Phan Dự

Đánh Giá Phong Thuỷ Kiến Trúc Trường Ptth Chuyên Hà Nội Amsterdam Mới

7 bài viết trong chủ đề này

http://vietnamnet.vn/giaoduc/201008/Ngoi-t...iao-duc-932810/

http://vietnamnet.vn/giaoduc/201009/Truong...au-tien-933075/

http://www.ams.edu.vn/Article/Detail/234

http://tintuc.xalo.vn/00-1056121592/ngam_t...khai_giang.html

Ngôi trường này mới xây dựng, các bạn hãy quan sát và phỏng đoán về hậu vận của ngôi trường mới xây dựng này

Share this post


Link to post
Share on other sites
  Phan Dự said:

http://vietnamnet.vn/giaoduc/201008/Ngoi-t...iao-duc-932810/

http://vietnamnet.vn/giaoduc/201009/Truong...au-tien-933075/

http://www.ams.edu.vn/Article/Detail/234

http://tintuc.xalo.vn/00-1056121592/ngam_t...khai_giang.html

Ngôi trường này mới xây dựng, các bạn hãy quan sát và phỏng đoán về hậu vận của ngôi trường mới xây dựng này

Tôi chưa xem hết tất cả các đường link ở đây. Tôi đang xỉn. Nhưng xem sơ đường link thứ nhất qua mấy cái hình ảnh, thì ngôi trường này sẽ không đạt được mục đích của nó. Hãy chờ xem.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trích đoạn:

Giấc mơ về một con đường tới trường

“Khi thiết kế công trình này, anh em kiến trúc sư được hoài niệm lại những ký ức thời cắp sách trên con đường tới trường mỗi ngày. Từ đó, anh em nảy ra ý tưởng xây dựng một con đường đến trường tưởng tượng ngay trong ngôi trường ấy. Con đường đó là trục xuyên suốt của đồ án.” Kiến trúc sư Phan Duy Đông, thành viên nhóm thiết kế ATEK chia sẻ.

Trong khoảnh khắc xuất thần nảy ra ý tưởng đó, các kiến trúc sư thiết kế cũng không nghĩ rằng đó lại là ý độc đáo và ấn tượng nhất của công trình. Đó cũng là logic quyết định để Ban giám khảo lựa chọn thiết kế của ATEK trong số tất cả các mô hình khác.

Kiến trúc sư Nguyễn Tuấn Anh đã mời chúng tôi tới ngôi trường để thử đi trên con đường ấy. Mặt bằng của ngôi trường cao hơn hẳn so với mặt đường. Để bước vào trường, chúng tôi phải đi lên những tuyến bậc thang và ngước mắt nhìn tòa sảnh có hình dạng như một chiếc mũ sinh viên thường đội trong ngày tốt nghiệp.

Đi hết bậc tuyến bậc thang, một không gian mênh mông trải dài trước mắt chúng tôi như vô tận. Đã quen với những không gian hẹp trong các ngôi trường truyền thống, chúng tôi ít nhiều đã bị ấn tượng bởi quy mô của trường Hà Nội Amsterdam mới.

“Đẩy toàn bộ cốt cao hơn mặt đường, chúng tôi muốn tạo cảm giác học sinh phải đi lên những bậc t thang như đang leo dần trên những nấc thang tri thức. Để rồi khi đã lên tới đỉnh, chân trời kiến thức bỗng mở toang ra với một không gian rộng mênh mông. Mỗi chúng ta như cảm thấy mình nhỏ bé trước chân trời kiến thức bao la ấy.” Nguyễn Tuấn Anh tâm sự.

Lời nhận định của Thiên Đồng:

- Ý tưởng con đường của KTS Nguyễn Tuấn Anh mang nhiều tính thi vị và cảm xúc riêng tư. Chính ý tưởng con đường này đã giết chết mục đích tốt đẹp mong muốn đen lại khi xây dựng công trình trường học này và đưa vào hoạt động. Đây là một sai lầm quan trọng, xét trên quan niệm Phong thủy Lạc Việt.

Trích hình:

- Mô hình kiến trúc của nhóm anh đã đoạt giải Nhất cuộc thi thiết kế trường Hà Nội Amsterdam mới, thành công này theo anh có được là nhờ đâu?

Nhóm đã rất may mắn khi được tham gia cuộc thi ngàn năm có một này, Thăng Long Hà Nội nghìn năm đã cho nhóm cơ hội ngàn năm ấy. Cái nghiệp Kiến trúc sư này muốn thành công phải hội tụ nhiều yếu tố trong đó có thể kể tới như : hiểu biết nghề nghiệp, niềm đam mê, khả năng tổ chức công việc, tính kiên trì… nhưng điều quan trọng nhất là phải có cơ hội, là điều kiện, là thời cơ. Nhóm thiết kế đã nghĩ ra những ý tưởng lóe sáng cho công trình trường Ams, nhờ có cơ hội để tỏa sáng. Khát khao với nghề, không đánh mất chính mình đã giúp cả nhóm có đuợc kết quả ngày hôm nay.

Posted Image

Posted Image

Lời nhận định của Thiên Đồng:

- Mô hình đoạt giải nhất trong cuộc thi thiết kế và nó cũng sẽ đoạt giải nhất trong cuộc sống xã hội về sự kém hiệu quả hoặc không hiệu quả trong vai trò chức năng vận hành của nó trong lĩnh vực của nó. Nguyên nhân chính bởi ngay trong bố cục tổng thể và cấu trúc tổng thể của công trình đã không phù hợp theo tiêu chí quán xét của Phong thủy nói chung và Phong thủy Lạc Việt nói riêng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted Image

Ít nhất ở khu nhà này - tôi không nói toàn trường - sẽ không phải nơi đào tạo nhân tài. Giải thích một cách đơn giản nhật là tán khí.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn Phan Du này ác quá, đem công trình kiến trúc đã quyết, đã xây rồi lên mổ xẻ fengshui thế này là tiêu rùi bạn ấy rồi :D

Tuy nhiên thấy ý tưởng " con đường ", "trục đại lộ " này quen quá ( ý tưởng đang hot, được khen chê tùm lum) lại được chủ nhiệm đồ án tự hào "chỉ có ở những công trình tầm cở".

Không dám có ý kiến sâu về phong thủy, chỉ nêu vài ý kiến gần gần phong thủy.

Posted Image

  Quote

Kiến trúc sư Nguyễn Tuấn Anh tự hào nói về con đường: “Tư tưởng tạo trục là một tư tưởng mạnh, mang tính nền tảng. Trục này trong kiến trúc có thể gọi là “phiêu”, chỉ xuất hiện trong những đồ án kiến trúc ở tầm cỡ lớn.”

Đúng là chỉ những công trình kiến trúc rất lớn người ta mới cần và đủ không gian làm " trục ", nhưng cái trục này thường hợp tình hợp lý, thường kết thúc rất khéo ở đâu đó khu vực trung tâm, được án ngữ với 1 công trình hoành tráng hơn cái trục đó nhiều, hoặc vòng vèo mang hơi thở sinh hoạt ( phù hợp với quan niệm "khí" trong phong thủy ) toả đi khắp mặt bằng. Do mặt bằng công trình quá lớn nên trục này cần phải lớn đủ tầm mới chứa đủ " khí " cho những góc khuất. Nhìn lại Tổng Mặt Bằng này, tuy quy mô quá xịn so với các trường hiện nay, có đầy đủ đồ chơi, hồ bơi, sân bãi, phòng ốc chức năng...nhưng khi so quy mô với " trục đại lộ " thì lại quá bèo, nói cách khác trục đại lộ khí thế quá mạnh so với quy mô. Kết thúc đại lộ lại "cực yếu", hầu như không có gì ( so với cái đại lộ khiếp đảm này).

Lại nữa, đa số con đường đến trường ở Việt nam đâu có " dài rộng như ở sân bay quốc tế này ", nó yên ả, dịu dàng, quanh co, rợp bóng cây xanh mà.

Có thể sau này, họ chuyển cổng chính này thành phụ, cổng phụ thành chính. Biến đại lộ thành khoảng không gian đệm với ghế đá, hàng cây râm mát xen kẻ thì ổn hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không biết cái kiểu mái của khu giảng đường chính có phải là "nhà không nóc" không ạ? Xin các cao thủ chỉ giáo.

Share this post


Link to post
Share on other sites
  viethq22 said:

Không biết cái kiểu mái của khu giảng đường chính có phải là "nhà không nóc" không ạ? Xin các cao thủ chỉ giáo.

Nếu là một ngôi gia với tính năng và mục đích giành cho ngôi gia theo tiêu chí phong thủy thì nó phạm khiếm khuyết về cách "Nhà khuyết nóc". Nhưng với ngôi trường thì với nóc nhà này chứng tỏ phương pháp giảng dạy ở đây chắc không cứng nhắc, theo kiểu bắt học sinh học thuộc lòng.

Tùy mục đích sử dụng.

Xét phong thủy phải xét tổng hợp nhiều yếu tố.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites