vuivui

Một Vài Ý Kiến

33 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

Chào Nhật Tâm

Không phải là có vui lòng chỉ bảo hay không, mà là lực bất tòng tâm. Sự bất lực này là do:

-Thực sự lý học đông phương, mà cơ sở là lý âm dương, ngũ hành, khí, đạo rất khó truyền đạt. Tôi có một người bạn, gia đình có truyền thống nho học mấy đời. Bản thân kiến thức đông phương học cũng uyên thâm. Người đó có một cậu học trò nhỏ, mặc dù có thành tích cao và đã trưởng thành về tây học, song có ham thích lý học đông phương. Có thể nói, cậu ta thông minh đỉnh ngộ, có ngộ tính cao. Vậy mà một thời gian khá lâu, tôi và anh bạn đó cố gắng giảng giải. Công phu bỏ ra khó có thể cố gắng được hơn. Cho đến nay, về lý thì không thể chê, hay có thể tìm được lý do gì để chê, hay đánh giá thấp được. Nhưng thực thì không thể thỏa mãn được, nếu chỉ đứng ở góc độ như tây phương học, nghĩa là cho phép người học có khả năng độc lập tư duy, độc lập suy nghĩ và nghiên cứu. Lý học đông phương, xếp theo tầm. Thấp nhất là lý âm dương không phân biệt, tiếp theo là âm dương phân biệt rồi cao nhất là âm dương ngũ hành – phần dịch lý. Qua được phần dịch lý mới tới đạo học. Những môn như Dịch, Tử vi, Thái ất, ...là kết quả của những thành tựu âm dương ngũ hành ở tầng cao và đạo học. Cậu nhỏ đó, đến nay vẫn chưa qua nổi tầng âm dương không phân biệt. Tôi cũng chưa biết làm sao để có thể rút ngắn thời gian truyền đạt, đưa cậu ta đến với những tầng cao nhất để học được những môn như dịch, tử vi, ... Nên có thể hiểu được tìm truyền nhân trong đông phương lý học, thật khó.

-Đông phương lý học có hai hướng tiếp cận.

Hướng thứ nhất, và cũng là phổ biến nhất là nhận thức để ứng dụng. Như học dịch, tử vi, thái ất, phong thủy, ... học để mà ứng dụng, tuy khó khăn, khó hiểu nhưng số người theo đuổi được và thành tài không ít. Học để xem bói, giải quẻ chỉ là cái học của thường nhân. Phàm ai thích đều có thể học được.

Hướng thứ hai là hướng mà rất ít người có thể theo đuổi. Đó là nghiên cứu về đông phương học, trên phương diện lý thuyết và chiêm nghiệm. Về phật pháp thì trở thành cao tăng đắc đạo, về đạo học thì thành chân nhân. Cho dù là như thế, ở họ, cũng chỉ đạt thành những giá trị về chiêm nghiệm, chứ về Lý học thì cả trăm ngàn người đắc đạo, cũng chẳng có mấy ai. Đây là cái lý do chân thực giải thích tại sao lý học đông phương khó phát triển như vậy. Chỉ cần một sai sót nhỏ về nhận thức cũng đã có thể kìm hãm sự phát triển tới hàng trăm năm. Chứ không phải là thất truyền. Nhưng người từng được xem là thánh nhân, cũng đã có những sai lầm về nhận thức lý học, như hiểu sai về âm dương, không hiểu về ngũ hành, ...Do không có thực nghiệm, mà chỉ có chiêm nghiệm. Thực nghiệm thì có thể phổ biến, cho nên tây học khả dĩ nhận thức và phát triển. Chiêm nghiệm thì mang tính cá nhân. Thành thử, sai lầm khó được nhận dạng và khắc phục. Đông phương học vì thế phát triển rất khó khăn.

Chào bác vuivui,

Cho anmay có 1 vài lời đồng tình với bác về những điều bác trình bày ở trên. Anmay bắt đầu biết đến và có hứng thú về lý học đông phương khoảng 4 năm nay, càng tìm hiểu thì càng thắc mắc, càng bế tắc, đàng nghi ngờ, cho đến khi anmay gặp được 1 người bạn kỳ lạ. Người bạn này trước đây nghiện ma túy, không nhà cửa và đã từng bị tâm thần (Schizoprenia), sau đó thì anh ta được nhân viên xã hội can thiệp giúp chữa bệnh và cấp nhà ở. Trong quá trình điều trị, anh ta ngồi thiền, ăn chay và tìm hiểu về lý học đông phương. Những theo như anh ta nói, từ khi còn nhỏ thì anh ta đã có 1 số hiểu biết về đạo rồi, chỉ sau khi cai được ma túy ngày rộng tháng dài tích cực ngồi thiền cộng với buông bỏ được những mối lo toan xã hội khác thì mới thấy rõ ràng hơn về cái đạo từ vô thỉ vô chung mà thôi.

Anh bạn này đã giải thích cho anmay rất nhiều đều về cái lý của đạo, tại sao vô cực sanh thái cực sanh âm dương, tại sao từ không thành có nhưng tuy có cũng là không vv ... vv... Mặc dù anmay có cảm giác những gì anh ta nói "có lý", nhưng khoảng 3 năm đầu tìm hiểu thì cũng chỉ như nước đổ đầu vịt mà thôi, từ cái lý tam tài trở đi thì anmay chịu hết nổi, không tiếp thu được nữa. Nhưng càng ngày càng đối chiếu với các nguồn sách vở khác nhau như phật, lão, nho cũng như các nguồn triết học cổ tây phương khác như theosophy, sacred geometry, các khám phá của khoa học về human psychology, vật chất và ý thức vv ... vvv ... cùng đọc thêm các sách triết học nhân sinh như krishnamurti, các tổ sư thiền vv ... vvv ... anmay mới hiểu rõ ràng hơn từng chút những đều anh bạn này giải thích cho anmay.

Anmay có cảm giác mình cũng đang chiêm nghiệm về âm dương không phân biệt trong đời sống hằng ngày và điều đó giúp cho anmay sống có ý thức hơn, nhưng chưa đủ duyên mà ráng tìm hiểu thêm thì tẩu hỏa nhập ma rất dễ, nhất là khi mình ham muốn tìm hiểu nó vì một mục đích nào đó. Và anmay cũng chỉ hiểu đủ để chiêm nghiệm cho bản thân, chứ khi nói ra thì giống như là bứt 1 cọng dây mà động đến cả khu rừng vậy, không thể nói đến cái này mà không nói đến cái kia và cả 1 hệ lụy dây mơ rễ má mà có hàng hà sa số chùm mình chưa được thông tỏ.

Lý do anmay chia sẻ điều này với bác là vì ở cái thời điểm đầu tiên khi anmay đang tìm đến lý học để giải thích cho những bế tắc của cuộc sống thì anmay đã đọc được những lời khuyên của bác dành cho các bạn trẻ muốn nghiên cứu tử vi, những bài viết của bác làm cho anmay nhận thấy rằng cần phải rất thận trọng trong con đường học hỏi, nhờ đó mà anmay có những bước đi dò dẫm hơn. Ông thày dạy vịnh xuân quyền của anmay có giảng rằng, muốn tiến bộ trong môn này thì cần phải luyện tập (chứ không phải học) chậm lại. Anmay thấy lý học đông phương cũng như vậy, hạ bộ không vững thì càng học lên cao càng sai .... hihihi ... có thể suốt đời này anmay cũng không qua được cái ngưỡng cửa âm dương không phân biệt của đạo, nhưng anmay cũng không ham muốn gì hơn nữa.

Hôm nay viết ra bài này, coi như cảm khái cái duyên tao ngộ trên mạng với bác.

Edited by anmay

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào bác Vuivui,

Bác dạy rất phải, Nhật Tâm xin nghe.

Nhật Tâm chỉ đọc đc vài quyển sách. Mỗi năm giở sách ra xem được đôi ba lần, mỗi lần không quá 1h. Lĩnh hội không được bao nhiêu. Đúng ra Nhật Tâm không viết lách gì cả. Ba năm trước, một người, (khi đó trí tuệ đã không còn minh mẫn, trước đó đã có biểu hiện lẫn) trước khi mất đã nói riêng với Nhật Tâm. Chỉ đúng một câu, kỳ lạ, không hề ăn nhập gì với hoàn cảnh lúc đó. Khi đó Nhật Tâm nghĩ là do người bệnh bị lẫn nên không để tâm. Đến trước khi Nhật Tâm viết tiểu luận thì mới nhận ra câu đó hoàn toàn chính xác. Nhật Tâm viết cũng vì chữ duyên.

Về việc người học trò của bác. Anh ta may mắn vì có thầy giỏi dẫn dắt. Chưa biết chừng anh ta chưa tiến nhanh như bác kỳ vọng vì gặp ít thất bại.

Nhật Tâm đã mất ba năm để hiểu được nhắn nhủ của người thân. Chìa khóa bác Vuivui cho thì chưa rõ đến phải mất mấy năm. Cũng có thể chẳng bao giờ hiểu đc. Nếu vẫn còn duyên với lý học Đông phương thì sẽ có ngày Nhật Tâm tập trung học nó. Hiện tại học và làm việc đã chiếm hết quỹ thời gian của Nhật Tâm. Có điều nếu sau này có thời gian tập trung học lý học Đông phương thì Nhật Tâm nghĩ sẽ an toàn thôi. Nhật Tâm tin luật nhân quả, giữ vững chính tâm thì dẫu khó khăn chỉ là trước mắt. Dù không đạt được thành quả gì cũng sẽ không để bị sa vào ma đạo. Bác có thể yên tâm.

Cám ơn bác Vuivui khuyên bảo. Chúc bác sớm đào tạo được truyền nhân ưng ý.

Trân trọng,

Nhật Tâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật đáng buồn!!!

Kính chào bác Vo Truoc,

Có lẽ bác có điều gì muốn dạy bảo. Nhật Tâm xin được lắng nghe.

Trân trọng,

Nhật Tâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào bác Vo Truoc,

Có lẽ bác có điều gì muốn dạy bảo. Nhật Tâm xin được lắng nghe.

Trân trọng,

Nhật Tâm

Nhật Tâm thân mến!

Nhật Tâm quá lời rồi. Nhưng nếu Nhật Tâm có hứng thú, tôi xin có đôi lời vì sao tôi thấy buồn.

Trong hoàn cảnh xã hội ngày nay, một người còn trẻ tuổi, được đào tạo tốt, có hoài bão và nhiệt tình với học thuật cũng như với văn hóa dân tộc, và bước đầu cũng có những kết quả nghiên cứu độc lập (chưa bàn đúng sai) như Nhật Tâm thật không nhiều. Tiếc rằng, hỏa hầu chưa đủ nên có những suy nghĩ thoái bộ, giảm đi chí khí một cách quá dễ dàng. Tôi buồn vì lý do đó.

Nhật Tâm nên đọc “Phật học tinh hoa” của Nguyễn Duy Cần, chương thứ II - Những điều kiện tinh thần của người học Phật (Nhà xuất bản Tp Hồ Chí Minh). Tôi cho rằng sẽ bổ ích nhiều cho Nhật Tâm. Có một vài câu trong đó, tôi xin trích để nhật tâm suy ngẫm:

- “ Theo nhà Phật thì không nên núp theo bóng ai để cầu Đạo là vì “chỉ có những hiểu biết do chính mình tìm ra mới thật là hiểu biết mà thôi”. Theo ý kiến kẻ khác mà làm chỉ là núp theo bóng kẻ khác mà sống thì không sao giải thoát được mình”

- “ Người học Phật phải có tinh thần tự do, không nên lệ thuộc nơi một kinh sách nào, là vì sự giải thoát phải do nơi mình, chứ không do ân huệ của ai ban cho mình được cả, dù là những bậc Thần thánh, Tiên phật … Và muốn được vậy phải có óc hoài nghi”.

- “ Phật học đầu tiên là một cái học phá trừ Kiến chấp”.

- “ Thật ra, đi tìm để biết cái ý kiến này hay ý kiến kia do ai viết ra hay nói ra không phải là điều quan trọng đối với kẻ tìm chân lý. Quan tâm đến người nói sẽ là một chướng ngại cho sự hiểu biết khách quan vì cái tên tuổi của người nói dễ ám thị óc phán đoán của mình thành thiên lệch”.

- “ Đức tin chỉ có là sau khi đã tự mình nhận thức rõ ràng”

-“ Người học Phật cũng không nên để mình bị “ràng buộc”, “ bị mắc” vào đâu cả, dù là đối với chân lý”.

Huống chi ngày nay, không mấy người hiểu được học thuyết ADNH cho rõ ràng, còn có ai vỗ ngực cho là mình biết thì cũng mới chỉ dừng ở mức … vỗ ngực! Một học thuyết hàng mấy ngàn năm bao lớp người tài trí cần mẫn, bền bỉ nghiên cứu mà vẫn … tù mù như thế thì phải có lý do nào đó. Có thể giải thích như thế nào đây?

Có người cho rằng vì nó quá tinh tế, quá khó thì thật vô lý, bỏi vì, nó do con người nghĩ ra từ hàng ngàn năm trước trong điều kiện vô cùng hạn chế. Không lẽ con người càng về sau càng ngu đần đi ư? Chúng ta chắc chắn phải được di truyền trí thông minh của Tổ tiên chứ, hơn nữa, điều kiện vật chất, xã hội của chúng ta thuận lợi hơn rất nhiều mà (xin nói rõ, học thuyết ADNH không phải là lĩnh vực tâm linh). Cách đây không lâu, số người hiểu được thuyết tương đối trên thế giới chỉ đếm trên đầu ngón tay, mà nay, nó là môn bắt buộc cho sinh viên các trường đại học KH tự nhiên. Thực ra học thuyết ADNH không có gì là cao siêu khó hiểu hay thâm trầm huyền ảo cả. Nó cũng như mọi môn học khác do con người nghĩ ra và lĩnh hội được, tuy có những đặc điểm riêng. Chỉ tiếc rằng nó không được viết ra một cách tường minh như thuyết tương đối, nếu không, nó sẽ là môn học mà mọi học sinh trung học bắt buộc phải nắm vững.

Vì sao lại có tình trạng này?

Đó là vì lý do lịch sử.

Trong xã hội Việt cổ, chủ nhân học thuyết ADNH xưa kia, do tầm cao của học thuyết và cuộc sống vật chất còn ít ỏi bấy giờ, học thuyết ADNH chỉ được giới trí thức và quí tộc nắm vững lý thuyết căn đế một cách hệ thống (cũng như ngày nay, những thuyết tương đối, lượng tử, siêu dây, … chỉ được hiểu rõ trong giới khoa học bậc cao). Người dân thường chỉ nắm được những ứng dụng thiết thực của học thuyết ADNH trong cuộc sống hàng ngày (giống như ta xài máy vi tính vậy).

Khi người du mục Hán tộc, có trình độ văn minh xã hội kém hơn nhưng khả năng chiến đấu cao hơn do sinh ra và lớn lên trên mình ngựa, với sự thèm khát cuộc sống sung túc trên cơ sở văn minh lúa nước của Việt tộc thúc đẩy, họ xâm lăng và dần dần chiếm hầu hết đất của người Việt. Trên vùng đất bị xâm lăng, những người trí thức bất hợp tác với quân xâm lược rút về ở ẩn. Không muốn tri thức vô giá của Tổ tiên rơi vào tay kẻ xâm lược, họ chỉ truyền dạy cho các đệ tử thân tín và trong gia tộc. Tuy nhiên, quá trình thẩm thấu những tri thức đó tới kẻ thù vẫn diễn ra làm cho phạm vi truyền dạy dần dần thu hẹp đến mức bí truyền. Sách vở ngày càng ít ỏi hiếm hoi.

Về phía quân xâm lược, sau thời gian kiêu ngạo trên chiến thắng, phải quản lý một xã hội rộng lớn, chúng dần hiểu rằng, sức mạnh bạo tàn không đủ điều hành xã hội mà phải cần có tri thức. Sống chung lâu ngày với người Việt, ban đầu khinh khi, nhưng dần dần chúng thấy kiến thức của họ thật đáng kinh ngạc và chính là cái chúng cần. Chúng bắt đầu tìm hiểu, thu nhặt, cầu những người ẩn dật chia sẻ kiến thức của mình. Tiếc rằng quá muộn rồi. Bí truyền đã dẫn tới thất truyền!

Tuy thất truyền những nguyên lý căn đế, nhưng những ứng dụng của học thuyết ADNH vẫn đầy rẫy trong dân gian. Các nhà trí thức mới Hán tộc bắt đầu nghiên cứu, tìm hiểu, viết sách trên cơ sở những ứng dụng và những mảnh vụn lý thuyết ADNH rơi vãi đó và tự nhận rằng, đó là văn minh Hán tộc.

Tuy nhiên, do thất truyền, họ không sao sở đắc được những nguyên lý căn đế của học thuyết ADNH chân chính nên không thể nào phát triển được học thuyết này, dù hàng mấy ngàn năm, những bộ óc thông minh nhất của họ bền bỉ hết đời này đến đời kia miệt mài nghiên cứu. Thay vào đó, họ viết ra hàng núi sách theo cách hiểu chủ quan của mình. Nhưng do sai lầm về những nguyên lý căn đế nên càng viết nhiều bao nhiêu, học thuyết ADNH càng tù mù bấy nhiêu! Chỉ lâu lâu, một vài quyển sách của các cao nhân Việt còn sót lại phát lộ, lập tức phát huy hiệu quả, đưa một vài người may mắn có được sách đó vào hàng vĩ nhân (Trương Lương, Trần Đoàn, Thiệu Khang Tiết,…) và một trào lưu nghiên cứu ADNH mới ra đời. Nhưng những sách đó cũng chưa phải viết là sách viết về những nguyên lý căn đế, cho nên, sau một thời rầm rộ, tù mù vẫn hoàn tù mù!!! Để thanh minh cho sự kém cỏi, nghèo nàn sau hàng thiên nhiên kỷ nghiên cứu, có tình che dấu sự thực lịch sử ăn cướp và tráo đổi văn minh, những luận điệu bào chữa, ngụy biện được đưa ra về sự cao siêu, thần bí của học thuyết ADNH. Tuy được không ít những người có đầu óc nô lệ tin theo, nhưng những người sáng suốt, biện chứng, tôn trọng sự thực khách quan không dễ tin vào điều đó.

Tôi cũng như Nhật Tâm vốn được đào tạo Tây học. Trước kia, tôi không quan tâm nhiều tới học thuyết ADNH vì thấy nó lộn xộn, tù mù, không thuyết phục qua đống sách mà người Hán viết ra. Tôi chỉ quan tâm đến phần triết của nó qua những chiêm nghiệm của mình với sự giúp sức của Phật học. Nhưng tình cờ, tôi được đọc những trước tác của anh Thiên Sứ và sau đó của nhiều người khác nữa, tôi mới hiểu ra rằng, học thuyết ADNH là di sản của Tổ tiên mình và đã bị tàn phá, tráo đổi như thế nào. Những trước tác của cổ nhân Hán tộc về học thuyết ADNH tuy ghi nhận được nhiều những mảnh vỡ học thuyết ADNH nhưng chứa những sai lầm căn đế chứ không phải khuôn vàng thước ngọc, dù hàng núi sách cũng thế mà thôi. Chúng ta ai cũng có thể độc lập nghiên cứu học thuyết ADNH và sách cổ chỉ nên dùng tham khảo, đối chiếu, gợi mở tư duy chứ không thể là kim chỉ nam, dù cho tác giả là ông nào cũng vậy. Cái gì mâu thuẫn với logic khách quan hoàn toàn có thể vứt bỏ. Cái gì giúp cho sáng tỏ học thuyết ADNH cứ việc đưa vào một cách tự nhiên. Chìa khóa cho những khúc mắc khi nghiên cứu nằm trong di sản văn hóa Việt. Bắt đầu nghiên cứu phải bằng một ý tưởng có tính đột phá, tổng quát. Những nguyên tắc đó rất thuận lợi đối với những ai đã thấm nhuần Tây học.

Thật kỳ lạ, việc nghiên cứu thuận lợi như thế chẻ tre và tôi đang tiếp tục một cách vô cùng hứng thú. Tôi tuy tin tưởng vào những nghiên cứu của mình, nhưng cũng có thể tôi chưa đúng. Phục hưng văn hóa Việt thông qua phục hồi học thuyết ADNH là sự nghiệp khó khăn, lâu dài, bền bỉ của tất cả những đứa con Lạc cháu Hồng. Mỗi người một tay, mỗi ngày một tý, tôi tin rằng, chúng ta sẽ thành công.

Vì vậy, khi Nhật Tâm thối chí nản lòng vì những lý do vớ vẩn như thế, tôi rất buồn!

Thân ái!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trích:

Đạo: Là điểm tựa của Vũ Trụ, là chỗ Dựa của kiếp nhân sinh.

Thái cực và âm dương: Trí cao tới đâu thì hiểu được tới đó.

Nội dung mà Bác Vui Vui viết thật tuyệt vời, trải qua thực tế rồi mới thấy rõ.

Tuy nhiên xung quanh ta còn có rất nhiều mối quan hệ ràng buộc phức tạp trong cuộc sống của mỗi con người mà ngay cả người hiểu và áp dụng được Đạo cũng phải tuân theo chúng đó ngay cả khi không muốn. Theo Hoangnt thì Đạo được xây dựng từ sự phát hiện có sự thống nhất trong tự nhiên và xã hội theo quy luật và ngay cả việc ta cảm thấy sợ hãi từ sự nhỏ bé và mong manh của kiếp nhân sinh. Đạo xuyên suốt từ điểm tựa tinh thần bằng triết lý và thực tiễn (ví dụ thờ người có công với nước, thờ ông bà...) cho tới tham gia trực tiếp ngay cả vào việc xây dựng cơ cấu quản lý xã hội chính từ học thuyết âm dương ngũ hành, cụ thể nhất vào trong triết lý giáo dục cho trẻ từ ngay tấm bé, nếu lớn rồi thì khó lắm vì mải lo kiếm sống.

Chính vì các Vua Hùng đã xây dựng được một 'Chuỗi Đạo', cho nên dân tộc mới không bị đồng hóa gần 1000 năm Bắc thuộc trong đó có 'Đạo không sợ trước cái chết' vì tổ quốc.

Trân trọng.

Theo tôi thì con người không xây dựng nên "Đạo", mà Đạo vốn là cái gì đó từ vô thỉ vô chung bao trùm khắp vũ trụ. Con người chỉ có thể nhận ra và làm theo hoặc không làm theo và nhận lấy hậu quả tương xứng mà thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Bác Anmay

Theo tôi thì con người không xây dựng nên "Đạo", mà Đạo vốn là cái gì đó từ vô thỉ vô chung bao trùm khắp vũ trụ. Con người chỉ có thể nhận ra và làm theo hoặc không làm theo và nhận lấy hậu quả tương xứng mà thôi.

Thống nhất với Bác, nhưng vì có 'con người' nên 'Đạo' được thắp sáng trong 'vũ trụ'.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật Tâm thân mến!

Nhật Tâm quá lời rồi. Nhưng nếu Nhật Tâm có hứng thú, tôi xin có đôi lời vì sao tôi thấy buồn.

Trong hoàn cảnh xã hội ngày nay, một người còn trẻ tuổi, được đào tạo tốt, có hoài bão và nhiệt tình với học thuật cũng như với văn hóa dân tộc, và bước đầu cũng có những kết quả nghiên cứu độc lập (chưa bàn đúng sai) như Nhật Tâm thật không nhiều. Tiếc rằng, hỏa hầu chưa đủ nên có những suy nghĩ thoái bộ, giảm đi chí khí một cách quá dễ dàng. Tôi buồn vì lý do đó.

Nhật Tâm nên đọc “Phật học tinh hoa” của Nguyễn Duy Cần, chương thứ II - Những điều kiện tinh thần của người học Phật (Nhà xuất bản Tp Hồ Chí Minh). Tôi cho rằng sẽ bổ ích nhiều cho Nhật Tâm. Có một vài câu trong đó, tôi xin trích để nhật tâm suy ngẫm:

- “ Theo nhà Phật thì không nên núp theo bóng ai để cầu Đạo là vì “chỉ có những hiểu biết do chính mình tìm ra mới thật là hiểu biết mà thôi”. Theo ý kiến kẻ khác mà làm chỉ là núp theo bóng kẻ khác mà sống thì không sao giải thoát được mình”

- “ Người học Phật phải có tinh thần tự do, không nên lệ thuộc nơi một kinh sách nào, là vì sự giải thoát phải do nơi mình, chứ không do ân huệ của ai ban cho mình được cả, dù là những bậc Thần thánh, Tiên phật … Và muốn được vậy phải có óc hoài nghi”.

- “ Phật học đầu tiên là một cái học phá trừ Kiến chấp”.

- “ Thật ra, đi tìm để biết cái ý kiến này hay ý kiến kia do ai viết ra hay nói ra không phải là điều quan trọng đối với kẻ tìm chân lý. Quan tâm đến người nói sẽ là một chướng ngại cho sự hiểu biết khách quan vì cái tên tuổi của người nói dễ ám thị óc phán đoán của mình thành thiên lệch”.

- “ Đức tin chỉ có là sau khi đã tự mình nhận thức rõ ràng”

-“ Người học Phật cũng không nên để mình bị “ràng buộc”, “ bị mắc” vào đâu cả, dù là đối với chân lý”.

Huống chi ngày nay, không mấy người hiểu được học thuyết ADNH cho rõ ràng, còn có ai vỗ ngực cho là mình biết thì cũng mới chỉ dừng ở mức … vỗ ngực! Một học thuyết hàng mấy ngàn năm bao lớp người tài trí cần mẫn, bền bỉ nghiên cứu mà vẫn … tù mù như thế thì phải có lý do nào đó. Có thể giải thích như thế nào đây?

Có người cho rằng vì nó quá tinh tế, quá khó thì thật vô lý, bỏi vì, nó do con người nghĩ ra từ hàng ngàn năm trước trong điều kiện vô cùng hạn chế. Không lẽ con người càng về sau càng ngu đần đi ư? Chúng ta chắc chắn phải được di truyền trí thông minh của Tổ tiên chứ, hơn nữa, điều kiện vật chất, xã hội của chúng ta thuận lợi hơn rất nhiều mà (xin nói rõ, học thuyết ADNH không phải là lĩnh vực tâm linh). Cách đây không lâu, số người hiểu được thuyết tương đối trên thế giới chỉ đếm trên đầu ngón tay, mà nay, nó là môn bắt buộc cho sinh viên các trường đại học KH tự nhiên. Thực ra học thuyết ADNH không có gì là cao siêu khó hiểu hay thâm trầm huyền ảo cả. Nó cũng như mọi môn học khác do con người nghĩ ra và lĩnh hội được, tuy có những đặc điểm riêng. Chỉ tiếc rằng nó không được viết ra một cách tường minh như thuyết tương đối, nếu không, nó sẽ là môn học mà mọi học sinh trung học bắt buộc phải nắm vững.

Vì sao lại có tình trạng này?

Đó là vì lý do lịch sử.

Trong xã hội Việt cổ, chủ nhân học thuyết ADNH xưa kia, do tầm cao của học thuyết và cuộc sống vật chất còn ít ỏi bấy giờ, học thuyết ADNH chỉ được giới trí thức và quí tộc nắm vững lý thuyết căn đế một cách hệ thống (cũng như ngày nay, những thuyết tương đối, lượng tử, siêu dây, … chỉ được hiểu rõ trong giới khoa học bậc cao). Người dân thường chỉ nắm được những ứng dụng thiết thực của học thuyết ADNH trong cuộc sống hàng ngày (giống như ta xài máy vi tính vậy).

Khi người du mục Hán tộc, có trình độ văn minh xã hội kém hơn nhưng khả năng chiến đấu cao hơn do sinh ra và lớn lên trên mình ngựa, với sự thèm khát cuộc sống sung túc trên cơ sở văn minh lúa nước của Việt tộc thúc đẩy, họ xâm lăng và dần dần chiếm hầu hết đất của người Việt. Trên vùng đất bị xâm lăng, những người trí thức bất hợp tác với quân xâm lược rút về ở ẩn. Không muốn tri thức vô giá của Tổ tiên rơi vào tay kẻ xâm lược, họ chỉ truyền dạy cho các đệ tử thân tín và trong gia tộc. Tuy nhiên, quá trình thẩm thấu những tri thức đó tới kẻ thù vẫn diễn ra làm cho phạm vi truyền dạy dần dần thu hẹp đến mức bí truyền. Sách vở ngày càng ít ỏi hiếm hoi.

Về phía quân xâm lược, sau thời gian kiêu ngạo trên chiến thắng, phải quản lý một xã hội rộng lớn, chúng dần hiểu rằng, sức mạnh bạo tàn không đủ điều hành xã hội mà phải cần có tri thức. Sống chung lâu ngày với người Việt, ban đầu khinh khi, nhưng dần dần chúng thấy kiến thức của họ thật đáng kinh ngạc và chính là cái chúng cần. Chúng bắt đầu tìm hiểu, thu nhặt, cầu những người ẩn dật chia sẻ kiến thức của mình. Tiếc rằng quá muộn rồi. Bí truyền đã dẫn tới thất truyền!

Tuy thất truyền những nguyên lý căn đế, nhưng những ứng dụng của học thuyết ADNH vẫn đầy rẫy trong dân gian. Các nhà trí thức mới Hán tộc bắt đầu nghiên cứu, tìm hiểu, viết sách trên cơ sở những ứng dụng và những mảnh vụn lý thuyết ADNH rơi vãi đó và tự nhận rằng, đó là văn minh Hán tộc.

Tuy nhiên, do thất truyền, họ không sao sở đắc được những nguyên lý căn đế của học thuyết ADNH chân chính nên không thể nào phát triển được học thuyết này, dù hàng mấy ngàn năm, những bộ óc thông minh nhất của họ bền bỉ hết đời này đến đời kia miệt mài nghiên cứu. Thay vào đó, họ viết ra hàng núi sách theo cách hiểu chủ quan của mình. Nhưng do sai lầm về những nguyên lý căn đế nên càng viết nhiều bao nhiêu, học thuyết ADNH càng tù mù bấy nhiêu! Chỉ lâu lâu, một vài quyển sách của các cao nhân Việt còn sót lại phát lộ, lập tức phát huy hiệu quả, đưa một vài người may mắn có được sách đó vào hàng vĩ nhân (Trương Lương, Trần Đoàn, Thiệu Khang Tiết,…) và một trào lưu nghiên cứu ADNH mới ra đời. Nhưng những sách đó cũng chưa phải viết là sách viết về những nguyên lý căn đế, cho nên, sau một thời rầm rộ, tù mù vẫn hoàn tù mù!!! Để thanh minh cho sự kém cỏi, nghèo nàn sau hàng thiên nhiên kỷ nghiên cứu, có tình che dấu sự thực lịch sử ăn cướp và tráo đổi văn minh, những luận điệu bào chữa, ngụy biện được đưa ra về sự cao siêu, thần bí của học thuyết ADNH. Tuy được không ít những người có đầu óc nô lệ tin theo, nhưng những người sáng suốt, biện chứng, tôn trọng sự thực khách quan không dễ tin vào điều đó.

Tôi cũng như Nhật Tâm vốn được đào tạo Tây học. Trước kia, tôi không quan tâm nhiều tới học thuyết ADNH vì thấy nó lộn xộn, tù mù, không thuyết phục qua đống sách mà người Hán viết ra. Tôi chỉ quan tâm đến phần triết của nó qua những chiêm nghiệm của mình với sự giúp sức của Phật học. Nhưng tình cờ, tôi được đọc những trước tác của anh Thiên Sứ và sau đó của nhiều người khác nữa, tôi mới hiểu ra rằng, học thuyết ADNH là di sản của Tổ tiên mình và đã bị tàn phá, tráo đổi như thế nào. Những trước tác của cổ nhân Hán tộc về học thuyết ADNH tuy ghi nhận được nhiều những mảnh vỡ học thuyết ADNH nhưng chứa những sai lầm căn đế chứ không phải khuôn vàng thước ngọc, dù hàng núi sách cũng thế mà thôi. Chúng ta ai cũng có thể độc lập nghiên cứu học thuyết ADNH và sách cổ chỉ nên dùng tham khảo, đối chiếu, gợi mở tư duy chứ không thể là kim chỉ nam, dù cho tác giả là ông nào cũng vậy. Cái gì mâu thuẫn với logic khách quan hoàn toàn có thể vứt bỏ. Cái gì giúp cho sáng tỏ học thuyết ADNH cứ việc đưa vào một cách tự nhiên. Chìa khóa cho những khúc mắc khi nghiên cứu nằm trong di sản văn hóa Việt. Bắt đầu nghiên cứu phải bằng một ý tưởng có tính đột phá, tổng quát. Những nguyên tắc đó rất thuận lợi đối với những ai đã thấm nhuần Tây học.

Thật kỳ lạ, việc nghiên cứu thuận lợi như thế chẻ tre và tôi đang tiếp tục một cách vô cùng hứng thú. Tôi tuy tin tưởng vào những nghiên cứu của mình, nhưng cũng có thể tôi chưa đúng. Phục hưng văn hóa Việt thông qua phục hồi học thuyết ADNH là sự nghiệp khó khăn, lâu dài, bền bỉ của tất cả những đứa con Lạc cháu Hồng. Mỗi người một tay, mỗi ngày một tý, tôi tin rằng, chúng ta sẽ thành công.

Vì vậy, khi Nhật Tâm thối chí nản lòng vì những lý do vớ vẩn như thế, tôi rất buồn!

Thân ái!

Kính chào bác Vô Trước,

Nhật Tâm không có ý “nặng lời”. “80 còn phải học 81” cho nên bác chịu dạy là cái may của Nhật Tâm.

Khi quyết định viết thì tiểu luận 1 thì Nhật Tâm dự định hướng đến kết luận không giống như đã công bố. Trong quá trình viết thì nảy sinh một số nghi vấn và cũng may mắn giải quyết ngay được nên mới dẫn đến những kết luận khác hẳn. Nếu bắt đầu viết đúng là vì chữ duyên thì khi hoàn thành Nhật Tâm thấy ko thể không công bố. Nhật Tâm không có ý do dự hay hối tiếc về quyết định của mình đồng thời cũng không nản lòng hay thối trí. Do Nhật Tâm không viết đầy đủ nên Bác hiểu nhầm.

Nhật Tâm thực hiện “chiến lược” đa mục tiêu. Vì vậy khi nào cần tập trung cho mục tiêu nào là hợp lý thì cần phải tùy tình hình cụ thể. Trước đây thỉnh thoảng có giở sách ra tự học chỉ vì tò mò mà có chút hứng thủ. Nhưng khi biết chắc là của người Việt thì không thể bỏ. Lý học Đông phương cũng là một mục tiêu Nhật Tâm muốn hướng đến. Tuy nhiên theo đuổi mục tiêu này khó khăn và dài hơi. Căng sức cho tất cả mục tiêu chỉ có thể thực hiện trong ngắn hạn, không phải kế lâu dài. nên Nhật Tân nghĩ cần thực tế một chút. “Có thực mới vực được đạo”. Trước mắt phải tập trung lo ổn định cuộc sống và công việc trước, khi ổn định được thì chắc rằng sẽ sắp xếp đc thời gian cho các mục tiêu khác. Cũng chưa thể chắc được con đường phía trước sẽ ra sao nhưng không có chuyện Nhật Tâm sẽ từ bỏ.

Lý học Đông phương đang phục hồi tốt nhưng vẫn cần thêm thời gian. Nhật Tâm nghĩ đến một viễn cảnh tươi sáng khi nước ta chính thức nhận trước thế giới Lý học Đông phương là tinh hoa của tuệ Việt thời Hùng Vương và sẽ tập hợp trí tuệ Việt đương thời (cả Đông phương học và tây học), tổ chức phục hồi một cách bài bản. Sẽ phải chờ thêm đến khi kinh tế thêm vững mạnh chính trị ổn định bớt thuộc vào phương Bắc. Phục hồi Lý học Đông phương có lẽ sẽ phải đi sau việc chính thức làm rõ Việt sử và sẽ gắn liền với việc phục hồi các di sản văn hóa thời đại Hùng Vương. Cho nên Nhật Tâm nghĩ bác không nên quá buồn và lo lắng như vậy. Mọi người hợp tác cùng chung sức “bất chiến tự nhiên thành”.

Hiện tại Nhật Tâm chỉ đủ thời gian lướt diễn đàn thu thập thông tin và hoc hỏi thêm. Cũng coi như là chuẩn bị trước cho mình. Mong bác tiếp tục bàn luận và đưa ra quan điểm – nhất là những phần có liên quan đến khoa học hiện đâị - để Nhật Tâm và các ban trẻ học hỏi.

Trân trọng,

Nhật Tâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay