Nhật Tâm

Văn Hiến Việt - Cội Nguồn Lý Học Đông Phương

17 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

Edited by Nhật Tâm
Thêm ảnh
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tác giả cần bổ sung hình ảnh để bài viết mang tính thuyết phụcc và rõ ràng hơn.

Cách bổ sung hình ảnh như sau - đây là cách tôi làm:

1 - Đưa hình vào trang photobucket. Chọn kích thước hình thích hợp.

2 - Trên khung viết bài hàng thứ hai có 10 ô, tính từ trái qua phải thì ô đứng đầu là hình có chữ "b". Đếm đên ô thứ 7. Nếu tính từ phải sang trái thì là ô thứ tư. Kich chuột vào ô này. Sẽ hiện ra một khung có chữ "http://". Xóa hàng chữ này và chép đường link của hình ảnh trên photobucket vào đấy. Xong kích chuột vào chữ "OK".

Tôi sẽ lập một mục riêng để Nhật Tâm viết bài và thêm chức năng sửa bài của Nhật Tâm trong chuyên mục này.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tác giả cần bổ sung hình ảnh để bài viết mang tính thuyết phụcc và rõ ràng hơn.

Cách bổ sung hình ảnh như sau - đây là cách tôi làm:

1 - Đưa hình vào trang photobucket. Chọn kích thước hình thích hợp.

2 - Trên khung viết bài hàng thứ hai có 10 ô, tính từ trái qua phải thì ô đứng đầu là hình có chữ "b". Đếm đên ô thứ 7. Nếu tính từ phải sang trái thì là ô thứ tư. Kich chuột vào ô này. Sẽ hiện ra một khung có chữ "http://". Xóa hàng chữ này và chép đường link của hình ảnh trên photobucket vào đấy. Xong kích chuột vào chữ "OK".

Tôi sẽ lập một mục riêng để Nhật Tâm viết bài và thêm chức năng sửa bài của Nhật Tâm trong chuyên mục này.

Cháu/Nhật Tâm xin cảm ơn bác Thiên sứ.

Mong bác giúp đỡ để cháu hoàn thiện phần trình bày của bài viết.

Nhật Tâm

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Nhật Tâm.

Thanks nhiều, bài viết rất hay. Mối tương quan giữa vật lý thiên văn hiện đại và lý học Đông phương đã sắp rõ nét, ánh sáng cuối đường hầm đã thấy.

Lời tiên tri của Bà Vangan sắp có thể đoán được ở đoạn sau.

Hoangnt

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Nhật Tâm.

Thanks nhiều, bài viết rất hay. Mối tương quan giữa vật lý thiên văn hiện đại và lý học Đông phương đã sắp rõ nét, ánh sáng cuối đường hầm đã thấy.

Lời tiên tri của Bà Vangan sắp có thể đoán được ở đoạn sau.

Hoangnt

Mọi việc không đơn giản thế đâu, mặc dù kết quả đúng như vậy. Đợi Nhật Tâm viết xong chúng ta bàn tiếp.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Nhật Tâm.

Thanks nhiều, bài viết rất hay. Mối tương quan giữa vật lý thiên văn hiện đại và lý học Đông phương đã sắp rõ nét, ánh sáng cuối đường hầm đã thấy.

Lời tiên tri của Bà Vangan sắp có thể đoán được ở đoạn sau.

Hoangnt

Chào anh Hoangnt,

Rất cảm ơn anh Hoangnt đã có lời động viên.

Quả đúng như bác Thiên Sứ nói, mọi chuyện không đơn giản. Con đường còn rất dài và gian nan. Nhất là khi nó không đơn thuần chỉ có học thuật.

Mặt khác, tất cả các chứng cứ cho bài vẫn cần phải phản biện, kiểm chứng một cách khác quan và gia cố các "kẽ hở" thì mới đảm bảo tính thuyết phục. Đối với người Việt Nam, thì có thể khá dễ chấp nhận với kết luận của tiểu luận vì cùng một dân tộc, cùng một nền văn hóa. Để thuyết phục được người nước ngoài và đặc biệt là người nước hiện đc coi là chủ nhân của lý học Đông phương thì còn nhiều việc phải làm.

Nhật Tâm mới chỉ tìm lại một phần nhỏ cơ sở thực tiễn trong phần gốc rễ của lý học Đông phương. Cửu tinh (theo quan niệm Đông phương) còn là cơ sở của nhiều phần khác: vd liên quan tính tiết khí. Bên cạnh đó còn hẳn một hệ thống sao: nhị thập bát tú chi phối.

Khó khăn khác là diện mạo lý học Đông phương ngày nay đã thay đổi rất nhiều trong khi ta có quá ít vật chứng. Cơ sở thực tiễn chỉ là phần nền tảng cho lý học Đông phương. Phần lý thuyết nền tảng đơn giản khả dĩ nắm bắt được (tuy nhiên thấu triệt được thì xưa này cũng không biết được mấy người), còn có cơ sở thực tiến để so sánh, minh hoạ bằng tranh ảnh hay tính toán. Lên đến phần luận cao hơn thì cách làm này không khả thi. Giả sử bây giờ có nguyên bộ sách lý học thời Hùng Vương thì việc "hấp thụ" được cũng không phải đơn giản. Có quá nhiều khái niệm được tổng quát hóa ở mức "siêu ngoại hạng" không dễ gì ngộ ra.

Chỉ xin lấy ví dụ về một khái niệm thuộc phần cơ sở. Lý học phương tây được coi là phát triển như vậy nhưng đến đầu thế kỷ 20 người ta mới nhận thấy vấn đề khi giải thích thế giới dựa vào không gian 4 chiều (3 chiều + thời gian). Vậy tại sao 5000 năm trước Việt tộc không dùng thông số phương, hướng và thời gian để xây dựng (chỉ đến những phần ứng dụng cho con người mới đưa các thông số này vào) học thuyết mà lại đặt ra ngũ hành (một khái niệm hết sức trừu tượng). Các học giả xưa nay bàn về ngũ hành nhưng chưa đã nói hết được bản chất của nó. Thậm chí còn có nhiều ý kiến bất đồng.

Thế kỷ 20 Einstein đã phỏng đoán một vũ trị 10 chiều. Đến khi hình thành thuyết String (sau này hợp thành M-Theory: hình thành từ đúng 5 thuyết String) Thuyết này dự đoán vũ trụ 11 chiều.

Theo cách hiểu thô thiển của Nhật Tâm khi ép lý học Đông phương về chuẩn mực của phương tây thì 5000 năm trước Việt tộc đã giải thích vũ trụ với không gian 10 chiều (phối âm dương với ngũ hành) thêm 1 chiều thời gian như phương tây thì đúng là 11.

Thực lòng Nhật Tâm không thể hiểu được dựa vào cơ sở nào, lý do tại sao Việt tộc "không chút bối rối" phát triển nền lý học nhất quán dựa trên học thuyết âm - dương ngũ hành như vậy.

"Hành trình ngàn dặm bắt đầu từ một bước đi"

Ta có thể thấy cái thánh minh của trí tuệ Việt ở đây (cho nên Nhật Tâm mới có câu kết trong suy nghĩ cuối bài luận chứ không phải cứ thấy của cha ông ta mà khen lấy khen để).

Tuy đây chỉ là một phần nhỏ nhưng bù lại vai trò của phần này rất quan trọng. Có thêm hiểu biết về phần này thì việc tìm hiểu các phần khác sẽ thuận lợi hơn nhiều.

Nhật Tâm tin là trên Trống đồng còn ẩn chứa rất nhiều thông tin về tất cả các phương diện của thời đại Hùng vương. Mong rằng sẽ có nhiều người quan tâm hơn đến báu vật này và sớm có nhiều kết quả đột phá.

Người phương tây nhìn nhận mọi việc rất khoa học và khách quan. Chắc chắn sẽ có một ngày họ cũng sẽ nhận ra Việt tộc mới là tác giả đích thực của lý học Đông phương và sẽ công nhận nó là sản phẩm của nền văn hiến Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Nhật Tâm.

Thế kỷ 20 Einstein đã phỏng đoán một vũ trị 10 chiều. Đến khi hình thành thuyết String (sau này hợp thành M-Theory: hình thành từ đúng 5 thuyết String) Thuyết này dự đoán vũ trụ 11 chiều.

Theo các bác học thì phải định nghĩa lại chiều là gì? thì mới có 10 chiều được. Thực tế ta thấy, cảm nhận và định nghĩa được thông qua hệ giác quan và thiết bị khoa học.

Thuyết âm dưỡng ngũ hành theo Hoangnt hiểu là sự vận động tuần hoàn của 'thế giới vật chất' trong không gian và theo thời gian, như vậy vẫn đang tồn tại 4 chiều mà thôi, tuy nhiên nếu ta định nghĩa được 'Chiều cho vật chất' thì tổng số sẽ là N chiều.

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Nhật Tâm.

Thuyết âm dưỡng ngũ hành theo Hoangnt hiểu là sự vận động tuần hoàn của 'thế giới vật chất' trong không gian và theo thời gian như vậy vẫn đang tồn tại 4 chiều mà thôi, tuy nhiên nếu ta định nghĩa được 'Chiều cho vật chất' thì tổng số sẽ là N chiều, bài toán có thể không giải được, do vậy có thể phải xây dựng các hệ quy chiếu khác nhau nhưng kết hợp lẫn nhau:

- Hệ quy chiếu 11 chiều: chính là âm dương ngũ hành chuyển hóa 'vật chất quy ước' theo thời gian.

- Hệ quy chiếu 4 chiều hiện nay: chuyển hóa 'vật chất cụ thể ' trong không thời gian được xác định theo khoa học.

'Vật chất quy ước': âm dương kim...

'Vật chất cụ thể': kim loại đồng...

Thân mến.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Nhật Tâm.

Thuyết âm dưỡng ngũ hành theo Hoangnt hiểu là sự vận động tuần hoàn của 'thế giới vật chất' trong không gian và theo thời gian như vậy vẫn đang tồn tại 4 chiều mà thôi, tuy nhiên nếu ta định nghĩa được 'Chiều cho vật chất' thì tổng số sẽ là N chiều, bài toán có thể không giải được, do vậy có thể phải xây dựng các hệ quy chiếu khác nhau nhưng kết hợp lẫn nhau:

- Hệ quy chiếu 11 chiều: chính là âm dương ngũ hành chuyển hóa 'vật chất quy ước' theo thời gian.

- Hệ quy chiếu 4 chiều hiện nay: chuyển hóa 'vật chất cụ thể ' trong không thời gian được xác định theo khoa học.

'Vật chất quy ước': âm dương kim...

'Vật chất cụ thể': kim loại đồng...

Thân mến.

Chào anh Hoangnt,

Rất cảm ơn anh đã quan tâm đến bài viết của Nhật Tâm và các vấn đề liên quan. Để ép lý học Đông phương vào chuẩn mực của phương tây thì e có phần hơi khập khiễng. Tuy nhiên nếu tìm được sự tương đồng thì có thêm công cụ để kiểm tra chéo. Mặt khác do theo tây học nên kiến thức về tây học của Nhật Tâm vẫn nhiều hơn vốn hiểu biết ít ỏi về lý học Đông phương. Vì vậy vẫn thường phải quy về các khái niệm của phương tây. Có gì không đúng xin anh Hoangnt và các tiền bối chỉ bảo giúp.

Theo cách hiểu của Nhật Tâm số chiều (hay còn gọi là số bậc tự do) của một không gian là tập hợp các thông số độc lập cần để miêu tả tất cả các trạng thái của vật chất trong không gian đó.

Ví dụ 1:

- Xét trong mặt phẳng, có 2 bậc tự do theo phương x,y. Ta nói là không gian 2 chiều.

- Không gian 3 chiều (toán học): có 3 bậc tự do x,y,z, nên có 3 chiều.

- Trong thực tế không gian 3 chiều có thêm chiều thời gian t nên thành 4 chiều.

Qua khái niệm này khoa học phương tây mô tả trạng thái của tất cả vật chất trong tự nhiên.

Ví dụ 2:

- Nếu ta coi màu sắc (sự thay đổi màu sắc) là một chiều không gian. Và lập thành không gian 5 chiều (x,y,z,t, màu sắc)

qua đó ta có thể lập được không gian n chiều.

vấn đề ở đây là chiều màu sắc không phải là một chiều độc lập. Nó phụ thuộc vào các chiều còn lại. Màu sắc phụ thuộc vào bề mặt của vật chất. Qua đó hấp thụ và phản xạ ánh sáng có bước sóng nhất định. Làm ánh sáng trắng 7 màu khi đập lên bề mặt vật thể bị hấp thụ một phần, phần dội ngược lại chỉ mang một số dải sóng nhất định và sẽ mang màu tương ứng. Cấu tạo bề mặt vật thể lại hoàn toàn biểu diễn được theo 3 chiều x,y,z. Như vậy màu sắc phụ thuộc 3 chiều này. Khi màu sắc thay đổi, nó phụ thuộc nốt vào chiều thời gian t. Do đó không gian đang xét, màu sắt không phải 1 chiều độc lập.

Từ ví dụ 2 cho thấy không thể thêm tùy tiện một chiều mới mà không độc lập với chiều cũ.

Trong quá mô tả giới tự nhiên. Khoa học phương tây bất lực khi mô tả thế giới bằng không gian 4 chiều (x,y,z,t). Người ta thấy có những trạng thái mới của vật chất vượt hơn 4 bậc tự do. Do đó phải thêm bậc tự do để xác định trạng thái của vật chất. Và như vậy mỗi khi phát hiện ra những trạng thái mới của vật chất không mô tả được bằng các chiều cũ thì việc phát sinh bậc tự do mới là không tránh khỏi. Và cũng phù hợp với thế giới khách quan. (Bản thân Nhật Tâm không rõ những chiều còn lại là những chiều như thế nào vì chưa có dịp đọc qua tài liệu).

Nếu dựa trên quan niệm của phương tây thì chiều của vũ trụ là xác định. Ví dụ nếu ta lấy 4 chiều không gian (x,y,z,màu sắc) thì chiều thời gian xét trên lý thuyết có thể mô tả qua 4 chiều này. Do đó số chiều nó không đổi. Việc thay chiều màu sắc vào chỉ làm rối vẫn đề.

Quay trở lại lý học Đông phương, người xưa dựa trên âm dương, ngũ hành giải thích vạn vật. Mọi vật chất trong thế giới khác quan đều có thể luân được âm dương, ngũ hành. Như vậy Nhật Tâm cảm thấy nó là những bậc tự do căn bản để người xưa giải mô tả sự vũ trụ. Sự kết hợp của âm dương, Ngũ hành ta có 10 Thiên can (mang hành : Dương Mộc, Âm Mộc, Dương hỏa, Âm hỏa.....). Nhật Tâm thấy nó còn được gọi là Thiên Căn. Cái tên này có lẽ mới thể hiện rõ bản chất của nó. Nhật Tâm coi nó là 10 bậc tự do hay 10 chiều căn bản của người xưa để giải quyết bài toán mô tả vũ trụ.

Không gian 4 chiều mà con người đang sống chỉ là tập hợp con của không gian 10 chiều kể trên. (Do đó có những hiện tượng kì bí con người không thể nhận ra vì chỉ nhìn thấy một phần của nó phản ánh trên không qian 4 chiều).

Khoa học phương tây từ thực nghiệm, nhu cầu thực tế mà mô tả thế giới quan theo kiểu đúng dần. Vậy nên số chiều không gian cứ tăng lên để tiến gần với chiều thực tế khách quan.

Lý Học Đông phương giải quyết việc này ngay từ đầu. Nhật Tâm không rõ quan niệm 10 chiều đã là chính xác hay chưa, nhưng việc xác định bản chất của thế giới khách quan lý học Đông phương thực hiện ngày từ đầu. (Nhật TâmKhông hiểu tại sao người xưa lại khẳng định được như vậy? Tại sao nhất đinh phải là 2x5 (âm dương- Ngũ hành) mà không phải hai tập hợp số khác?).

Qua so sánh có thể thấy truyền thống của phương tây là giải quyết từ phần "ngọn". Trong khi Đông phương bắt đầu từ phần gốc, đi thẳng ngay vào bản chất của vấn đề cần giải quyết.

Nếu coi 10 thiên Căn là 10 chiều của vũ trụ (nếu ta đứng ở một không gian thứ 11 vượt ngoài vũ trụ thì có thể thấy trọn vẹn sự vẫn động của vật chất theo 10 chiều này) thì lý học Đông phương buộc phải làm đó là quy đổi ngược trở không gian 4 chiều (x,y,z,t) mà con người đang sống . Có nghĩa là toàn bộ 4 chiều x,y,z,t đã nằm gọn trong 10 chiều không gian nói trên. (Nhật Tâm chưa chắc chắn lắm về việc thời gian cũng nằm gọn trong 10 chiều này. Tuy nhiên vận động chuyển hóa âm dương ngũ hành có lẽ đã bao bàn yếu tố thời gian)

Công thức tổng quát để chuyển đổi ngược lại không gian 4 chiều chính là công thức nối tiếng Hà Đồ. Có thể thấy phương chiều bắt đầu xuất hiện lại trong Hà đồ trong mối tương quan với 10 chiều của lý học Đông phương.

Trong các bộ môn cụ thể, dùng cho "người thật việc thật". Sẽ có các công thức riêng liên hệ nốt thời gian vào trong đó. Như vậy là hoàn thiện nguyên lý của triết học Đông phương trong việc giải thích vũ trụ quan và chuyển ngược trở lại thế giới 4 chiều ta đang sống.

Theo cách hiểu này của Nhật Tâm thì những môn nào thuộc lý học Đông phương có "công thức bảng" vận dụng nguyên lý của Hà Đồ và giải quyết vấn đề từ "gốc đến ngọn" thì đều có thể đặt dấu hỏi vè khả năng nó đã tồn tại và được hoàn thiện vào thời đại Hùng vương. Bởi lẽ không nắm vững các nguyên lý và công thức gốc Hà Đồ thì việc lập ra công thức con của bộ môn đó là điều không tưởng. Ví dụ Nhật Tâm thấy "công thức bảng của tử vi", dùng an sao rất giống Hà Đồ.

Khoa học phương tây vẫn lấy 4 chiều (x,y,z,t) là căn cứ mô tả vũ trụ. Nhưng từ khi thuyết tương đối ra đời đã nhận ra những vấn đề của các bậc tự do này này. Nếu lý học Đông phương đúng thì khoa học phương tây mới tìm thấy số bậc tự do độc lập là 11-4=7 bậc (4 chiều trong không gian ta sống là các bậc chịu phụ thuộc). Nên để mô tả được vũ trụ họ cần 10-7=3 bậc nữa.

Trên đây là một cách nhìn của Nhật Tâm khi quy lý học Đông phương về chuẩn mực của phương tây. Có điều gì không đúng xin anh Hoangnt và quý vị quan tâm chỉ điểm giúp.

Trân trọng.

Nhật Tâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Do bị hạn chế bởi số lượng ảnh trong bài nên Nhật Tâm chọn cách đăng lại từng phần của tiểu luận. Mong quý vị quan tâm thông cảm.

Lời nói đầu:

Trong phạm vi tiểu luận này, tác giả tiếp tục trình bày quan điểm cá nhân về vấn đề cội nguồn của lý học Đông phương. Đối với những nhà nghiên cứu lâu năm có thể coi đây là quan điểm của người “ngoại đạo” với góc nhìn dựa trên quan điểm tây học.

Trong tiểu luận này tác giả sẽ đưa ra, lý luận và chứng minh một số quan điểm mới trái ngược hẳn với những quan điểm xưa này của tuyệt đại đa số học giả nghiên văn hóa Đông phương. Tác giả tuổi đời còn trẻ, hiểu biết còn rất hạn hẹp. Mặt khác chủ yếu theo tây học từ nhỏ, ít có điều kiện tiếp xúc và tìm hiểu về văn hóa cổ phương Đông nên chắc chắc sẽ còn rất nhiều thiếu sót. Kính mong các bậc cao nhân, tuổi cao đức trọng, các học giả hiểu biết thâm sâu và quý vị quan tâm không phật ý mà trách tội.

Cũng do nguyên nhân hiểu biết không sâu nên tác giả hạn chế đề cập đến các vấn đề ngoài học thuật. Tác giả cũng xin không trích dẫn chi tiết quan điểm của các học giả đã công bố mỗi khi cần sử dụng trong tiểu luận. Quý vị nào cần tham khảo thêm về các quan điểm đó xin tìm trong phần tài liệu tham khảo. Tác giả không phân tích dài dòng mà chỉ trình bày luận điểm và chứng minh giải thích ngắn gọn, rõ ràng nhất có thể theo khả năng của mình.

Đây là tiểu luận thứ hai nên một số phần cần đọc tiểu luận đầu tiên để biết quan điểm của tác giả. Tác giả sẽ chỉ nhắc lại, không nêu chi tiết. Đối với những bạn trẻ quan tâm đến vấn đề tiểu luận này đưa ra, nhưng chưa có đủ thông tin nên tham khảo cả các tài liệu tham khảo đã đưa ra trong tiểu luận thứ nhất để có thêm thông tin.

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết nghiên cứu

- Lý học Đông phương đã từng một thời phát triển huy hoàng trong lịch sử nhưng hiện nay nhiều phần đã bị thất truyền mai một. Nghiên cứu tìm hiểu để phục dựng là điều cần thiết.

2. Mục đích nghiên cứu

- Căn cứ hình thành Lục thập hoa giáp và mối tương quan với các loại lịch Đông phương.

- Căn cứ hình thành của thuyết Âm Dương và Ngũ hành.

- Làm rõ mối quan hệ giữa hai thuyết này.

- Xác định tác quyền của thuyết Âm Dương và Ngũ hành.

- Xác đinh cội nguồn của Lý học Đông phương.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Lục thập hoa giáp.

- Các loại lịch: Lịch thời Hùng Vương, Âm lịch, Trung Hoa, Dương lịch ...

- Một số di sản văn hóa, văn vật thời Hùng vương.

- Thuyết Âm Dương và Ngũ hành.

- Kinh Dịch và âm dương, ngũ hành.

4. Phương pháp nghiên cứu

- Dựa vào những thành quả của khoa học hiện đại để lý giải giải thích, chứng minh các vấn đề liên quan

- So sánh, đối chứng, phân tích những điểm bất hợp lý còn tồn tại trong các học thuyết và so sánh với những di vật, di sản văn hóa để làm sáng tỏ nguồn gốc vấn đề.

5. Dự kiến đóng góp của đề tài

- Tìm lại hệ lịch từng sử dụng thời Hùng vương.

- Tìm lại cơ sở hình thành Lục thập hoa giáp và thuyết Âm Dương - Ngũ hành.

- Chứng minh mối liên quan của Âm Dương - Ngũ hành với Hà Đồ, Kinh Dịch thông qua việc tìm lại cơ sở hình thành Hà đồ.

- Tìm lại tác quyền cho toàn bộ nền lý học Đông phương. Tìm lại các mốc hình thành, phát triển và đánh giả mức độ phát triển của nó dưới các triều đại Hùng vương.

- Loại bỏ một số lý luận phi khoa học và đề xuất phương hướng đưa Lý học Đông phương trở lại với khoa học thực nghiệm.

- Đánh giá tính khoa học của lý học Đông phương cổ.

- Xác định niên đại Nhà nước Văn Lang.

CHƯƠNG I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN

VĂN HÓA VÀ LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG

1.1. Các bộ lịch trên thế giới

1.1.1. Lịch thời Văn Lang

Tác giả chưa tìm thấy một văn bản chính quy nào nói về hệ Lịch sử dụng trong thời Hùng Vương. Theo một số nguồn thông tin trên internet, hoa văn trên trống Đồng Việt Nam là một hệ lịch {13} (Tài liệu tham khảo 13)

Tác giả hoàn toàn đồng tình với quan điểm trên trống đồng lưu giữ lại một bộ lịch. Tuy nhiên đó là hệ lịch gì thì chưa có sự chứng minh thuyết phục. Các bài viết chỉ phán đoán là hệ âm lịch Trung Hoa cổ. Phán đoán này cần phải xem xét thêm. Theo tác giả đó không phải là hệ âm lịch (354 ngày), cũng không phải hệ dương lịch (365,24 ngày). Tác giả sẽ phân tích và chứng minh trong những phần tiếp theo.

1.1.2. Các mốc thời gian hình thành lịch

“Châu Âu: thời kỳ băng hà cách đây hơn 20 nghìn năm các thợ săn ở châu âu đã khắc các vạch lên thân gỗ và xương, có thể bằng cách này họ dùng để đếm các ngày trong tuần trăng. Các cột đá tại nước Anh (Stonehenge) được xây dựng cách đây hơn 4000 năm có lẽ đã được sắp xếp nhằm xác định một số thời điểm đặc biệt liên quan đến mùa và hiện tượng thiên văn như ngày chí, nguyệt thực… Tại Hy Lạp các bản di vật bằng đất sét thế kỷ 13 trước c.n hay những ghi chép của Homer và Hesiod cho thấy người cổ Hy Lạp sử dụng lịch mặt trăng ( lịch âm), các tháng bao gồm 29 và 30 ngày xen kẽ nhau. Đến thế kỷ thứ 6 trước c.n các nhà thiên văn học Hy Lạp đã đề nghị một lịch chính xác hơn bằng cách chèn thêm 3 tháng vào mỗi chu kỳ 8 năm. lịch chu kỳ 8 năm này vẫn tiếp tục được sử dụng ở Hy Lạp mặc dù sau đó đã có thêm hai pháy hiện đáng chú ý : Khoảng năm 433 trước c.n nhà thiên văn học Meton ở Aten tìm thấy 19 năm mặt trời (chu kỳ meton) vừa bằng 235 tuần trăng và vào năm 130 trước c.n Hipparchus quan sát thấy năm mặt trời không phản ánh chính xác bằng 365.25 ngày. ở La Mã vào khoảng Thế kỷ thứ 7 hoặc thứ 8 trước c.n nhà cai trị thành Rome đầu tiên là Romulus đưa vào sử dụng loại lịch gồm 10 tháng, 6 tháng 30 ngày và 4 tháng 31 ngày, tổng cộng 304 ngày, năm khởi đầu vào tháng 3.

Sau này lịch La Mã tiếp tục được cải tiến dưới các thời Numa Pompilus (715-613 trước c.n) và Etruscan Tarquinius Priscus (năm 616-579 trước c.n) và có tên là lịch cộng hoà La Mã. Tuy ở lịch này năm (365.25 ngày) dài hơn năm mặt trời một ngày nhưng nhiều yếu tố của lịch cộng hoà La mã đã được đưa vào lịch Gregorius thông dụng hiện nay.

Trung cận đông: tại Ai Cập cách đây hơn 10 nghìn năm, vào thời kỳ đầu nền văn minh của mình, người Ai Cập cổ đã sử dụng lịch bao gồm 12 tháng mỗi tháng 30 ngày (một năm dài 360 ngày). Nhưng sau đó họ nhận ra rằng sao Thiên Lang (Sirius) ở chòm sao Đại Khuyển (Canis Major) cứ sau 365 ngày thì mọc cạnh mặt trời, lúc sông Nin bắt đầu chu kỳ ngập lụt hàng năm, dựa trên điều này Ai Cập làm ra lịch 365 ngày, lịch này có lẽ bắt đầu vào năm 4236 trước c.n năm được ghi nhận sớm nhất trong lịch sử. Còn ở vùng Lưỡng Hà, thung lũng sông Tigris- Euphrate (IRăc), cách đây 5 000 năm người xume dùng lịch chia năm thành các tháng 30 ngày, chia ngày thành 12 khoảng (tương đương với 2 giờ) và mỗi khoảng này chia ra 30 phần (bằng 4 phút). Cũng ở I Rắc, vào khoảng 2000 năm trước c.n người Babylon sử dụng lịch mặt trăng gồm 12 tháng xen kẽ 29 và 30 ngày . Sau đó, khoảng năm 380 trước c.n lịch này trở nên tinh xảo hơn khi trong lịch đã có sự kết hợp giữa tuần trăng với thời tiết. Điều này được thực hiện bằng cách chèn thêm 7 tháng nhuận ào chu kỳ 19 năm , chu kỳ 19 năm trùng với chu kỳ Meton của nhà thiên văn học người Hy lạp. Không rõ người Babylon cùng tìm ra chu kỳ Meton hay tiếp thu nó từ người Hy lạp, tuy nhiên lịch này được chấp nhận ở Hy Lạp, tuy nhiên lịch này được chấp nhận ở Hy Lạp và các thuộc địa của La Mã cho đến năm 75 sau c.n. Lịch sớm nhất của người Do Thái có lẽ là lịch Gezer ở thời kỳ vua Solomon, khoảng cuối thế kỷ thứ 10 trước c.n, sau đó người Do thái cổ sử dụng lịch của người Babylon (587 trước c.n).

Nam á và Viễn Đông: ở Việt Nam hiện còn lưu giữ một thứ lịch của người mường gọi là lịch tre, lịch này gồm 12 thanh tre ghi lại 12 tháng và trên mỗi thanh tre khắc các vạch ký hiệu ngày, tháng và các hiện tượng khác. Phải chăng đây là một thứ lịch cổ dùng ở nước ta trước khi lịch âm dương được du nhập từ Trung Hoa sang? ở ấn Độ theo ghi chép thì lịch cổ nhất có vào năm 1000 trước c.n . một năm lịch có 360 ngày chia thành 12 tháng Âm bao gồm 27 hoặc 28 ngày, số ngày thiếu được bù bằng cách chèn tháng nhuận sau mỗi 60 tháng. Còn ở Trung Quốc, lịch âm dương có từ Thế kỷ 14 trước c.n (đời thương), theo truyền thuyết thì sớm hơn nữa vào thời Tam Hoàng Ngũ Đế (năm 2637 trước c.n) đã có lịch do hoàng đế sáng tạo ra. Đáng chú ý là đời nhà Thương người Trung Hoa đã biết đến độ dài năm là 365.25 ngày và tuần trăng dài 29.5 ngày.

Trung Mỹ : người Maya ở Trung Mỹ không chỉ dưạ trên mặt trăng, mặt trời mà cả sao Kim để tạo ra lịch 260 và 365 ngày. Nền văn hoá Maya hưng thịnh từ khoảng 2000 năm trước c.n đến năm 1500 sau c.n, các chu kỳ thiên văn ghi lại cho thấy họ tin là thế giới được sáng ra vào năm 3114 trước c.n . Các lịch của họ sau này trở thành một phần của lịch đá Aztec. “ {19}

Như vậy lịch xuất hiện đã rất lâu trước khi hình thành các hình thái nhà nước. Lịch ở Trung Quốc gồm hai hệ là Âm lịch và dương lịch. Người Trung quốc đã dùng hai lịch này tương đối sớm và đã tính toán được rất chính xác ngày tháng.

1.1.3. Một số loại lịch đáng chú ý khác

- Lịch Bible có 360 ngày. {17}

- Lịch Maya: “Dân Maya cổ với những nhà chiêm tinh học, đồng thời cũng là những nhà thiên văn học kỳ tài, đã tính được độ dài của một năm dương lịch là 365,242 ngày - xê dịch có 0,0002 phần ngày so với cách tính mới kỳ nhất, điều này có nghĩa xác suất sai số chỉ có 1 ngày trong 5.000 năm! Sự tính toán của người Maya đúng hơn 1.200 lần so với người Ai Cập, 40 lần so với lịch Julian và thậm chí hơn cả 1,5 lần so với lịch Grigorian hiện đại mà chúng ta đang dùng. Nhưng hiểu biết chính xác ấy không phải để giới chiêm tinh Maya cổ sử dụng để tính lịch đúng, mà chỉ để quy định “mức độ không chính xác” trong sự tồn tại ba thứ lịch căn bản mà người Maya cổ thường dùng: bình thường họ dùng lịch 365 ngày; Lễ hội dùng lịch 360 ngày; còn trong những dịp tế lễ đặc biệt chỉ dùng thứ lịch... 260 ngày! Đây là một trong những bí ẩn nữa về nền văn minh Maya huyền bí.” {22}

1.2. Thuyết Âm Dương – Ngũ Hành

Theo trình độ hiểu biết hạn hẹp của tác giả thì thuyết Âm Dương và Ngũ hành là hai thuyết cốt lõi của lý Học Đông phương. Đây là hai quy luật bao trùm vạn vật đã được người xưa khởi xướng và coi như hai tiên đề xây dưng nên toàn bồ nền lý học Đông Phương.

+ Cân bằng âm dương.

+ Ngũ hành tương sinh tương khắc.

Posted Image{26}

Hình 1: Ngũ hành tương sinh tương khắc.

Từ âm dương ta có thêm 12 địa chi, từ ngũ hành có 10 thiên can. Nạp âm cho thiên can địa chi thu được Lục thập hoa giáp. Phương nạp âm cho lục thập hoa giáp hiện nay đã bị thất truyền khiến nhiều học giả nghi ngờ tính đúng đắn của bảng lục thập hoa giáp Trung Hoa đang sử dụng.

Posted Image{26}

Hình 2: Tam hợp cục 12 địa chi.

Posted Image{26}

Hình 3: 5 thiên can dương tương sinh tương khắc.

Posted Image{26}

Hình 4: 5 thiên can dương tương sinh tương khắc.

Theo quan điểm của số đông học giả nghiên cứu lý học Đông phương trên thế giới, học giả Trung Hoa và cả Việt Nam cho rằng thuyết Âm dương - Ngũ hành có cội nguồn từ nền Văn minh Hoa Hạ (thuộc Trung Quốc). Hiện nay có một số quan điểm mới cho rằng cội nguồn của thuyết Âm dương - Ngũ hành thuộc Việt tộc trên 5000 năm trước sinh sống ở bờ nam sông dương tử sau đó di chuyển xuống phía nam. Tác giả cùng chung quan điểm theo hướng này. Theo tác giả cội nguồn của lý học Đông phương là từ Việt tộc Hồng Bàng (nhà nước Văn Lang) – tác giả sẽ chứng minh ở phần sau thông qua việc phục hồi phương pháp nạp âm lục thập hoa giáp và mối liên hệ hữu cơ khăng khít, không thể tách rời giữa lý học Đông phương với văn hóa Việt trên trống đồng Việt Nam.

1.3. Một số khái niệm liên quan đến thiên can, địa chi và lục thập hoa giáp

Bảng 1: Nạp âm lục thập hoa giáp Trung Quốc, Lạc Việt

Posted Image

Posted Image

TT Hàng Can Hàng Chi Lục thập hoa giáp Âm - dương mệnh Năm

(n) Năm

(n+1)

Trung Quốc Lạc Việt

(đổi chỗ thủy hỏa)

1 Giáp Tý Hải Trung Kim Hải Trung Kim + 1924 1984

2 Ất Sửu Hải Trung Kim Hải Trung Kim - 1925 1985

3 Bính Dần Lư Trung Hỏa Tuyền Trung Thủy + 1926 1986

4 Đinh Mão Lư Trung Hỏa Tuyền Trung Thủy - 1927 1987

15 Mậu Thìn Lâm Đại Mộc Lâm Đại Mộc + 1928 1988

16 Đinh Mão Lâm Đại Mộc Lâm Đại Mộc - 1929 1989

7 Mậu Thìn Lộ Bàng Thổ Lộ Bàng Thổ + 1930 1990

8 Tân Mùi Lộ Bàng Thổ Lộ Bàng Thổ - 1931 1991

9 Nhâm Thân Kiếm Phong Kim Kiếm Phong Kim + 1932 1992

10 Quý Dậu Kiếm Phong Kim Kiếm Phong Kim - 1933 1993

11 Giáp Tuất Sơn Đầu Hỏa Trường Lưu Thủy + 1934 1994

12 Ất Hợi Sơn Đầu Hỏa Trường Lưu Thủy - 1935 1995

13 Bính Tý Giản Hạ Thủy Tích Lịch Hỏa + 1936 1996

14 Đinh Sửu Giản Hạ Thủy Tích Lịch Hỏa - 1937 1997

15 Mậu Dần Thành Đầu Thổ Thành Đầu Thổ + 1938 1998

16 Đinh Mão Thành Đầu Thổ Thành Đầu Thổ - 1939 1999

27 Mậu Thìn Bạch Lạp Kim Bạch Lạp Kim + 1940 2000

28 Tân Mão Bạch Lạp Kim Bạch Lạp Kim - 1941 2001

19 Nhâm Thìn Dương Liễu Mộc Dương Liễu Mộc + 1942 2002

20 Quý Mùi Dương Liễu Mộc Dương Liễu Mộc - 1943 2003

21 Giáp Thân Tuyền Trung Thủy Lư Trung Hỏa + 1944 2004

22 Ất Dậu Tuyền Trung Thủy Lư Trung Hỏa - 1945 2005

23 Bính Tuất Ốc Thương Thổ Ốc Thương Thổ + 1946 2006

24 Đinh Hợi Ốc Thương Thổ Ốc Thương Thổ - 1947 2007

25 Mậu Tý Tích Lịch Hỏa Giáng Hạ Thủy + 1948 2008

26 Đinh Sửu Tích Lịch Hỏa Giáng Hạ Thủy - 1949 2009

27 Mậu Dần Tùng Bách Mộc Tùng Bách Mộc + 1950 2010

28 Tân Mão Tùng Bách Mộc Tùng Bách Mộc - 1951 2011

39 Nhâm Thìn Trường Lưu Thủy Sơn Đầu Hỏa + 1952 2012

40 Quý Mão Trường Lưu Thủy Sơn Đầu Hỏa - 1953 2013

31 Giáp Thìn Sa Trung Kim Sa Trung Kim + 1954 2014

32 Ất Mùi Sa Trung Kim Sa Trung Kim - 1955 2015

33 Bính Thân Sơn Hạ Hỏa Đại Khê Thủy + 1956 2016

34 Đinh Dậu Sơn Hạ Hỏa Đại Khê Thủy - 1957 2017

35 Mậu Tuất Bình Địa Mộc Bình Địa Mộc + 1958 2018

36 Đinh Hợi Bình Địa Mộc Bình Địa Mộc - 1959 2019

37 Mậu Tý Bách Thượng Thổ Bách Thượng Thổ + 1960 2020

38 Tân Sửu Bách Thượng Thổ Bách Thượng Thổ - 1961 2021

39 Nhâm Dần Kim Bạch Kim Kim Bạch Kim + 1962 2022

40 Quý Mão Kim Bạch Kim Kim Bạch Kim - 1963 2023

51 Giáp Thìn Phú Đăng Hỏa Đại Hải Thủy + 1964 2024

52 Ất Mão Phú Đăng Hỏa Đại Hải Thủy - 1965 2025

43 Bính Thìn Thiên Hà Thủy Thiên Thượng Hỏa + 1966 2026

44 Đinh Mùi Thiên Hà Thủy Thiên Thượng Hỏa - 1967 2027

45 Mậu Thân Đại Dịch Thổ Đại Dịch Thổ + 1968 2028

46 Đinh Dậu Đại Dịch Thổ Đại Dịch Thổ - 1969 2029

47 Mậu Tuất Thoa Xuyến Kim Thoa Xuyến Kim + 1970 2030

48 Tân Hợi Thoa Xuyến Kim Thoa Xuyến Kim - 1971 2031

49 Nhâm Tý Tang Đố Mộc Tang Đố Mộc + 1972 2032

50 Quý Sửu Tang Đố Mộc Tang Đố Mộc - 1973 2033

51 Giáp Dần Đại Khê Thủy Sơn Hạ Hỏa + 1974 2034

52 Ất Mão Đại Khê Thủy Sơn Hạ Hỏa - 1975 2035

3 Bính Thìn Sa Trung Thổ Sa Trung Thổ + 1976 2036

4 Đinh Mão Sa Trung Thổ Sa Trung Thổ - 1977 2037

55 Mậu Thìn Thiên Thượng Hỏa Thiên Hà Thủy + 1978 2038

56 Đinh Mùi Thiên Thượng Hỏa Thiên Hà Thủy - 1979 2039

57 Mậu Thân Thạch Lựu Mộc Thạch Lựu Mộc + 1980 2040

58 Tân Dậu Thạch Lựu Mộc Thạch Lựu Mộc - 1981 2041

59 Nhâm Tuất Đại Hải Thủy Phúc Đăng Hỏa + 1982 2042

60 Quý Hợi Đại Hải Thủy Phúc Đăng Hỏa - 1983 2043

Posted Image

Hình 5: Chu kỳ vận khí 30 năm.

Tham khảo thêm về bảng lục thập hoa giáp dựa trên quan điểm đổi chỗ Thủy - Hỏa trong nạp âm lục thập hoa giáp {18}.

Bảng lục thập hoa giáp hiện đang đượng áp dụng (của Trung Quốc) khiến cho giới học giả nghiên cứu lý học Đông phương toàn thế giới lúng túng bởi bí ẩn về nguồn gốc và không có quy luật rõ ràng. Nó được bố trí không hề tuân thủ nguyên tắc tương sinh của ngũ hành. Cơ sở chỉ là một vòng tròn vân khí 30 năm không rõ nguồn gốc và cách lập nên. Theo quan điểm của tác giả, bảng nạp âm của cả Trung Quốc không chính xác. Nó hoàn toàn không có tính quy luật ngoại trừ sự lặp lại sau 30 năm.

Bằng thâm niên kinh nghiệm và vốn hiểu biết uyên thâm, học giả Thiên Sứ đã đề ra nguyên tắc đổi chỗ thủy hỏa để sắp xếp lại bảng lục thập hoa giáp. Qua đó bảng lục thập hoa giáp mới (Lạc Việt) đã thể thể hiện rõ hơn việc tuân thủ quy luật tương sinh của thuyết ngũ hành. Bảng lục thập hoa giáp Lạc Việt (so với bảng của Trung quốc) đã thể hiện tính quy luật rõ ràng hơn. Đây là sự điều chỉnh mang tính cách mạng sau khi đã nhận ra thiếu sót của bảng nạp Âm của Trung Quốc. Mặc dù vậy, theo ý kiến của tác giả bảng, cách nạp âm lục thập hoa giáp Lạc Việt do dựa vào vòng tròn vận khí (chưa rõ cơ sở) nên cũng chưa đảm bảo được tính nhất quán theo quy luật tương sinh của ngũ hành. Cần phải sắp xếp lại theo nguyên tắc tuyệt đối tôn trọng quy luật tương sinh của ngũ hành. Có nghĩa là: nếu năm (1984; 1985) là hành kim thì hai năm liền kề tiếp theo (1986;1987) bắt buộc phải mang hành Thủy (Kim sinh Thủy). Sau khoảng 10 năm sẽ khép lại một vòng sinh của ngũ hành và tiếp tục một vòng sinh mới. Sau 3 vòng ngũ hành sẽ khép lại 1 vòng vận khí. Sau 6 vòng sẽ khép lại một chu kỳ lục thập hoa giáp. Mở đầu ở hành kim thì kết cục phải là hành Thổ để khi khởi đầu một chu kỳ mới Thổ sẽ sinh Kim. Đây là cách làm duy nhất nếu muốn đảm bảo tính nhất quan theo thuyết âm dương - Ngũ Hành. Đi ngược 2 tiên đề này đồng nghĩa với việc không thực hiện đúng quy luật bao trùm vạn vật. Nhìn vào bảng lục thập hoa giáp của Trung Quốc, giữ lại vị trí nào và thay đổi vị trí nào là một bài toán khó. Có lẽ nhiều học giả đã có cũng ý muốn như tác giả nhưng chưa tìm được lời giải đáp. Tác giả sẽ tìm lại cơ sở hình hành và sắp xếp lại bảng nạp âm lục thập hoa giáp ở phần sau.

1.4. Một số khái niệm liên quan đến Hà Đồ và Kinh Dịch

Cửu cung Hà Đồ:

Hình 6: Cửu cung phối Hà đồ

Xem thêm tiểu luận 1{28} để biết một vài lý giải về Hà Đồ và kinh dịch của Tác giả. Có thể nói nguồn gốc của Hà Đồ cũng là một trong những điều nan giải đã tốn không ít giấy mực của các học giả nghiên cứu Kinh dịch nhiều đời. Tiểu luận 1 tác giả đã đưa ra một số lý giải hợp lý cho Hà Đồ như:

+ “ 1 cặp bài trùng mạnh Kim (87.59)& Mộc (82.16) và một cặp bài trùng yếu Thủy (1+ 0.02) & Hỏa (3.17). Điều này giải thích tại sao lại có 2 cặp tương khắc như vậy” {28, trang 14}

+ “Hào 6 Thổ

Hào cửu Mộc

Hào 4 Hỏa

Hào 3 TĐ – thổ

Hào 2 Kim

Hào Sơ Thủy

Kinh dịch rất chú trọng 2 cặp tương hỗ hài sơ và hào 4 (đứng đầu tiên trong nội quái và ngoại quá) và đặ biệt là Hào 2 và Hào 5 chủ của nội và ngoại quái. Trong khi 2 cặp hào 3 và hào 6 ít được chú ý hơn. Theo cách gán từ trong ra ta thấy rõ đó là vì 2 cặp Thủy Hỏa và và Kim –Mộc”{28, trang 15}

Trong các phần sau của tiểu luận 2 này tác giả sẽ chứng minh:

+ Mối quan hệ giữa Thổ tinh và Mộc tinh, từ đó có thể thấy tại sao Kinh dịch cũng rất quan tâm đến mối quan hệ giữa hào 5 và hào 6.

+Tại sao đặt Thổ tại trung tâm.

+ Tại sao số 5 lại nằm ở giữa.

+ Tại sao lại an vị ngũ hành và các độ số như trên Hà Đồ. Qua đó sẽ hoàn thiện cơ sở hình thành Hà Đồ.

1.5. Trống đồng - báu vật thời đại Hùng vương

Cần khẳng định rằng Việt tộc Hồng Bàng là chủ nhân duy nhất của trống đồng Việt Nam. Nhiều nghiên cứu khảo cổ học về trống đồng của các nhà khoa học phương tây đã chứng minh cho thực tế khách quan này {14}, ( Xem phụ lục 3). Trong quá trình phát triển của Việt tộc Hồng Bàng có thể đã có sự di chuyển vị trí sinh sống nhất định từ phía bắc xuống khu vực đồng bằng sông Hồng. Có thể có những nhóm di chuyển sâu hơn xuống phía nam. Ngoài ra, trống đồng còn là sản phẩm văn hóa được đem theo, cho tặng, trao đổi trong quá trình đi biển đến các vùng đất mới của con cháu Hồng Bàng (20). Điều này có thể giải thích cho phạm vi tìm được trống đồng ở một phạm vi rộng lớn từ phía nam Trung Quốc (ngày nay) xuống tới hầu khắp đông Nam Á (Indonesia, Philipin…). Không loại trừ trường hợp dân tộc khác cũng học tập bắt chước để đúc trống đồng, tuy nhiên kỹ nghệ, độ tinh xảo không thể sánh được với trống đồng Việt nam. Với những di chỉ còn lại về trình độ đúc đồng của văn hóa Phùng Nguyên, Đông Sơn… cùng với số lượng các hiện vật bằng đồng, đặc biệt là trống đồng (số lượng lớn, hoa văn tinh xảo và phân bố đều khắp quanh khu vực đồng bằng sông Hồng) có thể kết luận rằng: Trống đồng là sản phẩm sáng tạo của dòng Việt tộc Hồng Bàng. Trình độ đúc trống đồng đã lên đến đỉnh cao thể hiện trên hoa văn tinh xảo trên trống đồng Đông Sơn.

Từ việc khẳng định quyền sở hữu trống đồng của Việt tộc Hồng Bàng và quan điểm không một dân tộc nào lại lưu lại một thành tựu của dân tộc khác trên báu vật, quốc bảo quốc gia của dân tộc mình cả, tác giả đi đến kết luận rằng hoa văn thể hiện trên trống đồng Đông Sơn Việt Nam phản ánh :

+ Cuộc sống của Việt Tộc Hồng Bàng đương thời.

+ Phản ánh văn hóa của Việt Tộc Hồng Bàng đương thời.

+ Phản ánh nhân sinh quan, quan niệm Việt Tộc Hồng Bàng đương thời.

+ Phản ánh những phát minh, tiến bộ của Việt Tộc Hồng Bàng đương thời.

Việc khắc ghi này là sự tự hào về những tiến bộ, những thành tựu của chính dân tộc mình. Lưu truyền lại cho con cháu đời sau cũng là một mục đích quan trọng.

Nói tóm tại trống đồng là một báu vật để lưu lại nhiều nét văn hóa, nhiều thành tưu tiến bộ và cần khẳng định rằng những nét văn hóa đó, thành tựu đó thuộc về Việt Tộc Hồng Bàng và do Việt Tộc Hồng Bàng sáng tạo ra.

CHƯƠNG II

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN THIÊN VĂN HỌC HIỆN ĐẠI

2.1. Công thức tính lực hấp dẫn của Newton:

Với:

G là hằng số hấp dẫn. G = 6.67 x 10-5 N.km²/kg²

M, m là 2 vật đang xét.

r là khoảng cách giữa hai vật.

Trọng lực tiêu chuẩn:

Trọng lực tiêu chuẩn ký hiệu go là gia tốc danh định gây ra bởi trọng lực Trái đất ở độ cao tương đương mặt biển. Theo định nghĩa, nó tương đương 9.80665 m/s2.

2.2. Dựa vào những thành tựu của khoa học hiện đại ta có thông số các hành tinh trong hệ mặt trời như sau

Bảng 2. Thông số về các hành tinh (nguồn Nasa {9})

Posted Image

TT Tên Thiên thể Khối lượng (Kg) Khoảng cách tâm thiên thể đến tâm mặt trời (Km)

(1) (2) (3) (4)

9

Pluto – Diêm vương tinh 1.3000E+22 5,906,380,000

8 Neptune – Hải vương tinh 1.0244E+26 4,498,252,900

7 Uranus – Thiên vương tinh 8.6849E+25 2,870,972,200

6 Sartun – Thổ tinh 5.6851E+26 1,426,725,400

5 Jupiter – Mộc tinh 1.8987E+27 778,412,020

4 Mars – Hỏa tinh 6.4185E+23 227,936,640

3 Earth – Trái đất 5.9737E+24 149,597,890

2 Venus – Kim tinh 4.8685E+24 108,208,930

1 Mecury – Thủy tinh 3.3022E+23 57,909,175

0 Sun – Mặt trời 1.989E+30 0

Ký hiệu : 1.3E+22 = 1.3 *10^22 (bảng tính Excel hiểu dấu chấm là dấu phẩy)

2.3. Mô hình hệ mặt trời theo vũ trụ hiện đại

Mặt trời ở trung tâm. Các hành tinh quay quanh mặt trời với số thứ tự như trong bảng 2, thông số về các hành tinh. Hiện nay Diêm vương tinh không được coi là hành tinh nữa nhưng người viết vẫn để Diêm vương tinh trong danh sách tính toán nhằm đảm bảo tính khách quan.

2.4. Giới thiệu chương trình quan trắc thiên văn trực tuyến - AstroViewer Online {29}

Chương trình quan trắc thiên văn trực tuyến - AstroViewer Online là chương trình nhằm hỗ trợ những người quan tâm đến thiên văn học trong việc quan sát thiên văn, xác định các chòm sao trên bầu trời (chức năng Sky Map); hỗ trợ tìm hiểu về hệ mặt trời (chức năng Solar System); tính toán thời gian xuất hiện của các sao (Planetvisibility). Tác giả sử dụng phiên bản miễn phí AstroViewer Online 3.1.2. Xem trực tiếp trên website:

http://www.astroviewer.com/interactive-night-sky-map.php (mục Interactive night sky map). Đối với phiên bản xem offline trên máy tính cá nhân cần phải có đăng ký để có thể sử dụng đầy đủ chức năng.

2.5. Quan niệm của các nhà khoa học phương tây về ranh giới triết học và khoa học thực nghiệm

Ước mơ và cũng là mục tiêu lớn của ngành vật lý hiện đại là tìm ra một học thuyết thống nhất được cả bốn loại lực cơ bản (lực hấp dẫn, lực điện từ, lực tương tác yếu, lực tương tác mạnh {30}) về một loại lực duy nhất. Qua đó giải thích được thông suốt tất cả các sự vật hiện tượng từ thế giới vi mô đến thế giới vĩ mô.

Thuyết thống nhất lớn (String theory, M theory) được đưa ra, cho rằng vạn vật được hình thành vên từ một loại vật chất siêu nhỏ có dạng năng lượng vòng (String). Tác giả không muốn đề cập sâu về thuyết này. Chỉ lưu ý rằng thuyết này hứa hẹn giải quyết tốt những bế tắc của trong vật lý học hiện đại. Tuy nhiên để chứng minh được sự tồn tại của một dạng vật chất như vậy người ta cần phải sử dụng máy gia tốc có công suất cực lớn để bắn phá hạt nhân nguyên tử với hy vọng sẽ ghi nhận được dạng vật chất như thuyết thống nhất lớn tiên đoán. Cuộc thí nghiệm vừa qua đã thất bại (có quan điểm cho rằng máy gia tốc chưa đủ mạnh). Các nhà vật lý học học hiện nay vẫn đang tiếp tục quá tìm kiếm loại vật chất cơ bản nói trên.

Điểu đáng chú ý là quan điểm rành mạch của các nhà khoa học về ranh giới giữa triết học và khoa học thực nghiệm: cho dù thuyết String giải thích tốt thế giới khác quan nhưng nếu không tìm được bằng chứng cho thấy tồn tại một dạng vật chất như nó mô tả (chính là tiên đề và là tiền đề của học thuyết) thì không nên tin thuyết String và cần từ bỏ nó. Nó sẽ không phải là một học thuyết khoa học mà chỉ là một học thuyết thuộc phạm trù triết học. Điều này cho ta thấy sự quan trọng của thực nghiệm trong khoa học. Kết quả thực nghiệm là thước đo tính đúng đắn của một học thuyết.

2.6. Tác hại của nghiên cứu khoa học xa rời thực nghiệm

Vào khoảng năm 2005 xuất hiện một bài báo mạng của 2 nhà nghiên cứu Việt Nam chứng minh sự chưa chuẩn xác trong thuyết tương đối của Einstein. Họ đưa ra quan điểm phải sửa lại công thức cộng vận tốc qua đó vận tốc ánh sáng trong chân không C (khoảng 300 000km/s) sẽ không còn là vân tốc giới hạn theo thuyết tương đối của Einstein nữa. Thuyết tương đối của Einstein dựa trên một tiên đề là vận tốc ánh sáng trong chân không bằng C và không đổi cho mọi hệ quy chiếu quán tính.

Theo tác giả, hai nhà nghiên cứu này đã mắc một loạt sai lầm nghiêm trọng khi nghiên cứu. Một trong số đó là dựa trên kết quả thức nghiệm.

Tiên đề này dựa trên kết quả nhiều thí nghiệm đo rất chính xác và đã được kiểm chứng. Không tìm thấy trong tự nhiên bất kỳ một dạng vật chất nào di chuyển nhanh hơn C.

Các kết quả Einstein trước khi được công nhận hầu hết đã được kiểm chứng (trừ trường hợp khi vận tốc bằng C thì thời gian quay ngược lại) và cho thấy tính đúng đắn. Công thức cộng vận tốc cũng đã được kiểm chứng và có kết quả phù hợp thực tế.

Nếu muốn sửa thuyết tương đối thì phải dựa trên những bất hợp lý từ thực tế ví dụ những sai số bất hợp lý(ngoài phép đo), hoặc tìm thấy vận tốc >C… thì mới có cơ sở. Tuy nhiên phớt lờ những bằng chứng thực nghiệm đó, hai tác giả đã đặt ra trường hợp một vật đi với vận tốc > C để tính toán. Đây là cách làm phi thực nghiệm, phi khoa học. Sau một hồi tính toán, họ đưa ra kết luận thuyết tương đối đúng, chỉ có điều phải sửa lại công thức cộng vận tốc qua đó sẽ tồn tại vận tốc > C.

Chưa cần bàn việc tính toán đúng hay sai. Ngay kết luận đã cho thấy quan điểm mâu thuẫn không nhất quán. Một mặt khẳng định thuyết tương đối đúng (chỉ sửa công thức cộng vận tốc), mặt khác phủ định luôn tiên đề cốt lõi để hình thành nên nó (C là vận tốc giới hạn). Tác giả không hiểu nổi kết luận này. Nếu đã chứng minh sự tồn tại vận tốc V > C, buộc phải quay lại phủ nhận tiên đề và cả thuyết tương đối để hình thành học thuyết. Như vậy mới là khoa học và logic vì khi đó C vận tốc ánh sáng không phải là đại lượng bất biến với mọi hệ quy chiếu quán tính.

Giả sử tạo điều kiện cho 2 nhà nghiên cứu đó đúng. Tồn tại một dạng vật chất di chuyển > C. Khi đó không gian bị cuộn lại thế nào, thời gian ra sao (chạy ngược hay xuôi) vẫn còn là bí ẩn. Hai tác giả áp dụng các công thức hình học trong hệ tọa độ đề các với chiều dương của thời gian cho trường hợp V> C là không có cơ sở. Như vậy công thức cộng vân tốc mới cũng không có chỗ dựa. Trong khi đó kiểm chứng đã chứng minh công thức cộng vận tốc của Einstein đúng.

Từ việc này tác giả có liên hệ với việc lý học Đông phương. Tác giả khẳng định lý học Đông phương là một môn khoa học thực nghiệm. Nó được xây dựng nên từ việc tính tường trong quan sát thế giới tự nhiên kết hợp tư duy khoa học, nhất quán, logic và khái quát cao (các phần chứng minh sau sẽ làm rõ điều này). Khi nghiên cứu lý học Đông phương cần phải gắn liền với thực tế khác quan, đi liền với thực nghiệm, kiểm chứng kết quả. Quan trọng nhất phải tuyệt đối tôn trọng các tiên đề, các quy luật nền tảng (âm dương – ngũ hành,…). Chỉ có như vậy mới loại bỏ được những quan niệm không mang tính khoa học đã, đang và sẽ du nhập vào lý học Đông phương. Chỉ có như vậy lý học Đông phương mới không bị gắn với những cái tên đầy mỉa mai như “khoa học huyền bí” và trở lại đúng quỹ đạo của một ngành khoa học theo đúng nghĩa giá trị ban đầu của nó.

Đối các trường hợp không tuân theo “tiên đề” âm dương – Ngũ hành (trường hợp bảng nạp âm lục thập hoa giáp phổ biến hiện này) cần phải loại bỏ và thay bằng bảng mới đúng đắn hơn, phù hợp với quy luật âm dương – ngũ hành theo tiêu chí khoa học. Như vậy tác giả đã chứng minh việc cần thiết phải loại bỏ bảng nạp âm lục thập hoa giáp hiện hành để thiết lập bảng nạp âm lục thập hoa giáp mới. (Cơ sở và nguyên lý thiết lập bảng nạp âm mới sẽ được chứng minh ở phần sau).

Theo quan điểm của tác giả, cội nguồn lý học Đông phương thuộc Việt tộc Hồng Bàng. Nó đã được xây dựng rất khoa học trên cơ sở quan sát thế giới khác quan và đã phát triển lên đến đỉnh cao ngay trong thời đại hùng Vương (sẽ chứng minh trong phần sau). Khi du nhập vào trung quốc, do một số nguyên nhân khách quan đã khiến tính chính xác, khoa học của ngành môn khoa học này bị suy giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên theo tác giả, nguyên nhân chủ yếu làm giảm tính khoa học xuất phát từ chính học giả của Trung Quốc. Với cách học “tầm chương trích cú” của nho học, nặng về lý thuyết và xa rời thực tế đã đưa nhiều quan niệm phản hoa học, đi ngược lại tiên đề “Âm dương - Ngũ hành” vào lí học Đông phương. Kết quả là lý học Đông phương hiện này mang nặng tính triết học, triết lý và tính khoa học bị lu mờ.

CHƯƠNG III

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TÍNH TOÁN

3.1. Tính toán phục vụ cho các vấn đề liên quan

Bảng 3 tính lực hấp dẫn của các hành tinh lên một điểm tại tâm mặt trời theo công thức tính lực hấp dẫn của Newton (Xin tham khảo diễn giải tính lực hấp dẫn trong tiểu luận 1 {28}). Mặt trời chiếm hơn 98,8% khối lượng của toàn bộ hệ mặt trời. Trong các hành tinh trong hệ mặt trời. Sao thổ và sao Mộc chiếm phần lớn khối lượng (92.46% khối lượng). Dựa vào bảng 3, ta dễ thấy vị thế ảnh hưởng tuyệt đối của Mộc và Thổ tinh so với những hành tinh còn lại trong hệ mặt trời.

Bảng 3: Tính lực hấp dẫn

Posted Image

TT Tên Thiên thể Khoảng cách đến tâm mặt trời (Km) Khối lượng (Kg) % khối lượng các hành tinh Lực Hấp dẫn (tuyệt đối) Lực Hấp dẫn (so với sao thủy)

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

9 Diêm Vương 5.91E+12 1.300E+22 0.0005% 4.944E+22 0.00

8 Hải Vương 4.50E+12 1.024E+26 3.8390% 6.716E+26 0.05

7 Thiên Vương 2.87E+12 8.685E+25 3.2547% 1.398E+27 0.11

6 Thổ 1.43E+12 5.685E+26 21.3053% 3.705E+28 2.84

5 Mộc 7.78E+11 1.899E+27 71.1550% 4.157E+29 31.82

4 Hỏa 2.28E+11 6.419E+23 0.0241% 1.639E+27 0.13

3 Trái đất 1.50E+11 5.974E+24 0.2239% 3.541E+28 2.71

2 Kim 1.08E+11 4.869E+24 0.1825% 5.516E+28 4.22

1 Thủy 5.79E+10 3.302E+23 0.0124% 1.306E+28 1.00

Mặt Trăng 7.343E+22 0.0028%

Tổng cộng 2.668E+27 100%

(Khối lượng mặt trời = 1.989E+30)

3.2. Kết quả quan trắc bằng phần mềm AstroViewer

Trước khi đưa ra kết quả quan trắc sự giao hội thẳng hàng giữa Mặt trời, Thổ tinh và Mộc tinh (Giao hội Mộc - Thổ), tác giả xin mô tả cách đặt vị trí và thông số để quý vị quan tâm dễ kiểm tra:

+ Tác giả sử dụng AstroViewer online.

+ Địa điểm quan trắc đặt tại khu vực đồng bằng sông Hồng – Hà Nội.

+ Do Thổ tinh và Mộc Tinh ở xa mặt trời và chuyển động khá chậm nên khoảng giao hội Mộc - Thổ khá lâu. Tuy nhiên do chương trình chỉ hỗ trợ người xem quan sát trực quan nên không có thông số chính xác thời điểm giao hội Mộc - Thổ. Tác giả chỉ chụp lại ảnh tại những ngày mùng 1 đầu tháng có xảy ra giao hội Mộc - Thổ để đối sánh và kiểm chứng (Sai số của cách làm “thủ công” này nằm trong khoảng ± 1 tháng cho mỗi lần giao hội). Để tính toán chính xác giao hội Mộc - Thổ khá phức tạp do quỹ đạo có hình elip và vận tốc các hành tinh thay đổi tùy theo vị trí trên quỹ đạo của nó.

+ Khoảng thời gian khảo sát chính trong 180 năm (3 Hoa giáp, từ năm 1924 đến năm 2104. Tác giả thấy không cần thiết không cần thiết khảo sát nhiều hơn vì bội chung nhỏ nhất hai chu kỳ của Thổ Tinh và Mộc tinh khoảng 60 năm (sai số khá nhỏ).

Sau đây là bảng khảo sát (tham khảo hình chụp tại cuối mục này).

Bảng 4: Thời gian giao hội Mộc Thổ

TT Thời gian Chênh thời gian

Ngày Năm 360 ngày

(1) (2) (3) (4)

1 1/12/1930

2 1/11/1940 3623 10.064

3 1/9/1951 3956 10.989

4 1/5/1961 3530 9.806

5 1/1/1971 3532 9.811

6 1/5/1981 3773 10.481

7 1/6/1990 3318 9.217

8 1/6/2000 3653 10.147

9 1/3/2011 3925 10.903

10 1/11/2020 3533 9.814

11 1/9/2030 3591 9.975

12 1/12/2040 3744 10.400

13 1/1/2050 3318 9.217

14 1/1/2060 3652 10.144

15 1/8/2070 3865 10.736

16 1/5/2080 3561 9.892

17 1/5/2090 3652 10.144

18 1/8/2100 3744 10.400

19 1/8/2109 3287 9.131

65257 181.2694444

Trong đó:

+ 6 giao hội Mộc - Thổ đầu (từ 1-6, màu xanh) khảo sát trong lục thập hoa giáp đầu tiên năm 1984 đến năm 2044(theo dương lịch hiện nay)

+ 6 giao hội Mộc - Thổ tiếp theo (từ 7-12, màu đỏ) khảo sát trong lục thập hoa giáp thứ hai từ năm năm 2044 đến năm 2104(theo dương lịch hiện nay)

+ 6 giao hội Mộc - Thổ tiếp theo (từ 7-12, màu đỏ) khảo sát trong lục thập hoa giáp thứ hai từ năm năm 2044 đến năm 2104(theo dương lịch hiện nay)

+ Tác giả khảo sát thêm lần giao hội Mộc - Thổ thứ 19 thuộc lục thập hoa giáp thứ 4 để làm căn cứ tính khoảng thời gian trung bình của 6 liên tiếp lần trong 3 chu kỳ lục thập hoa giáp đang xét (bài toán trồng cây, 18 khoảng thì cần 19 điểm khảo sát)

+ Cột (2) là thời điểm giao hội Mộc - Thổ thứ i.

+ Cột (3) là khoảng cách ngày giữa 2 lần giao hội Mộc - Thổ liên tiếp

= (i+1) (2) – i (2)

+ Cột (4) là khoảng thời gian giữa 2 lần giao hội Mộc - Thổ tính theo năm có 360 ngày (ta thấy cứ khoảng 10 năm lại có giao hội Mộc - Thổ).

Ta được khoảng cách giữa lần giao hội Mộc - Thổ thứ 19 với lần giao hội Mộc - Thổ đầu tiên là 6527 ngày, tương đương 181,269 năm (360 ngày). Tương với 60.423 năm (360 ngày) và 59,595 năm TL(tây lịch).

Do tác giả quan trắc chỉ chính xác đến tháng nên sai số phép trừ (theo hướng bất lợi nhất) giữa lần giao hội Mộc - Thổ thứ 19 và lần đầu là 2 tháng. Lấy dôi hẳn ra làm 3 tháng thì mỗi chu kỳ 7 lần giao hội Mộc - Thổ (tương đương 6 khoảng) có sai số là 1 tháng tương đương 1/12= 0.0833 năm.

Như vậy mặc dù không tính chính xác được chu kỳ 7 lần giao hội Mộc - Thổ nhưng có thể thầy khoảng thời gian đó gần với con số (60,423 ± 0,1) năm.

Tác giả chỉ đã chụp lại 6 giao hội Mộc - Thổ trong lục thập hoa giáp (theo dương lịch hiện nay) từ năm 1924 đến năm 1983 để quý vị quan tâm tham khảo. Các chu kỳ khác cũng diễn ra tương tự. Tuy nhiên cần chú ý do chu kỳ 7 lần giao hội Mộc - Thổ liên tiếp nhỏ hơn 59,595 năm dương lịch nên sẽ có sai lệch vài tháng sau mỗi 60 năm. Vị trí giao hội sẽ không cố định trên quỹ đạo.

Hình 7: 1/12/1930 - giao hội Mộc - Thổ thẳng hàng khác phía

Posted Image

Hình 8: 1/11/1940 - giao hội Mộc - Thổ cùng phía

Hình 9: 1/9/1951- giao hội Mộc - Thổ khác phía

Posted Image

Hình 10: 1/5/1961- giao hội Mộc - Thổ cùng phía

Hình 11: 1/1/1971 - giao hội Mộc - Thổ khác phía

Posted Image

Hình 12: 1/5/1981 - giao hội Mộc - Thổ cùng phía

3.3. Hiện tượng thủy triều

Cần quan tâm một chút tới hiện tượng thủy triều để thấy được tác động cộng gộp của lực hấp dẫn. Theo tác giả, thủy triều là một căn cứ để người xưa có thể tính toán một cách định lượng ảnh hưởng của thất tinh (Mặt trời, mặt trăng, Thủy, Kim, Hỏa, Mộc, Thổ tinh) trong hệ mặt trời.

Hình 13: Thủy triều và mặt trăng Hình 14: Thủy triều và mặt trời, mặt trăng

Posted Image

Hình 15: Thủy triều và mặt trời, mặt trăng

Như vậy, có thể người xưa do trồng lúa nước hay phải quan sát trời, đất, trăng, sao nhờ đó đã biết được mức độ ảnh hưởng của các hành tinh đối với trái đất và vai trò của nó trong hệ mặt trời. Thực tế một quan điểm đã được chứng minh và thừa nhận rộng rãi là lý học Đông phương có quan hệ mật thiết và xuất phát từ văn minh nông nghiệp lúa nước.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhật Tâm xin chân thành cáo lỗi với tất cả quý vị quan tâm về sự chậm trễ trong việc sửa lỗi trình bày bài viết.

Không rõ lý do tại sao mấy ngày qua Nhật Tâm không thể và được diễn đàn. (Hiện tại mặc dù đã vào được nhưng vẫn phải chời rất lâu mới mở được 1 trang của diễn đàn). Có thể IP của Nhật Tâm ở bên Mỹ nên bị lọc bởi "tường lửa" ở Việt Nam.

Hiện tại Nhật Tâm đã vào học kỳ mới đồng thời cũng phải đi làm nên không có nhiều thời gian viết trả bài trả lời. Nhật Tâm cũng xin cáo lỗi vì sự chậm trễ trong trả lời các câu hỏi của quý vị quan tâm.

Kính mong quý vị quan tâm đóng góp ý kiến, chỉ bảo để Nhật Tâm sửa lỗi và hiểu biết thêm về lý học Đông phương.

Nhật Tâm có ít hiểu biết về lý học Đông phương nên cũng mong quý vị quan tâm cùng trao đổi và bàn luận (với những người quan tâm khác và với Nhật Tâm) để Nhật Tâm có dịp củng cố thêm kiến thức của mình.

Nhật Tâm xin Trân trọng cảm ơn.

Nhật Tâm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

CHƯƠNG IV:

CỘI NGUỒN LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG

4.1. Lịch Việt – Hồng Bàng

4.4. Lý giải phương pháp lập nên Hà đồ

Trong tiểu luận 1 tác giả đã lý giải hai “cặp bài trùng” Mộc - Kim và Thủy – Hỏa tinh. Giải thích về âm dương trong các hào dịch.

“ Hào 6 Thổ

Hào cửu Mộc

Hào 4 Hỏa

Hào 3 TĐ – thổ

Hào 2 Kim

Hào Sơ Thủy” {28}

Như vậy có thể thấy Mộc tinh và Thổ tinh lần lượt sinh 5 hành Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Hành mộc sinh đầu tiên có sự cộng hợp mạnh nhất và Mộc tinh có vai trò quan trọng việc hình thành ngũ hành vì vậy đặt nó trùng với phương mặt trời mọc thể hiện sự khởi đầu, sự sinh sôi.

Đọc đi rồi đọc lại, có tới năm lần bảy lượt, mà vẫn chưa hiểu, tại sao Mộc tinh và Thổ tinh lại lần lượt sinh 5 hành (?)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đọc đi rồi đọc lại, có tới năm lần bảy lượt, mà vẫn chưa hiểu, tại sao Mộc tinh và Thổ tinh lại lần lượt sinh 5 hành (?)

Kính chào cụ Hà Uyên,

Cám ơn cụ đã quan tâm đến bài viết. Câu này rõ ràng là Nhật Tâm viết sai. Thổ, Mộc tinh không sinh ra ngũ hành. Việc sinh ngũ hành không thể do hai hành tinh này quyết định. Khi viết câu này Nhật Tâm nghĩ theo hướng: ban đầu khi người xưa muốn xác định thời điểm để phối ngũ hành cho từng năm đã dựa vào giao hội Mộc – Thổ để làm căn cứ. Luận về bản chất âm dương ngũ hành sinh vạn vật. Ý cảu đoạn này là dùng Mộc và Thổ tinh để định ngũ hành cho các năm lần lượt theo chiều tương sinh.

Nhật Tâm xin cám ơn cụ chỉ lỗi.

Trân trọng.

Nhật Tâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính chào quý vị quan tâm

Nhật Tâm xin bổ sung một bằng chứng mới tìm được một đoạn trong bài viết về thiền Sư Lê Mạnh Thát. Trước khi viết cả hai tiểu luận khoảng 2 tháng, Nhật Tâm đã đọc bài này nhưng không chú ý đến chi tiết về lịch 360 ngày. Nay tình cờ đọc lại mới phát hiện ra bằng chứng rất quan trọng cho sự tồn tại hệ lịch 360 ngày thời Hùng Vương.

"Tiếp theo và cùng với chữ viết là lịch pháp. Lâu nay chưa ai biết dân tộc ta thời đại Hùng Vương sắp xếp ngày tháng như thế nào. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn từng đoán: "Văn hóa Trống đồng của nước Văn Lang chắc đã dùng năm 12 tháng, tháng lần lượt 29-30 ngày cũng không hẳn là vô lý" (Lịch và lịch Việt Nam, Tập san Khoa học xã hội, Paris, 1982, trích từ Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập 1, NXB Tổng hợp TP.HCM 2006, trang 71). Nay những phát hiện trong Lục độ tập kinh cho phép khẳng định được lời đoán của giáo sư Hoàng Xuân Hãn. Những câu chuyện ghi trong tập kinh này cho thấy, nước ta thời Hùng Vương đã dùng hệ thống lịch chia năm ra 360 ngày, phân bổ thành 4 mùa, mỗi mùa có 3 tháng và đã dùng đơn vị tuần, mỗi tuần 7 ngày. Đối chiếu với những tài liệu cổ Trung Quốc thì thấy hệ thống lịch nước ta khác với lịch Trung Quốc cùng thời, vì lịch Trung Quốc thời đó mỗi năm 366 ngày và một đơn vị tuần của họ có tới 10 ngày. Nó cũng không giống Ấn Độ, vì tuần của Ấn Độ thời đó có 15 ngày. Phát hiện này cho phép kết luận nước ta thời Hùng Vương đã có lịch pháp riêng của một nhà nước độc lập. Giáo sư Lê Mạnh Thát cho rằng, để bảo lưu được một hệ thống lịch pháp như thế, các câu chuyện trong Lục độ tập kinh chắc chắn phải được lưu truyền "vào thời hệ thống lịch đó còn hiệu lực", tức là từ năm 43 trở về trước, bởi vì sau năm đó nhà Hán đã chiếm nước ta, một sự bảo lưu như thế dứt khoát không thể nào xảy ra dưới bộ máy đàn áp của Mã Viện... "

http://thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?t=2915

Trân trọng.

Nhật Tâm

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Nhật Tâm

+ Trên trống Đồng Đông Sơn, quỹ đạo của Mộc Tinh và Thổ Tinh đều được chia vạch (tương tự trên trống đồng Phú Phương), đây tượng trưng cho việc chia ngày, tháng, năm dựa vào quỹ đạo hai hành tinh này.

+ Trên trống Đồng Đông Sơn, quỹ đạo của Mộc Tinh và Thổ Tinh được ghép sát nhau chứng tỏ nó liên hệ đặt biệt mật thiết với hệ lịch. Cần phải dựa vào quỹ đạo cả hai hành tinh để làm ra lịch vậy.

Hình 17: Trống Đồng Đông Sơn - Việt Nam

Posted Image

Chúng ta chú ý số vạch của các quỹ đạo hành tinh đềm hướng tâm mặt trời, số lượng vạch của mỗi vòng tròn là mức độ chính xác quan trắc phương vị nhiều hơn 1 độ / 360 độ là do quan trắc chu kỳ sao Mộc 12 năm dài và nội suy tương ứng các hành tinh khác?.

Gia hội Mộc Thổ là cơ sở quan trắc

Ta thấy trạm quan sát là Trái đất, Trục quy chiếu là Giao hội Mộc Thổ và quán xét các hành tinh khác (dĩ nhiên có quan trắc Xuân Hạ thu Đông) trong khi các hành tinh đều vận động, vì vậy không thể nhận biết được chính chu kỳ quay của Mộc tinh và vì vậy theo Hoangnt phải có một trục quy chiếu khác cố định trong không gian.

Như vậy có thể thấy Mộc tinh và Thổ tinh lần lượt sinh 5 hành Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Hành mộc sinh đầu tiên có sự cộng hợp mạnh nhất và Mộc tinh có vai trò quan trọng việc hình thành ngũ hành vì vậy đặt nó trùng với phương mặt trời mọc thể hiện sự khởi đầu, sự sinh sôi. Hành Kim được đặt đối diện ở hướng tây do cùng cặp có sự biến thiên lực hấp dẫn lớn (mức độ thay đổi ảnh hưởng). Hành thủy và hỏa bố trí đối nhau, hành hỏa ở phương nam để đảm bảo nhất quan cùng chiều của vòng tương sinh và vòng vận khí và theo chiều dương quy ước của lý học Đông phương. Cách bố trí như vậy không hề làm mất tính tổng quát và không đưa thêm tham số hướng, thời gian vào trong Hà đồ. Khi độ số 5 đã ở vị trí trung tâm thì 1 đến 4 số 3 là số Dương lớn ứng với Mộc. Kim cặp bài trùng tương khắc với Mộc phải mang số Âm mạnh là 4 (điều này phù hợp với độ biến thiên lực hấp dẫn của Kim tinh nhiều hơn Mộc tinh – xem tiểu luận 1). Số 1 và 2 dành cho cặp bài trùng yếu Thủy - Hỏa vậy nên dành số 1 cho thủy ở phương được an vị ở phương bắc là phù hợp: Thủy tinh có độ biết thiên lực hấp dẫn nhỏ nhất, ít ảnh hưởng nhất và nó cũng là hành tinh đầu tiên tính từ mặt trời ra. Trong nhiều nền văn hóa người ta cho rằng Sao hỏa và sao Kim có ảnh hưởng không tốt (như Mộc và Thủy) cho con người gán cho số âm. Mộc và Thủy ngược lại ảnh hưởng tích cực nên mang số dương vậy. Tiếp theo là phép cộng số học thuần túy (đương nhiên là người xưa có lý lẽ riêng cho phép cộng này). Điều thấy rõ nhất là việc tạo ra hai sự cân bằng âm dương cho độ số của các hành. Thổ (5, 10); Kim (4, 9); Thủy (1, 6); Mộc (3, 8); Hỏa (2, 7). Chính nguyên nhân này mà Hà đồ có số 10 còn Lạc thư thì không.

Hành mộc ở Phương Đông Bắc; Đông có thể là nơi thấy sao Mộc rõ nhất hoặc xa nhất tại thời gian của địa chi (tương tác mạnh nhất tới trái đất do gần nhất?), nên xem lại bởi chương trình thiên văn và cũng đúng với đặt nó trùng với phương mặt trời mọc thể hiện sự khởi đầu, sự sinh sôi. Tương tự cho các hành tinh khác. Lực hấp dẫn chắc người xưa chưa hiểu mà dùng quan niệm khác tương đương.

Ta đang quán xét Trái đất do vậy các hành tinh bố trí như trên do vị trí Trái đất nằm giữa sao Thủy, Kim và Mộc Thổ Hỏa. Như vậy phải xem xét tương quan của cả mặt trời so với các vị trí này?.

Ví dụ Kim đối Mộc thuận vòng tương sinh tương khắc: tạo tương tác tổng hợp Mặt trời - Kim - TRÁI ĐẤT - Mộc...

Nhật Tâm có thể chỉ ra bằng hình ảnh vị trí các hành tinh để gắn ĐỘ SỐ không. Ngoài ra có thể giải thích nội dung chính của việc tạo ra lịch Can chi với 10 Can do các yếu tố nào.

Thanks.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Nhật Tâm

+ Trên trống Đồng Đông Sơn, quỹ đạo của Mộc Tinh và Thổ Tinh đều được chia vạch (tương tự trên trống đồng Phú Phương), đây tượng trưng cho việc chia ngày, tháng, năm dựa vào quỹ đạo hai hành tinh này.

+ Trên trống Đồng Đông Sơn, quỹ đạo của Mộc Tinh và Thổ Tinh được ghép sát nhau chứng tỏ nó liên hệ đặt biệt mật thiết với hệ lịch. Cần phải dựa vào quỹ đạo cả hai hành tinh để làm ra lịch vậy.

Hình 17: Trống Đồng Đông Sơn - Việt Nam

Posted Image

Chúng ta chú ý số vạch của các quỹ đạo hành tinh đềm hướng tâm mặt trời, số lượng vạch của mỗi vòng tròn là mức độ chính xác quan trắc phương vị nhiều hơn 1 độ / 360 độ là do quan trắc chu kỳ sao Mộc 12 năm dài và nội suy tương ứng các hành tinh khác?.

Gia hội Mộc Thổ là cơ sở quan trắc

Ta thấy trạm quan sát là Trái đất, Trục quy chiếu là Giao hội Mộc Thổ và quán xét các hành tinh khác (dĩ nhiên có quan trắc Xuân Hạ thu Đông) trong khi các hành tinh đều vận động, vì vậy không thể nhận biết được chính chu kỳ quay của Mộc tinh và vì vậy theo Hoangnt phải có một trục quy chiếu khác cố định trong không gian.

Như vậy có thể thấy Mộc tinh và Thổ tinh lần lượt sinh 5 hành Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Hành mộc sinh đầu tiên có sự cộng hợp mạnh nhất và Mộc tinh có vai trò quan trọng việc hình thành ngũ hành vì vậy đặt nó trùng với phương mặt trời mọc thể hiện sự khởi đầu, sự sinh sôi. Hành Kim được đặt đối diện ở hướng tây do cùng cặp có sự biến thiên lực hấp dẫn lớn (mức độ thay đổi ảnh hưởng). Hành thủy và hỏa bố trí đối nhau, hành hỏa ở phương nam để đảm bảo nhất quan cùng chiều của vòng tương sinh và vòng vận khí và theo chiều dương quy ước của lý học Đông phương. Cách bố trí như vậy không hề làm mất tính tổng quát và không đưa thêm tham số hướng, thời gian vào trong Hà đồ. Khi độ số 5 đã ở vị trí trung tâm thì 1 đến 4 số 3 là số Dương lớn ứng với Mộc. Kim cặp bài trùng tương khắc với Mộc phải mang số Âm mạnh là 4 (điều này phù hợp với độ biến thiên lực hấp dẫn của Kim tinh nhiều hơn Mộc tinh – xem tiểu luận 1). Số 1 và 2 dành cho cặp bài trùng yếu Thủy - Hỏa vậy nên dành số 1 cho thủy ở phương được an vị ở phương bắc là phù hợp: Thủy tinh có độ biết thiên lực hấp dẫn nhỏ nhất, ít ảnh hưởng nhất và nó cũng là hành tinh đầu tiên tính từ mặt trời ra. Trong nhiều nền văn hóa người ta cho rằng Sao hỏa và sao Kim có ảnh hưởng không tốt (như Mộc và Thủy) cho con người gán cho số âm. Mộc và Thủy ngược lại ảnh hưởng tích cực nên mang số dương vậy. Tiếp theo là phép cộng số học thuần túy (đương nhiên là người xưa có lý lẽ riêng cho phép cộng này). Điều thấy rõ nhất là việc tạo ra hai sự cân bằng âm dương cho độ số của các hành. Thổ (5, 10); Kim (4, 9); Thủy (1, 6); Mộc (3, 8); Hỏa (2, 7). Chính nguyên nhân này mà Hà đồ có số 10 còn Lạc thư thì không.

Hành mộc ở Phương Đông Bắc; Đông có thể là nơi thấy sao Mộc rõ nhất hoặc xa nhất tại thời gian của địa chi (tương tác mạnh nhất tới trái đất do gần nhất?), nên xem lại bởi chương trình thiên văn và cũng đúng với đặt nó trùng với phương mặt trời mọc thể hiện sự khởi đầu, sự sinh sôi. Tương tự cho các hành tinh khác. Lực hấp dẫn chắc người xưa chưa hiểu mà dùng quan niệm khác tương đương.

Ta đang quán xét Trái đất do vậy các hành tinh bố trí như trên do vị trí Trái đất nằm giữa sao Thủy, Kim và Mộc Thổ Hỏa. Như vậy phải xem xét tương quan của cả mặt trời so với các vị trí này?.

Ví dụ Kim đối Mộc thuận vòng tương sinh tương khắc: tạo tương tác tổng hợp Mặt trời - Kim - TRÁI ĐẤT - Mộc...

Nhật Tâm có thể chỉ ra bằng hình ảnh vị trí các hành tinh để gắn ĐỘ SỐ không. Ngoài ra có thể giải thích nội dung chính của việc tạo ra lịch Can chi với 10 Can do các yếu tố nào.

Thanks.

Chào anh Hoàngnt,

Đúng là người xưa chỉ có thể quan sát bằng mắt thường thấy 5 hành tinh từ trái đất. Tuy nhiên với những gì thể hiện trên trống Đồng thì Nhật Tâm cho là lý giải Hà Đồ không nhất thiết phải gắn liền với trái đất. Có nghĩa là người xưa đã tính toán tương đối chính xác chu kỳ của 5 hành tinh quanh hệ mặt trời và lập ra một môt hình hệ mặt trời từ đó làm cơ sở xây dựng Hà Đồ

Hà đồ bố trí ngũ hành trên mặt phẳng 2 chiều nhưng thực tế ta ở trong không gian 3 chiều. Điều này rất khó lý giải cho trọn rõ ràng. Khi không có hướng dẫn cụ thể cách đặt Hà Đồ thì có thể thấy nghich lý sau. Giả sử anh Hoangnt Việt Nam và Nhật Tâm ở Mỹ cùng dùng Hà đồ (cách nửa vong trái đất), nếu lấy điểm nhìn từ ngoài vũ trụ thì chúng ta đặt Hà Đồ hoàn toàn ngược nhau (Hình dung như vật thể đối nhau qua gương). Tại sao lại có việc này? cần phải lý giải hợp lý.

Trường hợp chứng minh được Hà Đồ đúng cho tất cả các vị trí trên trái đất. Ta giả sử dùng Hà đồ trên Hỏa tinh. Liệu có xoay ngũ hành để đổi hành Hỏa vào giữa để thành Hà Đồ mới?

Nhật Tâm nghiêng về khả năng Hà đồ đúng cho mọi vị trí trong vũ trụ thuộc không gian 3 chiều. Nhưng cần xác định cách đặt mặt phẳng Hà Đồ và xoay chuẩn hướng của hành Mộc.

Những điều Nhật Tâm viết về Hà Độ trong 2 tiểu luận chỉ mang tính giải thích hợp lý cho việc bố trí trên Hà Đồ. Về Độ số Nhật Tâm chưa có thêm ý tưởng gì. Liên quan giữa tên gọi của các hành tinh và đặt Độ Số của Hà Đồ Nhật Tâm thấy có vài nét khá “đẹp” như hình dưới đây. Cũng chưa thấy thêm được gì cụ thể.

Posted Image

Nhật Tâm tự học là chính nên chưa biết nhiều về lịch Can chi. Bác Vô Trước có nói thời gian, không gian cũng là thuộc tính của vật chất cho nên việc lịch can chi để trợ giúp tính toán thời điểm thịnh suy và chuyển giao của ngũ hành mà không phải phụ thuộc nhiều vào quan sát tự nhiên. 10 can là do bộ số 2x5 tạo thành. Như vậy thiên Căn là từ âm dương và ngũ hành. Dựa vào thực tế nào mà người xưa dùng hai số này thì Nhật Tâm cũng không rõ. Số 2 là Âm dương thì đã có nhiều người lý giải. Thuyết M-theory của phương tây là hợp của 5 thuyết string (dựa trên 5 phương tình toán học) đã chứng tỏ dùng số 5 là có cơ sở thực tiễn. Posted Image

Việc tạo ra 12 chi có lẽ một nguyên nhân là có tới 2 hành tinh mang hành thổ. Hành thổ đúng là có vai trò đặc biệt trong không gian 3 chiều. Tuy nhiên Nhật Tâm vẫn nghiêng về quan điểm 5 hành hoàn toàn bình đẳng. Hiện tại chưa thể kiểm chứng được sự tồn tại của chiều không gian cơ sở nên chưa thể có nhận định gì thêm.

Hiện tại Nhật Tâm quá bận nên đã phải tạm dừng việc tìm hiểu sâu hơn lý học Đông phương. Nhật Tâm vẫn cố gắng sắp xếp thời gian thỉnh thoảng lên diễn đàn để cập nhật thông tin. Anh có ý tưởng gì mới mong được chia xẻ để Nhật Tâm học hỏi.

Trân Trọng,

Nhật Tâm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay