Thiên Sứ

Định Nghĩa ChiỀu Là Gì?

74 bài viết trong chủ đề này

Nhật Tâm viết:

Nếu thực sự bác quan niệm thời gian chỉ có chiều dương, vũ trụ có ranh giới thì lý thuyết bác đang viết chắc sẽ gặp không ít khó khăn trong việc giải thích một cách khoa học một số hiện tượng tinh thần: trạng thái thiền định, Giác quan thứ 6, Dejavu. Trong các hiện tượng này thời gian dường đẳng hướng.

Tôi có nghiên cứu những vấn đề đó và chẳng gặp một tý khó khăn nào với những quan niệm của tôi về Vũ trụ mà ngược lại, chính những quan điểm ấy giúp tôi sáng tỏ hơn.

Thời gian chỉ có chiều dương thì có lẽ chiều thời gian là điển hình của việc không tuân theo quy luật thái cực?

Qui luật Thái cực là như thế nào nhỉ, theo Nhật Tâm? Và tại sao thời gian có 1 chiều dương lại không tuân theo qui luật đó?

Chắc Nhật Tâm thấy không gian thì có chiều âm dương thì thời gian cũng phải như thế. Trước tiên, Nhật Tâm phải hiểu Vũ trụ là gì, từ đâu ra, tại sao như thế, không gian, thời gian là gì, nó có vai trò như thế nào trong việc mô tả Vũ trụ thì lúc ấy thấy thời gian có 1 chiều dương là lẽ đương nhiên và không gian có 2 chiều âm dương cũng là lẽ đương nhiên. Nhật Tâm chưa hiểu thời gian trong thiền định, giác quan thứ 6, ... rồi. Không phải ở đó thời gian có 2 chiều âm dương mà thời gian, không gian ở đó là Một, nhận thức trực tiếp. Còn cái thời gian Vũ trụ là thời gian thể hiện vận động và tương tác âm dương, nó chỉ có 1 chiều dương thôi. Hai cái đó khác nhau.

Nhật Tâm xin hỏi thêm bác một câu cuối. Bác quan niệm vũ trụ có ranh giới tạo nên hệ kín. Vậy ắt hẳn có khái niệm bên trong và bên ngoài vũ trụ. Không biết bác quan niệm thế nào về trạng thái bên vũ trụ?

Khái niệm bên trong bên ngoài vũ trụ khi quan niệm vũ trụ là hệ kín, có gới hạn nhưng không có biên thì chỉ là tư duy logic toán học thuần túy thôi. Tôi cho rằng Vũ trụ lả một hệ kín, có giới hạn nhưng không có biên. Do đó không bàn đến bên trong bên ngoài Vũ trụ.

Khi nào bác Vô Trước hoàn thành và công bố công trình của mình, mong bác cho Nhật Tâm xin đường link để tham khảo.

Cái đó đương nhiên nhưng chắc còn lâu lắm vì quá nhiều vấn đề cần đề cập và tôi quá bận. Hơn nữa, rút kinh nghiệm lần trước, tôi sẽ chỉ pót khi đã tương đối hoàn chỉnh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Bác Vô Trước.

Còn cái thời gian Vũ trụ là thời gian thể hiện vận động và tương tác âm dương, nó chỉ có 1 chiều dương thôi.

Khái niệm bên trong bên ngoài vũ trụ khi quan niệm vũ trụ là hệ kín, có gới hạn nhưng không có biên thì chỉ là tư duy logic toán học thuần túy thôi. Tôi cho rằng Vũ trụ lả một hệ kín, có giới hạn nhưng không có biên. Do đó không bàn đến bên trong bên ngoài Vũ trụ.

Theo Hoangnt là chính xác.

Định nghĩa Thái cực là mục tiêu chỉ ra cái ranh vô hạn tức không có biên.

Tiên thiên Bát quái và Hậu thiên Bát quái chỉ ra sự vận động của vũ trụ tức vũ trụ đã được giới hạn: hữu hạn, nó hoạt động tự thân trong cái vô hạn Thái cực. Khoa học cho thấy càng ra xa mật độ vật chất càng giảm dần tức biên vũ trụ có giới hạn về mặt lý thuyết.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Bác Vô Trước và Nhật Tâm.

Chúng ta tiếp tục phân tích 1 phương pháp cụ thể là Huyền không phi tinh chứ.

Cách lập bát quái cho Tiên thiên và Hậu thiên đã được giải thích rõ trong 'Tìm về cội nguồn Kinh dịch' của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh và Kinh dịch giản yếu của tác giả Lê Gia rồi, chúng ta chỉ quay trở lại khi thích hợp để vượt qua nhanh chóng các vấn đề cơ bản của Thái cực - Lưỡng nghi - Tứ tượng - Bát quái. Trong đó Tứ tượng cũng đã được giải thích ở các quyển trên. Tuy nhiên theo suy nghĩ Hoangnt thì Tứ tượng còn có ý nghĩa như giáo sư N H Phương tức Sinh Thành Suy Hủy cũng là một quy luật chung ngũ hành và của riêng mỗi sự vật, hiện tượng quan xét. Hà đồ và Lạc thư sẽ được liên kết trong các phương pháp ứng dụng cụ thể.

Huyền không phi tinh với vấn đề đầu tiên là VẬN: ý nghĩa chính (nó liên quan tới bất kỳ các phương pháp cổ xưa nào) ???.

Bên trang WEB VietLySo có Bạn LinhNhi có kiến thức OK lắm, nên cùng nhau thảo luận ở đây.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như đã triển khai ý trong các bài viết trước, việc dùng Hà đồ hoặc Lạc thư trong phương pháp Huyền không phi tinh cũng được xem xét. Hiện nay hầu hết các sách nói về Phong thủy Huyền không đều áp dụng Lạc thư trong phương pháp này, ngay cả trong cuốn 'Thẩm thị Huyền không học' của Thẩm Trúc Nhưng cũng như vậy, tuy nhiên hoàn toàn không phù hợp quy tắc vận động của Âm dương Ngũ hành trong khía cạnh quán xét tương tác của sự vật, hiện tượng trên trái đất theo không thời gian vì HẬU THIÊN BÁT QUÁI - HÀ ĐỒ mới là đồ hình áp dụng khi tính toán. Chú ý Hà đồ đã được đổi vị trí Tốn Khôn.

Trong Huyền không phi tinh có nói tới cửu VẬN, mỗi vận là khoảng thời gian 20 năm cho nên 9 vận là 180 năm, ý nói thiên vận cho mỗi cuộc đất cần xem xét. Như vậy nó có ý chỉ ra là các tương tác với thuộc tính âm dương ngũ hành cụ thể nhận được của cuộc đất từ không gian của 9 sao theo quy luật vận hành như đã chỉ ra trong bộ pháp 'Lượng thiên xích' quy định. Tùy vận nào mà 1 sao đại diện sẽ nhập trung cung của Cửu tinh bàn.

Như vậy tại sao lại quy định 20 năm cho 1 vận?.

Tại sao 1 sao đại diện cho mỗi vận lại nhập trung cung?.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào bác Vô Trước & anh Hoàngnt,

Rất cám ơn bác đã nhiệt tình trả lời các câu hỏi của Nhật Tâm. Nhờ vậy Nhật Tâm biết được sơ bộ mô hình vũ trụ theo quan niệm của bác. Hy vọng Nhật Tâm không phải đợi quá lâu để được tham khảo công trình của bác.

@ anh Hoangnt: NHật Tâm chưa tìm hiểu về huyền không, phi tinh nên chưa có khái niệm gì về phần này. Hiện tại thời gian hạn hẹp nên chưa mở rộng phạm vi tìm hiểu về lý học Đông phương được.

Posted Image

Nhật Tâm có một số thắc mắc về cờ lễ hội (cờ thần) của Việt Nam bác Vô Trước, anh Hoangnt hay quý vị nào có thông tin xin chia xẻ.

1- Cờ lễ hội VN có từ bao giờ? (Liệu có phải có từ thời Hùng Vương?)

2- Trên thế giới có nước nào, dân tộc nào dùng cờ này nữa không?

3- Tại sao cờ lễ hội lại gắn liền với phật giáo?

4- Quy định màu sắc trên cờ thế nào mới là chuẩn? (Nhật Tâm thấy có một số cờ có thứ tự các màu không giống trong ảnh. Một nghi vấn của Nhật Tâm là liệu có phải màu đỏ ở giữa là màu đỏ sẫm của gạch - màu thổ còn màu bên ngoài là đỏ tươi - hành hỏa?)

5- Ý nghĩa của cờ lễ hội.

Trân trọng,

Nhật Tâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật Tâm có một số thắc mắc về cờ lễ hội (cờ thần) của Việt Nam bác Vô Trước, anh Hoangnt hay quý vị nào có thông tin xin chia xẻ.

1- Cờ lễ hội VN có từ bao giờ? (Liệu có phải có từ thời Hùng Vương?)

2- Trên thế giới có nước nào, dân tộc nào dùng cờ này nữa không?

3- Tại sao cờ lễ hội lại gắn liền với phật giáo?

4- Quy định màu sắc trên cờ thế nào mới là chuẩn? (Nhật Tâm thấy có một số cờ có thứ tự các màu không giống trong ảnh. Một nghi vấn của Nhật Tâm là liệu có phải màu đỏ ở giữa là màu đỏ sẫm của gạch - màu thổ còn màu bên ngoài là đỏ tươi - hành hỏa?)

5- Ý nghĩa của cờ lễ hội.

Tôi không rành vấn đề này và cũng thấy rất thú vị. Có lẽ phải hỏi anh Thiên Sứ hay bác Lãn Miên may ra mới trả lời đúng đắn được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào bác Vô Trước,anh Hoangnt

Nhật Tâm đã lập một mục riêng về cờ lễ hội Việt Nam để tránh lạc chủ đề của mục này. Mời anh bác, anh Hoangnt và các thành viên tiếp tục trao đổi chủ đề này.

Tôi không rành vấn đề này và cũng thấy rất thú vị. Có lẽ phải hỏi anh Thiên Sứ hay bác Lãn Miên may ra mới trả lời đúng đắn được.

Bác Vô Trước quan tâm đến cờ lễ hội xin theo dõi bên mục cờ lễ hội Việt Nam. Nhật Tâm hy vọng bác Thiên Sứ hay bác Lãn Miên cùng các thành viên khác sẽ chia sẻ nhiều thông tin liên quan đến cờ lễ hội của Việt Nam.

Trân trọng,

Nhật Tâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Nhật Tâm.

Về cờ lễ hội Việt Nam Hoangnt cũng đã có suy nghĩ về nó khi chụp 1 bức ảnh tại Đền tưởng niệm Vua Lê tại Hà Nội, cho nên chủ đề này rất hay và nếu ta triển khai ý thì viết thoải mái.

Trở lại vấn đề tại sao lại quy định 20 năm cho 1 vận? trong Huyền không Phi tinh thì sau khi nghiên cứu Hoangnt thấy cần phải hiều rõ nguyên lý nào lập 60 hoa giáp (Lạc thư hoa giáp) giống như Nhật Tâm đã có một số các bài viết đề cập tới.

Vậy nguyên lý kết hợp Thiên Can - Địa chi dựa trên Âm dương Ngũ hành và nguyên lý Sinh Vượng Mộ được phân tích như thế nào, với chú ý trong cuốn ' Thời Hùng Vương và Bí ẩn lục thập hoa giáp' của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh có đề cập đến Lục khí ? - Cách bát sinh tử - Chu kỳ vận khí 30 năm - giai đoạn 6 năm... và các sách khác có liên quan.

Nguyên tắc trên còn dựa cơ sở quy luật không thời gian - thuộc tính ngũ hành?.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trở lại vấn đề tại sao lại quy định 20 năm cho 1 vận? trong Huyền không Phi tinh thì sau khi nghiên cứu Hoangnt thấy cần phải hiều rõ nguyên lý nào lập 60 hoa giáp (Lạc thư hoa giáp) giống như Nhật Tâm đã có một số các bài viết đề cập tới.

Vậy nguyên lý kết hợp Thiên Can - Địa chi dựa trên Âm dương Ngũ hành và nguyên lý Sinh Vượng Mộ được phân tích như thế nào, với chú ý trong cuốn ' Thời Hùng Vương và Bí ẩn lục thập hoa giáp' của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh có đề cập đến Lục khí ? - Cách bát sinh tử - Chu kỳ vận khí 30 năm - giai đoạn 6 năm... và các sách khác có liên quan.

Nguyên tắc trên còn dựa cơ sở quy luật không thời gian - thuộc tính ngũ hành?.

Muốn biết nguyên lý nào lập ra 60 Hoa giáp thì trước tiên cần biết Thập thiên can, 12 Địa chi là cái gì? ý nghĩa của nó? Sau phải biết Vận khí là cái gì? Sinh Vượng Mộ là gì thì dễ hơn, nhưng cần biết ngoài sinh vượng mộ còn gì khác không? Chắc chắn là còn, tạo sao không xét đến? Khi rõ được những vấn đề đó thì lập ra 60 Hoa giáp không khó và hiểu rõ ý nghĩa, nội dung của từng yếu tố được đề cập. Còn các qui luật khác như Cách bát sinh tử, Lục khí,... chỉ là hệ quả rút ra sau khi bảng 60 Hoa giáp được lập.

Sau đó ta sẽ thấy, 60 Hoa giáp không chỉ nói về Thời gian và khí hậu trên Trái đất và các thuộc tính ADNH của nó mà nó chính là cấu trúc ADNH của thời gian cho một sự vật bất kỳ, từ con người, xã hội, số phận, ... đến các thiên thể. Khi rõ những vấn đề đó thì ứng dụng mới phong phú, mạch lạc, chính xác.

Qua đó có thể thấy, người xưa đã rất hoàn thiện học thuyết ADNH và tính bao trùm, tổng quát của nó.

Thân mến!

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Bác Vô Trước.

Muốn biết nguyên lý nào lập ra 60 Hoa giáp thì trước tiên cần biết Thập thiên can, 12 Địa chi là cái gì? ý nghĩa của nó? Sau phải biết Vận khí là cái gì? Sinh Vượng Mộ là gì thì dễ hơn, nhưng cần biết ngoài sinh vượng mộ còn gì khác không? Chắc chắn là còn, tạo sao không xét đến? Khi rõ được những vấn đề đó thì lập ra 60 Hoa giáp không khó và hiểu rõ ý nghĩa, nội dung của từng yếu tố được đề cập. Còn các qui luật khác như Cách bát sinh tử, Lục khí,... chỉ là hệ quả rút ra sau khi bảng 60 Hoa giáp được lập.

Sau đó ta sẽ thấy, 60 Hoa giáp không chỉ nói về Thời gian và khí hậu trên Trái đất và các thuộc tính ADNH của nó mà nó chính là cấu trúc ADNH của thời gian cho một sự vật bất kỳ, từ con người, xã hội, số phận, ... đến các thiên thể. Khi rõ những vấn đề đó thì ứng dụng mới phong phú, mạch lạc, chính xác.

Qua đó có thể thấy, người xưa đã rất hoàn thiện học thuyết ADNH và tính bao trùm, tổng quát của nó.

Sau khi đọc qua một số sách của các tác giả khác nhau thì hầu hết khó có thể nắm bắt được nguyên tắc chi tiết nào đã xây dựng được 60 Hoa giáp ngoại trừ cuốn 'Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập Hoa giáp' của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh.

Hoangnt nhận thấy rằng Thiên can là quy ước của quy luật vận động của không gian Bắc Bán cầu bao gồm Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm và Quý theo thứ tự thuộc tính Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy. Quy luật 'vận động của không gian' theo Hà đồ và mỗi Can được xác định là một không gian cụ thể thông qua vị trí xoay chuyển có quy luật của các sao Kim, thủy, Hỏa, Thổ Mộc trong hệ mặt trời + Mặt trời và Mặt trăng/ và Sao của chòm sao Đại Hùng Tinh + 2 sao phụ = 9 sao được quan trắc tương ứng theo thời gian. Thời gian lại được quy ước theo Địa chi

Địa chi là quy ước thời gian cho Can chi và cũng cho quy luật vận động không gian của Trái đất quay xung quanh mặt trời và theo Hà đồ. Mỗi Hành trong Địa chi được kết thúc Mộ bằng hành Thổ. Tương ứng sự vận động mỗi hành trong 5 hành phải được xem xét cùng với Can chi như trình bày ở trên.

Quy luật Sinh Vượng Mộ là một quy luật chung các trạnh thái của mỗi hành và được xem xét trong tổ hợp 2 không gian nêu trên theo quy ước thời gian Địa chi.

Tổ hợp 2 trạng thái không gian và nguyên lý Sinh Vượng Mộ ta thấy:

- Không gian Bắc Bán Cầu vận động theo Hà đồ: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy.

- Không gian do Trái đất quay quanh Măt trời theo Hà đồ: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy.

- Tạm thời chấp nhận khởi thủy là Hành Kim là Vận khí đầu tiên tạo ra do tổ hợp trên và tuân thủ quy luật Sinh Vượng Mộ trong 30 năm (Dương/ Âm) của Lục thập Hoa giáp.

Kết quả chính là bảng Lạc thư Hoa giáp.

Ta có câu hỏi tại sao hành Kim mạnh được xem khởi thủy của Lục thập Hoa giáp ở Giáp Tý.

Vấn đề này chính là thực nghiệm mà thôi, người xưa quan trắc quy luật vận động của các sao trong Ngũ tinh (quan trắc đồng thời Cửu tinh và các sao khác) đặc biệt là sao Mộc, là sao có ảnh hưởng lớn nhất tới Trái đất. Như vậy năm Giáp tý khởi nguyên sẽ dự kiến xảy ra ở một năm nào đó thể hiện rõ nhất tại thời gian:

- Vào Mùa Thu hàng năm.

- Sao Mộc có thể là xa Trái đất nhất.

- Quy luật vận động của các sao được quan trắc sẽ xây dựng quy tắc vận động của Vận khí theo chu kỳ? chính là Huyền Không phi tinh và các phương pháp cổ xưa khác. Các sao tương ứng sẽ được gắn Độ sồ 1...9 và đặt tên như Nhất Bạch... và cũng có thể chính là tên Can chi như Giáp.. và chúng chính là các sao Đại Hùng tinh + 2 sao phụ với thuộc tính Âm dương Ngũ hành chiếu qua Ngũ tinh.

Dễ hiểu ta thấy Ngày là quy luật, Năm là quy luật. Năm có 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông, trong mỗi mùa có các ngày với quy luật sáng tối của 4 trạng thái Mộc Hỏa Kim Thủy phối hợp chính là tổ hợp không gian nói trên.

Từ lý luận trên ta xem lại tổ hợp quy luật không thời gian như sau:

Tính chất NGÀY tương đương NĂM.

Tính chất GIỜ tương đương THÁNG.

Trái đất tự quay quanh trục 1 ngày.

Trái đất quay quanh Mặt trời 1 năm = 360 ngày.

Tổ hợp bội số các hành tinh Hệ mặ trời 60 năm tức sẽ quay trời lại trạng thái không gian tổ hợp ban đầu. Như vậy Hệ mặt trời tự quay quanh nó là 60 năm tức tương đương 1 ngày của Trái đất. Do vậy Hệ mặ trởi đang quay quanh một tâm/ trục nào đó giả sử là Sao Bắc Cực thì sẽ theo chu kỳ: 60 năm x 360 = 21600 năm và vì vậy để toàn bộ Hệ sao (bao gồm hệ mặt trời) quay xung quanh sao Bắc Cực theo chu kỳ để quanh lại trạng thái tổ hợp không gian ban đầu như Hệ mặt trời sẽ: 21600 năm x 60 = 129600 năm: Đây chính là 1 ĐẠI NGUYÊN.

1 Đại nguyên sẽ vận động theo thời gian chuẩn quy định là Địa chi tức là 12 HỘI và theo lý luận của người xưa ta đang ở Hội Ngọ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hoangntt thân mến!

Như vậy, bạn đã rõ hết về 60 Hoa giáp rồi còn gì! Mọi thứ đối với bạn, như trình bày, thật rõ ràng rồi, đâu còn gì phải thắc mắc. Chúc mừng bạn!

Nhưng tôi thấy, các hành tinh trên thực tế không vận động như bạn nói.

Tổ hợp bội số các hành tinh Hệ mặ trời 60 năm tức sẽ quay trời lại trạng thái không gian tổ hợp ban đầu. Như vậy Hệ mặt trời tự quay quanh nó là 60 năm tức tương đương 1 ngày của Trái đất. Do vậy Hệ mặ trởi đang quay quanh một tâm/ trục nào đó giả sử là Sao Bắc Cực thì sẽ theo chu kỳ: 60 năm x 360 = 21600 năm và vì vậy để toàn bộ Hệ sao (bao gồm hệ mặt trời) quay xung quanh sao Bắc Cực theo chu kỳ để quanh lại trạng thái tổ hợp không gian ban đầu như Hệ mặt trời sẽ: 21600 năm x 60 = 129600 năm: Đây chính là 1 ĐẠI NGUYÊN.

"

Dưới đây là một vài thông số cơ bản về các hành tinh trong Hệ Mặt Trời

Sao Thuỷ - Mercury

Hành tinh này được đặt tên tương ứng với từ Hermes trong tiếng Hy Lạp, tên gọi của vị thần truyền tin có đôi giầy có cánh có thể bay đi khắp mọi nơi nhanh hơn cả gió cuốn. Quả đúng như vậy, Sao Thuỷ là hành tinh gần Mặt Trời nhất và có chu kì năm (chu kì quay quanh Mặt Trời) nhỏ nhất trong số các hành tinh, khi quan sát từ Trái Đất, bạn sẽ thấy rõ nó hoàn thành một vòng quay quanh Mặt Trười nhanh như thế nào.

*Các số liệu:

- Khoảng cách từ Mặt Trời : 0,39 AU (57,9 triệu km)

- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 87,96 ngày (ngày Trái Đất)

- Chu kì tự quay : 58,7 ngày

- Khối lượng : 3,3 x 10­23 kg

- Đường kính: 4.878km

- Nhiệt độ bề mặt: đêm khoảng 100K còn ngày là khoảng 700K

- Số vệ tinh: không

Sao Kim – Venus

Mỗi năm sẽ có vài tháng bạn thấy Sao Mai mọc lên buổi sớm ở chân trời Đông và vài tháng khác lại thấy Sao Hôm lúc Mặt rời lặn ở chân trời Tây. Chúng rất đẹp và rất sáng, cả 2, thật ra đều là một hành tinh duy nhất – Sao Kim. Nó là thiên thể sáng nhất bầu trời đêm của chúng ta (không tính Mặt Trăng), vẻ đẹp của nó làm người thời xưa đặt tên nó là Venus, theo tiếng Hy Lạp là Aphrodite – nữ thần tình yêu và sắc đẹp.

*Các số liệu:

- Khoảng cách từ Mặt Trời : 0,723 AU (108,2 triệu km)

- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 224,68 ngày

- Chu kì tự quay: 243 ngày - Khối lượng : 4,87x1024 kg

- Đường kính: 12.104 km

- Nhiệt độ bề mặt: 726K

- Số vệ tinh: không

Trái Đất – Earh

*Các số liệu:

- Khoảng cách từ Mặt Trời : 1 AU (149,6 triệu km)

- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 365,26 ngày

- Chu kì tự quay: 24 giờ

- Khối lượng : 5,98x1024 kg

- Đường kính: 12.756km

- Nhiệt độ bề mặt: 260 – 310K

- Số vệ tinh: 1 - Mặt Trăng

Sao Hoả - Mars

Hành tinh có màu đỏ như lửa, trong khi người phương Đông gọi nó là “Hoả” thì ở phương Tây, nó được gắn cho cái tên Mars – tên của thần chiến tranh Ares trong thần thoại Hy Lạp - vị thần hiếu chiến mà mỗi nơi thần đi qua thì luôn để lại một màu đỏ của lửa và máu.

*Các số liệu:

- Khoảng cách từ Mặt Trời : 1,524 AU (227,9 triệu km)

- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 686,98 ngày

- Chu kì tự quay: 24,6 giờ

- Khối lượng : 6,42x1023 kg

- Đường kính: 6.787km

- Nhiệt độ bề mặt: 150 – 310K

- Số vệ tinh: 2 – Phobos và Deimos

Sao Mộc – Jupiter

Là hành tinh lớn nhất hệ Mặt Trời, Sao Mộc hoàn toàn xứng đáng với cái tên Jupiter, mà theo tiếng Hy Lạp là Zeus – chúa tể của các vị thần. Sao Mộc cũng là hành tinh có nhiều vệ tinh nhất cũng như nhiều hiện tượng được quan tâm trong số 8 hành tinh của Hệ Mặt Trời.

*Các số liệu:

- Khoảng cách từ Mặt Trời : 5,203 AU (778,3 triệu km)

- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 29,456 năm

- Chu kì tự quay: 9,84 giờ

- Khối lượng : 1,9x1027 kg

- Đường kính: 142.796km

- Nhiệt độ bề mặt: 120K (nhiệt độ lớp khí bề mặt)

- Số vệ tinh: 63 vệ tinh đã được đặt tên và nhiều vật thể nhỏ chuyển động xung quanh.

Sao Thổ - Saturn

Nhiều người coi đây là hành tinh đẹp nhất trong số 7 hành tinh của Hệ Mặt Trời (không tính Trái Đất) do cái vành đai (Saturn’s ring) tuyệt đẹp của nó. Sao Thổ được đặt tên là Saturn, theo tiếng Hy Lạp là Cronus – cha của thần Zeus, người bị thần Zeus lật đổ khỏi vị trí cai quản các vị thần.

*Các số liệu:

- Khoảng cách từ Mặt Trời : 9,536 AU (1.427 triệu km)

- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 29,45 năm

- Chu kì tự quay: 10,2 giờ

- Khối lượng : 5,69x1026 kg

- Đường kính: 120.660km

- Nhiệt độ bề mặt: 88K

- Số vệ tinh: 56 vệ tinh đã đặt tên và rất nhiều thiên thạch lớn nhỏ trong vành đai quay quanh.

Sao Thiên Vương – Uranus

Hành tinh này được phát hiện ra vào ngày 13/3/1781 bởi nhà thiên văn William Herschel. Nó được đặt tên theo tên của Uranus - thần bầu trời, cha của Cronus, tức là ông nội của thần Zeus, người từng bị Cronus giết chết để cướp ngôi.

*Các số liệu:

- Khoảng cách từ Mặt Trời : 19,18 AU (2.871 triệu km)

- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 84,07 năm

- Chu kì tự quay: 17,9 giờ

- Khối lượng : 8,68x1025 kg

- Đường kính: 51.118km

- Nhiệt độ bề mặt: 59K

- Số vệ tinh: 27

Sao Hải Vương – Neptune

Được phát hiện ngày 23 tháng 9 năm 1846, hành tinh này được đặt tên là Neptune do nó có màu xanh như nước biển. Neptune theo tiếng Hy Lạp là Poseidon – anh trai của thần Zeus, vị thần cai quản tất cả các đại dương trên thế giới.

*Các số liệu:

- Khoảng cách từ Mặt Trời : 30,06 AU (4.497,1 triệu km)

- Chu kì quay quanh Mặt Trời: 164,81 năm

- Chu kì tự quay: 19,1 giờ

- Khối lượng : 1,02x1026 kg

- Đường kính: 48.600km

- Nhiệt độ bề mặt: 48K - Số vệ tinh: 13

"

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thanks Bác Vô Trước

Nhưng tôi thấy, các hành tinh trên thực tế không vận động như bạn nói.

Nội dung trích dẫnTổ hợp bội số các hành tinh Hệ mặ trời 60 năm tức sẽ quay trời lại trạng thái không gian tổ hợp ban đầu. Như vậy Hệ mặt trời tự quay quanh nó là 60 năm tức tương đương 1 ngày của Trái đất. Do vậy Hệ mặ trởi đang quay quanh một tâm/ trục nào đó giả sử là Sao Bắc Cực thì sẽ theo chu kỳ: 60 năm x 360 = 21600 năm và vì vậy để toàn bộ Hệ sao (bao gồm hệ mặt trời) quay xung quanh sao Bắc Cực theo chu kỳ để quanh lại trạng thái tổ hợp không gian ban đầu như Hệ mặt trời sẽ: 21600 năm x 60 = 129600 năm: Đây chính là 1 ĐẠI NGUYÊN.

Vâng rất chính xác, bởi nếu lấy bội số của chu kỳ các hành tinh trong Hệ mặt trời thì không phải là 60 năm như trên, đây cũng là bài toán hay. Các nhà thiên văn xưa chỉ quan sát và thu thập được số liệu quy luật vận động tổng hợp của Ngũ tinh và Nhật, Nguyệt mà thôi, dĩ nhiên họ cũng quan trắc tương ứng cho Cửu tinh và các chòm sao khác như Nhị thập Bát tú... Các sao còn lại trong Hệ mặt trời không quan sát được bởi lý do mắt thường không thể thấy rõ. Tạm thời ta có thấy một số thông tin sau:

- Một Nguyên (năm) có độ số 129.600

- Một Hội (tháng) có độ số 1/12 Nguyên là 10.800

- Một Vận (ngày) có độ số 1/30 Hội là 360

- Một Thế (giờ) có độ số 1/12 Vận là 30.

Theo Huyền không phi tinh:

- Tam nguyên gồm Thượng, Trung và Hạ nguyên; mỗi nguyên 60 năm ứng với 1 Hoa giáp.

- Mỗi nguyên chưởng quản 3 Tiểu vận, tương ứng ta có 9 Tiểu vận = 20 năm x 9 = 180 năm. Từ đây Phi tinh huyền không định ra Mỗi 20 năm sẽ do 1 Sao làm chủ tức thuộc tính âm dương ngũ hành của Thiên khí.

Các số liệu này chỉ ra rằng Lạc thư Hoa giáp 60 năm là phối không gian Hệ mặt trời và Trái đất tự quay quanh nó. và Các Nguyên, Hội, Vận, Thế... và Tiểu vận trong Huyền không phi tinh là Thiên khí của các Hệ sao lớn hơn. Như đã phân tích ở trước ta tạm xem Hệ mặt trời nằm trong một tổ hợp sao quay quanh Sao Bắc Đẩu gọi là Hệ Bắc đẩu.

Mặt khác theo Huyền không thì mỗi sao chưởng quản 20 năm trông có vể không ăn nhập vào quy luật thời gian nào cả??? và 3 nguyên 180 năm nằm trong quy tắc nào???. Giả sử 180 năm là bội số của 60 năm và 9 cửu cung thì sẽ lại mâu thuẫn chính nó vì ta đã xác định được Vận khí trong 180 năm đó theo Lạc thư Hoa giáp rồi. Do vậy theo Hoangnt thì Tiểu vận sẽ là vẫn 20 năm nhưng do kết quả bội số của 1 THẾ 30 NĂM Và 9 CỬU CUNG tức quy luật 180 năm do tương tác từ Hệ Bắc Đẩu.

Ngoài ra ta thấy là theo quan trắc của người xưa (thực nghiệm) thì quy luật 60 năm là chỉ rõ nhất về các tính chất âm dương ngũ hành chứ không phải theo bội số của toàn bộ chu kỳ các sao trong Hệ mặt trời. Thực tế ảnh hưởng của các sao ngoài Ngũ tinh như Hải Vương Tinh.. là không đáng kể theo số liệu khoa học hiện đại. Tuy nhiên điều này có thể xảy ra cho Hệ Bắc Đẩu hay không?.

Theo Hoangnt thì 60 năm hoa giáp như phân tích là tính quy luật của không gian Hệ mặt trời và Trái đất tự quay tạo ra do vậy không hoàn toàn phụ thuộc vào BỘI SỐ toàn bộ chu kỳ vận động của các sao nhưng nó là Hệ qủa của sự vận động này. Ví dụ ta không chi Thập nhị địa chi mà có thể chia Lục thập địa chi và vẫn có kết quả quy luật như thường (chú ý phải chia hết cho 8).

Như vậy ta thấy Trái đất sẽ chịu ảnh hưởng của không gian theo Lớp tức Hệ sao. Nếu tính toán thì Hệ sao sẽ dẫn tới Vô Cùng tức Toàn Bộ Vũ trụ và vì vậy KHÍ ẢNH HƯỞNG TỔNG HỢP TỚI TRÁI ĐẤT SẼ LÀ CỦA CẢ VŨ TRỤ NHƯNG VỚI QUÁN XÉT TƯƠNG TÁC TÍNH TOÁN ĐƯỢC TỪ HỆ MẶT TRỜI VÀ HỆ BẮC ĐẨU.

Do vậy Khái niệm Khí phải được xây dựng.

Cũng như vậy Ta cũng xem lại Hiện nay trong HỘI NGỌ hay là Hội nào khác?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thanks Bác Vô Trước

Nhưng tôi thấy, các hành tinh trên thực tế không vận động như bạn nói.

Nội dung trích dẫnTổ hợp bội số các hành tinh Hệ mặ trời 60 năm tức sẽ quay trời lại trạng thái không gian tổ hợp ban đầu. Như vậy Hệ mặt trời tự quay quanh nó là 60 năm tức tương đương 1 ngày của Trái đất. Do vậy Hệ mặ trởi đang quay quanh một tâm/ trục nào đó giả sử là Sao Bắc Cực thì sẽ theo chu kỳ: 60 năm x 360 = 21600 năm và vì vậy để toàn bộ Hệ sao (bao gồm hệ mặt trời) quay xung quanh sao Bắc Cực theo chu kỳ để quanh lại trạng thái tổ hợp không gian ban đầu như Hệ mặt trời sẽ: 21600 năm x 60 = 129600 năm: Đây chính là 1 ĐẠI NGUYÊN.

Vâng rất chính xác, bởi nếu lấy bội số của chu kỳ các hành tinh trong Hệ mặt trời thì không phải là 60 năm như trên, đây cũng là bài toán hay. Các nhà thiên văn xưa chỉ quan sát và thu thập được số liệu quy luật vận động tổng hợp của Ngũ tinh và Nhật, Nguyệt mà thôi, dĩ nhiên họ cũng quan trắc tương ứng cho Cửu tinh và các chòm sao khác như Nhị thập Bát tú... Các sao còn lại trong Hệ mặt trời không quan sát được bởi lý do mắt thường không thể thấy rõ. Tạm thời ta có thấy một số thông tin sau:

- Một Nguyên (năm) có độ số 129.600

- Một Hội (tháng) có độ số 1/12 Nguyên là 10.800

- Một Vận (ngày) có độ số 1/30 Hội là 360

- Một Thế (giờ) có độ số 1/12 Vận là 30.

Theo Huyền không phi tinh:

- Tam nguyên gồm Thượng, Trung và Hạ nguyên; mỗi nguyên 60 năm ứng với 1 Hoa giáp.

- Mỗi nguyên chưởng quản 3 Tiểu vận, tương ứng ta có 9 Tiểu vận = 20 năm x 9 = 180 năm. Từ đây Phi tinh huyền không định ra Mỗi 20 năm sẽ do 1 Sao làm chủ tức thuộc tính âm dương ngũ hành của Thiên khí.

Các số liệu này chỉ ra rằng Lạc thư Hoa giáp 60 năm là phối không gian Hệ mặt trời và Trái đất tự quay quanh nó. và Các Nguyên, Hội, Vận, Thế... và Tiểu vận trong Huyền không phi tinh là Thiên khí của các Hệ sao lớn hơn. Như đã phân tích ở trước ta tạm xem Hệ mặt trời nằm trong một tổ hợp sao quay quanh Sao Bắc Đẩu gọi là Hệ Bắc đẩu.

Mặt khác theo Huyền không thì mỗi sao chưởng quản 20 năm trông có vể không ăn nhập vào quy luật thời gian nào cả??? và 3 nguyên 180 năm nằm trong quy tắc nào???. Giả sử 180 năm là bội số của 60 năm và 9 cửu cung thì sẽ lại mâu thuẫn chính nó vì ta đã xác định được Vận khí trong 180 năm đó theo Lạc thư Hoa giáp rồi. Do vậy theo Hoangnt thì Tiểu vận sẽ là vẫn 20 năm nhưng do kết quả bội số của 1 THẾ 30 NĂM Và 9 CỬU CUNG tức quy luật 180 năm do tương tác từ Hệ Bắc Đẩu.

Ngoài ra ta thấy là theo quan trắc của người xưa (thực nghiệm) thì quy luật 60 năm là chỉ rõ nhất về các tính chất âm dương ngũ hành chứ không phải theo bội số của toàn bộ chu kỳ các sao trong Hệ mặt trời. Thực tế ảnh hưởng của các sao ngoài Ngũ tinh như Hải Vương Tinh.. là không đáng kể theo số liệu khoa học hiện đại. Tuy nhiên điều này có thể xảy ra cho Hệ Bắc Đẩu hay không?.

Theo Hoangnt thì 60 năm hoa giáp như phân tích là tính quy luật của không gian Hệ mặt trời và Trái đất tự quay tạo ra do vậy không hoàn toàn phụ thuộc vào BỘI SỐ toàn bộ chu kỳ vận động của các sao nhưng nó là Hệ qủa của sự vận động này. Ví dụ ta không chi Thập nhị địa chi mà có thể chia Lục thập địa chi và vẫn có kết quả quy luật như thường (chú ý phải chia hết cho 8).

Như vậy ta thấy Trái đất sẽ chịu ảnh hưởng của không gian theo Lớp tức Hệ sao. Nếu tính toán thì Hệ sao sẽ dẫn tới Vô Cùng tức Toàn Bộ Vũ trụ và vì vậy KHÍ ẢNH HƯỞNG TỔNG HỢP TỚI TRÁI ĐẤT SẼ LÀ CỦA CẢ VŨ TRỤ NHƯNG VỚI QUÁN XÉT TƯƠNG TÁC TÍNH TOÁN ĐƯỢC TỪ HỆ MẶT TRỜI VÀ HỆ BẮC ĐẨU.

Do vậy Khái niệm Khí phải được xây dựng.

Cũng như vậy Ta cũng xem lại Hiện nay trong HỘI NGỌ hay là Hội nào khác?

Những phân tích của Hoangnt về bảng 60 Hoa giáp, Hà đồ gắn với các Sao thực nào đó trên bầu trời hay toàn Vũ trụ rồi cho rằng những đồ hình đó là kết quả quan sát Thiên văn chỉ là tưởng tượng và gán ghép. Khi có số liệu về các ngôi sao đó thì chắc chắn sẽ không khớp. Chỉ nội một điều là các chu kỳ trong học thuyết ADNH rất chẵn (20, 60, 180,129.600...) còn chu kỳ các ngôi sao rất lẻ đã thấy sự không ăn khớp, chưa kể đến sai số tích lũy, ...

Tóm lại, sự phân chia đó phải dựa theo một lý thuyết khác, có tham khảo nhưng không phụ thuộc vào các quan trắc Thiên văn. Hướng ngiên cứu ADNH dựa vào sự tương ứng với Thiên văn học theo tôi là không hiệu quả, dễ sai lầm, ngộ nhận, không thấy được bản chất, cùng lắm thì thấy được một vài sự tương ứng nào đó vội nâng lên thành qui luật một cách hình thức, trong khi cái quan trọng nhất của qui luật là cái bản chất.

Nhưng tại sao học thuyết ADNH lại có nói nhiều về các sao. Đó là vì qui luật vận động của các sao đó rất ít thay đổi theo thời gian. Nếu gán được học thuyết ADNH tương ứng với các sao đó thì sẽ được một cách ghi lại học thuyết này thật bền vững, thành một thứ "sách trời" rất độc đáo mà ở đâu ai cũng có thể tra cứu được nếu hiểu biết về nó. Nhưng cách "ghi" như vậy không phải là bản chất vấn đề. Bảng chữ cái không quyết định nội dung một quyển sách. Đồng thời, hàng mấy ngàn năm qua đi, sai lệch bắt đầu xuất hiện và lớn dần ... và không ai biết hiệu chỉnh ra sao nếu không biết được bản chất học thuyết.

Thân mến!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thanks Bác Vo Truoc.

Những phân tích của Hoangnt về bảng 60 Hoa giáp, Hà đồ gắn với các Sao thực nào đó trên bầu trời hay toàn Vũ trụ rồi cho rằng những đồ hình đó là kết quả quan sát Thiên văn chỉ là tưởng tượng và gán ghép. Khi có số liệu về các ngôi sao đó thì chắc chắn sẽ không khớp. Chỉ nội một điều là các chu kỳ trong học thuyết ADNH rất chẵn (20, 60, 180,129.600...) còn chu kỳ các ngôi sao rất lẻ đã thấy sự không ăn khớp, chưa kể đến sai số tích lũy, ...

Tóm lại, sự phân chia đó phải dựa theo một lý thuyết khác, có tham khảo nhưng không phụ thuộc vào các quan trắc Thiên văn. Hướng ngiên cứu ADNH dựa vào sự tương ứng với Thiên văn học theo tôi là không hiệu quả, dễ sai lầm, ngộ nhận, không thấy được bản chất, cùng lắm thì thấy được một vài sự tương ứng nào đó vội nâng lên thành qui luật một cách hình thức, trong khi cái quan trọng nhất của qui luật là cái bản chất.

Nhưng tại sao học thuyết ADNH lại có nói nhiều về các sao. Đó là vì qui luật vận động của các sao đó rất ít thay đổi theo thời gian. Nếu gán được học thuyết ADNH tương ứng với các sao đó thì sẽ được một cách ghi lại học thuyết này thật bền vững, thành một thứ "sách trời" rất độc đáo mà ở đâu ai cũng có thể tra cứu được nếu hiểu biết về nó. Nhưng cách "ghi" như vậy không phải là bản chất vấn đề. Bảng chữ cái không quyết định nội dung một quyển sách. Đồng thời, hàng mấy ngàn năm qua đi, sai lệch bắt đầu xuất hiện và lớn dần ... và không ai biết hiệu chỉnh ra sao nếu không biết được bản chất học thuyết.

Nhận định rất chính xác kết quả thiên văn nên dùng trong công tác kiểm tra lại bản chất học thuyết ADNH đồng thời hiệu chỉnh lại các sai số thực tế trong mối quan hệ tương tác của vũ trụ với trái đất hoặc con người đang quán xét.

Như vậy ta phải xem xét bản chất học thuyết dựa trên nội dung lý thuyết và so sánh với thực tiễn ở thiên văn, địa lý, xã hội - con người. Toàn bộ học thuyết gói gọn trong 1 vũ trụ cụ thể tức '1 con người' bao gồm cái lý về Âm dương và sự vận động của chúng, mối tương quan và biến đổi của Ngũ hành và Bát Quái trong quy luật vận động của dòng Khí trên nền tảng nguyên lý Sinh Vượng Mộ và dựa trên quy ước về thời gian và không gian là Can chi... Chúng thực sự như một ma trận Matrix.

Ta sẽ quay lại với cái lý vận động của Âm dương ngũ hành trong một 'sự vật' mà nó đang 'biến đổi trong và ngoài bản thân chính nó' do nội tại và điều kiện ngoại cảnh theo các nguyên lý như trên nhưng vẫn ở trong chủ đề này bằng một số cái câu hỏi tự đặt ra.

Tuy nhiên Hội Ngọ hay Hội khác vẫn là một câu hỏi theo học thuyết và thực tế.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu chúng ta định nghĩa "chiều" như kiến thức đã học ở chương trình phổ thông có nghĩa là hướng chuyển động của một vật thể từ điểm xuất phát thì gọi là chiều chuyển động của vật thể đó. Nếu chỉ quan niệm như vậy thì chúng ta có một vũ trụ đa chiều. Nhưng nếu chúng ta quy ước những chiều không gian tối thiểu để thể hiện hình khối của một vật thể thì vũ trụ gồm ba chiều quy ước trong không gian.

Tôi mở topic này vì vấn đề liên hệ với bài viết của Nhật Tâm với mục đích trao đổi ý kiến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thái cực mang ý nghĩa:

- Bao hàm sự vô cùng, tức sự không xác định được sự khởi thủy cũng như kết thúc.

- Nhưng phải phải đặc trưng được tính quy luật vận động ngũ hành.

- Có thể nhận thấy trong thực tế?.

- Chỉ duy nhất được nhận biết bởi con người?.

- Con người là một vũ trụ thu nhỏ -> có thể tiếp cận Thái cực hay không?. Bằng phương pháp nào?.

- Nếu giải thích được -> hệ quả là con người có tồn tại vĩnh viễn hay không?

Hoangnt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thái cực mang ý nghĩa:

- Bao hàm sự vô cùng, tức sự không xác định được sự khởi thủy cũng như kết thúc.

- Nhưng phải phải đặc trưng được tính quy luật vận động ngũ hành.

- Có thể nhận thấy trong thực tế?.

- Chỉ duy nhất được nhận biết bởi con người?.

- Con người là một vũ trụ thu nhỏ -> có thể tiếp cận Thái cực hay không?. Bằng phương pháp nào?.

- Nếu giải thích được -> hệ quả là con người có tồn tại vĩnh viễn hay không?

Hoangnt.

Thái cực chỉ là một trạng thái của Thực tại trước khi âm dương xuất hiện. Thái Cực mất đi ngay khi âm dương xuất hiện, do đó nó không thể nhận thấy được trong thực tế bởi con người hay bất cứ "con" gì đi nữa (vì có còn đâu mà nhận thấy. Chú ý: nhận thấy khác với nhận thức. Nhận thấy bao hàm ý thực tồn tại. Nhận thức ngụ ý tư duy, không nhất thiết thực tồn tại). Thái cực vô phân biệt nên nó chẳng thể đặc trưng cho qui luật vận động của Ngũ hành hay bất cứ cái gì. Thái cực chẳng bao hàm cái vô cùng hay cái hữu hạn vì khi ấy không có những khái niệm đó và cũng không có bất cứ khái niệm nào để nó có thể đặc trưng. Con người cũng như vạn sự, vạn vật có sinh tất có tử, chẳng thể tồn tại vĩnh viễn được.

Khi Vũ trụ tiêu biến, Thực tại lại trở thành Thái cực. Cái Thái cực này không phải là Thái cực trước nhưng giống hệt nhau.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thái cực chỉ là một trạng thái của Thực tại trước khi âm dương xuất hiện. Thái Cực mất đi ngay khi âm dương xuất hiện, do đó nó không thể nhận thấy được trong thực tế bởi con người hay bất cứ "con" gì đi nữa (vì có còn đâu mà nhận thấy. Chú ý: nhận thấy khác với nhận thức. Nhận thấy bao hàm ý thực tồn tại. Nhận thức ngụ ý tư duy, không nhất thiết thực tồn tại). Thái cực vô phân biệt nên nó chẳng thể đặc trưng cho qui luật vận động của Ngũ hành hay bất cứ cái gì. Thái cực chẳng bao hàm cái vô cùng hay cái hữu hạn vì khi ấy không có những khái niệm đó và cũng không có bất cứ khái niệm nào để nó có thể đặc trưng. Con người cũng như vạn sự, vạn vật có sinh tất có tử, chẳng thể tồn tại vĩnh viễn được.

Khi Vũ trụ tiêu biến, Thực tại lại trở thành Thái cực. Cái Thái cực này không phải là Thái cực trước nhưng giống hệt nhau.

Như vậy Thái Cực chỉ được nhận thức qua tư duy và rõ ràng là ta không thể nhận biết nó. Dĩ nhiên từ sự tổng hợp quy luật của thực tế và sẽ đưa ra định nghĩa Thái Cực.

Mặt khác, quy luật vận động ngũ hành chỉ ra là là vòng lặp chức không phải tiêu hủy. Như vậy Thái Cực được xác định là điểm khởi đẩu của một vòng lặp vũ trụ. Từ những vấn đề này có sự mâu thuẫn không?.

Như vậy có thể Thái Cực không chỉ là điểm khởi đầu của Vũ Trụ mà bao hàm cả ý nghĩa quy luật vận động của toàn Vũ Trụ cho nên biểu tượng là Vòng Tròn.

Nếu ta định nghĩa Vũ Trụ là duy nhất và tổng thể thì rõ ràng nó sẽ rất mâu thuẫn bởi thức tế chỉ ra quy luật vận động này thì sẽ nằm trong quy luật vận động lớn hơn và cứ như vậy. Mâu thuẫn này chỉ ra Vũ Trụ vận động có quy luật (âm dương ngũ hành) với một "Trung tâm điều khiển toàn vũ trụ" vì tính duy nhất của nó, ví dụ các hành tinh quay quanh mặt trời; điện tử quay quanh nhân... đó phải là hành Thổ: vậy hành Thổ của Vũ Trụ được xác định như thế nào?.

(Mặt trời pháp ra năng lượng và biểu tượng của nó là vòng tròn có 1 chấm ở giữa.)

Giả sử điểm khởi đầu Vũ Trụ có "Năng lượng nào đó" thì cơ chế nào chỉ ra vũ trụ ngày càng giãn nở??? từ nguồn năng lượng này so với ngày nay. kết hợp ý trên thì trung tâm Vũ trụ phải là một nguồn năng lượng đặc biệt nào đấy (hành Thổ) liên kết tất cả mọi thứ tạo nên sự vận động của Vũ Trụ (vô hạn).

Như vậy, vật chất hay con người sẽ không chết mà chỉ là chuyển hóa trạng thái. tuy nhiên, nếu con người tiếp cận trung tâm năng lượng Vụ Trụ thì sẽ không "luân hồi" có thể là vậy?.

... và ta nhận thấy rằng: Vũ Trụ vận động mãi mãi, không có khởi đầu và kết thúc: đúc kết biểu tượng Thái Cực là vòng tròn với nhận thức Thái Cực cũng là điểm khởi đầu của Vũ Trụ để xây dựng nên các khái niệm tiếp theo của học thuyết ADNH.

Chúng ta cũng thấy: quy luật bốn mùa xuân hạ thu đông nhưng mùa xuân được xem là mùa khởi đầu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi Vũ trụ tiêu biến, Thực tại lại trở thành Thái cực. Cái Thái cực này không phải là Thái cực trước nhưng giống hệt nhau.

Thái cực là không "không gian", không "thời gian"...!?

Đã là không không gian - sao biết giống hệt nhau?

Đã là không thời gian - sao lại có trước sau?

Thanks.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cập nhật lúc Hôm nay, 01:04 PM

Thái cực chỉ là một trạng thái của Thực tại trước khi âm dương xuất hiện. Thái Cực mất đi ngay khi âm dương xuất hiện, do đó nó không thể nhận thấy được trong thực tế bởi con người hay bất cứ "con" gì đi nữa (vì có còn đâu mà nhận thấy. Chú ý: nhận thấy khác với nhận thức. Nhận thấy bao hàm ý thực tồn tại. Nhận thức ngụ ý tư duy, không nhất thiết thực tồn tại). Thái cực vô phân biệt nên nó chẳng thể đặc trưng cho qui luật vận động của Ngũ hành hay bất cứ cái gì. Thái cực chẳng bao hàm cái vô cùng hay cái hữu hạn vì khi ấy không có những khái niệm đó và cũng không có bất cứ khái niệm nào để nó có thể đặc trưng. Con người cũng như vạn sự, vạn vật có sinh tất có tử, chẳng thể tồn tại vĩnh viễn được.

Khi Vũ trụ tiêu biến, Thực tại lại trở thành Thái cực. Cái Thái cực này không phải là Thái cực trước nhưng giống hệt nhau.

Như vậy Thái Cực chỉ được nhận thức qua tư duy và rõ ràng là ta không thể nhận biết nó. Dĩ nhiên từ sự tổng hợp quy luật của thực tế và sẽ đưa ra định nghĩa Thái Cực.

Mặt khác, quy luật vận động ngũ hành chỉ ra là là vòng lặp chức không phải tiêu hủy. Như vậy Thái Cực được xác định là điểm khởi đẩu của một vòng lặp vũ trụ. Từ những vấn đề này có sự mâu thuẫn không?.

Như vậy có thể Thái Cực không chỉ là điểm khởi đầu của Vũ Trụ mà bao hàm cả ý nghĩa quy luật vận động của toàn Vũ Trụ cho nên biểu tượng là Vòng Tròn.

Nếu ta định nghĩa Vũ Trụ là duy nhất và tổng thể thì rõ ràng nó sẽ rất mâu thuẫn bởi thức tế chỉ ra quy luật vận động này thì sẽ nằm trong quy luật vận động lớn hơn và cứ như vậy. Mâu thuẫn này chỉ ra Vũ Trụ vận động có quy luật (âm dương ngũ hành) với một "Trung tâm điều khiển toàn vũ trụ" vì tính duy nhất của nó, ví dụ các hành tinh quay quanh mặt trời; điện tử quay quanh nhân... đó phải là hành Thổ: vậy hành Thổ của Vũ Trụ được xác định như thế nào?.

(Mặt trời pháp ra năng lượng và biểu tượng của nó là vòng tròn có 1 chấm ở giữa.)

Giả sử điểm khởi đầu Vũ Trụ có "Năng lượng nào đó" thì cơ chế nào chỉ ra vũ trụ ngày càng giãn nở??? từ nguồn năng lượng này so với ngày nay. kết hợp ý trên thì trung tâm Vũ trụ phải là một nguồn năng lượng đặc biệt nào đấy (hành Thổ) liên kết tất cả mọi thứ tạo nên sự vận động của Vũ Trụ (vô hạn).

Như vậy, vật chất hay con người sẽ không chết mà chỉ là chuyển hóa trạng thái. tuy nhiên, nếu con người tiếp cận trung tâm năng lượng Vụ Trụ thì sẽ không "luân hồi" có thể là vậy?.

... và ta nhận thấy rằng: Vũ Trụ vận động mãi mãi, không có khởi đầu và kết thúc: đúc kết biểu tượng Thái Cực là vòng tròn với nhận thức Thái Cực cũng là điểm khởi đầu của Vũ Trụ để xây dựng nên các khái niệm tiếp theo của học thuyết ADNH.

Chúng ta cũng thấy: quy luật bốn mùa xuân hạ thu đông nhưng mùa xuân được xem là mùa khởi đầu.

Tôi hiểu khái niệm Vũ trụ hơi khác. Đối với tôi, Vũ trụ chỉ là một trạng thái của Thực tại sau Thái cực chứ khái niệm Vũ trụ của tôi không đồng nhất với khái niệm Thực tại.

Qui luật vận động của Vũ trụ có vòng lặp Ngũ hành, nhưng cũng sẽ có lúc nó tiêu biến đi cùng Vũ trụ cũng như âm dương vậy. Âm dương sinh ra từ trạng thái Thái cực của Thực tại, và khi chúng sinh ra, Thực tại đã có phân biệt thì Thái cực cũng mất đi. Vì: Thái cực là một trạng thái của Thực tại khi cái Lý của nó chưa xuất lộ, cái Tướng của nó đồng với Bản thể, nên chí tịnh, thuần khiết, vô sai biệt. Cái trạng thái tiếp theo của Thực tại sau Thái cực là Vũ trụ. Ngũ hành sinh ra từ tương tác âm dương và do đó vận hành trong Vũ trụ như những vòng lặp. Khi Vũ trụ tiêu biến thì trạng thái tiếp theo của Thực tại là Thái cực, rồi lại Vũ trụ ... Thái cực ... Và cứ như vậy, Thực tại hiển lộ. Cái Vũ trụ kế tiếp nhau trong cái chuỗi đó không nhất thiết giống nhau, thậm chí khác nhau rất xa bởi vì chúng đều được khởi đầu bằng một đột biến lượng tử, rất ngẫu nhiên, từ Thái cực. Nhưng những trạng tái Thái cực thì phải giống nhau vì chúng đều là trạng thái đồng nhất, vô sai biệt. Nói một cách hình ảnh, như ngọn lửa ở hai cây đèn cầy, chúng giống nhau nhưng không phải là một ngọn lửa. Như vậy, không có gì mâu thuẫn như Hoangnt nghĩ cả. Có thể mô tả các thời kỳ của Thực tại như sau:

Thực tại:

... Thái cực ---> Vũ trụ (Tiên thiên ---> Hậu Thiên ---> Suy đồi ---> Tiêu hủy) ---> Thái cực ...

Tôi chỉ sơ lược như vậy.Tất cả những vấn đề này muốn hiểu chính xác, nhất quán, không mâu thuẫn cần viết thành lý thuyết một cách hệ thống chặt chẽ, có cái khởi đầu, có cái hệ quả, thống nhất lại những khái niệm, ... Tôi hầu như đã hoàn thành, cần chỉnh lý lại một chút và tiếp tục triển khai sang những lĩnh vực liên quan khác khác. Hy họng có dịp trình bày với các bạn một cách trọn vẹn, bài bản.

Xin tiết lộ là từ học thuyết ADNH như vậy, tôi đã suy ra được toàn bộ các luận điểm chính của Vật lý hiện đại, từ thuyết Tương đối tới Vật lý lượng tử... kể cả một số công thức nổi tiếng như E = mc2, hàm sóng, hàm sóng hạt, nguyên lý bất định.... Tôi nói là suy ra như là một hệ quả của học thuyết ADNH tổng quát áp dụng trong Vật lý chứ không phải chỉ là sự tương đồng về mặt hình thức. Qua đó ta có thể thấy học thuyết ADNH là học thuyết thống nhất Vũ trụ như anh Thiên Sứ tin tưởng.

Thái cực là không "không gian", không "thời gian"...!?

Đã là không không gian - sao biết giống hệt nhau?

Đã là không thời gian - sao lại có trước sau?

Thanks.

"Trước" hay "sau" ở đây là ta dùng cho thời điểm hiện tại của chúng ta chứ không phải trong Thái cực. Ở quá khứ "của hiện nay" đã từng tồn tại một trạng thái của Thực tại là Thái cực. Tương lai "của hiện nay" cũng sẽ có một Thái cực nữa.

Giống hệt nhau là ta nói về cái "thấy" của chúng ta chứ không phải của Thái cực.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Bác Vô Trước.

Có thể mô tả các thời kỳ của Thực tại như sau:

Thực tại:

... Thái cực ---> Vũ trụ (Tiên thiên ---> Hậu Thiên ---> Suy đồi ---> Tiêu hủy) ---> Thái cực ...

Tôi chỉ sơ lược như vậy.Tất cả những vấn đề này muốn hiểu chính xác, nhất quán, không mâu thuẫn cần viết thành lý thuyết một cách hệ thống chặt chẽ, có cái khởi đầu, có cái hệ quả, thống nhất lại những khái niệm, ... Tôi hầu như đã hoàn thành, cần chỉnh lý lại một chút và tiếp tục triển khai sang những lĩnh vực liên quan khác khác. Hy họng có dịp trình bày với các bạn một cách trọn vẹn, bài bản.

Xin tiết lộ là từ học thuyết ADNH như vậy, tôi đã suy ra được toàn bộ các luận điểm chính của Vật lý hiện đại, từ thuyết Tương đối tới Vật lý lượng tử... kể cả một số công thức nổi tiếng như E = mc2, hàm sóng, hàm sóng hạt, nguyên lý bất định.... Tôi nói là suy ra như là một hệ quả của học thuyết ADNH tổng quát áp dụng trong Vật lý chứ không phải chỉ là sự tương đồng về mặt hình thức. Qua đó ta có thể thấy học thuyết ADNH là học thuyết thống nhất Vũ trụ như anh Thiên Sứ tin tưởng.

"Trước" hay "sau" ở đây là ta dùng cho thời điểm hiện tại của chúng ta chứ không phải trong Thái cực. Ở quá khứ "của hiện nay" đã từng tồn tại một trạng thái của Thực tại là Thái cực. Tương lai "của hiện nay" cũng sẽ có một Thái cực nữa.

Giống hệt nhau là ta nói về cái "thấy" của chúng ta chứ không phải của Thái cực.

Quá tuyệt vời, rất dễ hiểu, "Hành lang học thuyết âm dương ngũ hành" của Bác là quá hay,không có gì bàn cãi về thành quả này.

Công thức E = mc2 và điểm khởi đầu của Vũ Trụ có mối tương quan nào chăng? Nếu Vũ trụ có điểm khởi đầu tức có các đặc trưng của nó, giả sử là m. Như vậy để đạt được thực tại hôm nay thì thì m phải được giải thích như thế nào ---> m là nhỏ vô cùng nhưng lại có tỷ trọng lớn vô cùng ---> mâu thuẫn không?.

Nếu mâu thuẫn: ---> chính là Vũ trụ không có khởi đầu mà chẳng có kết thúc là vậy.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Công thức E = mc2 và điểm khởi đầu của Vũ Trụ có mối tương quan nào chăng? Nếu Vũ trụ có điểm khởi đầu tức có các đặc trưng của nó, giả sử là m. Như vậy để đạt được thực tại hôm nay thì thì m phải được giải thích như thế nào ---> m là nhỏ vô cùng nhưng lại có tỷ trọng lớn vô cùng ---> mâu thuẫn không?.

Học thuyết ADNH giải quyết những vấn đề này chẳng có khó khăn gì, không một chút mâu thuẫn. Nhưng khoa học lại dường như đang rất lúng túng.

Vậy nguyên nhân từ đâu?

Nguyên nhân chính là ở chỗ khoa học không có một lý thuyết đúng đắn về sự sinh ra hay mất đi của một hiện thực nào đó. Vì thế bám chặt vào định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng như một điều kiện tiên quyết, không biết rằng định luật này có những điều kiện và giới hạn của nó. Để gỡ thế bí, họ bịa ra cả lô những "vật chất" tưởng tượng: nào là vật chất tối, sáng, ấm, siêu Vũ trụ, Vũ trụ song song, Vụ co lớn,... Nực cười ở chỗ định luật này chưa từng được chứng minh chặt chẽ mà đơn thuần là kinh nghiệm mà những nhà khoa học vốn tôn trọng sự logic chặt chẽ lại không chút nghi ngờ. Nhưng thôi, tôi sẽ không bàn thêm về vấn đề này ở đây nữa vì sẽ đụng chạm "niềm tin tôn giáo khoa học" của những người tự nhận là 'làm khoa học" trên diễn đàn này. Họ sẽ nhảy dựng lên và cư sử rất thiếu văn hóa, như tôi đã từng gặp phải khi mới đề cập vấn đề này một chút xíu.

Tóm lại, tôi đang cố gắng chứng minh luận điểm của anh Thiên Sứ là: Học thuyết ADNH chính là học thuyết thống nhất Vũ trụ mà nhân loại hằng mơ ước. Tuy có một chút thuận lợi nhưng còn vô số chông gai và cần công sức của rất nhiều người. Lường trước những phản ứng của những kẻ "hủ nho", tôi sẽ thận trọng khi công bố, chỉ khi nào đã tương đối chặt chẽ và hoàn thiện.

Thật là, trong tay có viên ngọc quí, tưởng là đất thó, vứt đi. Nay lại phải hì hục đi tìm!!!

Thân ái.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực tế các nhà khoa học đã phát hiện ra trên các hành tinh xa xôi có loại vật liệu thể tích chỉ bằng bao diêm nhưng có khối lượng là 2000 kg: tức vài nghìn tấn/ m3 (Tìm hiểu vũ trụ).

Là một thức tại.

m giả sử có đặc trưng là các hạt và sóng..., theo ADNH chúng ta không thể tìm thấy hạt nhỏ nhất, cũng như không thể nhận biết kích cỡ lớn nhất của vũ trụ, mà chỉ thông qua thực tế quy luật vận độngvật chất... mà nhận thức được điều này.

Nếu càng phá vỡ liên kết các hạt thì hoặc là tốn năng lượng cực lớn hoặc có thể tỏa ra năng lượng cực lớn...

Tất cả các bài toán dù đi đâu cũng về đến sự "vô cùng", tuy nhiên sự vô cùng đều có các đặc trưng chung nhất.

Như vậy vũ trụ vẫn có khả năng xuất phát điểm từ "vật chất ban đầu" vô cùng nhỏ và cho tới thực tại hiện nay là do các phản ứng dây chuyền phân rã hạt nhân? nhằm đi tới sự vô cùng lớn của vũ trụ ---> vũ trụ không thể tiêu biến.

Khi ta phá vở các liên kết hạt thì có thể nhận biết các liên kết giữ chúng ---> có thể suy luận các liên kết này cũng là các liên kết của trung tâm vũ trụ - đang ghìm giữ ngũ hành mà trung tâm là hành Thổ?.

Ta càng tìm hiểu hạt nào nhỏ nhất thì ... vô cùng --->> Đông phương đưa ra khái niệm khí phải chăng chỉ ra là sự tương tác ràng buộc của vũ trụ nhưng vận động theo quy luật ngũ hành tương sinh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Như vậy, "Vũ Trụ" là duy nhất, bao gồm tất cả những cái mà chúng ta có thể nghĩ bởi sự vô hạn của nó về mặt không gian, thời gian, trạng thái vật chất. Nhưng lại có quy luật vận động theo Hậu thiên bát quái/ Hà đồ.

Vũ Trụ vận động mãi mãi không quay trở về trạng thái ban đầu Thái Cực, và Thái Cực cũng còn mang ý nghĩa trên.

Sinh vật (gồm con người) cũng tuân theo quy luật vận động (tập con) thuộc Vũ Trụ. Nhưng đặc biệt, con người khác các sinh vật khác là khả năng nhận thức được Vũ Trụ cũng như có khả năng (dù nhỏ bé) thoát ra một quy luật con nào đấy của vũ trụ như "vượt ra ngoài vòng khí quyển trái đất và lực hấp dẫn" bay đến các hành tinh xa xôi thay vì hoàn toàn bị chi phối như các sinh vật khác trên trái đất.

Từ các phân tích kết hợp ADNH:

- Tiên thiên bát quái nói lên ý nghĩa gì? khi không được sử dụng như Hậu thiên bát quái trong các phương pháp cổ học như phong thủy... (Âm Dương).

- Con người (cả mọi loại vật chất) có chung với Vũ Trụ một "đặc tính?" chính là "Thổ?" của nó trong quy luật vận động tổng thể --->>> con người có thể tạo liên kết Vũ Trụ qua "đặc tính" này hay không?.

Vấn đế 1: Tiên Thiên Bát Quái đứng một mình hay phải phối với Hà đồ hoặc Lạc thư?, hoặc cũng kết hợp phương hướng như một số tác giả đã kết hợp.

ví dụ: Suy nghĩ con người có thể di dời vật chất (thực tế có nhiều).

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay