phoenix

Chuyện “thầy” phong thuỷ miệt vườn

8 bài viết trong chủ đề này

Chuyện “thầy” phong thuỷ miệt vườn

Là người từng thiết kế và thi công nhà, tôi xin phép không đề cập đến phong thuỷ một cách “chính thống” ở đây, mà chỉ chia sẻ vài mẩu chuyện dở khóc dở cười xung quanh chuyện…dở hơi của “phong thuỷ nửa vời”. Hy vọng qua đó có thể giúp được nhiều người khi quyết định một việc rất hệ trọng của đời người: xây cất nhà

Posted Image

Cầu thang phải “vẽ” thêm một bậc chẳng giống ai cho phù hợp với cách đếm của “thầy” trong một căn nhà ở Trà Vinh

180 độ... xoay!

Anh chị khách hàng của tôi ở Trà Vinh là người tin phong thuỷ và đã trải qua nhiều lần xây nhà. Sau gần hai tháng tiếp xúc trao đổi, tôi mới hoàn chỉnh phương án thiết kế và bản vẽ. Theo đó, tôi bố trí miệng bếp theo hướng đông, phù hợp với kiến trúc căn nhà và được xem là hợp với chủ nhà (cũng là hướng đã được tuân thủ trong ngôi nhà trước đây của họ theo chỉ dẫn của một “thầy” chuyên coi việc cất nhà khá nổi tiếng ở địa phương). Tất cả diễn ra suôn sẻ và sẽ không có sự cố nếu không có một “thầy phong thuỷ” được mời đến sau đó.

Anh chị chủ nhà cho biết thầy này khá nổi tiếng ở TP.HCM. Tuy nhiên, khi được đề nghị tham vấn từ đầu, thầy đã không chịu “dời gót ngọc” đến Trà Vinh xem đất, mà chỉ nhận tư vấn qua... điện thoại. Thầy cho biết đã từng coi hướng cất nhà, mở văn phòng và rất nhiều người trong số đó hiện đã thành đạt, đang ăn nên làm ra. Qua điện thoại, thầy bảo cứ thiết kế “vô tư”, đến ngày khởi công thầy chỉ việc xuống xem qua một tí là được! Ngày khởi công, khi nghe chủ nhà trình bày phương án bố trí, thầy phán: “Bếp để hướng này là không ổn! Miệng bếp phải quay về... hướng tây!”. Nghĩa là, hướng bếp theo “trường phái” của thầy phải xoay 180 độ so với hướng bếp thiết kế theo “trường phái” của thầy địa phương.

Nhà bếp vốn không đủ rộng, không thể “cứ vô tư, lật qua lật lại là được” như đề xuất của thầy. Phương án thiết kế vì vậy phá sản! Ngày khởi công phải dời lại. Anh chị chủ nhà lục đục, “chiến tranh” có nguy cơ nổ ra. Thầy lên xe về thành phố, bỏ lại ngổn ngang công trường!

Phóng lao nên phải theo... “thầy”!

Một khách hàng khác của tôi vốn là giáo viên, gia đình có người làm việc trong ngành xây dựng. Khi họ định cất nhà, tôi được mời đến tư vấn thiết kế. Nhưng rồi tôi đã dội ra vì chủ nhà đưa cho bản thiết kế mặt bằng do thầy tự vẽ ra, trên đó thể hiện phòng ốc đầy rẫy “số đen”, “số đỏ” và chi chít các cung mệnh được cho là hợp với gia chủ và các thành viên trong nhà. Điều kiện thầy đưa ra cho chủ nhà là buộc người thiết kế nhất nhất tuân thủ bản vẽ của thầy.

Posted Image

Cùng dãy phố, nhưng nhà này so với nhà kia phải “nhô ra hơn một chút, cao hơn một chút (một cục gạch cũng được)” là “xúi quẩy” của không ít thầy phong thuỷ!

Vấn đề sẽ không đến nỗi tồi tệ nếu như “bản vẽ” của thầy chỉ có giá trị tham khảo hoặc nếu không cũng không quá phi khoa học như vậy. Theo đó, hằng ngày người chủ nhà này phải đi vào nhà một cách... vòng vèo, tuyệt nhiên không được vào cửa chính, mà phải bằng lối phụ dưới... đáy cầu thang! Ngoài ra, theo bản vẽ thầy đã “binh” thì không hề có một chút diện tích phụ, chủ nhà đã không thể “cựa quậy” gì thêm trong cái không gian... nhà phố trên mảnh đất dự kiến cất biệt thự vườn! Đất rộng là thế, nhưng diện tích cất nhà được thầy ấn định một cách chi li, nhà vệ sinh chỉ vỏn vẹn trên dưới 2,2 mét vuông cho tất cả các phòng, kể cả phòng chính. Sự phân tích, tư vấn nghề nghiệp của tôi hoàn toàn không có tác dụng khi chủ nhà nói cùng với việc đưa ra “phương án thiết kế”, thầy còn bảo đảm: “Cứ làm theo thầy, ngày khởi công bạc tỉ sẽ có trong tay!”. Đỉnh điểm của sự hài hước là khi chủ nhà buột miệng nói với tôi rằng hiện chưa có tiền, nhưng “bấm bụng” làm đại vì “Thầy này giỏi lắm, nhiều người tin thầy lắm!”. Đến nước này, tôi phải hỏi: “Cô không chơi chứng khoán, không kinh doanh bất động sản, vé số trúng bạc tỉ cũng không còn phát hành nữa, mà cô cũng không chơi vé số. Vậy tiền tỉ ở đâu ra?”...

Đồng nghiệp của tôi nghe chuyện đều cho rằng đây có vẻ đang là “mốt” trong ngành xây dựng hiện nay, là chuyện buồn cho người hành nghề thiết kế, và cho chính chủ nhà. Có không ít chủ nhà cả tin phải rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười, thậm chí vỡ nợ vì lỡ trót phóng lao nên phải theo… thầy! Có người cắc cớ hỏi: “Nếu giỏi vậy, sao thầy không vẽ nhà cho chính mình để ngày khởi công lấy tiền tỉ, mà đi xem cho người khác chỉ để nhận ít tiền công?”.

Khi thầy... phán!

Sau khi khảo sát hiện trạng một ngôi nhà phố, một “thầy miệt vườn” đã tư vấn cho chủ nhà cần phải cải tạo ngôi nhà ngay lập tức với chiều cao hơn nhà bên cạnh một chút, “cao hơn... một cục gạch cũng được”! Tuy là dãy phố hiện hữu vốn được yêu cầu xây dựng bằng mặt phố, nhưng thầy vẫn cứ bảo phải ốp đá loại dày cho nhô ra hơn nhà kế bên, như vậy làm ăn mới khá!

Posted Image

Theo không ít thầy, hành lang từ trước vào nhà sau phải luôn bên tay trái, tức phía trước nhìn vào (!?)

Bấy lâu nay, hai hộ cùng buôn bán chung một mặt hàng, vào ra vốn dĩ va chạm xích mích như lẽ thường trong cuộc sống hay gặp phải. Nhưng từ sau tư vấn của thầy, hai căn nhà liền kề trong dãy phố vốn hài hoà nay bắt đầu “chỏi” nhau thấy rõ. Đợi thân chủ của thầy cải tạo nhà xong, hộ kế bên lập tức tự cơi nới (chấp nhận bị phạt do không xin được giấy phép), tất nhiên lần này phải “gác” trở lại bên kia bằng việc nâng mái nhà cao hơn hộ trước... hai cục gạch. Chủ hộ cho biết thực ra không có ý định làm bởi nhà không nhiều người, nhà cũ vốn khá rộng ở vẫn không hết, nhưng vẫn phải làm vì “mỗi lần ra vào nhìn họ là... thấy ghét!”.

Lần nọ, ngôi nhà của anh bạn tôi được giới nghề nghiệp đánh giá cao nhờ bố trí khá hợp lý về công năng sử dụng, hài hoà về màu sắc, có phong cách về kiến trúc. Tiến độ hoàn thiện nhà đang vào giai đoạn gấp rút để bàn giao. Không ít người đi ngang thấy nhà đẹp xin vào tham khảo cho ngôi nhà tương lai của mình. Một hôm, nhóm người bà con của chủ nhà ở quê ra đến tham quan, trong đó có một thầy chuyên coi việc cất nhà, ngày cưới hỏi đám tiệc...

Đi một vòng nhà, trong khi nhiều người khen thì thầy phán những câu “chết người”! Theo thầy, tất cả việc bố trí của người thiết kế là... “sai”, từ cầu thang cho đến hướng bếp, từ lối vào nhà sau đến số bậc cầu thang... Và “kết luận” nhà này xây xong sẽ làm ăn không ổn, tốn hao tài lực, con cái bất kính... cùng những phán đoán sặc mùi mê tín khác! Chủ nhà đùng đùng nổi giận, dù đủ tế nhị nhưng đã không đủ bình tĩnh nên vội vàng... tiễn “vị thầy” không mời mà đến này!

Những trường hợp nêu trên nên được xem như một cảnh báo về mặt trái của phong thuỷ trong đời sống hiện nay. Với những ai đang có ý định cất nhà, lời khuyên đưa ra là phải biết “miễn nhiễm” với những tư vấn, những “chống chỉ định” vô lý dễ dẫn đến những mối bất hoà không đáng có không chỉ đối với chính gia đình mình mà còn cả với láng giềng. Cái gọi là “công thức” được đưa ra bởi rất nhiều “thầy miệt vườn” mà phong thuỷ thực sự tuyệt nhiên không hề có và không hề muốn đạt tới.

Bài và ảnh: KTS Lê Công Sĩ (Trà Vinh)

Posted Image

Hướng lên cầu thang là một trong những “chống chỉ định” của thầy: có “trường phái” buộc đi lên ngược chiều kim đồng hồ, có “trường phái” buộc phải ngược lại

Posted Image

Phần tường không hoàn thiện này là “sản phẩm” của thầy phong thuỷ, hai chủ hộ liền kề không hợp tác với nhau

Đó là một trong những câu chuyện éo le khi KTS "gặp" mấy thầy phong thủy trời ơi. Kiến trúc sư khổ, gia chủ khổ và đôi khi hàng xóm cũng khổ vì mấy thầy phong thủy trời ơi này. Ngoài ra còn có những bài viết khác về phong thủy của các kiến trúc sư nhiều kinh nghiệm. Mời bạn đọc trên Kiến trúc & Đời sống số 29, có trên các sạp báo ngày thứ tư, 3.9.2008.

Nguồn: http://www.sgtt.com.vn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin cảm ơn kỹ sư tác giả bài viết vì câu nói sau:

Là người từng thiết kế và thi công nhà, tôi xin phép không đề cập đến phong thuỷ một cách “chính thống” ở đây, mà chỉ chia sẻ vài mẩu chuyện dở khóc dở cười xung quanh chuyện…dở hơi của “phong thuỷ nửa vời”. Hy vọng qua đó có thể giúp được nhiều người khi quyết định một việc rất hệ trọng của đời người: xây cất nhà

Phong thủy Lạc Việt thuộc đẳng cấp phong thủy chính thống, tất nhiên chẳng rơi vào bất cứ một trường hợp tiểu xảo như những điều đã nêu trong bài viết này. Cụ thể từng trường hợp được minh họa bằng hình như sau:

1) Cầu thang phải “vẽ” thêm một bậc chẳng giống ai cho phù hợp với cách đếm của “thầy” trong một căn nhà ở Trà Vinh

Posted Image

Trong trường hợp này Phong thủy Lạc Việt chỉ cần thêm một tấm nệm.

*

2) Cùng dãy phố, nhưng nhà này so với nhà kia phải “nhô ra hơn một chút, cao hơn một chút (một cục gạch cũng được)” là “xúi quẩy” của không ít thầy phong thuỷ!

Posted Image

Phong thủy Lạc Việt không chấp nhận

* Kiểu thiết kế chiến lũy - tường có trang trí những ô nhỏ, có hoặc không có hoa văn - giống lỗ châu mai.

* Kiểu thiết kế phá cách gây mất cân bằng Âm Dương như mặt tiền hai nhà này.

* Nhô lên, hay thụt vào đến 10 cục gạch chỉ là tiểu xảo đối với yếu tố quyết định thành bại và phong thủy Lạc Việt coi trọng việc hài hòa Âm Dương.

*

3) Theo không ít thầy, hành lang từ trước vào nhà sau phải luôn bên tay trái, tức phía trước nhìn vào (!?)

Posted Image

Tính hài hòa giữa các cấu trúc toàn bộ căn nhà và cảnh quan là yếu tố quan trọng của Phong Thủy Lạc Việt, cửa bên phải hay bên trái tùy thuộc vào yếu tố này và không bắt buộc chỉ đặt bên trái hay phải.

Phong thủy Lạc Việt không chấp nhận thiết kể có những hang hốc trong nhà - sẽ gây khí tù trong các cấu trúc này và bất lợi, thí dụ những miếng lam trên bàn thờ ông Địa sẽ không có trong thiết kế của Phong Thủy Lạc Việt.

*

4)

Hướng lên cầu thang là một trong những “chống chỉ định” của thầy: có “trường phái” buộc đi lên ngược chiều kim đồng hồ, có “trường phái” buộc phải ngược lại

Posted Image

Hướng lên cấu thang theo phong thủy Lạc Việt tùy thuộc vào tuổi chủ nhà và không bắt buộc phải ngược hay thuận chiều kim đồng hồ - nó tùy thuộc vào cảnh quan của căn nhà sao cho hài hòa nhất và tránh tạo tù khí dưới chân cầu thang.

*

5)

Phần tường không hoàn thiện này là “sản phẩm” của thầy phong thuỷ, hai chủ hộ liền kề không hợp tác với nhau

Posted Image

Phong Thủy Lạc Việt không chấp nhận mọi sự thiếu hoàn thiện từ hình thức đến nội dung. Sẽ không bao giờ có phần tường không nham nhở vì sẽ gây tạp khí bất lợi cho ngay chính gia chủ và ảnh hưởng xung quanh. Phong thủy Lạc Việt cũng không bao giờ chấp nhận thiết kế tầng thượng như trong hình này: Dương Vượng Âm suy

*

Anh chị em và quí vị quan tâm thân mến

1) Phong thủy Lạc Việt được phân biệt với Phong Thủy có nguồn gốc từ cổ thư chữ Hán chính ở chỗ ứng dụng nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt". Không ứng dụng nguyên lý căn để này không được phép nhân danh phong thủy Lạc Việt dù dưới bất cứ điều kiện nào và là ai, cái gì.

2) Phong thủy Lạc Việt không phải là một trường phái, mà là một phương pháp kiến trúc có hệ thống, nhất quán theo nguyên lý căn để "Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt" với phương pháp luận của lý thuyết thống nhất Âm Dương Ngũ hành.

3) Phong thủy Lạc Việt trân trọng tất cả những tri thức còn lại trong dân gian, hoặc được ghi nhận trong các bản văn chữ Hán cổ, nhưng hiệu chỉnh và ứng dụng trên cơ sở nguyên lý căn để: "Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt".

4) Phong thủy Lạc Việt không mâu thuẫn với bất cứ một tri thức tiên tiến nào trong phương pháp kỹ thuật kiến trúc và xây dựng hiên đại của nhân loại - bây giờ và mai sau - mà những tri thức kỹ thuật trong kiến trúc xây dựng hiện đại - bây giờ và mai sau - là những tri thức ứng dụng thực tế trên nguyên lý của Phong thủy Lạc Việt. Có thể những nguyên lý thẩm mỹ của phong thủy Lạc Việt trong kiến trúc mâu thuẫn với quan niệm thẩm mỹ của từng cá nhân hoặc tập thể kiến trúc sư, nhưng không mâu thuẫn về phương pháp kỹ thuật kiến trúc và xây dựng.

Cụ thể Phong thủy Lạc Việt không chấp nhận kiểu tầng thượng sau đây vì quan niệm vẻ đẹp cấn đối và hài hòa Âm Dương:

Posted Image

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Sứ kính mến,

Trong trường hợp vì điều kiện thi công khó khăn khiến cho căn nhà không thể tô trát toàn diện phần tường bao ngoài thì sẽ ảnh hưởng thế nào đến sự hài hòa theo quan điểm của PTLV? Nếu khắc phục thì có giải pháp nào không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Sứ kính mến,

Trong trường hợp vì điều kiện thi công khó khăn khiến cho căn nhà không thể tô trát toàn diện phần tường bao ngoài thì sẽ ảnh hưởng thế nào đến sự hài hòa theo quan điểm của PTLV? Nếu khắc phục thì có giải pháp nào không?

Nội sự khó khăn là nguyên nhân không tô trát được hoàn chỉnh đã nói lên hiện trang khó khăn của gia chủ và chính hình thức nửa vời đó sẽ phản ánh sự khó khăn của gia chủ ngay từ khả năng tư duy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nội sự khó khăn là nguyên nhân không tô trát được hoàn chỉnh đã nói lên hiện trang khó khăn của gia chủ và chính hình thức nửa vời đó sẽ phản ánh sự khó khăn của gia chủ ngay từ khả năng tư duy.

Không có cách khắc phục hả chú Thiên Sứ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không có cách khắc phục hả chú Thiên Sứ?

Khắc phục bằng cách tô trát cho hoàn chỉnh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khắc phục bằng cách tô trát cho hoàn chỉnh.

Vậy là việc "không thể tô trát" đồng nghĩa chấp nhận khiếm khuyết xấu về phong thủy hay là khiếm khuyết không chấp nhận được về tư duy, thưa chú?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vậy là việc "không thể tô trát" đồng nghĩa chấp nhận khiếm khuyết xấu về phong thủy hay là khiếm khuyết không chấp nhận được về tư duy, thưa chú?

Việc "không thể tô trát" đồng nghĩa chấp nhận khiếm khuyết xấu về phong thủy!

Share this post


Link to post
Share on other sites