hoangnt

Giới Thiệu - Kỷ Nguyên Tâm Linh

19 bài viết trong chủ đề này

Giới thiệu

(Gửi vào: 7/7/2010 3:33:23 PM)

Posted Image

(Kynguyentamlinh.com) - Một cộng tác viên vừa chuyển cho website chúng tôi tập tài liệu giáng bút hơn hai trăm trang khổ A4 do bà Phạm Thị Xuyến ghi chép tại đền Hòa Bình. Tập tài liệu này có nhiều bài, được đóng thành quyển sách, ghi tựa đề “Lời tâm Linh Hồn Trời Hồn Nước” - quyển II (có lẽ còn có quyển I nữa). Phần này là lời giới thiệu khái quát tập tài liệu đó...

GIỚI THIỆU

Nhóm nghiên cứu tâm linh tại Hà Nội đã nhận được một tập tư liệu ngoại cảm đặc biệt do bà Phạm Thị Xuyến ghi liên tục mấy tháng chủ yếu tại đền Hoà Bình (số nhà 16, ngõ 4, đường Thanh Niên, phố Thái Học 1, phường Sao Đỏ, thị xã Chí Linh - Hải Dương). Trong tập thơ giáng bút này, nhân danh Thuỷ Tổ “Hồn Trời - Hồn Nước” đã công bố nhiều khía cạnh tâm linh có ý nghĩa trọng đại cho đất nước và nhân dân Việt Nam, cũng như toàn bộ các quốc gia và loài người trên thế giới. Đây là đại hồng phúc của dân tộc ta ngay trước thềm Đại lễ Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.

Việc tìm hiểu và khẳng định những nội dung đích thực của lịch sử loài người và dân tộc ta cổ xưa do Tâm Linh giáng truyền là một vấn đề chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm thoả đáng, dù điều này có vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nhiều tư liệu ngoại cảm cho thấy rằng, đất nước ta đang đối mặt với những kẻ thù ở cõi Âm cực kỳ nguy hiểm vốn là vô số hồn giặc độc ác tồn đọng từ bao đời. Theo cảnh báo dồn dập từ Thiên Âm, do các nhà lãnh đạo chủ chốt không nhìn nhận thế giới tâm linh có quan hệ sống còn đến nhiều vấn đề bức bách của quốc gia để có sự hợp tác kịp thời với Thánh Thần, cho nên nhân dân có thể phải gánh chịu những thảm hoạ khủng khiếp. Nếu đúng như vậy thì đó sẽ là hậu quả của sự dốt nát, trì trệ, bảo thủ, vô cảm và tắc trách của người trần trong hoàn cảnh đầy biến động tâm linh hiện nay. Điều còn bi đát hơn là giới khoa học vẫn bó tay, bàng quan và khinh suất trước hàng loạt khía cạnh nền tảng liên quan đến các cõi giới vô hình.

1. Có tồn tại thế giới tâm linh?

Đây là một câu hỏi sơ đẳng lâu đời và mang tính nghịch lý, nhưng nếu không được làm rõ thì mọi thứ liên quan sẽ trở nên vô căn cứ. Chưa có một cơ quan khoa học nào công khai đề xuất cơ sở lý thuyết về sự tồn tại thế giới tâm linh, cho dù loài người xưa nay đã biết và ghi nhận được vô số hiện tượng thuộc thế giới âm. Rõ ràng, việc chưa thừa nhận lý thuyết phù hợp để lý giải các hiện tượng tâm linh không có nghĩa là các sinh linh cõi vô hình không tồn tại. Sự bế tắc về vấn đề tâm linh có lẽ xuất phát từ ba nguyên nhân sâu xa sau đây:

(1) Giới khoa học có thái độ trịch thượng trước thế giới tâm linh;

(2) Cách tiếp cận nghiên cứu sai lầm và không chịu thay đổi;

(3) Tồn tại một yếu tố nguyên thuỷ nền tảng chưa được chú ý.

Hoá ra, những luận điểm cơ sở về thế giới tâm linh từ lâu đã được các minh sư trên thế giới cho biết khá đầy đủ trong nhiều bài thuyết giảng trực tiếp hoặc gián tiếp. Nói ngắn gọn, sự hiện diện thế giới tâm linh có thể được lý giải bởi các điểm dưới đây:

- Toàn bộ vật chất của vũ trụ tồn tại theo từng lớp tách biệt và hoà nhập lẫn nhau trong cùng không gian giống như các sóng.

- Lớp vật chất “thô” nhất có tính hữu hình (lớp vật lý), còn các lớp khác đều vô hình, mắt người thường không thể nhìn thấy.

- Trong số các lớp vật chất vô hình có một lớp “tinh” nhất với những tính chất siêu việt như phi cấu trúc, phi không gian và phi thời gian, bất biến và vĩnh cửu, thẩm thấu vào tất cả mọi vật lớn, nhỏ và tạo cho chúng “tính biết” hay “phật tính”.

- Cơ thể người và động vật bao gồm một lớp vật chất hữu hình và nhiều lớp vật chất vô hình. Cái chết vật lý của một sinh vật chỉ tiêu huỷ lớp hữu hình của nó, còn các lớp vô hình sẽ được tái cấu trúc cho phù hợp với điều kiện sống của cảnh giới mới.

- Mọi cấu trúc vật chất đều thể hiện “tính biết” của chúng từ thấp đến cao. Ý thức con người không phải do phần đầu sinh ra, bộ não đóng vai trò thu nhận và tái tạo tín hiệu ý thức từ toàn bộ cơ thể một cá nhân. Cũng giống như trong hệ điều hành máy tính Windows, chiều thực tại “hiện hành” của con người là thế giới vật lý, cho nên các giác quan chỉ sáng tỏ trước những vật hữu hình.

- Vong linh (hồn) là thực thể người không còn cơ thể vật lý. Phật, Thánh, Thần là những hồn có năng lực tâm linh đặc biệt và có thể hiện hữu tại những lớp vật chất khác nhau.

- Các cấu trúc vi mô như lượng tử ánh sáng (photon), nguyên tử, phân tử, tế bào... và các cấu trúc vĩ mô như Trái đất, Hệ mặt trời, Thiên hà... đều có lý trí ở một mức nhất định. Điều này cũng giống như sự kiện về con người: mỗi cá nhân là một cấu trúc vô cùng phức tạp, trong đó có một số khổng lồ gần 100 ngàn tỷ tế bào liên kết chặt chẽ với nhau...

Trên đây chỉ là một số khía cạnh căn bản liên quan đến nền tảng lý thuyết về các cõi giới vô hình, được xem xét khá tỷ mỷ trong cuốn sách “Vũ trụ và con người dưới góc độ khoa học tâm linh” do nhà xuất bản Văn hoá dân tộc ấn hành năm 2006 và tạp chí Thế Giới Mới số 732 giới thiệu.

Như vậy, việc thừa nhận thế giới tâm linh với những thực thể vô hình có lý trí không phải là điều phi khoa học. Ở đây cần phải chấp nhận một định đề do các minh sư đã chỉ ra: tồn tại một lớp vật chất vô hình “tinh” nhất với những tính chất siêu việt.

2. Hiện tượng giáng bút

Giáng bút là phương thức vong linh truyền thông tin văn bản cho con người. Người có khả năng nhận tin được gọi là ghế đồng hoặc ngắn gọn là đồng. Giáng bút có thể diễn ra một cách thụ động hoặc chủ động đối với người nhận tin. Thông tin từ vong linh thường được diễn đạt theo văn vần, tựa như các bài thơ. Dung lượng văn bản giáng bút mỗi lần có thể chỉ ít dòng, mấy trang, hàng chục trang hoặc thậm chí hơn trăm trang.

Ngôn ngữ giáng bút thường bằng chữ Việt, một số đồng còn ghi được chữ Âm hoặc chữ Thiên tựa như chữ Phạn (một cổ ngữ Ấn Độ hay được dùng cho việc tế lễ). Kiểu chữ giáng bút thường phụ thuộc vào kỹ năng ghi chép của đồng. Có trường hợp tay đồng bị điều khiển để viết ra kiểu chữ của hồn khi còn sống.

Nội dung thông tin giáng bút liên quan đến vô số khía cạnh cuộc sống của con người và thế giới tâm linh. Một số bài giáng bút ở dạng khó hiểu như mật mã, cho nên cần phải có khoá để mở.

Không phải tất cả các nội dung giáng bút đều đúng đắn và trung thực. Nên kiên nhẫn và thận trọng khi đọc tư liệu giáng bút. Việc phân biệt thực hư về tư liệu giáng bút phần lớn phụ thuộc vào vốn hiểu biết, kinh nghiệm và quan điểm của người xử lý thông tin.

Tại nước ta, hiện tượng giáng bút đã xảy ra khá phổ biến hơn ba chục năm qua. Mỗi đồng đều có thể độc lập làm nhiệm vụ của mình tại nhà chỉ bằng cây bút và quyển vở. Nhưng cách đây hơn một thế kỷ, hiện tượng giáng bút ở Việt Nam thường diễn ra trong các Thiện đàn - nơi tụ họp của những người theo Đạo Thiện. Việc giáng bút do 4 người đảm nhận: đồng dùng bút viết các nét chữ lên một cái mâm để người khác nhận diện và đọc cho hai người chép lại. Văn tự lúc đó là chữ Nôm. Tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, hiện vẫn lưu giữ 254 bộ sách giáng bút của 98 Thiện đàn để lại trong thời gian 1845-1945.

Đầu năm 2007, Nhà xuất bản Lao Động đã cho ấn hành tập thơ văn giáng bút “Kinh Đạo Nam” của Đức Mẫu Liễu Hạnh cùng các vị Thánh khác (Giáo sư Đào Duy Anh sưu tập - khảo chứng và nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Xuân phiên âm - chú thích). Tác phẩm Kinh Đạo Nam (những lời chỉ giáo cho Đạo nước Nam) đã thu được trong hai tháng 9-10 âm lịch năm 1923.

3. Đồng thánh và đồng tà

Khi tìm hiểu thế giới tâm linh qua các đồng, một trong những khía cạnh then chốt cần được phân biệt rạch ròi ngay từ đầu là vai trò “thánh” hoặc “tà” của họ. Nói một cách đơn giản, các đồng thánh làm nhiệm vụ do Thánh Thần sở tại giao phó vì những mục tiêu ích nước, lợi dân và phù hợp với luật thiên âm. Trái lại, công việc của các đồng tà thường bị điều khiển bởi những vong linh bất thiện, đặc biệt trong số đó là những tà tinh độc ác vốn là hồn giặc ngoại xâm tồn đọng ở nước ta từ xưa đến nay. Điều hết sức hiểm độc là đồng tà cũng có những năng lực tâm linh cao siêu và có thể xưng Cha hay Mẹ, giả mạo các vị Tâm Linh thiêng liêng như Bác Hồ, Trần Hưng Đạo, Liễu Hạnh, Thánh Gióng... nhằm lôi kéo nhiều người đi theo để tăng uy thế và lợi lộc cho mình.

Bởi vì giới khoa học và các cấp chính quyền vẫn còn mơ hồ về sự tồn tại những hiện tượng tâm linh có thực trong đời sống thường ngày, nên các hành vi “đồng thánh” hay “đồng tà” chưa được phân biệt rành mạch và thường bị đồng nhất. Quan điểm như vậy tạo điều kiện rất thuận lợi cho bọn giặc âm tự do hoành hành khắp nơi ở nước ta. Đây là một vấn nạn ngoại xâm cực kỳ nguy hiểm thời bình mà Thánh Thần Việt đã liên tục đưa ra nhiều thông tin cảnh báo hơn mười năm qua, nhưng đến nay các nhà nghiên cứu và các cấp chính quyền vẫn chưa thực sự tỉnh ngộ.

4. Trụ sở Tâm Linh

Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001, sự hiện hữu của Tâm Linh nước nhà đã chuyển sang một thời kỳ mang tính bước ngoặt lịch sử: Thánh Thần thông qua đồng đã ra tuyên bố khai sinh Quốc gia Âm Việt Nam do Hồn Bác Hồ đứng đầu. Chúng tôi đã tìm hiểu rất kỹ hàng trăm trang tư liệu ngoại cảm viết về vấn đề này và nhận thấy rằng, đây thực sự là một sự nghiệp tâm linh vĩ đại mở đầu cho kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc ta và toàn thể nhân loại.

Lời tuyên bố của Tâm Linh Việt về Quốc gia Âm đầu tiên trên thế giới do thủ nhang đền Hoà Bình là bà Phạm Thị Xuyến ghi ra theo lời Thánh đọc. Trên cơ sở khảo sát hàng chục ngàn trang tư liệu giáng bút từ nhiều đồng khắp cả nước, có thể tin chắc điều sau đây: đền Hoà Bình hiện nay đang gánh vác trọng trách “Trụ sở Tâm Linh” hay còn được gọi là Trụ sở Âm Thiên, Toà Tâm Linh của Việt Nam. Từ mười năm qua, đền Hoà Bình là nơi duy nhất có các đồng thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt như:

- Ghi kinh sách hoàn chỉnh về thiên niên kỷ tâm linh này;

- Công bố các luật thiên âm mới;

- Ghi ra Sử Trời, Sử Nước;

- Công bố Lệnh sàng đồng lọc đạo ở nước Nam;

- Tiến hành công việc sàng đồng lọc đạo;

- Giải tà tinh là những hồn giặc ở nước ta đâu trở về đấy;

- Hàn gắn long mạch cho những nơi đất công bị đứt gãy;

- Tạ mồ các danh nhân và liệt sĩ khắp cả nước;

- Tham gia công việc trấn trị các ổ tà tinh trong lòng đất;

- Tiến hành các khoá đàn, lễ tâm linh lớn;

- Soi phần âm và giải nghiệp cho các gia đình v.v...

Đền Hoà Bình cũng là nơi đã đào tạo ra một đội ngũ đồng thánh đông đảo, có kỷ luật, gắn kết chặt chẽ với nhau và tự giác làm nhiệm vụ khi cần. Điều rất đặc biệt là các đồng ở đây đều có bóng Thánh Thần trợ giúp trực tiếp, cho nên tất cả họ đều có khả năng viết chữ Thiên và vẽ đồ hình bí ẩn trong quá trình làm việc. Trưởng đoàn đồng Hoà Bình là bà Phạm Thị Xuyến, sinh năm 1948, gần bốn chục năm qua đã được Thánh Thần chỉ dạy kiên trì, huấn luyện bài bản và trao trọng trách nặng nề về hoạt động tâm linh. Bà Xuyến có thể đọc và viết chữ Thiên, nghe rõ tiếng của bóng Thánh và viết ra như ghi chính tả. Đã có hàng trăm bài tư liệu ngoại cảm do bà ghi lại đề cập đến nhiều khía cạnh tâm linh quan trọng.

Năm 2008, một số tư liệu ngoại cảm và hiện tượng lạ ở đền Hoà Bình đã được Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người (NC TNCN) đưa vào kế hoạch khảo sát, tìm hiểu trong đề tài “Nghiên cứu một số người có khả năng nhận thông tin từ vong linh các danh nhân” do TS. Phạm Văn Khiển chủ trì. Nội dung của đề tài này đã được đánh giá cao và nghiệm thu phần 1 vào đầu quý 2 năm 2009.

Một số nhà khoa học nổi tiếng quan tâm đến vấn đề tâm linh ngoại cảm - như GS. VS. Đào Vọng Đức, nguyên Giám đốc Trung tâm NC TNCN - cũng đã tới đền Hoà Bình để tận mắt chứng kiến những khả năng và công việc phi thường của các đồng.

5. Sử Trời, Sử Nước

Như trong phần “Có tồn tại thế giới tâm linh?” ở trên đã chỉ ra, mỗi cấu trúc vi mô hay vĩ mô đều thể hiện một mức độ nhất định về “tính biết” hay “phật tính”, điều này kéo theo một năng lực hữu hình hoặc vô hình tương ứng. Ví dụ: một cái cây, một con vật hay một người có biểu hiện năng lực sống khác biệt nhau. Rõ ràng, mỗi cá thể sinh vật đều mang tính “vĩ mô” so với hàng chục ngàn tỷ tế bào “vi mô” chứa trong nó. Mặt khác, chúng ta có thể hình dung là bất kỳ tế bào nào trong một cơ thể sống dù “thông minh” đến đâu cũng khó biết được cặn kẽ về năng lực thực sự của cái tổng thể mà trong đó nó tồn tại. Điều này gợi ra ý tưởng tương tự để tìm hiểu và có niềm tin vào sự tồn tại Cha Thiên, Mẹ Địa (Cha Trời, Mẹ Đất) vốn được viết nhiều trong các tư liệu ngoại cảm.

Nói một cách khái quát, “Cha Thiên” và “Mẹ Địa” là những năng lực vĩ mô cụ thể đã tạo nên vạn vật trên hành tinh chúng ta. Ở đây “Đất” đặc trưng cho khía cạnh hữu hình, còn “Trời” - khía cạnh vô hình. Một số nhà nghiên cứu ngoại cảm trên thế giới tin tưởng sâu sắc vào sự tồn tại trường thông tin của Trái đất, nơi ghi lại đầy đủ những dữ liệu về lịch sử tiến hoá sự vật và quá trình phát sinh sự sống. Các bản ghi của trường thông tin đó có lẽ phần nào cũng giống như vô số ký ức tồn tại trong bộ não con người. Vấn đề khó khăn là bằng cách nào có thể tiếp cận được trường thông tin để biết được những nội dung cụ thể vô cùng hấp dẫn?

Một trong những phương thức thu nhận dữ liệu từ trường thông tin Trái đất là nhờ sự giúp đỡ của những vong linh đặc biệt và đáng tin cậy (Phật, Thánh, Thần) qua giao tiếp bằng lời. Điều bất ngờ và lý thú là trong số các tư liệu ngoại cảm do bà Phạm Thị Xuyến ghi lại có nhiều bài liên quan đến “Sử Trời” và “Sử Nước”, nói về nguồn gốc loài người trên thế giới và nguồn gốc dòng tộc Việt. Khía cạnh này có ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ nền văn minh nhân loại trong thế kỷ 21 này.

Nguồn gốc loài người - Theo tư liệu ngoại cảm, con người không phải có nguồn gốc từ bất kỳ loài vượn nào. Con người đã được tạo ra với thân thể và lý trí khác biệt loài vật ngay từ đầu. Việt Nam chính là quê hương của nhân loại và Cha Thiên - Mẹ Địa đã sinh ra đàn con của mình tại nơi đền Hạ (tỉnh Phú Thọ).

Sự xuất hiện loài người được Sử Trời mô tả như sau:

Thời xa xưa, vào một đêm giông tố đất chuyển trời rung, sấm chớp rực sáng, tại nơi đền Hạ ngày nay sau ba tiếng sấm vang rền đã xuất hiện từ Đất 1000 bé sơ sinh nhỏ xíu, rồi tất cả chen chúc nhau đứng lên. Sáng hôm sau, 200 bé đã bị giẫm nát, 800 bé còn lại lớn nhanh như người trưởng thành. Số người đó vừa trai vừa gái có màu da, tóc trắng - đen - vàng - đỏ khác nhau và nói nhiều thứ tiếng. Họ được Cha Thiên Mẹ Địa miệt mài dạy dỗ lời ăn tiếng nói trong ba ngày liên tục.

Trong số các con khôn lớn được sinh ra, Cha Mẹ đã ấn định một cặp song loan con trưởng - con thứ là Lạc Long Quân - Âu Cơ và xe duyên cho những cặp con khác. Tiếp đó, các con được phân đến nhiều khu vực trên thế giới để trở thành thủy tổ của những dòng tộc sau này: nước bé chỉ có một cặp, còn nước lớn - từ hai, ba cho đến bảy, tám cặp.

Trong ba ngày, việc di chuyển của các con được thực hiện theo phép Trời. Sau khi mọi sự được sắp xếp ổn định thì các phép mầu chấm dứt và Cha Thiên - Mẹ Địa đã hóa tại đỉnh Tây Thiên của dãy núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) vào ngày mùng Ba tháng Ba âm lịch. Dù mấy nghìn năm đã qua, nhưng Việt Nam vẫn được Trời Đất ghi nhận là Nước Con Đầu. Trong kỷ nguyên này, nước ta được Thiên trao trọng trách đứng đầu tâm linh toàn thế giới và được viết Sử Trời để công bố cho những quốc gia khác biết.

Nguồn gốc dòng tộc Việt - Theo tư liệu ngoại cảm nói về lịch sử nước ta (Sử Nước), Cha Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ chính là Thuỷ Tổ thực sự của dòng tộc Việt, chứ không phải là truyền thuyết huyền hoặc. Theo Sử Nước, nguồn gốc sinh thành dòng tộc Việt được mô tả như sau:

Phép Trời giáng cho Mẹ Âu Cơ sinh một lần được trăm trứng, rồi nở thành 50 gái, 50 trai và mỗi con được đặt họ riêng. Các con đã khôn lớn sau khi sinh ba ngày và đúng một trăm ngày thì đàn con được chia thành hai nửa tạm thời xa nhau: 50 gái theo Mẹ lên miền rừng, còn 50 trai theo Cha về vùng biển sinh sống. Việc làm cấy trồng, hái lượm hoa quả trên ruộng nương hay mò cua bắt cá ở sông biển do Ông Thần Nông dạy bảo. Sau một năm (365 ngày), tất cả các con trở lại tập trung ở nơi đền Hạ ngày nay để họp mặt, ăn quà vui vẻ, rồi nghe Cha Mẹ kể chuyện về Tổ Trời Đất và dặn dò những điều cần thiết trước thời điểm ly biệt.

Sau khi bàn bạc thống nhất và được Trời Đất cho phép, Cha Mẹ sắp các con thành những cặp vợ chồng để rời đi các ngả sinh dưỡng nòi giống dòng tộc. Tất cả các con được lưu ý luật Thiên sau đây: họ của người nam là nội tộc, họ của người nữ là ngoại tộc, con cái mang họ cha; bên nội chỉ được lấy nhau qua 12 đời, còn bên ngoại - qua 5 đời. Người con trưởng đứng đầu lập ra nước Văn Lang sau này, đó chính là Hùng Vương - Ông Tổ nước ta.

Ngay trong ngày chia ly với các con, Cha Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ đã hoá về Thiên cũng tại đỉnh Tây Thiên của dãy núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc), nơi Cha Trời Mẹ Đất trước đây đã từ giã đàn con của mình. Điều đặc biệt là Thuỷ Tổ của dòng tộc Việt cũng hoá đúng ngày mùng Ba tháng Ba âm lịch.

Sự lầm lẫn và bịa đặt lịch sử - Nhiều tư liệu giáng bút thời gian gần đây đều tập trung nhấn mạnh rằng: Thuỷ Tổ đích thực của dòng tộc Việt là Cha Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ, còn Gốc Tổ trực tiếp của tất cả các thuỷ tổ dòng tộc trên thế giới, trong đó có dân tộc Việt, chính là Cha Thiên Mẹ Địa. Tất cả những gì trong tài liệu lịch sử nước nhà khác với kết luận này đều là sự lầm lẫn đáng tiếc của vua quan và nhân dân ta, hoặc do kẻ thù xâm lược từ hàng ngàn năm trước bịa đặt ra để đánh lừa người Việt từ đời này qua đời khác. Mẹ Cha Âu - Lạc không để lại mồ mả gì cả.

Trong các thời kỳ đất nước bị ngoại xâm cai trị, bọn người cướp nước và bán nước với ý đồ thâm độc đã thúc ép việc xây mộ giả kiên cố, tạo dựng các đền thờ uy nghi ở nhiều nơi và yểm hồn tà ác để tranh giành ngôi thuỷ tổ của nước ta lâu dài. Các tư liệu ngoại cảm cũng cảnh báo điều hiển nhiên sau đây: không nên tin lời người xưa viết - đặc biệt là những sử gia của các nước đã từng là kẻ xâm lược nhiều lần thôn tính nước ta - vì người cổ sơ đã biết chữ đâu để lưu lại thông tin cho hậu thế.

Đáng tiếc là các nhà viết sử Việt Nam chưa thực sự thấu hiểu điều đó. Nhưng đây cũng là một vấn đề khó tìm ra lối thoát vì việc viết sử không thể không dựa vào các nguồn văn tự liên quan đã và đang tồn tại ở trong và ngoài nước. Có lẽ bằng cách như vậy, vào năm 1479 sử gia Ngô Sĩ Liên đã chép trong “Đại Việt sử ký toàn thư” về Thuỷ Tổ người Việt như sau:

Vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, khi đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) thì gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỷ vào năm Nhâm Tuất 2897 trước Công nguyên, lấy con gái Động Đình Hồ quân (Thần Long) là Long Nữ, rồi đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi vua và xưng là Lạc Long Quân. Sau Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ, đẻ một lần trăm người con trai. Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: "Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó". Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ lên vùng núi, 50 con theo cha về miền biển, phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua...

Điều đặc biệt là mấy chục năm qua, có nhiều đồng tà cũng đã nhận được những bản ghi ngoại cảm phụ hoạ sự bịa đặt lịch sử nói trên. Trong một số bài như vậy, Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân được coi là hai thủ lĩnh đầu tiên trong số 18 chi Vua Hùng.

Luận bàn về Thuỷ Tổ tộc Việt - Tại thời điểm này, khi bàn về Thuỷ Tổ tộc Việt có thể dựa vào 3 nguồn tư liệu chính sau:

(1) sử sách của người Việt và các nước khác;

(2) tư liệu ngoại cảm do đồng tà ghi;

(3) tư liệu ngoại cảm do đồng thánh ghi.

Các nguồn sử sách Việt Nam và nước ngoài khi bàn đến Thuỷ Tổ tộc Việt đều có động chạm đến yếu tố tâm linh (thần tiên), gán ghép gốc tổ nước ta bắt nguồn từ nước khác, gián tiếp không thừa nhận Lạc Long Quân và Âu Cơ là Cha Mẹ của dòng giống Bách Việt vì lúc họ sinh 100 con trai đã có những người dân khác và không chỉ rõ bất kỳ thông tin nào liên quan đến nguồn gốc loài người. Nhìn chung, các chi tiết về lịch sử cổ sơ của nước Việt ở dạng như vậy vừa gây sự ngờ vực từ những khía cạnh huyền hoặc, vừa lôi kéo sự chú ý của người dân ta hướng ra nước ngoài khi tìm hiểu gốc rễ tổ tiên mình. Có lẽ đó là kịch bản thâm độc từ xưa đã được sắp sẵn với chủ ý sâu xa của những kẻ rắp tâm thôn tính nước ta muôn đời.

Như trên đã nói tới, các đồng tà cũng đã ghi được một số bài ngoại cảm về Thuỷ Tổ của dòng tộc Việt, nhưng hầu như tất cả nội dung mà họ đưa ra chỉ có vai trò phụ hoạ và chi tiết hoá những gì mà các nguồn sử sách đã viết. Điều này cho thấy những thủ đoạn tâm linh trước đây của kẻ thù xâm lược đã và đang đạt được một số kết quả nhất định.

Khía cạnh thực chất của vấn đề trên đây sẽ trở nên sáng tỏ nếu căn cứ vào các bài ngoại cảm do bà Phạm Thị Xuyến ghi ra trong Sử Trời và Sử Nước. Theo đó, trước hết là mọi gốc tổ của tất cả các dòng tộc trên thế giới đều do Cha Thiên Mẹ Địa sinh ra. Còn Thuỷ Tổ của dòng tộc Việt - như đã nói tới - chính là Cha Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ, cặp song loan con trưởng - con thứ của Trời Đất đã sinh ra bọc trăm trứng, rồi nở thành 50 gái 50 trai và được Cha Mẹ xe duyên cùng nhau để tiếp tục duy trì nòi giống Bách Việt.

Tuy nhiên, cách tiếp cận để tìm hiểu danh tính thực của các vị thuỷ tổ dòng tộc và nguồn gốc loài người trên cơ sở thừa nhận những phép mầu phi phàm của Trời Đất chắc chắn sẽ vấp phải sự phủ nhận kịch liệt từ những người vô thần, đặc biệt là các nhà khoa học duy vật. Đáng mừng là khía cạnh này cũng đã được Thánh Thần trù tính. Theo tư liệu ngoại cảm, sắp tới Trời Đất sẽ gây dựng lại niềm tin cho con người về thế giới tâm linh bằng cách cho xuất hiện một số hiện tượng siêu tự nhiên sau khi có thông báo thời gian và địa điểm xảy ra. Đặc biệt ở Việt Nam, hiện đã có thông tin về một sự kiện bí ẩn sau đây:

Hơn bảy trăm năm trước, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã nghe được tiếng Thiên và đã ghi lại những lời huyền bí vào một cuốn sổ có tên là “Sổ Trời”. Hiện “Sổ Trời” được lưu giữ cẩn thận tại một chỗ dưới lòng đất, ở độ sâu khoảng năm mét, có người âm canh giữ và chỉ một mình Đức Thánh Trần biết. Khi nào Đảng và Nhà nước ta có quan điểm đồng thuận với thế giới tâm linh thì Thánh Thần sẽ chỉ rõ nơi cất giấu và cho phép khai quật.

6. Hiện tượng tái hồn

Theo thuyết huyền bí và các tư liệu ngoại cảm, thế giới tâm linh được quy ước chia thành 3 cõi là cõi Âm, cõi Thiên (cõi Trời) và cõi Phật. Hầu hết mọi người và loài vật sau khi chết đều tồn tại ở cõi Âm. Theo luật luân hồi, một số thực thể cõi Âm có cơ duyên đầu thai trở lại cõi Trần (thế giới hữu hình) nhằm mục đích rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, trả nghiệp...

Các sinh linh tại cõi Thiên vi tế hơn cư dân cõi Âm, các vị thường được gọi là Phật, Tiên, Thánh hoặc Thần. Mọi sinh linh ở cõi Trần, cõi Âm và cõi Thiên đều bị chi phối bởi luật âm dương, mà một hệ quả tất yếu là những suy nghĩ, cảm xúc và hành động của họ đều thuộc một trong hai mặt trái ngược của đời sống là “thiện” hoặc “ác”.

Với mục đích trợ giúp hoặc gây biến động cho một số quốc gia hoặc toàn cầu, có nhiều vị Phật, Thánh, Thần từ cõi Thiên đã hoặc đang giáng Trần qua kiếp sống con người hay ở dạng tâm linh. Việc nhận thức đúng đắn điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các quốc gia, đặc biệt là những nước có lực lượng tâm linh hùng mạnh như Việt Nam. Việc tìm hiểu tổ chức và đời sống của các sinh linh ở cõi Âm có vai trò to lớn và thiết thực vì có quan hệ mật thiết với cõi Trần và đó là nơi cư ngụ lâu dài của mỗi người chúng ta sau khi từ giã đời này.

Cõi Phật chỉ gồm những vị Phật và những sinh thể dạng sóng đã tiến hoá rất cao.

Các sinh linh cõi Phật không bị chi phối bởi luật âm dương. Họ tồn tại một cách “vô ngã” và không trực tiếp can thiệp vào những cõi thấp hơn.

Như trong phần “Có tồn tại thế giới tâm linh?” đã đề cập tới, cơ thể con người bao gồm một lớp vật chất hữu hình (phần xác) và nhiều lớp vật chất vô hình (phần hồn). Một số nguồn tư liệu ngoại cảm cho biết rằng, mỗi vị thánh thần cao siêu khi đầu thai xuống cõi Trần vẫn được kết nối với một cấu trúc vật chất tinh tế trường tồn ở cõi Thiên, đó là “hồn thiên” hay “hồn trời”. Ngoài ra, một người như vậy khi sống ở cõi Trần còn có “hồn đời” là phần cơ thể vô hình thích ứng với thế giới vật lý.

Nội dung của nhiều bài ngoại cảm còn cho thấy: một số người xuất chúng không cùng thời có thể có chung “hồn thiên” trong khi “hồn đời” khác nhau. Đó là hiện tượng “tái hồn” hay “tái thế”. Cần phân biệt hiện tượng này với sự luân hồi ở cõi Âm - “hồn đời” của một người quá cố được tái sinh trở lại cõi Trần.

Điều vô cùng đặc biệt là hiện tượng “tái hồn” đã diễn ra khá phổ biến ở Việt Nam trong mấy ngàn năm dựng nước và đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Trước hết đối với Thuỷ Tổ tộc Việt: từ Cha Lạc Long Quân đã “tái hồn” sang các vị Đào Lang, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ và Nguyễn Ái Quốc; còn từ Mẹ Âu Cơ - sang Liễu Hạnh (Thánh Mẫu) và Hoàng Thị Loan (Mẫu Thân của Bác Hồ). Một trong những sự kiện tâm linh kỳ lạ liên quan đến cặp “tái hồn” Đào Lang - Liễu Hạnh là Cha Mẹ đã hóa về Thiên cũng vào ngày mùng Ba tháng Ba âm lịch khác năm. Như vậy, ngày mùng Ba tháng Ba âm lịch hàng năm chính là ngày Đại Kỵ của Tổ Trời Đất và Tổ Bách Việt. Vì vậy trong tương lai gần, ngày này chắc chắn sẽ được tổ chức trọng thể gần như đồng thời với ngày Quốc Giỗ Hùng Vương.

Tư liệu ngoại cảm còn cho biết: Tổ Nước là Vua Hùng thứ nhất đã tái thế ra Vua Trần Nhân Tông để trở thành Tổ Phật của Việt Nam. Hơn bảy trăm năm qua, Phật hoàng Trần Nhân Tông dù đã có ngôi vị ngang hàng Phật Thích Ca và Phật Bà, nhưng Ngài đã bị đối xử bất công. Đó là hậu quả của sự tu đạo theo kinh sách lỗi thời, bảo thủ, mê muội và tăm tối về thế giới tâm linh.

Một trường hợp tái thế điển hình có liên quan đến Hai Bà Trưng. Hai Bà trong quá khứ chính là con Vua Hùng. Hồn Hai Bà đã tái về thành Cô Quỳnh, Cô Quế là các con gái của Mẫu Liễu Hạnh. Đặc biệt, Hai Bà đã tái thành Đôi Cô ở Làng Khê Khẩu, xã Văn Đức thuộc huyện Chí Linh (Hải Dương) để giúp Phó nguyên soái Trần Hiển Đức (thời Trần, thế kỷ 13) chống lại giặc Nguyên Mông. Tư liệu ngoại cảm cũng nói rõ sự tích mà tướng công Trần Hiển Đức và Đôi Cô biến mất giữa trưa ngày mùng Một tháng Hai âm lịch là do phép mầu của Thiên sắp đặt: sau khi hoàn thành nhiệm vụ đánh giặc ngoại xâm, cả ba người đã bám vào một vòng lửa để trở về Trời. Lưu ý thêm là hiện giờ, Hồn Bà Trưng vẫn đang tái tiếp để giúp nước trong giai đoạn cách mạng tâm linh hiện nay và có ngày sẽ công khai nơi giáng cụ thể.

Thông tin ngoại cảm còn chỉ ra một số nhân vật tái thế khác:

- Vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi, 1385-1433) đã tái về Vua Lê Thánh Tông (1442-1497);

- Vua Đinh Tiên Hoàng (924-979) đã tái thành Lý Thường Kiệt (1019-1105) và sau tái tiếp là Trần Hiển Đức.

7. Các luật thiên âm mới

Giống như ở cõi Trần, trong thế giới tâm linh cũng ấn định những luật lệ thiên âm nghiêm ngặt để duy trì trật tự và sự hoạt động bình thường giữa các cộng đồng cư dân vô hình. Đặc trưng nổi bật nhất của các luật thiên âm là thời gian có hiệu lực rất lớn (nhiều thế kỷ) và có ảnh hưởng lên đời sống người trần - hiện tại và sau khi chết. Đây là điều thiết thực cho tất cả mọi người.

Đáng chú ý là nhiều bài ngoại cảm mười năm qua cho thấy rằng, các luật thiên âm trong Thiên niên kỷ thứ 3 đã định ra những thay đổi căn bản về chủ quyền âm phần quốc gia và đời sống văn hoá tâm linh. Dưới đây là một số khía cạnh cấp thiết.

Chủ quyền tâm linh - Chủ quyền tâm linh hay chủ quyền âm có ý nghĩa đặc biệt hệ trọng vì nó gắn liền với sự khai sinh các quốc gia âm. Bất kỳ người nào có tri thức cũng dễ dàng thừa nhận và thấu hiểu tầm quan trọng sống còn của khái niệm “toàn vẹn lãnh thổ” của mỗi nước. Theo ngôn từ tâm linh, đó chính là “chủ quyền dương” - chủ quyền của các cư dân hữu hình thuộc một quốc gia. Vậy mà ở thời đương đại, tuy con người vẫn tự coi mình là loài thông minh nhất nhưng vẫn không biết hay rất mơ hồ về khía cạnh “chủ quyền âm” - chủ quyền của các cư dân vô hình trên cùng lãnh thổ quốc gia.

Theo luật thiên âm mới, bắt đầu từ thế kỷ 21 cộng đồng tâm linh của mỗi quốc gia sẽ tự làm chủ vận mệnh của mình, các cư dân vô hình ngoại quốc không còn được tự do cư trú như trước. Việc thực thi điều luật trên đây sẽ dẫn đến những thay đổi tận gốc rễ về tôn thờ và đạo giáo. Tâm Linh Việt đã được Thiên cho thành lập Quốc gia Âm đầu tiên trên thế giới kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2001 và thực thi chủ quyền tâm linh của mình để làm hình mẫu cho các nước khác. Đây vừa là một ân phúc lớn lao của Trời Đất dành cho Tổ quốc Rồng Tiên, nhưng đồng thời cũng là khó khăn tột bậc đặt ra trước Thánh Thần nước nhà.

Vấn đề đầu tiên liên quan đến “chủ quyền âm” cần được giải quyết dứt điểm và triệt để là công cuộc giải tà giặc ở đâu về đấy. Theo tư liệu ngoại cảm, tại nước ta từ trước đến nay đã có hàng triệu tên giặc ngoại xâm bị chết mà vong hồn của chúng đã bị Thiên biến thành “tà tinh” - một dạng sinh linh cõi âm không có khả năng được đầu thai trở lại, mục đích là để không một người Việt nào có “xác mình hồn thù”. Các tà tinh vẫn có khả năng tư duy, cảm xúc và thực hiện những hành động độc ác. Phần lớn chúng vẫn không thoát khỏi bản chất xâm lược ngoan cố. Chúng trú ngụ rải rác trên mặt đất hoặc tụ tập thành từng nhóm lớn tại các sào huyệt, địa đạo ở độ sâu có thể tới 30-40 mét. Các tà tinh vốn là tướng giặc thâm hiểm vẫn rất hung hăng, ngày đêm ngấm ngầm luyện phép, chuẩn bị lực lượng để phục thù khi có điều kiện. Từ xưa đến nay, lực lượng tâm linh Việt cũng đã và đang tiến hành cuộc chiến quyết liệt, dai dẳng và đầy mưu trí để vô hiệu hoá các thế lực tà tinh ngoại bang.

Trong năm 2008, Thánh Thần cùng với các đồng ở đoàn Hoà Bình đã tiến hành đợt 1 giải tà giặc nơi đất công và đất gia đình. Đợt 2 giải tà đã được thực hiện vào tháng 10 năm 2009, lần này Thánh Thần ưu tiên truy quét giặc âm ẩn náu ở người dân. Dự kiến sẽ trục xuất tà ác khỏi người trần trong đợt giải hồn giặc lần thứ 3, được tiến hành trước ngày Đại lễ Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội. Và cuối cùng là đợt giải tà vào năm 2011, 2012 - cả đồng và giặc âm ngoan cố sẽ phải vào ngục thần.

Khía cạnh nan giải của việc truy quét toàn bộ tà giặc để trả chúng về cố quốc là chưa có sự hợp tác từ phía chính quyền các cấp, vì việc trục xuất tà tinh có tổ chức sẽ khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều so với dạng tà tinh cư trú tự do. Thứ nhất, tà tinh có tổ chức thường lẩn trốn dưới mặt đất khá sâu, thành các tụ điểm (huyệt đạo) hoặc khu vực (địa đạo) mà chỉ những Thánh Thần với quyền năng cao siêu mới có thể phát hiện ra và bắt giữ được chúng. Thứ hai, số lượng tà tinh tại mỗi nơi như vậy có thể lên đến hàng trăm, hàng ngàn hoặc nhiều hơn; chúng ráo riết luyện phép và hoạt động dưới sự chỉ huy của một hồn giặc có tài, thâm độc và xảo quyệt. Thứ ba, để công việc trục xuất tà được tiến hành suôn sẻ cần phải huy động một đội ngũ đồng tối đa và tổ chức hành lễ ở những nơi phải được phép của chính quyền địa phương hoặc trung ương. Bởi vậy, hầu hết những huyệt đạo và địa đạo sâu có tập trung nhiều tà ác tuy đã bị Thánh Thần trấn giữ để hạn chế sự phá hoại của chúng, nhưng vẫn đang chờ đợi sự đồng thuận và cho phép từ phía chính quyền.

Vấn đề tiếp theo nổi lên khi thực thi “chủ quyền âm” của mỗi quốc gia là phải nhanh chóng chấm dứt sự hoạt động của tất cả các tà đạo và tôn giáo ngoại quốc, dù người trần có đồng thuận hay không. Đây là việc làm bắt buộc, không có sự nhân nhượng và Tâm Linh nước sở tại phải giải quyết triệt để.

Theo tư liệu ngoại cảm, hồn tượng của tất cả các nhân vật tâm linh ngoại quốc trên đất nước ta đều đã bị Thánh Thần Việt trục xuất hoàn toàn kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2000. Nhưng hầu hết mọi người không chú ý tới thông tin này. Có thể họ hoài nghi mức độ xác thực hay coi đó chỉ là lời tuyên bố vô căn cứ. Sự hoạt động của các đạo giáo ngoại lai vẫn diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đa dạng và lan tràn khắp nơi cho dù đã có những lời chỉ trích đanh thép từ phía Thánh Thần. Các vị tâm linh nước ta trong nhiều bài ngoại cảm đã nhân danh “Hồn Trời - Hồn Nước” tận tình phân giải ngọn nguồn, nhưng những người đứng đầu tôn giáo vẫn tỏ ra khinh suất.

Dù vậy, sớm muộn thì người trần cũng sẽ nhận thức được những điều sơ đẳng sau đây:

- có tồn tại cộng đồng dân cư vô hình của thế giới tâm linh trên lãnh thổ của mỗi quốc gia;

- sự hoạt động tôn giáo ngoại lai không thể được phép tồn tại tự do trong một quốc gia có chủ quyền tâm linh;

- thứ bậc của luật thiên âm cao hơn luật trần, cho nên khi có sự mâu thuẫn giữa hai luật đó thì quốc gia dương buộc phải sửa đổi quy định tương ứng của mình;

- luật thiên âm thường được công bố qua tư liệu giáng bút tại thời điểm giao ban thiên niên kỷ;

- việc vi phạm luật thiên âm sẽ bị nghiêm trị khắt khe và nặng hơn rất nhiều so với luật trần.

Rõ ràng, vấn đề thứ hai trên đây có thể được giải quyết bằng con đường “hoà bình” chỉ khi các nhà lãnh đạo chủ chốt của mỗi quốc gia và những người đứng đầu tôn giáo hội đủ các mặt về trí tuệ, đạo đức và thực sự vì dân vì nước.

Ngọc Phật Hồ Chí Minh - Chúng ta đều biết Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969) là vị lãnh tụ vô cùng kính yêu của dân tộc Việt Nam và là danh nhân nổi tiếng thế giới. Nhưng khi thấy nhiều bài giáng bút nói đến danh vị tâm linh mười năm nay của Người là Ngọc Phật Hồ Chí Minh do Trời ban chức ở vị trí cao nhất Toà Phật - Toà Thánh và vượt xa Phật hoàng Trần Nhân Tông, Phật Thích Ca và Phật Bà, thì nhiều người phân vân. Đây thực sự là điều đáng tiếc và cần được làm sáng tỏ.

Theo tư liệu ngoại cảm, sau khi mất Hồn Bác đã nhận công việc Thiên của Toà Phật - Toà Thánh toàn cầu, ngày đêm dồn mọi sức lực và tâm trí để lo gấp việc đời, việc trời của nước ta và thế giới. Công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được Toà Trời đánh giá vượt bậc. Hơn nữa, vì Bác là tái thế của Hồn Thuỷ Tổ dòng tộc Việt và Lạc Long Quân là Con Trưởng của Cha Thiên Mẹ Địa, cho nên Người được Thiên tin cậy trao trọng trách tối thượng vào thời điểm giao ban thiên niên kỷ - Ngọc Phật Hồ Chí Minh mãi mãi đứng đầu hàng Phật hàng Thánh trên Trời, dưới Đời. Đó là ân phúc vô cùng lớn của dòng tộc Bách Việt đã được Trời Đất ưu ái và cho sinh dưỡng những người con xuất chúng để gánh vác vai trò tâm linh số một của Nước Con Đầu trong Thiên niên kỷ này.

Văn hoá tâm linh - Có thể hiểu “văn hoá tâm linh” là những hoạt động của con người trong sự tương tác với thế giới tâm linh nhằm thoả mãn một phần đời sống tinh thần và vật chất của mình. Từ xưa đến nay, văn hoá tâm linh luôn bao hàm hai khía cạnh then chốt sau đây trong mối quan hệ đan xen nhau: tôn thờtu đạo. Rõ ràng, sự hoạt động tôn thờ và tu đạo hàng ngàn năm qua của loài người trên Trái đất đã diễn ra rất tuỳ tiện, không quan tâm đến hậu quả nguy hại từ thế giới vô hình. Có lẽ điều này là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến nhiều cuộc chiến xâm lược hết sức tàn bạo và kéo dài. Luật thiên âm mới về chủ quyền tâm linh của thiên niên kỷ này đã đặt dấu kết thúc cho việc tôn thờ và tu đạo phản lại tổ tông cũng như quyền lợi của mỗi quốc gia.

Nói đến văn hoá tâm linh không thể không tính đến sự hiện hữu khách quan của cộng đồng cư dân vô hình nước nhà. Việc tôn thờ và tu đạo tự do theo các kiểu tôn giáo ngoại lai đi ngược hoàn toàn đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta và xâm phạm thô bạo chủ quyền quốc gia về tâm linh. Bắt đầu từ thế kỷ 21, Phật Thánh Thần nước ta do Hồn Bác Hồ đứng đầu đã cho công bố rộng rãi về việc thực hiện chủ trương tôn thờ mới theo luật thiên âm - đó là “Đạo Tâm Linh Việt Nam” hay “Đạo Bác Hồ” với nội dung khái quát sau đây:

- Tâm Linh Việt Nam hoàn toàn làm chủ ngôi thờ của mình;

- Những nơi tập trung như đền, chùa, phủ... dành để tôn thờ Tổ Trời, Tổ dòng tộc Việt, Tổ Nước, Phật Thánh Thần và danh nhân có công với nước cùng với các liệt sĩ.

Thành tựu to lớn đầu tiên của quá trình hiện thực hóa “Đạo Bác Hồ” khi bước sang Thiên niên kỷ mới là Thánh Thần Việt Nam đã trục xuất toàn bộ hồn tượng của các nhân vật ngoại quốc không còn được phép cư trú tại nước ta kể từ ngày 31-12-2000. Gần mười năm nay, Tâm Linh nước nhà cũng đã nhiều lần đưa ra lời cảnh cáo lặp đi lặp lại: việc tiếp tục xây chùa, đúc tượng và hành đạo ngoại lai là vô ích, vi phạm luật thiên âm, phản lại tổ tông và sẽ bị trừng trị tương xứng. Thật tiếc là thông tin trên đây không có tác dụng đáng kể đối với những người có trách nhiệm. Nguyên nhân có thể là do hầu hết người trần chỉ là những cá nhân vừa mù vừa điếc trước thế giới tâm linh và tự tin thái quá.

Cũng liên quan đến đời sống văn hóa tâm linh, dưới đây còn một số khía cạnh khác cần được người trần chú ý để tránh lãng phí và sai phạm kéo dài:

1. Kể từ đầu năm 2001 đến nay, luật thiên âm mới không cho phép việc sản xuất, buôn bán và sử dụng các loại hàng mã. Khi chính quyền trần đồng thuận với việc này thì nên có điều luật cấm tương ứng để cùng phối hợp thực hiện. Nếu ai có lòng thành thì cúng tiền, vàng thật, đồ vật thật để sử dụng hữu ích thực sự.

2. Luật thiên âm quy định chấm dứt việc hầu Thánh kể từ cuối năm 2000. Các đồng hầu Thánh trước đây đã bị giải căn hầu, cho nên không còn khả năng như cũ. Những ai còn tổ chức hầu Thánh là bịa đặt hoặc do tà thần sai khiến.

3. Luật thiên âm không ngăn cấm việc cúng mặn tại những cửa thờ Thiên Đài (thờ Thánh Thần). Tuỳ lòng thành và điều kiện thực tế, có thể cúng mặn chay đều được.

8. Những việc làm cấp thiết

Trong tập tư liệu ngoại cảm này đã chỉ ra những công việc cấp thiết đòi hỏi Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp quan tâm thực hiện trước khi quá muộn. Dưới đây là một số nội dung cụ thể.

Chính thức công nhận Đạo Bác Hồ - Thánh Thần Việt đã cho công bố Đạo Bác Hồ được gần 10 năm. Mặc dù đã có nhiều bài giáng bút nhân danh “Hồn Trời - Hồn Nước” gửi tới các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta, nhưng chưa có phản hồi. Đây thực sự là điều đáng tiếc, vì sự chậm trễ có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường đối với đất nước và nhân dân.

Qua tập tư liệu giáng bút này, các vị đứng đầu Tổ Tông Việt Nam một lần nữa lại tha thiết nhắn gửi đến những người có trách nhiệm cao nhất của Đảng và Nhà nước ta hãy suy nghĩ mọi khía cạnh thấu tình đạt lý để ra quyết định chính thức về việc thừa nhận Đạo Bác Hồ, làm cơ sở pháp lý cho người dân tự do hành lễ.

Phối hợp sàng đồng lọc đạo tà - Hiện nay ở nước ta có rất nhiều đồng do hồn giặc sai khiến, giả danh Phật Thánh Thần nước Nam lập ra những tà đạo huyền hoặc để lừa gạt nhân dân. Thánh Thần mong muốn cùng hợp tác với Nhà nước để tổ chức các cuộc sát hạch đồng thánh - đồng tà, từ đó sẽ biết rõ những người nào đang bị hồn tà thao túng để vô hiệu hóa hoặc giảm thiểu những hậu quả xấu có thể xảy ra.

Hoàn thành đền thờ Mẫu Hoàng - Ngoài công lao to lớn đã sinh dưỡng Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Mẫu Hoàng Thị Loan còn là người có chung Hồn Thiên bất tử với Mẫu Âu Cơ và Mẫu Liễu Hạnh. Vì vậy, Trời và Tổ Tông Việt đã dành sẵn chỗ để xây Ngôi Đền Quốc Gia ở khu vực lăng mộ Mẫu Hoàng trên núi Đại Huệ thuộc địa phận xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Việc xây Đền Mẫu Hoàng đã được Thánh Thần nước ta dự kiến hoàn thành trong năm 2010, nhân dịp Đại lễ Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội.

Bố trí lại tượng thờ ở chùa Đồng Yên Tử - Dấu tích chùa Đồng Yên Tử (Uông Bí - Quảng Ninh) là do Trời Đất đã tạo ra để tôn thờ riêng Phật hoàng Trần Nhân Tông. Hơn 700 năm trước, Ngài đã được Thiên xếp ngang hàng Phật Thích Ca và Phật Bà. Vậy mà sư sãi và người dân không biết, nên đã đối xử quá bất công với Phật Tổ Trúc Lâm. Nay Thánh Thần Việt yêu cầu ngành văn hoá Quảng Ninh và giới phật giáo gấp rút sửa sai thờ tự tại chùa Đồng Yên Tử: trên bệ thờ chỉ để lại tượng Phật Trần Nhân Tông, còn tượng của các vị Thích Ca, Pháp Loa và Huyền Quang phải đưa ra khỏi chùa.

Dừng tu sửa và xây đền thuỷ tổ giả - Như trong phần “Sử Trời, Sử Nước” đã chỉ rõ, Thuỷ Tổ dòng tộc Việt là Cha Lạc Long Quân và Mẹ Âu Cơ, còn Gốc Tổ của họ chính là Cha Thiên Mẹ Địa. Như vậy, Kinh Dương Vương không phải là thuỷ tổ nước ta. Đó chỉ là sự bịa đặt lâu đời do các thế lực ngoại xâm trước đây tạo ra để đánh lừa vua quan và dân nước Nam. Mọi sắc phong và sử sách coi Kinh Dương Vương là thuỷ tổ dòng tộc Việt đều là giả. Các ban ngành văn hoá và nhân dân không nên tiếp tục tôn tạo, xây đền và tổ chức lễ hội để vinh danh Kinh Dương Vương.

Theo tư liệu ngoại cảm, hiện có ba nơi thuỷ tổ giả đã bị giặc tà xây đền và yểm cốt trong mộ, nhưng từ lâu Tổ nước ta biết rõ và đã khoá hồn ở tầng sâu. Hai nơi trong số đó có quân bài và yểm hồn người đã bị chôn sống để làm lính gác dưới mồ.

Chấm dứt xây chùa, đúc tượng ngoại đạo - Việc này đã được Thánh Thần lưu ý từ mười năm nay và rất nhiều lần, nhưng thực tế cho thấy đang diễn ra chiều hướng ngược lại. Giới sư sãi vẫn coi Phật Thích Ca, Phật Bà có quyền năng tối thượng và tiếp tục hành đạo trên cơ sở kinh sách từ mấy ngàn năm trước. Tâm Linh nước nhà đang đối diện với một hoàn cảnh khó xử trước khi phải đưa ra giải pháp quyết liệt cuối cùng nếu việc xây chùa, đúc tượng và hành lễ ngoại đạo trên lãnh thổ Việt Nam vẫn tiếp diễn bất chấp mọi lời cảnh tỉnh.

9. Các hình phạt tâm linh

Cũng giống như thế giới trần, nếu không có các hình phạt tâm linh thì việc thực thi luật thiên âm sẽ gặp khó khăn lớn do phạm vi hiệu lực của luật phổ biến cho cả các cư dân vô hình và hữu hình. Khía cạnh phức tạp là đối với người trần. Dựa vào cơ sở nào để tin cậy là có tồn tại các hình phạt tâm linh? Khi Trời Đất và Thánh Thần có đủ sức mạnh siêu tự nhiên thì sẽ rất dễ dàng để đưa ra câu trả lời thoả đáng cho câu hỏi trên đây.

Thực tế cho thấy rằng, dường như sự thể hiện các hình phạt tâm linh ngày càng rõ rệt hơn khi bước sang Thiên niên kỷ này. Theo tư liệu ngoại cảm, có thể phân biệt ba dạng hình phạt tâm linh ở các mức toàn cầu, quốc gia và dòng họ.

Hình phạt toàn cầu - Đây là hình phạt tâm linh dành cho những quốc gia đã và đang gây ra nhiều tội ác chống phá các nước khác và làm rối loạn thế giới. Những người lãnh đạo liên quan bị xử tội, đồng thời có thể kéo theo tổn thất lớn về sinh mạng và tài sản của nước bị trừng phạt.

Hình phạt quốc gia - Đây là hình phạt tâm linh dành riêng cho một quốc gia. Ví dụ, tuy Việt Nam là nước được Trời Đất ban ân phúc lớn, nhưng đã và đang có nhiều việc làm sai phạm luật thiên âm. Trong nhiều bài giáng bút cho biết thông tin: Trời sẽ gây họa lớn cho dân nước Nam để mọi người biết sợ.

Hình phạt dòng họ - Đây là hình phạt tâm linh đối với những người trong cùng dòng họ. Những người bị án trần đều bị thêm hình phạt sau khi chết. Cá nhân phạm trọng tội sau khi chết sẽ bị đưa ngay vào ngục âm để tù hồn. Một số người có thể bị ảnh hưởng dắt dây từ các vong cùng dòng họ đang bị tù đày...

10. Mấy lời ghi chú

Chúng ta đang có trong tay tập tư liệu ngoại cảm với nội dung cực kỳ hấp dẫn vì chứa nhiều điều mới lạ. Ở đây đòi hỏi cách tiếp cận phù hợp để tìm hiểu. Có lẽ mỗi người nên biết kỹ năng đọc văn bản vần thu được từ những cư dân của thế giới vô hình.

Kinh nghiệm của chúng tôi chỉ ra rằng: cần phải đọc các bài giáng bút theo cách tổng hợp, bởi vì từng đoạn, cả bài hoặc nhiều bài thường tập trung thể hiện một chủ đề nhất định./.

Viết giới thiệu: T. V. Đ. (Trong nhóm NC tâm linh tại Hà Nội)

Ghi chú: Để có tính khách quan, ban biên tập website lấy nguyên văn nội dung bài giới thiệu của tác giả T. V. Đ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phong thủy được coi là khoa học vì so sánh với tiêu chí khoa học - và chỉ có Phong Thủy Lạc Việt mới thỏa mãn tiêu chí này. Phong thủy - nói chung - có thể kiểm chứng được bởi hiệu quả ứng dụng, trải hàng ngàn năm của nó. Vấn đề gọi là "Tâm linh" khó kiểm chứng quá.

Nếu đứng về góc độ khoa học thì không thể chấp nhận được. Cá nhân tôi không thể chấp nhận quan điểm "Lạc Long Quân Âu Cơ" có cội nguồn từ Phú Thọ. Sao nó giống quan điểm của "hầu hết" và "cộng đồng", khi họ cho rằng: Địa bàn khởi thủy của dân tộc Việt chỉ vỏn vẹn ở đồng bằng Bắc bộ quá. Những người này nhân danh khoa học để phủ nhận cội nguồn 5000 năm văn hiến của dân tộc Việt có nguồn gốc từ Nam dương Tử. Nay cõi Tâm linh cũng nói vậy.

Phải chăng sự huyền bí của tâm linh và khoa học nhất trí nhau ở điểm này?

.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

sss

Phong thủy được coi là khoa học vì so sánh với tiêu chí khoa học - và chỉ có Phong Thủy Lạc Việt mới thỏa mãn tiêu chí này. Phong thủy - nói chung - có thể kiểm chứng được bởi hiệu quả ứng dụng, trải hàng ngàn năm của nó. Vấn đề gọi là "Tâm linh" khó kiểm chứng quá.

Nếu đứng về góc độ khoa học thì không thể chấp nhận được. Cá nhân tôi không thể chấp nhận quan điểm "Lạc Long Quân Âu Cơ" có cội nguồn từ Phú Thọ. Sao nó giống quan điểm của "hầu hết" và "cộng đồng", khi họ cho rằng: Địa bàn khởi thủy của dân tộc Việt chỉ vỏn vẹn ở đồng bằng Bắc bộ quá. Những người này nhân danh khoa học để phủ nhận cội nguồn 5000 năm văn hiến của dân tộc Việt có nguồn gốc từ Nam dương Tử. Nay cõi Tâm linh cũng nói vậy.

Phải chăng sự huyền bí của tâm linh và khoa học nhất trí nhau ở điểm này?

Sư phụ ơi đọc tin này con thấy sợ quá,con mong có sự giải thích Đúng hay Sai của Sư phụ.Nó có thật hay không.

Con làm phiền Sư phụ

Share this post


Link to post
Share on other sites

Sư phụ ơi đọc tin này con thấy sợ quá,con mong có sự giải thích Đúng hay Sai của Sư phụ.Nó có thật hay không.

Con làm phiền Sư phụ

Gì mà phải cuống lên thế hãy cứ chờ xem .

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghe hơi hoang đường. Nhất là đoạn Cha Trời - Mẹ Đất sinh ra 1000 người con rồi còn 800 sau đó có con trưởng và thứ là Lạc Long Quân - Âu Cơ.

Như vậy thì con người mới chỉ có cách đây mấy nghìn năm ..í ẹ .... :D .

Tôi tin hơn vào khả năng con người đã xuất hiện rất lâu, và đã phát triển rồi lại do đại họa nào đó mà lại tổ chức lại như bây giờ. Không tránh khỏi khả năng con người sẽ lại gần như tuyệt diệt nếu phát triển theo kiểu công nghiệp như hiện nay.

Nói chung là bài trên không có cơ sở thực tế, 1 người có óc tưởng tượng, có khả năng hành văn, và 1 vài khả năng nào đó có thể viết ra 1 cuốn sách như vậy (Nhiều nhà văn viết rất nhiều truyện cả 1000 trang chứ ko phải chỉ 200 trang).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nghe hơi hoang đường. Nhất là đoạn Cha Trời - Mẹ Đất sinh ra 1000 người con rồi còn 800 sau đó có con trưởng và thứ là Lạc Long Quân - Âu Cơ.

Như vậy thì con người mới chỉ có cách đây mấy nghìn năm ..í ẹ .... :D .

Tôi tin hơn vào khả năng con người đã xuất hiện rất lâu, và đã phát triển rồi lại do đại họa nào đó mà lại tổ chức lại như bây giờ. Không tránh khỏi khả năng con người sẽ lại gần như tuyệt diệt nếu phát triển theo kiểu công nghiệp như hiện nay.

Nói chung là bài trên không có cơ sở thực tế, 1 người có óc tưởng tượng, có khả năng hành văn, và 1 vài khả năng nào đó có thể viết ra 1 cuốn sách như vậy (Nhiều nhà văn viết rất nhiều truyện cả 1000 trang chứ ko phải chỉ 200 trang).

Vấn đề tâm linh thì không thể nói trước được điều gì cả. Có người vô thần vô thánh nhưng chỉ trải qua một sự việc tâm linh người ta quay ngoắt 360 độ về quan điểm

Share this post


Link to post
Share on other sites

ACE không nên cuống lên thế.

Nơi phát tích khởi thủy nhóm người Việt cổ là ở Bắc Việt Nam, khi đủ sức mạnh thì nhóm người Việt cổ này thống nhất lãnh thổ rộng lớn lấy tên là Văn Lang, diện tích bao gồm từ sông Dương Tử tới Động Đình Hồ...

Thơ tâm linh rất chuẩn đấy tuy nhiên phải phân tích logic để giải thích tại sao họ nói như thế.

Ví dụ bài thơ của Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm:

Nước đi leo lẻo đổ về Tây

Nhị Hỏa xưng vương cũng có ngày

Bê vẫy Hai đuôi mừng Ngựa đến

Hoàng thành trơ trụi cỏ cùng cây

Đông A nhập xuất Khôn cung thịnh

Tý Khởi đầu minh sự bất thành

Hổ khiếu chỉ khinh thiên hạ nội

Thỏ lai Nhất Mộc dị trường thành

Nói về việc đổi cung TỐN KHÔN.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Haizza, theo cái bài này, thì cổ đeo mặt Phật, miệng niệm Um Mani Pad Me Hum như mình chắc là bị xếp vào hàng thờ thánh thần ngoại bang.... phải xuống âm tì địa ngục :-<

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cùng để mọi người tham khảo:

PHÁT TÍCH SINH TỤ CỦA NGƯỜI VIỆT CỔ VÀ NHỮNG NGƯỜI HỌ ĐỖ 5000 NĂM TRƯỚC THEO NGHIÊN CỨU CỦA PGS ĐỖ TÒNG (1)

Qua các tư liệu thư tịch thành văn cũ (ngọc phả, thần tích...) với các chứng tích mồ mả, miếu mạo, đình chùa,....mà tác giả đã nghiên cứu tìm hiểu, bước đầu có thể suy nghĩ là: Nơi phát tích sinh tụ của người Việt cổ chủ yếu là từ các vùng núi đồi, nơi gặp nhau các dòng sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Mã... trải dài xuống các vùng châu thổ đồng bằng đã hình thành lúc đó mà tập trung ở các miền chân núi Ba Vì, Tam Đảo,...xuống vùng đồng bằng Hà Tây...Nơi định đô của các vị Tổ đầu tiên của người Việt Cổ có thể thuộc vùng Thanh Oai, Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ... ngày nay.

1). Đế Hoà,, tức Hoà Hy hay còn gọi là Hy Thúc, Hy Hoà, Hy Hoà là bố đẻ của Phục Hy. Cụ Hy Thúc là nhà thiên văn thuyết âm dương, làm ra lịch âm Việt Nam(2).

Vợ của Hoà HyNữ Hoàng Anh, hiệu Diệu Quang Minh.

Mộ hai cụ ở thôn Thượng Lao, xã Thượng Vực, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây hiện nay.

2). Phục Hy (vua cả), đạo hiệu là Hư Không Giáo Chủ Đế Thiên Phục Hy định đô ở vùng thuộc Hà Tây hiện nay, nơi có bốn mùa hoa trái xanh tươi, là một trong những nơi phát tích sinh tụ, định đô của người Việt cổ. Cùng với bố là Đế Hoà, Cụ đã lập ra Kinh dịch đầu tiên. (Kinh dịch Phục Hy, NXB Khoa học Xã hội, 1997). Cụ mất Mồng 4 tháng Tư nhưng thường giỗ lệ vào mồng Một tháng Tư ở miếu Hy Sơn (đồi chùa Tây Phương).

Vợ Phục Hy là cụ Trinh Nương, hiệu Diệu Thái tử.

Hai Cụ sinh ra vua Thần Nông.

Mộ hai Cụ ở khu mộ cổ, bên cạnh miếu xóm Đồng, xã Tiên Phương. Chương Mỹ, Hà Tây. Tục truyền đây cũng là nơi mộ Phục Hy và 14 người giúp việc (phù tá) bị Hiên Viên giết.

3). Vua Thần Nông , là con Phục Hy, bị đuổi về chợ Rồng Đất, Chương Mỹ, sau khi Hiên Viên làm phản, đi cùng với cụ Hoà Hy (ông nội). Sau nhờ các sơn quân đánh đuổi Hiên Viên, Thần Nông lên trị vì. Mộ ở phía tây đình Sở Khê, miếu thờ ở Tiên Sơn (Tiên Lữ, làng Sở).

Vợ cả của vua Thần Nông có miếu thờ ở làng Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Tây. Ngày giỗ 29 tháng Chín.

Hai Cụ sinh ra Tiên Đế-Đế Tiết Vương.

4). Tiên Đế - Đế Tiết Vương và vợ là Nữ Hoàng Vân, hiệu Diệu Lan, mộ và miếu thờ ở Gò Sở, Quang Lãm, Thanh Oai. Cụ sinh ra đời thứ 5 là Sở Minh công.

5). Đế Quý Công hay là Đế Thừa Sở Minh công là cháu của vua Thần Nông. Cụ đứng đầu 9 bộ lạc (gọi là Cửu Long hay Cửu Chân Chính. Toà tượng Cửu Long ở chùa Việt Nam là biểu tượng 9 ông tổ của dòng người Việt. Mộ cụ ở Gò Ruối, Quang Lãm.

Cùng với Bà cả là Đại Nương, hiệu Diệu Diên, sinh ra Nguyễn Minh Khiết, Nguyễn Nghi Nhân và Nguyễn Long Cảnh. Bà Hai, tên là Mỹ Lăng, hiệu Diệu Lan. Ở Gò Ruối, Quang Lãm, Thanh Oai, Hà Tây có miếu thờ và các mộ: Đế Quý công - Đế Thừa Sở Minh Công; Đế Thủ; Đế Trạch và cụ bà Đại Nương. (Trong phả cũ có chỗ ghi rất gọn một câu và thường không thấy nói đến trong các tài liệu khác, một vị là Đệ tam thúc phụ Nguyễn Nỏ, quan Thái sư.? (Đây chính là con thứ 3, con út của Sở Minh công. (Đ.T) tức Lý Long Cảnh hay ông Ba Đại vương).

Cụ Sở Minh Công cùng ba con và em thu phục 72 bộ lạc, lập nước Xích Quỷ. Sau khi dẹp loạn thu phục 72 bộ lạc, các động chủ, sơn quân tôn vinh Cụ là Chủ trưởng.

6). a. Nguyễn Minh Khiết, hiệu Thái Khương Công hay Khương Thái Công, tức là Đế Minh (cháu 4 đời của Thần Nông). Sau khi nối tiếp cha làm chủ 72 bộ lạc, Cụ giao quyền cho con trưởng (Kinh Dương Vương), về nơi Phục Hy ở quê cũ (vùng làng Sở), sau Cụ về ở với bà Hai ở Khương Thượng và mất ở đấy. Mộ Cụ ở làng Đình Công (có chỗ nói là Khương Thượng), gần Đền thờ. Giỗ Cụ ngày 2 tháng Hai âm lịch tại Khương Thượng (nay thuộc Hà Nội).

Posted Image

Miếu thờ cụ Đỗ Quí Thị Posted Image Gò Thiềm thừ Posted Image Bia con cóc

Cụ Bà, Đỗ (Quý thị), húy là Ngoan, còn gọi là Công chúa Đoan Trang. Tục truyền Cụ là con gái cụ Long Đỗ Hải Vương trấn trị ở cửa sông Tô Lịch(3) vùng Nghi Tàm (cụ Long Đỗ về sau còn được gọi là Thần Bạch Mã, một trong tứ trấn Thăng Long thành, thờ ở đền Bạch Mã, phố Hàng Buồm, Hà Nội). Cụ Bà họ Đỗ tu theo đạo Sa Bà, đạo của Đế Thiên Phục Hy Hư Không giáo chủ cách đây khoảng 5.000 năm. Cụ sinh mồng 8 tháng Tư âm lịch, hoá ngày 15 tháng Bảy âm lịch ở Nội Tích, Đại Lôi (Ba La). Mộ táng ở Ba Lôi trong chùa Bồ tát Đa tát, Ba La. Dân thờ cụ ở chùa Đại Bi. Tên hiệu của Cụ là Tín Thiền Sư, Hương Vân Cái bồ tát.

Hai Cụ sinh ra Lộc Tục (Kinh Dương Vương, còn gọi là Vua cha Ngọc hoàng Thượng đế). Miếu thờ Cụ ở làng La Cả, La Khê (gần Ba La).

Cụ Đỗ Quý thị có 8 người em trai là Bát Bộ Kim Cương(4). Mộ 8 vị này ở gò Thiềm Thừ (nghĩa là gò Con Cóc) vùng Ba La.

Trước kia còn miếu thờ tám vị trên ở gò Thiềm Thừ (Con Cóc) vùng Ba La và có hai bia đá hình trụ (cao trên 1 mét, trụ 4 mặt, mỗi bề rộng 40cm, đỉnh trụ có một con cóc ôm quả cầu). Bốn mặt bia trụ có bài minh gồm 4 câu chữ Hán, đã được La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiệp dịch năm 1789 (theo ý):

- Phương phần bảo vật

- Vạn cổ nghiễm nhiên

- Chi hạng lưu hương

- Thiên thu trường tại

Dịch: Lối cũ dấu thơm

Nghìn xưa vẫn đó

Cây to báu vật

Muôn thuở còn đây.

Hai bia này hiện còn ở làng Cự Khê, Cự Đà, Thanh Oai, Hà Tây, sát bờ sông Nhuệ.

Tám vị Bát Bộ Kim Cương (cũng được tôn vinh thêm hai chữ Bồ Tát)(5)

- Đỗ Xương, hiệu là Thanh Trừ Tai Kim Cương

- Đỗ Tiêu, hiệu là Tịch Độc Thần Kim Cương

- Đỗ Kỹ, hiệu là Hoàng Tùy Cầu Kim Cương

- Đỗ Cương, hiệu là Bạch Tịnh Thủy Kim Cương

- Đỗ Chương, hiệu là Xích Thanh Hoả Kim Cương

- Đỗ Dũng, hiệu là Định Trừ Tai Kim Cương

- Đỗ Bích, hiệu là Từ Hiền Thần Kim Cương

- Đỗ Trọng, hiệu là Đại Lực Thần Kim Cương

b. Cụ Nguyễn Nghi Nhân tức Đế Nghi (em sinh đôi với cụ Nguyễn Minh Khiết, tức Đế Minh) được giao cai quản đất Ô Châu, lấy tên quê làng Sở đặt tên cho đất này là đất Sở (hay là nước Sở), sau thuộc Trung Quốc. Cụ mất ở nước Sở (Sở Hùng Thông), gần hồ Động Đình. Thi hài Cụ được đưa về quê cùng với một số các con cụ, trong đó có Đế Lai. Mộ để ở Khương Thượng. Cụ, anh và em Cụ hiện có tượng ban thờ ở chùa Sùng Nghiêm (Vân Nội). Đế Lai sinh ra Âu Cơ (vợ Lạc Long Quân). Một số con cháu Đế Nghi còn ở nước Sở là: Đế Ai, Đế Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Chí....

Posted Image

Thiên Cổ miếu ( Miếu Hy Sơn) ở đồi Chùa Tây Phương. Theo truyền lại, đây là nơi thờ Phục Hy

Posted Image Đình thờ Lý Lang CôngPosted Image Mộ Kinh Dương VươngPosted Image

Đình thờ Lạc Long Quân

c. Cụ Nguyễn Long Cảnh (em cụ Đế Nghi) còn gọi là Lý Nỏ Ba Công, Lý Lang Công, Ba Công đại vương, được giao làm chủ đất Chân Lạp, Hồ Tôn, Ai Lao, nhưng không làm, mà chỉ giúp Đế Minh, đánh giặc ở Tử Di Sơn, đánh giặc Hồ Tôn. Cụ có công lớn giúp cháu (Kinh Dương Vương). Sau khi đánh Ma Mạc, Cụ định cư ở Châu Đức (sau này là Đám Nguyệt, Thanh Trì). Đền thờ Cụ ở La Cả do vua Lý Nhân Tông lập.

7). Húy là Lộc Tục, hiệu là Kinh Dương Vương, (con trai của Đế MinhĐỗ Quý Thị), tự là Phúc Lộc, được cha (Đế Minh) giao làm chủ nước Xích Quỷ(6), sau được tôn xưng là vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế. Cụ sinh ngày 15 tháng Tám và mất ngày 25 tháng Chạp âm lịch. Mộ táng tại đình Phượng Hoàng, Hoa Cái Sơn (nay là thôn Vân Nội).

Vợ Kinh Dương Vương tên tự là Thanh Minh, Động Đình Tiên Nữ, tên húy là Đăng Ngàn, hiệu Thượng Ngàn, con Động Đình quân (chủ Động Đình) đất Sở, có công dạy dân nuôi tằm dệt lụa. Mộ ở Văn La thôn, còn gọi là khu Xích Hậu, giỗ mồng 3 tháng Ba (gọi là Hội Mẹ hay gọi là giỗ Bà Tổ Chân Tĩnh Bồ Tát).

Kinh Dương Vương có 5 con trai, một chết trẻ, bốn con trai còn chia làm bốn chi:

1. Hùng Nghiêm, tự Phúc Nghiêm, hiệu Pháp Phong (có chỗ gọi là Pháp Vân), mộ tại Hoa Cái Sơn (địa điểm của Cung điện cũ Phong Châu). Là Tổ chi một. Giỗ ngày 28 tháng Hai.

Vợ Cụ, hiệu là Diệu Đức, mộ tại thôn Văn La, Tiên La.

2. Hùng Quyền, tự Phúc Quyền, hiệu Pháp Vân (có chỗ gọi là Pháp Vũ), mộ táng tại khu Chùa Hai, cánh đồng Thượng Khánh cùng ấp. Cụ là Tổ chi hai.

Vợ Cụ là Từ Nhân, an táng tại cửa nhà thờ Thành Tiên Sơn.

3. Hùng Hiền, húy là Sùng Lãm (có chỗ gọi là Hùng Lâm), sau gọi là Lạc Long Quân. Tổ chi Ba. Mộ an táng tại ba gò đất trên đồng Bảo Cựu, sau đổi Bảo Hoa.

Chi ba được thừa kế làm trưởng thay cha, lập nước Văn Lang. Cũng từ đây phân ra 100 họ, lấy Nguyễn làm Trưởng tộc Việt. Thực ra 100 họ (Bách tính) là biểu tượng số rất nhiều dòng họ, không phải nghĩa đen chỉ là 100 họ.

Vợ Cụ, hiệu Từ Quý, an táng ở Tiên La, Động Hiền. Dân làm giỗ ngày 6 tháng Ba âm lịch.

4. Hùng Quyên, tự Phúc Quang, hiệu Pháp Điện, an táng tại Hy Sơn giếng, Liên Quyết, ấp Thủy Tiên, khu Vân Nội. Hùng Quyên là Tổ chi bốn.

Vợ, hiệu Từ Thọ, an táng tại Cửa Sơn Trạch, ấp Thủy Tiên.

Còn một con là Hùng Tiến, tự Pháp Vũ, hiệu Vũ Thiên, bị chết trẻ (mãnh tổ).

(Đời sau tôn thụy 5 ông là Ngũ vị Tôn ông và 4 bà là Tứ vị chầu Bà)

Kể từ đây Lạc Long Quân lấy họ Hùng và 18 triều đại về sau đều tôn xưng là Hùng. Và cũng từ đây, kế tiếp con cháu các đời của 18 triều Hùng, đều xưng là Lang Vương, Lang Quân (7).

Người đầu tiên, tên húy là Lâm (Lâm Lang Vương), tự là Phúc Tâm, mất ngày 28 tháng Năm.

* * *

Chú thích

(1) Nghiên cứu của Phó Giáo sư Đỗ Tòng trong bài nay đã được giới thiệu trong tập "Tài liệu tham khảo- Số 1" của BLL họ Đỗ Việt Nam ra tháng 7/2007 và được kiến giải chi tiết trong cuốn " Suy nghĩ về những khoảng trống trong thời kỳ tiền sử nước ta" của Ông, hành trạng của một số vị họ Đỗ trong nghiên cứu này gắn liền với một thời kỳ lịch sử của nước ta khi dựng nước, nên được tác giả đề cập cùng với thế thứ các vị tổ của đất nước từ các đời trước, đến hết thời các vua Hùng (Hồng Bàng - Văn Lang ). Các tài liệu hán nôm có liên quan đã được giới thiệu một phần trong chuyên mục "Sưu tầm nghiên cứu về Cụ Đỗ Quí Thị và Bát Bộ Kim Cương" của Website hodovietnam.

(2) Sách cổ Trung Quốc: "Sử Ký Thiên Quan Thư", "Tả Truyện" có ghi 3 vị nổi tiếng về chiêm tinh là: Trọng Lâm, Hy Hoà và ức Bá, ở vào thời Thương - Ân.

(3) Thần Long Đỗ (hay thần Bạch Mã) là một trong bốn vị thần bảo trợ cho Kinh thành Thăng Long, trấn trị ở phương Đông. Đền thờ Bạch Mã trước đây nằm ở ven bờ sông Tô Lịch, thuộc phường Hà Khẩu, nay ở phố Hàng Buồm.

(4) Bát Bộ Kim Cương: ở mỗi tài liệu cũng có sự khác nhau vài điểm (về tên, về hiệu). Ở đây đã có đối chiếu với những tài liệu nguyên bản chữ Hán, T.G đính chính lại.

(5) Bồ Tát: là chỉ những người có quá trình tu dưỡng, rèn luyện, tu nhân tích đức, đạo cao đức trọng, tài giỏi, chăm lo iệc cứu nhân độ thế, được tôn vinh danh hiệu cao quý là Bồ Tát.

(6) Gồm cả vùng đất do 2 chú làm chủ. Chữ quỷ (theo chữ Hán) gồm 3 chữ vương ghép lại, có ý chỉ 3 vùng đất do Kinh Dương Vương làm chủ trưởng. Xem Thần tích về Triều vua Kinh Dương Vương đăng ngày 05/5/2007 trên Website hoĐovietnam

(7) Xem bài Triều đại Hùng Vương đăng ngày 27/4/2007 trên Website hoĐovietnam.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cùng để mọi người tham khảo:

PHÁT TÍCH SINH TỤ CỦA NGƯỜI VIỆT CỔ VÀ NHỮNG NGƯỜI HỌ ĐỖ 5000 NĂM TRƯỚC THEO NGHIÊN CỨU CỦA PGS ĐỖ TÒNG (1)

Qua các tư liệu thư tịch thành văn cũ (ngọc phả, thần tích...) với các chứng tích mồ mả, miếu mạo, đình chùa,....mà tác giả đã nghiên cứu tìm hiểu, bước đầu có thể suy nghĩ là: Nơi phát tích sinh tụ của người Việt cổ chủ yếu là từ các vùng núi đồi, nơi gặp nhau các dòng sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Mã... trải dài xuống các vùng châu thổ đồng bằng đã hình thành lúc đó mà tập trung ở các miền chân núi Ba Vì, Tam Đảo,...xuống vùng đồng bằng Hà Tây...Nơi định đô của các vị Tổ đầu tiên của người Việt Cổ có thể thuộc vùng Thanh Oai, Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ... ngày nay.

1). Đế Hoà,, tức Hoà Hy hay còn gọi là Hy Thúc, Hy Hoà, Hy Hoà là bố đẻ của Phục Hy. Cụ Hy Thúc là nhà thiên văn thuyết âm dương, làm ra lịch âm Việt Nam(2).

Vợ của Hoà HyNữ Hoàng Anh, hiệu Diệu Quang Minh.

Mộ hai cụ ở thôn Thượng Lao, xã Thượng Vực, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây hiện nay.

2). Phục Hy (vua cả), đạo hiệu là Hư Không Giáo Chủ Đế Thiên Phục Hy định đô ở vùng thuộc Hà Tây hiện nay, nơi có bốn mùa hoa trái xanh tươi, là một trong những nơi phát tích sinh tụ, định đô của người Việt cổ. Cùng với bố là Đế Hoà, Cụ đã lập ra Kinh dịch đầu tiên. (Kinh dịch Phục Hy, NXB Khoa học Xã hội, 1997). Cụ mất Mồng 4 tháng Tư nhưng thường giỗ lệ vào mồng Một tháng Tư ở miếu Hy Sơn (đồi chùa Tây Phương).

Vợ Phục Hy là cụ Trinh Nương, hiệu Diệu Thái tử.

Hai Cụ sinh ra vua Thần Nông.

Mộ hai Cụ ở khu mộ cổ, bên cạnh miếu xóm Đồng, xã Tiên Phương. Chương Mỹ, Hà Tây. Tục truyền đây cũng là nơi mộ Phục Hy và 14 người giúp việc (phù tá) bị Hiên Viên giết.

3). Vua Thần Nông , là con Phục Hy, bị đuổi về chợ Rồng Đất, Chương Mỹ, sau khi Hiên Viên làm phản, đi cùng với cụ Hoà Hy (ông nội). Sau nhờ các sơn quân đánh đuổi Hiên Viên, Thần Nông lên trị vì. Mộ ở phía tây đình Sở Khê, miếu thờ ở Tiên Sơn (Tiên Lữ, làng Sở).

Vợ cả của vua Thần Nông có miếu thờ ở làng Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Tây. Ngày giỗ 29 tháng Chín.

Hai Cụ sinh ra Tiên Đế-Đế Tiết Vương.

4). Tiên Đế - Đế Tiết Vương và vợ là Nữ Hoàng Vân, hiệu Diệu Lan, mộ và miếu thờ ở Gò Sở, Quang Lãm, Thanh Oai. Cụ sinh ra đời thứ 5 là Sở Minh công.

5). Đế Quý Công hay là Đế Thừa Sở Minh công là cháu của vua Thần Nông. Cụ đứng đầu 9 bộ lạc (gọi là Cửu Long hay Cửu Chân Chính. Toà tượng Cửu Long ở chùa Việt Nam là biểu tượng 9 ông tổ của dòng người Việt. Mộ cụ ở Gò Ruối, Quang Lãm.

Cùng với Bà cả là Đại Nương, hiệu Diệu Diên, sinh ra Nguyễn Minh Khiết, Nguyễn Nghi Nhân và Nguyễn Long Cảnh. Bà Hai, tên là Mỹ Lăng, hiệu Diệu Lan. Ở Gò Ruối, Quang Lãm, Thanh Oai, Hà Tây có miếu thờ và các mộ: Đế Quý công - Đế Thừa Sở Minh Công; Đế Thủ; Đế Trạch và cụ bà Đại Nương. (Trong phả cũ có chỗ ghi rất gọn một câu và thường không thấy nói đến trong các tài liệu khác, một vị là Đệ tam thúc phụ Nguyễn Nỏ, quan Thái sư.? (Đây chính là con thứ 3, con út của Sở Minh công. (Đ.T) tức Lý Long Cảnh hay ông Ba Đại vương).

Cụ Sở Minh Công cùng ba con và em thu phục 72 bộ lạc, lập nước Xích Quỷ. Sau khi dẹp loạn thu phục 72 bộ lạc, các động chủ, sơn quân tôn vinh Cụ là Chủ trưởng.

6). a. Nguyễn Minh Khiết, hiệu Thái Khương Công hay Khương Thái Công, tức là Đế Minh (cháu 4 đời của Thần Nông). Sau khi nối tiếp cha làm chủ 72 bộ lạc, Cụ giao quyền cho con trưởng (Kinh Dương Vương), về nơi Phục Hy ở quê cũ (vùng làng Sở), sau Cụ về ở với bà Hai ở Khương Thượng và mất ở đấy. Mộ Cụ ở làng Đình Công (có chỗ nói là Khương Thượng), gần Đền thờ. Giỗ Cụ ngày 2 tháng Hai âm lịch tại Khương Thượng (nay thuộc Hà Nội).

Posted Image

Miếu thờ cụ Đỗ Quí Thị

Posted Image

Gò Thiềm thừ

Posted Image

Bia con cóc

Cụ Bà, Đỗ (Quý thị), húy là Ngoan, còn gọi là Công chúa Đoan Trang. Tục truyền Cụ là con gái cụ Long Đỗ Hải Vương trấn trị ở cửa sông Tô Lịch(3) vùng Nghi Tàm (cụ Long Đỗ về sau còn được gọi là Thần Bạch Mã, một trong tứ trấn Thăng Long thành, thờ ở đền Bạch Mã, phố Hàng Buồm, Hà Nội). [/b]Cụ Bà họ Đỗ tu theo đạo Sa Bà, đạo của Đế Thiên Phục Hy Hư Không giáo chủ cách đây khoảng 5.000 năm. Cụ sinh mồng 8 tháng Tư âm lịch, hoá ngày 15 tháng Bảy âm lịch ở Nội Tích, Đại Lôi (Ba La). Mộ táng ở Ba Lôi trong chùa Bồ tát Đa tát, Ba La. Dân thờ cụ ở chùa Đại Bi. Tên hiệu của Cụ là Tín Thiền Sư, Hương Vân Cái bồ tát.

Hai Cụ sinh ra Lộc Tục (Kinh Dương Vương, còn gọi là Vua cha Ngọc hoàng Thượng đế). Miếu thờ Cụ ở làng La Cả, La Khê (gần Ba La).

Cụ Đỗ Quý thị có 8 người em trai là Bát Bộ Kim Cương(4). Mộ 8 vị này ở gò Thiềm Thừ (nghĩa là gò Con Cóc) vùng Ba La.

Trước kia còn miếu thờ tám vị trên ở gò Thiềm Thừ (Con Cóc) vùng Ba La và có hai bia đá hình trụ (cao trên 1 mét, trụ 4 mặt, mỗi bề rộng 40cm, đỉnh trụ có một con cóc ôm quả cầu). Bốn mặt bia trụ có bài minh gồm 4 câu chữ Hán, đã được La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiệp dịch năm 1789 (theo ý):

- Phương phần bảo vật

- Vạn cổ nghiễm nhiên

- Chi hạng lưu hương

- Thiên thu trường tại

Dịch: Lối cũ dấu thơm

Nghìn xưa vẫn đó

Cây to báu vật

Muôn thuở còn đây.

Hai bia này hiện còn ở làng Cự Khê, Cự Đà, Thanh Oai, Hà Tây, sát bờ sông Nhuệ.

Tám vị Bát Bộ Kim Cương (cũng được tôn vinh thêm hai chữ Bồ Tát)(5)

- Đỗ Xương, hiệu là Thanh Trừ Tai Kim Cương

- Đỗ Tiêu, hiệu là Tịch Độc Thần Kim Cương

- Đỗ Kỹ, hiệu là Hoàng Tùy Cầu Kim Cương

- Đỗ Cương, hiệu là Bạch Tịnh Thủy Kim Cương

- Đỗ Chương, hiệu là Xích Thanh Hoả Kim Cương

- Đỗ Dũng, hiệu là Định Trừ Tai Kim Cương

- Đỗ Bích, hiệu là Từ Hiền Thần Kim Cương

- Đỗ Trọng, hiệu là Đại Lực Thần Kim Cương

b. Cụ Nguyễn Nghi Nhân tức Đế Nghi (em sinh đôi với cụ Nguyễn Minh Khiết, tức Đế Minh) được giao cai quản đất Ô Châu, lấy tên quê làng Sở đặt tên cho đất này là đất Sở (hay là nước Sở), sau thuộc Trung Quốc. Cụ mất ở nước Sở (Sở Hùng Thông), gần hồ Động Đình. Thi hài Cụ được đưa về quê cùng với một số các con cụ, trong đó có Đế Lai. Mộ để ở Khương Thượng. Cụ, anh và em Cụ hiện có tượng ban thờ ở chùa Sùng Nghiêm (Vân Nội). Đế Lai sinh ra Âu Cơ (vợ Lạc Long Quân). Một số con cháu Đế Nghi còn ở nước Sở là: Đế Ai, Đế Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Chí....

Posted Image

Thiên Cổ miếu ( Miếu Hy Sơn) ở đồi Chùa Tây Phương. Theo truyền lại, đây là nơi thờ Phục Hy

Posted Image Đình thờ Lý Lang CôngPosted Image Mộ Kinh Dương VươngPosted Image

Đình thờ Lạc Long Quân

c. Cụ Nguyễn Long Cảnh (em cụ Đế Nghi) còn gọi là Lý Nỏ Ba Công, Lý Lang Công, Ba Công đại vương, được giao làm chủ đất Chân Lạp, Hồ Tôn, Ai Lao, nhưng không làm, mà chỉ giúp Đế Minh, đánh giặc ở Tử Di Sơn, đánh giặc Hồ Tôn. Cụ có công lớn giúp cháu (Kinh Dương Vương). Sau khi đánh Ma Mạc, Cụ định cư ở Châu Đức (sau này là Đám Nguyệt, Thanh Trì). Đền thờ Cụ ở La Cả do vua Lý Nhân Tông lập.

7). Húy là Lộc Tục, hiệu là Kinh Dương Vương, (con trai của Đế MinhĐỗ Quý Thị), tự là Phúc Lộc, được cha (Đế Minh) giao làm chủ nước Xích Quỷ(6), sau được tôn xưng là vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế. Cụ sinh ngày 15 tháng Tám và mất ngày 25 tháng Chạp âm lịch. Mộ táng tại đình Phượng Hoàng, Hoa Cái Sơn (nay là thôn Vân Nội).

Vợ Kinh Dương Vương tên tự là Thanh Minh, Động Đình Tiên Nữ, tên húy là Đăng Ngàn, hiệu Thượng Ngàn, con Động Đình quân (chủ Động Đình) đất Sở, có công dạy dân nuôi tằm dệt lụa. Mộ ở Văn La thôn, còn gọi là khu Xích Hậu, giỗ mồng 3 tháng Ba (gọi là Hội Mẹ hay gọi là giỗ Bà Tổ Chân Tĩnh Bồ Tát).

Kinh Dương Vương có 5 con trai, một chết trẻ, bốn con trai còn chia làm bốn chi:

1. Hùng Nghiêm, tự Phúc Nghiêm, hiệu Pháp Phong (có chỗ gọi là Pháp Vân), mộ tại Hoa Cái Sơn (địa điểm của Cung điện cũ Phong Châu). Là Tổ chi một. Giỗ ngày 28 tháng Hai.

Vợ Cụ, hiệu là Diệu Đức, mộ tại thôn Văn La, Tiên La.

2. Hùng Quyền, tự Phúc Quyền, hiệu Pháp Vân (có chỗ gọi là Pháp Vũ), mộ táng tại khu Chùa Hai, cánh đồng Thượng Khánh cùng ấp. Cụ là Tổ chi hai.

Vợ Cụ là Từ Nhân, an táng tại cửa nhà thờ Thành Tiên Sơn.

3. Hùng Hiền, húy là Sùng Lãm (có chỗ gọi là Hùng Lâm), sau gọi là Lạc Long Quân. Tổ chi Ba. Mộ an táng tại ba gò đất trên đồng Bảo Cựu, sau đổi Bảo Hoa.

Chi ba được thừa kế làm trưởng thay cha, lập nước Văn Lang. Cũng từ đây phân ra 100 họ, lấy Nguyễn làm Trưởng tộc Việt. Thực ra 100 họ (Bách tính) là biểu tượng số rất nhiều dòng họ, không phải nghĩa đen chỉ là 100 họ.

Vợ Cụ, hiệu Từ Quý, an táng ở Tiên La, Động Hiền. Dân làm giỗ ngày 6 tháng Ba âm lịch.

4. Hùng Quyên, tự Phúc Quang, hiệu Pháp Điện, an táng tại Hy Sơn giếng, Liên Quyết, ấp Thủy Tiên, khu Vân Nội. Hùng Quyên là Tổ chi bốn.

Vợ, hiệu Từ Thọ, an táng tại Cửa Sơn Trạch, ấp Thủy Tiên.

Còn một con là Hùng Tiến, tự Pháp Vũ, hiệu Vũ Thiên, bị chết trẻ (mãnh tổ).

(Đời sau tôn thụy 5 ông là Ngũ vị Tôn ông và 4 bà là Tứ vị chầu Bà)

Kể từ đây Lạc Long Quân lấy họ Hùng và 18 triều đại về sau đều tôn xưng là Hùng. Và cũng từ đây, kế tiếp con cháu các đời của 18 triều Hùng, đều xưng là Lang Vương, Lang Quân (7).

Người đầu tiên, tên húy là Lâm (Lâm Lang Vương), tự là Phúc Tâm, mất ngày 28 tháng Năm.

* * *

Chú thích

(1) Nghiên cứu của Phó Giáo sư Đỗ Tòng trong bài nay đã được giới thiệu trong tập "Tài liệu tham khảo- Số 1" của BLL họ Đỗ Việt Nam ra tháng 7/2007 và được kiến giải chi tiết trong cuốn " Suy nghĩ về những khoảng trống trong thời kỳ tiền sử nước ta" của Ông, hành trạng của một số vị họ Đỗ trong nghiên cứu này gắn liền với một thời kỳ lịch sử của nước ta khi dựng nước, nên được tác giả đề cập cùng với thế thứ các vị tổ của đất nước từ các đời trước, đến hết thời các vua Hùng (Hồng Bàng - Văn Lang ). Các tài liệu hán nôm có liên quan đã được giới thiệu một phần trong chuyên mục "Sưu tầm nghiên cứu về Cụ Đỗ Quí Thị và Bát Bộ Kim Cương" của Website hodovietnam.

(2) Sách cổ Trung Quốc: "Sử Ký Thiên Quan Thư", "Tả Truyện" có ghi 3 vị nổi tiếng về chiêm tinh là: Trọng Lâm, Hy Hoà và ức Bá, ở vào thời Thương - Ân.

(3) Thần Long Đỗ (hay thần Bạch Mã) là một trong bốn vị thần bảo trợ cho Kinh thành Thăng Long, trấn trị ở phương Đông. Đền thờ Bạch Mã trước đây nằm ở ven bờ sông Tô Lịch, thuộc phường Hà Khẩu, nay ở phố Hàng Buồm.

(4) Bát Bộ Kim Cương: ở mỗi tài liệu cũng có sự khác nhau vài điểm (về tên, về hiệu). Ở đây đã có đối chiếu với những tài liệu nguyên bản chữ Hán, T.G đính chính lại.

(5) Bồ Tát: là chỉ những người có quá trình tu dưỡng, rèn luyện, tu nhân tích đức, đạo cao đức trọng, tài giỏi, chăm lo iệc cứu nhân độ thế, được tôn vinh danh hiệu cao quý là Bồ Tát.

(6) Gồm cả vùng đất do 2 chú làm chủ. Chữ quỷ (theo chữ Hán) gồm 3 chữ vương ghép lại, có ý chỉ 3 vùng đất do Kinh Dương Vương làm chủ trưởng. Xem Thần tích về Triều vua Kinh Dương Vương đăng ngày 05/5/2007 trên Website hoĐovietnam

(7) Xem bài Triều đại Hùng Vương đăng ngày 27/4/2007 trên Website hoĐovietnam.

Chẳng có cơ sở nào cả. 5000 năm rồi mà mộ Kinh Dương Vương vẫn còn. Vậy mà cũng tin được, đã vậy còn ghi bằng chữ Tàu nữa chứ. Chán quá!

------------------------------------------

VIETHA viết:

Gì mà phải cuống lên thế hãy cứ chờ xem .

Chính xác là như vậy. Tôi coi đây là chuyện nhảm nhí. Chẳng có gì đáng tin cả. Thần thánh làm gì có chuyện nói giống "Hầu hết các nhà khoa học trong nước" "Cộng đồng khoa học thế giới" vậy! :D .

Ngài Hồ Chí Minh viết:

Kể năm hơn bốn ngàn năm.

Tổ tiên rực rỡ, anh em thuận hòa.

Hồng Bàng là tổ nước ta

Nước ta thuở ấy gọi là Văn Lang

Với lịch sử gần 5000 năm đó , được xác định ở Nam Dương Tử. Vậy thì làm gì có Lạc Long Quân - Âu cơ sinh con ở Phú Thọ được.

Posted Image

Posted Image

Thiên Sứ trong khu bảo tàng HỒ CHÍ MINH -

Ảnh chụp ngày 21 - 7 Canh Dần (21/ 7 Kỷ Dậu - 2/ 9/ 1969).

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bao nhiêu triệu năm trong sự tiến hóa của trái đất tia sáng cứ đập vào muôn loài nhưng chỉ khi cũng tia sáng ấy đập vào mắt Albert Einstein thì cái đầu của nhà bác học vĩ đại này lại sáng tạo ra lý thuyết tương đối. Cũng chính nhà bác học vĩ đại này xác nhận thuyết tương đối hẹp nếu ông không nghĩ ra thì các nhà khoa học khác cùng thời cũng nghĩ ra. Điều đó sác nhận rằng năng lượng vũ trụ thì muôn đời vẫn thế một công trình muốn "giáng bút" đúng thì còn phải chờ sự chín muồi ở tiến bộ tri thức của nhân loại được người cầm bút tích lũy trong di truyền của mình và học tập trong cuộc đời mình cộng với linh khí mang thông tin của vũ trụ.

Nếu thần tiên thực thụ thì họ cũng chỉ tìm những người tương đồng ý ngĩ với mình và người đó đã hôi tụ đủ độ chín của tri thức nhân loại theo tầm hiểu biết một vấn đề nào đó của thần tiên để nói chuyện, đó chính là nguyên tắc "đồng khí tương cầu" của lý học đông phương.

Văn chương giáng bút mà người cầm bút mới biết đọc biết viết và hành nghề cúng lễ để kiếm ăn thì có thể đó là lời của ma đói không biết chữ tranh ăn. Hích.... thế mà cũng khối người tin. Bó tay thật.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua một số hiện tượng hiện nay là các nhà ngoại cảm là có thể nói chuyện với 'Người Âm' chứng tỏ là đã có một sự tương tác vật chất giữa 'hai thế giới' cho nên hiện tượng giáng bút viết thơ cũng chỉ là một hiện tượng tương đương mà thôi, tuy nhiên ta chưa tìm ra cơ chế hoạt động trong mối tương tác này.

Từ đây ta thấy có một dạng vật chất 'Âm' so với vật chất mà ta dang cảm nhận là 'Dương' có thể phù hợp với học thuyết âm dương ngũ hành chăng?.

Có những bài thơ giáng bút rất chuẩn nhưng nội dung ẩn ý rất khó hiểu, phải là người trong cuộc mới thấy rõ và hiểu rất dễ dàng.

Nếu có điều kiện sẽ chứng minh sau, chắc chắn chính xác 100%.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Qua một số hiện tượng hiện nay là các nhà ngoại cảm là có thể nói chuyện với 'Người Âm' chứng tỏ là đã có một sự tương tác vật chất giữa 'hai thế giới' cho nên hiện tượng giáng bút viết thơ cũng chỉ là một hiện tượng tương đương mà thôi, tuy nhiên ta chưa tìm ra cơ chế hoạt động trong mối tương tác này.

Từ đây ta thấy có một dạng vật chất 'Âm' so với vật chất mà ta dang cảm nhận là 'Dương' có thể phù hợp với học thuyết âm dương ngũ hành chăng?.

Có những bài thơ giáng bút rất chuẩn nhưng nội dung ẩn ý rất khó hiểu, phải là người trong cuộc mới thấy rõ và hiểu rất dễ dàng.

Nếu có điều kiện sẽ chứng minh sau, chắc chắn chính xác 100%.

đọc mãi mà chẳng hiểu như thế nào

rốt cuộc ra sao

ai đúng ai sai

vậy thế giới người âm ra sao

em vẫn nói chuyện với người âm

có thấy nói đến việc này đâu

đọc mãi mà chẳng hiểu như thế nào

rốt cuộc ra sao

ai đúng ai sai

vậy thế giới người âm ra sao

em vẫn nói chuyện với người âm

có thấy nói đến việc này đâu

Vậy hiện tại luật mới ở thế giới người âm là như thế nào

em vẫn thấy hầu đồng mà

có thấy bỏ đâu

cả mấy nhà ngoại cảm cũng làm vậy mà

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi không phủ nhận những hiện tượng, mà quen gọi là "tâm linh" này. Tuy nhiên, nó được thực hiện với một cơ chế nào thì đó là điều cần sự giải thích của các nhà khoa học. Nhưng sơ bộ tôi có thể nói rằng - tương tự bác Liêm Trinh - Ma đói và thánh thần cũng có tương tác.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào cụ tiến sỹ

Tôi không phủ nhận những hiện tượng, mà quen gọi là "tâm linh" này. Tuy nhiên, nó được thực hiện với một cơ chế nào thì đó là điều cần sự giải thích của các nhà khoa học. Nhưng sơ bộ tôi có thể nói rằng - tương tự bác Liêm Trinh - Ma đói và thánh thần cũng có tương tác.

Trên đất nước Việt Nam này ma đói nhiều lắm. Năm 1945 hơn hai triệu người chết đói. Bố vợ tôi thường kể cho tôi nghe câu chuyện mà bố vợ tôi cũng nghe từ ông cụ thân sinh ra bố vợ tôi kể lại rằng: Vào năm 1945 đó người chết la liệt dọc đường quốc lộ một. Có những bà mẹ chỉ còn ra bọc xương nằm gục bên đường vậy mà đứa con cũng ra bọc xương vẫn còn nhay nhay núm vú đã không còn một giọt sữa của mẹ, tình mầu tử mới thiêng liêng làm sao, những giọt máu cuối cùng cùng dành để tạo sữa cho con và cố lê ra đường lớn nằm chết để hy vọng ai đó cứu con mình. Những người phu đi dọn xác chết hàng ngày kéo xe đi thu gom và những đứa bé đó họ cũng đành phải sách đi chờ nó chết để chôn vì bản thân họ cũng chẳng có gì để ăn nên không thể cứu được.Nếu không có những người Việt Minh hô hào đi phá kho thóc thì chắc còn chết nhiều hơn nữa đấy cụ ạ.

Kính cụ

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vấn đề tâm linh thì không thể nói trước được điều gì cả. Có người vô thần vô thánh nhưng chỉ trải qua một sự việc tâm linh người ta quay ngoắt 360 độ về quan điểm

Tôi nghĩ khác bạn 1 chút, "tâm linh" không thể nói trước vì con người không hiểu gì về nó hoặc có cũng chỉ là 1 phần quá nhỏ. Có người suy nghĩ quay ngoắt 360 độ cũng vì trước đó họ không chịu tin 1 chút nào vào "tâm linh" theo bất cứ 1 hình thức nào, khi gặp chuyện được chứng kiến trước mắt mới sốc mà tin ko suy nghĩ.

Có lẽ tôi cũng ko có đủ trình độ để nói về vấn đề này, chỉ là có những điều ghi trên mâu thuẫn với thực tế. Đôi khi nên hỏi lại: " Họ nói những thông tin kia với mục đích gì? ""

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nghĩ khác bạn 1 chút, "tâm linh" không thể nói trước vì con người không hiểu gì về nó hoặc có cũng chỉ là 1 phần quá nhỏ. Có người suy nghĩ quay ngoắt 360 độ cũng vì trước đó họ không chịu tin 1 chút nào vào "tâm linh" theo bất cứ 1 hình thức nào, khi gặp chuyện được chứng kiến trước mắt mới sốc mà tin ko suy nghĩ.

Có lẽ tôi cũng ko có đủ trình độ để nói về vấn đề này, chỉ là có những điều ghi trên mâu thuẫn với thực tế. Đôi khi nên hỏi lại: " Họ nói những thông tin kia với mục đích gì? ""

Ừ bạn nói cũng phải nhiều cái mình đọc chẳng hiểu gì cả nhưng bạn nhớ lý học là thực tiễn, trên chiến trường lý học này nếu thảo luận mà nói khoác hay lồng ý thích phi khoa học của bản thân vào sẽ có báo ứng cho bản thân và gia đình ngay. Mãi sau này xem mọi người thảo luận mình với hiểu chỉ những người thảo luận với nhau với hiểu bởi họ có sự liên hệ kỳ lạ với nhau dù có thể cách nhau hàng vạn cây số và chưa từng gặp mặt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay mới vào đọc chủ đề này thấy nó thế nào ý. Chưa nói đến việc Lạc Long Quân và Âu cơ sinh ra ở Phú thọ, nguyên cái chuyện cả loài người sinh ra cùng 1 lúc cùng cha cùng mẹ, rồi chia nhau đi khắp nơi trên thế giới để sinh sống lập bang, lập nước rồi sau đó lại có chuyện ma ngoại xâm, thần ngoại quốc, chả hiểu cái ông viết ra cái tài liệu này nói gì nữa. Cùng cha cùng mẹ rồi lại còn ngoại xâm, nội xâm, thế hóa ra anh em oánh nhau à?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay