yeuphunu

Có Nên đổi Tên HÀ NỘi Thành ThĂng Long

3 bài viết trong chủ đề này

. . .

Năm 2006, tôi và Giáo sư Vũ Đình Cự bàn nhau dấy lên một cuộc vận động trong giới trí thức KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC PHỤC HỒI TÊN THĂNG LONG cho Thủ đô của chúng ta nhân dịp 1.000 năm Thăng Long. Anh Cự thì nguyên là Phó Chủ tịch Quốc hội nên sẽ phát biểu tại những hội nghị quan trọng, còn tôi thì viết bài trên báo giấy Người Hà Nội và trên báo điện tử VietNamNet và viết bản kiến nghị gửi tới TỨ TRỤ TRIỀU ĐÌNH.

Mặt khác, chúng tôi cũng đã chuẩn bị một cuộc Hội thảo Khoa học long trọng tại Văn Miếu và mời GS Vũ Khiêu đọc bài diễn văn khai mạc. Chúng tôi đã gửi tài liệu hoặc đã trực tiếp gặp rất nhiều học giả tiếng tăm như Nhà văn Tô Hoài, GS Hoàng Tụy, GS Vũ Khiêu, GS Vũ Tuyên Hoàng (nay đã mất) Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, Chủ tịch LHHVHNT Hà Nội nhà thơ Bằng Việt, GS Sử học Phan Huy Lê, TTK Hội KHLS Việt Nam Dương Trung Quốc… Đặc biệt Hội KHLS sẵn sàng đứng ra tổ chức Hội thảo KH, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn viết thư riêng yêu cầu Hội KHLS Việt Nam phải sớm tổ chức Hội thảo Khoa học PHỤC HỒI TÊN THĂNG LONG, nên tình hình càng khả quan hơn. Anh Dương Trung Quốc yêu cầu tôi chuyển cho anh những tư liệu đã chuẩn bị để anh sắp xếp sử dụng khi cần… Ai cũng ủng hộ cả, thế nhưng từ đó đến nay vẫn chưa có hội thảo vì không ai dám quyết định.

Nhưng rồi thời gian cứ trôi qua, năm 2007 Hàn quốc vào làm QH Đô thị Sông Hồng, mọi người bận nghiên cứu ý kiến phản biện để bác bỏ QH phi thực tế đó. Năm 2008 thì cả nước rộn lên về Nghị quyết Mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, rồi dồn dập rất nhiều dự án phi lý xuất hiện như Hầm đường bộ xuyên qua hồ Tây, Tòa nhà EVN 13 tầng ở hồ Hoàn Kiếm, Dự án thép Vân Phong, Trung tâm Thương mại cao 17 tầng ở chợ Âm Phủ, Khách sạn Novotel on the Park…

Đến hôm nay thì hai vấn đề cực kỳ nghiêm trọng đang khuấy động nhân dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài: Dự án cao tốc Bắc Nam và Quy hoạch Thủ đô Hà Nội. Nhận định về hiện tượng này, Thầy tôi chỉ nói gọn một câu:

- “Người nói làm gì có người nghe mà chẳng cãi nhau”.

Rồi Thầy giải thích:

- “Hà Nội thuộc hành thủy, là nước. Việt Nam thuộc hành hỏa, là lửa. Thủy hỏa tương khắc. Thủ đô càng mạnh, thủy càng vượng thì hỏa càng bị diệt, đất nước càng lao đao. Cãi nhau là không tránh khỏi. Chỉ có cách phục hồi tên THĂNG LONG, hành thổ, tên đất nước Việt Nam, hành hỏa, hỏa thổ tương sinh, đất nước ta mới yên hàn thịnh vượng”.

Để cho tôi vững tin hơn, Thầy tôi giải thích thêm thế này:

- “Năm 1010 kinh đô tên Thăng Long, hành thổ. Đất nước tên Đại Việt, hành hỏa. Hỏa thổ tương sinh. Hai triều đại Lý Trần 400 năm phát triển thịnh vượng.

Từ thế kỷ XV đến XVIII vua Lê đổi tên kinh đô là Đông Đô [1], hành mộc, nhưng Hoàng thành vẫn là Thăng Long, hành thổ. Mộc thổ tương khắc nên triều đình phân hóa, vua tôi lủng củng, anh em chia lìa, Nam Bắc phân tranh.

Tuy vậy, tên đất nước vẫn là Đại Việt, hành hỏa, sau thế kỷ XVII đổi là Việt Nam [2] cũng là hành hỏa. Hỏa thổ tương sinh, hỏa mộc cũng tương sinh nên đất nước vẫn phát triển mở rộng xuống phía Nam.

Năm 1802 vua Gia Long lên ngôi lập kinh đô ở Phú Xuân, Huế, thành Thăng Long bị đập phá và bị hạ thấp hơn kinh thành Huế.

Năm 1831 vua Minh Mạng lập ra tỉnh Hà Nội, hành thủy. Thành Hà Nội chỉ là một trấn thành.

Trong 179 năm, nước ta bị gần 80 năm người Pháp đô hộ và tuy nước VNDCCH thành lập ngày 2/9/1945 lấy Hà Nội làm Thủ đô nhưng ta đã trải qua 5 cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Nhật, chống Mỹ, chống Trung Quốc rồi lại chống Trung Quốc, chưa kể nội bộ trong nước luôn luôn có cãi nhau, đánh nhau bằng súng đạn và không súng đạn ngày càng trầm trọng… Nếu ta chưa phục hồi tên Thăng Long thì còn loạn ly.

Mặt khác, khi chúa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy niên hiệu “Gia Long” tức “nhà giàu”, như vậy nhà vua chỉ quan tâm đến sự sung túc mà không quan tâm đến thế con rồng bay lên trời cao nữa.

Vả lại vào thời đó có một số kẻ nịnh nhà vua, sợ việc nhắc đến âm tiết “long” (rồng) thì phạm húy nhà vua nên mỗi khi có việc liên quan đến âm tiết “long” họ đều phát âm thành “lung”.

Hai chữ “long” và “lung” viết ra gần giống nhau nhưng nghĩa thì khác hẳn: “Long là rồng”, “lung thêm bộ trúc là lao tù, là cái lồng tre”. Chính bởi lẽ đó, các sĩ phu Bắc Hà mới uất hận vì chuyện phạm húy này lắm”.

Thầy tôi bảo hãy suy nghĩ để hiểu tại sao khi Vua Khải Định sang Pháp thì Nguyễn Ái Quốc lại viết vớ kịch Con rồng tre và tại sao khi ngồi ở nhà lao Quảng Tây, Nguyễn Ái Quốc lại làm bài thơ chiết tự có câu “Nhà lao mở cửa ắt rồng bay”.

(st)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có phải bài của KTS.Trần Thanh Vân 0 nhỉ? Ngẫm ra thì hơi tiếc......

Share this post


Link to post
Share on other sites

NÊN ĐỔI VÌ CHỮ THĂNG LONG CÒN NHIỀU ẨN Ý SÂ XA KHÁC, HOANGNT ĐANG PHÂN TÍCH.

Ý NGHĨA MANG TÍNH LỊCH SỬNGUỒN GỐC CHỈ 1 PHẦN PHÉNG SỦI THÔI.

Xã tắc bao phen chồn ngựa đá.

Non sông ngàn thuở vững âu vàng.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay