Guest Phapvan

TIÊN HIỀN DANH LUẬN

20 bài viết trong chủ đề này

KHẢO VỀ TỬ BÌNH NGUYÊN LƯU

(Vạn Súc Ngô soạn)

"Ngày nay, khi nói về mệnh chỉ lấy Tử Bình làm mẫu. Tử Bình là gì?"

"Theo câu nói: Trời mở ở Ty, T‎y là chuyên vị của Thủy đứng đầu địa chi, nguyên thủ trong ngũ hành, sinh ở thiên nhất, hợp ở bắc phương, gặp Bình thì ngưng lại, mà gặp Khảm thì chảy. Đấy là nghĩa của việc dùng Ty – tử. Lại như người đời dùng cái cân để đo vật, lấy chữ Bình làm chuẩn, quả cân chỉ nặng nhẹ, tức là không có cân “được” bình, không cân bằng. Người ta sinh trong đời cũng như nhập vào Bát tự để coi đó là khí tiên thiên, ví như cái cân vậy. Phân tích rõ thì năm sinh ví như quả cân, giờ sinh ví như đầu cán cân, tháng sinh ví với đề cương, ngày ví với cái Kim chỉ độ lượng khắc trên đòn cân.

Bát tự lấy ngày làm chủ. Nếu Tài Quan Ấn Thực được vượng tướng, can ngày đánh giá trị độ số vượng tướng, như quả cân tương ứng với đòn cân vật thì mệnh đó giàu và sang. Nếu Tài Quan Ấn Thực vượng tướng, can ngày đánh giá trị chỗ hưu tù, như lấy quả cân không ứng với đòn cân đồ vật thì cái cân đó không cân bằng thì mệnh đó phải theo nghèo hèn. Nếu Tài Quan Ấn Thực hưu tù, ngày can chỉ độ vượng tướng, lại như nếu quả cân quá nặng không ứng với đòn cân vật nhẹ thì cái cân cũng lại không được cân bằng thì mệnh đó bị hoạn nạn.

Giả sử ba cái vô khí, ngày chủ hưu tù thì mệnh chắc phải nghèo hèn hoặc phải chết non. Vậy dùng sự bình là chỉ nghĩa vậy. Kinh nói: Tiên thiên thái quá thì hậu thiên tiêu diệt luôn Tiên thiên, Tiên thiên bất cập thì Hậu thiên bổ túc cho Tiên thiên. Tiên thiên, Hậu thiên không thái quá, không bất cập thì tự nhiên phải có sự cân bằng.

Vận hạn là Hậu thiên. Nếu như Tiên thiên Bát tự, can ngày chủ vượng tướng thái quá là nghi vận hành hưu suy, làm khí bị phát tiết. Còn can ngày chủ lại hưu tù bất cập là nghi vận hành vượng tướng, khí được sinh phù. Hai điều trên là hợp nghi lại thì có phúc hỷ kiêm toàn. Ta đem ví điều đó với nhà làm thuốc, bổ tả hợp nghi thì tật bệnh tự chữa hết. Nếu can ngày quá vượng, lại vận hành vượng, can ngày quá suy, lại vận hành suy, thái quá bất cập tất có nếu không phát sinh tai hại thì cũng bị mệnh bạc. vận hành 10 năm mới chuyển tức nhiên cùng thông có thể biết, đều do sự hưng suy của đại vận. Lấy họa phúc nghiệm vào hàng năm thì thấy vinh khổ qu‎ tiện ra sao, tức là khoa Tử Bình cung cấp điều kiện đủ để biết rõ, tức cũng phải luận Tiên thiên và Hậu thiên mới rõ.

Tử Bình là chữ có liên hệ với ông Từ Cư Dị. Ngày nay khi nói chuyện về mệnh đều lấy chữ Từ Bình như là một phương pháp xưa nhất. khảo sát tập sách Trạc Anh bút ky thì Tử Bình họ Từ, tên là Cư Dị, tên chữ là Tử Bình, người xứ Đông Hải, biệt hiệu Sa Điền tiên sinh lại xưng Bồng Lai Tẩu (Ông già đất Bồng Lai) ẩn ở động Tây Đường Phong dãy Thái Hoa.

Khoa Tử Bình lấy năm tháng ngày giờ sinh, tìm Lộc mệnh, hoàn toàn lấy cái cân bằng trung hòa. Thực ra khoa này có từ thời Chiến quốc do Lạc Lục Tử Tam Mệnh Tiêu Tức phú mà đời cho là ông đã sáng tác, đọc kỹ lối hành văn thì thấy đó là người đời sau ngụy soạn ra, không thực là do Lạc Lục Tử chân truyền. Đồng thời với Lạc Lục Tử còn có Quỷ Cốc Tử. Đời Hán có Đổng Trọng Thư, Tư Mã Quy Chủ, Đông Phương Sóc, Nghiêm Quân Bình. Thời Tam Quốc có Quản lộc. Đời Tấn có Quách Phác. Đời Bắc Tề có Ngụy Định. Đời Dường có Viên Thiên Cang, Tăng Nhất Hành, L‎y Mật học trò của Ly Hư Trung. Tất cả các vị trên đây đều là tổ của khoa thuật Tử Bình.

L‎y Mật thường xuất du, được Quản Lạc cho quyển sách tên là Thiên Dương Quyết, lại được Nhất Hành truyền cho sách Đồng Bạt êu chỉ, nổi tiếng về đoán lành dữ rất đúng. Ly Mật đem tất cả truyền cho L‎y Hư Trung để suy diễn thêm đem dùng.

Lạc Lục Tử lấy năm làm chủ. Ly Hư Trung lấy ngày làm chủ. Như vậy khoa Tử Bình đã biến thể một lần. vào đời Ngũ Đại có Ma Y đạo giả, Hy Dy tiên sinh. Đoàn lớp người theo Tử Bình, nhất là theo thuật pháp của Ly Hư Trung mà thêm bớt thay đổi, chuyên chú vào Ngũ hành, không để ‎ vào nạp âm. Thế là lại có sự biến đổi một lần nữa về khoa Tử Bình. Đời Tống Hiếu Tông Thuần Hy, có Hoài Nam thuật sĩ, hiệu là Xung Hư Tử rất giỏi về thuật này, được người đương thời kính trọng. Thời này có Tảng Đạo Hồng dược mật truyền. Vào đời tàn Đường thì khoa này ít được truyền nên người đời ít biết nguyên lai mà chỉ nói trắng ra là Tử Bình mà thôi và chỉ biết tên một người là Từ Đại Thăng được Đạo Hồng truyền mật cho, và người đời nay còn lưu giữ được bộ sách Tam Mệnh Uyên Nguyên. Sách này luận về Định Chân, nhưng nguyên bản hầu như đã thay đổi hết.

Đến đời nhà Minh làm lại lịch, đã thay đổi sắp xếp lại lịch pháp. Nên dù chỉ qua một trăm năm mà thuyết về thuật số cũng hoàn toàn đổi khác. Nay thấy Từ Đại Thăng tính về trước thì Tử Bình đã có trên 300 năm, khoa này không biết biến đổi bao nhiêu lần. Nếu nói được là Từ Đại Thăng mới được chân truyền thì cứ xét mấy thiên sách của ông cũng không ra ngoài Minh Thông phú, chỉ có từ ngữ đổi chút ít, mà nguyên l‎ phú cũng giống như độc đắc của Đại Thăng."

(lược) ……………….

………………

"Chỉ căn cứ vào luận mệnh của ông Tử Bình, chuyên chú vào ngũ hành không chú trọng vào thuyết nạp âm. Như vậy cũng chưa chắc đã tận tường được mệnh nếu ta loại bỏ cái thuyết nạp âm như đã nói ở trước."

(Theo sách Tân Mệnh L‎y Thám Nguyên. Viên Thụ - 1915. Dịch giả: GS. Nguyễn Đoàn Tuân. NXB Tổng hợp TP.HCM 2007. Trang 224 – 226)

Phapvan

Share this post


Link to post
Share on other sites

bài tham khảo của phapvan hay lắm.

môn tử bình này vậy là thay đổi nhiều quá.

ngang có thấy một phái lấy ngày Đông chí làm năm mới, không phải từ Lập xuân.

còn dùng nạp âm cho 4 trụ thì cũng có phái dùng, từ đó mới tính ra ngũ hành thiếu,

nên thử qua 1 thí dụ cụ thể thì mới kiểm được

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đời Dường có Viên Thiên Cang, Tăng Nhất Hành, L‎y Mật học trò của Ly Hư Trung. Tất cả các vị trên đây đều là tổ của khoa thuật Tử Bình.

L‎y Mật thường xuất du, được Quản Lạc cho quyển sách tên là Thiên Dương Quyết, lại được Nhất Hành truyền cho sách Đồng Bạt êu chỉ, nổi tiếng về đoán lành dữ rất đúng. Ly Mật đem tất cả truyền cho L‎y Hư Trung để suy diễn thêm đem dùng. Đoạn này lùng bùng quá ... :unsure:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ly Mật có học trò là Ly Hư Trung hay ngược lại? Chắc là dịch nhầm thôi, theo đoạn sau thì biết Ly Hư Trung là hậu bối, vậy được rồi.

Ngoài ra, còn nhiều chữ khó hiểu, ngẫm lại mới thấy:

1. "Theo câu nói: Trời mở ở Ty, T‎y là chuyên vị của Thủy đứng đầu địa chi" , phải là Trời mở ở (địa chi Tý đứng đầu)

2. "gặp Bình thì ngưng lại", ??? Bình là gì ???

3. "Hai điều trên là hợp nghi lại thì có phúc hỷ kiêm toàn." ??? nghi là gì ???

4. "vinh khổ qu‎ tiện", chắc là vinh khổ quý tiện

ai biết?

Share this post


Link to post
Share on other sites

KHẢO VỀ TỬ BÌNH NGUYÊN LƯU

(Vạn Súc Ngô soạn)

"Ngày nay, khi nói về mệnh chỉ lấy Tử Bình làm mẫu. Tử Bình là gì?"

"Theo câu nói: Trời mở ở Ty, T‎y là chuyên vị của Thủy đứng đầu địa chi, nguyên thủ trong ngũ hành, sinh ở thiên nhất, hợp ở bắc phương, gặp Bình thì ngưng lại, mà gặp Khảm thì chảy. Đấy là nghĩa của việc dùng Ty – tử. Lại như người đời dùng cái cân để đo vật, lấy chữ Bình làm chuẩn, quả cân chỉ nặng nhẹ, tức là không có cân “được” bình, không cân bằng,...."

Chữ "bình" này, có lẽ được xuất phát từ Lạc Thư:

Bắc bình Nam, Tây bình Đông

Thuỷ bình Hỏa, Kim bình Mộc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

bài tham khảo của phapvan hay lắm.

môn tử bình này vậy là thay đổi nhiều quá.

ngang có thấy một phái lấy ngày Đông chí làm năm mới, không phải từ Lập xuân.

còn dùng nạp âm cho 4 trụ thì cũng có phái dùng, từ đó mới tính ra ngũ hành thiếu,

nên thử qua 1 thí dụ cụ thể thì mới kiểm được

Lịch cổ Lạc Việt từ hơn 3000 năm BC lấy tháng chứa Đông chí làm tháng đầu năm. Bởi vậy, ngày nay tháng Tý dân Việt gọi là tháng Một (Tháng 11), Sửu/ Chạp (12) , Dần/ Giêng, Mão/ Hai...vv...

Đó là lý do Tử bình cổ lấy Đông Chí làm đầu năm.

Theo lịch Thái Ất, các tháng Một - Chạp - Giêng thuận tự làm tháng đầu năm, cứ hơn 6000 năm thì thay đổi một lần tùy thuộc vào vị trí sao Bắc đẩu. Đó là lý do mà các tháng nhuận không bao giờ rơi vào ba tháng Một - Chạp - Giêng. Điều này cho thấy qui ước làm lịch phải có - ít nhất - từ 6000 x 3 = 18. 000 năm trước. Lúc ấy, các quốc gia cổ đại nhất - theo quan niệm của văn minh nhân loại hiện đại - đang còn chưa được hân hạnh "Ở trần đóng khô" và chắc cũng chưa thành lập "liên minh 15 bộ lạc" :rolleyes: .

Việc có trường phái lấy ngày Đông chí làm ngày đầu năm, cho thấy môn Tử Bình có từ lâu lắm rồi - tất nhiên thuộc về văn minh Lạc Việt ở nam Dương Tử - các tác giả nói ở trên chỉ là người giỏi về môn này, hoặc là người phát huy mà thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn Tiến Tùng có lý, ở đây "lùng bùng" nhiều quá.

Hỡi bạn Phapvan có thể đính chính hoặc giải nghĩa lại được không ??? Và nên thêm nữa về lịch sử của môn nầy đi.

Ới bạn ngang, cũng "lùng bùng" quá. Môn phái nào lấy tiết đông chí làm mốc năm mới thế ??? Lại còn có phái chỉ dùng nạp âm cho Tứ trụ để tính thừa thiếu của ngũ hành !? Hình như bạn cũng có nhiều kinh nghiệm và bề dầy về môn nầy. Bật mí chút cho mọi người cùng mở rộng tầm mắt.

Còn chữ "Bình" ??? Mong mọi người cùng "Bình".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn Tiến Tùng có lý, ở đây "lùng bùng" nhiều quá.

Hỡi bạn Phapvan có thể đính chính hoặc giải nghĩa lại được không ??? Và nên thêm nữa về lịch sử của môn nầy đi.

Ới bạn ngang, cũng "lùng bùng" quá. Môn phái nào lấy tiết đông chí làm mốc năm mới thế ??? Lại còn có phái chỉ dùng nạp âm cho Tứ trụ để tính thừa thiếu của ngũ hành !? Hình như bạn cũng có nhiều kinh nghiệm và bề dầy về môn nầy. Bật mí chút cho mọi người cùng mở rộng tầm mắt.

Còn chữ "Bình" ??? Mong mọi người cùng "Bình".

Hay quá, chủ đề TỬ BÌNH BÁT TỰ đang dần được sinh động thêm.

Cảm ơn cuti1.

Share this post


Link to post
Share on other sites

có những người chỉ biết có mỗi một ông Thiệu vĩ hoa thì nói chuyện với họ chỉ tổ lùng bùng lình bình thêm!

:lol:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Thieukim

có những người chỉ biết có mỗi một ông Thiệu vĩ hoa thì nói chuyện với họ chỉ tổ lùng bùng lình bình thêm!

:lol:

Cũng có khi " trong cái rủi có cái may" đấy chứ bạn. Như các cụ nói " đa thư loạn mục", với lý học phương đông khởi đầu tiếp cận mà đã có một đống sách thì đúng là bị tình trạng "loạn mục" ngay,ví như đứa trẻ vừa đi học mới biết đọc và ham đọc chữ .Bố mẹ vội vàng lôi một đống sách của chương trình từ cấp I đến cấp III về cho nó và nó cắm đầu đọc loạn lên thì có khi còn không thi lên lớp 2 được ấy chứ.

Kính bạn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn Liêm Trinh thân mến,

Rất tiếc trên đời này lại có nhiều "bậc cha mẹ" như bạn nói. Không hiểu họ như vậy là khôn hay là dại, là ngu hay là thông minh nữa.

Nhưng theo cách nhìn của tui thì rõ ràng là thuộc loại ngu hết cả phần của người khác.

Hết thuốc chữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu biết có thằng con gọi là nghịch tặc chửi cả người già người trẻ thì chẳng thà bóp mũi nó từ khi mới sanh ra đời là hơn, cho nó học chữ nào là mất chữ đó, làm gì có chuyện "đa thư loạn mục" hả bạn Liêm Trinh kính mến ? :rolleyes:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rất tiếc trên đời này lại có nhiều "bậc cha mẹ" như bạn nói. Không hiểu họ như vậy là khôn hay là dại, là ngu hay là thông minh nữa.

Nhưng theo cách nhìn của tui thì rõ ràng là thuộc loại ngu hết cả phần của người khác.

Hết thuốc chữa.

Hết thuốc chữa thật!!!!!!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào bạn

Nếu biết có thằng con gọi là nghịch tặc chửi cả người già người trẻ thì chẳng thà bóp mũi nó từ khi mới sanh ra đời là hơn, cho nó học chữ nào là mất chữ đó, làm gì có chuyện "đa thư loạn mục" hả bạn Liêm Trinh kính mến ? :rolleyes:

Ấy, bạn thiếu kim "phúc nào phận nấy" nếu "chẳng thà bóp mũi nó " thì là đại bất nhân bất ngiax rồi, vi phạm pháp luật trầm trọng, nên gửi nó vào trại giáo dưỡng, chắc với khoa học giáo dục và phương thức quản lý phù hợp thì sau thời gian dài sẽ làm nó thay đổi ý nghĩ.

Kính bạn

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bạn Liêm Trinh nói đúng, thực sự ra thì "chẳng thà bóp mũi nó" là một câu nói than trời than đất của ông bà cha mẹ mà thôi, chứ ai nỡ làm cái chuyện vừa phi pháp vừa bất nhân như vậy. Sinh được 1 đứa con là trời cho, nhưng cũng tại đất không lành, thời không tới, ngũ hành không đủ nên đâm ra chướng!

cũng hi vọng với thời gian khi thằng con hỗn láo đó bị cháu nội chửi lại mới sáng mắt ra, còn bây giờ hiện tại thì không có thuốc gì chữa nó được cả.

thân kính

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hay !!! bạn thieukim,

Sách có câu: "tiên trách kỷ, hậu trách nhân". Tại sao tự bạn, nếu như bạn ở trường hợp nầy, hoặc các bậc "phụ hynh" đó không tự trách mình hay xem lại bản thân đi, rằng mình làm như vậy là đúng hay chưa. Đừng vội đổ lỗi cho thằng con vì này vì nọ. Và cũng đừng mong là cháu nội cháu chửi, bởi vì thằng cháu nội nó chửi thì cả tổ tông 18 đời nó cũng sẽ lôi ra. Vậy là bạn hoặc các bậc phụ huynh đó có tránh nổi không ???

Rõ thật là "họ nhà tôm đội cứt lên đầu". Không hiểu tui nghe thấy câu nầy ở đâu rùi nhỉ ? Nhưng khi thấy bạn thieukim trình bày thì chợt nó hiện ra sừng sững trước mặt tui.

Thấy cũng đúng !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hết thuốc chữa thật !!!!!!!!

Nơi đâu có bóng cậu này thì sẽ có tì vết trong đạo đức và luận bàn học thuật.

Trách ai cơ chứ? Sự kiếm khuyết của giáo dục ở nhà trường hay chính trong gia đình người này?

Share this post


Link to post
Share on other sites

thieukim thân mến,

Bạn thấy tui ở đâu có vấn đề về đạo đức và luận bàn học thuật thế ??? Còn học thuật thì tui mới học khoảng chừng 2 - 3 năm nên chắc cũng có nhiều điều chưa hoặc không đúng. Cũng mong được bạn chỉ dạy thêm nhiều, nếu như bạn thực sự có trình độ về học thuật. Còn về phần "Đạo đức" từ bạn thì xin cám ơn nha, hổng dám đâu.

Nơi đây tui mới tới, thiết nghĩ cũng chưa có điều gì không phải với ai về vấn đề đạo đức. Còn về học thuật thì nguyện học hỏi là chính nên chắc cũng không có chuyện gì như bạn nói đâu.

Chúc vui.

Share this post


Link to post
Share on other sites

đúng là ở diễn này này cậu chưa chửi ông già nào là "m..d.." cả, nhưng thấy bóng ních của cậu thì đúng là ai cũng liên tưởng nhớ tới chuyện đó, vì nó xảy ra quá ồn ào, diễn đàn Lý học VN có bao nhiêu đâu mà không biết?

ngựa non háu đá như cậu thì ai cũng chừa, chỉ có là chừa trước hay chừa sau mà thôi.

Cũng mong được bạn chỉ dạy thêm nhiều, nếu như bạn thực sự có trình độ về học thuật. Còn về phần "Đạo đức" từ bạn thì xin cám ơn nha, hổng dám đâu.

Hãy đọc lại các câu trên cậu viết coi, vế sau là đá vế đầu rồi, tuy muốn tỏ ra rất là kiêm nhường nhưng cái mùi háu đá nó hăng vô tội vạ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

@ thieukim

Bạn trẻ có nhầm lẫm gì hông đây ??? Có cần tui gửi cho vài sợi râu cằm để tết làm vòng tay đeo chơi hông ???

Tui chưa hề chửi ông già nào như bạn nói cả, còn trẻ thì chắc chắn có nhiều rùi, như cỡ bạn dzậy.

Hay ! "Ngựa non háu đá". Muốn làm "ngựa non" thì phải "háu đá". Cám ơn đã cho biết thêm câu Ranh ngôn nầy.

Share this post


Link to post
Share on other sites