Thiên Sứ

Định Nghĩa ChiỀu Là Gì?

74 bài viết trong chủ đề này

Không đúng. Đông phương có quan niệm không thời gian rất rõ, không những vậy mà còn tổng quát hơn quan niệm không thời gian của tây phương. Mang tính vật chất hơn, đồng thời cũng bao hàm cả yếu tố tâm linh nữa. Nhưng đáng tiếc, số người hiểu được trong suốt cả mấy ngàn năm nay quá ít. Tuy nhiên sự phát triển hoàn thiện của nó cũng đã có những thành tựu to lớn, sâu sắc, và minh triết rất cao. Chỉ tiếc rằng ngay cả những sự hoàn thiện đó, hiện nay cũng không có mấy người hiểu được.

Tôi trả lời cho Nhât Tâm tường minh thế này:

Không thời gian tây phương là Không gian - thời gian.

Không thời gian đông phương - chính là Vũ - Trụ.

Thân ái.

Kính chào bác Vuivui,

Nhật Tâm xin cám ơn bác Vuivui đã chỉ dẫn. Tiếng Việt quả là nhiều lớp nghĩa. Để hiểu tiếp Vũ và Trụ là gì chắc phải tốn thêm không ít thời gian và công sức.

Nhật Tâm muốn tìm hiểu về Đạo, mong bác Vuivui và các thành viên diễn đàn chỉ dẫn cho các nguồn tài liệu tham khảo tin cậy.

Trân Trọng.

Nhật Tâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực sự là thời gian, không gian và vật chất đã được quy về chung trong 1 hệ thống can chi, phương vị trên nền tảng là các quy luật đã được xác định từ thực tế quan sát và đo đạc. Tất cả chúng thống nhất trong Một.

Ngay cả việc định lượng chúng về mặt tổ hợp cũng như tách biệt cũng được xác định chính xác trong một số lãnh vực. Chúng hiện đang tính chính xác ở mức độ giờ nói chung, còn Đông Y thì chưa rõ lắm là thời khắc nhỏ nhất là?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đúng vậy! Đông phương có quan niệm không thời gian rất rõ, không những vậy mà còn tổng quát hơn quan niệm không thời gian của tây phương. Mang tính vật chất hơn, đồng thời cũng bao hàm cả yếu tố tâm linh nữa. Nhưng đáng tiếc, số người hiểu được trong suốt cả mấy ngàn năm nay quá ít. Tuy nhiên sự phát triển hoàn thiện của nó cũng đã có những thành tựu to lớn, sâu sắc, và minh triết rất cao. Chỉ tiếc rằng ngay cả những sự hoàn thiện đó, hiện nay cũng không có mấy người hiểu được.

Tôi trả lời cho Nhât Tâm tường minh thế này:

Không thời gian tây phương là Không gian - thời gian.

Không thời gian đông phương - chính là Vũ - Trụ.

Thân ái.

Đúng vậy! Cảm ơn anh Vuivui

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như Hoangnt đã trình bày trước vể khả năng không có Tiên thiên Bát quái, tuy nhiên nếu chỉ tồn tại Hậu thiên Bát quái sẽ không giải thích được diễn tiến của vạn vật đang biến hóa trong vũ trụ tức thực tế vũ trụ đang giãn nở, các phản ứng hạt nhân vẫn tiếp diễn sự hình thành và hủy hoại vẫn đang tiếp tục do vậy Vũ trụ đang ở trong trạng thái Cân bằng động với một công thức tổng quát khác nhưng có quan hệ với Hậu thiên Bát quái.

Đó là Tiên Thiên Bát quái và ta phải dựa trên căn cứ nào để xây dựng nó???. Rõ ràng phải dựa trên Âm dương cân bằng (tổng thể); Tứ tượng đang diễn ra nhưng chưa tương sinh giống như vòng Hậu thiên; công thức dùng vẫn là Bát quái thể hiện các trạng thái ngũ hành. Như vậy Tiên thiên đang chỉ ra nơi đang diễn ra sinh hóa của các hành tinh ở ranh vũ trụ.

Ta chắc chắn có hai cơ sở về sự ổn định của Trục vũ trụ và Phương vuông góc không đổi so với trục này, cùng với các dữ liệu trên ta sẽ xem Tiên thiên Bát quái được bố trí như thế nào???.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như Hoangnt đã trình bày trước vể khả năng không có Tiên thiên Bát quái, tuy nhiên nếu chỉ tồn tại Hậu thiên Bát quái sẽ không giải thích được diễn tiến của vạn vật đang biến hóa trong vũ trụ tức thực tế vũ trụ đang giãn nở, các phản ứng hạt nhân vẫn tiếp diễn sự hình thành và hủy hoại vẫn đang tiếp tục do vậy Vũ trụ đang ở trong trạng thái Cân bằng động với một công thức tổng quát khác nhưng có quan hệ với Hậu thiên Bát quái.

Đó là Tiên Thiên Bát quái và ta phải dựa trên căn cứ nào để xây dựng nó???. Rõ ràng phải dựa trên Âm dương cân bằng (tổng thể); Tứ tượng đang diễn ra nhưng chưa tương sinh giống như vòng Hậu thiên; công thức dùng vẫn là Bát quái thể hiện các trạng thái ngũ hành. Như vậy Tiên thiên đang chỉ ra nơi đang diễn ra sinh hóa của các hành tinh ở ranh vũ trụ.

Ta chắc chắn có hai cơ sở về sự ổn định của Trục vũ trụ và Phương vuông góc không đổi so với trục này, cùng với các dữ liệu trên ta sẽ xem Tiên thiên Bát quái được bố trí như thế nào???.

Thời kỳ Tiên thiên là thời kỳ Vũ trụ còn sơ khởi, mâu thuẫn âm dương chưa bộc lộ. Mọi quan hệ của các yếu tố Vũ trụ là đồng tương sinh, nên Vũ trụ phát triển rất mạnh mẽ, tương ứng với thời kỳ lạm phát trong lý thuyết Bigbang. Quan hệ các yếu tố âm dương thời kỳ này được mô tả bằng Tiên thiên bát quái. Sau đó, khi âm dương phát triển tới một mức độ nào đó, mâu thuẫn âm dương xuất hiện và phát triển, nảy sinh các quan hệ tương sinh tương khắc. Thời kỳ này gọi là thời kỳ Hậu thiên. Lúc đó, Tiên thiên bát quái suy biến thành Hậu thiên Bát quái khi nguyên lý trong âm có dương, trong dương có âm được thực hiện.

Sau thời kỳ Hậu thiên sẽ là thời kỳ suy đồi rồi tiêu biến của Vũ trụ. Hiện nay chúng ta đang sống trong thời kỳ Hậu thiên.

Không thời gian chỉ là một trong những phương tiện thể hiện sự biến đổi của thực tại trong quá trình tương tác âm dương mà thôi. Trong học thuyết ADNH, không thời gian không có lý do tự thân mà phải gắn liền với vật chất, thể hiện thuộc tính của vật chất. Không có khái niệm không thời gian chung chung như trong khoa học phương Tây. Thuộc tính của vật chất thể hiện trong không thời gian là Thập Thiên can, 12 Địa chi, Ngũ hành. Bảng Lạc thư Hoa giáp là cấu trúc ADNH của thời gian một sự vật bất kỳ. Hà đồ là cấu trúc ADNH của không gian trên bắc bán cầu.

Vo Truoc.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Bác Vô Trước

Thời kỳ Tiên thiên là thời kỳ Vũ trụ còn sơ khởi, mâu thuẫn âm dương chưa bộc lộ. Mọi quan hệ của các yếu tố Vũ trụ là đồng tương sinh, nên Vũ trụ phát triển rất mạnh mẽ, tương ứng với thời kỳ lạm phát trong lý thuyết Bigbang. Quan hệ các yếu tố âm dương thời kỳ này được mô tả bằng Tiên thiên bát quái. Sau đó, khi âm dương phát triển tới một mức độ nào đó, mâu thuẫn âm dương xuất hiện và phát triển, nảy sinh các quan hệ tương sinh tương khắc. Thời kỳ này gọi là thời kỳ Hậu thiên. Lúc đó, Tiên thiên bát quái suy biến thành Hậu thiên Bát quái khi nguyên lý trong âm có dương, trong dương có âm được thực hiện.

Sau thời kỳ Hậu thiên sẽ là thời kỳ suy đồi rồi tiêu biến của Vũ trụ. Hiện nay chúng ta đang sống trong thời kỳ Hậu thiên.

Đồng ý với Bác, tuy nhiên giữa Tiên thiên Bát quái và Hậu thiên Bát quái ta thấy có sự giống nhau về ý nghĩa, nội dung của mỗi Quái nhưng lại khác nhau ở vị trí trên các phương vị, như vậy ngoài ý nghỉa trên thì Tiên thiên Bát quái chắc phải còn có ý nghĩa nào khác nên người xưa mới xây dựng được các ký hiệu và công thức Tiên thiên Bát quái?.

Các ứng dụng vào thực tế hiện nay rõ ràng là đang và phải sử dụng Hậu thiên Bát quái-Hà Đồ trong quá trình xem xét sự vận động theo quy luật tương sinh tương khắc sự vật hiện tượng.

Theo Hoangnt Tiên thiên Bát quái là đặc trưng cho 'Cấu Trúc cơ bản đối xứng tâm' được hình thành trong giai đoạn như Bác mô tả ở trên và nó được tích hợp trở thành sự vật hiện tượng đang vận hành hiện nay theo Hậu thiên Bát quái-Hà đồ ví dụ: Hệ mặt trời, Gen...

Sự tích hợp của cấu trúc cơ bản dĩ nhiên theo nguyên lý âm dương ngũ hành và biến đổi thành Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tương, Tứ tương sinh bát quái, Bát quái sinh vạn vật từ 2 (2^1) -> 4 (2^2) -> 8 (2^3) -> 64 (2^6) -> __ 2^12 -> ___ 2^24...

Theo Hoangnt chỉ riêng Vũ trụ không bị tiêu biến tức không tuân thủ quy luật Sinh Vượng Mộ bởi nếu xảy ra sẽ mau thuẫn ngược lại với Nguyên lý ban đầu là Thái cực sinh lưỡng nghi...

Hà đồ là cấu trúc ADNH của không gian trên bắc bán cầu.

Vấn đề này Bác Vô Trước có thể giải thích cụ thể hơn và sẽ cùng bàn bạc được không!.

Thân mến.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đồng ý với Bác, tuy nhiên giữa Tiên thiên Bát quái và Hậu thiên Bát quái ta thấy có sự giống nhau về ý nghĩa, nội dung của mỗi Quái nhưng lại khác nhau ở vị trí trên các phương vị, như vậy ngoài ý nghỉa trên thì Tiên thiên Bát quái chắc phải còn có ý nghĩa nào khác nên người xưa mới xây dựng được các ký hiệu và công thức Tiên thiên Bát quái?.

Tiên thiên, Hậu thiên Bát quái là đồ hình mô tả thứ tự vận động của dòng Dương khí qua các yếu tố ADNH của sự vật ở thời kỳ Tiên thiên và Hậu thiên.

Các ứng dụng vào thực tế hiện nay rõ ràng là đang và phải sử dụng Hậu thiên Bát quái-Hà Đồ trong quá trình xem xét sự vận động theo quy luật tương sinh tương khắc sự vật hiện tượng.

Đúng vậy. Nhưng để ứng dụng tốt và hiểu các ứng dụng đó cần nắm được ý nghĩa, công dụng của các đồ hình.

Theo Hoangnt chỉ riêng Vũ trụ không bị tiêu biến tức không tuân thủ quy luật Sinh Vượng Mộ bởi nếu xảy ra sẽ mau thuẫn ngược lại với Nguyên lý ban đầu là Thái cực sinh lưỡng nghi...

Kỳ lạ nhỉ, tất cả cùng tuân thủ, riêng Vũ trụ thì không! Thực ra không có một chút mâu thuẫn nào đâu bạn ạ. Đó là câu trả lời cho kết thúc của vũ trụ mà cho đến bây giờ khoa học vẫn còn mù mờ.

Hà đồ là cấu trúc ADNH của không gian trên bắc bán cầu.

Vấn đề này Bác Vô Trước có thể giải thích cụ thể hơn và sẽ cùng bàn bạc được không!.

Cái này tôi đang viết cho chặt chẽ, kín kẽ. Xin trình bày sau khi hoàn chỉnh. Nếu đưa lên ngay, chỉ tổ gây nên những tranh biện vô bổ, không hồi kết như tôi đã kinh nghiệm được trên diễn đàn này.
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Bác Vô Trước.

Tiên thiên, Hậu thiên Bát quái là đồ hình mô tả thứ tự vận động của dòng Dương khí qua các yếu tố ADNH của sự vật ở thời kỳ Tiên thiên và Hậu thiên.

Như vậy tất cả sự vật hiện tượng đều có 1 điểm chung với nhau là sự vận động của dòng Dương khí tạo ra sự thay đổi chúng theo thời gian/ không gian và xuyên suốt cả quá trình chuyển hòa giữa chúng tuân thủ theo ở thời kỳ Tiên thiên và Hậu thiên, trong đó theo nguyên lý Hậu thiên-Hà đồ trong thời kỳ Hậu thiên. Đối với con người, động vật, thực vật thì dòng Dương khí luân chuyển qua hệ kinh mạch tuy nhiên sẽ phải xuất phát từ 1 trung tâm/ trục trung tâm nào đó; còn đối với các sự vật khác thì có thể từ trung tâm như mặt trời, trái đất... thông qua trục năng lượng vũ trụ theo Hướng Bắc Nam.

Dòng dương khí có thể tương ứng với công thức năng lượng của Einstein E=m.v^2. Bác có thể phân tích thêm về dòng Dương khí để mọi người cùng tham khảo, học hỏi. Trong Đông phương có nói đến Khí, Khí tụ thành hình.

Kỳ lạ nhỉ, tất cả cùng tuân thủ, riêng Vũ trụ thì không! Thực ra không có một chút mâu thuẫn nào đâu bạn ạ. Đó là câu trả lời cho kết thúc của vũ trụ mà cho đến bây giờ khoa học vẫn còn mù mờ.

Vì nó là duy nhất ngay sau Thái cực và vì vậy nó không thể trở về Thái cực mà chỉ trở về tình trạng vận động của Dương khí ở trên trong thời Tiên thiên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vì nó là duy nhất ngay sau Thái cực và vì vậy nó không thể trở về Thái cực mà chỉ trở về tình trạng vận động của Dương khí ở trên trong thời Tiên thiên.

Tôi không thấy logic. Tại sao nó là hình thức duy nhất sau Thái cực thì không thể trở về Thái cực được? Thật ra nó không thể trở về thời kỳ Tiên thiên được thì đúng hơn. Điều đó tương đương với "vụ co lớn" (the Big Crunch) của khoa học hiện đại vậy. Một ông già không bao giờ trở về thời kỳ sơ sinh được!

Theo tôi, Vũ trụ phát triển đến một mức nào đó sẽ suy đồi và tiêu biến (âm dương cũng biến mất), trở về Thái cực và một chu kỳ mới lại bắt đầu, rất ngẫu nhiên và không giống như chu kỳ trước.

Như vậy tất cả sự vật hiện tượng đều có 1 điểm chung với nhau là sự vận động của dòng Dương khí tạo ra sự thay đổi chúng theo thời gian/ không gian và xuyên suốt cả quá trình chuyển hòa giữa chúng tuân thủ theo ở thời kỳ Tiên thiên và Hậu thiên, trong đó theo nguyên lý Hậu thiên-Hà đồ trong thời kỳ Hậu thiên. Đối với con người, động vật, thực vật thì dòng Dương khí luân chuyển qua hệ kinh mạch tuy nhiên sẽ phải xuất phát từ 1 trung tâm/ trục trung tâm nào đó; còn đối với các sự vật khác thì có thể từ trung tâm như mặt trời, trái đất... thông qua trục năng lượng vũ trụ theo Hướng Bắc Nam.

Dòng dương khí có thể tương ứng với công thức năng lượng của Einstein E=m.v^2. Bác có thể phân tích thêm về dòng Dương khí để mọi người cùng tham khảo, học hỏi. Trong Đông phương có nói đến Khí, Khí tụ thành hình.

Ngoài dòng Dương khí còn có dòng Âm khí và nhiều dòng khí khác nữa. Không có sự tương ứng nào giữa công thức E = mc^2 cả mà công thức vĩ đại này của Einstein là hệ quả của cái khác trong học thuyết ADNH.

Dòng Dương khí hay Âm khí chẳng qua là dòng thứ tự lan truyền của các hiệu ứng dương và âm trong các tương tác âm dương qua các yếu tố ADNH mà thôi. Nó không phải là dòng chuyển động vật chất thực.

Khí của Đông phương học trong lý thuyết tôi đang viết là một thực tại tạo thành môi trường cho các tương tác âm dương mà tôi gọi là trường khí âm dương. Vũ trụ chỉ là một cấu trúc phức tạp của trường khí âm dương phân bố thành nhiều tầng, lớp trong không thời gian, vận động và tương tác không ngừng. Không thời gian là cái dùng để biểu hiện của sự biến đổi và tương tác đó. Khối lượng là thông số chỉ độ lớn của trường khí âm dương tập trung trong một cấu trúc nào đó. Năng lượng là thuộc tính của trường khí âm dương về khả năng vận động và biến đổi.

Xuất phát từ đây, bằng một vài biến đổi toán học đơn giản ta có thể suy ra toàn bộ học thuyết tương đối rộng của Einstein. Cũng trên cơ sở học thuyết ADNH như vậy, ta có thể suy ra tất cả các luận điểm của khoa học hiện đại (trong đó có cơ học lượng tử) và bổ xung, hiệu chỉnh một số luận điểm cho chính xác hơn. Bạn cần chú ý rằng, ở đây, các luận điểm của khoa học được suy ra từ học thuyết ADNH chứ không phải đơn thuần là sự tương ứng, liên tưởng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào bác Vô Trước,

Hà đồ là cấu trúc ADNH của không gian trên bắc bán cầu.

Nhật Tâm rất mong đợi thời điểm bác công bố lý giải cho quan điểm này. Câu này nếu hiểu là Hà Đồ chỉ phát huy tác dụng khi dùng ở phần bán cầu phía bắc của trái đất thì có sai không ạ?

Trân Trọng,

Nhật Tâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật Tâm rất mong đợi thời điểm bác công bố lý giải cho quan điểm này. Câu này nếu hiểu là Hà Đồ chỉ phát huy tác dụng khi dùng ở phần bán cầu phía bắc của trái đất thì có sai không ạ?

Hà đồ là cấu trúc ADNH của không gian trong trường hợp tổng quát áp dụng đối với bán cầu bắc của trái đất. Đối với bán cầu nam thì sẽ khác, phải dùng đồ hình khác.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Bác Vô Trước.

Tôi không thấy logic. Tại sao nó là hình thức duy nhất sau Thái cực thì không thể trở về Thái cực được? Thật ra nó không thể trở về thời kỳ Tiên thiên được thì đúng hơn. Điều đó tương đương với "vụ co lớn" (the Big Crunch) của khoa học hiện đại vậy. Một ông già không bao giờ trở về thời kỳ sơ sinh được!

Theo tôi, Vũ trụ phát triển đến một mức nào đó sẽ suy đồi và tiêu biến (âm dương cũng biến mất), trở về Thái cực và một chu kỳ mới lại bắt đầu, rất ngẫu nhiên và không giống như chu kỳ trước.

[/b]

Vì Thái cực thực sự vẫn là trạng thái ban đầu của vũ trụ với Khí Âm Dương vận động; định nghĩa Thái cực dùng để xây dựng thuyết ANDH thống nhất, từ đấy tạo ra các nguyên lý, định nghĩa khác, tức Vũ trụ không bị diệt. Cho nên Tiên thiên Bát quái chưa thể hiện được mà chỉ thể hiện trạng thái Cận Hậu thiên tức có khí Âm dương của ngũ hành. Từ đó Tiên thiên có thể trình bày ở các đồ hình khác, theo Hoangnt thì chỉ lật ngược nó đối xứng quan trục Khảm Ly thì có kết quả sau:

- Càn Khôn trở về vị trí tương ứng với Hậu thiên.

- Vòng khí Âm dương quay ngược chiều kim đồng hồ phù hợp quy luật chung của vũ trụ.

Nếu vật chất có thể là năng lượng hoặc khí, thì phải chứng minh nó bị tiêu biến thì vũ trụ mới quay trở lại Thái cực khi mà Hậu thiên chỉ ra quy luật tuần hoàn?.

Xuất phát từ đây, bằng một vài biến đổi toán học đơn giản ta có thể suy ra toàn bộ học thuyết tương đối rộng của Einstein. Cũng trên cơ sở học thuyết ADNH như vậy, ta có thể suy ra tất cả các luận điểm của khoa học hiện đại (trong đó có cơ học lượng tử) và bổ xung, hiệu chỉnh một số luận điểm cho chính xác hơn. Bạn cần chú ý rằng, ở đây, các luận điểm của khoa học được suy ra từ học thuyết ADNH chứ không phải đơn thuần là sự tương ứng, liên tưởng.

Bác có thể chỉ ra quy tắc sơ bộ được không.

Hà đồ/ Lạc thư

Độ số của chúng là quy luật vận động trong không gian và thời gian của các thiên thể trong Hệ mặt trời, tương đương cũng là quy luật của các chòm sao cùng được quan trắc tương ứng (bao gồm cả thay đổi của thời tiết trên trái đất).

Nam bán cầu rõ ràng sẽ được quan trắc và tiết khí hàng năm sẽ khác với Bắc Bán cầu, ta cũng thấy vị trí các sao Mộc, Thổ... trong hệ mặt trời ở các vị trí không gian tạo ra phương vị khác nhau giữa Nam/ Bắc bán cầu. Hà đồ vẫn giữ nhưng xem lại thuộc tính hành.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi không thấy logic. Tại sao nó là hình thức duy nhất sau Thái cực thì không thể trở về Thái cực được? Thật ra nó không thể trở về thời kỳ Tiên thiên được thì đúng hơn. Điều đó tương đương với "vụ co lớn" (the Big Crunch) của khoa học hiện đại vậy. Một ông già không bao giờ trở về thời kỳ sơ sinh được!

Theo tôi, Vũ trụ phát triển đến một mức nào đó sẽ suy đồi và tiêu biến (âm dương cũng biến mất), trở về Thái cực và một chu kỳ mới lại bắt đầu, rất ngẫu nhiên và không giống như chu kỳ trước.

Vì Thái cực thực sự vẫn là trạng thái ban đầu của vũ trụ với Khí Âm Dương vận động; định nghĩa Thái cực dùng để xây dựng thuyết ANDH thống nhất, từ đấy tạo ra các nguyên lý, định nghĩa khác. Cho nên Tiên thiên Bát quái chưa thể hiện được mà chỉ thể hiện trạng thái Cận Hậu thiên tức có khí Âm dương của ngũ hành. Từ đó Tiên thiên có thể trình bày ở các đồ hình khác, theo Hoangnt thì chỉ lật ngược nó đối xứng quan trục Khảm Ly thì có kết quả sau:

- Càn Khôn trở về vị trí tương ứng với Hậu thiên.

- Vòng khí Âm dương quay ngược chiều kim đồng hồ phù hợp quy luật chung của vũ trụ.

Nếu vật chất có thể

Thái cực là trạng thái ban đầu của Vũ trụ. Đúng vậy. Thái cực chí tịnh, thuần khiết, đồng nhất, không có bất cứ sự phân biệt nào thì không thể có âm với dương trong Thái cực được.

Sau đó âm dương nảy sinh bằng một độ biến lượng tử và tương tác, vận động hình thành Vũ trụ ngày nay.

Một trong hai qui luật cơ bản của Vũ trụ là tương quan Âm/Dương luôn tăng (Cái này qui định mũi tên thời gian và entropia chỉ có một chiều) làm cho đến một lúc nào đó âm sẽ quá lớn hơn dương, Vũ trụ bước vào thời kỳ suy đồi rồi tiêu biến hẳn. Âm dương bị tiêu diệt, mất đi, và Vũ trụ lại trở về Thái cực (không còn âm dương).

Một đột biến lượng tử mới lại sinh ra âm dương với hình thức mới và tiếp tục tương tác vận động hình thành một chu kỳ tiếp theo với một Vũ trụ mới khác hẳn Vũ trụ của chu kỳ trước.

Không nên nghiên cứu ADNH bằng cách xoay ngược xuôi các đồ hình, khéo lắm cũng chỉ thấy được cái qui luật hình thức chứ thiếu hẳn logic bản chất. Cách ấy cùng lắm chỉ dùng để tham khảo, gợi mở tư duy thôi chứ không có ý nghĩa nghiên cứu bản chất vấn đề.

Thân mến!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà đồ/ Lạc thư

Độ số của chúng là quy luật vận động trong không gian và thời gian của các thiên thể trong Hệ mặt trời, tương đương cũng là quy luật của các chòm sao cùng được quan trắc tương ứng (bao gồm cả thay đổi của thời tiết trên trái đất).

Nam bán cầu rõ ràng sẽ được quan trắc và tiết khí hàng năm sẽ khác với Bắc Bán cầu, ta cũng thấy vị trí các sao Mộc, Thổ... trong hệ mặt trời ở các vị trí không gian tạo ra phương vị khác nhau giữa Nam/ Bắc bán cầu. Hà đồ vẫn giữ nhưng xem lại thuộc tính hành.

Thế nếu chúng ta khảo sát trên mặt trăng hay sao Hỏa thì dùng đồ hình nào? Hà đồ, Lạc thư có được không? Có cần điều chỉnh hay cứ thế mà dùng? Còn ở một hành tinh xa xôi khác nào đó thì sao?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Bác Vô Trước.

Thế nếu chúng ta khảo sát trên mặt trăng hay sao Hỏa thì dùng đồ hình nào? Hà đồ, Lạc thư có được không? Có cần điều chỉnh hay cứ thế mà dùng? Còn ở một hành tinh xa xôi khác nào đó thì sao?

Vẫn dùng Hậu Thiên Bát quái phối Hà đồ như thường nhưng phải bố trí lại vị trí Hành trên Hà đồ:

- Phương Bắc có thể thay đổi từ Thủy qua Mộc chẳng hạn...

- Tùy theo trục nghiêng của hành tinh mà bố trí Cung Cà - Khôn.

- Phương Bắc Nam vẫn tuân theo hướng từ trường bằng kim chỉ nam.

- Do không có con người: chúng chịu tác động có quy luật một cách rõ rệt nhất và chu kỳ sinh vượng mộ nhỏ cho nên không cần quán xét; còn các hành khác quá 'BỀN' nên không có ý nghĩa quán xét.

Không nên nghiên cứu ADNH bằng cách xoay ngược xuôi các đồ hình, khéo lắm cũng chỉ thấy được cái qui luật hình thức chứ thiếu hẳn logic bản chất. Cách ấy cùng lắm chỉ dùng để tham khảo, gợi mở tư duy thôi chứ không có ý nghĩa nghiên cứu bản chất vấn đề.

Đồng ý với Bác, tuy nhiên theo Hoangnt chỉ có một đồ hình Tiên thiên Bát quái đúng mà thôi, Tiên thiên Bát quái phải ra đời cùng đồng thời với Hậu thiên Bát quái, thậm chí 'ngay sau Hậu thiên Bát quái' nhưng ý nghĩa của nó vẫn là giai đoạn trước Thái cực.

Vì nó cũng thể hiện Quái/ phương vị, thuộc tính quái nên Hoangnt nhận xét nó chính là ở giai đoạn sau Thái cực nhưng ngay sát Hậu thiên Bát quái tức là chỉ trước khi hình thành quy luật vận động ngũ hành theo Hà đồ chỉ trong 'giây khắc'. Từ đây rút ra kết luận khi quán xét bằng bất kỳ phương pháp nào (thái ất, độn giáp, phong thủy, tử vi...) hoàn toàn chỉ áp dụng công thức Hậu thiên Bát quái - Hà đồ mà thôi và ngay cả 64 quẽ cũng chỉ là phối quái của Hậu thiên Bát quái.

Về độ số Hà đồ Bác có thể bổ sung một số gợi ý nào không, Hoangnt chú ý quy luật vận động của cửu tinh giống như Huyền không phi tinh/ Độn giáp??? (Hoangnt đang tự nghiên cứu). Cửu tinh vận động theo quy luật tương tác tới trái đất/ con người tùy cấp độ thiên văn mà xem xét, như vậy tất cả các phương pháp khác như Tử vi, thái ất... đều bị khống chế theo quy luật của cửu tinh.

Đặc biệt người xưa quan trắc thiên văn theo Thất tinh và chú ý tới Nhật Nguyệt (ảnh hưởng mạnh) và Ngũ tinh (có hành tinh với thuộc tính của nó ảnh hưởng mạnh theo chiều lợi hại tùy theo quy luật do kết quả quan trắc thu được). Như vậy giữa Thất tinh và Cửu tinh có mối quan hệ nào??? trong việc xem xét tương tác, tức có khác nhau trong các phương pháp nêu trên hay không.

Hoangnt thấy rằng phải luôn quan tâm tới 2 mặt tương tác chính từ vũ trụ theo khía cạnh thời gian và không gian nhằm tạo ra một hệ tương tác thống nhất không thời gian vật chất tới con người/ khu vực trái đất cần quán xét (hành tinh trong hệ mặt trời, và các hệ sao khác đang quay theo quy luật tương ứng) và của chính trái đất (trái đất tự quay quay mặt trời và mặt trăng đang quay quanh nó).

Không chỉ vậy lại còn phải chú ý tính quy luật của chu kỳ vận động tương ứng của các hành tinh cùng với thiên can địa chi chẳng hạn 60 năm; 30 năm, 24 năm (3 năm/ cung như thái ất???) 1 năm... cùng với mức chia chi tiết của cung tiết như 8, 24... Hoangnt cũng đang tìm hiểu thêm.

Xuất phát từ đây, bằng một vài biến đổi toán học đơn giản ta có thể suy ra toàn bộ học thuyết tương đối rộng của Einstein. Cũng trên cơ sở học thuyết ADNH như vậy, ta có thể suy ra tất cả các luận điểm của khoa học hiện đại (trong đó có cơ học lượng tử) và bổ xung, hiệu chỉnh một số luận điểm cho chính xác hơn. Bạn cần chú ý rằng, ở đây, các luận điểm của khoa học được suy ra từ học thuyết ADNH chứ không phải đơn thuần là sự tương ứng, liên tưởng.

Bác có thể chỉ ra quy tắc sơ bộ được không.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bác có thể chỉ ra quy tắc sơ bộ được không.

Thân mến.

Không thể được vì đó là một hễ thống chặt chẽ các luận điểm liên quan tới những khái niệm cơ bản nhất của học thuyết ADNH. Khi thống nhất các luận điểm này thì tiến hành thêm một số suy luận logic (không phức tạp lắm) là dẫn đến các luận điểm của khoa học hiện đại.

Thế nếu chúng ta khảo sát trên mặt trăng hay sao Hỏa thì dùng đồ hình nào? Hà đồ, Lạc thư có được không? Có cần điều chỉnh hay cứ thế mà dùng? Còn ở một hành tinh xa xôi khác nào đó thì sao?

Vẫn dùng Hậu Thiên Bát quái phối Hà đồ như thường nhưng phải bố trí lại vị trí Hành trên Hà đồ:

- Phương Bắc có thể thay đổi từ Thủy qua Mộc chẳng hạn...

- Tùy theo trục nghiêng của hành tinh mà bố trí Cung Cà - Khôn.

- Phương Bắc Nam vẫn tuân theo hướng từ trường bằng kim chỉ nam.

- Do không có con người: chúng chịu tác động có quy luật một cách rõ rệt nhất và chu kỳ sinh vượng mộ nhỏ cho nên không cần quán xét; còn các hành khác quá 'BỀN' nên không có ý nghĩa quán xét.

Hoangnt nói rằng Hậu thiên bát quái phối Hà đồ phản ánh vận động của các hành tinh trên bầu trời Trái đất. Trên các hành tinh khác, bầu trời của nó hoàn toàn khác với bầu trời Trái đất thì Hậu thiên bát quái phối Hà đồ làm sao áp dụng được? hoặc phải thay đổi đến mức chẳng thể nhận ra được. Nguyên lý thay đổi như thế nào? Thay đổi theo bầu trời trên các hành tinh đó hay sao? Nếu vậy phải mất hàng ngàn năm khảo sát bầu trời ở đó rồi mới xây dụng nên Hậu thiên bát quái phối Hà đồ tương ứng được. Ấy là tôi chưa nói đến nguyên lý xây dựng như thế nào vẫn còn chưa rõ.

Theo tôi, học thuyết ADNH nếu là học thuyết thống nhất thì vận động của các hành tinh phải tuân theo những qui luật của nó chứ không phải là nó được xây dụng chỉ dựa vào những quan sát Thiên văn. Quan sát thiên văn chỉ giúp làm rõ, khẳng định tính đúng đắn của học thuyết ADNH mà thôi. Cũng giống như các thiên thể tuân theo định luật vạn vật hấp dẫn nhưng định luật đó không phải là kết quả của quan sát vận động của các thiên thể mà là kết quả của quả táo rơi trúng đầu ... Niuton.

Về độ số Hà đồ Bác có thể bổ sung một số gợi ý nào không, Hoangnt chú ý quy luật vận động của cửu tinh giống như Huyền không phi tinh/ Độn giáp??? (Hoangnt đang tự nghiên cứu). Cửu tinh vận động theo quy luật tương tác tới trái đất/ con người tùy cấp độ thiên văn mà xem xét, như vậy tất cả các phương pháp khác như Tử vi, thái ất... đều bị khống chế theo quy luật của cửu tinh.

Vận động của Phi tinh là vận động của Khí âm qua những yếu tố ADNH của sự vật, cũng giống như Hậu thiên bát quái là vận động của dòng khí dương qua các yếu tố ADNH của sự vật. Hà đồ là cấu trúc ADNH của không gian Bắc bán cầu. Ba đồ hình này có ý nghĩa rất riêng biệt. Tôi cho rằng không có lý do gì để phối chúng với nhau. Hình Hà đồ của tôi khác các hình Hà đồ đã biết. Nó như sau:

Càn 6 Khảm 1 Chấn 8

Đoài 9 Thổ 5,10 Cấn 3

Tốn 4 Ly 7 Khôn 2

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không thể được vì đó là một hễ thống chặt chẽ các luận điểm liên quan tới những khái niệm cơ bản nhất của học thuyết ADNH. Khi thống nhất các luận điểm này thì tiến hành thêm một số suy luận logic (không phức tạp lắm) là dẫn đến các luận điểm của khoa học hiện đại.

Không vấn đề gì, Hoangnt cũng hình dung ra được nhưng cần phải đọc thêm phần lượng tử... khi cần.

Hoangnt nói rằng Hậu thiên bát quái phối Hà đồ phản ánh vận động của các hành tinh trên bầu trời Trái đất. Trên các hành tinh khác, bầu trời của nó hoàn toàn khác với bầu trời Trái đất thì Hậu thiên bát quái phối Hà đồ làm sao áp dụng được? hoặc phải thay đổi đến mức chẳng thể nhận ra được. Nguyên lý thay đổi như thế nào? Thay đổi theo bầu trời trên các hành tinh đó hay sao? Nếu vậy phải mất hàng ngàn năm khảo sát bầu trời ở đó rồi mới xây dụng nên Hậu thiên bát quái phối Hà đồ tương ứng được. Ấy là tôi chưa nói đến nguyên lý xây dựng như thế nào vẫn còn chưa rõ.

Hậu thiên Bát quái và Hà đồ là bộ đôi không thể tách rời vì Bát quái là ký hiệu của Hà đồ. Hà đồ là quy luật vận động của âm dương ngũ hành cho vũ trụ giai đoạn Hậu thiên.

Hoangnt nói Độ số Hà đồ phản ánh vận động có quy luật của hành tinh trong Hệ mặt trời (thời gian - không gian - thuộc tính ngũ hành), cũng như các nhóm sao được quan trắc đồng thời với hệ tham chiếu là các sao nào đấy được xem là mốc chuẩn. Từ đây Hà đồ áp dụng cho mọi hành tinh, dĩ nhiên thuộc tính hành sẽ tùy theo việc quan trắc, ví dụ Hướng Bắc (ngược kim chỉ Nam) có thể là Hành Kim chẳng hạn...

Đối với việc quan sát quy luật các vì sao từ hành tinh nói trên dĩ nhiên cũng sẽ xảy ra tương tự như trái đất nếu có người ở đó, và các quy luật này sẽ không thay đổi nhưng thuộc tính âm dương ngũ hành sẽ thay đổi giống như ví dụ trên vậy. Chúng ta có thể không thấy cửu tinh như Hệ mặt trời nhưng có thể sẽ thấy các nhóm sao tạo thành cửu tinh...

Theo tôi, học thuyết ADNH nếu là học thuyết thống nhất thì vận động của các hành tinh phải tuân theo những qui luật của nó chứ không phải là nó được xây dụng chỉ dựa vào những quan sát Thiên văn. Quan sát thiên văn chỉ giúp làm rõ, khẳng định tính đúng đắn của học thuyết ADNH mà thôi. Cũng giống như các thiên thể tuân theo định luật vạn vật hấp dẫn nhưng định luật đó không phải là kết quả của quan sát vận động của các thiên thể mà là kết quả của quả táo rơi trúng đầu ... Niuton.

Đồng ý, sẽ dựa vào các quan sát sau: Thiên văn - Khí tượng, thời tiết trên trái đất - Sự sống của sinh vật tương ứng với thời tiết, khí tượng - chính bản thân con người: tất cả chúng đều được quan sát và ghi nhận trong mối quan hệ chặt chẽ theo không thời gian - thuộc tính âm dương ngũ hành tức nó vừa là dữ liệu xây dựng học thuyết và là kết quả kiểm tra trở lại ở một thí nghiệm tương đương. Việc mở rộng thêm sẽ tương tự cho các sự vật hiện tượng khác như núi sông, đồi suối, lục địa biển, nhà cửa,...

Vận động của Phi tinh là vận động của Khí âm qua những yếu tố ADNH của sự vật, cũng giống như Hậu thiên bát quái là vận động của dòng khí dương qua các yếu tố ADNH của sự vật. Hà đồ là cấu trúc ADNH của không gian Bắc bán cầu. Ba đồ hình này có ý nghĩa rất riêng biệt. Tôi cho rằng không có lý do gì để phối chúng với nhau. Hình Hà đồ của tôi khác các hình Hà đồ đã biết. Nó như sau:

Càn 6 Khảm 1 Chấn 8

Đoài 9 Thổ 5,10 Cấn 3

Tốn 4 Ly 7 Khôn 2

Như phân tích ở trên nếu Bác Vô Trước dùng một Hà đồ khác chứ chưa nói dùng các khái niệm khác như KHÍ để giải quyết quy luật vận động ADNH ví dụ như Phi tinh chẳng hạn sẽ thực sự là SAI hoàn toàn đấy (ta chỉ bàn về Bắc Bán cầu). Bát quái là ký hiệu của ADNH, và nếu nó là sự vận động của các Dòng khí Dương qua các yếu tố ADNH của sự vật thì phải chứng minh cụ thể vì đây là một ý nghĩa mới.

Hiện tại chưa thấy ai xây dựng được lý thuyết Dòng khí Âm Dương vận động qua các yếu tố ADNH ngoại trừ trong Đông Y, Bác có thể đưa lên khái niệm và ví dụ không. Bác vẫn có thể đúng với sự chú ý tới các nguyên tắc của Đông Y và chuyển chúng ngược lại thành nguyên lý tổng quát như thường và dĩ nhiên phải giải thích được các vấn đề liên quan khác.

Càn 6 Khảm 1 Chấn 8

Đoài 9 Thổ 5,10 Cấn 3

Tốn 4 Ly 7 Khôn 2

Nếu biểu diễn trên không trùng với Hà đồ thì sẽ không thể đúng và áp dụng được.

Phi tinh huyền không:

Hoangnt mới đọc sơ qua, tuy nhiên có các chú ý sau:

- Có Quy luật vận động của Cửu tinh; Theo mỗi chu kỳ thời gian nào đấy và Sao nào sẽ vào trung cung tùy Vận???.

- Hình như có 2 trạng thái Phi ngược và thuận tùy mạng Nam hay Nữ?.

- Xem xét được quy luật cho mỗi năm, còn tháng/ngày/giờ???.

- Mạng Nam Nữ sẽ theo Lạc thư hoa giáp.

Hoangnt có các nghi ngờ sau:

- Tại sao Phi nghịch và thuận theo Nam hay nữ khi mà quy luật vận động của cửu tinh theo một chiều không phụ thuộc thuộc tính Cá nhân đang xem xét.

- Nếu đúng thì sẽ xảy ra tình trạng mâu thuẫn với mạng Nam và Nữ vì mạng Nam/Nữ đã được quy định Dương Âm phù hợp trước rồi, ví dụ: 1 Nam và 1 Nữ sinh cùng năm thì Nam đã là Tây tứ trạch thì Nữ đã là Đông tứ trạch cho nên giữa Nam và Nữ đã tự phân Âm Dương theo một số nguyên tắc khác trước đó.

- Cửu tinh là các sao có tên gọi vậy nó có thực trên bầu trời hay không hay chỉ là quy ước trên nền tảng quy luật nào đấy khác.

- Từ trên cũng phải xem lại cách tính cho Sơn... gì đấy trong bảng Phi tinh huyền không.

Nếu Bác Vô Trước đưa ra khái niệm Dòng khí Âm Dương vận động thì cùng nhau thảo luận xem.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào bác Vô Trước,

Trong Kinh dịch nói vô cực (sinh) --> thái cực --> lưỡng nghi --> tứ tượng...

Thái cực là trạng thái ban đầu của Vũ trụ. Đúng vậy. Thái cực chí tịnh, thuần khiết, đồng nhất, không có bất cứ sự phân biệt nào thì không thể có âm với dương trong Thái cực được.

Sau đó âm dương nảy sinh bằng một độ biến lượng tử và tương tác, vận động hình thành Vũ trụ ngày nay.

Câu trên NHật Tâm thật sự thấy quan niệm rất mới. Nhật Tâm thấy có lẽ cách hiểu phổ biến vẫn là trong thái cực đã có âm dương. Trường hợp đúng như bác Vô Trước nói thì thuyết ADNH không bao trùm được Thái cực bởi lẽ cả AD và NH đều chưa được sinh ra. Như vậy nó không phải là học thuyết thống nhất vũ trụ. Chưa rõ phải lý giải điều này ra sao ạ?

Một trong hai qui luật cơ bản của Vũ trụ là tương quan Âm/Dương luôn tăng (Cái này qui định mũi tên thời gian và entropia chỉ có một chiều) làm cho đến một lúc nào đó âm sẽ quá lớn hơn dương, Vũ trụ bước vào thời kỳ suy đồi rồi tiêu biến hẳn. Âm dương bị tiêu diệt, mất đi, và Vũ trụ lại trở về Thái cực (không còn âm dương).

Thời gian và không gian là thuộc tính của vật chất (cả hình thái tổng quát phi vật chất như quan niệm khí của Đông phương). Nhật Tâm cũng đồng tình với quan niệm này cảu bác Vô Trước. Có một điều Nhật Tâm không hiểu Vật chất và phi vật chất có tính đẳng hướng (theo cách hiểu của Nhật Tâm), không gian cũng đẳng hướng. Tại sao chỉ mỗi thời gian không đẳng hướng?

Theo Nhật Tâm hiểu thì cả lý học Đông phương và phương tây đều không loại chiều âm của thời gian. Chưa rõ bác Vô Trước có lý luận gì loại bỏ chiều âm không?

Cách đây khoảng 9 năm Nhật Tâm có được học sơ qua về Entroppia nhiệt động trong hóa lý. Đến giờ cũng không nhớ rõ ràng lắm. Thầy giáo có nói đến hiện tượng "chết nhiệt vũ trụ" khi vũ trụ tăng lên đến kích thước giới hạn và "đóng băng" luôn. Có điều tại thời điểm đó khi đó thầy nói "lý thuyết này đã được cho là sai". Điều quan trọng khi áp dụng entropia nhiệt động cho 1 hệ là phải xem hệ đó có kín hay không. Hệ không kín thì không áp dụng được. Phải chăng bác Vô Trước quan niệm vũ trụ hữu hạn (về kích thước) và có giới hạn (tính có ranh giới) tạo nên hệ kín?

Trân Trọng,

Nhật Tâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không thể được vì đó là một hễ thống chặt chẽ các luận điểm liên quan tới những khái niệm cơ bản nhất của học thuyết ADNH. Khi thống nhất các luận điểm này thì tiến hành thêm một số suy luận logic (không phức tạp lắm) là dẫn đến các luận điểm của khoa học hiện đại.

Không vấn đề gì, Hoangnt cũng hình dung ra được nhưng cần phải đọc thêm phần lượng tử... khi cần.

Hoangnt nói rằng Hậu thiên bát quái phối Hà đồ phản ánh vận động của các hành tinh trên bầu trời Trái đất. Trên các hành tinh khác, bầu trời của nó hoàn toàn khác với bầu trời Trái đất thì Hậu thiên bát quái phối Hà đồ làm sao áp dụng được? hoặc phải thay đổi đến mức chẳng thể nhận ra được. Nguyên lý thay đổi như thế nào? Thay đổi theo bầu trời trên các hành tinh đó hay sao? Nếu vậy phải mất hàng ngàn năm khảo sát bầu trời ở đó rồi mới xây dụng nên Hậu thiên bát quái phối Hà đồ tương ứng được. Ấy là tôi chưa nói đến nguyên lý xây dựng như thế nào vẫn còn chưa rõ.

Hậu thiên Bát quái và Hà đồ là bộ đôi không thể tách rời vì Bát quái là ký hiệu của Hà đồ. Hà đồ là quy luật vận động của âm dương ngũ hành cho vũ trụ giai đoạn Hậu thiên.

Hoangnt nói Độ số Hà đồ phản ánh vận động có quy luật của hành tinh trong Hệ mặt trời (thời gian - không gian - thuộc tính ngũ hành), cũng như các nhóm sao được quan trắc đồng thời với hệ tham chiếu là các sao nào đấy được xem là mốc chuẩn. Từ đây Hà đồ áp dụng cho mọi hành tinh, dĩ nhiên thuộc tính hành sẽ tùy theo việc quan trắc, ví dụ Hướng Bắc (ngược kim chỉ Nam) có thể là Hành Kim chẳng hạn...

Đối với việc quan sát quy luật các vì sao từ hành tinh nói trên dĩ nhiên cũng sẽ xảy ra tương tự như trái đất nếu có người ở đó, và các quy luật này sẽ không thay đổi nhưng thuộc tính âm dương ngũ hành sẽ thay đổi giống như ví dụ trên vậy. Chúng ta có thể không thấy cửu tinh như Hệ mặt trời nhưng có thể sẽ thấy các nhóm sao tạo thành cửu tinh...

Theo tôi, học thuyết ADNH nếu là học thuyết thống nhất thì vận động của các hành tinh phải tuân theo những qui luật của nó chứ không phải là nó được xây dụng chỉ dựa vào những quan sát Thiên văn. Quan sát thiên văn chỉ giúp làm rõ, khẳng định tính đúng đắn của học thuyết ADNH mà thôi. Cũng giống như các thiên thể tuân theo định luật vạn vật hấp dẫn nhưng định luật đó không phải là kết quả của quan sát vận động của các thiên thể mà là kết quả của quả táo rơi trúng đầu ... Niuton.

Đồng ý, sẽ dựa vào các quan sát sau: Thiên văn - Khí tượng, thời tiết trên trái đất - Sự sống của sinh vật tương ứng với thời tiết, khí tượng - chính bản thân con người: tất cả chúng đều được quan sát và ghi nhận trong mối quan hệ chặt chẽ theo không thời gian - thuộc tính âm dương ngũ hành tức nó vừa là dữ liệu xây dựng học thuyết và là kết quả kiểm tra trở lại ở một thí nghiệm tương đương. Việc mở rộng thêm sẽ tương tự cho các sự vật hiện tượng khác như núi sông, đồi suối, lục địa biển, nhà cửa,...

Vận động của Phi tinh là vận động của Khí âm qua những yếu tố ADNH của sự vật, cũng giống như Hậu thiên bát quái là vận động của dòng khí dương qua các yếu tố ADNH của sự vật. Hà đồ là cấu trúc ADNH của không gian Bắc bán cầu. Ba đồ hình này có ý nghĩa rất riêng biệt. Tôi cho rằng không có lý do gì để phối chúng với nhau. Hình Hà đồ của tôi khác các hình Hà đồ đã biết. Nó như sau:

Càn 6 Khảm 1 Chấn 8

Đoài 9 Thổ 5,10 Cấn 3

Tốn 4 Ly 7 Khôn 2

Như phân tích ở trên nếu Bác Vô Trước dùng một Hà đồ khác chứ chưa nói dùng các khái niệm khác như KHÍ để giải quyết quy luật vận động ADNH ví dụ như Phi tinh chẳng hạn sẽ thực sự là SAI hoàn toàn đấy (ta chỉ bàn về Bắc Bán cầu). Bát quái là ký hiệu của ADNH, và nếu nó là sự vận động của các Dòng khí Dương qua các yếu tố ADNH của sự vật thì phải chứng minh cụ thể vì đây là một ý nghĩa mới.

Hiện tại chưa thấy ai xây dựng được lý thuyết Dòng khí Âm Dương vận động qua các yếu tố ADNH ngoại trừ trong Đông Y, Bác có thể đưa lên khái niệm và ví dụ không. Bác vẫn có thể đúng với sự chú ý tới các nguyên tắc của Đông Y và chuyển chúng ngược lại thành nguyên lý tổng quát như thường và dĩ nhiên phải giải thích được các vấn đề liên quan khác.

Càn 6 Khảm 1 Chấn 8

Đoài 9 Thổ 5,10 Cấn 3

Tốn 4 Ly 7 Khôn 2

Nếu biểu diễn trên không trùng với Hà đồ thì sẽ không thể đúng và áp dụng được.

Phi tinh huyền không:

Hoangnt mới đọc sơ qua, tuy nhiên có các chú ý sau:

- Có Quy luật vận động của Cửu tinh; Theo mỗi chu kỳ thời gian nào đấy và Sao nào sẽ vào trung cung tùy Vận???.

- Hình như có 2 trạng thái Phi ngược và thuận tùy mạng Nam hay Nữ?.

- Xem xét được quy luật cho mỗi năm, còn tháng/ngày/giờ???.

- Mạng Nam Nữ sẽ theo Lạc thư hoa giáp.

Hoangnt có các nghi ngờ sau:

- Tại sao Phi nghịch và thuận theo Nam hay nữ khi mà quy luật vận động của cửu tinh theo một chiều không phụ thuộc thuộc tính Cá nhân đang xem xét.

- Nếu đúng thì sẽ xảy ra tình trạng mâu thuẫn với mạng Nam và Nữ vì mạng Nam/Nữ đã được quy định Dương Âm phù hợp trước rồi, ví dụ: 1 Nam và 1 Nữ sinh cùng năm thì Nam đã là Tây tứ trạch thì Nữ đã là Đông tứ trạch cho nên giữa Nam và Nữ đã tự phân Âm Dương theo một số nguyên tắc khác trước đó.

- Cửu tinh là các sao có tên gọi vậy nó có thực trên bầu trời hay không hay chỉ là quy ước trên nền tảng quy luật nào đấy khác.

- Từ trên cũng phải xem lại cách tính cho Sơn... gì đấy trong bảng Phi tinh huyền không.

Nếu Bác Vô Trước đưa ra khái niệm Dòng khí Âm Dương vận động thì cùng nhau thảo luận xem.

Thân mến.

Hoangnt thân mến!

Tôi chỉ đưa kết luận của tôi khi nghiên cứu học thuyết ADNH mà thôi, không có ý định tranh biện. Lý giải rõ ràng thì chưa đủ thời gian và điều kiện. Sẽ có một ngày nào đó nhưng chưa phải bây giờ. Hoanhnt thông cảm. Tuy nhiên, tôi thấy Hoanhnt không hiểu ý của tôi muốn trình bày (có lẽ do vội vàng, không đọc kỹ).

Nhật Tâm thân mến!

Nhật Tâm viết:

Trong Kinh dịch nói vô cực (sinh) --> thái cực --> lưỡng nghi --> tứ tượng...

Cái này anh Thiên Sứ đã đề cập nhiều lần trên diễn đàn này. Cá nhân tôi đồng ý với anh Thiên Sứ: Đó là một sự hiểu biết sai lệch của giới Lý học TQ về học thuyết ADNH khi đưa vào khái niệm Vô cực. Kinh dịch không có khái niệm Vô cực mà là do Tống nho đưa thêm vào và sai về bản chất học thuyết ADNH.

Câu trên NHật Tâm thật sự thấy quan niệm rất mới. Nhật Tâm thấy có lẽ cách hiểu phổ biến vẫn là trong thái cực đã có âm dương. Trường hợp đúng như bác Vô Trước nói thì thuyết ADNH không bao trùm được Thái cực bởi lẽ cả AD và NH đều chưa được sinh ra. Như vậy nó không phải là học thuyết thống nhất vũ trụ. Chưa rõ phải lý giải điều này ra sao ạ?

Cái này Nhật Tâm sa vào chiết tự chữ nghĩa một cách hình thức rồi. " học thuyết ADNH" chỉ là cái tên để gọi, tuy có phản ánh một phần nội dung đề cập nhưng không phải là tất cả. Vấn đề là nội dung. Trong học thuyết ADNH, ở trạng thái Thái cực thì âm dương chưa được sinh ra.

Thời gian và không gian là thuộc tính của vật chất (cả hình thái tổng quát phi vật chất như quan niệm khí của Đông phương). Nhật Tâm cũng đồng tình với quan niệm này cảu bác Vô Trước. Có một điều Nhật Tâm không hiểu Vật chất và phi vật chất có tính đẳng hướng (theo cách hiểu của Nhật Tâm), không gian cũng đẳng hướng. Tại sao chỉ mỗi thời gian không đẳng hướng?

Theo Nhật Tâm hiểu thì cả lý học Đông phương và phương tây đều không loại chiều âm của thời gian. Chưa rõ bác Vô Trước có lý luận gì loại bỏ chiều âm không?

Có lẽ Nhật Tâm muốn nói tới 2 chiều âm, dương của không thời gian khi đề cập tính đẳng hướng.

Tôi cho rằng, học thuyết ADNH không quan niệm có chiều âm của thời gian và đó là đúng đắn. Về chiều âm của thời gian, tôi cho rằng chỉ là một thể hiện của tính lgic hình thức trong khoa học.

Không gian tại sao lại có 2 chiều âm và dương? tại sao hiện nay lại chỉ có 3 chiều không gian? Đã bao giờ không gian chỉ có 2 chiều, hay 1 chiều hay không? Những vấn đề này tôi sẽ đề cập khi viết xong "Cơ sở học thuyết ADNH".

Phải chăng bác Vô Trước quan niệm vũ trụ hữu hạn (về kích thước) và có giới hạn (tính có ranh giới) tạo nên hệ kín?

Đúng vậy, tương tự như Hawking mô tả mà tôi đọc được ở đâu đó.

Tuy nhiên, tôi không nói sự "đóng băng" nào đó như Nhật Tâm vừa đề cập, mà tôi nói sự "tiêu biến đi" của Vũ trụ và trở về Thái cực. Đó là kết luận của tôi khi nghiên cứu ADNH, không có tham khảo ý tưởng của ai.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng ta chú ý tới đồ hình Tiên thiên Bát quái có Quái và thuộc tính, kèm theo với phương vị không gian, như vậy nếu so sánh tới ý nghĩa Tiên thiên Bát quái sau Thái cực và trước Hậu thiên thì có vẻ không hợp lý về mặt logic lắm do ý nghĩa của Quái và Phương vị đã định hình.

Măt khác thực tiễn cho thấy vùng biên Vũ trụ vẫn đang tiếp diễn các phản ứng hạt nhân và quá trình tạo ra các hành tinh mới, kết hợp nội dung ở trên ta có thể hình dung logic trở lại một lần nữa thì Tiên thiên Bát quái và Hậu thiên Bát quái cùng ra đời cùng thời và chúng cùng song hành với nhau.

Một điểm quan trọng nhất chú ý là chúng đang cùng có chung 1 trục định hướng Bắc Nam, thường gọi là Trục Càn Khôn.

Từ đây có thể nhận thức rằng tuyến Thái cực - Lưỡng nghi - Tứ tượng - Bát Quái cùng với các đồ hình Tiên thiên Bát quái và Hậu thiên Bát quái, Hà đồ và Lạc thư... tạo thành một hệ thống lý thuyết hoàn hảo giải thích sự vận động của vũ trụ theò các quy luật thống nhất. Với sự so sánh ở trên cũng như một số ý đã trình bày ở các phần trước đây thì Hoangnt hình dung: Vũ trụ sẽ không sinh không diệt và cứ vận động mãi mãi theo quy luật.

Ta sẽ xem lại tính duy nhất của đồ hình Tiên thiên Bát quái khi thích hợp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ta thấy các vấn đề như sau:

- Đồ hình Tiên thiên Bát quái có Quái và thuộc tính, kèm theo với phương vị không gian,

Một điểm quan trọng nhất chú ý là chúng đang cùng có chung 1 trục định hướng Bắc Nam, thường gọi là Trục Càn Khôn.

- Từ đây có thể nhận thức rằng tuyến Thái cực - Lưỡng nghi - Tứ tượng - Bát Quái cùng với các đồ hình Tiên thiên Bát quái và Hậu thiên Bát quái, Hà đồ và Lạc thư... tạo thành một hệ thống lý thuyết hoàn hảo giải thích sự vận động của vũ trụ theò các quy luật thống nhất.

- Vũ trụ sẽ không sinh không diệt và cứ vận động mãi mãi theo quy luật.

Do vậy ta thấy ngay sau sự vận động có quy luật của Tiên thiên Bát quái trong giây khắc là tiếp nối của quy luật Hậu thiên Bát quái, vì vậy Tiên thiên Quái khi thành lập cấu trúc phải phù hợp với Hậu thiên Bát quái trong một chừng mực nhất định:

+ Cùng chung trục Càn Khôn của Vũ trụ dẫn tới tương ứng Tên gọc và thuộc tính của Quái đại diện tức Càn và Khôn trong Tiên thiên Bát quái và Hậu thiên Bát quái là tương đượng về mặt thuộc tính và tên gọi.

+ Các quái khác cũng vậy tuy nhiên phương vị bố trí tuân theo quy tắc như Tiên thiên Bát quái và tạo ra xu hướng vận động chung đại diện cho các trạng thái vận động của Khí Âm Dương trong giai đoạn này phù hợp thực tế hiện hữu, như vậy Hướng quay ngược kim đồng hồ mới là hợp lý. Trogn khi đó giai đoạn Hậu thiên Bát quái là Hường cùng chiều kim đồng hồ do ta quán xét Trái đất/ Con người.

Để đạt được các mục tiêu trên thì: Đồ hình Tiên thiên Bát quái phải lật lại theo phương đối xứng gương qua trục Khảm Ly. Từ đây không còn lẫn lộn việc giải thích tại sao Quái Càn ở Phương Nam trong Tiên thiên Bát quái và ở Phương Tây Bắc trong Hậu thiên Bát quái.

Quái Càn sẽ luôn ở Phương Bắc và Khôn ở Phương Nam, còn đối với các hành tinh quán xét thì Quái Càn Khôn nằm trùng trục xoay của hành tinh với Quái Càn có xung hướng về phía Bắc của Kim chỉ Nam mang tính quy ước ban đầu để lập thuộc tính cho các phương vị ngũ hành.

Từ nội dung trên thì chúng ta mới xem xét quy tắc lập Bát quái từ Vạch Âm và Vạch Dương theo nguyên lý định hình ban đầu về mặt trình tự và ý nghĩa của sự vận động có quy luật của sự vật, hiện tượng ở khía cạnh riêng và chung của giai đoạn Hậu thiên Bát quái.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào bác Vô Trước,

Cám ơn bác chỉ bảo.

Nếu thực sự bác quan niệm thời gian chỉ có chiều dương, vũ trụ có ranh giới thì lý thuyết bác đang viết chắc sẽ gặp không ít khó khăn trong việc giải thích một cách khoa học một số hiện tượng tinh thần: trạng thái thiền định, Giác quan thứ 6, Dejavu. Trong các hiện tượng này thời gian dường đẳng hướng.

Thời gian chỉ có chiều dương thì có lẽ chiều thời gian là điển hình của việc không tuân theo quy luật thái cực?

Nhật Tâm xin hỏi thêm bác một câu cuối. Bác quan niệm vũ trụ có ranh giới tạo nên hệ kín. Vậy ắt hẳn có khái niệm bên trong và bên ngoài vũ trụ. Không biết bác quan niệm thế nào về trạng thái bên vũ trụ?

Khi nào bác Vô Trước hoàn thành và công bố công trình của mình, mong bác cho Nhật Tâm xin đường link để tham khảo.

Chân thành cám ơn bác.

Trân trọng

Nhật Tâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh Hoangnt,

anh nói "Vũ trụ sẽ không sinh không diệt và cứ vận động mãi mãi theo quy luật".

Có phải là anh quan niệm vũ trụ không có khởi đầu, nó vốn tồn tại và sẽ mãi tồn tại? Nhật Tâm không hiểu cách quan niệm này. Nếu vũ trụ có thời khắc hình thành, không gian và thời gian cũng có điểm đầu thì sẽ có điểm cuối. Nhật Tâm nghĩ vậy.

Trân trọng,

Nhật Tâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Nhật Tâm.

Anh nói "Vũ trụ sẽ không sinh không diệt và cứ vận động mãi mãi theo quy luật".

Có phải là anh quan niệm vũ trụ không có khởi đầu, nó vốn tồn tại và sẽ mãi tồn tại? Nhật Tâm không hiểu cách quan niệm này. Nếu vũ trụ có thời khắc hình thành, không gian và thời gian cũng có điểm đầu thì sẽ có điểm cuối. Nhật Tâm nghĩ vậy.

Đúng vậy, ta không đi tìm sự sinh và diệt của vũ trụ mà đi tìm sự vận hành của cá thể trong vũ trụ và của vũ trụ. Tự Tiên thiên Bát quái và Hậu thiên Bát quái đã khống chế một cách hoàn hảo quy luật vận hành này rồi, bất kỳ trạng thái nào của vũ trụ trong tương lai cũng phải thuộc 1 trong 2 mà thôi.

Nếu đi tìm sự khởi đầu vũ trụ thì sẽ không thấy nó BỞI lại phải trả lời câu hỏi tiếp theo cũng giống như vậy là TẠI SAO, vì tự thân chính nó là MỘT quy luật vận động tuần hoàn vật chất mà thôi, trong đó có điểm đặc biệt là HỆ MẶT TRỜI - TRÁI ĐẤT - CON NGƯỜI VÀ CÁC SINH VẬT KHÁC ra đời rất ngẫu nhiên nhưng nhiệm màu.

Để nghiên cứu các phương pháp cổ xưa như Huyền không, Độn giáp... (Hoangnt mới đọc sơ qua) thì chắc cần phải giải quyết 1 mắt xích quan trọng đó là: THẤT TINH - CỬU TINH, dĩ nhiên có mối quan hệ thiên văn - trái đất - sinh vật.

Các Bác có ý gì không.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay