưa thuận gió hòa thì hẳn sẽ tốt đẹp lắm thay.

Chính bây giờ tôi cảm nhận được những sự hi sinh của bao thế hệ Việt Nam cần được tiếp nối để tất cả chúng ta thức dậy và ngăn chặn những dòng sông ô nhiễm. Để chúng ta hiểu bản nguyên của chính mình như một phần không chia rẽ được của thiên nhiên. Để chúng ta tin những việc tốt đẹp chỉ xảy ra từ những suy nghĩ hướng thiện.

Và như vậy, hãy biến Dị Nhân thành người bình thường, hãy cùng tâm niệm mưa thuận gió hòa 7 ngày đại lễ và một tương lai sáng lành cho tất cả chúng ta.
13 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Và như vậy, hãy biến Dị Nhân thành người bình thường, hãy cùng tâm niệm mưa thuận gió hòa 7 ngày đại lễ và một tương lai sáng lành cho tất cả chúng ta.

Đúng là do cánh báo chí làm rối tung lên cả, muốn là người thường cũng không xong với họ.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://vietnamnet.vn/xahoi/201009/Tranh-lu...-Dai-Le-934414/

Đang giao lưu trực tuyến với ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Chuyên gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh nói gì về tuyên bố sẽ "đuổi mưa, ngăn bão" trong suốt 7 ngày diễn ra Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội? Mời độc giả tranh luận trực tiếp với ông Tuấn Anh tại đây.

TIN LIÊN QUAN

Giới khoa học không tin "dị nhân đuổi mưa"

"Dị nhân" thề sẽ đuổi được mưa suốt 7 ngày Đại Lễ

Trong thời gian vừa qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến thông tin chuyên gia nghiên cứu Lý học Phương Đông, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh khẳng định sẽ "đuổi mưa, ngăn bão" trong 7 ngày diễn ra Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Posted Image

Chuyên gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Ảnh: Lê Anh Dũng

Trao đổi với báo giới, ông Tuấn Anh cho biết, dưới sự tác động ý thức của bản thân, ông hoàn toàn có thể thực hiện được việc ngăn mưa, đẩy lùi bão trong những ngày diễn ra Đại lễ vào tháng 10 tới.

Chuyên gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã đưa ra cam kết sẽ bảo đảm trong 7 ngày diễn ra Đại lễ, tiết trời Hà Nội sẽ mát mẻ và có nắng nếu UBND TP Hà Nội tin vào khả năng của ông.

Những tuyên bố của ông Tuấn Anh đã tạo ra một sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội với những ý kiến khen chê khác nhau.

Để đáp ứng yêu cầu tranh luận với chuyên gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh của đông đảo độc giả, VietNamNet tổ chức buổi tranh luận trực tuyến xung quanh vấn đề này.

Buổi tranh luận trực tuyến đang được diễn ra tại toà soạn báo VietNamNet. Bạn đọc có thể gửi câu hỏi tranh luận với chuyên gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh tại đây.

Phần hỏi và trả lời:

Độc giả Lê Đình Hiếu, Nam, 57 tuổi: Xin ông cho biết căn cứ khoa học để có thể đuổi mưa, bão 7 ngày trong dịp Đại lễ ?

Đây là câu hỏi rất nhiều người đặt ra, xin quý vị cho biết, thế nào là một căn cứ khoa học, phải chăng là cái gì đã được xác nhận .

Hiệu quả của nó đên ngày đó mới xác định được.. Điều tôi muốn chặn mưa này là tôi muốn chặn ngay từ gốc, nếu tôi thất bại tôi có thể làm lại lần khác. Đầu tháng 7 năm nay, đài khí tượng có dự báo hạn hán xảy ra vào cuối tháng 7 hạn hán sẽ tăng nặng, lúc đó tôi đã dự báo khoảng nhanh là 3 ngày chậm là 5 ngày, mưa sẽ xảy ra trên khắp nước VN, và điều đó đã xảy ra. Như vậy là dự báo của tôi đã đúng.

Posted Image

Độc giả Hmm, nam, 28 tuổi: Tôi không tin vào khả năng mà ông nói là ông làm được và nếu Ông có khả năng đó thật thì sao bây giờ mới công bố, phải chăng chờ dịp trọng đại này thì mới có cơ hội nổi tiếng?

Trước đó, tôi đã tiên tri về cái dự báo của nhà khí tượng thủy văn hồi tháng 7, nhưng báo chí không đưa lên. Tại sao họ chỉ hỏi tôi về đại lễ nghìn năm?

Độc giả Đào Đức Thắng, nam, 58 tuổi:

1-Xin phép được hỏi ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh là ông có khả năng đuổi mưa ngăn bão, vậy khả năng "hô mưa gọi gió" thì ông có làm được không?

2-Nếu "có" thì ông có sẵn lòng thể hiện một chút bản lĩnh của mình bằng cách tạo ra một cơn mưa vào ngày giờ theo yêu cầu của ban tổ chức hay không ( thời gian mưa ,và lượng mưa thì hoàn toàn theo ý ông để tránh lạm dụng thiên ý.

3-Nếu mục 2 mà ông Tuấn Anh đồng ý thì chúng tôi mong rằng ban tổ chức cũng sẵn lòng ủng hộ. Xin gửi ông lời chào trân trọng và tấm lòng cảm phục!!

Tôi không thể làm được, bởi tôi không phải là người làm xiếc giáo.

Độc giả Đỗ Thành Luân, 18 tuổi: Bất cứ việc gì cũng đều có xác xuất (tỷ lệ %) của nó, vậy việc làm của ông sẽ có bao nhiêu % thành công?

Đã là 1 phương pháp, không phải là phù thủy, tôi vẫn có thể thất bại

Độc giả Khương Tử Nha, nam, 22 tuổi: Xin hỏi chuyên gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Đại lễ 1000 năm Thăng Long diễn ra trong 10 ngày, sao không "đuổi mưa" 10 ngày mà lại chỉ là 7 ngày. Có gì khó khăn trong việc "đuổi mưa" 10 ngày và 7 ngày sao? Hay theo "thiên tượng" thì xác suất không mua chỉ có 7 ngày? Xin cảm ơn chuyên gia!

Vì 7 ngày là trong khả năng chắc ăn nhất của tôi.

Độc giả Nghiêm Xuân Cháng, nam, 22 tuổi: Làm sao bác có thể đuổi mưa bão? Đó là quy luật tự nhiên, con người đâu có thể ngăn được. Nếu thời tiết những ngày diễn ra Đại lễ tốt thi cháu nghi rằng đó là lòi tiên chi của bác thôi.Vậy bác làm thế nào để đuổi được mưa bão trong nhũng ngày đó ạ. Bác dựa vào phương tiện khoa học ký thuật, hay bác dung sức mạnh cua thần thánh mà người ta vẫn gọi là duy tâm? Dù sao không chỉ cá nhân chác mà nhân dân cả nước cung đang chờ đợi ngày Đại lễ diễn ra trong không khí của tiết trời mát mẻ và thật đẹp. Cháu cảm ơn bác! Mong Đại lễ diễn ra với thời tiết như bác đã hứa.

Tôi có quan điểm rất rõ ràng về thuyết âm dương ngũ hành, Tôi cũng xác định rằng không có vấn đề gì về tâm linh và thần thánh gì trong việc tuyên bố có thể ngăn mưa trong 7 ngày đại lễ. Mà đó chỉ là lời tiên tri của tôi.

Độc giả Nguyễn Trường An, nam, 25 tuổi: Thưa bác Tuấn Anh, Bác nói "ý thức con người tác động được đến các hạt proton" (trên báo điện tử VTC). Cháu công nhận con người đã dùng "ý nghĩ" của mình để di chuyển các đồ vật nhẹ như đồng xu, giấy... nhưng không phải ai cũng làm được chuyện đó, vì ở mỗi người có nguồn "năng lượng tự thân" phát ra ở mức độ khác nhau. Vậy bác dùng "ý thức" thì có gì khác so với dùng "ý nghĩ" không? "Ý thức" của bác truyền vào không khí dưới dạng năng lượng nào mà nó mạnh đến độ có thể ngăn mưa 7 ngày. Bác có thể chứng minh bằng cách ngăn hạt nước tràn ra khỏi ly nước đang đổ không?

Không, tôi không làm được những chuyện đó. Còn câu "ý thức con người tác động được đến các hạt proton" không phải là do tôi nói, mà nó là nghiên cứu khoa học tôi muốn đưa ra để làm ví dụ. Nếu có mưa bão thì tôi cũng không thể ngăn được.

Posted Image

Độc giả Thái Lương Hoàng, nam, 22 tuổi: Chào chú Nguyễn Vũ Tuấn Anh Cháu được biết rằng, dưới sự tác động ý thức của bản thân, ông hoàn toàn có thể thực hiện được việc ngăn mưa, đẩy lùi bão trong những ngày diễn ra Đại lễ vào tháng 10 tới. Cháu biết ý thức tiêm năng con người là vô hạn nhưng việc ma chú nói năm ngoài khả năng, tiêm năng, ý thức của con người.Ngoài trừ sử dụng biện pháp khoa học để làm việc đó. Con người có thế đối trọi với tự nhiên chứ không thể điều khiên được nó chú nghĩ sao ạ?

Tôi có thấy bài báo nói rằng, có thể bỏ ra 1 tỉ USD để ngăn mưa ngày đại lễ, nhưng tôi cho rằng tôi có thể làm được việc đó, Chính GS Đào Văn Đức cũng đã thừa nhận tôi đã từng dự báo nhiều lần rồi, nhưng lần này mới được báo chí đưa lên.

Độc giả Trịnh Đức Độ, nam, 40 tuổi: Cơ sở khoa học nào để ông có thể khẳng định được việc làm trên? - Việc ngăn mưa chỉ nằm ở khu vực trung tâm Hà Nội cũ hay toàn bộ Hà Nội mở rộng? - Nếu không thành công thì ý kiến của ông thế nào?

Cái việc này tôi làm bằng tinh thần vô tư. Hàng ngày tôi cũng thường post lên mạng những dự đoán của tôi về thời tiết. Quý vị đừng nóng ruột, đến ngày đại lễ quý vị sẽ biết được kết quả chính xác nhất.

Độc giả Nghiêm Xuân Hậu, nam, 31 tuổi: Kính thưa chuyên gia! Đúng là khả năng con người thì nó vô cùng bí ẩn và không thể khám phá hết với trình độ của thế giới hiện nay. Ý nguyện của chuyên gia là rất đáng hoan nghênh và càng trân trọng hơn nếu đó là sự thật. Tuy vậy, nếu thực sự chuyên gia có khả năng đấy thì tại sao suốt thời gian qua, giông bão hoành hành trên đất nước ta gây cảnh tang thương mà chuyên gia không ra tay cứu giúp? Hay là lúc đó chuyên gia chưa đủ khả năng hoặc đang cần một điều kiện gì đó chăng?

Khả năng con người là có hạn, và không phaỉ là sự kiện nào tôi cũng có thể làm được, Chỉ những sự kiên tôi chú ý đến và quan tâm tôi mới có thể làm được.

Độc giả Trần Mạnh Hùng, nam, 34 tuổi: Mưa nắng là hiện tượng thiên nhiên. Ông noi ông có khả năng ngăn mưa? như vậy ông có khả năng tác động vào thiên nhiên và ngăn chặn thiên nhiên ? Vậy ông có thể ngăn chặn được hiện tượng ấm lên toàn cầu không ? Hay đơn giản hơn ông có thể ngăn chặn hoặc tác động để tới đây những trận mưa to không xảy ra để hà nội không ngập lụt không ? Ông có dám cá cược không ?

Tôi ko cá cược, và tôi muốn nhấn mạnh lại rằng khả năng con người là có hạn. Việc tôi làm là theo 1 phương pháp riêng của tôi.

Độc giả Vũ Chính, nam, 38 tuổi: Thưa ông, xin ông cho biết nếu lãnh đạo thành phố tin vào ông thì họ cần phải làm gì? Việc đuổi mưa theo phương án của ông có tốn kém gì không? Có cần huy động thêm người giúp đỡ ông không? Muốn có được sự tin tưởng ông nên đưa ra phương án thực hiện như vậy sẽ có sức thuyết phục hơn. Cám ơn ông!

Khi tôi đưa vấn đề này lên, tôi ko nhằm mục đích quảng cáo mà là hoàn toàn vô tư. Tôi cũng ko đòi hỏi gì ở lãnh đạo Hà Nội. Tôi chỉ cần lãnh đạo Hà Nội tin ở tôi.

Độc giả Lê Vĩnh, nam, 24 tuổi: Xin chào chuyên gia NVTA, xin ông cho biết đã đưa ra ý tưởng này như thế nào và cơ quan nhà nước vì sao lại không chấp nhận?

Tình cờ tôi đọc được thông tin bỏ 1 tỉ USD để ngăn mưa, tôi rất vô tư, tôi không đưa ra nhận đinh để nhằm mục đích nổi tiếng, chỉ là từ khi đó tôi được đưa lên báo chí, và tôi được chú ý đến.

Độc giả Trần Phong, nam, 28 tuổi: Thưa ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, ông đã dựa vào thực nghiệm chưa mà có thể khẳng định như vậy? Hay việc ông quá nhập tâm vào lý học phương đông khiến ông "cuồng tín" dẫn đến cảm tính như vậy? Nếu "thần thông quãng đại" như thế, tôi nghĩ ông có thể làm được những điều kinh ngạc hơn nữa chứ không dừng lại ở công việc của một chuyên gia nghiên cứu. Thêm một câu hỏi riêng tư nữa là liệu ông muốn dư luận gọi ông là dị nhân hay siêu nhân, thưa ông!?

Việc tôi có thể dựa vào thực nghiệm chưa thì Có thể lên trang web Lyhocdongphuong.org để có thể hiểu rõ. Còn việc gọi tôi là dị nhân hay siêu nhân tôi không quan tâm, đó là tùy quan điểm của mọi người.

Posted Image

Độc giả Ngô Đăng Thục, nam, 56 tuổi: Thưa ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Tôi xin tự giới thiệu, tôi là một nhà khoa học về y học, chuyên ngành Thần kinh học. Mấy ngày vừa qua, trên diễn đàn Internet, tôi thấy ông tuyên bố về khả năng "đuổi được mưa, ngăn được bão". Nói thật với ông và cũng xin lỗi ông trước là lúc đầu tôi cho là chuyện "vớ vẩn".Bởi vì trong y học thỉnh thoảng cũng xuất hiện một số "Đề tài" của một số tác giả, họ tự nhận là khoa học, làm mất rất nhiều thời gian tiền bạc của xã hội,không đem lại lợi ích gì mà thậm chí còn có hại cho sức khỏe người khác. Rồi cuối cùng đó là sản phẩm suy nghĩ hoang tưởng của người bệnh tâm thần. Tôi hy vọng ông không thuộc vào những tác giả của các đề tài như trên tôi vừa nêu. Tất nhiên ông sẽ có những lý luận để bảo vệ cho tuyên bố của ông. Nhưng như ông biết đã gọi là khoa học thì phải có kiểm chứng. Vậy tôi muốn hỏi ông một câu hỏi đơn giản là: Đã có lần nào, khi ông hoặc vợ con ông chuẩn bị đi đâu mà trời lại đổ mưa, ông đã dùng khả năng của ông để làm cho trời không mưa nữa được chưa? Vợ con ông (tôi chưa nói tới các nhà khoa học) có công nhận ông làm được như vậy không? Cám ơn VietNamnet đã tạo điều kiện cho tôi nêu câu hỏi cho ông Nguyễn Vũ Anh Tuấn.

Có 1 lần tôi và bà xã đi sang MỸ, tôi có nói trong 21 ngày tôi sang Mỹ, toàn bộ thời tiết sẽ hoàn toàn yên bình, nắng đẹp, tất cả những biến động sẽ không sảy ra trong 21 ngày đó, và tôi đã đúng. Câu chuyện này tôi đã chia sẻ ngay trên blog của mình. Tôi cũng không dám nói đây là khả năng của tôi, có thể đó chỉ là lời tiên chi của tôi, Mặc dù vậy không phải lúc nào cũng có thể làm được, nó còn dựa vào từng trạng thái tinh thần.

Độc giả Lê Anh Xuân, nam, 60 tuổi: Cầu được gió gọi được mưa (hay ngược lại) là mong ước của nhân loại. Từ trước tới nay chỉ thấy trong các chuyện thần thoại. Xin được hỏi: ông có năng lực này từ khi nào, tự thân ông có (bẩm sinh), hay do rèn luyện? Và ông đã thực hiện lần nào chưa? (kể cả làm bí mật mang tính thử nghiệm không ai biết.). Trân trọng cám ơn ông!

Bất cứ cái gì cũng cần có sự rèn luyện, còn việc tôi đã thực hiện tiên đoán lần nào trước đó chưa, thì độc giả có thể tham khảo thông tin trên lyhocphuongdong.org. Và dự báo của tôi thường xuyên trái ngược với dự báo thời tiết của các chuyên gia khí tượng.

Còn rất nhiều câu hỏi dành cho chuyên gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh, tuy nhiên, do thời gian giao lưu có hạn, VietNamNet sẽ biên tập và chuyển những phần hỏi, trả lời của buổi giao lưu tới độc giả trong thời gian sớm nhất.

Ban Xã hội

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Và như vậy, hãy biến Dị Nhân thành người bình thường, hãy cùng tâm niệm mưa thuận gió hòa 7 ngày đại lễ và một tương lai sáng lành cho tất cả chúng ta.

Vâng, điều này cần nhất thì mọi người không làm, chỉ chăm chăm đi chửi bới người khác! Miệng lưỡi thế gian quả là đáng sợ! http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/sad.gif

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vén màn bí mật chuyện “đuổi” mưa trong ngày Đại lễ

Posted Image

Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Trong mấy ngày qua, sự kiện ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương tuyên bố sẽ “đuổi được mây, đuổi được mưa” trong dịp diễn ra Đại lễ 1.000 Thăng Long - Hà Nội đã ít nhiều thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Trên các diễn đàn nhiều nhà khoa học, chuyên gia cũng đã tham gia ứng kiến. Hiện nay trong vấn đề nghiên cứu khoa học còn có những hiện tượng khó lý giải được gọi chung là “bên ngoài khoa học”. Thuật ngữ này được hiểu rằng đó là những lý thuyết nhưng chưa được chứng minh trong thực tế. Do vậy xung quanh tuyên bố của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh cũng có những ý kiến khác nhau. Để rộng đường dư luận, Báo ĐS &PL xin đăng tải một số ý kiến xung quanh vấn đề này.

Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh: "TÔI SẼ LÀM MIỄN PHÍ"

Thật khó khăn để có thể gặp được người mệnh danh "Thiên sứ", ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh - người vừa đưa ra tuyên bố sẽ "đuổi" được mưa trong dịp Đại lễ. Trên thực tế, ông không hầm hố, ngang tàng, dở hơi hay gàn như hình dung của chúng tôi. Rất muộn, trong khi các "đệ tử" đang chờ đi ăn tối thì ông vẫn say sưa nói về tuyên bố của mình. ông bảo: "Cuộc nói chuyện hôm nay sẽ thật cởi mở. Nếu tôi có chút gì ngạo mạn (tính tôi thế!) thì nhà báo chỉnh sửa cho".

Không dám nhận là nhà tiên tri

+Với những điều ông vừa tuyên bố, ông có đủ tự tin để nhận mình là nhà tiên tri?

-Không. Tôi đâu dám nhận mình là nhà tiên tri. Tuy nhiên, tất cả những tuyên bố của tôi trước đây đều có trước khi hiện tượng xảy ra. Dự báo một cách nghiêm túc, có trách nhiệm, không phải những thông tin trên bàn trà đâu. Có những sự việc có thể tiên đoán được trước 2-3 năm. Nếu không tin, nhà báo cứ mở diễn đàn có tên "Lý học Đông Phương" của Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương để xem "đệ tử" của tôi "tín nhiệm" sư phụ đến thế nào. Họ thường nhờ tôi tư vấn xem thời tiết gió mưa ra sao. Ví dụ, đợt bão đổ bộ miền Trung năm 2009, tôi dự đoán được sức tàn phá của nó sẽ rất nặng. Một "đệ tử" nhà sát biển, rất lo sợ nhưng tôi khẳng định: "Bão lớn nhưng trừ nhà đệ tử ra”. Và sự thực đúng như vậy khiến cho những ai biết chuyện đều phục sát đất.

+ Căn cứ vào đâu để ông khẳng định, thậm chí còn thề sẽ "đuổi" được mưa khỏi bầu trời Hà Nội trong suốt 7 ngày trong dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội?

-Tôi tin vào khả năng của bản thân mình thông qua những việc đã làm được trước đây. Nguyên lý để tôi sử dụng trong cuộc này chính là việc tập trung ý chí để thực hiện ý đồ. Cũng như các tín đồ của một tôn giáo nào đó, họ thường tổ chức lễ cầu mưa khi bị nắng hạn. Chẳng phải các vị thần làm được các việc ấy, mà đó chính là do ý chí của con người.

"Tôi hành động theo ý chí của mình"

+ Có rất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh tuyên bố "đuổi" mưa của ông. Số đông cho rằng tư tưởng của ông là hoang đường, là dở hơi, không có thực. ông suy nghĩ gì về vấn đề này?

- Họ chửi tôi nhiều quá. Mà không hiểu sao câu chuyện của tôi lại ầm ĩ thế. Trước tôi dự đoán nhiều, đúng cả thì chẳng thấy ai lên tiếng. Bây giờ họ chửi, à không, nói thế nào cho đúng nhỉ? họ phê phán ghê quá, gay gắt quá. Chỉ còn ít bữa là Đại lễ 1.000 Thăng Long - Hà Nội sao họ không chờ để kiểm chứng rồi hãy nói. Tôi cũng quen rồi nên không quan tâm xem ai nói gì nữa. Mình cứ làm việc theo ý chí của mình thôi.

+ Cứ cho là tôi tin vào năng lực siêu phàm của ông. Vậy theo ông, sự thành công trong tuyên bố trên sẽ là bao nhiêu phần trăm?

- Tôi cũng là con người, làm sao tránh được sai lầm hay thất bại. Nhưng tôi đủ tự tin để kiểm chứng những việc làm của mình, tự tin về công việc sắp tới. Tuyên bố của tôi khẳng định một sự việc chưa xảy ra, là phương pháp người ta chưa kiểm chứng được nên họ chưa tin cũng là lẽ thường tình. Tôi xác định đây là một phương pháp, là một hiệu ứng nên có thể đúng, có thể sai. Tôi tin theo khái niệm hạt cơ bản. Vạn sự trên cuộc đời này đều được bắt nguồn từ hạt cơ bản. Muốn thay đổi nó cần tìm được giai đoạn thích hợp để tác động vào. Trong việc này muốn ngăn chặn sự việc xảy ra ta cũng phải chọn thời điểm phù hợp để tác động theo sự hiểu biết và ý chí của tôi. Tôi tự tin nhưng không dám khẳng định thành công 100%. Rất may lần này tôi không đơn độc. "Đệ tử" Hoàng Triệu Hải sẵn sàng theo "sư phụ" đến cùng.

Đuổi mưa không tốn một xu?

+ Tuyên bố lần đầu, ông đưa ra con số 7 tỉ 150 triệu đồng cho việc "hô mưa đuổi gió". Con số trên bắt nguồn từ đâu?

-Cũng tại trên diễn đàn có ý kiến nhắc tới số tiền 1 tỉ USD dự kiến cho việc bắn mây đuổi mưa, họ kêu nhiều quá và nói chỉ cần 100.000 USD thôi là có thể làm được việc ấy. Tôi thấy 100.000 USD thì ít nên đưa ra con số 7 tỉ đồng. Nhà tôi nghèo, chưa có nhà ở. 7 tỉ đủ để mua một căn nhà rồi. Còn 150 triệu là số tiền sẽ dành để làm một việc làm khác, riêng biệt. Đơn giản vậy thôi.

+ Sau này cũng chính ông rút lại số tiền đó? Có tác động gì chăng?

-Đúng vậy. Tại chị Phan Bích Hằng (một nhà ngoại cảm nổi tiếng -PV) lên tiếng rằng đã làm những việc như thế thì không nên đòi hòi tiền bạc, công xá. Thấy có lý nên tôi thôi.

+ Vậy việc "đuổi mưa" của ông có tốn kém không?

-Hoàn toàn không phải chi phí một xu nào. Tuy nhiên vì phải tập trung năng lượng, tập trung tư tưởng đến mức tối đa, con người gần như không còn cảm thấy sự tồn tại của chính mình nữa nên sẽ vô cùng mệt mỏi. Nhưng dù mệt đến mấy thì tôi cũng chỉ vài chầu mát - xa, dăm ba cốc sữa là tỉnh ngay thôi.

+ Ngày Đại lễ quan trọng đang cận kề. Dư luận thì nhiều chiều như vậy, ông có từ bỏ ý định của mình không?

-Không bao giờ. Tôi vẫn quyết tâm làm theo ý chí của mình mặc cho ai nói gì thì nói. Tôi xác định trong chuyện này mình là kẻ thua thiệt. Bởi nếu những hôm đó tôi làm cho Hà Nội tạnh ráo thì thiên hạ cũng nói ông Tuấn Anh gặp may. Nếu tôi thất bại, trời mưa, họ tha hồ mắng mỏ. Kiểu gì tôi cũng thiệt. Vậy nên, việc tôi quan tâm lúc này chính là tập trung vào công việc của mình, không phân tán tư tưởng, quyết tâm làm bằng được. Tôi coi đây là cú quyết định đánh cược với khoa học. Nhà báo hãy chờ đợi nhé.

BỘI THỰC "THIÊN SỨ THỜI TIẾT"?

Posted Image

Khi PV ĐS &PL đến Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia (TTKTTVQG) để có thêm góc nhìn khoa học về vấn đề: Đề xuất "ngăn mây, ngăn gió" của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh gây xôn xao những ngày gần đây. Thật bất ngờ khi chị Hoàng Hoài Linh (phòng Thi đua khen thưởng -Tuyên truyền) cho biết: Bao nhiêu năm nay, Trung tâm vẫn thường xuyên diện kiến những ý kiến tương tự.

Không thiếu "dị nhân"

Chị Hoàng Hoài Linh cho biết, chỉ ngay đầu năm 2010, TTKTTV TW cũng tiếp một vị khách nói rằng có khả năng "hô mưa, gọi gió". Người khách là một ông cụ đã ở tuổi "xưa nay hiếm", tự xưng là Nguyễn Quang Khánh.

Chị Linh kể lại: "Bác Khánh xuất hiện với một chồng sách toàn chữ tượng hình, rất ấn tượng. Bác giới thiệu về bản thân bằng cách đưa ra một loạt thứ giấy tờ, thẻ hội viên... Bác Khánh nói "Có 2 điều kiện để tôi tìm đến đây gặp lãnh đạo Trung tâm, thứ nhất là trên cơ sở khoa học, thứ hai là với trách nhiệm công dân, tôi cảnh báo, trong năm 2010 (nói đến đây, ông Khánh giở sách ra chứng minh, dù người đối diện không hiểu chữ Tàu - PV): 1/6 âm lịch và 1/12 có hai sự kiện ảnh hưởng lớn đến quốc kế dân sinh, liên quan đến chuyện trời đất, TTKTTV QG cần lập đàn cầu an vào dịp rằm tháng giêng". Chị Hoài Linh cho biết, chỉ nhớ mang máng, đâu như đó là ngày nguyệt toàn thực (1/6) và thiên toàn thực (1/12 âm lịch), mà theo ông Khánh thì nếu không làm lễ cầu an, sẽ ảnh hưởng đến quốc kế dân sinh".

Theo chị Linh vài tháng sau lại có một thanh niên tầm 30 tuổi đến (Chị Linh không nhớ rõ tên). Người thanh niên này cho biết muốn gặp những người làm ra bản tin dự báo thời tiết để trao đổi, mạn đàm. Đang vội nên Linh không kịp hỏi tên, địa chỉ của người thanh niên, chỉ biết anh tự nhận mình là một nhà chiêm tinh thiên bẩm. Anh đã nhìn thấy trước các vấn đề về thời tiết và muốn được can thiệp vào công việc của các nhà khoa học.

Chị Linh cho biết, do mới về làm việc tại TTDBKTTV QG chưa lâu nên khá bất ngờ với những người khách như vậy. Sau đó, qua tìm hiểu những đồng nghiệp tại phòng hành chính, phòng bảo vệ và các phòng chuyên môn khác, chị Linh mới biết là có rất nhiều người đến với những lí do tương tự.

Gặp người "dị nhân” mới

Chúng tôi xin địa chỉ và tìm nhà ông Nguyễn Quang Khánh. Tại đây, chúng tôi được ông giải thích rõ hơn về từ "thiên toàn thực" mà ông dự báo sẽ xảy ra vào ngày 1/12 âm lịch năm nay (2010).

Theo ông Khánh, chữ "Thiên" không phải hiểu theo nghĩa là "Trời" mà phải hiểu theo nghĩa "thiên lệch", nghĩa là vào ngày đó, quả đất sẽ bập bềnh, ngả nghiêng. "Có thể là động đất, có thể là sóng thần. Có thể nằm trong kinh độ của mình, cũng có thể ở nước khác. Tôi muốn làm lễ dâng sao giải hạn cho cả đất nước, chứ không riêng một nơi nào cả" -ông Khánh nói.

Khi chúng tôi hỏi ông Khánh về chuyện một người có thể làm cho mây mưa tan đi không, ông khẳng định: "Có chứ! Phải làm lễ cầu đảo (cầu nguyên khí thuận hoà trong lành). Mà việc này chỉ làm được ở trên tầng (cầu nguyên khí thuận hoà trong lành). Phải làm lễ trước một tuần hoặc nửa tháng. Lễ cầu đảo, cầu mưa trong sách có hết! ". Khi tôi hỏi, trong suốt 70 năm sống và chiêm nghiệm, ông đã gặp được ai làm nổi việc đó chưa, thì ông lắc đầu...

Khi chúng tôi hỏi ông có thể dự đoán thời tiết trong 10 ngày kỉ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long không. "Có chứK, nhưng cái này phải hết sức thận trọng", ông Khánh vừa dò từng chữ trong quyển sách toàn chữ tượng hình, vừa nói. Sau một hồi tra cứu, nhà "dự báo thời tiết" kết luận: Ngày 1/10 (24/8 âm lịch): Không mưa; Ngày 2/10 (25/8): con nước cuối tháng là con nước cạn, có thể mưa nhưng không đáng kể; Ngày 3/10 (26/8): Mưa nhưng không đáng kể và mưa vùng Hà Nội hay không.... còn phải tính (!);Ngày 4N-5/10 (27-28/8): bình thường; Ngày 6/10 (29/8): trời đẹp nhất; Ngày 7/10 (30/8): trời đẹp; Ngày 8/10 (1/9 âm lịch): hàn lộ, thời tiết xấu ở vùng núi, Hà Nội hơi âm u; Ngày 9/10 (2/9): nắng ráo; Ngày 10/10 (3/9): bình thường.

Nếu những dự báo trên của ông Khánh là chính xác thì rõ ràng sẽ không có điều kiện cho bất kỳ ai thể hiện tài "chặn mây, ngăn mưa"!

Không biết "thưa chuyện" thế nào cho phải

Chị Hoàng Hoài Linh cho biết, việc tiếp chuyện những người nói có khả năng "hô mây, gọi gió" rất khó. Bởi dù sao họ cũng đến với cái tâm, cũng không phải việc gì xấu. Nhưng công tác dự báo thời tiết phải được thực hiện cơ sở khoa học, dữ liệu, tính toán. Dù vậy nó cũng có xác suất đúng sai. Vì vậy, nếu không tiếp thì cũng dở mà tiếp thì không đủ thời gian để nghe họ nói cả ngày về những điều mà chắc chắn sẽ không thể áp dụng vào công việc.

Thực tế, đã có người viết cả thư trách rằng, TTKTTV QG không quan tâm đến ý tưởng của họ. Họ tự cho rằng cá nhân họ có một năng lực đặc biệt. Làm khoa học cũng phải phối hợp với dự cảm cá nhân, chứ không làm khoa học khô cứng. Tuy nhiên, chưa thấy ai tự chứng minh được khả năng đặc biệt đó diễn ra trên thực tế như thế nào.

Ý KIẾN KHÁC NHAU VỀ KHẢ NĂNG "HÔ PHONG HOÁN VŨ"

* Thiếu tướng Nguyễn Chu Phác: "Hoang đường"

* GS. VS Đào Vọng Đức: "Tôi từng chứng kiến..."

Posted Image

GS. VS Đào Vọng Đức

Tuyên bố có thể ngăn mưa trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đã có sự tham gia bình luận của nhiều chuyên gia. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thiếu tướng, Tiến sĩ, Nhà văn Nguyễn Chu Phác và GS.TS Đào Vọng Đức để tìm hiểu thêm. Tuy nhiên, ý kiến của các chuyên gia có sự khác nhau.

"Lợi dụng khoa học"

Trao đổi với PV báo ĐS &PL, Thiếu tướng, Tiến sĩ, nhà văn Nguyễn Chu Phác - Uỷ viên BCH hội Khoa học Tâm lý -Giáo dục Việt Nam, Phó chủ tịch HĐKH, Chủ nhiệm bộ môn Cận Tâm lý thuộc Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người cho rằng: "Tất cả những người cho rằng mình có khả năng gọi gió, gọi mưa hay đuổi gió, đuổi mưa - nghĩa là bắt trời phải theo ý người chỉ là chuyện hoang tưởng, viễn tưởng sinh ra từ trí tưởng tượng của con người". Chuyện ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho rằng mình có khả năng đuổi được mưa trong suốt 7 ngày Đại lễ, theo ông Chu Phác đó là người hoang tưởng.

Ông Chu Phác cho biết: "Có nhiều người đã đến gặp tôi và nói có khả năng hô phong hoán vũ. Khi ấy đang nắng hạn ghê gớm lắm, có ông mạnh dạn bảo nếu xin được thư của lãnh đạo Đảng, Nhà nước ông ta sẽ làm mưa. Hôm ấy, tôi bảo không cần xin thư, trước đông người dân đến xem, cùng chứng kiến nếu ông ta làm được mưa thì người đời sẽ công nhận. Cuối cùng ông ta có làm được đâu. Còn những người khác cũng ngộ nhận mình có khả năng này. Tôi bảo lên sân thượng làm mưa một khoảnh nhỏ thôi, song có ai làm được đâu".

Về những người tự cho khả năng ngăn mưa bão, ông Chu Phác bình luận: "Cũng có thể họ bị ảnh hưởng từ chuyện Tam Quốc với nhân vật Gia Cát Lượng có khả năng "hô phong hoán vũ" nên những người này ngộ nhận khả năng của con người và bản thân họ". Nhìn nhận từ góc độ khoa học ông Chu Phác so sánh, nước Nga để đuổi mưa phục vụ cho cuộc mít -tinh họ phải bắn nhiều thứ lên Trời chi phí lên tới hàng tỷ đô -la chỉ tránh được đám mây nhỏ. Bởi nếu có thể "hô phong hoán vũ" được trên diện rộng thì Nga đã không bị cháy rừng triền miên như vậy. Hay với khoa học hiện đại cộng với việc coi trọng phần âm như Mỹ cũng không ngăn chặn được mưa bão tàn phá.

Về cách thức ông Tuấn Anh lý giải khả năng của mình bằng lý thuyết khoa học cho rằng dùng ý thức để xác định việc mưa hay nắng bằng việc đưa ra lý thuyết về hạt proton. ông Chu Phác nhận xét: "Đây là việc cố tình lồng ghép khoa học vào để giải thích hiện tượng hoang tưởng, không có thật. Thực tế, tôi đã gặp nhiều người cứ tưởng tượng mình là thần linh, có phép thuật, ngỡ mình là thượng đế và họ cứ nghĩ mình làm được nhiều điều phi thường".

Là người nghiên cứu về Cận tâm lý (những khả năng tiềm ẩn của con người) ông Chu Phác cho rằng: "Có những nhà ngoại cảm khi đi tìm mộ liệt sĩ được báo cho biết về thời tiết của một ngày cụ thể cách đó cả một tháng trời như trong cuộc tìm mộ cố TBT Hà Huy Tập (Báo ĐS &PL phản ánh). Tuy nhiên, việc dự báo ấy cũng rất hiếm, có người dự báo được một lần rồi tự huyễn hoặc khả năng của bản thân. Khả năng của những nhà ngoại cảm là do có năng lượng nhưng năng lượng ấy không trường tồn mà nó sẽ mất đi. Do vậy, có những người cứ dự đoán ngày Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội mưa rất lớn cũng không đúng. Việc ông Tuấn Anh hùng hồn tuyên bố mình có khả năng ngăn mưa phục vụ Đại lễ đúng vào dịp người dân cả nước đang hướng về Hà Nội, cũng có thể coi là một hiện tượng tạo dư luận, đánh bóng tên tuổi".

“Làm được"

Tuy nhiên, GS.VS Đào Vọng Đức lại khẳng định: "Tôi tin có khả năng như vậy. Tôi đã có dịp tiếp xúc với ông Tuấn Anh và ở lĩnh vực này một số người có khả năng nhưng ở mức độ nào và chắc chắn thì mình không dám nói. ở đây tuỳ vào lòng tin của mỗi người thôi. Ai tin như thế nào thì nó ra thế. Vấn đề này, đến nay vẫn còn chưa rõ ràng nên không thể chứng minh là có cũng không thể nói là không. Còn tôi đã chứng kiến và tham gia việc này (gọi mưa) cho vùng hạn và vài ngày sau có mưa thật nên tôi tin. Khoa học hiện đại ngày càng tiệm cận đến những vấn đề chúng ta tưởng là mơ hồ lại là có thật".

Tuy nhiên, bàn đến việc sử dụng lý thuyết hạt để giải thích cho khả năng đuổi mưa, bão mà ông Tuấn Anh đưa ra, nhìn nhận dưới góc độ khoa học GS.VS Đức cho biết: "Cũng không phải chính xác như vậy. Lý thuyết này còn đang tìm hiểu, tìm tòi chứ chưa ai chứng minh được. Cũng như vậy, vấn đề của ông Tuấn Anh thì ai tin sẽ bảo là có khả năng, không tin thì cho là điều không thể và ai cũng có phần đúng, phần sai nghĩa là 50-50%. Tôi tin là có thật, tuy nhiên không phải lúc nào cũng đúng 100% và đúng như họ nói. Lúc nào được khả năng ấy còn tuỳ theo từng người, tuỳ theo trạng thái tâm sinh lý của người ấy và còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện. Còn nói "thề sẽ đuổi được mưa, bão" thì mạo hiểm quá. Tuy nhiên, ông ta nói vậy cũng có cơ sở vì ông Tuấn Anh đã làm nhiều lần. Nhưng là tôi thì không bao giờ khẳng định như vậy còn ông ấy dám khẳng định là do quá tin vào khả năng của bản thân".

Nhóm Phóng viên thời sự

===

Cách trả lời trên báo của ông Chu Phác thật lạ:

" hoang đường" "lợi dụng khoa học" ""Tất cả những người cho rằng mình có khả năng gọi gió, gọi mưa hay đuổi gió, đuổi mưa - nghĩa là bắt trời phải theo ý người chỉ là chuyện hoang tưởng, viễn tưởng sinh ra từ trí tưởng tượng của con người". Chuyện ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho rằng mình có khả năng đuổi được mưa trong suốt 7 ngày Đại lễ, theo ông Chu Phác đó là người hoang tưởng."

Mới đọc qua, tôi cứ tưởng ông này là tiến sỹ công tác bên ngành bách khoa, kỹ thuật hay đại loại thế nên họ không tin ngay cũng là lẽ thường tình. Nhưng đọc kỹ lại, hóa ra ông Phác lại là chủ nhiệm bộ môn cận tâm lý thuộc Trung Tâm nghiên cứu tiềm năng con người.

Là một nhà khoa học, lại chuyên nghiên cứu về những khả năng tiềm ẩn của con người. Chưa tiếp xúc mà đã phát ngôn như vậy có nên chăng ....???

Trong khi đó, trả lời gần như ngược lại hoàn toàn là GS Đào Vọng Đức, người rất nổi tiếng trong giới khoa học kỹ thuật trong & ngoài nước.

Lạ nhỉ. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/eyelash.gif

Mà hình như tiêu đề của bài báo cũng không chuẩn, những người ngoài cuộc đã giải thích được gì đâu mà gọi là "vén màn bí mật". lạ quá :D

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Từ mấy ngày hôm nay em cứ khúc khích buồn cười về mấy người gọi là "nhà khoa học". Họ dẫn ra chuyện Khổng Minh trong Tam quốc hô phong hoán vũ rồi coi rằng đó là bằng chứng khoa học. Khổ nỗi là Tam quốc là câu chuyện hư cấu dựa trên tình tiết có thật. Các nhân vật đều được thần thánh hóa, điển tích hóa dưới bàn tay điêu luyện của La Quán Trung đến nỗi nhiều người tưởng tài năng và nhân cách của họ là thật.

Tự coi mình là khoa học rồi đi lấy một dẫn chứng không khoa học làm cơ sở đôi chiếu, so sánh. Sai ngay trong phương pháp luận.

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rin86 tin tưởng vào khả năng của sư phụ nhưng mà nhiều người phê phán làm Rin86 buồn, nhưng nay thấy chính bác Thiên Sứ rất vững vàng, lạc quan thì thấy vui trở lại. Cháu cám ơn bác nhé!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rin86 tin tưởng vào khả năng của sư phụ nhưng mà nhiều người phê phán làm Rin86 buồn, nhưng nay thấy chính bác Thiên Sứ rất vững vàng, lạc quan thì thấy vui trở lại. Cháu cám ơn bác nhé!

Thực ra chuyện thông tin mưa nắng, bão lụt trên trang lyhocdongphuong này cứ như "chuyện thường ngày ở Huyện". Nhiều chuyện còn động trời hơn. Chẳng qua chuyện này liên quan đến lễ hội 1000 năm Thắng Long nên được báo chí chú ý thôi.Còn tôi vì đã công bố trên đây - như vẫn thường công bố các thông tin như vậy, nay báo chí đề cập ầm ĩ, không lẽ lại bảo thôi. Thiên Sứ đâu có hèn quá vậy. Nếu "chẳng may" đúng thì tôi sẽ đề cập đến nguyên lý lý thuyết của Lý học liến quan đến vấn đề này tại đây - mà hôm nay đã nói sơ ở trả lời trực tuyến trên VNN.
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

khi sự việc đúng thì hàng trăm con người tán thưởng

khi có sai sót thì chỉ trích không thương tiếc

Không biết có khii nào họ thấy cần khách quan mà thẩm định hay đánh giá chưa nhỉ.hay toàn trả lời đánh giá cống hiến của người khác theo kiểu đã làm rồi thì đúng,còn chưa làm thì chờ xong rồi kết luận

Share this post


Link to post
Share on other sites

Những sự hi sinh cần tiếp nối

Cập nhật lúc 11:14, Thứ Sáu, 10/09/2010 (GMT+7),Posted Image

Thời gian gần đây, dư luận đang quan tâm đến tuyên bố "ngăn bão, đuổi mưa" vào dịp 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội của chuyên gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Để đáp ứng yêu cầu tranh luận trực tuyến với ông Tuấn Anh, ngày 9/9, VietNamNet đã tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chuyên gia này. Tòa soạn tiếp tục nhận được nhiều ý kiến về tuyên bố của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, để khách quan, chúng tôi xin đăng tải bài viết của tác giả Nguyễn Thế Trung xung quanh vấn đề này.

TIN LIÊN QUAN

Cách đây chỉ chưa đầy 2 năm thôi, chắc tôi không dành đến 5 phút để theo dõi sự kiện ‘dị nhân’ đuổi bão vì còn dành thời gian tìm hiểu cho bằng được ngọn nghành của ‘bổ để cơ bản’, và bây giờ tôi biết rằng khi tôi làm như thế, tôi sẽ hiểu kha khá mấy chục trang bổ đề kia để rồi mơ mộng một cơ hội nào đó cho Việt Nam trong tương lai.

Bây giờ thì khác rồi, vài ngàn trang sách và trang mạng về nguồn gốc văn hóa cổ, về Lý học đã mang lại cho tôi những tiếp cận hoàn toàn khác.

Không dám mạo muội qua mặt các nhà khoa học dày công nghiên cứu, các nhà sử học và muôn ngàn những nhà tri thức khác, trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ chia sẻ một góc nhìn mong muốn đóng góp nhỏ vào những sự hi sinh lớn lao qua hàng nghìn năm của tổ tiên chúng ta và tiếp nối đến ngày hôm nay với những Dị Nhân mang cuộc sống của mình ra đánh đổi cho tương lai Việt Nam.

Posted Image

Chuyên gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh "được" dư luận coi là "dị nhân"Bản chất của vũ trụ và vật chất đều có một điểm chung là nó đều chưa được xác định bởi khoa học hiện nay. Vũ trụ bắt đầu ra sao? Hạt cơ bản của vật chất là gì? Câu trả lời chỉ là phỏng đoán. Einstein thì cam đoan ‘Thượng đế không chơi trò xúc xắc” khi không chấp nhận lý thuyết lượng tử còn Stephen Hawking thì kết luận không có thượng đế. Khoa học hiện đại (mà đại diện là toán học hiện đại) thực ra chỉ là các môn học về phân loại, phân loại làm sao để chúng rơi vào các nhóm có thể hiểu được, có được qui luật vận động và vì thế mà có thể quán xét được chúng để áp dụng vào thực tế.

Việc phân loại quan trọng đến nỗi, chỉ chứng minh được các loại hàm số học kia và các loại hình học kia cùng một loại đã rúng động giới toán học và hàng chục triệu dân Việt Nam (bổ đề cơ bản).

Tuy nhiên, suy nghĩ một chút ta có thể thấy đến một con cá cũng biết làm như vậy, vì chúng biết phân loại thời gian, nhiệt độ dòng chảy, phân loại cây cỏ dưới biển nơi nào có nhiều thức ăn, phân loại các con vật khác để tránh xa kẻ ăn thịt.

Dù bằng cơ chế nào chăng nữa, cuối cùng cá cũng phải phân loại được. Và như vậy, cá cũng tương đối khoa học. Đáng tiếc thay, dù hàng ngày sống trong nước, cá không bao giờ biết thực ra nước là gì và dòng sông này xuất phát từ đâu.

Giống như vậy, chúng ta sống trong môi trường vật chất và cũng không định nghĩa nổi vật chất là gì và xuất phát từ đâu.

5.000 năm trước, tri thức được viết lại rằng, Thái Cực Sinh Lưỡng Nghi –Thiên Nhất Sinh Thủy… và sinh Âm Dương đến chuyển Ngũ Hành rồi Trùng trùng duyên khởi – tiếc rằng tri thức này lại bị gắn cái mác huyền bí long mã Hoàng Hà và thành ra đứt đoạn từ Âm Dương Ngũ Hành sang Bát Quái – Kinh Dịch.

Tôi đọc một số bài viết về khoa học hiện đại theo cách nhìn của một người bình thường và cũng đọc Kinh Dịch với tâm thế như vậy thì thấy cả hai đều khó hiểu như nhau, chỉ có điều là cả hai hình như đều cố gắng phân loại vũ trụ. Với Kinh Dịch thì đó là: “Càn là trời, là hình tròn, là ông vua, là người cha, là ngọc, là vàng là băng, là sắc đỏ thẳm, là con ngựa tốt, là con ngựa già, là con ngựa gầy, là con ngựa dằn, là trái cây…”. Còn với toán học thì là nhóm của Galois, Euler, Topo Rieman, đại số Lie, “Một trong những thành tựu toán học quan trọng nhất của thế kỷ 20 là nỗ lực hợp tác, chiếm hơn 10.000 trang tạp chí và chủ yếu được xuất bản giữa 1960 và 1980, mà đỉnh điểm trong một phân loại hoàn chỉnh của các nhóm hữu hạn đơn giản” (theo wikipedia) – bổ đề cơ bản của Langlands cũng là một thành tựu trong nghành này và hình như phân loại cũng đơn giản lắm, các nhóm đó có đối xứng không, đối xứng theo bao nhiêu cách …

Vâng, đúng là ý tôi định nói Kinh Dịch chính là cách phân loại vũ trụ mà toán học hiện đại đang tìm hiểu. Và chúng ta bói một quẻ cũng chỉ là cách tìm ra loại mà sự việc muốn biết thuộc về mà thôi, khi ta tập trung suy nghĩ hướng về sự việc muốn biết thì đã ‘vướng’ vào sự việc đó rồi. Và đó chính là manh mối để quẻ dịch tìm ra loại mà sự việc đó ‘sẽ’ là.

Có điều một vài nguyên lý căn để của Kinh Dịch đã bị làm cho sai lệch. 5000 năm trôi qua, duyên đã khởi lại và con cháu của những ông tổ khoa học Kinh Dịch bên bờ Nam sông Dương Tử năm xưa đã hiệu chỉnh lại – dù buồn thay, bị coi là “Dị Nhân”

Và khái niệm về Khí – trong định luật Hình-Lý-Khí. Nôm na Hình là từ Khí mà ra rồi lại tạo ra Khí, Hình nào thì Khí ấy, Khí nào khi tụ ắt sinh ra Hình ấy. Và có cả một môn khoa học lấy Lý mà tác động Khí bằng sự sắp xếp của hình – gọi là Phong Thủy. Nếu khoa học thừa nhận Khí (mà môn lý thuyết dây – đang tiến rất gần) thì Phong Thủy không còn huyền bí mà Einstein cũng lại đúng trở lại – Thượng Đế không chơi trò xúc xắc.

Và nếu chúng ta nắm được bí ẩn của Khí thì giống như con Cá sẽ biết mà thoát khỏi dòng sông Vedan trước khi nó ô nhiễm, chúng ta có thể tránh được biết bao thảm họa, tiếc rằng chúng ta sống trong Khí và không bao giờ biết thực ra Khí là gì, nên một lần nữa kẻ dám tuyên bố tránh được mưa, bão hẳn phải là một “Dị Nhân”.

Nhưng lẽ nào nắm được bí ẩn của vũ trụ lại mang ra đánh đổi với thiên hạ đơn giản như vậy? Tôi không tự cho là biết nhưng tôi tin rằng việc này hẳn tuân theo qui luật là một thành phần cho một sự vận động lớn hơn.

Đại Lễ 1.000 năm là nơi triệu con người cùng hướng về một bản nguyên của đất nước, và nếu những suy nghĩ đó là tích cực, những tâm tưởng đó là tốt đẹp thì giống như quẻ bói trên kia sự việc cần bói – mà trong trường hợp này – là tương lai của đất nước chúng ta – sẽ được phân loại.

Và nếu tương lai đó bắt đầu bằng 7 ngày mưa thuận gió hòa thì hẳn sẽ tốt đẹp lắm thay.

Chính bây giờ tôi cảm nhận được những sự hi sinh của bao thế hệ Việt Nam cần được tiếp nối để tất cả chúng ta thức dậy và ngăn chặn những dòng sông ô nhiễm. Để chúng ta hiểu bản nguyên của chính mình như một phần không chia rẽ được của thiên nhiên. Để chúng ta tin những việc tốt đẹp chỉ xảy ra từ những suy nghĩ hướng thiện.

Và như vậy, hãy biến Dị Nhân thành người bình thường, hãy cùng tâm niệm mưa thuận gió hòa 7 ngày đại lễ và một tương lai sáng lành cho tất cả chúng ta.

Nguyễn Thế Trung

8 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

“Tôi sẽ biến đổi nước Hồ Tây chỉ bằng 1 con lắc”

10/09/2010 06:03

(VTC News) - Khi câu chuyện về hai “Dị nhân” muốn bẻ bão, biến bão thành áp thấp nhiệt đới đã chìm vào một góc rất khuất trong bộ nhớ của TS Vũ Thế Khanh, thì có một Dị nhân khác lại đột ngột xuất hiện tại trụ sở của Liên hiệp Khoa học công nghệ Tin học ứng dụng UIA.

Kỳ 1 » Chuyện những “nhà ngoại cảm” hoang tưởng nhất VN

Kỳ 2: Sự tuyệt vọng mang tên “công năng đặc dị”

Khác với hai người đàn ông hoàn toàn vô danh trước, Dị nhân này đang theo khóa Cảm xạ học do các nhà ngoại cảm tổ chức.

Chính vì vậy, xét theo logic thông thường, Dị nhân này rất có thể đã luyện được “công phu” của một nhà ngoại cảm. Cảm xạ là gì? Cảm xạ là khả năng nhạy cảm của con người với bức xạ của vật thể. Cảm xạ (tiếng Pháp: radiesthésie; tiếng Anh: radiesthesia; xuất phát từ tiền tố radi- trong tiếng Latin có nghĩa là “phóng xạ” và từ aisthesis trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “nhạy cảm”) chỉ kỹ thuật thực hành tìm kiếm các dòng nước ngầm, khoáng vật hoặc các vật thể bị giấu kín hoặc chôn vùi, bằng những dụng cụ đặc biệt như đũa, con lắc v.v., không sử dụng máy móc thiết bị khoa học.

Trong khi TS Khanh đang pha trà mời khách, thì dường như không dấu được vẻ sốt ruột, người khách vào đề luôn: “Báo cáo anh, tôi muốn đăng ký với Liên hiệp một đề tài khoa học lớn, có ý nghĩa rất thiết thực với người dân Thủ đô. Đó là cải tạo chất lượng nước Hồ Tây. Trước tiên, tôi đảm bảo sẽ khử hết toàn bộ mùi tanh của Hồ Tây chỉ bằng 1 con lắc và công năng đặc dị của tôi”.

Đây quả là một đề tài hết sức thiết thực, TS Khanh thoáng nghĩ. Ông nhớ lại năm 2001, dư luận xã hội đã rất ồn ào về một dự án quy mô nhằm Nâng cao chất lượng nước Hồ Tây. Khi đó dự án được vẽ với quy mô hoành tráng thậm chí gây choáng váng cho những người có đầu óc thực tế: "Thay toàn bộ nước hồ Tây, biến nước hồ Tây thành nước hồ bơi", rồi: "bổ cập nước hồ Tây bằng nước sông Hồng. Sau 18 tháng, trả lại cho nước hồ Tây tiêu chuẩn của những năm 1980."...

Tuy nhiên, cái mà người dân choáng váng nhất về dự án lại là mức kinh phí dự kiến khổng lồ: Gần 32 triệu USD.

Và chỉ đến khi hàng loạt nhà khoa học vào cuộc theo hướng phản đối tơi bời thì những người vẽ dự án mới chịu dừng lại.

Nguyên tắc của một người làm khoa học cẩn trọng khiến TS Vũ Thế Khanh không thờ ơ với đề xuất độc đáo này. Nếu ông ta làm được thật, thì biết đâu không chỉ Hồ Tây được làm sạch mà hàng loạt hồ, chuôm nổi tiếng của Hà Nội sẽ được giải cứu mà chả tốn đến vài đô la chứ đừng nói đến 32 triệu USD, TS Khanh thầm nghĩ.

Posted Image

TS Vũ Thế Khanh.

Phương pháp thực nghiệm đơn giản mà hiệu quả khi trước lại được TS Khanh áp dụng để thử khả năng của ông học sinh lớp cảm xạ.

Ông Khanh rót 1 chén nước nhỏ và vắt vào đó miếng chanh ngay trước mặt nhà cảm xạ. “Chúng ta chưa cần ra Hồ Tây vội, ngay bây giờ, trước mặt nhiều người, trân trọng kính mời ông dùng con lắc và năng lượng khử mùi chua của miếng chanh trong chén nước. Nếu ông thành công, thì với riêng tôi, ông đã là người siêu phàm rồi, chưa cần phải thực hiện thành công ở Hồ Tây có dung tích bằng mấy tỉ tỉ chén nước này".

Nhà cảm xạ học khá ngạc nhiên, nhưng ông vẫn tỏ ra bình thản: “Tôi chưa thử với một chén nước và vị chua của chanh bao giờ, nhưng chắc chắn tôi sẽ làm được”.

Dị nhân nhắm chặt mắt, tập trung cao độ cầm con lắc đung đưa trên chén nước. Ông ta chỉ thực sự sụp đổ khi cuộc thử nghiệm đi đến phút thứ 50. Ông rên rỉ: “Tôi xin thề danh dự là tôi đã thành công khi khử mùi tanh của Hồ Tây. Tôi là người thường xuyên đi tập thể dục buổi sáng, vì vậy rất khó chịu khi phải ngửi mùi tanh lợm của Hồ Tây. Cá chết, rác rưởi, nước thải làm cho Hồ Tây mùi tanh của Hồ ngày càng nồng nặc. Chính tôi đã thử 2 lần và hôm sau đi tập thì thấy mùi tanh hoàn toàn biến mất".

TS Vũ Thế Khanh phân tích: “Thực ra mùi tanh của hồ phụ thuộc vào nhiều yếu tố lắm. Hôm nào cá chết nhiều thì hồ tanh hơn. Khí hậu thay đổi (trở trời) hồ cũng có thể tanh hơn. Cường độ gió cũng khiến mùi tanh được phát tán mạnh hơn. Hoặc rất có thể sau ngày ông thử nghiệm, nước hồ vẫn tanh như bình thường, nhưng hướng gió thay đổi, thổi mùi tanh đi chỗ khác, ông không ngửi thấy và đi đến lầm tưởng về năng lực của mình. Bây giờ ông về, ông thử lại trong 15 ngày, nếu ngày nào cũng không ngửi thấy mùi tanh thì điện thoại cho tôi, chúng ta nghiên cứu tiếp".. Đó cũng là lần duy nhất và cuối cùng TS Khanh gặp dị nhân này. “Đến tận hôm nay, ai đi qua Hồ Tây vẫn có thể ngửi thấy mùi tanh bốc lên khăn khẳn ở một góc hồ”.

Posted Image

Hồ Tây quá bẩn nên nước tanh.

Chỉ xin một “đặc ân cuối cùng”

Một trong những thử nghiệm rất thú vị khác đã giúp TS Vũ Thế Khanh lật tẩy thực lực của một nhà ngoại cảm tự phong khác. Ông này cũng theo lớp cảm xạ học và tuyên bố dùng con lắc có thể biết rõ dưới lòng đất chỗ nào có nước, chỗ nào không, chất lượng nước ra sao. Thực tế thì ông này đã hành nghề một thời gian và cũng kiếm được kha khá.

3 cốc nước được bê ra, TS Khanh nói: “Đây là một cốc nước có pha ít muối, một cốc pha ít đường và một cốc nước tinh khiết. Ông hãy dùng phương pháp và năng lượng của mình để phân biệt 3 cốc nước này. Tôi sẽ để 3 cốc này dưới gầm bàn và đổi vị trí của chúng, nhiệm vụ của ông là tìm ra chính xác cốc nào chứa nước gì. Việc này dễ hơn ông nhìn xuyên lòng đất rất nhiều!”.

Nhà cảm xạ thao tác khá nhanh rồi chỉ ra 3 loại nước. TS Khanh lắc đầu. Nhà cảm xạ nhăn mặt xin làm lại lần hai, TS Khanh vẫn lắc đầu. Ông ta cau mặt làm lại lần 3 cũng lại chỉ nhận được cái lắc đầu của người ra đề thử nghiệm.

Lúc này thì “nhà cảm xạ” nổi nóng thực sự: “Tại sao lần nào ông cũng lắc đầu. Tôi đoán đúng rồi ông vẫn lắc là sao?”. TS Khanh chậm rãi nhả từng tiếng một: “Thưa nhà cảm xạ, cả 3 cốc nước tôi đưa cho ông đều là nước tinh khiết, chẳng pha muối pha đường gì cả. Không tin ông uống thử xem!”.

“Nhà cảm xạ” đưa cả 3 cốc nước lên uống và mặt ông ta xanh như chàm đổ. Lời cuối cùng ông ta nói với TS Khanh trước khi ra về là: “Tôi xin ông một đặc ân cuối cùng: Đừng nêu tên tôi khi kể chuyện này. Ông mà nêu thì tôi không còn đất hành nghề nữa!”

Thần bài tẽn tò

Riêng bộ môn Cảm xạ học, TS Khanh còn phải kiểm tra khả năng của một vài dị nhân khác nữa. Một người tuyên bố dùng con lắc có thể đoán biết vạn vật mà không cần nhìn, được TS Khanh cho đoán bài Tây. Ông ra điều kiện: Úp mặt 50 lá bài đen, 50 lá bài đỏ, nhà cảm xạ phải đoán trúng đâu là con bài đen, con bài đỏ. Nếu đoán trúng vài chục phần trăm thì coi như khả năng ngoại cảm bằng không vì người bình thường cũng làm được: Tỉ lệ lá bài đen – đỏ mặc nhiên đã là 50 – 50.

Cuối cùng “thần bài cảm xạ” đã rất tẽn tò vì ông Khanh đã ngầm bố trí cả 100 lá bài úp mặt đều là bài đen. "Trong xã hội có không ít người hoang tưởng" - ông Khanh thở dài.

Tin liên quan

» Tranh luận với dị nhân thề đuổi mưa 7 ngày Đại lễ

» Dị nhân đuổi mưa sẵn sàng "chấp hết thách đố"

» Dị nhân thề đuổi mưa bị các chuyên gia "đánh tơi tả"

» Chuyên gia khí tượng "mổ" dị nhân "ngăn mây, đuổi mưa"

» Dị nhân thề đuổi mưa suốt 7 ngày Đại Lễ là ai?

» Rúng động: Dị nhân thề đuổi được mưa suốt 7 ngày Đại Lễ

Kỳ 1: Chuyện những “nhà ngoại cảm” hoang tưởng nhất VN

(còn nữa)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

'Dị nhân đuổi mưa': Quý vị đừng nóng ruột!

Cập nhật lúc 09:53, Thứ Sáu, 10/09/2010 (GMT+7)

Posted Image - "Quý vị đừng nóng ruột, bởi từ nay đến ngày mùng 10/10 là hạn cuối cùng, quý vị sẽ có dịp chứng nhiệm. Đây cũng là lần đầu tiên tôi được báo chí đưa lên nên mới gây sốc và ngạc nhiên..." - VietNamNet trích đăng những ý kiến tranh luận của độc giả với chuyên gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh, người trong thời gian qua được dư luận quan tâm đặc biệt về tuyên bố sẽ "ngăn được mưa, bão" trong dịp diễn ra Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

TIN LIÊN QUAN

Độc giả Lê Đình Hiếu, Nam, 57 tuổi: Xin ông cho biết căn cứ khoa học để có thể đuổi mưa, bão 7 ngày trong dịp Đại lễ ?

- Đây là câu hỏi rất nhiều người đặt ra, xin quý vị cho biết, thế nào là một căn cứ khoa học, phải chăng là cái gì đã được xác nhận . Hiệu quả của nó đên ngày đó mới xác định được.. Điều tôi muốn chặn mưa này là tôi muốn chặn ngay từ gốc, nếu tôi thất bại tôi có thể làm lại lần khác. Đầu tháng 7 năm nay, đài khí tượng có dự báo hạn hán xảy ra vào cuối tháng 7 hạn hán sẽ tăng nặng, lúc đó tôi đã dự báo khoảng nhanh là 3 ngày chậm là 5 ngày, mưa sẽ xảy ra trên khắp nước VN, và điều đó đã xảy ra. Như vậy là dự báo của tôi đã đúng. Posted Image

Độc giả Hmm, nam, 28 tuổi: Tôi không tin vào khả năng mà ông nói là ông làm được và nếu Ông có khả năng đó thật thì sao bây giờ mới công bố, phải chăng chờ dịp trọng đại này thì mới có cơ hội nổi tiếng?

- Trước đó, tôi đã tiên tri về cái dự báo của nhà khí tượng thủy văn hồi tháng 7, nhưng báo chí không đưa lên. Tại sao họ chỉ hỏi tôi về đại lễ nghìn năm? Độc giả Đào Đức Thắng, nam, 58 tuổi: 1-Xin phép được hỏi ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh là ông có khả năng đuổi mưa ngăn bão, vậy khả năng "hô mưa gọi gió" thì ông có làm được không? 2-Nếu "có" thì ông có sẵn lòng thể hiện một chút bản lĩnh của mình bằng cách tạo ra một cơn mưa vào ngày giờ theo yêu cầu của ban tổ chức hay không ( thời gian mưa ,và lượng mưa thì hoàn toàn theo ý ông để tránh lạm dụng thiên ý. 3-Nếu mục 2 mà ông Tuấn Anh đồng ý thì chúng tôi mong rằng ban tổ chức cũng sẵn lòng ủng hộ. Xin gửi ông lời chào trân trọng và tấm lòng cảm phục!!

- Tôi không thể làm được, bởi tôi không phải là người làm xiếc!

Độc giả Đỗ Thành Luân, 18 tuổi: Bất cứ việc gì cũng đều có xác xuất (tỷ lệ %) của nó, vậy việc làm của ông sẽ có bao nhiêu % thành công?

- Đã là 1 phương pháp, không phải là phù thủy, tôi vẫn có thể thất bại

Độc giả Khương Tử Nha, nam, 22 tuổi: Xin hỏi chuyên gia Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Đại lễ 1000 năm Thăng Long diễn ra trong 10 ngày, sao không "đuổi mưa" 10 ngày mà lại chỉ là 7 ngày. Có gì khó khăn trong việc "đuổi mưa" 10 ngày và 7 ngày sao? Hay theo "thiên tượng" thì xác suất không mua chỉ có 7 ngày? Xin cảm ơn chuyên gia!

- Điều này thuộc về phương pháp luận của Lý học Đông Phương, theo quan điểm của tôi, hành hỏa đổi số là 7, trong khi trong sách Hán là 9, cho nên tôi chỉ dám cam kết đến 7 ngày. Và chỉ có hành hỏa mới bảo đảm được ánh sáng và không mưa. Tôi giới hạn đến 7 là tôi cố gắng khiêm tốn trong khả năng của tôi. Và đấy cũng là kết quả chắc ăn nhất!

Độc giả Nghiêm Xuân Cháng, nam, 22 tuổi: Làm sao bác có thể đuổi mưa bão? Đó là quy luật tự nhiên, con người đâu có thể ngăn được. Nếu thời tiết những ngày diễn ra Đại lễ tốt thi cháu nghi rằng đó là lòi tiên chi của bác thôi.Vậy bác làm thế nào để đuổi được mưa bão trong nhũng ngày đó ạ. Bác dựa vào phương tiện khoa học ký thuật, hay bác dung sức mạnh cua thần thánh mà người ta vẫn gọi là duy tâm? Dù sao không chỉ cá nhân chác mà nhân dân cả nước cung đang chờ đợi ngày Đại lễ diễn ra trong không khí của tiết trời mát mẻ và thật đẹp. Cháu cảm ơn bác! Mong Đại lễ diễn ra với thời tiết như bác đã hứa.

- Tôi có một quan điểm rất rõ ràng, thuyết âm dương ngũ hành là một thuyết thống nhất vũ trụ, tất nhiên lý thuyết đó phải vượt trội vì cho đến ngày hôm nay, khoa học hiện đại chưa xác định được là có hay không 1 lý thuyết thống nhất vũ trụ. Mặc dù đó là điều mơ ước.

Tôi muốn nói, ngay cả một hiện tượng toán học mà nhà toán học Ngô Bảo Châu vừa mới thành đạt bởi chứng minh được bổ đề toán học thì kiến thức này là kiến thức vượt trội trên nền tảng của trí thức hiện đại. Mọi người đều có thể cảm nhận được điều này mặc dù không phải ai cũng hiểu được cái bổ đề ấy như thế nào.

Tôi tin rằng, ngay cả những người có kiến thức toán học uyên thâm cũng chưa chắc đã hiểu được bổ đề của Ngô Bảo Châu. Bởi, nếu không chuyên sâu về ngành toán học đó thì chưa hẳn đã hiểu được bổ đề của Ngô Bảo Châu. Nhưng điều này vẫn được người ta công nhận bởi vì nó xuất hiện trên nền tảng trí thức hiện đại và được các nhà khoa học hàng đầu thừa nhận thì họ dễ công nhận hơn.

Vậy, với 1 trí thức vượt trội lên trên cả 1 nền tảng hiện đại là 1 lý thuyết thống nhất vũ trụ thì có thể khiến cho mọi người hiểu được một cách phổ biến.

Trong hoàn cảnh đó, có một giáo sư đã đặt 1 vấn đề là nếu đã có lý thuyết thì nó phải giải thích được cả vấn đề về tôn giáo và tâm linh. Thực chất sự phân biệt giữa khoa học và tâm linh chỉ là cái nhìn nhận hiện thời mà thôi, bản chất không có vấn đề gì, không có khái niệm khoa học về tâm linh mà nó chỉ có 1 vấn đề là chân lý đang tồn tại như thế nào.

Có những sự thật chúng ta chưa phát hiện được. Tôi cũng xác định 1 lần nữa rằng không hề có chuyện tâm linh hoặc thần thánh gì trong việc tôi đặt vấn đề là không thể mưa được trong 7 ngày Đại lễ Thăng Long. Nếu coi đây là một lời tiên tri thì cũng được, nhưng ít ra cũng xác định được rằng tôi là người đầu tiên dám tiên tri và công bố điều đó, nếu chẳng may nó… đúng. Vì sự tác động này là sự tác động gián tiếp, không ai có thể kiểm chứng được rằng tôi có làm hay không. Mọi người có thể không công nhận.

Độc giả Nguyễn Trường An, nam, 25 tuổi: Thưa bác Tuấn Anh, Bác nói "ý thức con người tác động được đến các hạt proton" (trên báo điện tử VTC). Cháu công nhận con người đã dùng "ý nghĩ" của mình để di chuyển các đồ vật nhẹ như đồng xu, giấy... nhưng không phải ai cũng làm được chuyện đó, vì ở mỗi người có nguồn "năng lượng tự thân" phát ra ở mức độ khác nhau. Vậy bác dùng "ý thức" thì có gì khác so với dùng "ý nghĩ" không? "Ý thức" của bác truyền vào không khí dưới dạng năng lượng nào mà nó mạnh đến độ có thể ngăn mưa 7 ngày. Bác có thể chứng minh bằng cách ngăn hạt nước tràn ra khỏi ly nước đang đổ không?

- Không, tôi trả lời thẳng thắn là tôi không làm được những chuyện này! Còn chuyện "ý thức con người tác động được đến các hạt proton" không phải là do tôi nói, mà là 1 thí nghiệm trong vật lý điện tử khi người ta cho những hạt proton đi qua 2 khe ánh sáng để tác động vào màn hình thì những người tham gia thí nghiệm đã nhận thấy rằng ý thức của họ đã tác động làm cho các hạt Proton đi qua khe này nhiều hơn khe bên kia.

Điều này là do các tiểu luận khoa học nói đến, tôi lấy điều này ra chỉ để làm 1 thí dụ chứng minh rằng ý thức tác động được, chứ không phải tôi coi ý thức của tôi có thể tác động đến các hạt Proton, cũng như tôi không thể làm cho cái thìa cong lên được. Việc ngăn cơn bão chỉ làm được khi nó mới manh nha chứ không thể ngăn được khi cơn bão đã nổi lên, tức là khi giọt nước đã rơi xuống thì tôi cũng chịu. Và khả năng của tôi cũng chỉ đến đấy. Tôi không phải là thần thánh để mọi người đặt những vấn đề thách đố.

Posted Image

Độc giả Thái Lương Hoàng, nam, 22 tuổi: Chào chú Nguyễn Vũ Tuấn Anh Cháu được biết rằng, dưới sự tác động ý thức của bản thân, ông hoàn toàn có thể thực hiện được việc ngăn mưa, đẩy lùi bão trong những ngày diễn ra Đại lễ vào tháng 10 tới. Cháu biết ý thức tiêm năng con người là vô hạn nhưng việc ma chú nói năm ngoài khả năng, tiêm năng, ý thức của con người.Ngoài trừ sử dụng biện pháp khoa học để làm việc đó. Con người có thế đối trọi với tự nhiên chứ không thể điều khiên được nó chú nghĩ sao ạ?

- Đầu tiên tôi cũng không quan tâm gì đến chuyện mưa hay không mưa, nhưng sau đó có 1 bài báo nói về chuyện bỏ ra 1 tỉ USD để ngăn mưa Đại lễ. Tôi cho rằng tôi có thể ngăn được 7 ngày, những chuyện dự báo này từ trước đến nay tôi cũng đã làm rất nhiều, nhưng chỉ đến lần này khi được báo chí đưa lên, mọi người mới quan tâm nhiều. Nhiều người cho rằng tôi mới đột xuất tiên đoán từ đợt này, nhưng thực ra nó là 1 quá trình rồi. Chính GS. Đào Văn Đức cũng đã thừa nhận tôi đã từng dự đoán nhiều lần rồi.

Độc giả Nguyễn Duy Tân: Thưa ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh! Tôi là người tin vào khoa học thực nghiệm, muốn hỏi ông: Ông đã học ngăn bão, đuổi mưa từ đâu, và đã thực hiện thành công bao nhiêu lần trong tổng số bao nhiêu lần thực hiện? Tại những nơi nào? Xin cảm ơn!

- Để trả lời câu hỏi này, mời quý vị vào trang Lý học Đông Phương để xem, trong đó có lời tiên tri của tôi từ năm 2007 cho đến tận ngày hôm nay, và rất nhiều topic liên quan đến bão lụt. Do thời gian có hạn, tôi không thể thống kê và trả lời ngay được. Còn về cơ sở khoa học thì trước hết chúng ta phải xem thế nào là cơ sở khoa học.

Độc giả Trịnh Đức Độ, nam, 40 tuổi: Cơ sở khoa học nào để ông có thể khẳng định được việc làm trên? - Việc ngăn mưa chỉ nằm ở khu vực trung tâm Hà Nội cũ hay toàn bộ Hà Nội mở rộng? - Nếu không thành công thì ý kiến của ông thế nào?

- Tôi muốn nhắc lại rằng, việc này tôi làm là bằng tinh thần vô tư, và tôi đưa lên mạng cũng như chuyện thường ngày, vì tôi nghiên cứu về lý học Đông Phương, mà một trong những khả năng của Lý học Đông Phương là dự báo tiên tri. Hàng ngày tôi vẫn thường post lên mạng những dự báo về mưa bão.

Ví dụ như đợt hạn hán trong tháng 7 vừa rồi, đài khí tượng thủy văn Trung ương xác định rằng sẽ hạn nặng và sẽ mất mùa, như vậy đài khí tượng thủy văn Trung ương có cơ sở khoa học không? Vậy tại sao lại sai, trong khi tôi nói rằng sẽ không xảy ra điều này, mà đến nay rõ ràng tôi đã đúng. Thế thì cơ sở khoa học là gì, phải chăng là 1 thực tại khách quan được chứng nhận, tôi đúng thì là tôi có cơ sở khoa học. Quý vị đừng nóng ruột, bởi từ nay đến ngày mùng 10/10 là hạn cuối cùng, quý vị sẽ có dịp chứng nhiệm. Đây cũng là lần đầu tiên tôi được báo chí đưa lên nên mới gây sốc và ngạc nhiên.

Độc giả Nghiêm Xuân Hậu, nam, 31 tuổi: Kính thưa chuyên gia! Đúng là khả năng con người thì nó vô cùng bí ẩn và không thể khám phá hết với trình độ của thế giới hiện nay. Ý nguyện của chuyên gia là rất đáng hoan nghênh và càng trân trọng hơn nếu đó là sự thật. Tuy vậy, nếu thực sự chuyên gia có khả năng đấy thì tại sao suốt thời gian qua, giông bão hoành hành trên đất nước ta gây cảnh tang thương mà chuyên gia không ra tay cứu giúp? Hay là lúc đó chuyên gia chưa đủ khả năng hoặc đang cần một điều kiện gì đó chăng?

- Tôi muốn nhắc lại rằng tôi làm việc này rất vô tư, và tôi cũng đã lặp đi lặp lại việc này rất nhiều lần rồi, nhưng không phải lúc nào tôi muốn là tôi làm được. Nếu gọi là điều kiện thì đó là: cái sự việc đó tôi có quan tâm đến hay không, hoặc là khi nó xảy ra rồi tôi mới quan tâm đến thì tôi cũng không đủ khả năng.

Vì khả năng con người chỉ có giới hạn. Còn điều kiện ngàn năm Thăng long không phải là điều kiện của tôi, vì tôi đưa vấn đề này lên là hết sức vô tư như chuyện thường ngày. Tôi đưa lên mạng và báo rằng ngàn năm Thăng Long sẽ không mưa, và vì chú ý đến ngàn năm Thăng Long nên họ mới chú ý đến câu của tôi, chứ không phải tôi vì ngàn năm Thăng Long để tôi quảng cáo cái này. Nếu báo chí không đưa vấn đề lên thì nó cũng như bao nhiêu lời tiên tri của tôi trước đây, có ai nhắc đến đâu?

Độc giả Trần Mạnh Hùng, nam, 34 tuổi: Mưa nắng là hiện tượng thiên nhiên. Ông noi ông có khả năng ngăn mưa? như vậy ông có khả năng tác động vào thiên nhiên và ngăn chặn thiên nhiên ? Vậy ông có thể ngăn chặn được hiện tượng ấm lên toàn cầu không ? Hay đơn giản hơn ông có thể ngăn chặn hoặc tác động để tới đây những trận mưa to không xảy ra để hà nội không ngập lụt không ? Ông có dám cá cược không ?

- Không, thứ nhất, tôi là một con người, là khắc tinh của cờ bạc, lần nào tôi cá cược cũng đều sai. Và tôi cũng nhắc lại rằng khả năng của con người là có hạn. Việc tôi làm là theo 1 phương pháp riêng tương đối đặc biệt, chỉ áp dụng được trong điều kiện tự thân của tôi, chứ không phải điều kiện bên ngoài. Còn việc nhắc đến chuyện chặn được hiện tượng ấm lên toàn cầu, anh nói ở đây là mang tính thách đố. Và nó nằm bên ngoài khả năng của tôi.

Độc giả Vũ Chính, nam, 38 tuổi: Thưa ông, xin ông cho biết nếu lãnh đạo thành phố tin vào ông thì họ cần phải làm gì? Việc đuổi mưa theo phương án của ông có tốn kém gì không? Có cần huy động thêm người giúp đỡ ông không? Muốn có được sự tin tưởng ông nên đưa ra phương án thực hiện như vậy sẽ có sức thuyết phục hơn. Cám ơn ông!

- Khi tôi đưa vấn đề này lên mạng, tôi không nhằm mục đích quảng cáo, và điều này tôi đã làm nhiều lần trong những lần dự báo tạm gọi là mang tính tiên tri. Điều đặc biệt là tôi thường đưa ra những dự báo ngược với dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn. Việc này tôi cũng không đòi hỏi gì ở lãnh đạo Hà Nội, tôi cũng không đặt vấn đề tôi làm việc này để nhận thưởng.

Độc giả Lê Vĩnh, nam, 24 tuổi: Xin chào chuyên gia NVTA, xin ông cho biết đã đưa ra ý tưởng này như thế nào và cơ quan nhà nước vì sao lại không chấp nhận?

- Tình cờ tôi đọc được thông tin bỏ 1 tỉ USD để ngăn mưa, tôi rất vô tư, tôi không đưa ra nhận đinh để nhằm mục đích nổi tiếng, chỉ là từ khi đó tôi được đưa lên báo chí, và tôi được chú ý đến.

Độc giả Trần Phong, nam, 28 tuổi: Thưa ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, ông đã dựa vào thực nghiệm chưa mà có thể khẳng định như vậy? Hay việc ông quá nhập tâm vào lý học phương đông khiến ông "cuồng tín" dẫn đến cảm tính như vậy? Nếu "thần thông quãng đại" như thế, tôi nghĩ ông có thể làm được những điều kinh ngạc hơn nữa chứ không dừng lại ở công việc của một chuyên gia nghiên cứu. Thêm một câu hỏi riêng tư nữa là liệu ông muốn dư luận gọi ông là dị nhân hay siêu nhân, thưa ông!?

- Việc tôi có thể dựa vào thực nghiệm chưa thì Có thể lên trang web Lyhocdongphuong.org.vn để có thể hiểu rõ. Còn việc gọi tôi là dị nhân hay siêu nhân tôi không quan tâm, đó là tùy quan điểm của mọi người.

Posted Image

Độc giả Ngô Đăng Thục, nam, 56 tuổi: Thưa ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Tôi xin tự giới thiệu, tôi là một nhà khoa học về y học, chuyên ngành Thần kinh học. Mấy ngày vừa qua, trên diễn đàn Internet, tôi thấy ông tuyên bố về khả năng "đuổi được mưa, ngăn được bão". Nói thật với ông và cũng xin lỗi ông trước là lúc đầu tôi cho là chuyện "vớ vẩn".Bởi vì trong y học thỉnh thoảng cũng xuất hiện một số "Đề tài" của một số tác giả, họ tự nhận là khoa học, làm mất rất nhiều thời gian tiền bạc của xã hội,không đem lại lợi ích gì mà thậm chí còn có hại cho sức khỏe người khác. Rồi cuối cùng đó là sản phẩm suy nghĩ hoang tưởng của người bệnh tâm thần. Tôi hy vọng ông không thuộc vào những tác giả của các đề tài như trên tôi vừa nêu. Tất nhiên ông sẽ có những lý luận để bảo vệ cho tuyên bố của ông. Nhưng như ông biết đã gọi là khoa học thì phải có kiểm chứng. Vậy tôi muốn hỏi ông một câu hỏi đơn giản là: Đã có lần nào, khi ông hoặc vợ con ông chuẩn bị đi đâu mà trời lại đổ mưa, ông đã dùng khả năng của ông để làm cho trời không mưa nữa được chưa? Vợ con ông (tôi chưa nói tới các nhà khoa học) có công nhận ông làm được như vậy không? Cám ơn VietNamnet đã tạo điều kiện cho tôi nêu câu hỏi cho ông Nguyễn Vũ Anh Tuấn.

- Có lần trước khi sang Mỹ 1 tuần cùng với bà xã tôi, tôi có nói rằng, trong 21 ngày tôi đi Mỹ bắt đầu từ lúc tôi bước chân lên máy bay cho đến lúc tôi trở về, chặng đường bay hoàn toàn yên bình, toàn bộ thời tiết nước Mỹ phải nắng đẹp. Tất cả những biến động lớn trên nước Mỹ phải không được xảy ra trong 21 ngày đó.

Và tôi đã đúng, cứ cho là tôi chẳng may nói đúng còn bây giờ quý vị muốn kiểm chứng thì cứ việc lên trang web lyhocdongphuong.org.vn tôi đã nói rất rõ. Tôi cũng không dám nói đây là khả năng của tôi, có thể đó chỉ là lời tiên chi của tôi. Mặc dù vậy không phải lúc nào cũng có thể làm được, nó còn dựa vào từng trạng thái xuất thần.

Độc giả Nguyễn Bảo Huy, ĐH BK Hà Nội : Chào ông Tuấn Anh, tôi không có kiến thức về Lý số phương Đông, nên mong ông không trả lời sâu về lĩnh vực này. Điều tôi quan tâm là "cơ sở khoa học" về Vật lý của việc dùng ý thức điều khiển thời tiết mà ông đã phát biểu. Ông dẫn ra kết luận khoa học rằng "ý thức con người có thể tác động đến các hạt cơ bản vi mô", và lập luận "thời tiết gió mưa cũng tạo thành từ các hạt cơ bản ấy nên hoàn toàn có thể dùng ý thức để điều khiển". Vậy xin hỏi ông, vạn vật trên đời này đều được cấu tạo từ các hạt cơ bản, vậy ông có thể dùng ý thức điều khiển được những gì nữa?

- Tôi xin nhắc lại rằng, việc tôi nói “ý thức con người có thể tác động đến các hạt cơ bản vi mô" không phaỉ là phát biểu của tôi, mà đó là kết luận trong một thí nghiệm vật lý. Tôi chỉ lấy đó làm thí dụ để chứng minh cho mọi người rằng ý thức có khả năng tác động được đến các hạt cơ bản vì nó là kiến thức phổ biến mà mọi người dễ hiểu và dễ chấp nhận.

Và bản thân việc ý thức tác động đến vật chất là điều mà không phải đến khoa hoc hiện đại phát triển mà ở các thế kỷ trước trong triết học cũng đã thừa nhận điều này. Sự tác động vào mưa bão thời tiết này chỉ có thể thực hiện được với điều kiện khi nó mới manh nha, và mình phải phát hiện ra và mình quan tâm đến điều đó.

Độc giả Lâm Triết, Hà Nội: Xin ông Tuấn Anh cho biết, trên thế giới, có nước nào nghiên cứu và ứng dụng các năng lực siêu nhiên từ tiềm năng của con người hay chưa? Nếu có, mức độ nghiên cứu và ứng dụng của họ đến đâu? Tự nhiên và các hiện tượng tự nhiên (như mưa, bão) về bản chất đều có chung cấu tạo dưới dạng năng lượng hay lượng tử (mà ông đã gọi là dạng hạt). Về bản chất cấu trúc, tư duy của con người cũng là dạng năng lượng hay lượng tử. Ông có thể nói rõ hơn về khả năng của cá nhân mình khi tác động và điều khiển tự nhiên qua kênh năng lượng này?

- Tôi chưa bao giờ nói rằng có thể ngăn mưa, ngăn bão, lũ lụt ở Hà Nội cả, tôi chỉ nói rằng 7 ngày diễn ra đại lễ sẽ có nắng đẹp, có thể mặc áo vest. Và tôi khẳng định 1 câu rằng nếu chỉ có nắng không mà trời không lạnh thì cũng coi như tôi đã sai. Trời phải hơi lạnh lạnh, và mưa chỉ được phép vào ban đêm, tức là các yếu tố đó phải cùng xảy ra.

Độc giả Lê Anh Xuân, nam, 60 tuổi: Cầu được gió gọi được mưa (hay ngược lại) là mong ước của nhân loại. Từ trước tới nay chỉ thấy trong các chuyện thần thoại. Xin được hỏi: ông có năng lực này từ khi nào, tự thân ông có (bẩm sinh), hay do rèn luyện? Và ông đã thực hiện lần nào chưa? (kể cả làm bí mật mang tính thử nghiệm không ai biết.). Trân trọng cám ơn ông!

Bất cứ cái gì cũng cần có sự rèn luyện, còn việc tôi đã thực hiện tiên đoán lần nào trước đó chưa, thì độc giả có thể tham khảo thông tin trên lyhocdongphuong.org.vn. Và dự báo của tôi thường xuyên trái ngược với dự báo thời tiết của các chuyên gia khí tượng.

  • Ban Xã hội

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay