Thiên Sứ

Định Nghĩa ChiỀu Là Gì?

74 bài viết trong chủ đề này

Nếu chúng ta định nghĩa "chiều" như kiến thức đã học ở chương trình phổ thông có nghĩa là hướng chuyển động của một vật thể từ điểm xuất phát thì gọi là chiều chuyển động của vật thể đó. Nếu chỉ quan niệm như vậy thì chúng ta có một vũ trụ đa chiều. Nhưng nếu chúng ta quy ước những chiều không gian tối thiểu để thể hiện hình khối của một vật thể thì vũ trụ gồm ba chiều quy ước trong không gian.

Tôi mở topic này vì vấn đề liên hệ với bài viết của Nhật Tâm với mục đích trao đổi ý kiến.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu chúng ta định nghĩa "chiều" như kiến thức đã học ở chương trình phổ thông có nghĩa là hướng chuyển động của một vật thể từ điểm xuất phát thì gọi là chiều chuyển động của vật thể đó. Nếu chỉ quan niệm như vậy thì chúng ta có một vũ trụ đa chiều. Nhưng nếu chúng ta quy ước những chiều không gian tối thiểu để thể hiện hình khối của một vật thể thì vũ trụ gồm ba chiều quy ước trong không gian.

Tôi mở topic này vì vấn đề liên hệ với bài viết của Nhật Tâm với mục đích trao đổi ý kiến.

Kính chào bác Thiên Sứ và các thành viên diễn đàn,

Với các giác quan của con người thì nhìn được 3 chiều không gian và cảm nhận được chiều thứ 4 là thời gian.

Khoa học phương tây cho rằng vũ trụ có nhiều hơn 4 chiều nói trên.

Cháu/Nhật Tâm nghĩ lý học Đông phương cũng đã sớm nhìn nhận vũ trụ không chỉ gồm 4 chiều mà còn cao hơn thế do vậy đã không lấy 3 chiều không gian và chiều thời gian làm nền tảng lý thuyết mà thay vào đó là âm dương và ngũ hành.

Để hiểu rõ hơn quan điểm của lý học phương tây về chiều không gian xin tham khảo trong clip the elegant universe

http://www.youtube.com/watch?v=Uv6ZvzmY-KU&NR=1

xin chú ý đến đoạn người dẫn chương trình bước ra khỏi màn ảnh. Khi đó anh ta thực hiện việc chuyển sang chiều không gian cao hơn. Đồng nghĩa với việc ngoài mặt phẳng màn hình là không gian 3 chiều x,y,z và thời gian, anh ta có thêm một chiều nữa (thêm một bậc tự do) vuông góc với tất cả các chiều còn lại. Điều đó lý giải tại sao trong không gian 3 chiều con người không nhận thức được không gian cao hơn.

Nhật Tâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thông thường ta có chiều thời gian, chiều quay thiên hà, chiều vận tốc, chiều dòng nước, chiều ngược lại, chiều lực âm - lực dương: Như vậy chiều là chỉ sự vận động có hướng của 'vật chất'.

Hệ vận động có hướng của 'vật chất'sẽ bao gồm 3 phương x, y, z vuông góc nhau và một trục thời gian trùng gốc 3 trục này và hướng sẽ được xác định tùy thời điểm ta chọn là gốc.

Sự vận động có hướng của 'vật chất' sẽ được xác dịnh trong hệ tọa độ này.

Tuy nhiên chưa định hình được sự vận động của tương tác tổng hợp và có quy luật mà chỉ biết 'tương tác cụ thể có quy luật' như các phản ứng hóa học, chế tạo kim loại...

Để giải quyết thì phải hình thành nên các hệ quy chiếu bao trùm hết các tương tác, vậy có thể xây dựng thêm hệ tọa độ tương tác, thời gian gồm:

- 10 chiều âm dương ngũ hành (tự nhiên, xã hội, có thể còn tư duy), chiều thời gian: dùng dự đoán chiều thay đổi thuộc tính mang tính quy luật.

- Hệ 4 chiều vẫn dùng bình tường nhằm xác định sự thay đổi việc cụ thể tại thời điểm cụ thể.

Như vậy Chiều là sự biến dịch có hướng của vật chất theo thời gian.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thông thường ta có chiều thời gian, chiều quay thiên hà, chiều vận tốc, chiều dòng nước, chiều ngược lại, chiều lực âm - lực dương: Như vậy chiều là chỉ sự vận động có hướng của 'vật chất'.

Hệ vận động có hướng của 'vật chất'sẽ bao gồm 3 phương x, y, z vuông góc nhau và một trục thời gian trùng gốc 3 trục này và hướng sẽ được xác định tùy thời điểm ta chọn là gốc.

Sự vận động có hướng của 'vật chất' sẽ được xác dịnh trong hệ tọa độ này.

Tuy nhiên chưa định hình được sự vận động của tương tác tổng hợp và có quy luật mà chỉ biết 'tương tác cụ thể có quy luật' như các phản ứng hóa học, chế tạo kim loại...

Để giải quyết thì phải hình thành nên các hệ quy chiếu bao trùm hết các tương tác, vậy có thể xây dựng thêm hệ tọa độ tương tác, thời gian gồm:

- 10 chiều âm dương ngũ hành (tự nhiên, xã hội, có thể còn tư duy), chiều thời gian: dùng dự đoán chiều thay đổi thuộc tính mang tính quy luật.

- Hệ 4 chiều vẫn dùng bình tường nhằm xác định sự thay đổi việc cụ thể tại thời điểm cụ thể.

Như vậy Chiều là sự biến dịch có hướng của vật chất theo thời gian.

Chào anh Hoangnt,

Nhật Tâm hiểu ý anh rồi. Tiếng Việt từ chiều dùng cả cho 2 trường hợp cho chiều hướng chuyển động của vật thể. Chiều này là chiểu (hướng chuyển động) tiếng anh dùng tử direction. Nhưng khi nói về chiều cho không gian khoa vật lý hiểu là chiều kích thước (tiếng anh gọi là dimension). Tiếng việt dùng chung nên nếu không cùng điểm nhìn thì dễ hiểu nhầm.

- 1 điểm: không gian 0 chiều - ko kích thước, ko bậc tự do.

- 1 đường: 1 chiều (kích thước, và 1 bậc tự do).

- mặt phẳng 2 chiều kích thước, 2 bậc tự do. nay trên mặt phẳng đã có n chiều (hướng) chuyển động nhưng tất cả đầu quy về đươc 2 chiều x,y nền khi nói đến chiều (dimention) đại diện cho không gian, vật lý hiện đại chỉ quan tâm 2 chiề x,y quy ước. Nên gọi là không gian 2 chiều.

- Tương tự không gian 3 chiều có 3 chiều kích thước 3 bậc tự do. Tất cả các vật thuộc không gian này đều biểu diễn được quy về 3 chiều.

- chiều thứ 4 là chiều thời gian.

Nếu quan niệm vũ trụ gồm 4 chiều (dimension) trên. Hầu như tất cả vật chất đều hành xử theo quy 3 quy luật vật lý hiện đại kể cả: tương tác tổng hợp và có quy luật mà chỉ biết 'tương tác cụ thể có quy luật' như các phản ứng hóa học, chế tạo kim loại... Thể tư duy thì còn là bí ẩn với khoa học phương tây nên chưa bàn đến. Vấn đề là có một số hiện tượng tự nhiên không cách gì biểu diễn đầy đủ trong không gian 3 chiều + thời gian. VD: vị trí của electron không hề có quy luật. Hiên tượng hố đen, Hiện tượng lực hấp dẫn yếu hơn một cách đáng ngạc nhiên so với 3 lọai lực còn lại. Hiện tượng lỗ hổng không gian (worn). Các nhà vật lý phương tây đã chế tạo được máy chiếu laze cực mạnh để đục không gian ta đang sống và chuyển một nguyên tử đi khoảng cách vài chục m trong phòng thí nghiệm bằng cách đục một lỗ hổng không gian 4 chiều. Điều đáng kinh ngạc là người ta ghi nhận được cùng một thời điểm nguyên tử được chuyển tồn tại cả ở vị trí đầu lẫn vị trí cuối. Điều này chứng tỏ không gian 4 chiều đang sống có thể gập lại được. Như vậy là có hơn 3 chiều kích thước.

Nhật Tâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Nhật Tâm

Ta có các tiên đề:

- Thế giới vật chất tồn tại và vận động mang tính quy luật khách quan.

- Con người cũng thế, con người nhận thức thế giới.

- Thời gian không ảnh hưởng tới sự vận động của thế giới vật chất, thế giới vật chất không nhận thức được nó và để nhận thức sự vận động con người đưa ra các quy ước về không thời gian, thuộc tính vật chất...

Thực thế khách quan:

- Bất kế cái gì đều được xác định bởi con người đều đang nằm trong không gian và thời gian.

- Vận tốc ánh sáng là max cho tới thời điểm này. Tuy nhiên cũ trụ đang giãn nở với tốc độ hàng ngàn lần nó và càng gia tăng theo thời gian, tuy nhiên mật độ vật chất ngày càng giảm dần.

- Lỗ đen chưa xác định; các thiên hà, hanh tinh... bị hút vào lỗ đen khi vào quỹ đạo.

- Máy gia tốc đang cố gắng tìm ra hạt của Chúa.

- Hệ gien đã phát hiện và sinh sản vô tính.

- ...

Lý học động phương:

- Học thuyết âm dương ngũ hành

- ...

Giải thích hiện tượng điện tử xuất hiện khắc nơi khi quan trắc: phải nằm trong các tiên đề trển tức là đang dịch chuyển với V cự lớn nếu điện tử này vẫn là nó. Trong quá trình dịch chuyển không có bất kỳ tác nhân nào được phát hiện thêm thì giải thích trên có vẻ hợp lý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Chào Nhật Tâm

Ta có các tiên đề:

- Thế giới vật chất tồn tại và vận động mang tính quy luật khách quan.

- Con người cũng thế, con người nhận thức thế giới.

- Thời gian không ảnh hưởng tới sự vận động của thế giới vật chất, thế giới vật chất không nhận thức được nó và để nhận thức sự vận động con người đưa ra các quy ước về không thời gian, thuộc tính vật chất...

Thực thế khách quan:

- Bất kế cái gì đều được xác định bởi con người đều đang nằm trong không gian và thời gian.

- Vận tốc ánh sáng là max cho tới thời điểm này. Tuy nhiên cũ trụ đang giãn nở với tốc độ hàng ngàn lần nó và càng gia tăng theo thời gian, tuy nhiên mật độ vật chất ngày càng giảm dần.

- Lỗ đen chưa xác định; các thiên hà, hanh tinh... bị hút vào lỗ đen khi vào quỹ đạo.

- Máy gia tốc đang cố gắng tìm ra hạt của Chúa.

- Hệ gien đã phát hiện và sinh sản vô tính.

- ...

Lý học động phương:

- Học thuyết âm dương ngũ hành

- ...

Giải thích hiện tượng điện tử xuất hiện khắc nơi khi quan trắc: phải nằm trong các tiên đề trển tức là đang dịch chuyển với V cự lớn nếu điện tử này vẫn là nó. Trong quá trình dịch chuyển không có bất kỳ tác nhân nào được phát hiện thêm thì giải thích trên có vẻ hợp lý.

Anh Hoangnt thân mến,

Nếu Nhật Tâm không hiểu không nhầm thì anh ủng hộ không gian chỉ gồm 4 chiều (x,y,z,t) nhưng Nhật Tâm không rõ là không gian 4 chiều đó có gì đặc biệt hơn theo định nghĩa của phương tây không. Về chiều hướng thì đương nhiên phương tây cũng vẫn hiểu là có vố số chiều.

Rõ ràng là lý học phương tây với kiểu làm đúng dần từ "ngọn" gặp nhiều khó khăn khi giải thích giới tự nhiên nên có thể có nhiều điều chưa đúng.

Nhật Tâm có vài thắc mắc không biết anh Hoàngnt và các thành viên diễn đàn có thể vui lòng trả lời giúp không:

+ Lý học Đông phương quan niệm vũ trụ bao nhiêu chiều (theo cách hiểu của phương tây: là số bậc tự do, số chiều kích thước độc lập tối thiểu có thể quy về nhằm biểu diễn trạng thái của vạn vật trong vũ trụ) hoặc không thể chuyển ngang khái niệm như vậy vào hiểu lý học Đông phương.

+ Việc hành thổ đặt tại tâm của Hà đồ có vẻ như vai trò của nó quan trọng, đặc biệt và có chút khác hơn so với 4 hành còn lại. Ta có thể giải thích thế nào về sự hơi thiếu bình đẳng này? Liệu có thể chấp nhận khi tiên đề gốc âm dương - ngũ hành - 5 hành có vẻ hoàn toàn bình đẳng?

Mặc dù Nhật Tâm có giải thích hợp lý về việc lập Hà đồ trong 2 tiểu luận nhưng sự chưa bình đẳng này thì chưa biết là do đâu? Vậy nên muốn đặt vấn đề là tại chiều không gian. Do đó buộc phải mượn quan niệm về chiều của phương tây để giải thích việc này.

Trân trọng.

Nhật Tâm

Edited by Nhật Tâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Nhật Tâm.

Hoangnt ủng hộ không gian chỉ gồm 4 chiều (x,y,z,t) để giải quyết các vấn đề về khoa học (không cần thiết bàn sâu vì sẽ đến vô cùng).

Hoàngnt tạm nhận thấy theo cá nhân:

+ Lý học Đông phương quan niệm vũ trụ 11 chiều: như trình bày ở bài trước.

+ Việc hành thổ đặt tại tâm của Hà đồ có vẻ như vai trò của nó quan trọng, đặc biệt và có chút khác hơn so với 4 hành còn lại. Ta có thể giải thích thế nào về sự hơi thiếu bình đẳng này? Liệu có thể chấp nhận khi tiên đề gốc âm dương - ngũ hành - 5 hành có vẻ hoàn toàn bình đẳng: tổng hợp tri thức của nhiều nghìn năm tạo ra nhưng quy tắc chắc chắn sẽ phải từ quan sát thiên văn - thực tế - thời gian quy ước.... Theo Hoangnt hiện tại ai sẽ là cao nhân giải thích vấn đề này bằng tri thức hiện đại?

Mặc dù Nhật Tâm có giải thích hợp lý về việc lập Hà đồ trong 2 tiểu luận nhưng sự chưa bình đẳng này thì chưa biết là do đâu? Vậy nên muốn đặt vấn đề là tại chiều không gian. Do đó buộc phải mượn quan niệm về chiều của phương tây để giải thích việc này.

Chiều không gian đã chuyển sang dạng quy luật 'vị trí sao và thời gian xem xét'

Thân mến.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh Hoangnt,

Theo cách hiểu của Nhật Tâm lý học Đông phương mô tả vũ trụ có 10 chiều (Nhật tâm hiểu 10 chiều này hoàn toàn giống khái niệm chiều không gian của phương tây). Toàn bộ không gian 4 chiều (x,y,z,t) sẽ là hệ quả của sự vẫn động 10 chiều này.

Nhật Tâm cũng ủng hộ các vấn đề khoa học phương tây cần nhận thức số chiều của vũ trụ đúng với thực tế khác quan và tiến đến hợp nhất lý học Đông – Tây.

Cả hai nền lý học sẽ dùng các công thức của mình để chuyển các thông số về hệ không gian 4 chiều (x,y,z,t). Lý học Đông phương dùng Hà Đồ và các công thức bảng; còn lý học phương tây đã có các công cụ toán học hệ phương trình, ma trận, ….

Nhật Tâm có giả thuyết: Lạc Thư chính là la bàn của không gian cơ sở (10 chiều) ở đó tất cả đều cân bằng (cân bằng động), bình đẳng tuyệt đối nên việc an vị âm dương, ngũ hành, gán độ số không còn có ý nghĩa.

Không gian 4 chiều (x,y,z,t) được hình thành do sự vận động của 10 chiều tạo nên và âm thổ và dương thổ là trụ chính (cũng không biết diễn tả ra sao. Đại thể là âm dương thổ chỉ quay quanh chính trục của nó còn các trị khác thì vận động linh hoạt) vì vậy Hà đồ của không gian này hành thổ đặt ở giữa.

Nếu hiểu như vậy thì 4 Hà đồ với các hành khác (Kim, Thủy, Mộc, Hỏa) đặt ở tâm sẽ là công thức tổng quát để chuyển từ không gian cơ sở 10 chiều sang các không gian tương ứng có Kim, Thủy, Mộc, Hỏa làm trục chính (dĩ nhiên là ta không quan tâm nhiều lắm đến 4 Hà đồ còn lại vì ta đang sống trong không gian (x,y,z,t) có trục chính là âm, dương thổ).

Nếu như vậy không gian cơ sở có 10 chiều chứa 5 không gian con 4 chiều và không gian (x,y,z,t) là một trong số đó.

Như vậy thì có thể đc lý giải hợp lý việc hành thổ ở giữa Hà đồ của không gian (x,y,z,t) và việc có Lạc Thư đi cùng Hà Đồ trong Kinh dịch.

Nhật Tâm chưa biết kiểm chứng hay phản biện giả thuyết này ra sao. Mong anh Hoangnt và các thành viên diễn đàn góp ý.

Trân trọng.

Nhật Tâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Nhat Tam.

Thực sự chưa hiểu ý tuy nhiên Hoangnt hình dung:

Lạc Thư hình như là ma trận nhóm hanh tinh tương tác có quy luật tới trái đất thì phải (để xem lại). Tất cả các sự vật, hiện tượng đều liên kết chặt chẽ theo nguyên lý nhân quả và có thể được xem ở trạng thái cân bằng động và chúng luôn vận động, chuyển hoán dựa trên nguyên lý âm dương ngũ hành. Việc chọn la bàn hay hệ quy chiếu cơ sở quy ước (11 chiều - 1 chiều thời gian) làm sao mô tả được quy luật vận động ở trên. Hành thổ trung tâm do người xưa tìm ra quy tắc này do nhiêu nguyên nhân một trong nó là sự kết thúc vận động các hành đề trở về nó.

Hệ không gian 4 chiều (x,y,z,t) khác biệt cơ bản so với hệ quy chiếu 11 chiều như ở trên vì nó dùng để kiểm soát sự biến đổi của vật chất tại thời điểm quán xét và nếu quy về hành thì kiểm soát hành.

Hệ 11 chiều kiểm soát khía cạnh thay đổi về mặt tổng thể/ giai đoạn/ kết quả và có thể mang tính gián tiếp (ví dụ nó nắm bắt sự thay đổi hiện tượng xã hội; ví dụ sấm chớp được quy ước theo thuyết âm dương ngũ hành và các yếu tố liên quan...) còn hệ 4 chiều kiểm soát cụ thể và mang tính trực tiếp (không thể kiểm soát hiện tượng xã hội; khoa học ngày nay xác định sấm chớp do nguyên nhân cụ thể là gì, từ đâu...).

Thân mến.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh Hoangnt,

Nhật Tâm cám ơn ý kiến của anh. Không có nhiều thông tin về 10 không gian cơ sở thì có lẽ không nên bàn nhiều quá về nó. Nhật Tâm sẽ chú ý thêm về cơ sở thực tế dựa vào thiên văn. Chỉ có đôi điều hơi băn khoăn là:

- Hà Đồ được xây dựng dựa vào sự vận động của các hành tinh trong hệ mặt trời. Đã có cân bằng âm dương ngũ hành. Nếu Lạc Thư cũng dựa vào cơ sở thực tế đó thì có phần trùng lặp và không rõ mục đích.

- Lạc Thư không được sử dụng nhiều. Có ý kiến nghi ngờ nó được du nhập vào Kinh dịch. Tuy nhiên nếu nó đúng là thuộc về kinh dịch thì Lạc thư cũng có dạng một công thức tổng quát như Hà Đồ (cùng là cơ sở để lập bát quái). Không lẽ gian 4 chiều (x,y,z,t) cần đến 2 công thức tổng quát !?

- Nếu Lạc Thư không phải công thức tổng quát mà là công thức "cấp dưới" của Hà Đồ thì nó như cầu nối giữa Hà đồ và các công thức bảng cấp dưới. Như vậy thì có điều kì lạ là "qua sông" mà không dùng đến "cầu". Khả năng Lý học Đông phương bị mất một mảng lớn liên quan đến kết nối với Lạc thư mà không để lại dấu vết gì là khó xảy ra trong khi phần còn lại liên kết với Hà đồ lại giữ được khá nhiều!?

Nhật Tâm cho rằng Lạc thư có vai trò không kém Hà Đồ, thậm chí nó còn được đứng trước Hà đồ. Dùng Hà Đồ ta chỉ có thể thông hiểu vũ trụ trong phạm vi không gian 4 chiều. Muốn hiểu tận gốc bản chất vũ trụ cần kết hợp cả Lạc Thư. Hai vòng bát quái tiên thiên và hậu thiên (từ Lạc thư và Hà đồ) có lẽ là công cụ để nhận thức không gian cở sở.

Trân trọng.

Nhật Tâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Nhật Tâm,

- Hà Đồ và Lạc Thư được xây dựng dựa vào sự vận động của các hành tinh trong hệ mặt trời và các chòn sao các tương tác ảnh hưởng tới trái đất mà khả năng giới hạn của người Việt cổ cho phép. Đã có cân bằng âm dương ngũ hành theo Hoangnt là phù hợp.

- Lạc Thư là vòng tương khắc của Ngũ hành và Hà đồ là ngược lại tức tương sinh. Từ đó khi ứng dụng bắt buộc phải dùng Hà đồ bởi vòng tương sinh là quy luật vận động của vũ trụ trong đó tương khắc là duy trì tính cân bằng động (chú ý vũ trụ đang giãn ra mãi mãi nên gọi là cân bằng động).

- Nếu thấy cơ sở thiên văn hiện đại vào giải thích được thì very ok tuy nhiên chắc sẽ vấp vải rào cản thứ hai đó là giải thích sự khác nhau về phương vị của một số quái trong Tiên thiên và Hậu thiên và lý giải sự logic trong thuyết ADNH về Tiên thiên một cách hợp lý.

Thân mến.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Nhật Tâm,

- Hà Đồ và Lạc Thư được xây dựng dựa vào sự vận động của các hành tinh trong hệ mặt trời và các chòn sao các tương tác ảnh hưởng tới trái đất mà khả năng giới hạn của người Việt cổ cho phép. Đã có cân bằng âm dương ngũ hành theo Hoangnt là phù hợp.

- Lạc Thư là vòng tương khắc của Ngũ hành và Hà đồ là ngược lại tức tương sinh. Từ đó khi ứng dụng bắt buộc phải dùng Hà đồ bởi vòng tương sinh là quy luật vận động của vũ trụ trong đó tương khắc là duy trì tính cân bằng động (chú ý vũ trụ đang giãn ra mãi mãi nên gọi là cân bằng động).

- Nếu thấy cơ sở thiên văn hiện đại vào giải thích được thì very ok tuy nhiên chắc sẽ vấp vải rào cản thứ hai đó là giải thích sự khác nhau về phương vị của một số quái trong Tiên thiên và Hậu thiên và lý giải sự logic trong thuyết ADNH về Tiên thiên một cách hợp lý.

Thân mến.

Chào anh Hoangnt,

Quan điểm này rất mới với Nhật Tâm. Không biết quan điểm độc đáo này là của ai, đã được công bố đầy đủ ở web nào chưa để Nhật Tâm có thể tham khảo.

Không rõ tác giả quan điểm này biện luận ra sao về sự cân bằng âm dương ngũ hành trong Lạc Thư khi thiếu mất số 10? Tại sao lại bỏ nó đi? Lạc Thư cũng gặp vấn đề về bình đẳng ngũ hành khi hành Thổ lại đứng ở giữa? Mặt khác Hà Đồ đề cao 2 cặp tương khắc Kim - Mộc và Thuỷ - Hỏa như vậy nếu vận dụng tính toán thực tế thì chọn Hà Đồ hay Lạc Thư?

Trân trọng,

Nhật Tâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Nhật Tâm.

Tham khảo sách của tác giả Thiên Sứ là chủ chốt sau đó kết hợp với các sách của các tác giả khác để suy luận thêm.

Không rõ tác giả quan điểm này biện luận ra sao về sự cân bằng âm dương ngũ hành trong Lạc Thư khi thiếu mất số 10? Tại sao lại bỏ nó đi? Lạc Thư cũng gặp vấn đề về bình đẳng ngũ hành khi hành Thổ lại đứng ở giữa? Mặt khác Hà Đồ đề cao 2 cặp tương khắc Kim - Mộc và Thuỷ - Hỏa như vậy nếu vận dụng tính toán thực tế thì chọn Hà Đồ hay Lạc Thư?

Đúng là rất rất ít sách nào giải thích tại sao vấn đề này là như vậy, tuy nhiên theo Hoangnt hiểu thì:

Từ quan sát và tổng hợp thực tế (thiên văn,...) nhận thấy nguyên lý trung tâm tức hành tinh quay xung quanh mặt trời (hệ mặt trời); trái đất chứa tất cả các hành; sự vận động của các hành trên quả đất sau khi diệt đêu trở về đất... Thổ nằm ở trung tâm và là nơi kết thúc các hành (Mộ) trong quy luật Sinh Vượng Mộ. Sau đó kiểm tra lại học thuyết bằng thực tế qua thực nghiệm, so sánh, đối chiếu...

Như vậy Lạc thư có thể không cần số 10 mà chỉ Hà đồ tức quy luật vận động ngũ hành ma ta đang quán xét cần phải có sự kết thúc (Mộ) ở hành Thổ nên hình thành độ số (10).

Nhật Tâm nên nghiên cứu sự khác nhau và ý nghĩa Vòng Tiên thiên và Hậu thiên bát quái? để cùng tìm hiểu xem vai trò của chúng trong học thuyết ADNH được giải thích như thế nào.

Thân mến.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Nhật Tâm.

Tham khảo sách của tác giả Thiên Sứ là chủ chốt sau đó kết hợp với các sách của các tác giả khác để suy luận thêm.

Không rõ tác giả quan điểm này biện luận ra sao về sự cân bằng âm dương ngũ hành trong Lạc Thư khi thiếu mất số 10? Tại sao lại bỏ nó đi? Lạc Thư cũng gặp vấn đề về bình đẳng ngũ hành khi hành Thổ lại đứng ở giữa? Mặt khác Hà Đồ đề cao 2 cặp tương khắc Kim - Mộc và Thuỷ - Hỏa như vậy nếu vận dụng tính toán thực tế thì chọn Hà Đồ hay Lạc Thư?

Đúng là rất rất ít sách nào giải thích tại sao vấn đề này là như vậy, tuy nhiên theo Hoangnt hiểu thì:

Từ quan sát và tổng hợp thực tế (thiên văn,...) nhận thấy nguyên lý trung tâm tức hành tinh quay xung quanh mặt trời (hệ mặt trời); trái đất chứa tất cả các hành; sự vận động của các hành trên quả đất sau khi diệt đêu trở về đất... Thổ nằm ở trung tâm và là nơi kết thúc các hành (Mộ) trong quy luật Sinh Vượng Mộ. Sau đó kiểm tra lại học thuyết bằng thực tế qua thực nghiệm, so sánh, đối chiếu...

Như vậy Lạc thư có thể không cần số 10 mà chỉ Hà đồ tức quy luật vận động ngũ hành ma ta đang quán xét cần phải có sự kết thúc (Mộ) ở hành Thổ nên hình thành độ số (10).

Nhật Tâm nên nghiên cứu sự khác nhau và ý nghĩa Vòng Tiên thiên và Hậu thiên bát quái? để cùng tìm hiểu xem vai trò của chúng trong học thuyết ADNH được giải thích như thế nào.

Thân mến.

Chào anh Hoangnt,

Nhật Tâm rất tiếc là chưa có dịp đọc sách của Bác Thiên Sứ. Hiện Nhật Tâm không ở Việt Nam nên chắc phải đợi khi quay về mới có dịp tìm đọc.

Nhật Tâm không rõ “quy luật vận động ngũ hành mà ta đang quán xét cần phải có sự kết thúc (Mộ) ở hành Thổ” cần hiểu chính xác như thế nào. Nếu thực sự chỉ dựa trên các quan sát thực tế như vậy thì có lẽ thuyết ngũ hành cần chỉ ra vai trò trung tâm của hành Thổ và nên phân thứ tự trước sau ngũ hành để có thể hợp lý hóa việc kết thúc ở thổ.

Nhật Tâm vẫn đang tìm hiểu sự khác nhau và ý nghĩa Vòng Tiên thiên và Hậu thiên bát quái. Tuy nhiên do tự học nên hầu như chưa biết gì. Mong anh Hoangnt chỉ dẫn thêm ít nguồn tư liệu để Nhật Tâm đọc thêm. Thực sự Nhật Tâm chưa rõ hai vòng bát quái có vai trò như thế nào. Nếu thực sự tồn tại không gian cơ sở thì có lẽ hai vòng bát quái này sẽ giúp con người nhận thức ngược lại không gian cơ sở. Khi đó sẽ thấy được “phần chìm của tảng băng” hay diện mạo thực sự của vũ trụ ta đang sống.

Nhật Tâm từng đọc bài những cuộc hành hóa khai thông huyệt đạo thời nay của bác Dienbatn (http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/index.php?showtopic=6106). Không rõ việc này thực hư ra sao? Theo bài viết miêu tả thì việc chập hai vòng bát quái xoay ngược chiều đã đưa những người chứng kiến rơi vào một không gian hoàn toàn khác. Hai vòng tròn bát quái đồng tâm vân hành ngược chiều sẽ như một mũi khoan “khoan thủng” không gian 4 chiều để nối với không gian cơ sở. Nếu sự việc bài viết miêu tả là có thật thì ta sẽ có một bằng chứng thực nghiệm quan trọng khẳng định sự tồn tại khách quan của không gian cơ sở (cũng chính là không gian vũ trụ mà giả thuyết của lý học phương tây hiện nay đang hướng đến http://www.youtube.com/watch?v=ULlR_pkHjUQ). Theo lý học Đông phương thì có lẽ khái niệm về không gian cơ sở này nằm trong khái niệm về Đạo. Hy vọng Nhật Tâm sẽ may mắn có dịp được tham dự việc giải khai huyệt đạo và cảm nhận không gian cơ sở. Cảm giác có được chắc sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều việc bay vào vũ trụ.

Trân trọng.

Nhật Tâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Nhật Tâm,

Ta thấy:

- Hà đồ chỉ ra chiều vận động ngũ hành theo thời gian trong không gian. Ví dụ quy luật trái đất quay xung quanh mặt trời, mỗi năm lặp lại chu kỳ xuân hạ thu đông. Như vậy trong mỗi năm sẽ có ít nhất một sự vận động ngũ hành của sự vật, hiện tượng nào đó giả sử tam quán xét sinh vật là đời sống con thiêu thân chẳng hạn. Tương tự như vậy ta có thể chuyển đổi quy luật vận động xung quanh mặt trời của các sao như sao Mộc, Thổ... qua quy luật vận động của trái đất để quán xét các tương tác từ chúng. Đây chính là Huyền không phi tinh.

- Thuyết ngũ hành vẫn chỉ ra vai trò trung tâm của hành Thổ và vẫn đang phân thứ tự trước sau ngũ hành theo Hà đồ và vẫn đang hợp lý hóa việc kết thúc ở thổ. Tuy nhiên trong quy luật vận động nhũ hành thì ta phải xem xét chi tiết tiếp hơn cho 1 chu kỳ vận động của một hành (trong mỗi hành có ẩn chứa các hành khác): nó vận động theo quy luật Sinh Vượng Mộ. Như vật kết hợp Hà đồ - Sunh Vượng Mộ - 1 Chu kỳ vận động ngũ hành theo thời gian của trái đất ta sẽ có bàn tử vi trong 12 tháng (Hoangnt chỉ mới hiểu như vậy trong tử vi). Trung tâm bàn tử vi dĩ nhiên là 1 người đang quán xét với các thuộc tính âm dương ngũ hành theo lạc thư hoa giáp.

Hoangnt vẫn đang tìm hiểu nguyên nhân và sự khác nhau và ý nghĩa Vòng Tiên thiên và Hậu thiên bát quái. Sách kinh dịch nào cũng thấy nói nhưng đọc chả hiểu gì, tuy nhiên theo Hoangnt thì có thể là quy tắc cân bằng và vận động của 'Khí' nhằm quá xét mối tương quan giữa Khí và Hình (vật chất) hoặc là quy tắc tổng hợp Nhóm các sự vật, hiện tượng có cùng đặc tính.

Nhật Tâm từng đọc bài những cuộc hành hóa khai thông huyệt đạo thời nay của bác Dienbatn (http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/index.php?showtopic=6106). Không rõ việc này thực hư ra sao? Theo bài viết miêu tả thì việc chập hai vòng bát quái xoay ngược chiều đã đưa những người chứng kiến rơi vào một không gian hoàn toàn khác. Hai vòng tròn bát quái đồng tâm vân hành ngược chiều sẽ như một mũi khoan “khoan thủng” không gian 4 chiều để nối với không gian cơ sở. Nếu sự việc bài viết miêu tả là có thật thì ta sẽ có một bằng chứng thực nghiệm quan trọng khẳng định sự tồn tại khách quan của không gian cơ sở (cũng chính là không gian vũ trụ mà giả thuyết của lý học phương tây hiện nay đang hướng đến http://www.youtube.com/watch?v=ULlR_pkHjUQ). Theo lý học Đông phương thì có lẽ khái niệm về không gian cơ sở này nằm trong khái niệm về Đạo. Hy vọng Nhật Tâm sẽ may mắn có dịp được tham dự việc giải khai huyệt đạo và cảm nhận không gian cơ sở. Cảm giác có được chắc sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều việc bay vào vũ trụ.

Hoangnt sẽ đọc tiếp phần này. Tuy nhiên cũng đề nghị các cao nhân diễn đàn cho thêm ý kiến.

Trân trọng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Nhật Tâm,

Ta thấy:

- Hà đồ chỉ ra chiều vận động ngũ hành theo thời gian trong không gian. Ví dụ quy luật trái đất quay xung quanh mặt trời, mỗi năm lặp lại chu kỳ xuân hạ thu đông. Như vậy trong mỗi năm sẽ có ít nhất một sự vận động ngũ hành của sự vật, hiện tượng nào đó giả sử tam quán xét sinh vật là đời sống con thiêu thân chẳng hạn. Tương tự như vậy ta có thể chuyển đổi quy luật vận động xung quanh mặt trời của các sao như sao Mộc, Thổ... qua quy luật vận động của trái đất để quán xét các tương tác từ chúng. Đây chính là Huyền không phi tinh.

- Thuyết ngũ hành vẫn chỉ ra vai trò trung tâm của hành Thổ và vẫn đang phân thứ tự trước sau ngũ hành theo Hà đồ và vẫn đang hợp lý hóa việc kết thúc ở thổ. Tuy nhiên trong quy luật vận động nhũ hành thì ta phải xem xét chi tiết tiếp hơn cho 1 chu kỳ vận động của một hành (trong mỗi hành có ẩn chứa các hành khác): nó vận động theo quy luật Sinh Vượng Mộ. Như vật kết hợp Hà đồ - Sunh Vượng Mộ - 1 Chu kỳ vận động ngũ hành theo thời gian của trái đất ta sẽ có bàn tử vi trong 12 tháng (Hoangnt chỉ mới hiểu như vậy trong tử vi). Trung tâm bàn tử vi dĩ nhiên là 1 người đang quán xét với các thuộc tính âm dương ngũ hành theo lạc thư hoa giáp.

Hoangnt vẫn đang tìm hiểu nguyên nhân và sự khác nhau và ý nghĩa Vòng Tiên thiên và Hậu thiên bát quái. Sách kinh dịch nào cũng thấy nói nhưng đọc chả hiểu gì, tuy nhiên theo Hoangnt thì có thể là quy tắc cân bằng và vận động của 'Khí' nhằm quá xét mối tương quan giữa Khí và Hình (vật chất) hoặc là quy tắc tổng hợp Nhóm các sự vật, hiện tượng có cùng đặc tính.

Nhật Tâm từng đọc bài những cuộc hành hóa khai thông huyệt đạo thời nay của bác Dienbatn (http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/index.php?showtopic=6106). Không rõ việc này thực hư ra sao? Theo bài viết miêu tả thì việc chập hai vòng bát quái xoay ngược chiều đã đưa những người chứng kiến rơi vào một không gian hoàn toàn khác. Hai vòng tròn bát quái đồng tâm vân hành ngược chiều sẽ như một mũi khoan “khoan thủng” không gian 4 chiều để nối với không gian cơ sở. Nếu sự việc bài viết miêu tả là có thật thì ta sẽ có một bằng chứng thực nghiệm quan trọng khẳng định sự tồn tại khách quan của không gian cơ sở (cũng chính là không gian vũ trụ mà giả thuyết của lý học phương tây hiện nay đang hướng đến http://www.youtube.com/watch?v=ULlR_pkHjUQ). Theo lý học Đông phương thì có lẽ khái niệm về không gian cơ sở này nằm trong khái niệm về Đạo. Hy vọng Nhật Tâm sẽ may mắn có dịp được tham dự việc giải khai huyệt đạo và cảm nhận không gian cơ sở. Cảm giác có được chắc sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều việc bay vào vũ trụ.

Hoangnt sẽ đọc tiếp phần này. Tuy nhiên cũng đề nghị các cao nhân diễn đàn cho thêm ý kiến.

Trân trọng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bát quái là ký hiệu của siêu công thức của học thuyết âm dương ngũ hành nên nó phải lý giải được quy luật vận động của sự vật, hiện tượng. Nền tảng đầu tiên chính là quy luật tự nhiên (tự nhiên- xã hội-tư duy) thông qua sự vận động có tính chu kỳ thời gian như ngày đêm; xuân hạ thu đông hàng năm của trái đất, lạc thư hoa giáp 60 năm trong quan hệ với các hành tinh của hệ mặt trời; trong quan hệ với hệ sao tử vi...

Quái cũng phải mang các thuộc tính âm dương ngũ hành một cách tương ứng nào đấy. Tên quái gốc sẽ có thể thể hiện các ý nghĩa ban đầu như trên và cách thành lập quái cũng phải theo quy tắc tức tự thân chính nó cũng phải được giải thích hợp lý bởi thuyết ADNH.

Quy luật vận động của trái đất sẽ được quan trắc thiên văn cũng như các hành tinh khác trong hệ mặt trời và sẽ quy đổi cho nhau nhằm xây dựng quy tắc vận động chung để cuối cùng quán xét là trái đất.

Hệ mốc quan trắc là các chòm sao định vị có thể cố định thường xuyên (đang vận động nhưng mắt thường cảm giác là cố định) và nó có thể sẽ là các độ số trong hà đồ và lạc thư theo 2 chiều ngược nhau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bát quái là ký hiệu của siêu công thức của học thuyết âm dương ngũ hành nên nó phải lý giải được quy luật vận động của sự vật, hiện tượng. Nền tảng đầu tiên chính là quy luật tự nhiên (tự nhiên- xã hội-tư duy) thông qua sự vận động có tính chu kỳ thời gian như ngày đêm; xuân hạ thu đông hàng năm của trái đất, lạc thư hoa giáp 60 năm trong quan hệ với các hành tinh của hệ mặt trời; trong quan hệ với hệ sao tử vi...

Quái cũng phải mang các thuộc tính âm dương ngũ hành một cách tương ứng nào đấy. Tên quái gốc sẽ có thể thể hiện các ý nghĩa ban đầu như trên và cách thành lập quái cũng phải theo quy tắc tức tự thân chính nó cũng phải được giải thích hợp lý bởi thuyết ADNH.

Quy luật vận động của trái đất sẽ được quan trắc thiên văn cũng như các hành tinh khác trong hệ mặt trời và sẽ quy đổi cho nhau nhằm xây dựng quy tắc vận động chung để cuối cùng quán xét là trái đất.

Hệ mốc quan trắc là các chòm sao định vị có thể cố định thường xuyên (đang vận động nhưng mắt thường cảm giác là cố định) và nó có thể sẽ là các độ số trong hà đồ và lạc thư theo 2 chiều ngược nhau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như vậy ta cũng có thể suy luận rằng:

- Khả năng chỉ có 1 công thức bát quái là ký hiệu của siêu công thức của học thuyết âm dương ngũ hành: Tiên thiên đồ hoặc trụng thiên đồ hoặc hậu thiên đồ hoặc 1 bát quái na đấy khác.

- Nó phải được xem xét trên quan niệm ban đầu là thiên văn và địa lý tức phải phối hợp xem xét với Hà đồ là quy luật vận động ngũ hành, dĩ nhiên cũng xem xét đến Lạc thư trong mối quan hệ hữu cơ.

- Nó được xem xét trong mối quan hệ âm dương giữa các hiện tượng tự nhiên đặc trưng và bao trùm sự vận động của sự vật, hiện tượng trên trái đất nhất và mang tính chu kỳ như là mặt trời, mặt trăng...

- Nếu là trống đồng mật mã thì có khả năng chỉ ra học thuyết ADNH, Âm lịch của trái đất, quan hệ lịch giữa các hành tinh quy chiếu tới trái đất...

- Việc xác định chính xác công thức trên từ Âm lịch! dĩ nhiên phải được phối hợp trong sự vận động quy luật của các hành tinh trong hệ mặt trời và ta sẽ thấy công thức gốc của Phi tinh (tạm thời hiểu vậy).

- Việc chọn thời điểm khởi đầu làm gốc trong chu kỳ vận động hệ mặt trời có thể theo các sách là các hành tinh trùng nhau trên một đường thẳng thì quá chuẩn tuy nhiên đã là chu kỳ thì thời điểm đặc biệt nào đấy đều có thể gọi là mốc chuẩn nếu xác định các ràng buộc cụ thể.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như vậy công thức bát quái sẽ là bắt buộc phải có sau Hà đồ và Lạc thư và là ký hiệu cho sự vận động ngũ hành của Hà đồ mà thôi.

Ngũ hành trong Hà đồ cũng là một thể thống nhất cho nên sẽ tương ứng được cân bằng âm dương.

Nếu cân bằng âm dương thì lại được cân nhắc ở khía cạnh thuộc tính ngũ hành rõ ràng là quy luật.

Từ sự cân bằng này ta cân nhắc tên quái cho đặc tính sự vật, hiện tượng bao quát cho chính các hành của Hà đồ.

Sẽ phân tích và chọn lựa bát quái gốc tiếp tục.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo phân tích ở trên thì khả năng bát quái đồ là chỉ duy nhất, ta xem xét ở khía cạnh tổng thể như sau:

- Bát quái đồ là hệ quả của Hà đồ và Lạc thư và là ký hiệu cho sự vận động ngũ hành theo quy luật trên Hà đồ.

- Nếu chấp nhận có Tiên thiên đồ và Hậu thiên đồ thì giải thích như như thế về khía cạnh:

+ Thời gian trước sau của hai Đồ? và mục đích gì? chứng minh mục đích theo quy luật dựa trên thuyết âm dương ngũ hành? sự khác nhau giữa phương vị Quái của hai Đồ?

+ Nếu Tiên thiên đồ là Khởi đầu vũ trụ theo sau Thái cực; Hậu thiên đồ là sự vận động âm dương ngũ hành sau sự khởi đầu trên thì sự kết thúc nằm ở đâu tức phải có Hạ Thiên Đồ và nó được biểu diện như thế nào?

Để giải quyết các vấn đề trên thì đảm bảo là hoàn toàn bất khả, nếu ai đó cố gắng đi tìm nguyên nhân khác nhau giữa Tiên Thiên đồ và Hậu Thiên đồ thì sẽ không bao giờ tới đích vì không ai dùng một Phần của Quy luật để giải thích Quy luật được cả.

Như vậy để giải thích tất cả các vấn đề nêu trên thì phải dùng chính thuyết Âm dương Ngũ hành và các nguyên lý của nó như sau:

Nếu đã có khởi đầu thì thì phải có kết thúc trong quy luật tức quy luật Sinh Vượng Mộ, vì vậy Tiên - Hậu - Hạ đồ cũng phải nằm trong quy luật này, do đó tự thân chúng phải nằm trong thuyết trên. Suy ra chỉ có một Đồ hình mà thôi. Ghi chú Đồ hình này không tách rời Lạc thư, Hà đồ, chúng là 1 thể thống nhất.

Như vậy tên gọi gốc là gì? Có thể là từ người sáng tạo ra nó hoặc dân tộc đã sáng tạo ra nó? Vậy thì đó có thể là Phục Hy Bát quái hoặc Bát quái Hà Lạc. Tuy nhiên Hoangnt thiên về BÁT QUÁI LẠC VIỆT (Có chú thích người sáng tạo ra nó).

Chỉ có 1: BÁT QUÁI LẠC VIỆT MÀ THÔI VÀ ĐỒ HÌNH LÀ KẾT HỢP GIỮA BÁT QUÁI GỐC VÀ HÀ ĐỒ.

Vì vậy chỉ có câu: Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái, Bát quái sinh Vạn vật: còn kết thúc không nói gì. Rất phù hợp thực tế là vũ trụ đang giãn nở mãi mãi.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Nhật Tâm

Đồ hình bát quái nguyên thủy đã được chứng minh hoàn hảo trong cuốn' Tìm về cội nguồn kinh dịch' của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh chính là Hậu thiên bát quái đổi chỗ Tốn Khôn và phối hợp với Hà đồ. Dĩ nhiên một phần chứng minh rất quan trọng đó là kết quả thiên văn học. Nếu xác định rõ quy tắc trên thì việc giải thích Hà độ/ Lạc thư với độ số (hệ quan trắc bởi các nhóm hành tinh quan sát) sẽ dễ hiểu hơn.

Việc đưa ra Hệ đa chiều theo thuyết ADNH thì có thể sẽ bao gồm sự kết hợp giữa Chiều thời gian kết hợp (thuộc tính vật chất + thời gian) và không gian kết hợp (không gian + thuộc tính vật chất).

Việc nghiên cứu thiên văn trên trống đồng sẽ không tách rời việc nghiên cứu Âm lịch và sự vận hành có quy luật của các hành tinh trong hệ mặt trời, từ đấy suy ra được nguyên lý phi tinh (Lường thiên xích) để xem xét tương tác tới vùng trên trái đất hay cho một con người cụ thể. Việc phi thuận và phi nghịch của chúng cũng phải cần được xem kỹ lại.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào bác Thiên Sứ và các thành viên diễn đàn,

Với các giác quan của con người thì nhìn được 3 chiều không gian và cảm nhận được chiều thứ 4 là thời gian.

Khoa học phương tây cho rằng vũ trụ có nhiều hơn 4 chiều nói trên.

Cháu/Nhật Tâm nghĩ lý học Đông phương cũng đã sớm nhìn nhận vũ trụ không chỉ gồm 4 chiều mà còn cao hơn thế do vậy đã không lấy 3 chiều không gian và chiều thời gian làm nền tảng lý thuyết mà thay vào đó là âm dương và ngũ hành.

Để hiểu rõ hơn quan điểm của lý học phương tây về chiều không gian xin tham khảo trong clip the elegant universe

http://www.youtube.com/watch?v=Uv6ZvzmY-KU&NR=1

xin chú ý đến đoạn người dẫn chương trình bước ra khỏi màn ảnh. Khi đó anh ta thực hiện việc chuyển sang chiều không gian cao hơn. Đồng nghĩa với việc ngoài mặt phẳng màn hình là không gian 3 chiều x,y,z và thời gian, anh ta có thêm một chiều nữa (thêm một bậc tự do) vuông góc với tất cả các chiều còn lại. Điều đó lý giải tại sao trong không gian 3 chiều con người không nhận thức được không gian cao hơn.

Nhật Tâm

"Nam mô a di đà phật"

"Nam mô a di đà phật"

"Nam mô a di đà phật"

"Con lạy 9 Phương Trời, 10 Phương Chư Phật, Chư phật 10 phương"

Câu này đúng, sai?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Chào anh Hoangnt,

Nhật Tâm theo tây học nên có chút lợi thế nhất định khi tìm hiểu về những vấn đề liên quan đến khoa học phương tây thôi. Những vấn đề hơi sâu một chút thì không biết nhiều do không có người chỉ dạy. Có đọc được vài bài viết trên mạng cũng chỉ là từng mảng nhỏ riêng biệt nên khó có thể nhìn nhận được đúng sai của những vấn đề anh nếu ra.

Nhật Tâm từng đọc vài lần bài của bác Thiên Sứ về Hậu thiên bát quái đổi chỗ Tốn Khôn và phối hợp với Hà đồ nhưng do kiến thức căn bản của lý học đông phương không có gì nhiều nên không biết phải hiểu ra sao.

Từ bé Nhật Tâm xem phim thấy nho Trung quốc học tứ thư ngũ kinh không hiểu để làm gì. Sau mới biết là học đạo. nhưng cũng không hiểu đạo là gì, sao tuyển người ra làm quan sao phải thi những thứ đó?

Mới đây Nhật Tâm học một môn về quản trị nhân sự của người ta mới giật mình thấy họ đang dạy đạo cho mình. Mới thấy được sao phải cần hiểu đạo. Thực sự Nhật Tâm thấy lý luân về đạo trong quản lý của phương tây không quá cao siêu. Nhiều phần thậm chí còn mất cân bằng và chưa toàn diện nhưng tính dễ hiểu và ứng dụng lại vượt trội.

Nhật Tân nghĩ đạo là vũ trụ, đạo là tâm. Học đạo là học triết, là học quy luật. Không có tâm thì không hiểu được đạo. Tâm sáng thì đạo tự thông. Thông đạo thì đắc nhân tâm. Có lẽ vì vậy mà đạo dịch là “đạo của người quân tử”

Do đạo giải thích về vũ trụ, khoa học phương tây cũng giải thích về vũ trụ nên Nhật Tâm nghĩ nó có những khái niệm tương tự, bổ trợ nhau muốn tìm hiểu để chuyển ngang cho dễ hiểu hơn. Nhật Tâm cũng chỉ quan tâm đến phần quy luật, cơ sở của âm dương ngũ hành cũng như về đạo, kinh dịch. Những phần khác chưa biết gì.

Anh Hoangnt đã nghiên cứu được đến những phần đó rồi, có phần nào chưa chiểu có lẽ nên dùng triết lý trong đạo để soi lại. Với Nhật Tâm thì hiện giờ chưa phải lúc thích hợp để tìm hiểu rộng hơn. Nhật Tâm sẽ chú ý những phần anh đề cập tới. Chúc anh sớm thành công.

Trân Trọng

Nhật Tâm

"Nam mô a di đà phật"

"Nam mô a di đà phật"

"Nam mô a di đà phật"

"Con lạy 9 Phương Trời, 10 Phương Chư Phật, Chư phật 10 phương"

Câu này đúng, sai?

Chào anh Hoangthanhland,

Như Nhật Tâm hiểu đạo giải thích về vũ trụ, khoa học phương tây cũng giải thích về vũ trụ - là chung một đối tượng nhưng từ 2 cách nhìn khác nhau. Mặc dung hai hai cách nhìn khác nhau nhưng cùng miêu tả một đối tượng nên sẽ có những nội dung giống nhau – thể hiện dưới dạng khác nhau. Lý học Đông phương chắc chắc không thể không có wuan niệm không gian, thời gian. Có điều Nhật Tâm muốn tìm hiểu xem người xưa đã quan niệm thế nào và tại sao tránh được những vấn đề phức tạp phát sinh từ cách quan niệm không gian thời gian của khoa học hiện đại. Nếu liên hệ được thì sẽ rất có lợi cho việc học lý học Đông phương. Rất có thể nó sẽ cho câu trả lời về tính cân bằng, thống nhất, vô hướng ở cấp vĩ mô và tính mất cân bằng, đa dạng và có hướng ở các cấp thấp hơn.

Trân trọng

Nhật Tâm

Edited by Nhật Tâm
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lý học Đông phương chắc chắc không thể không có wuan niệm không gian, thời gian.

Không đúng. Đông phương có quan niệm không thời gian rất rõ, không những vậy mà còn tổng quát hơn quan niệm không thời gian của tây phương. Mang tính vật chất hơn, đồng thời cũng bao hàm cả yếu tố tâm linh nữa. Nhưng đáng tiếc, số người hiểu được trong suốt cả mấy ngàn năm nay quá ít. Tuy nhiên sự phát triển hoàn thiện của nó cũng đã có những thành tựu to lớn, sâu sắc, và minh triết rất cao. Chỉ tiếc rằng ngay cả những sự hoàn thiện đó, hiện nay cũng không có mấy người hiểu được.

Tôi trả lời cho Nhât Tâm tường minh thế này:

Không thời gian tây phương là Không gian - thời gian.

Không thời gian đông phương - chính là Vũ - Trụ.

Thân ái.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay