Phan Dự

Đi Tìm Ngày Sinh Của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

4 bài viết trong chủ đề này

Tin trong nước Thứ tư, 25/08/2010, 07:54(GMT+7)

Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận tranh của hoạ sĩ Phan Kế An kính tặng.

Đi tìm ngày sinh Đại tướng

Tháng 8 năm nay theo dương lịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đại thọ bước vào tuổi 100 (25-8-1911 – 25-8-2010). Nhân ngày sinh của ông, xin kể câu chuyện tôi đi tìm ngày sinh của Đại tướng để viết cuốn sách “Đại tướng Võ Nguyên Giáp – thời trẻ”.

Đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước đã quen thuộc với các hồi ức cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tuy nhiên chưa nhiều người được biết về thời trẻ của ông.

Vào dịp sinh nhật lần thứ 93 của Đại tướng (năm 2004) và kỷ niệm lần thứ 60 Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-2004), Nhà xuất bản Thanh Niên đã cho ra mắt bạn đọc cuốn sách “Đại tướng Võ Nguyên Giáp – thời trẻ” viết về tuổi trẻ của ông. Sau khi nghỉ hưu (1995), tôi mới có thời gian để sưu tầm tư liệu và viết cuốn sách này.

Được sự cộng tác của bà Đặng Bích Hà (phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp), tôi dựa vào các tư liệu lịch sử, đặc biệt là các bức thư và ảnh của gia đình Đại tướng – những kỷ vật quý báu đã được lưu giữ hơn nửa thế kỷ, và dựa vào những lời kể của những người thân trong gia đình Đại tướng để phác hoạ lại một quãng đời của ông - người Anh Cả của quân đội ta, vị tướng văn võ song toàn, suốt đời dĩ công vi thượng, vì nhân dân phục vụ.

Mở đầu cuốn sách là đoạn “Ngày sinh” viết như sau: Hồi đầu thế kỷ XX, ở làng xã An Xá (trước là xã, sau là thôn, nay thuộc xã Lộc Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình) có một gia đình nhà nho nghèo làm ruộng. Ông huý là Võ Quang Nghiêm, bà là Nguyễn Thị Kiên. Ông bà sinh hạ được 7 người con, Võ Nguyên Giáp là người con thứ 5. Võ Nguyên Giáp ra đời vào một mùa lụt, trong một cái lều cất tạm dưới gốc cây mít to như cổ thụ trong vườn nhà.

Thuở ấy các cụ chỉ nhớ ngày sinh của con cái theo âm lịch, còn ngày sinh của Võ Nguyên Giáp theo dương lịch thì sau này các nhà nghiên cứu phương Tây, mỗi người nói một cách. Ví như bản chỉ dẫn về tiểu sử Võ Nguyên Giáp của Giăng Xanhtơny (Notice biographique sur Võ Nguyên Giáp – Jean Sainteny) ghi là 1912. Từ điển Bách khoa Larutxơ (Larousse) ghi là 1911. Có những tác giả ghi là 1910 như Buđaren (Boudarel) hoặc Giêm Phốc (James Fox).

Trong cuốn “GIAP” do nhà xuất bản Atlát (Atlas) – Pari xuất bản năm 1977, Buđaren viết “sinh ở An Xá trong tỉnh Quảng Bình năm 1910”. Trên tạp chí Thời sự chủ nhật (The Sunday times magazine) số 5 – 11 – 1972, Giêm Phốc viết: Ông sinh ngày 1 – 9 – 1910, một ngày tháng đáng ghi nhớ lại ở đây, chỉ vì một sự tình cờ kỳ lạ, tôi tìm thấy giấy khai sinh của ông Giáp tại Pari và qua đó có thể giải quyết một lúng túng cho giới học giả cho rằng ông sinh ra vào khoảng 1911, 1912”.

Tôi hỏi bà Đặng Bích Hà:

- Vậy năm nào là đúng?

- Năm 1911.

- Căn cứ vào đâu?

- Anh Giáp tuổi Hợi (Tân Hợi).

- Một lá số tử vi có không?

- Không. Mà có cũng không còn.

- Rất tiếc, tôi muốn xem người ta đoán như thế nào về số của anh Giáp. Còn ngày sinh?

- Ngày 25 tháng 8 dương lịch. Cũng tính từ “ngày ta” sang do bà (mẹ tướng Giáp) nói và nhờ ông Trần Văn Giáp tính hộ.

Theo bà Lady Borton - nữ ký giả người Mỹ, tác giả của nhiều cuốn sách viết về Việt Nam, là người dịch cuốn sách “Đại tướng Võ Nguyên Giáp – thời trẻ” sang Anh ngữ, thì tư liệu trên đây về ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là đáng tin cậy vì không ai nhớ ngày sinh của con bằng người mẹ.

Xin chúc mừng người Anh Cả bước vào tuổi 100 xuân:

Một trăm xuân sống trên đời

Anh đã hoàn thành nhiệm vụ Bác Hồ trao

Cầm quân biến chiến công thành huyền thoại

Đảng tin, dân mến, thế giới chào.

Trí, Dũng, Nhân, Tín, Liêm, Trung, anh toàn vẹn

“Dĩ công vi thượng” một tầm cao.

Danh tướng thời đại Hồ Chí Minh, tấm gương sáng

Danh tướng của mọi thời đáng tự hào.

Sống mãi với núi sông

Sống mãi trong sử sách

Sống mãi trong lòng dân

Sống mãi với đồng bào.

http://vit.com.vn/MMuctin/Xahoi/LA80581/default.html Trung tướng Hồng Cư

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có một câu chuyện về Thầy dạy Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và Ngô Đình Diệm nói về cuộc đời hai ông khi 2 người học cùng thầy. Có ai biết chia sẻ cho mọi người

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Tôi đoán Đại Tướng sinh vào giờ Dần ?

Long mạch của vùng quê làng Đại Phong và An Xá - Quảng Bình như thế nào mà lại sinh ra 2 con người nổi danh 1 thời : Đại Tướng Võ Nguyên Giáp "1 trong 10 chiến tướng vĩ đại nhất Thế giới" và 1 Tổng Thống Ngô Đình Diệm "tổng thống của miền Nam Việt Nam giai đoạn 1954-1963"

Tất cả có trong tư liệu này:

Ngôi nhà tướng Giáp được phục dựng năm 1977 trên chính nền nhà xưa của thân phụ- cụ Võ Quang Nghiêm, thuộc làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Một ngôi nhà đặc trưng của cư dân vùng Lệ Thủy: 3 gian 2 chái 5 lồng.

Người nhận trách nhiệm trông coi “ngôi nhà Đại tướng” là ông Võ Đại Hàm, cháu gọi tướng Giáp bằng ông (ông nội ông Hàm và tướng Giáp là anh em chú bác).

An Xá là vùng đất linh. Tiền khai khẩn làng An Xá là cụ Ngô Quí Công. Tương truyền xưa hai làng An Xá và Đại Phong là một. Đến triều nhà Mạc, trong lần đi ngang An Xá, một ông thầy phong thủy người Tàu phát hiện mạch đất này sẽ sớm sinh người tài, có cơ đứng dậy lật đổ nhà Mạc, bèn tìm cớ tấu xui nhà Mạc cho đào một con hói chạy ngang từ sông Kiến Giang vào để cắt long mạch. Nhờ con hói này, triều mạc vững và trị vì được suốt 66 năm.

Con hói đó vẫn còn mãi đến ngày nay với cái tên Hói Đợi. Ban đầu, nó chỉ là một cái mương nhỏ (hói, người miền Trung gọi là mương) với chức phận “cắt long mạch”. Sau đó, cứ mỗi mùa lúa, cư dân trong vùng lại cơi thêm để dẫn nước về đồng. Đào cơi mãi, con hói Đợi càng ngày thêm rộng và sâu hơn. Và có lẽ vì sự khoét thêm này đã tạo ra sự cắt chia hai mạch đất linh An Xá- Đại Phong. Để rồi trên hai mạch đất linh bị cắt khoét kia sinh ra hai vĩ nhân: Võ Nguyên Giáp và Ngô Đình Diệm (dù người theo nghĩa cộng, kẻ theo nghĩa trừ). Bờ bắc hói Đợi là làng An Xá sinh ông Giáp. Bờ nam hói Đợi là làng Đại Phong sinh ra ông Diệm.

Có điều rất kỳ lạ không sao lý giải nổi: Từ thời nhà Mạc, khi đào xong, nước Hói Đợi bỗng phân thành hai dòng, bên đục bên trong. Đến nay, dòng nước vẫn vậy, vẫn cùng một con hói nhưng hai dòng trong đục khác nhau.

Ông Giáp không sinh trong nhà. Nơi ông cất tiếng khóc chào đời là tại gốc mít trước sân. Khi sinh hạ, thân mẫu ông nằm ở một cái trại (lán) nhỏ nơi gốc mít. Ông Hàm kể vậy. Còn vì sao thì ông Hàm bảo không biết.

Phía làng ông Diệm giờ chỉ còn 2 nhà trong họ Ngô Đình, tương đối gần với ông Diệm. Nền nhà cũ ông Diệm thuộc xóm Đội 3. Ngay trên khu nền đó giờ là nhà anh Ngô Đình Dũng, người cháu xa trong họ. Anh Dũng đi bộ đội, phấn đấu “trầm trầy trầm trật” mãi sáu bảy lần cho mãi đến năm 1982 mới vào Đảng được. Dũng kể: Gia phả nhà họ Ngô bị xé đốt sạch từ năm 1960. Sau này, họ Ngô Đình đổi hết sang Ngô Đức, Ngô Quốc, Ngô Minh…

Cách quê ông Diệm, ông Giáp không xa là một ngọn núi linh tên An Mã. Tương truyền ngôi mộ tổ của nhà họ Ngô vốn được xây trên đó. Nhiều người kể rằng đầu năm 1963, một đại đội lính Cụ Hồ được cử về cắm tại ngay chân núi này. Không biết làm nhiệm vụ gì, dân trong làng chỉ thấy quanh năm suốt tháng họ ôm cuốc xẻng đào khoét quanh chân núi. Ròng rã hơn 10 tháng trời, khi quanh chân núi An Mã bị khoét thành một con mương sâu hoắm thì nhà họ Ngô đổ và bị sát hại ngày 2-11-1963.

Đến nay, nhiều người vẫn cho rằng việc bộ đội đào “giao thông hào” quanh núi An Mã chính là phép cắt long mạch nhà họ Ngô. Thậm chí có người còn cho rằng đó là chỉ đạo của cụ Hồ. Không biết đúng sai bao phần, nhưng vết tích của “giao thông hào” dưới chân An Mã vẫn còn.

Nhưng ông Hàm (người trông giữ nhà tướng Giáp) thì bảo không nghe chuyện này. Theo ông Hàm, xưa kia khi phát hiện ra dấu tích một khu mộ uy nghi trên đỉnh An Mã, cư dân trong vùng tin rằng đó là khu mộ tổ nhà họ Ngô. Mà mộ tổ nhà Ngô thì chắc phải lắm của. Thế là đêm đêm người này kẻ nọ rủ nhau lén đào trộm tìm... của!

Thôi thì mỗi người một tích. Tin hay không và đoán thế nào tùy ở cách nhìn.

Lần này về quê tướng Giáp cùng tôi có thêm nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên. Tôi thích dòng này của gã đầu bạc: “Dòng Kiến Giang vẫn chảy muôn đời. Những người dân bình thường, vô danh vẫn sống cuộc sống giản dị hàng ngày của họ. Nhưng chính họ làm ra đất nước. Chính họ làm nên lịch sử. Áo bẩn chính tay họ giặt”.

http://truongduynhat.vnweblogs.com/post/1545/236056

Và thêm tư liệu đây nữa:

Ngô Đình Diệm sinh ra tại Đội 3, làng Đại Phong, xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Nơi ở của gia đình Ngô Đình Diệm nằm cách làng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ 1 con suối (đào) nhỏ(dân ở đó gọi là hói Đại Phong). Tương truyền rằng, ngày xưa có một vị thầy Địa lý nổi tiếng sau khi đi tham quan và phán rằng "Vùng đất này có hình một con Phượng, đầu là núi An Mã, mỏ là mũi Viết, bụng là phá Hạc Hải. Đây là vùng đất linh kiệt, nhiều người tài, vì vậy nên đào một con suối cắt ngang tại cổ của con phượng hoàng (là hói Đại Phong hiện nay) thì mỗi làng sẽ chỉ xuất hiện 1 người tài mà thôi, sau đó sẽ hết(làng Lộc Thủy và Đại Phong)" (Trích từ tài liệu Đại Phong - một làng quê). Ngày nay, những người trong dòng họ của Ngô Đình Diệm còn lại ở làng Đại Phong đã đổi lại tên lót thành Ngô Đức... để tích đức cho con cháu muôn đời sau.

Edited by Phan Dự

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay