Trần Phương

Phim về Lý Công Uẩn là thiếu tính khả thi ?

7 bài viết trong chủ đề này

Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử VN Dương Trung Quốc :

Phim về Lý Công Uẩn là thiếu tính khả thi

Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử VN Dương Trung Quốc thận trọng khi nói về việc làm bộ phim kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, nhưng cuối cùng ông cũng quyết định bày tỏ suy nghĩ của mình với tư cách một nhà báo và một tổng thư ký hội: "Tôi chưa nói phản đối, nhưng tôi rất lo ngại".

Hai điều lo ngại lớn nhất của nhà sử học

* Sao cứ phải là phim về Lý Công Uẩn ?

- Tôi thấy phải đặt lại vấn đề từ gốc: chúng ta cần một bộ phim để kỷ niệm 1.000 năm dời đô về Thăng Long hay một bộ phim về Thăng Long 1.000 năm tuổi? Rõ ràng đáp án mang tính xã hội rộng hơn chính là một bộ phim về Thăng Long ngàn năm. Như vậy chủ đề đã được mở rộng ra rất nhiều. Chúng ta đâu cứ nhất thiết phải làm phim về Lý Công Uẩn - dù ngài thật vĩ đại. Vì chọn đề tài này có nghĩa là chúng ta chọn làm một phim mang tính chất lịch sử về một thời kỳ mà giới sử học VN chúng tôi chưa có điều kiện để hiểu biết nhiều.

Chúng ta chỉ có một câu chuyện lịch sử, mà chưa có một khung cảnh, thiếu hẳn tất cả các yếu tố trực quan: trang phục, nội ngoại thất… Không ai bắt phim phải y như thật, nhưng nó phải cho ra cái chất VN. Mà thế nào là VN, tôi quan niệm đơn giản nhất: không Tây, không Tàu thì là VN, nhưng mới chỉ có tượng cụ dựng ở vườn hoa mà nhiều người đã bảo trang phục trông giống Tào Tháo bên Trung Quốc, anatomie (giải phẫu học) thì dung mạo cụ như Tây. Cụ đứng im trong vườn hoa đã vậy, cụ lên phim còn phức tạp thế nào. Tôi nghĩ chúng ta chưa đủ sức làm phim về thời kỳ này đâu. Nên bắt đầu bằng một thời kỳ lịch sử khác, gần gũi hơn, nhiều sử liệu hơn, nhiều di tích vật thể còn lại hơn.

* Làm phim đầu tiên phải xét đến tính khả thi

- Tôi thấy trong khi chọn đề tài để làm phim, chúng ta đã bỏ qua yếu tố quan trọng nhất: tính khả thi. Chưa nói đến vấn đề tiền bạc - tôi vẫn cho rằng nếu bộ phim thật sự rất hay thì 200 tỉ đồng không phải là khoản đầu tư quá lớn. Chúng ta đang không biết xoay xở theo hướng nào. Tôi cũng có được mời tham gia ban cố vấn nhưng tôi buộc phải từ chối dù rất khâm phục nhiệt tình và quyết tâm của các nghệ sĩ. Có vẻ như các nhà làm phim đã và đang tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía Trung Quốc. Tìm kiếm với tâm thế không muốn thua kém họ.

Lịch sử Trung Hoa và VN có thể có nhiều nét tương đồng, nhưng chúng ta đang làm phim về một ông vua đã khai sáng ra triều đại độc lập đầu tiên, tức là một ông vua đầu tiên khẳng định nền tự chủ không chỉ bằng võ công mà còn bằng nền văn hiến Việt Nam. Chúng ta làm phim về vua VN mà lại tìm kiếm bên Trung Quốc từ phim trường đến xe ngựa (!). Liệu các nhà làm phim có biết rằng trước khi người Pháp sang, VN chưa hề có xe bánh xếp ngang, cha ông chúng ta chủ yếu di chuyển bằng thuyền, đường cái quan chỉ là đường mòn cho người đi bộ?

Các nhà làm phim có hiểu được người Trung Quốc sang xâm lược bao nhiêu lần thất bại chỉ vì chiến xa của họ không thể đi trên đường mòn VN, họ buộc phải hành quân bằng thuyền, và bao nhiêu lần thuyền chiến là bấy nhiêu lần họ thua, ba lần chiến thắng lừng lẫy nhất của chúng ta đều trên sông Bạch Đằng? Chúng ta cần cố vấn về chiến xa để làm gì?

Cố vấn võ thuật cũng vậy. Võ học Trung Hoa rất kỳ bí và lẫy lừng. Nhưng chúng ta đều đã thắng họ. Vậy cha ông chúng ta ắt phải có một nền võ học riêng. Tôi không nói là giới sử học biết nó rõ như thế nào, nhưng chắc chắn nó từng tồn tại mà không một cố vấn võ thuật nào dù tài giỏi nhất của Trung Quốc có thể truyền tải lại cho các nhà làm phim VN được. Bởi vậy tôi mới nói là dù rất đánh giá cao những nỗ lực của các nghệ sĩ điện ảnh VN nhưng nếu bộ phim làm về Lý Công Uẩn mà thành công được thì thật… ngoài sức tưởng tượng.

Nên bắt đầu bằng qui mô khiêm tốn

* Nhưng thưa ông, cũng lại sẽ có ý kiến cho rằng nếu không bắt đầu đi thì bao giờ mới có thành quả, và chưa làm đã bàn lùi thì sức ép trên vai người làm phim sẽ rất lớn ?

- Đúng là phải bắt đầu, nhưng "biết mình sức yếu" sao không bắt đầu từ những cái nhỏ để đi dần đến cái lớn. Chỉ nên làm những bộ phim qui mô khiêm tốn, về những nhân vật lịch sử đã có dày dặn tư liệu, và phải đặc trưng cho cốt cách, tâm hồn Hà Nội. Ví như có thể làm về Nguyễn Trãi thời kỳ ở Đông Quan, về Hà Nội năm 1946, đấy là những thời điểm lịch sử đặc biệt mà tinh thần dân tộc và tính cách Hà Nội nổi bật nhất. Đó cũng là những đề tài mà tính khả thi cao vì thu hút được sự quan tâm của công chúng, nhân vật có số phận, tính cách đặc biệt, nổi bật.

* Vậy điều đó có mâu thuẫn gì với một phát biểu cũng của ông, là nhà sử học không nên can thiệp quá sâu vào chuyên môn của người làm phim?

- Hoàn toàn không có gì mâu thuẫn, người làm phim phải nắm bắt được tinh thần của nhân vật và thời đại lịch sử mình sẽ làm. Còn trong phim, anh ta có toàn quyền sáng tạo. Tôi đã trao đổi với các nhà làm phim Hàn Quốc, họ nói kịch bản và phim trường Dae Jang Geum hoàn toàn không phụ thuộc vào sách sử cũng như hiện trạng cố cung, họ đã làm cho lịch sử và chân dung tiền nhân đẹp hơn, nhưng đó là vì họ đã nắm rất rõ tinh thần lịch sử và cốt cách Hàn. Còn ở ta thì ngược lại, vì quá thiếu sử liệu và đang hoang mang, nên các nhà làm phim phải cần đến một cố vấn lịch sử kè kè để chỉnh sửa các tiểu tiết. Các nhà làm phim đã quên mất là giới trẻ hôm nay xem phim không phải là để biết Lý Công Uẩn mặc gì, cưỡi ngựa gì, mà để hiểu vì sao ngài được ca ngợi đến thế. Mà điều đó thì tôi không chắc sẽ thấy khi xem phim.

Theo Việt Hoài (Tuổi Trẻ)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thực ra tôi ít tham gia vào những chuyện như thế này. Bởi vì, chỉ một việc minh chứng - Cội nguồn Việt trải gần 5000 văn hiến đã đủ phức tạp rồi. Nhưng thấy chuyện dở hơi quá đi, lại liên quan đến lịch sử, nên không thể không gõ vài lời.

Câu đầu tiên của tôi là: Sở dĩ có sự lúng túng này vì những cái đầu thiếu cương quyết và dốt nát.

Ngày trước nghe Lê Văn Lan (Cố vấn lịch sử của phim) nói:

Việt Nam thời Lý làm gì có văn hóa xe ngựa.

Nay lại thấy cái nhà ông này nhắc lại.

"Liệu các nhà làm phim có biết rằng trước khi người Pháp sang, VN chưa hề có xe bánh xếp ngang, cha ông chúng ta chủ yếu di chuyển bằng thuyền, đường cái quan chỉ là đường mòn cho người đi bộ?"

Tôi xin hỏi lại các ông:

Thôi thì cứ theo các ông - dân Việt không "ven miêng" bằng Tàu. Nhưng không lẽ cả ngàn năm đô hộ Tàu mà cái dân Việt này không tiếp thu nổi cái "ven hóe" xe ngựa của Tàu hay sao mà các ông bảo không có.

* Sao cứ phải là phim về Lý Công Uẩn ?

- Tôi thấy phải đặt lại vấn đề từ gốc: chúng ta cần một bộ phim để kỷ niệm 1.000 năm dời đô về Thăng Long hay một bộ phim về Thăng Long 1.000 năm tuổi? Rõ ràng đáp án mang tính xã hội rộng hơn chính là một bộ phim về Thăng Long ngàn năm. Như vậy chủ đề đã được mở rộng ra rất nhiều. Chúng ta đâu cứ nhất thiết phải làm phim về Lý Công Uẩn - dù ngài thật vĩ đại. Vì chọn đề tài này có nghĩa là chúng ta chọn làm một phim mang tính chất lịch sử về một thời kỳ mà giới sử học VN chúng tôi chưa có điều kiện để hiểu biết nhiều.

Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, không làm phim Lý Công Uẩn - người khai sáng ra kính đô Thăng Long - thì không lẽ làm phim về ...Đề Thám?

Lại nữa:

Cố vấn võ thuật cũng vậy. Võ học Trung Hoa rất kỳ bí và lẫy lừng. Nhưng chúng ta đều đã thắng họ. Vậy cha ông chúng ta ắt phải có một nền võ học riêng. Tôi không nói là giới sử học biết nó rõ như thế nào, nhưng chắc chắn nó từng tồn tại mà không một cố vấn võ thuật nào dù tài giỏi nhất của Trung Quốc có thể truyền tải lại cho các nhà làm phim VN được.

Thế à! Việt Nam có võ thuật riêng thế cơ à. Đúng quá đi - và nó không thể từ thời Bắc thuộc - nó từ thới Hùng Vương đấy. Vào nhờ Rin86 cố vấn cho về kiếm pháp thời Hùng Vương đến cả chuôi kiếm.

Phim ảnh là một loại hình nghệ thuật ra đời sau tất cả các loại hình nghệ thuật trước đó, nên nó có nét tổng hợp và có nét đặc thù của phim ảnh. Đồng thời cũng mang tính đặc trưng chung của các loại hình nghệ thuật - đó chính là tính biểu tượng. Võ tướng thì đi ngựa, mặc giáp thì làm sao có ngựa và giáp thì thôi. Đâu phải chờ đến đào mà được các võ tướng để có di vật khảo cổ lằm bắng chứng thì mới thực hiện được áo giáp của võ tướng? Không đào mả được các võ tướng cổ thì không lẽ họ "ở trần đóng khố".

Vậy điều đó có mâu thuẫn gì với một phát biểu cũng của ông, là nhà sử học không nên can thiệp quá sâu vào chuyên môn của người làm phim?

Chuyện đáng làm thì toàn bàn lùi. Lại bàn về cả làm phim Hanoi 1946 nữa chứ. Sao không làm vụ Đề Thám với "Hà Thành đầu độc" đi? Lý Công Uẩn là người khai mở nên kinh đô Thăng Long - kỷ niệm 1000 năm Thăng Long lại không làm về Ngài thì thật là ..hết đường nói.

Các nhà làm phim đã quên mất là giới trẻ hôm nay xem phim không phải là để biết Lý Công Uẩn mặc gì, cưỡi ngựa gì, mà để hiểu vì sao ngài được ca ngợi đến thế. Mà điều đó thì tôi không chắc sẽ thấy khi xem phim.

Chưa xem mà đã biết không chắc thấy trong phim? Khả năng tiên tri còn hơn cả Thiên Sứ nữa. Giới trẻ "hôm nay xem phim không phải là để biết Lý Công Uẩn mặc gì, cưỡi ngựa gì," thế thì việc gì mà phải đặt v/đ về Việt Nam có "ven hóe" xe ngựa hay không mà bàn kỹ vậy? Ở trên thì thừa nhận sự thiếu hiểu biết về tư liệu lịch sử như là một luận cứ để bàn ...ra. Ở dưới thì cho rằng không cần thiết, chỉ cần tính giáo dục. Nội trong câu đã đầy mâu thuẫn.

Thiếu tư liệu và hiểu biết về lịch sử là trách nhiệm của chính những nhà "mần " sử Việt - trong đó có ông - phát biểu với tư cách "tổng thư ký hội Sử Học" chứ không phải những nhà phim.

Cá nhân tôi - tôi đề nghĩ hãy tiếp tục làm phim về Ngài Lý Công Uẩn để nhắc nhở đến giai đoạn mở đầu cho thời ký hưng quốc hào hùng của dân tộc Việt - Thủ đô Thăng Long. Chính những nhà làm phim mới là người chịu trách nhiệm của họ về giá trị bộ phim. cũng như trách nhiệm của họ về sự đóng góp của nền điện ảnh Việt trong sự kiện lịch sử kỳ niệm giai đoạn khởi đầu huy hoàng của thời hưng quốc Việt, chứ không phải những người bàn ra kia. Vấn đề là chính các nhà làm phim có đủ quyết tâm, can đảm và tâm huyết hay không?

Nếu quí vị có đủ, Thiên Sứ tôi sẵn sàng tư vấn miễn phí cho các nhà làm phim từ tri thức lịch sử đến phong cách thể hiện.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xem lại đoạn này Thiên Sứ tôi mới hiểu rằng: Vì sao "hầu hết những nhà khoa học (Chủ yếu là sử học) trong nước" thống nhất quan điểm "thời Hùng Vường chỉ tồn tại khoảng hơn 300 năm và là một liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố".

Các nhà làm phim có hiểu được người Trung Quốc sang xâm lược bao nhiêu lần thất bại chỉ vì chiến xa của họ không thể đi trên đường mòn VN, họ buộc phải hành quân bằng thuyền, và bao nhiêu lần thuyền chiến là bấy nhiêu lần họ thua, ba lần chiến thắng lừng lẫy nhất của chúng ta đều trên sông Bạch Đằng? Chúng ta cần cố vấn về chiến xa để làm gì?

Cố vấn võ thuật cũng vậy. Võ học Trung Hoa rất kỳ bí và lẫy lừng. Nhưng chúng ta đều đã thắng họ. Vậy cha ông chúng ta ắt phải có một nền võ học riêng. Tôi không nói là giới sử học biết nó rõ như thế nào, nhưng chắc chắn nó từng tồn tại mà không một cố vấn võ thuật nào dù tài giỏi nhất của Trung Quốc có thể truyền tải lại cho các nhà làm phim VN được. Bởi vậy tôi mới nói là dù rất đánh giá cao những nỗ lực của các nghệ sĩ điện ảnh VN nhưng nếu bộ phim làm về Lý Công Uẩn mà thành công được thì thật… ngoài sức tưởng tượng.

Tiếc rằng đây lại là phát biểu của một người nhân danh "Tổng thư ký của hội Sử Học Việt Nam", chứ không phải hạng thường thường, lao nhao nói theo, viết bài phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt để kiếm chút danh và tiền nhuận bút đăng báo.

Đoạn văn ngắn ngủi này cũng cho thấy lập luận đầy mâu thuẫn của người viết - Tổng thư ký Hội Sử Học Việt Nam -để từ đó mà có thể suy ra các chức danh bé hơn và lớn hơn .

Ông Dương Trung Quốc chỉ nêu một cách vô tình hay cố ý - nguyên nhân duy nhất là "Các nhà làm phim có hiểu được người Trung Quốc sang xâm lược bao nhiêu lần thất bại chỉ vì chiến xa của họ không thể đi trên đường mòn VN". Vậy xin hỏi ông Tổng Thư ký hội sử học Việt Nam rằng: Như vậy tinh thần dân tộc, khả năng lãnh đạo, tài trí và lòng dũng cảm của người Việt có đóng góp gì cho vai trò giữ nước hay không? Những cuộc chiến từ thế kỷ thứ 10 ở Việt Nam phải chăng chiến xa đóng vai trò quyết định nên ông nói như vậy?

Về việc này, chẳng cần phải có kiến thức uyên bác lắm về sử học, chúng ta cũng thấy rằng ngay từ thời Đông Hán thế kỷ thứ II sau CN, chiến xa không phải là phương tiện chủ yếu trong chiến tranh, mà chỉ có thể làm phương tiện vận chuyển khí tài, lương thực trên bộ. Vậy thì không thể nói rằng: "người Trung Quốc sang xâm lược bao nhiêu lần thất bại chỉ vì chiến xa của họ không thể đi trên đường mòn VN".

Chúng ta đặt vấn đề thêm rằng: Vậy người Trung Quốc bị thất bãi trước Nguyên, Thanh, Liêu Kim cũng là do chiến xa họ dở hơn chăng?

Một Tổng thư ký Hổi Sử Học mà còn lập luận như vậy thì tôi không lấy gì làm ngạc nhiên khi học sinh Việt hiện nay phải rầu rĩ vì kiến thức lịch sử - Cái này báo đăng đấy nhé.

Chưa hết. Xin xem tiếp:

Cố vấn võ thuật cũng vậy. Võ học Trung Hoa rất kỳ bí và lẫy lừng. Nhưng chúng ta đều đã thắng họ. Vậy cha ông chúng ta ắt phải có một nền võ học riêng. Tôi không nói là giới sử học biết nó rõ như thế nào, nhưng chắc chắn nó từng tồn tại mà không một cố vấn võ thuật nào dù tài giỏi nhất của Trung Quốc có thể truyền tải lại cho các nhà làm phim VN được.

Cái này thì được thể hiện rất rõ trong phim võ thuật Tàu: Bay cứ như chim, vừa bay vừa đánh kiếm, chường ra xanh lè, vàng khè, đỏ loét. Trông thấy mà ớn, ai xem phim mà chẳng thấy võ thuật Tàu "kỳ bí và lẫy lừng" như ông Tổng Thư ký hội Sử học Việt Nam. Cứ theo quan điểm lich sử của ông thì người Tàu dù có bỏ xe đi bộ cũng đánh cho đối thủ như cái mền rách. Có chạy xuống nước thì chỉ cần trổ tài "khinh công" chạy ào ào trên mặt nước tóm gáy đối thủ "bụp" tiếp. Thế thì cần quái gì phải sợ sông ngòi nước Việt mà phải thua chứ!

Hay vì ông Dương Trung Quốc thấy võ Tàu giỏi wá, mà binh sĩ Tàu sang đánh đấm ở Việt Nam không phát huy được lợi thế xe ba gác, nên suy ra võ Việt phải hơn hẳn võ Tàu. Nhưng võ Việt từ đâu mà ra ? Mong đừng ai giải thích "theo khoa học" là do Sĩ Nhiếp, Nhâm Diên truyền cho dân tộc Việt đấy nhé.

Đến bây giờ Thiên Sứ tôi không còn ngạc nhiên khi " hầu hết nhà sử học trong nước thống nhất quan điểm phủ nhận cội nguồn sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến".

Cách đây không lâu, sự kiện ông Lê Mạnh Thát phát biểu cứ ồn ồn lên, tưởng phen này cái "số đông cùng hội cùng thuỳen hầu hết những nhà khoa học của làng sử học "sẽ xúm vào cùng với "cộng đồng khoa học thế giới" cho ông Thát biết tay. Nhưng cuối cùng thì mọi việc im re như không có chiện gì xảy ra. Bởi vì việc"cho ông Thát biết tay" chắc chẳng nhằm nhò gì với các"Hầu hết" và "Cộng đồng" các ông, nhưng trò đời biết đâu chiện nọ nó hay xọ ra chiện kia thì cái "Hầu hết" ấy về đuổi gà.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Dương Trung Quốc :

Tôi đã trao đổi với các nhà làm phim Hàn Quốc, họ nói kịch bản và phim trường Dae Jang Geum hoàn toàn không phụ thuộc vào sách sử cũng như hiện trạng cố cung, họ đã làm cho lịch sử và chân dung tiền nhân đẹp hơn, nhưng đó là vì họ đã nắm rất rõ tinh thần lịch sử và cốt cách Hàn. Còn ở ta thì ngược lại,...

Đây là một nhận xét hoàn toàn chủ quan và có phần tự ti, tôi tin rằng nếu việc xây dựng bộ phim về Lý Công Uẩn được xã hội hóa trên cơ sở tiếp nhận ý kiến rộng rãi thì chắc chắn rằng các kiến thức về lịch sử nước nhà không thể chỉ quanh quẩn chật hẹp ở các nhà sử học các ông. Cứ như phát biểu trên của ông thì có lẽ đến năm 3010 cũng chưa có đủ tri thức để làm một bộ phim tử tế về người khai sáng Thăng Long.

Tôi sẽ viết tiếp về sự bàn ra của ông Dương Trung Quốc sau, hôm nay tôi chỉ muốn đến ý này của anh Thiên Sứ :

Chính những nhà làm phim mới là người chịu trách nhiệm của họ về giá trị bộ phim. cũng như trách nhiệm của họ về sự đóng góp của nền điện ảnh Việt trong sự kiện lịch sử kỳ niệm giai đoạn khởi đầu huy hoàng của thời hưng quốc Việt, chứ không phải những người bàn ra kia. Vấn đề là chính các nhà làm phim có đủ quyết tâm, can đảm và tâm huyết hay không?

Nếu quí vị có đủ, Thiên Sứ tôi sẵn sàng tư vấn miễn phí cho các nhà làm phim từ tri thức lịch sử đến phong cách thể hiện.

Rất tin tưởng và hoàn toàn ủng hộ, tôi nghĩ anh nên có bài viết gởi về nguyện vọng của mình đến các ngành chức năng có trách nhiệm, vì thời gian không còn nhiều nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc binh đao chiến sự nhiều, võ học phát triển là tất yếu. Tuy thế, ai dám khẳng định những chiêu bay lượn phóng chưởng, rồi "truyền âm nhập mật", độn thổ, nội công "hộc máu" là những đặc trưng của võ học Trung Hoa dù nó đầy rẫy, nhan nhản trong phim của TQ, HK, ĐL. Thực tế thì chúng đã góp phần không nhỏ làm cho đông đảo công chúng tin vào sự kỳ diệu của võ học Trung hoa mà chính họ thừa sức để hiểu rằng điện ảnh đã "vẽ" thêm màu sắc cho thực tế. Nhưng những người dân Trung Hoa bình thường nhất hiểu rằng, võ học của họ không phải là sự "bay lượn" như trong phim. Cách đây một thời gian, đài truyền hình đã giới thiệu về 10 trường phái võ nổi tiếng và truyền thống nhất của Trung Quốc. Trong đó có một loại võ cực kỳ đơn giản, nguyên thủy nhưng thiết thực giúp cho những người Trung Hoa yêu nước giành được thế thắng trong cuộc tranh đấu của họ.

Như vậy, điện ảnh phải làm vai trò của nó. Vai trò đó không phải chỉ là làm phim tư liệu trung thực về lịch sử mà phải làm ra những bộ phim có tính nghệ thuật và giá trị thẩm mỹ cao (cả mỹ học và nhân văn) đối với đời sống con người từ những tư liệu đó.

Phim Việt Nam đa số như cơm tẻ nấu dở: vừa khô, vừa sạn, vừa sượng, vừa nát lại vừa cháy. Chỉ một phần trong số phim ảnh của chúng ta giống như bát cơm nếp thêm, làm người ăn cảm nhận được mùi hương lúa nếp, hình dung được cánh đồng lúa rì rào.

Trong khi đó, trên thế giới - hầu hết các bộ phim được công chiếu và thành công đều có chung 1 giá trị là tạo cảm xúc, truyền được cảm xúc đến người xem khiến họ hòa đồng vào tình huống, nội dung phim. Như họ là một nhân chứng cho phim vậy.

Phim Hàn Quốc rất dài dòng, lê thê, cốt truyện nhàm nhưng đánh vào tình cảm đời thường của đa số thanh niên, phụ nữ (rất đúng đối tượng). Nó làm người ta dễ cảm thông, dễ hiểu, và dễ bị xúc động cùng nhân vật, tình huống phim. Chưa kể là tác phong và trang mục rất hiện đại, mode của diễn viên thì tạo cảm xúc rất mạnh với giới trẻ.

Phim Mỹ cực kỳ đặc trưng về việc truyền thông điệp và cảm xúc. Nếu không đánh vào ấn tượng "sững sỡ" trong các bộ phim viễn tưởng, khám phá.... thì cũng đánh vào tinh thần vươn lên, ý chí với cuộc sống, thái độ tích cực trong các vấn đề mâu thuẫn .... Diễn viên, trang phục, thiết kế cảnh quan thì khỏi nói, làm cho đa số khán giả thấy đúng như (thậm chí hơn) mình mong muốn, không có gì phải chê nữa.

Phim Trung Quốc cầu kỳ đến kỹ lưỡng. Sự sáng tạo thì không ngừng. Cùng một cốt truyện có đến cả chục phim mà người xem vẫn có thể xem được. Chẳng mấy ai ngồi phê phán cái ông này mặc không giống ông kia trong truyện. Người xem bị hấp dẫn bởi tình huống chuyển thể trong phim, sự đổi mới trong phong cách diễn viên, thậm chí người ta còn mong chờ để xem diễn viên sẽ mặc trang phục nào thay cho trang phục của chính nhân vật đó mà phim khác đã mặc.

Điện ảnh là NGHỆ THUẬT thứ 7. Đã là nghệ thuật thì đòi hỏi đầu tiên của nó là sự sáng tạo. Nhà làm phim có trách nhiệm làm ra cái mới và truyền giá trị từ cái mới đó tới người xem để thể hiện các thông điệp. Thế mà các bác nhà ta cứ lấy lý do lịch sử này nọ để nói rằng phim không khả thi. Sao chẳng nói thằng băng ra rằng: Sợ các nhà làm phim của Việt Nam chẳng làm nổi một bộ phim cho ra phim với đề tài này vì nó quá khó và quá "bó".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Trần Phương viết:

Rất tin tưởng và hoàn toàn ủng hộ, tôi nghĩ anh nên có bài viết gởi về nguyện vọng của mình đến các ngành chức năng có trách nhiệm, vì thời gian không còn nhiều nữa.

Thực tình với anh Trần Phương là tôi rất dốt về tổ chức hành chính và trách nhiệm của các ngành chức năng. Bổi vậy, nên anh bảo tôi viết bài thì được, chứ bảo tôi gửi đến ....thì hổng biết gửi cho ai.

Tôi đành phải viết ở đây vậy:

Tôi sẵn sàng giúp đoàn làm phim thực hiện bộ phim này với tất cả khả năng của tôi để họ hoàn thành một cách tốt nhất bộ phim này. Tất nhiên họ phải đến gặp tôi, nếu họ quan tâm vì trách nhiệm của họ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ông Dương Trung Quốc :

Tôi đã trao đổi với các nhà làm phim Hàn Quốc, họ nói kịch bản và phim trường Dae Jang Geum hoàn toàn không phụ thuộc vào sách sử cũng như hiện trạng cố cung, họ đã làm cho lịch sử và chân dung tiền nhân đẹp hơn, nhưng đó là vì họ đã nắm rất rõ tinh thần lịch sử và cốt cách Hàn. Còn ở ta thì ngược lại,...

Còn ông? - Tổng thư ký của hội sử học Việt Nam - ông có nắm rõ (Chứ không cần "rất rõ") tinh thần lịch sử và cốt cách Việt không? Ông đã có câu trả lời:

"Còn ở ta thì ngược lại...".

Tôi không bình luận gì. Nói đúng hơn là tôi đã viết lời bình luận, nhưng đã xóa đi vì ái ngại cho ông.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay