vuivui

Một Vài Ý Kiến

33 bài viết trong chủ đề này

Cám ơn anh Nhật Tâm đã đáp ứng. Trên tinh thần đóng góp xây dựng, Tôi xin lần lượt đề cập tới từng vấn đề một.

Như anh đã nêu trong chủ đề Văn hiến Việt - cội nguồn lý học đông phương.

Mở đầu ở hành kim thì kết cục phải là hành Thổ để khi khởi đầu một chu kỳ mới Thổ sẽ sinh Kim. Đây là cách làm duy nhất nếu muốn đảm bảo tính nhất quan theo thuyết âm dương - Ngũ Hành. Đi ngược 2 tiên đề này đồng nghĩa với việc không thực hiện đúng quy luật bao trùm vạn vật.

Vậy xin hỏi anh, hai tiên đề mà anh nói tới trong đoạn trích trên là như thế nào ?. Có phải là :

+ Cân bằng âm dương.

+ Ngũ hành tương sinh tương khắc.

Thân ái.
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cám ơn anh Nhật Tâm đã đáp ứng. Trên tinh thần đóng góp xây dựng, Tôi xin lần lượt đề cập tới từng vấn đề một.

Như anh đã nêu trong chủ đề Văn hiến Việt - cội nguồn lý học đông phương.

Vậy xin hỏi anh, hai tiên đề mà anh nói tới trong đoạn trích trên là như thế nào ?. Có phải là :

Thân ái.

Kính chào bác Vuivui,

Trong phần giới thiệu về âm dương – ngũ hành Nhật Tâm chỉ giới thiệu những quy luật Cân bằng âm dương và Ngũ hành tương sinh tương khắc, tuy chưa đầy đủ nhưng cần biết khi đọc bài viết.

Hai tiên đề mà Nhật Tâm nhắc tới là hai thuyết âm dương – ngũ hành. Ý của đoạn trích dẫn là toàn bộ lý luận cần tuân thủ tinh thần hai thuyết âm dương – ngũ hành.

Với trường hợp của lục thập hoa giáp quan điểm của Nhật Tâm là cần sắp xếp thuận theo thứ tự tương sinh của ngũ hành. Việc cân bằng âm dương trong bảng cũ từ trung Hoa không phát hiện vấn đề gì về cân bằng âm dương. Việc hiểu là cần phải tuân thủ hai quy luật cân bằng âm dương và ngũ hành tương sinh tương khắc cũng không sai.

Mong bác Vuivui chỉ bảo thêm ạ.

Trân trọng.

Nhật Tâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào bác Vuivui,

Trong phần giới thiệu về âm dương – ngũ hành Nhật Tâm chỉ giới thiệu những quy luật Cân bằng âm dương và Ngũ hành tương sinh tương khắc, tuy chưa đầy đủ nhưng cần biết khi đọc bài viết.

Hai tiên đề mà Nhật Tâm nhắc tới là hai thuyết âm dương – ngũ hành. Ý của đoạn trích dẫn là toàn bộ lý luận cần tuân thủ tinh thần hai thuyết âm dương – ngũ hành.

Với trường hợp của lục thập hoa giáp quan điểm của Nhật Tâm là cần sắp xếp thuận theo thứ tự tương sinh của ngũ hành. Việc cân bằng âm dương trong bảng cũ từ trung Hoa không phát hiện vấn đề gì về cân bằng âm dương. Việc hiểu là cần phải tuân thủ hai quy luật cân bằng âm dương và ngũ hành tương sinh tương khắc cũng không sai.

Mong bác Vuivui chỉ bảo thêm ạ.

Trân trọng.

Nhật Tâm

Theo tôi, Nhật Tâm cần ghi rõ luận điểm nếu có về hai tiên đề mà Nhật Tậm đưa ra để có cơ sở phản biện. Xong từng phần, sau đó chúng ta sẽ bàn về 60 Hoa giáp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào bác Thiên sứ và bác Vuivui,

Nhật Tâm tự thấy không đủ tầm để cùng bàn luận với hai bác về các vấn đề liên quan. Chỉ xin phép đứng bên học hỏi. Hai bác có yêu cầu giải thích quan điểm thì Nhật Tâm xin trình bày rõ hơn ý hiểu của mình.

Do chỉ tìm hiểu lý học Đông phương một cách không chuyên nên Nhật Tâm chỉ hiểu một vài nguyên lý cơ bản của học thuyết:

Lý học Đông phương giải thích thế giới dựa trên hai thuộc tính âm – dương và 5 nhân tố Kim, Mộ, Thủy, Hỏa, Thổ.

* Âm – dương: + Vai trò: hoàn toàn bình đẳng.

+ Vân Động: Có thịnh, có suy. Dương thịnh thì âm suy và ngược lại. Luân phiên giữ vai trò chi phối.

+ Hợp xung: Dương khắc dương, âm khắc âm. Âm dương tương hợp.

+ Cân bằng âm dương: Cân bằng động. Dương cực thịnh là lúc âm nảy sinh kìm hãm (và ngược lại).

* Ngũ hành: + Vai trò: 5 hành hoàn toàn bình đẳng.

+ Vân động: mỗi hành có sinh, vượng và suy. Chiều vân động theo chiều tương sinh theo hình trong bài. Lần lượt từng hành một đạt cực thịnh.

+ Sinh, khắc: Tương sinh tương khắc (theo mũi tên tương sinh, khắc trong tiểu luận 2)

+ Cân bằng của ngũ hành: là cân bằng động. Từng hành chiếm vai trò chi phối trong một khoảng thời gian và sẽ “nhường” cho hành khác chi phối theo thứ tự của chiều tương sinh.

Tinh thần của 2 học thuyết là thông suốt trong lý học Đông phương. Những lý luận trái ngược 2 thuyết này cần kiểm tra lại cách hiểu về 2 thuyết này. Nếu không có sai sót thì có 2 khả nằng xử lý để phù hợp thực tế khách quan và đảm bảo tính nhất quán:

+ Cần loại bỏ.

+ Nếu chứng minh được nó đúng thực tế cần đặt vấn đề bổ sung lý luận của 2 thuyết .

Mong hai vui lòng bác chỉ bảo thêm.

Trân trọng,

Nhật Tâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào bác Thiên sứ và bác Vuivui,

Nhật Tâm tự thấy không đủ tầm để cùng bàn luận với hai bác về các vấn đề liên quan. Chỉ xin phép đứng bên học hỏi. Hai bác có yêu cầu giải thích quan điểm thì Nhật Tâm xin trình bày rõ hơn ý hiểu của mình.

Do chỉ tìm hiểu lý học Đông phương một cách không chuyên nên Nhật Tâm chỉ hiểu một vài nguyên lý cơ bản của học thuyết:

Lý học Đông phương giải thích thế giới dựa trên hai thuộc tính âm – dương và 5 nhân tố Kim, Mộ, Thủy, Hỏa, Thổ.

* Âm – dương: + Vai trò: hoàn toàn bình đẳng.

+ Vân Động: Có thịnh, có suy. Dương thịnh thì âm suy và ngược lại. Luân phiên giữ vai trò chi phối.

+ Hợp xung: Dương khắc dương, âm khắc âm. Âm dương tương hợp.

+ Cân bằng âm dương: Cân bằng động. Dương cực thịnh là lúc âm nảy sinh kìm hãm (và ngược lại).

* Ngũ hành: + Vai trò: 5 hành hoàn toàn bình đẳng.

+ Vân động: mỗi hành có sinh, vượng và suy. Chiều vân động theo chiều tương sinh theo hình trong bài. Lần lượt từng hành một đạt cực thịnh.

+ Sinh, khắc: Tương sinh tương khắc (theo mũi tên tương sinh, khắc trong tiểu luận 2)

+ Cân bằng của ngũ hành: là cân bằng động. Từng hành chiếm vai trò chi phối trong một khoảng thời gian và sẽ “nhường” cho hành khác chi phối theo thứ tự của chiều tương sinh.

Tinh thần của 2 học thuyết là thông suốt trong lý học Đông phương. Những lý luận trái ngược 2 thuyết này cần kiểm tra lại cách hiểu về 2 thuyết này. Nếu không có sai sót thì có 2 khả nằng xử lý để phù hợp thực tế khách quan và đảm bảo tính nhất quán:

+ Cần loại bỏ.

+ Nếu chứng minh được nó đúng thực tế cần đặt vấn đề bổ sung lý luận của 2 thuyết .

Mong hai vui lòng bác chỉ bảo thêm.

Trân trọng,

Nhật Tâm

Nhật Tâm thân mến.

Thuyết Âm dương ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà nhân loại đang tìm kiếm. Chỉ một kết luận đó thôi - và nếu được giới khoa học hàng đầu quốc tế công nhận - thì nó đã xác định rằng: Đây là một khối kiến thức vô cùng đồ sộ, vượt lên trên tất cả các lý thuyết khoa học hiện nay và bao trùm lên tất cả. SW Hawking đã phải bàn về v/d:

(Đại ý) Nếu ngày nào đó con người tìm ra lý thuyết thống nhất thì làm thế nào để kiến thức này trở thành phổ biến trong cách sách giáo khoa?

Điều này chứng tỏ khối lượng kiến thức vĩ đại của nó, không giới hạn. Nó không đơn giản như những tiêu đề của Nhật Tâm đưa ra - thậm chí tiêu đề đó chưa phải là những khái niệm đủ mang tính căn bản của học thuyết này.

Bây giờ chúng ta so sánh hiện tượng Ngô Bảo Châu. Ông ta được vinh danh và hàng triệu người trên thế giới khâm phục. Nhưng mấy ai hiểu được bổ để toán học của ông ta? Nhưng ngay cả bổ đề ấy trong kiến thức nhân loại cũng chỉ là một viên gạch đóng góp trong ước mơ xây dựng Kim Tự Tháp lý thuyết thống nhất. Qua đó thì thấy rằng: Không dễ gì mấy ai hiểu được bản chất của học thuyết này.

Nhưng sự khiêm tốn của Nhật tâm - không biết thì xác định không biết. Tôi nghe: "Biết thì nói là biết, không biết nói là không biết. Ấy chính là người biết vậy". Vì vậy tôi sẽ cố gắng hoàn thiện những tiêu chí căn để của học thuyết này để lưu truyền. Nó không thể trả lời đơn giản chỉ trong một bài viết ngắn. Khái niệm Âm Dương là một khái niệm trừu tượng do con người tổng hợp mọi sự tương tác và vận động trong vũ trụ, nó có thể giải thích mọi hiện tượng theo hệ quy chiếu trong từng trường hợp cụ thể và không phải là một thực tại vật chất cụ thể và là khái niệm bao trùm lên mọi sự tồn tại trong lịch sử hình thành vũ trụ. Ngũ hành cũng là một khái niệm trừu tượng, nhưng nó phản ánh sự tồn tại của tất cả các dạng tồn tại và vận động của vật chất được phân loại. Đó là lý do Ngũ hành nằm trong cái bánh chưng vuông - Âm.

Bảng Hoa giáp, Phong thủy, Tử Vi....vv....chỉ là phương pháp ứng dụng hệ quả của phương pháp luận theo thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nó chỉ là một mảng nhỏ trong Kim Tự tháp của thuyết Vonfram hiện đại. Cụ thể nó chỉ phản ánh quy luật tương tác của vũ trụ liên quan đến Địa Cầu. Tính cân bằng Âm Dương không bao giờ có trên thực tế tồn tại của vũ trụ, mà chỉ tồn tại trên lý thuyết của học thuyết này qua sự nhận thức của con người với những qui luật vũ trụ, nhằm tác động phục vụ cho sự phát triển của con người. Nếu Âm Dương là một thực tại cân bằng thì vũ trụ đã không phát triển.

Bổ để của Ngô Bảo Châu được tôn vinh vì nó phát triển trên nền tảng trí thức khoa học trong xã hội hiện đại. Nên nó dễ dàng được tôn vinh - khi được các nhà toán học hàng đầu thừa nhận - dù không mấy ai hiểu được nó. Nhưng thuyết Âm Dương Ngũ hành đã thất truyền và sai lệch, chỉ có phương pháp ứng dung lưu truyền với phương pháp luận của nó. Bởi vậy - do nó không còn là một tri thức nền tảng phổ biến - nên không dễ gì được vỗ tay như vậy.

Nhật Tâm nói vậy thì tôi nghĩ Nhật Tâm cứ việc tiếp tục viết theo ý nghị của mình.

Tôi rất tôn trọng ý tưởng của Nhật Tâm trong bài viết đầu tiên khi viết liên quan đến tiêu chí khoa học cho một lý thuyết khoa học, như sau:

Một lý thuyết xây dựng từ một nhật thức không đúng thì tất sẽ chỉ có thể giải thích một số hiện tượng, sự việc nào đó trong một phạm vi nhất định chứ không thể đúng cho toàn bộ cho cả tầm vi mô và vĩ mô được. Nó tất sẽ gặp khó khăn lớn trong việc lý giải các hiện tượng hiện hữu chứ chưa kể đến việc có khả năng tiên tri (dự báo).

Qua đó Nhật Tâm nên suy nghiệm lại về bảng Lạc Thư hoa giáp với chính tinh thần câu viết của Nhật Tâm và xem lại ý tưởng thành lập bảng hoa giáp của mình.

Ý tưởng của Nhật Tâm chính là một yếu tố cấn trong tiêu chí khoa học xác định một giả thuyết khoa học được coi là đúng. Những gì tôi đã viết và đã làm tuân thủ theo tiêu chí này. Bảng hoia giáp của Nhật Tâm không ứng dụng được trong tử vi, chưa nói đến các vấn đề khác liên quan. Đấy là một thí dụ cho chính ý tưởng của Nhật Tâm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào bác Thiên sứ và bác Vuivui,

Nhật Tâm rất cảm ơn và ghi nhận lời dạy bảo tận tình của bác Thiên Sứ. Nhật Tâm xin phép không bình luận gì. Sự học của Nhật Tâm còn dài, sẽ phải tự mình tìm lấy câu trả lời thỏa đáng. Không rõ bác Thiên Sứ còn gì chỉ bảo thêm nữa không? Nhật Tâm xin được tiếp tục lắng nghe.

Nhật Tâm chưa thấy bác Vuivui cho thêm ý kiến. Cũng mong được bác chỉ điểm để Nhật tâm được học hỏi.

Trân trọng,

Nhật Tâm

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào bác Thiên sứ và bác Vuivui,

Nhật Tâm rất cảm ơn và ghi nhận lời dạy bảo tận tình của bác Thiên Sứ. Nhật Tâm xin phép không bình luận gì. Sự học của Nhật Tâm còn dài, sẽ phải tự mình tìm lấy câu trả lời thỏa đáng. Không rõ bác Thiên Sứ còn gì chỉ bảo thêm nữa không? Nhật Tâm xin được tiếp tục lắng nghe.

Nhật Tâm chưa thấy bác Vuivui cho thêm ý kiến. Cũng mong được bác chỉ điểm để Nhật tâm được học hỏi.

Trân trọng,

Nhật Tâm

Mấy hôm vừa rồi đi vắng xa nhà. Giờ vào thăm chủ đề này đã thấy Nhật Tâm trả lời rồi. Lại có thêm cả ý kiến của anh Thiên sứ nữa.

Tôi có ý kiến, cũng vì thấy Nhật Tâm có tâm chí thành đối với đông phương học. Cái nghiệp học đông phương học nó cũng gian nan lắm. Phần vì sách vở manh mún, phần vì kiến thức chưa thành hệ thống. Trong những bài viết của Nhật Tâm, thấy có sự cố gắng hệ thống hóa lý luận. Như chúng ta đều biết, một khi ý thức được một hệ lý luận có tính nhất quán, việc đầu tiên là phải có một chân đế vững vàng. Đừng nghĩ rằng chân đế đó chính là hệ thống các tiên đề. Không phải đâu. Mà đó là những tư duy tổng hợp, cách nhìn nhận vấn đề, mà người phương tây nói, nhìn nhận một cách khoa học. Còn người đông phương, hay các nhà hiền triết đông phương gọi đó Phép thấy được Đạo.

Cách nói của phương tây, thấy rất sáng tỏ và dễ hiểu. Còn cách nói đông phương, cực kỳ khó hiểu. Nhưng khi đã hiểu rồi thì thấy thực sự là chân lý. Như hỏi Nhật Tâm, phải chăng hai mệnh đề mà Tôi hỏi Nhật Tâm, chúng là những tiên đề trong một hệ thống các tiên đề của một lý thuyết ?. Tôi thấy chúng không phải là những tiên đề. chúng là nội dung của học thuyết, xem như là những mệnh đề có tính khẳng định, tính quy luật.

Bởi vì rằng, các tiên đề trong một hệ tiên đề, phải có tính thống nhất tương hỗ. Nói theo ngôn ngữ tập hợp, thì giao nội dung của các tiên đề là khác trống, có tính bổ sung và nhất quán. Ví dụ, như xét hai tiên đề trong lý thuyết tương đối. Tiên đề thứ nhất phát biểu rằng: Mọi quy luật vật lý đều như nhau trong tất cả các hệ quy chiếu quán tính.

Tiên đề hai phát biểu rằng: vận tốc ánh sáng trong chân không là một hằng số trong mọi hệ quy chiếu quán tính.

Ai học vật lý, thấy ngay tính thống nhất của hai tiên đề này, nhưng hai tiên đề này không suy được cho nhau, mà bổ sung cho nhau. Chúng đều thống nhất với nhau trên "hệ quy chiếu quán tính". Bản chất của nó nằm ở tính đồng nhất của không thời gian. Tính đòng nhất của không thời gian đã "lồng" hai tiên đề vào với nhau, và nội dung của mỗi tiên đề mang lại sắc thái riêng cho bản thân chúng. Như hai anh em trong gia đình, nhưng mỗi người mỗi tính vậy.

Thêm nữa, đã là tiên đề, thì tính nghiệm thấy, nhận thấy phải rất rõ ràng, cụ thể. Nhưng ở đây, tính cân bằng âm dương là không rõ ràng. thật vậy, chúng ta hay nói âm dương là cân bằng. Hỏi cân bằng ra sao, ta sẽ nói, cân bằng động. Thế thì khi ta nói, thái quá là bất cập. Rõ ràng, trong trường hợp ấy, mệnh đề ấy đã vứt bỏ tính cân bằng âm dương. Tiếp nữa, mệnh đề, âm dương tiêu trưởng. Đi theo tương hỗ âm dương này, chúng ta sẽ không thấy âm dương cân bằng. Muốn thấy được sự cân bằng của chúng, ắt phải xem chúng là một tổng thể, như một hệ kín. Được minh thị bằng một vòng tròn thái cực. Nhưng ta đã biết, vòng thái cực không phải là nội dung của một hệ kín, mà đó là một thể hiện của Cái Một. Vì thế, không thể - về mặt nguyên tắc - là đứng trên nó để mà xem hệ âm dương vận động một cách cân bằng. Nói như thế, có thể thấy ngay qua ví dụ: Xét vũ trụ như một hệ kín, thì bởi vũ trụ tồn tại và phát triển một cách Dừng - hiểu theo khái niệm Dừng của vật lý cho chuẩn - thành thử có thể thấy được âm dương là cân bằng. Nhưng rõ ràng, lý âm dương không quyết đoán vũ trụ có giới hạn, vũ trụ không xem như là một hệ kín. Nếu mà ta đặt âm dương cân bằng thì rõ ràng phải xem hệ ta quán xét, trong đó có nội dung của lý âm dương, phải là hệ có tính kín. Nói như vật lý thì hệ quán xét của ta là một hệ động lực, kín. Khi ấy, đã không còn là lý âm dương nữa rồi. Tính tổng quát của nó đã bị vi phạm.

Mệnh đề âm dương cân bằng và mệnh đề ngũ hành sinh khắc không "cùng là anh em". Chúng dường như là rất xa lạ với nhau. Như một quá bóng nhựa và một củ khoai tây bỏ chung vào một cái giỏ vậy.

Bởi vậy, theo tôi, hai mệnh đó đó, không đảm đương được vai trò của tiên đề, và nhất là không nhốt chung chúng vào một cái gọi là Hệ tiên đề. Cho dù đó là hệ tiên đề cho một lý luận vô cùng tổng quát. Cũng khó thuyết phục.

Nhật Tâm xem xét kỹ lại xem.

Cám ơn sự chú ý của Nhật Tâm.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào bác Vuivui và bác Thiên Sứ,

Nhật Tâm chân thành cảm ơn hai bác tận tình chỉ bảo. Cũng từ lý do trong trong tiểu luận đã viết. Nhật Tâm vốn theo Tây học nên so với những người nghiên cứu lý học Đông phương vẫn luôn là ngoại đạo. Nhật Tâm vẫn chỉ giữ cái nhìn từ bên ngoài vào lý học Đông phương mà thôi. Mặt khác để có thể hiểu được hết đạo lý sâu sắc chỉ có nhận thức tốt thôi chưa đủ mà cần cả kinh nghiệm sống, Nhật Tâm muốn hiểu rõ tận gốc bên trong thì hiện tại cũng lực bất tòng tâm. Cũng như trường hợp phản biện của Bác Thiên Sứ, Nhật Tâm không biết về tử vi nên nhất thời chưa thể có cách nhìn nào cụ thể hơn. Có lẽ Nhật Tâm cần phải có thêm thời gian để có thêm kiến thức.

Từ điểm nhìn bên ngoài lý học Đông phương, hiện Nhật Tâm tạm coi thuyết âm dương ngũ hành có hai giai đoạn: Giai đoạn phát triển đầu tiên lên đến hoàn thiện và giai đoạn phát triển sau khi đã bị “thất truyền”. Không rõ là những phần nào là thuộc nguyên bản của thuyết âm dương ngũ hành, phần nào là do người đời sau bàn ra. Do vậy Nhât Tâm chỉ căn vào hai hình đồ thái cực và hình ngũ hành tương sinh tương khắc. Nhật Tâm cho là 2 hình này đã thể hiện đầy đủ tinh thần học thuyết âm dương ngũ hành, còn hiểu đến đâu là tùy ở mỗi người. Vì vậy tất cả các lời bàn về âm dương ngũ hành Nhật Tâm đã được đọc từ trước tới này chỉ dám coi là tư liệu tham khảo.

Nhật Tâm xin trình bày về việc tại sao Nhật Tâm gọi là tiên đề. Khi xây dựng học thuyết của phương tây thường phải dựa trên các tiên đề. Nhật Tâm hiểu đơn giản: những gì người ta thấy đúng mà không chứng minh được, khi lấy làm cơ sở cho học thuyết thì gọi là tiên đề (cần thận trọng giữa chứng minh và giải thích hợp lý). Ví như thuyết tương đối có 2 tiên đề như bác Vuivui đã nêu ra, thực sự là vì không chứng minh được nhưng thấy điều đó đúng. Khi nhận thức đủ con người có thể chứng minh được nó sai thì khi đó cơ sở của học thuyết cũng mất, ta có thể khoanh vùng ứng dụng cho lý thuyết đó và cần xây dựng lý thuyết mới hoàn thiện hơn. Trường hợp chứng minh được đúng thì gọi là định lý. Từ điểm nhìn của Nhật Tâm thì chưa thấy có ai chứng minh cho cân bằng âm dương (Nhật Tâm xin giải thích thêm cách hiểu ở phần dưới) và ngũ hành tương sinh tương khắc nên đã tạm hiểu là tiên đề. Có thể việc thiết lập hay chứng minh đã thất truyền hoặc Nhật Tâm chưa biết. Nếu gọi là tiền đề cũng được bởi theo quan niệm của Nhật Tâm thì suy nghĩ về nó vẫn không đổi.

Về hình thái cực, Nhật Tâm cũng chỉ hiểu được nguyên lý cân bằng của nó. Bác Vuivui và bác Thiên Sứ nói âm dương không cân bằng. Nhật Tâm cũng cho là phải. Điều này hai bác đã chứng minh rồi. Có thể do lỗi của Nhật Tâm dùng sai từ và diễn đạt không đúng. Nhưng Nhất Tâm hiện vẫn nhìn hình đồ thái cực với sự cân bằng âm dương. Nhìn một cách tổng thể để tìm ra luật cân bằng. Có âm thì có dương Nhật Tâm hiểu là cân bằng tuy nhiên cân bằng cách hiểu của Nhật Tâm vẫn cho phép âm dương mất cân bằng: âm thịnh dương suy và ngược lại – đó cũng là mất cân bằng. Trong thực tế cuộc sống Nhật Tâm chưa thấy điều này sai. Ví như có Nam thì có nữ; có phải thì có trái; có trên thì có dưới; có thịnh thì có suy; có trẻ thì có già; có đúng thì có sai; có sinh thì có diệt...

Loài khủng long một thời thống trị trái đất nhưng cũng phải có lúc diệt vong trước quy luật khắc nghiệt của cuộc sống. Xã hội loài người cũng có thời mẫu hệ trước khi trọng nam quyền. Con người có thể thống trị trái đất như ngày nay cũng không phủ nhận được thực tế từng có thời mu muội ăn lông ở lỗ, bị các loài khác săn đuổi. Thống trị như vậy, đã có những lúc con người mơ tới việc chế ngự thiên nhiên nhưng rồi cũng cay đắng chấp nhận thực tại không mấy khả quan. Ngay đến Trạng Trình hiểu được đạo trời, thấy trước tương lai những cũng không đi ngược lại được quy luật. Ngay bản thân học thuyết âm dương ngũ hành cũng không nằm ngoài quy luật thịnh suy của chính nó.

Thật ra vũ trụ chẳng có âm cũng chẳng có dương, âm dương cũng như nhau không có phân biệt; không có phải cũng chẳng có trái, đều là một; không có trên cũng chẳng có dưới, không có gì phân biệt; Không có sinh cũng chẳng có diêt, chỉ là vẫn động khách quan của vật chất và phi vật chất… tất cả chỉ là cách nhìn nhận do con người tạo nên dựa theo các tiêu chí của mình. Nhật Tâm nghĩ có thể hiểu thái cực như sự thống nhất của hai mặt đối lập. Ngôn ngữ là phương tiện đồng thời cũng là rào cản để hiểu nhau: bản chất hai mặt của một vấn đề và sự thống nhất của hai mặt đối lập hay sự hợp lý của nghịch lý. Cần cái nhìn toàn diện để tìm ra bản chất hai mặt hay tìm ra sự cân bằng trong sự không cân bằng. Với cách nhìn về vũ trụ thì khoa học hiện đại thì vũ trụ đã hình thành, đang nở ra thì Nhật Tâm tự hiểu thêm là nó sẽ phát triển, đi đến chỗ hủy diệt và có thể bắt đầu một chu trình mới.

Đây cũng chỉ là quan điểm cá nhân nhìn từ tây học, theo phương pháp đúng dần. Cách hiểu có thể đúng mà cũng có thể sai nhưng Nhật Tâm mong được nhiều người chỉ dạy để liên tục tiến bộ.

Nhật Tâm chưa rõ để có nền tảng vững chắc cho thuyết âm dương ngũ hành cần dựa trên những lý luận nào. Mong hai bác chỉ giúp.

Nhân dịp được hai bác quan tâm, Nhật Tâm xin được tham khảo ý kiến hai bác về một số vấn đề liên quan đến vũ trụ, không gian và thời gian. Nhật Tâm đang quan tâm đến mấy vấn đề này và muốn tìm hiểu quan điểm của lý học Đông phương hay nhưng người nghiên cứu nó ra sao, nếu được giải thích thêm thì theo không còn gì bằng (chỉ e làm mất thời gian của hai bác). Mong hai bác vui lòng cho ý kiến.

+ Vũ trụ, không gian (3 chiều), thời gian có giới hạn hay không? (sự tồn tại của ranh giới nếu có)

+ Vũ trụ, không gian (3 chiều), thời gian là vô hạn hay hữu hạn? (quy mô)

+ Thời gian ta đang sống có khởi đầu và kết thúc và liệu có chiều đi ngươc không?

+ Vũ trụ, không gian (3 chiều), thời gian liệu có hoàn toàn trùng khớp? (nghĩa là bất kỳ điểm nào trong vũ trụ cũng có không gian và thời gian hay tồn tại điểm thuộc vũ trụ không có không gian/có thời gian; hoặc có không gian khác ít/nhiều chiều hơn; thời gian khác)

+ Hậu quả của việc biết trước một sự việc và hậu quả của những cố gắng thay đổi nó trong tương lai/quá khứ (trường hợp thời gian có chiều ngược)?

Nhật tâm xin chân thành cảm ơn.

Trân trọng

Nhật Tâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

có thể hiểu thái cực như sự thống nhất của hai mặt đối lập

Không phải là có thể mà là chắc chắn như vậy. Cuối cùng thì cũng có người hiểu được đúng đắn về thái cực. Thật là hiếm thấy. Xin chúc mừng. Một sự khởi đầu đúng đắn.

Những câu hỏi mà Nhật Tâm đưa ra ở dưới chỉ là Phụ thôi. KHông có gì khó khăn để trả lời chúng cả. Quan trọng là phải đứng trên tư duy Tây phương và nhập vào cảnh giới Đông phương mới có thể lĩnh hội được đầy đủ cái khởi đầu của Nhật Tâm.

Chúc mừng Bạn.

Mọi cái đều có thể hiệu chỉnh được. Tôi nghĩ mọi sự phản biện đối với Nhật Tâm hoàn toàn không cần thiết nữa. Có chăng chỉ là sự trao đổi để tiến nhanh và sơm hoàn thiện hơn mà thôi.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

có thể hiểu thái cực như sự thống nhất của hai mặt đối lập

Theo tôi có thể viết lại như thế này:

"Suy cho cùng, có thể hiểu Thái Cực là sự thống nhất cùa hai mặt đối lập".

Bởi vì - với cái nhìn trực quan - có sự thống nhất của hai mặt đối lập mà không dễ liên hệ với Thái cực.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật Tâm nghĩ có thể hiểu thái cực như sự thống nhất của hai mặt đối lập.

Hiểu Thái cực như thế này là sai lầm căn bản ngay từ điểm xuất phát và chắc chắn nó lại dẫn đến ngõ cụt như bao người luẩn quẩn ở đó hàng ngàn măm nay, rồi sẽ lại dẫn đến ngụy biện và khúc thuyết thôi bạn ạ. Muốn phục hồi học thuyết ADNH cần có tư duy đột phá. Một tư duy đột phá không bao giờ được các bộ óc cũ tán thưởng cả:

"Bất đại tiếu chi bất túc dĩ vi Đạo"

(Lão Tử - Đạo Đức kinh)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa bác Vuivui và bác Thiên sứ,

Nhật Tâm xin chân thành cám ơn sự động viên và đồng cảm của của hai bác. Nhật Tâm thật không dám nhận là đã hiểu được Thái cực. Cùng một câu nói nhưng Nhật Tâm chưa hiểu sâu được như hai bác. Nhật Tâm sẽ phải liên tục cập nhật và kiểm tra lại.

Câu chúc của bác Vuivui Nhật Tâm không dám nhận. Nhật Tâm mới U28, sợ tổn thọ mất.

Mong hai bác tiếp tuc ủng hộ lớp và chỉ dẫn lớp trẻ trên con đường học thuật.

Trân trọng.

Nhật Tâm

Hiểu Thái cực như thế này là sai lầm căn bản ngay từ điểm xuất phát và chắc chắn nó lại dẫn đến ngõ cụt như bao người luẩn quẩn ở đó hàng ngàn măm nay, rồi sẽ lại dẫn đến ngụy biện và khúc thuyết thôi bạn ạ. Muốn phục hồi học thuyết ADNH cần có tư duy đột phá. Một tư duy đột phá không bao giờ được các bộ óc cũ tán thưởng cả:

"Bất đại tiếu chi bất túc dĩ vi Đạo"

(Lão Tử - Đạo Đức kinh)

Kính chào bác Vô Trước,

Trước tiên Nhật Tâm xin cám ơn ý kiến góp ý của bác Vô Trước. Mong bác Vô Trước vui lòng giải thích thêm và chia sẻ cách hiểu của mình để lớp trẻ như Nhật Tâm có thêm căn cứ để tham khảo.

Nhật Tâm không biết tiếng hán, cũng chưa bao giờ học và đọc Đạo Đức kinh. Nhật Tâm đã tìm trên Google không thấy chỗ nào giải nghĩa câu "Bất đại tiếu chi bất túc dĩ vi Đạo". Dẫu có cố tìm được tư liệu cũng chưa chắc đã nói đúng ý của Lão Tử. Vậy chi bằng nhờ luôn bác Vô Trước giảng giúp ạ.

Nhân dịp bác Vô Trước ghé thăm, Nhật Tâm có mấy thắc mắc xin phép được hỏi bác Vô Trước:

+ Bác có thể chỉ sơ qua để Nhật Tâm thấy trước “ngõ cụt” không ạ?

+ Bác Vô Trước nói “bao người luẩn quẩn ở đó hàng ngàn năm nay” có phải phần lớn những người đó là tất cả đều sống trong dưới thời phong kiến và chịu ảnh hưởng nặng từ Nho học?

+ Có phải là bác Vô Trước đang chờ một người nào đó nghiên cứu lý học Đông phương sẽ có cách nhìn mới, hiểu thông toàn bộ và phục hồi lại?

+ Bác Vô Trước có cho là cụ Trạng Trình thông hiểu lý học Đông phương không? Nếu có tại sao cụ Trạng không phục hồi nó?

Nhật Tâm xin trân trọng cảm ơn bác Vô Trước đã quan tâm.

Nhật Tâm

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào bác Vô Trước,

Trước tiên Nhật Tâm xin cám ơn ý kiến góp ý của bác Vô Trước. Mong bác Vô Trước vui lòng giải thích thêm và chia sẻ cách hiểu của mình để lớp trẻ như Nhật Tâm có thêm căn cứ để tham khảo.

Nhật Tâm không biết tiếng hán, cũng chưa bao giờ học và đọc Đạo Đức kinh. Nhật Tâm đã tìm trên Google không thấy chỗ nào giải nghĩa câu "Bất đại tiếu chi bất túc dĩ vi Đạo". Dẫu có cố tìm được tư liệu cũng chưa chắc đã nói đúng ý của Lão Tử. Vậy chi bằng nhờ luôn bác Vô Trước giảng giúp ạ.

Nhân dịp bác Vô Trước ghé thăm, Nhật Tâm có mấy thắc mắc xin phép được hỏi bác Vô Trước:

+ Bác có thể chỉ sơ qua để Nhật Tâm thấy trước “ngõ cụt” không ạ?

+ Bác Vô Trước nói “bao người luẩn quẩn ở đó hàng ngàn năm nay” có phải phần lớn những người đó là tất cả đều sống trong dưới thời phong kiến và chịu ảnh hưởng nặng từ Nho học?

+ Có phải là bác Vô Trước đang chờ một người nào đó nghiên cứu lý học Đông phương sẽ có cách nhìn mới, hiểu thông toàn bộ và phục hồi lại?

+ Bác Vô Trước có cho là cụ Trạng Trình thông hiểu lý học Đông phương không? Nếu có tại sao cụ Trạng không phục hồi nó?

Nhật Tâm xin trân trọng cảm ơn bác Vô Trước đã quan tâm.

Nhật Tâm

Thật ra tôi đọc câu ấy đã lâu lắm rồi nên có lẽ không chính xác tuyệt đối, nhưng ý tứ không sai. Nay Nhật Tâm hỏi, tôi trích lại nguyên văn như sau:

Lão tử Đạo Đức kinh, chương XLI:

"Thượng sĩ văn Đạo

Cần nhi hành chi

Trung sĩ văn Đạo

Nhược tồn nhược vong

Hạ sĩ văn đạo

Đại tiếu chi

Bất tiếu, bất túc dĩ vi Đạo"

Nguyễn Hiến Lê dịch như sau:

Thượng sĩ nghe Đạo

Cố gắng theo liền

Trung sĩ nghe Đạo

Thoạt nhớ thoạt quên

Hạ sĩ nghe Đạo

Cười lớn bỏ qua

Nếu không cười, sao đủ gọi đó là Đạo.

Đoạn văn này cũng đơn giản, Vô Tâm chắc hiểu rõ mà.

+ Bác có thể chỉ sơ qua để Nhật Tâm thấy trước “ngõ cụt” không ạ?

+ Bác Vô Trước nói “bao người luẩn quẩn ở đó hàng ngàn năm nay” có phải phần lớn những người đó là tất cả đều sống trong dưới thời phong kiến và chịu ảnh hưởng nặng từ Nho học?

Khái niệm vể Đạo xưa nay người ta bàn rất nhiều nhưng chẳng ai thống nhất được và hậu quả là hàng nghìn năm nay, học thuyết ADNH vẫn không thể nào sáng rõ thêm, hầu như bị thất truyền (trừ một vài người tự cho là hiểu rõ nhưng chẳng thể kiểm chứng. Nói vui như anh Thiên Sứ là: "họ nói như vậy") Cái cách hiểu mà Nhật Tâm nói tôi đã được nghe đàm luận từ rất lâu rồi, cũ rồi và cũng không có cải thiện nào cả. Hơn nữa, với cách hiểu của tôi về Đạo, tôi cho đó là sai lầm cơ bản. Nếu Đạo chỉ đơn giản như vậy thì phương Tây họ đã phát triển học thuyết ADNH tới tận cùng rồi vì khái niệm 2 mặt đối lập là của họ mà. Khi đã sai lầm từ bước đầu tiên, sơ cấp ấy thì chắc chắn tương lai không thể có. Để cố gắng bảo thủ cái công sức đã bỏ ra vô ích, người ta đi đến ngụy biện, khúc thuyết là điều dễ hiểu.

Tôi cho rằng, nếu ai đó cứ định nghĩa về Đạo theo lối cũ, không có đột phá thì chắc chắn lại sa vào con đường thất bại cả ngàn năm nay bao con người tài trí vẫn chỉ cố bám quanh cái vỏ của học thuyết ADNH mà thôi.

Chế độ phong kiến hay Nho học không phải là nguyên nhân sự bế tắc trong nghiên cứu học thuyết ADNH. Nguyên nhân này có tính lịch sử, liên quan tới lịch sử 5000 năm văn hiến của Việt tộc như anh Thiên Sứ đã tâm huyết bấy nay.

+ Có phải là bác Vô Trước đang chờ một người nào đó nghiên cứu lý học Đông phương sẽ có cách nhìn mới, hiểu thông toàn bộ và phục hồi lại?

Không phải đâu, tôi chẳng chờ ai cả và nói chung tất cả chúng ta đừng chờ ai cả. Hãy tự nghiền ngẫm, tìm hiểu và ngiên cứu. Tôi chỉ lưu ý rằng, như anh Thiên Sứ nói, chìa khóa nằm ở di sản văn hóa Việt.

+ Bác Vô Trước có cho là cụ Trạng Trình thông hiểu lý học Đông phương không? Nếu có tại sao cụ Trạng không phục hồi nó?

Tôi không dám võ đoán cổ nhân. Nhưng tôi xin lưu ý rằng, cụ Trạng cũng được truyền thụ lại sách xưa. Có nhiều bằng chứng cho thấy điều đó. Nhưng một sự thật hiển nhiên rằng, bao lớp người tài trí đọc và nghiên cứu về cụ cũng không phục hồi được học thuyết ADNH.

Tôi vội quá, khi khác trao đổi tiếp.

Cám ơn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bác vô truoc

Tôi không dám võ đoán cổ nhân. Nhưng tôi xin lưu ý rằng, cụ Trạng cũng được truyền thụ lại sách xưa. Có nhiều bằng chứng cho thấy điều đó. Nhưng một sự thật hiển nhiên rằng, bao lớp người tài trí đọc và nghiên cứu về cụ cũng không phục hồi được học thuyết ADNH.

Tôi vội quá, khi khác trao đổi tiếp.

Cám ơn!

Chúc mừng bác đang mê mải nghiên cứu tìm chìa khóa của Vũ trụ.Bác nói việc này không ổn cụ trạng có nhận được quyển sách xưa nào thì quyển đấy cũng chẳng đáng giá cái đáng giá là do cụ trạng mang hiểu biết tiến bộ ở thời của cụ vào để tạo ra một cuốn sách mới.

Điều này với liêm trinh nói với bác sau gần hai mươi năm nghiền ngẫm của mình liêm trinh mới té ngửa ra rằng:

Người giao sách mạc áo trắng là thiên đình sứ.

Người giao sách mạc áo vàng là địa linh sứ.

Người giao sách mạc áo xanh là tăng đạo sứ.

...............................................................

Mọi loại sứ giao sách hãy tránh xa thiên đình sứ,Địa linh sứ với hoa sen ấn không thì tự diệt bởi thiên đình theo quan niêm Việt Nam là nơi họp của các vua và địa linh sứ thì rõ là đại diện của thần linh từng nước và người được thiên đình sứ,đia linh sứ giao sách sau khi dốc cạn tâm huyết của mình vào thì lại có trách nhiệm chuyển tiếp sách đó cho vua và các đại thần của nước mình dùng.

Kính bác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

cái đáng giá là do cụ Trạng mang hiểu biết tiến bộ ở thời của cụ vào để tạo ra một cuốn sách mới.

hai mươi năm nghiền ngẫm của mình Liêm Trinh mới té ngửa ra rằng:

Người giao sách mạc áo trắng là thiên đình sứ.

Người giao sách mạc áo vàng là địa linh sứ.

Người giao sách mạc áo xanh là tăng đạo sứ.

Chào bác Liêm Trinh

Bác bàn hay quá, tôi nghĩ chắc Vô Trước muốn nói ở góc độ sâu rộng hơn. Chúng ta thật yếu về "khái niệm" vậy !

Kính bác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào người lính già của một thời ôm bom cảm tử cho tổ quốc quyết sinh

Bác bàn hay quá, tôi nghĩ chắc Vô Trước muốn nói ở góc độ sâu rộng hơn. Chúng ta thật yếu về "khái niệm" vậy !

Liêm trinh sẽ nghiền ngẫm thêm về ý kiến của cụ.

Chúc cụ mạnh khỏe, trường thọ.

Kính cụ

Share this post


Link to post
Share on other sites

+ Hậu quả của việc biết trước một sự việc và hậu quả của những cố gắng thay đổi nó trong tương lai/quá khứ ?

(trường hợp thời gian có chiều ngược)

Chào Nhật Tâm

Bạn có thể giảng rõ hơn:

- Thế nào là "Hậu quả của việc biết trước"

- Thế nào là "Hậu quả của những cố gắng thay đổi nó trong tương lai/quá khứ"

Tôi chưa hiểu câu này, mong được sự quan tâm của bạn.

Hà Uyên

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác nói việc này không ổn cụ trạng có nhận được quyển sách xưa nào thì quyển đấy cũng chẳng đáng giá cái đáng giá là do cụ trạng mang hiểu biết tiến bộ ở thời của cụ vào để tạo ra một cuốn sách mới.

Bác Liêm Trinh không hiểu ý tôi. Tôi không bình luận về công lao của cụ Trạng Trình mà chỉ muốn trả lời câu hỏi của Nhật Tâm là cụ có thông hiểu hết học thuyết ADNH hay không mà thôi. Nếu thông hiểu tại sao cụ không phục hồi nó dưới dạng hoàn thiện?

Theo tôi đọc được, cụ Trạng học ADNH từ mẹ cụ là Nhữ Thị Thục, con gái quan thượng thư Nhữ Văn Lan. Cụ học thày Lương Đắc Bằng. Tương truyền Lương Đắc Bằng là người giỏi lý học, đã đem sách Thái ất thần kinh ra dạy cho học trò, nhưng có những điều trong sách ấy Lương Đắc Bằng cũng không hiểu được mà chỉ có Nguyễn Bỉnh Khiêm sau này mới tinh thông. Sau đó cụ còn được sở học của Hoàng Đình Ái (1527-1607) (Quan Thái Úy, ông có học thức rộng, thông binh pháp, cầm quân nghiêm chỉnh, trong thì tham mưu cho vua, ngoài thì đánh dẹp binh biến, tự mình trải vài trăm trận, đánh đâu được đấy, làm cả tướng võ, tướng văn, không phân biệt thứ bậc, uy quyền, ưu đãi sĩ phu, giữ gìn pháp độ. Mọi người đều phục.)

Tóm lại cụ có nhiều cơ duyên và sự thông minh tài trí của cụ giúp cụ trở thành người uyên thâm lý học, có công với văn hóa nước nhà. Nhưng theo tôi, cụ cũng chỉ nhận được các phương pháp ứng dụng rất sâu sắc của tiền nhân Lý học chứ chưa sở đắc được những cơ sở học thuyết ADNH từ cội rễ ngõ hầu có thể phục hồi học thuyết ADNH nguyên gốc. Tuy mới chỉ như thế mà thành công của cụ đã làm kinh ngạc mọi thế hệ tri thức hiện đại thì đủ biết học thuyết ADNH vĩ đại đến như thế nào.

Cũng giống như cụ, trước kia có Trương Lương, Gia Cát Lượng, Trần Đoàn, ... cũng chỉ nhận được sách ứng dụng học thuyết ADNH xưa và nổi danh thiên hạ với những sự nghiệp lẫy lừng.

Nhưng tất cả các vị ấy chưa vị nào để lại trước tác có tính hệ thống, minh định (ít nhất là những khái niệm cơ bản như thế nào là Ngũ hành, Thiên can, Địa chi, ...) thì chắc chắn các vị cũng chỉ mới sở đắc những phương pháp ứng dụng, có thể rất sâu và tinh tế, chứ chưa tới những cơ sở gốc rễ một cách có hệ thống của học thuyết ADNH. Tôi không tin rằng nếu các cụ thông suốt và viết ra từ gốc thì chúng ta cũng không thể hiểu bởi vì chúng ta được di truyền trí thông minh của các cụ.

Tôi tin rằng chúng ta từng bước có thể phục hồi học thuyết ADNH nếu chúng ta cần mẫn lao động, nghiên cứu, phóng khoáng tư duy, không bị lệ thuộc vào bất cứ định kiến nào, đặc biệt nắm chắc cái chìa khóa Văn hóa Việt cổ.

Chúc Nhật Tâm tiến tới trong nghiên cứu học thuyết ADNH.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa bác Vuivui và bác Thiên sứ,

Nhật Tâm xin chân thành cám ơn sự động viên và đồng cảm của của hai bác. Nhật Tâm thật không dám nhận là đã hiểu được Thái cực. Cùng một câu nói nhưng Nhật Tâm chưa hiểu sâu được như hai bác. Nhật Tâm sẽ phải liên tục cập nhật và kiểm tra lại.

Câu chúc của bác Vuivui Nhật Tâm không dám nhận. Nhật Tâm mới U28, sợ tổn thọ mất.

Vậy Nhật Tâm mới 28 tuổi thôi à ?. Hậu sinh khả úy. Tôi không nói Nhật Tâm đã hiểu được Thái cực, mà là nói Nhật Tâm đã có một khởi đầu hiểu về Thái cực một cách đúng đắn. Tuy nhiên, từ đây để mà hiểu được Thái cực. Đường còn xa vạn dặm. Hiểu được Đạo nữa, thì còn xa gấp nhiều lần cái vạn dặm nữa. Đây, Tôi nói một cách hình tượng, để dễ hình dung ra cái Đích nó xa diệu vợi thế nào !. Chứ không phải vạn dặm là bằng 10 ngàn dặm độ đo đâu nhé.

Hiểu được như thế, đã là quý rồi, lại ở tuổi như thế, còn quý hơn rất nhiều. Nhưng theo tôi, cứ với cái lối học và nghiên cứu mà Nhật Tâm đã thể hiện, e rằng tẩu hỏa nhập ma mất.

Thân tặng Nhật Tâm chìa khóa Lý học đông phương.

Đạo: Là điểm tựa của Vũ Trụ, là chỗ Dựa của kiếp nhân sinh.

Thái cực và âm dương: Trí cao tới đâu thì hiểu được tới đó.

Nên nhớ, đây không phải là định nghĩa. Đó là chìa khóa. Không nắm được nó, muôn đời không hiểu nổi Lý học đông phương. Nắm được nó, kể như đã đặt được một bàn chân lên ngưỡng cửa lý học đông phương.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thật ra tôi đọc câu ấy đã lâu lắm rồi nên có lẽ không chính xác tuyệt đối, nhưng ý tứ không sai. Nay Nhật Tâm hỏi, tôi trích lại nguyên văn như sau:

Lão tử Đạo Đức kinh, chương XLI:

"Thượng sĩ văn Đạo

Cần nhi hành chi

Trung sĩ văn Đạo

Nhược tồn nhược vong

Hạ sĩ văn đạo

Đại tiếu chi

Bất tiếu, bất túc dĩ vi Đạo"

Nguyễn Hiến Lê dịch như sau:

Thượng sĩ nghe Đạo

Cố gắng theo liền

Trung sĩ nghe Đạo

Thoạt nhớ thoạt quên

Hạ sĩ nghe Đạo

Cười lớn bỏ qua

Nếu không cười, sao đủ gọi đó là Đạo.

Đoạn văn này cũng đơn giản, Vô Tâm chắc hiểu rõ mà.

Khái niệm vể Đạo xưa nay người ta bàn rất nhiều nhưng chẳng ai thống nhất được và hậu quả là hàng nghìn năm nay, học thuyết ADNH vẫn không thể nào sáng rõ thêm, hầu như bị thất truyền (trừ một vài người tự cho là hiểu rõ nhưng chẳng thể kiểm chứng. Nói vui như anh Thiên Sứ là: "họ nói như vậy") Cái cách hiểu mà Nhật Tâm nói tôi đã được nghe đàm luận từ rất lâu rồi, cũ rồi và cũng không có cải thiện nào cả. Hơn nữa, với cách hiểu của tôi về Đạo, tôi cho đó là sai lầm cơ bản. Nếu Đạo chỉ đơn giản như vậy thì phương Tây họ đã phát triển học thuyết ADNH tới tận cùng rồi vì khái niệm 2 mặt đối lập là của họ mà. Khi đã sai lầm từ bước đầu tiên, sơ cấp ấy thì chắc chắn tương lai không thể có. Để cố gắng bảo thủ cái công sức đã bỏ ra vô ích, người ta đi đến ngụy biện, khúc thuyết là điều dễ hiểu.

Tôi cho rằng, nếu ai đó cứ định nghĩa về Đạo theo lối cũ, không có đột phá thì chắc chắn lại sa vào con đường thất bại cả ngàn năm nay bao con người tài trí vẫn chỉ cố bám quanh cái vỏ của học thuyết ADNH mà thôi.

Chế độ phong kiến hay Nho học không phải là nguyên nhân sự bế tắc trong nghiên cứu học thuyết ADNH. Nguyên nhân này có tính lịch sử, liên quan tới lịch sử 5000 năm văn hiến của Việt tộc như anh Thiên Sứ đã tâm huyết bấy nay.

Không phải đâu, tôi chẳng chờ ai cả và nói chung tất cả chúng ta đừng chờ ai cả. Hãy tự nghiền ngẫm, tìm hiểu và ngiên cứu. Tôi chỉ lưu ý rằng, như anh Thiên Sứ nói, chìa khóa nằm ở di sản văn hóa Việt.

Tôi không dám võ đoán cổ nhân. Nhưng tôi xin lưu ý rằng, cụ Trạng cũng được truyền thụ lại sách xưa. Có nhiều bằng chứng cho thấy điều đó. Nhưng một sự thật hiển nhiên rằng, bao lớp người tài trí đọc và nghiên cứu về cụ cũng không phục hồi được học thuyết ADNH.

Tôi vội quá, khi khác trao đổi tiếp.

Cám ơn!

Kính chào bác Vô Trước,

Cám ơn bác đã quan tâm, trả lời thắc mắc và chỉ trước ngõ cụt cho Nhật Tâm. Về trường hợp cụ Trạng Trình, Nhật Tâm cho là Cụ Trạng không gặp thời.

Còn về Đạo Đức kinh của Đạo Lão, triết lý sâu xa, Nhật Tâm học trước quên sau chưa thể hiểu ngay được. Xin cám ơn bác Vô Trước giảng ạ.

Trước đây Nhật TÂm có được học luật về sở hữu Trí tuệ. Thầy giáo có nói đến sự vượt lên của khoa học phương tây so với phương Đông. Một trong những nguyên nhân là phương tây đăng ký bản quyền và có chính sách bảo hộ hợp lý cho chủ sở hữu. Tác dụng của việc này là những người khác có thể thuận lợi tiếp cận những lý thuyết mới nhất từ đó nghiên cứu và phát triển lên mức cao hơn. Đương nhiên là người chủ sở hữu vẫn giữ cho mình “tuyệt học” kể duy trì lợi thế nhưng nhìn chung họ công bố hoàn chỉnh lý thuyết. Bằng cách đó, đời này qua đời khác họ hoàn thiện các lý thuyết bằng các phát minh và cải tiến hữu ích. Phương tây đã tạo ra cách để duy trì, phát triển một lý thuyết một cáchthống nhất và đều đặn. Trong khi phương Đông thì tập trung gìn giữ lý thuyết dưới dạng cha truyền con nối. Giữ làm của riêng. Các lý thuyết ít được phát triển, chỉ dậm chân tại chỗ, nhiều trường hợp còn thất truyền.

Với trường hợp của học thuyết Âm Dương ngũ hành, Nhật Tâm cho rằng dù có xuất hiện người được coi là hiểu đạo (cụ Trạng Trình là một ví dụ) cũng không đủ sức mình phục hồi cả nền khoa học cổ lớn như vậy. Sau nỗ lực của người đó khoa học Đông phương lại theo đà suy thoái như trước mà thôi. Nhật Tâm bạo gan cho rằng việc phục hồi lý học Đông phương không nằm ở chỗ hiểu đúng đạo hay không mà nằm ở cách thức tổ chức, định hướng, phục hồi và phát triển lại bộ môn khoa học này một cách thống nhất và khoa học. Các tạp thuyết sẽ dần bị loại bỏ, lý học Đông phương sẽ rõ ràng và khoa học không thua gì khoa học phương tây hiện nay.

Khoa học phương tây phát triển cực thịnh sẽ là động lực hồi sinh lý học Đông phương. Nhật Tâm mong rằng người Việt sẽ tự khôi phục được lịch sử, văn hóa và lý học Đông phương chứ không phải chờ đến khi người nước ngoài nhận ra giá trị thực của lý học Đông phương nghiên cứu phục hồi hộ (như trường hợp đã và đang xảy ra với nước Ai Cập vốn tự hào bề dày 8000 năm lịch sử).

Vài điều băn khoăn, có gì chưa phải Nhật Tâm mong được đại xá.

Trân Trọng.

Nhật Tâm

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Chào Nhật Tâm

Bạn có thể giảng rõ hơn:

- Thế nào là "Hậu quả của việc biết trước"

- Thế nào là "Hậu quả của những cố gắng thay đổi nó trong tương lai/quá khứ"

Tôi chưa hiểu câu này, mong được sự quan tâm của bạn.

Hà Uyên

Kính chào cụ Hà Uyên,

Nhật Tâm không dám giảng ạ. Cụ đã hỏi Nhật tâm xin thưa. Câu hỏi cuối Nhật Tâm chưa biết nghĩ thế nào về chiều của không gian. Việc hỏi về hậu quả là Nhật Tâm hỏi cho riêng mình thôi, không liên quan nhiều đến học thuật. Khoa học hiện nay xác nhận có một hiện tượng tâm lý có tên là Dèjà Vu

“Ký ức ảo giác

Trong tiếng Pháp, "déjà vu" có nghĩa là “đã nhìn thấy từ trước”. Cụm từ này được sử dụng khi con người có cảm giác họ đã thấy những tình huống, cảnh tượng, sự việc nào đó trong quá khứ và bây giờ chúng đang xảy ra trước mắt họ. Chẳng hạn, một phụ nữ bước vào một toà nhà tại một đất nước mà cô trước đây cô chưa từng tới, nhưng lại cảm thấy khung cảnh bên trong tòa nhà rất quen thuộc, cứ như thể cô từng sống trong đó vậy. Một số người cho rằng déjà vu là những trải nghiệm tâm linh hoặc ký ức về kiếp trước. Giống như trực giác, trong tương lai các nhà khoa học có thể tìm ra những lời giải thích hợp lý về déjà vu bằng cách nghiên cứu tâm lý con người. Tuy nhiên, cho tới nay nguyên nhân và bản chất của déjà vu vẫn là một bí ẩn.”

Việc một người sống ở năm 2010 xem một tấm hình từ những năm 80 thì dễ hiểu. Những người có khả năng Dèjà Vu xem được một cách vô thức (trong giấc mơ) tấm hình từ năm của năm 2050. Sau này trong đời họ có sự việc xảy ra chính xác như vậy, không sai một li. Bất chấp cố gắng thay đổi. Có điều tác động của việc biết trước tới nhận thức, tâm lý và cách cư xử của người trong cuộc Nhật Tâm không rõ nên mới hỏi như vậy. Cuộc sống cho con người quyền tự do lựa chọn nhưng định mệnh dường như đã an bài. Mong được cụ chỉ bảo.

Trân trọng.

Nhật Tâm

Vậy Nhật Tâm mới 28 tuổi thôi à ?. Hậu sinh khả úy. Tôi không nói Nhật Tâm đã hiểu được Thái cực, mà là nói Nhật Tâm đã có một khởi đầu hiểu về Thái cực một cách đúng đắn. Tuy nhiên, từ đây để mà hiểu được Thái cực. Đường còn xa vạn dặm. Hiểu được Đạo nữa, thì còn xa gấp nhiều lần cái vạn dặm nữa. Đây, Tôi nói một cách hình tượng, để dễ hình dung ra cái Đích nó xa diệu vợi thế nào !. Chứ không phải vạn dặm là bằng 10 ngàn dặm độ đo đâu nhé.

Hiểu được như thế, đã là quý rồi, lại ở tuổi như thế, còn quý hơn rất nhiều. Nhưng theo tôi, cứ với cái lối học và nghiên cứu mà Nhật Tâm đã thể hiện, e rằng tẩu hỏa nhập ma mất.

Thân tặng Nhật Tâm chìa khóa Lý học đông phương.

Đạo: Là điểm tựa của Vũ Trụ, là chỗ Dựa của kiếp nhân sinh.

Thái cực và âm dương: Trí cao tới đâu thì hiểu được tới đó.

Nên nhớ, đây không phải là định nghĩa. Đó là chìa khóa. Không nắm được nó, muôn đời không hiểu nổi Lý học đông phương. Nắm được nó, kể như đã đặt được một bàn chân lên ngưỡng cửa lý học đông phương.

Thân ái.

Kính chào bác Vuivui,

Cám ơn bác Vuivui nhiều ạ. Nhật Tâm xin nhận câu này trước hết làm bảo bối phòng thân. Nhật Tâm chưa rõ bác Vuivui nói đến lối học và nghiên cứu của Nhật Tâm là ý làm sao. Có lẽ bác thấy Nhật Tâm không có căn bản về đạo. Thành thật mà nói Nhật tâm chưa từng để tâm học đạo theo triết lý của Nho học. Những gì đã viết ra chủ yếu dựa trên kiến thức tây học và những gì mắt thấy tai nghe trong cuộc sống và được người lớn dạy bảo. Kiến thức về lý học thì chẳng có là bao. Đúng ra Nhật Tâm chỉ quan tâm đọc địa lý Tả Ao (1và 2) và Kinh dịch - Nguyễn Hiến Lê, song cũng không hiểu được bao nhiêu. Thỉnh thoảng mở ra xem, khó quá chán lại bỏ. Nhật Tâm rất không thích việc học các lý thuyết suông ít tính ứng dụng chính vì vậy chỉ quan tâm đến địa lý và Kinh Dịch. Cho nên đúng ra là không hề có căn bản về lý học Đông phương.

Có điều cho tới thời điểm này Nhật Tâm cũng chưa có ý định học Đạo theo hướng của Nho học (tuy nhiên khi thực sự thấy cần thì Nhật Tâm sẽ cố gắng học). Với Nhật Tâm thì học Đạo tốt nhất vẫn là từ cuộc sống. Phật không phân Nam – Bắc thì Đạo cũng chẳng có Đông – Tây, Tây học cũng hay lý học cũng là đạo cả. Tây học đi đường vòng nhưng dễ hiểu, dễ kiểm chứng nên an toàn đỡ lạc đường. Mọi con đường đề dẫn về chính Đạo. Tiến được thì tiến, mệt thì dừng lại nghỉ. Đôi khi lùi lại cũng tốt – lùi một bước biển rộng, trời cao.

Một lần nữa Nhật Tâm xin cám ơn bác Vuivui đã truyền cho kinh nghiệm.

Chúc bác van sự như ý.

Trân trọng

Nhật Tâm

Edited by Nhật Tâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trích:

Đạo: Là điểm tựa của Vũ Trụ, là chỗ Dựa của kiếp nhân sinh.

Thái cực và âm dương: Trí cao tới đâu thì hiểu được tới đó.

Nội dung mà Bác Vui Vui viết thật tuyệt vời, trải qua thực tế rồi mới thấy rõ.

Tuy nhiên xung quanh ta còn có rất nhiều mối quan hệ ràng buộc phức tạp trong cuộc sống của mỗi con người mà ngay cả người hiểu và áp dụng được Đạo cũng phải tuân theo chúng đó ngay cả khi không muốn. Theo Hoangnt thì Đạo được xây dựng từ sự phát hiện có sự thống nhất trong tự nhiên và xã hội theo quy luật và ngay cả việc ta cảm thấy sợ hãi từ sự nhỏ bé và mong manh của kiếp nhân sinh. Đạo xuyên suốt từ điểm tựa tinh thần bằng triết lý và thực tiễn (ví dụ thờ người có công với nước, thờ ông bà...) cho tới tham gia trực tiếp ngay cả vào việc xây dựng cơ cấu quản lý xã hội chính từ học thuyết âm dương ngũ hành, cụ thể nhất vào trong triết lý giáo dục cho trẻ từ ngay tấm bé, nếu lớn rồi thì khó lắm vì mải lo kiếm sống.

Chính vì các Vua Hùng đã xây dựng được một 'Chuỗi Đạo', cho nên dân tộc mới không bị đồng hóa gần 1000 năm Bắc thuộc trong đó có 'Đạo không sợ trước cái chết' vì tổ quốc.

Trân trọng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phật không phân Nam – Bắc thì Đạo cũng chẳng có Đông – Tây, Tây học cũng hay lý học cũng là đạo cả.

Nhật Tâm chưa hiểu về Đạo nên phát biểu như thế là sai đấy.

Thân ái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào bác Vuivui,

Không biết bác có vui òng chỉ bảo cặn kẽ hơn không ạ?

Nhật tâm theo tây học sách vở cũng có thể gọi là đầy đủ, hướng dẫn ứng dụng rõ ràng thấy rằng tự học rất thuận tiện.

Khi tìm hiểu về tri thức Đồng phương thấy rất khó khăn vì tư liệu không rõ ràng. Thời đại internet nếu cố gắng kiếm tài liệu thì cũng không thiếu chỉ có điều nguồn gốc, tính chuẩn mực không rõ ràng chưa kể có nhiều quan điểm khác nhau. Mong là các bậc cao sớm thống nhất, hệ thống về tư liệu và có chỉ dẫn đường đi nước bước để lớp trẻ có thể tự học.

Trân trọng.

Nhật Tâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào bác Vuivui,

Không biết bác có vui òng chỉ bảo cặn kẽ hơn không ạ?

Nhật tâm theo tây học sách vở cũng có thể gọi là đầy đủ, hướng dẫn ứng dụng rõ ràng thấy rằng tự học rất thuận tiện.

Khi tìm hiểu về tri thức Đồng phương thấy rất khó khăn vì tư liệu không rõ ràng. Thời đại internet nếu cố gắng kiếm tài liệu thì cũng không thiếu chỉ có điều nguồn gốc, tính chuẩn mực không rõ ràng chưa kể có nhiều quan điểm khác nhau. Mong là các bậc cao sớm thống nhất, hệ thống về tư liệu và có chỉ dẫn đường đi nước bước để lớp trẻ có thể tự học.

Trân trọng.

Nhật Tâm

Chào Nhật Tâm

Không phải là có vui lòng chỉ bảo hay không, mà là lực bất tòng tâm. Sự bất lực này là do:

-Thực sự lý học đông phương, mà cơ sở là lý âm dương, ngũ hành, khí, đạo rất khó truyền đạt. Tôi có một người bạn, gia đình có truyền thống nho học mấy đời. Bản thân kiến thức đông phương học cũng uyên thâm. Người đó có một cậu học trò nhỏ, mặc dù có thành tích cao và đã trưởng thành về tây học, song có ham thích lý học đông phương. Có thể nói, cậu ta thông minh đỉnh ngộ, có ngộ tính cao. Vậy mà một thời gian khá lâu, tôi và anh bạn đó cố gắng giảng giải. Công phu bỏ ra khó có thể cố gắng được hơn. Cho đến nay, về lý thì không thể chê, hay có thể tìm được lý do gì để chê, hay đánh giá thấp được. Nhưng thực thì không thể thỏa mãn được, nếu chỉ đứng ở góc độ như tây phương học, nghĩa là cho phép người học có khả năng độc lập tư duy, độc lập suy nghĩ và nghiên cứu. Lý học đông phương, xếp theo tầm. Thấp nhất là lý âm dương không phân biệt, tiếp theo là âm dương phân biệt rồi cao nhất là âm dương ngũ hành – phần dịch lý. Qua được phần dịch lý mới tới đạo học. Những môn như Dịch, Tử vi, Thái ất, ...là kết quả của những thành tựu âm dương ngũ hành ở tầng cao và đạo học. Cậu nhỏ đó, đến nay vẫn chưa qua nổi tầng âm dương không phân biệt. Tôi cũng chưa biết làm sao để có thể rút ngắn thời gian truyền đạt, đưa cậu ta đến với những tầng cao nhất để học được những môn như dịch, tử vi, ... Nên có thể hiểu được tìm truyền nhân trong đông phương lý học, thật khó.

-Đông phương lý học có hai hướng tiếp cận.

Hướng thứ nhất, và cũng là phổ biến nhất là nhận thức để ứng dụng. Như học dịch, tử vi, thái ất, phong thủy, ... học để mà ứng dụng, tuy khó khăn, khó hiểu nhưng số người theo đuổi được và thành tài không ít. Học để xem bói, giải quẻ chỉ là cái học của thường nhân. Phàm ai thích đều có thể học được.

Hướng thứ hai là hướng mà rất ít người có thể theo đuổi. Đó là nghiên cứu về đông phương học, trên phương diện lý thuyết và chiêm nghiệm. Về phật pháp thì trở thành cao tăng đắc đạo, về đạo học thì thành chân nhân. Cho dù là như thế, ở họ, cũng chỉ đạt thành những giá trị về chiêm nghiệm, chứ về Lý học thì cả trăm ngàn người đắc đạo, cũng chẳng có mấy ai. Đây là cái lý do chân thực giải thích tại sao lý học đông phương khó phát triển như vậy. Chỉ cần một sai sót nhỏ về nhận thức cũng đã có thể kìm hãm sự phát triển tới hàng trăm năm. Chứ không phải là thất truyền. Nhưng người từng được xem là thánh nhân, cũng đã có những sai lầm về nhận thức lý học, như hiểu sai về âm dương, không hiểu về ngũ hành, ...Do không có thực nghiệm, mà chỉ có chiêm nghiệm. Thực nghiệm thì có thể phổ biến, cho nên tây học khả dĩ nhận thức và phát triển. Chiêm nghiệm thì mang tính cá nhân. Thành thử, sai lầm khó được nhận dạng và khắc phục. Đông phương học vì thế phát triển rất khó khăn.

Đó là hiện tại, chỉ nói đến những khó khăn trực tiếp, chứ chưa nói đến những khó khăn cản trở do việc nhận thức sai lầm, khiến cho hàng bao nhiêu thế hệ mắc lỗi và phát triển sai lạc. Ngay giờ đây cũng đầy rẫy những cái hiểu ngây ngô, sai lạc về lý âm dương. Dù chỉ là ở tầng thấp nhất, cũng đã không có nhận thức đúng đắn, thì làm sao có thể vươn lên tầm cao hơn. Còn muốn nghiên cứu các thành quả của nó. Xin lỗi, hoàn toàn bất khả.

Tây học, để vươn tới đỉnh cao, đòi hỏi phải đi từ thấp tới cao, từ nhỏ đến lớn, tích lũy kiến thức. Tạo nên "những con đường", hay vết hằn sâu trong tư duy. Nhưng ở đông phương học, người học muốn vươn tới đỉnh cao, lại đòi hỏi ngộ tính cao. Nhưng điều kiện ngộ tính cao, thì tư duy "phải như tờ giấy trắng". Như người đông phương thường nói. Tâm phải đạt tới cảnh giới của tĩnh lặng. Chỉ một câu nói, đã có nhiều người phải mất cả đời mới ngộ được nó. Chỉ một châm ngôn, nhiều thế hệ cũng chưa chắc đã thấu triệt. Nói chi đến cả một nền lý học. Cho nên, từ xưa tới nay, có ai dám nói là đã hiểu hết dịch – mới chỉ là dịch thôi.

Không nói đâu xa. Một câu nói của Nhật Tâm, rằng, Tây học hay Lý học, cũng là Đạo cả. Sai một cách căn bản. Chỉ sai ở một từ thôi, mà hỏng hết cả một nhận thức. Tôi để rất lâu không vạch rõ, vậy mà Không có một ai chỉ cho Nhật Tâm cả.

Nay nhân chuyện này mà nói rộng ra như vậy, để thấy cái khó. Như mình tự hào về tây học mà nếu vội "ưỡn ngực" xông pha vào đông phương lý học, thì nên cẩn thận. Nhưng kẻ mà đang được gọi là đông phương học gia, lại mon men vào tây học, cũng phải dè chừng, kẻo mà làm thằng ngố. Thế nên. Muốn cả Tây lẫn Đông, khó lắm thay. Nhưng không phải là không thể. Nên tôi nói, Nhật Tâm, với cái đà này, không sớm thì muộn cũng tẩu hỏa nhập ma. Thành thực khuyên Nhật Tâm, muốn học đông phương lý học, hãy học ở Chu Hy làm căn bản bước đầu.

Tôi đã trao chìa khóa cho Nhật Tâm ở trên rồi. Nay đưa thêm cho Nhật Tâm cẩm nang. Nếu Nhật Tâm thực sự có thể nghiên cứu lý học, bằng tư duy tây phương mà không thể sử dụng được chìa khóa, không thể hiểu được cẩm nang. Thì không nên liều lĩnh. Cậu nhỏ mà Tôi dạy nắm bắt được chìa khóa và cẩm nang này rất nhanh đó.

Cẩm nang: (Chú ý chữ màu xanh)

Tây học và Lý học đều Đạo. Chứ không được nói, Tây học và Lý học đều Đạo.

Thân ái.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay