VIETHA

Nghiến Răng Nhìn Cơ Thể Thối Rữa Và...hát

1 bài viết trong chủ đề này

Nghiến răng nhìn cơ thể thối rữa và...hát

Cập nhật lúc 21:38, Thứ Ba, 17/08/2010 (GMT+7)

Posted Image - Ngày qua ngày, người đàn ông ấy cứ ngồi nghiến răng và... hát cho vợi bớt cơn đau. Từng mảng thịt thối đang lan dần trên cơ thể anh.

Nghiến răng và hát để quên đau

Vừa bước chân vào cửa, tôi lạnh người bởi tiếng nghiến răng ken két... Sau bức màn thưa là một người đàn ông còn trẻ, ánh mắt đờ đẫn, quai hàm bạnh ra, mồ hôi vã như tắm. Anh đang chống chọi với cơn đau từ bàn chân đang dần thối rữa từng giây từng phút.

Đó là anh Triệu Văn Hưng (thôn Bùng Đông, Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên). Anh Hưng đã phải chịu đau đớn suốt bốn năm qua. Anh mắc bệnh tắc nghẽn động mạch, máu không lưu thông được khiến cho một ngón chân anh thâm tím dần, rồi thối rữa.

Gia đình khó khăn, không có tiền đi bệnh viện chữa trị, anh Hưng đã dùng nhiều thứ thuốc nhưng ngón chân của anh vẫn không khỏi. Từ một ngón, dần dần lan ra bàn chân. Sau đó, anh phải đi cưa nửa bàn chân và dùng thuốc nam duy trì. Bỏ thuốc một ngày là chân lại đau. Kể từ đó anh không thể làm được những việc nặng nhọc mà bất cứ người đàn ông nào có thể làm.

Cuộc sống vốn đã khó khăn lại mang bệnh, anh Hưng không còn khả năng trụ cột gia đình. Bao nhiêu tiền kiếm được trước đó cộng với vay mượn thêm đều dồn cho anh Hưng chữa bệnh. Chân của chồng chưa khỏi thì căn bệnh ung thư quái ác lại đến với vợ anh. Chưa đầy một năm sau, chị Én - vợ anh - mãi mãi ra đi, để lại mẹ già, ba con nhỏ cho người chồng với những cơn đau không dứt về thể xác cũng như tinh thần.

Nợ nần chồng chất, không thể giúp đỡ được mẹ già và 3 con gái nhỏ. Anh đau đớn, bất lực, tinh thần suy sụp. Anh làm bất cứ việc gì trong nhà có thể để giúp đỡ mẹ già và con nhỏ. Cũng vì thế mà anh đã hoàn toàn gục ngã.

Posted Image

Cách đây hơn một tháng, vết thương ở bàn chân phải của anh tái phát, thịt tím đen lại, thối rữa và chảy nước, xương nhô ra như những đốt tre. Những vùng thịt thối lan dần lên tận đầu gối. Gân co rút khiến anh vô cùng đau đớn.

Ngày cũng như đêm anh chỉ biết ngồi ôm chân, nghiến răng chịu đựng. Những lần nghiến răng chống chọi với cơn đau khiến răng anh mòn dần, lung lay, sái quai hàm. Có khi không chịu được, anh phải cho sợi dây đồng uốn cong vào mồm để cắn chặt lại.

Anh Hưng cứ ngồi ôm chân như thế thâu đêm suốt sáng. Khi quá mệt, anh dựa vào đống chăn gối cột chặt giữa giường, đầu gối lên chiếc gối làm từ chiếc săm xe máy cuộn lại.

Những giấc ngủ trộm của anh thường chưa đầy 3 phút thì đã bị những con co giật đánh thức. Cơn co giật từ bàn chân lên não khiến anh ngã lên ngã xuống, mặt mày thâm tím.

Mỗi bữa anh chỉ ăn được ít cháo do bà mẹ già ngoài 80 tuổi bón cho, khi thì bát nước đỗ đen, khi thì một ít hoa quả.

Ngồi nhiều, bàn mông anh rộp lên, chân còn lại thì phù nề. Trừ những lúc ăn, còn thì không lúc nào anh không mê sảng. Anh mê sảng ngay cả khi ngồi một mình mắt mở trừng trừng.

Những khi không nghiến răng, không mê sảng thì anh hát. Tiếng hát hòa lẫn tiếng khóc bất lực trước hoàn cảnh. Lúc thì anh hát quan họ, chầu văn, lúc lại hát ru… Cứ thế, đôi mắt nhắm nghiền, anh vừa hát, vừa khóc.

Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

Posted Image

Bà Tài phải bón cho anh Hưng từng thìa cháo. Ảnh: PL

Bà Tài - mẹ anh Hưng năm nay đã gần 80 tuổi. Bà phải chăm anh Hưng như một đứa con nít, từ những việc nhỏ nhất. Ngày ngày, người mẹ cứ nhìn con nghiến răng co giật sau bức rèm mà ứa nước mắt.

Người vợ mới của anh Hưng sinh con vào đúng dịp anh trở bệnh nặng, gia đình phải thu xếp để hai mẹ con tạm "sơ tán" về bên ngoại. Đến nay, anh Hưng cũng chưa một lần được nhìn thấy mặt đứa con mới sinh của mình. Hàng ngày, bên mâm cơm, một mẹ già và ba cháu nhỏ ngồi nhìn nhau. Không ai còn thiết gì ăn uống. Bà Tài gắng kìm nén những giọt nước mắt để nuốt hết bát cơm còn lấy sức thức đêm trông con.

Nhiều khi trông con mệt quá bà thiếp đi ngay bên cạnh đứa con, miệng vẫn ú ớ: “Loan, Nhàn vào nắn chân cho bố đi con”.

Mấy đứa con anh Hưng chẳng còn tâm trí để học hành. Loan, con gái lớn của anh Hưng, đã nghỉ học từ khi mẹ mất để phụ giúp bố công việc gia đình. Mỗi ngày làm thêm của Loan được nhiều nhất cũng chỉ 20.000. Mấy tháng nay, ba bà cháu phải thay phiên nhau ngồi trông anh Hưng khỏi những cơn co giật làm anh ngã khỏi giường nên Loan cũng nghỉ làm để trông bố.

Posted Image

Nụ cười bắt đầu trở lại trên gương mặt anh Hưng. Ảnh: PL

Gương mặt của những đứa trẻ ủ rũ, bà mẹ già bất lực nhìn con đau đớn vật vã chờ những mảng thịt thối dần trên bàn chân của mình mà không biết làm gì hơn là cầu trời khấn phật.

Chia sẻ từ những tấm lòng

Chính quyền thôn, xã nhiều lần đến thăm hỏi và tặng quà cho gia đình anh. Hàng xóm cũng tới thăm và bàng hoàng trước những cơn đau vật vã và sức chịu đựng phi thường của anh. Cám cảnh trước tình cảnh của gia đình anh, một người đã đứng ra kêu gọi họ hàng, làng xóm quyên góp để đưa anh đi bệnh viện.

Anh Hưng được đi viện, và được phẫu thuật cưa chân. Thế là anh Hưng đã vĩnh viễn mất đi một chân nhưng gương mặt thì đã có thần trở lại: “Ở nhà thêm vài hôm nữa có khi đã ra đồng rồi” - anh lặp đi lặp lại câu nói đó với tất cả những ai hỏi thăm anh. Nhưng niềm vui cũng chỉ lóe lên được như vậy, rồi anh lại chùng xuống. Cả một gánh nặng nợ nần đang chờ anh ở nhà, sau khi xuất viện.

Phương Lam

Quý vị có lòng hảo tâm giúp đỡ anh Hưng xin gửi về:

1. Trực tiếp đến gia đình:

Triệu Văn Hưng - thôn Bùng Đông, Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên.

2. Qua Báo VietNamNet

- Chuyển khoản:

Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET

Số tài khoản: 0011002643148

Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

198 Trần Quang Khải, Hà Nội

- Chuyển khoản từ nước ngoài:

Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER

-The currency of bank account: 0011002643148

-Bank: BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

-Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi, Vietnam

-SWIFT code: BFTVVNVX

Bạn đọc giúp đỡ qua toà soạn xin liên hệ:

Phía Bắc:

Ban Bạn đọc, báo VietNamNet, số 141 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Điện thoại: 04.37722729 - Fax: 04.39744882

Phía Nam:

Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, Quận 3, TP.HCM.

Điện thoại: 08.39309882 - Fax: 08.39309881

Email: bandoc@vietnamnet.vn

Xin chân thành cám ơn quý vị.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay