VIETHA

Dùng Lvdt Dự Báo Thời Tiết Trong Dịp Tổ Chức đại Lễ 1000 Năm Thăng Long ?

462 bài viết trong chủ đề này

CHUYỆN XẢ SÌ CHOÉT

================================

Những người có khả năng đặc biệt do cấu trúc địa sinh học tự nhiên của cơ thể đặc biệt của họ thì mới xứng đáng gọi là "dị nhân". Còn những khả năng có thể truyền đạt được bằng ngôn ngữ, ký tự để người khác cũng làm được thì đó là khả năng nhận thức bình thường.

Thiên Sứ

================================

Những kẻ thích đùa với tử thần

tintucvietnam

07/10/2010 16:03 (GMT +7)

1. Đi bộ trên... cánh máy bay Người đàn ông có khả năng đặc biệt này là Omar Locklear. Locklear là 1 phi công, vào năm 1918, ông đã phát hiện ra rằng mình có thể đi bộ trên cánh máy bay khi nó đang ở trên không trung.

Lần đầu tiên ông đã đi bộ ra ngoài máy bay để sửa chữa 1 vấn đề gì đó từ động cơ của chiếc máy bay. Từ đó ông đã trở thành 1 diễn viên đóng thế nổi tiếng tại Hollywood. Tuy nhiên sự nghiệp của ông không kéo dài lâu, vào năm 1920, trong 1 lần biểu diễn, máy bay của ông bất ngờ bốc lửa và Locklear cùng người trợ lý Milton Elliott đã thiệt mạng khi chiếc máy bay bị rơi xuống đất.

Posted Image

Posted Image
Những pha biểu diễn trên không hết sức mạo hiểm.

2. Bay ra từ nòng đại bác

Nghe tưởng như chuyện đùa nhưng lại hoàn toàn có thật. Ông David Smith, người Mexico đã thực hiện màn biểu diễn nguy hiểm này tới hơn 500 lần. Màn biểu diễn được bắt đầu với việc David chui vào nòng đại bác và khi đại bác được kích nổ sẽ đẩy ông ra ngoài với vận tốc rất lớn. Sẽ có 1 tấm lưới lớn đặt ở vị trí rơi của David Smith.

Posted Image
Ông David Smith bên cạnh khẩu đại bác

Posted Image
Ông David trong lần vượt biên giới Mexico sang Mỹ.

3. Người có biệt danh Spider Man

Đó là ông Dan Goodwin, người Mỹ. Năm 1980, Goodwin đã chứng kiến 84 người phải chết trong đám cháy lớn tại khách sạn MGM Grand tại Las Vegas, Mỹ. Ông đã cho rằng những người đó có thể được cứu thoát nếu ông được cho phép leo lên các tòa nhà để kéo dây cáp đưa những người bị nạn xuống. Sau đó, ông đã bị mọi người cho là kẻ mất trí. 1 năm sau, Goodwin đã leo lên tháp Sears tại Mỹ với trang phục Spider Man tự chế và không cần dùng bất kỳ thiết bị bảo hiểm nào. Sự kiện này đã làm mọi người thay đổi cách nhìn về Goodwin và mọi người gọi ông là Spider Man. Từ thời điểm đó, ông đã leo lên rất nhiều tòa nhà cao tầng khác.

Posted Image
Ông Goodwin thời còn trẻ.

Mới đây nhất, vào tháng 9 năm nay, ở tuổi 54, ông đã leo lên tòa nhà Millennium cao 58 tầng tại San Francisco, nước Mỹ để treo lá quốc kỳ Mỹ với thông điệp rằng việc chinh phục tòa nhà này của mình nhằm mục đích chứng minh rằng các tòa nhà cao tầng vẫn có thể bị tấn công dễ dàng bởi những tên khủng bố. Sau đó ông ngay lập tức bị cảnh sát bắt giữ với lý do gây mất trật tự công cộng.

Posted Image
Mới đây nhất ở tuổi 54 ông đã trèo lên tòa nhà 58 tầng để treo lá quốc kỳ Mỹ.

4. Đi bộ trên "không trung"

Ngày 7/8/1974, Philippe Petit đã có 1 màn biểu diễn vô cùng ấn tượng tại tòa tháp đôi nổi tiếng của Mỹ (tòa tháp này đã bị đánh sập trong vụ khủng bố ngày 11/9/2001). Ông đã cùng 1 số người bạn bắc 1 đoạn dây cáp nặng hơn 200kg nối 2 tòa Tháp đôi dài khoảng 42m. Sau đó, Philippe với khả năng giữ thăng bằng tuyệt vời của mình đã đi bộ qua lại 8 lần trên đoạn dây này trong 1 tiếng đồng hồ. Ngay sau đó thì ông đã bị cảnh sát bắt giữ do thực hiện hành động nguy hiểm mà không được cấp phép.

Posted Image
Ông Philippe trong những lần tập luyện.

Posted Image
Thời gian sau, Philippe đã được mời tham dự rất nhiều sự kiện lớn để thể hiện khả năng của mình...

Posted Image
Trong các lần biểu diễn tiếp theo.

5. Đi xe đạp trên dây

Nghệ sĩ Nik Wallenda, người Đức mới đây đã phá kỷ lục của chính mình khi đạp xe trên dây cao 80m so với mặt đất mà không sử dụng lưới an toàn. Trong lần thực hiện kỷ lục mới này, Nik đã đi xe đạp với đoạn đường hơn 3m trên dây nối giữa 2 khách sạn tại khu nghỉ dưỡng Paradise Island Atlantis ở Bahamas. Mặc dù thời tiết không thuận lợi, gió to nhưng Nik vẫn hoàn thành màn trình diễn 1 cách an toàn.

Posted Image

Đi xe đạp trên dây

6. Giữ thăng bằng ô tô trên đầu

Người có màn trình diễn nguy hiểm này là ông John Evans, người Anh. John nổi tiếng khắp thế giới với "cái đầu khỏe và khéo" có thể giữ thăng bằng rất nhiều vật nặng. Ngày 24/5/1999, John Evans đã dùng đầu của mình giữ được cả 1 chiếc ô tô nặng 159,6kg trong vòng 33 giây. Kỷ lục này của John còn được đánh giá rất cao vì ông đã đứng giữa trời gió to để thực hiện.

Posted Image
Ông John Evans.

Posted Image
Lần lập kỷ lục với chiếc ô tô trên đầu.

Posted Image
Ông đã đi rất nhiều nơi trên thế giới để thể hiện khả năng của mình.

7. Uốn éo trên độ cao 1000m

Eskil Ronningsbakken - một nghệ sỹ lâu năm đã thử sức bằng cách giữ thăng bằng trên một cái ghế dài đặt ở tảng đá nổi tiếng Kjeragbolten nằm giữa hai ngọn núi cao 1.000 mét ở Rogaland, Na Uy.

Posted Image

Để thêm phần kịch tính, Eskil cũng quyết định biểu diễn luôn màn đứng bằng tay trên một đường ray cũ trong núi nhìn ra con đường Trollstigen quanh co ở Na Uy. Đáng sợ hơn nữa, Eskil và học sinh của mình còn thực hiện một màn trình diễn "thót tim": giúp nhau thăng bằng.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Theo 24h

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tổng duyệt diễu binh tại quảng trường Ba Đình

08/10/2010 1:16

(TNO) Tối 7.10, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đã diễn ra buổi tổng duyệt các màn diễu binh, diễu hành để biểu diễn vào sáng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Đúng như kịch bản, 17 khối bộ đội, công an, an ninh, dân quân tự vệ tiến hành phần diễu binh.

Phần diễu hành chia làm ba khối nhỏ, gồm khối Hà Nội có xe rước rồng thời Lý, xe rước biểu trưng Hà Nội, xe rước bằng chứng nhận Hoàng Thành Thăng Long là Di sản văn hóa thế giới.

Theo sau là các khối diễu hành theo xe của đại diện các cơ quan, đoàn thể trong cả nước.

Khối nghệ thuật đi sau cùng, biểu diễn các tiết mục nghệ thuật chào mừng như múa cờ, xiếc, múa mô phỏng trong vòng nửa giờ.

Trong buổi tối tổng duyệt, tuy không có màn máy bay trực thăng mang cờ Đảng, cờ Tổ quốc bay dọc bầu trời, nhưng không vì thế mà không khí kém sôi động. Tất cả đều sẵn sàng cho buổi sáng ngày Đại lễ, đồng thời là ngày kỷ niệm 56 năm giải phóng thủ đô, sáng 10.10.

Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi tổng duyệt:

Posted Image

Hình ảnh ngọn đuốc cháy rực sáng góc trời, biểu hiện cho hào khí Thăng Long - Hà Nội

Posted Image

Màn diễu binh của các chiến sĩ

Posted Image

Đoàn quân nhạc

Posted Image

Màn diễu binh của các nữ cảnh sát

Posted Image

Bộ đội đặc công

Posted Image

Bộ đội biển trong trang phục xanh thẳm như màu biển khơi, từng tốp từng tốp tiến qua lễ đài trong tiếng nhạc trầm hùng

Posted Image

Trong trang phục truyền thống, các công nhân diễu hành

Posted Image

Màn múa cờ Tổ quốc, cờ Đảng làm không khí thêm tưng bừng, sôi động

http://www.thanhnien.com.vn/tnotuansan/Pictures201002/TieuKhuong/211/02/anh-9

Thanh niên Việt Nam thời đại mới, căng tràn sức trẻ và nhiệt huyết

http://www.thanhnien.com.vn/tnotuansan/Pictures201002/TieuKhuong/211/02/anh-9

Đoàn diễu hành các dân tộc trên khắp đất nước Việt Nam

Posted Image

Đoàn xe diễu hành, với biểu tượng rồng thời Lý

Posted Image

Theo sau là xe biểu tượng Thăng Long - Hà Nội ngàn năm rực rỡ sắc màu

Posted Image

Xe chở biểu tượng các tôn giáo Việt Nam hình đài sen

Posted Image

Xe biểu tượng báo chí cách mạng Việt Nam

Posted Image

Doanh nhân Việt Nam, quyết tâm góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội của đất nước

Posted Image

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài diễu hành

Posted Image

“Trung thành, sáng tạo, gương mẫu, tận tụy”- khẩu hiệu trên xe biểu tượng của công chức, viên chức Việt Nam

Posted Image

Biểu tượng hình chim lạc, tượng trưng cho đất nước Việt Nam giàu truyền thống lịch sử

Posted Image

Sau các tiết mục diễu binh diễu hành, phần biểu diễn bắt đầu, với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong trang phục áo dài, nón lá

Posted Image

Thanh niên Việt Nam, quyết tâm học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Posted Image

Màn biểu diễn văn nghệ múa cờ ngày hội non sông

Posted Image

Các tiết mục văn nghệ đặc sắc, nhiều màu sắc trong tiếng nhạc sôi động cũng khiến cho buổi lễ thêm rộn ràng

Posted Image

Màn trống hội kết thúc lễ diễu binh, diễu hành sáng Đại lễ 10.10

Lê Quân (Thực hiện)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

HANOI SÁNG 8. 10. 2010

Posted Image

Posted Image

Chợ vỉa hè.

Posted Image

Thư giãn

Posted Image

Chơi cờ trong công viên.

Posted Image

Trời thu Hanoi.

Posted Image

Nhận thấy vô thường?

Posted Image

Chuyện thường ngày ở huyện.

Posted Image

Thiên Sứ: Nước trời thu cũng như say một màu......

Vương Bột: Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc.

Posted Image

Quán vắng.....

Posted Image

Posted Image

Mặt trời ngủ quên.....

Posted Image

Posted Image

Cổ kính.

Posted Image

Posted Image

Nắng đẹp để chụp ảnh, se lạnh để mặc ves.....

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Bên lề đường......

12 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Chú,

Hi Hi Hi , Cháu thích cái tấm Chú chụp con xe wave 43K5- 4876... vì đồng hương với cháu.

Thời gian chỉ còn đếm bằng tay....không còn gì để nói nữa... Thời đại của các " Dị Nhân" đang lên.

Hy vọng hơn nữa sau Đại Lễ lần này các nhà "Khoa Học" đặc biệt là các "Tiến sỹ" sẽ nhìn Lý Học Phương

Đông bằng cách nhìn mới

Chúc Chú Luôn Khỏe...

.... Xứ Hoa Mai Luôn Hướng Về Miền Hoa Đào.......

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Chú,

Hi Hi Hi , Cháu thích cái tấm Chú chụp con xe wave 43K5- 4876... vì đồng hương với cháu.

Thời gian chỉ còn đếm bằng tay....không còn gì để nói nữa... Thời đại của các " Dị Nhân" đang lên.

Hy vọng hơn nữa sau Đại Lễ lần này các nhà "Khoa Học" đặc biệt là các "Tiến sỹ" sẽ nhìn Lý Học Phương

Đông bằng cách nhìn mới

Chúc Chú Luôn Khỏe...

.... Xứ Hoa Mai Luôn Hướng Về Miền Hoa Đào.......

Là con dân Đại Việt ai cũng mong cho "Quốc Thái dân an mưa thuận gió hoà" Mong cho đại lễ 1000 năm Thăng Long thành công , Nhưng không ai không đau lòng trước cảnh lũ lụt miền trung đã có hơn 60 người chết.

Mong rằng những người có chút hiểu biết về lý học cũng đừng ảo tưởng về mình mà phải luôn cố gắng góp chút công sức nhỏ bé của mình trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước đúng như mong ước của bác Hồ. Tôi nói lời này cũng tự đáy lòng mình không muốn đọng chạm đến ai mong được bỏ qua.

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hà Nội hủy bắn pháo hoa 29 điểm, dành tiền tặng miền Trung

Thứ Sáu, 08/10/2010, 11:36 (GMT+7)

TTO - Sáng nay 8-10, Thường trực Thành uỷ TP Hà Nội đã ra thông báo về việc không tổ chức bắn pháo hoa tại 29 điểm trên địa bàn Hà Nội trong dịp đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Posted Image

Ngâm lâu ngày trong nước lũ mái nhà phủ một lớp bùn non ở Hà Tĩnh - Ảnh: Văn Định

Theo đó, nhằm tiếp tục chia sẻ, đồng thời thể hiện sâu sắc hơn nữa tình cảm và trách nhiệm của thủ đô đối với cả nước nói chung, đối với đồng bào các tỉnh miền Trung nói riêng, Thường trực Thành uỷ quyết định không tổ chức bắn pháo hoa tại 29 điểm trên địa bàn Hà Nội (riêng quận Hoàn Kiếm có 2 điểm) trong dịp Đại lễ như theo kế hoạch đã định.

Toàn bộ kinh phí này sẽ được dành gửi tặng các tỉnh miền Trung gặp thiên tai.

Đồng thời, Thường trực Thành uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ TP Hà Nội kêu gọi các tổ chức, cá nhân tiếp tục quyên góp, ủng hộ nhằm giúp các tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra. Thành phố cũng quyết định sẽ cử các Đoàn đại biểu trực tiếp đến thăm hỏi, động viên và tặng quà các tỉnh miền Trung.

MAI THÙY

Share this post


Link to post
Share on other sites

TRƯA HANOI 8. 10. 2010

Posted Image

Posted Image

Trên đường đến nhà hàng Bí Đỏ, dự sinh nhật ông Trần Quốc Trị.

Posted Image

Toàn cảnh.

Posted Image

Cây phong giả cũng khoe lá thu vàng.....

Posted Image

Theo dòng đời......

Share this post


Link to post
Share on other sites

Để bảo đảm tính khách quan, tôi đưa bài viết này trên VTCnews vào đây quí vị so sánh với những diễn tiến xảy ra trong topic này.

Đoán kiểu dị nhân:

Sinh con đầu lòng không gái thì trai

Đăng ngày: 15:24 08-10-2010 Thư mục: Tổng hợp Theo VTC - 17 phút trước

\(VTC News) - Đi qua 2/3 thời gian Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, những dự đoán của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã bị thực tế thời tiết ở Hà Nội những ngày qua phủ nhận.

Những ngày qua, trong khi miền Trung đang khổ sở vật lộn với bão lũ thì nhà lý học Nguyễn Vũ Tuấn Anh cùng nhiều đệ tử của ông vẫn hăng say... "tự hát tự khen". Tất nhiên, nếu không phải vì "dị nhân" này khiến dư luận quan tâm như thời gian qua, sẽ chẳng ai quan tâm đến việc Nguyễn Vũ Tuấn Anh có "động thái" gì. Nhưng bởi "dị nhân" này đã mạnh miệng tuyên bố có năng lực siêu nhiên "ngăn mưa đuổi bão", nên cả "núi" câu hỏi vì sao ông không "động thủ" gì với bão lũ để cứu giúp đồng bào vẫn đang "treo lơ lửng".

Trở lại chuyện ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh và thời tiết Hà Nội dịp Đại lễ. Ở Hà Nội, Đại lễ 1000 năm đã đi được 2/3 chặng đường, và như mong mỏi của hàng triệu người dân Việt Nam, thời tiết ở Thủ đô Hà Nội những ngày vừa qua tương đối thuận lợi. Các chương trình kỷ niệm của Đại lễ đã thu hút sự chú ý của người dân, tạo ấn tượng đối với những kiều bào và khách quốc tế, hình ảnh Thủ đô Hà Nội - đất nước VN có lịch sử nghìn đời, thân thiện và đáng mến lan toả trên thế giới.

Trước đó, vấn đề thời tiết trong dịp Đại lễ được coi là nan giải và khó ứng phó của Hà Nội. Bởi với hệ thống thoát nước quá yếu như hiện nay, nếu có mưa và ngập úng, nhiều chương trình kỷ niệm sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí phải huỷ bỏ. Do vậy, nhiều phương án đã được tính đến, kể cả việc di dời địa điểm tổ chức Đại lễ hay bắn mây phòng mưa. Giữa lúc đó, ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh (bút danh Thiên Sứ) đăng đàn cho biết mình là người đã có dự báo trước về trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004 hay cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, từ đó đem "danh dự mấy chục năm hoạt động nghiên cứu cũng như tất cả những học thuyết mình đưa ra" để cam kết sẽ có thời tiết đẹp trong 7 ngày đầu Đại lễ.

Posted Image

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Tuyên bố của nhà lý học này lập tức đã thu hút sự chú ý của dư luận. Với mong muốn Đại lễ có thể thành công tốt đẹp, nên dù đa số không đồng thuận với cam kết của ông Tuấn Anh, thời gian qua các nhà khoa học, đại bộ phận công chúng cũng như các phương tiện truyền thông vẫn chú ý theo dõi sát sao "nhất cử nhất động” của "Thiên sứ" - thậm chí không cần yêu cầu "Thiên sứ" phải chứng minh năng lực siêu nhiên "ngăn mưa đuổi bão" mà chỉ cần "Thiên sứ" đoán đúng về thời tiết Đại lễ.

Thế nhưng, đi qua 2/3 thời gian Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, những dự đoán của ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã bị thực tế thời tiết ở Hà Nội những ngày qua phủ nhận hoàn toàn...

Dự báo sai, tự nhận đúng (!?)

Ngày 30/9, nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã uỷ quyền cho “đệ tử” chính thức đăng tải thông báo trên diễn đàn Lý học Đông Phương xác định thời tiết ngày 1/10 tại Hà Nội như sau: Từ 5h -15h ngày 1/10, trong phạm vi bán kính 35 km từ trung tâm Thành phố Hà Nội (Hồ Hoàn Kiếm), trời nắng đẹp và không mưa.

Nhưng thực tế, vào đầu giờ sáng ngày 1/10, trời Hà Nội âm u, tại một số khu vực trong trung tâm TP Hà Nội (theo quy ước của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, khu vực trung tâm được xác định trong phạm vi bán kính 35 km từ Hồ Hoàn Kiếm) đã có mưa vừa và mưa to.

Về sự thực này, trả lời trên Diễn đàn Lý học Đông Phương, ông Tuấn Anh cho rằng: “Nếu mưa không lớn hơn xe bồn rửa đường thì vẫn không nằm ngoài dự báo của chúng tôi. Bởi vậy, không thể căn cứ vào những cơn mưa nhỏ đó để gọi là phản biện. Hôm nay muốn nói gì thì nói, trời đã không mưa như dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương. Lễ khai mạc diễn ra ngoài trời, trời mát đủ để mặc vest và có nắng để chụp ảnh. Thiên Sứ không ướt như chuột. Tôi nghĩ thế là đủ” (?!)

Tiếp tục, đến ngày 3/10, “đệ tử” Hoàng Triều Hải đã đưa ra dự báo về thời tiết ngày 4/10 theo sự uỷ thác của "sư phụ" Thiên Sứ: “Có mưa rửa đường trên diện rộng từ đêm tới 5h sáng. Tuy nhiên, lượng mưa không lớn. Ban ngày trời không có mưa, nắng đẹp, tiết trời se lạnh. Buổi tối, tiết trời vẫn... se lạnh, không mưa để đảm bảo bà con từ Miền Nam phải mặc thêm áo gió và tất cả mọi người ra đường tham gia Đại lễ không cần mang theo áo mưa”.

Thậm chí sau đó, chính ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã lên mạng đăng tin cải chính rằng: Trong ngày 4/10, trận mưa rửa đường sẽ không xảy ra.

Nhưng thực tế: Chiều tối ngày 4/10, đã có mưa khá nặng hạt trong nhiều giờ tại khu trung tâm TP Hà Nội. Nhiều người đã “đội mưa” đi xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật!

Trước thực tế này, cả Thiên Sứ cũng như các đệ tử cùng cho rằng: Những hình ảnh người dân “đội mưa” chiều tối 4/10 là “kỳ quặc” (?!)

Về việc này, trong thư gửi VTC News, một độc giả đã bức xúc bày tỏ: “Nếu dự đoán đúng (hay có vẻ đung đúng) thì điều đó có thể là quy luật tự nhiên (đoán hay không đoán, đuổi hay không đuổi thì cũng thế), và Nguyễn Vũ Tuấn Anh có thể đoán mò mà đúng (như người chơi xổ số, chơi lô đề... cũng có thể trúng, dù chẳng có thuật gì).

Dự đoán thời tiết thì chỉ có mưa hay không mưa, nói đơn giản là xác suất 50/50. Trong thực tế, hiện tượng "không mưa lâu ngày" (5-10 ngày) không phải khi nào cũng có, nhưng không phải là không xảy ra hay quá hiếm hoi. Huống hồ, lại dự đoán theo kiểu "có thể sẽ mưa" nghĩa là có mưa cũng đúng, không mưa cũng đúng nốt, tham khảo “bám đuôi” dự đoán của Trung tâm Dự báo KTTVTƯ và quan sát thời tiết sát nút ngay gần thời điểm được dự đoán!

Việc cho phép "nói đi nói lại", chỉnh sửa lời dự đoán, kể cả dự báo sau khi đã tiến sát nút thời điểm dự báo đã bị Thiên Sứ “mập mờ” đặt dưới cái khái niệm gọi là “cận biến hoá”, độc giả phân tích trong thư.

Chuyện chưa kể về con số 7 tỷ 150 triệu đồng

Ban đầu, ông Tuấn Anh đưa ra cam kết, chỉ cần 7 tỷ 150 triệu đồng ông sẽ làm cho thời tiết Hà Nội trong vòng 7 ngày dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội sẽ không có một hạt mưa nào. Tiết trời mát mẻ và sẽ có nắng để chụp ảnh.

“Nếu không đủ 3 yếu tố trên (không mưa, thời tiết mát, có nắng – pv) sẽ không lấy tiền”, ông Tuấn Anh nhấn mạnh.

Số tiền này để làm gì? Theo tìm hiểu và chúng tôi được biết, số tiền này Thiên Sứ dự kiến dùng để mua, sửa nhà đang ở và chi phí cho việc xin giấy phép hoạt động của Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương mà ông làm Giám đốc.

Sau đó, ông Tuấn Anh đã huỷ bỏ điều kiện phải có kinh phí 7 tỷ 150 triệu đồng mà tự nguyện thực hiện cam kết không có thù lao. Ông Tuấn Anh cũng ngỏ ý sẽ có buổi làm việc chính thức và tổ chức hội thảo khoa học để công bố phương pháp thực hiện việc "ngăn mưa đuổi bão" của mình. Phương pháp này cơ bản dựa trên ý chí và năng lực của chính ông.

Rồi cũng chính ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh và các đệ tử của mình hoặc tuyên bố với báo chí hoặc công khai trên diễn đàn Lý học Đông phương rằng: “Sự việc đã được đẩy đi quá xa. Mọi người có vẻ ác cảm với lời tuyên bố "ngăn mưa" và 7 tỷ 150 triệu đồng là yêu cầu cho vui. Họ cố tình không chịu hiểu là vụ 7 tỷ chỉ là "nổ" cho vui vẻ, xôm tụ diễn đàn” (?!), “việc xác định thời tiết cũng như nhiều dự báo khác là việc thường xuyên của website lyhocdongphuong.org.vn. Hiện tượng dự báo cụ thể thời tiết trong Đại lễ cũng chỉ là một trong những việc này”...

Trả lời câu hỏi của phóng viên về thời tiết những ngày Đại lễ nếu nắng đẹp, không mưa… là do kết quả của việc huy động nguồn lực lý học (có sự tác động của ông Tuấn Anh) hay đơn thuần thời tiết những ngày này diễn ra khách quan như thế, ông Tuấn Anh nói kiểu... "sinh con đầu lòng không gái thì trai": "Một cách tổng quan thì việc dự báo thời tiết không mưa trong 7 ngày vẫn có thể có sai số, tức là có mưa. Do vậy, trong trường hợp không có sai số (không mưa) nghĩa là đã có sự tác động" (?!!).

Gia Huy - Hoàng Yến

-------------------------------

Nhời bàn của Thiên Sứ:

Những ngày qua, trong khi miền Trung đang khổ sở vật lộn với bão lũ thì nhà lý học Nguyễn Vũ Tuấn Anh cùng nhiều đệ tử của ông vẫn hăng say... "tự hát tự khen".

Đây là câu mang tính kích động. Tôi thành thật khuyên ban biên tập VTCnews nên tháo câu này xuống. Nếu không hậu quả sẽ rất khó lường. Thiên Sứ tôi chỉ là Phó Thường dân, có lỡ say xỉn thì không sao. Nhưng e rằng ở các trường hợp khác được so sánh thì phản tác dụng rất nặng nề đấy. Chắc quí vị đủ thông minh để hiểu tôi muốn nói gì. Tùy quý vị.

Anh chị em thân mến.

Cùng cả nước, chúng ta rất lo lắng về lũ lụt ở miền Trung. Khi biết tin dữ, tôi đã đề nghị chị Wildlavender lập quỹ của TT giúp đỡ đồng bào miền Trung. Nhưng tại sao họ lại gắn hai sự kiện này với nhau trên báo chí?

Bởi vậy, tôi không thể nói chuyện với họ nữa. Cá nhân tôi không chịu trách nhiệm với bất cứ vấn đề gì đăng tải trên VTCnews.Tôi không có quyền sửa bài trên đó.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hi Hi Hi, Bạn Gia Huy và Hoàng Yến này có vẻ "vui tính" nhỉ! Di lặc tôi xin có đôi lời đóng góp:

Vấn đề lũ lụt mấy hôm nay tại khu vực Bắc Trung Bộ là 1 đề tài khác, nó không liên qua gì đến đề tài này, chắc chắn rằng mấy ngày hôm nay 2 bạn VTC này thường xuyên vào chủ đề này. Đây là 1 trong hàng trăm đề tài của diễn đàn, nếu 2 bạn muốn nói đễn những mất mát của nhân dân các khu vực bị lũ lụt thì nên lập 1 topic mới để chúng ta có thể cùng nhau " Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rất nhiều" đóng góp để ủng hộ các đồng bào bị nạn, chứ cái kiểu chuyện nọ xọ chuyện kia để tạo tâm lý không tốt cho người đọc đến với chủ nhân đề tài là Chú Thiên Sứ.

Riêng về cách bình luận và đánh giá theo lối hành văn của 2 bạn tôi thấy không ổn rồi,có người nói nếu những điều ta chưa biết thì nên tự tìm tòi để hiểu biết về nó chứ đừng đứng ngoài nói theo cái kiểu......." Nguyễn Vũ Tuấn Anh cùng nhiều đệ tử của ông vẫn hăng say... "tự hát tự khen....." chẳng ai tự hát và tự khen cả, Sự thật đã nói lên tất cả. nghĩa là " Cây Ngay Không Sợ Chết Đứng"

"Trăm Năm Trước Thì Ta Chưa Gặp

Trăm Năm Sau Biết Gặp Được Không

Cuộc Đời Sâu Sắc Không Không

Thôi Thì Hãy Sống Thật Lòng Với Nhau..."

6 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Năm nào chẳng lũ lụt, chết người. Nước Mỹ giàu có thế kia lũ lụt tàn khốc có tránh được đâu. Vấn đề này là quy mô chính phủ, chính phủ chịu trách nhiệm, liên quan quái gì đến việc này mà mấy cha nhà báo viết bài nham nhở. Thế cái quỹ trung tâm từ thiện diễn đàn từ lúc thành lập không ít thì nhiều đã đóng góp, giúp đỡ cũng không ít người sao chẳng đem ra nói. Sau này, con tui lớn khôn , nhất quyết không cho theo học ngành báo chí. Nham nhở 2 tác giả bài viết. :D

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

HANOI ĐÊM 8. 10. 2010

Posted Image

Posted Image

Cửa hàng, quán xá.....

Posted Image

Dô đi ông!

Khaiphamkhac, người tôi chính thức có lời nhờ hỗ trợ giúp chúng tôi. Chúng tôi gặp nhau và ăn nhậu tối hôm nay. Về lý thuyết thì tôi khổ chủ. Nhưng thực tế là đệ tử anh khaiphamkhac trả tiền

.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Đêm Hanoi. 8. 10. 2010.

Còn hai ngày nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Chú Thiên Sứ,

Tối hôm qua trước lúc đi ngủ cháu có xem bảng tin dự báo thời tiết của đài truyền hình TW VTV1

Nội dung tóm lại là: Ngày mùng 9 và mùng 10 thời tiết rất đẹp, ( đẹp đến nỗi không gì đẹp hơn :D ) và bao gồm cả đêm mùng

10... Và qua ngày 11 thì Hà Nội và các Tỉnh lân cận sẽ có mưa, riêng Thủ Đô có mưa rào rải rác...>> Cái này mới lạ

nè. :D)) ==== Thiên Sư cam kết đến hết ngày 10, Còn ngày 11 và các ngày kế tiếp các Bác bên TT Khí Tượng Thủy

Văn TW tự xử ..... í quên, thêm ban biên tập VTC news nữa cho nó đông đủ chứ nhỉ....

Kính Chú!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

http://www.lyhocdongphuong.org.vn/diendan/...amp;#entry98562

==================

HAI LẦN TRẢI NGHIỆM DỰ BÁO THỜI TIẾT CỦA ANH THIÊN SỨ.

Chúng tôi gặp NNC Nguyễn Vũ Tuấn Anh ( giám đốc TT NC Lý Học Đông Phương ) vào đầu mùa hè năm ngoái, mục đích trao đổi về học thuật môn Phong Thủy Lạc Việt mà anh là người đã có nhiều năm nghiên cứu và trải nghiệm. Anh được mệnh danh ( Thiên Sứ). Hôm đó trời nắng lắm. Cái nóng bức chuyển mùa oi nồng và thật khó chịu. Khoảng gần trưa tôi đề xuất cả đoàn, cùng anh đi về 1 vùng quê cách Hà Nội khoảng trên 40 km để thưởng thức một món đặc sản của vùng chiêm trũng ( món Vịt cỏ) . Khi đến nơi cũng vào chính Ngọ, bước ra khỏi xe điều hòa mát lạnh mới cảm nhận được cái không khí oi bức đầu hè. Hơi nóng phả vào mặt nóng rát, bầu trời xanh cao vời vợi. Mọi người nhanh chóng chạy vào một quán hàng đông đúc mà tôi đã có vài dịp ghé qua. Mấy chiếc quạt phun sương chạy hết tốc độ cũng không xua đi nổi cái nóng oi nồng, mùi vịt nướng tỏa mùi thơm ngát xen vị khen khét của thịt nướng cháy có mùi đặc trưng. Anh Cường - một người bạn tôi từ vùng sứ lạnh về, cứ mở phanh hết cúc áo cho quạt thốc hẳn vào người để xua đi những giọt mồ hôi chảy dòng trên cổ, buột miệng anh thốt lên : ước gì có trận mưa rào thì tốt biết bao. Anh Thiên Sứ như chộp lấy câu đó : thế các ông thích mưa hay nắng nào ? Tất nhiên là mưa rồi....anh Cường dài giọng. Ông yên tâm 30 phút nữa sẽ có mưa. Không khí như dịu đi khi cơ thể mọi người mọi đã thích nghi với nhiệt độ môi trường. Các món tiết canh, vịt nướng, vịt luộc, xào lăn đã được sắp ra đầy bàn, những cốc bia bỏ đá sủi bọt và những lời chúc tụng dâm ran làm buổi tiệc thêm phần hào hứng. Khoảng 40 phút sau một cơn lốc ập về làm đổ bay cả tấm biển hiệu quảng cáo ngoài đường, cánh chủ quán và nhân viên nhà hàng nháo nhác khuân mấy thùng than và vịt quy vỉa hè lấn vào trong hiên. Mưa bắt đầu rơi nặng hạt bồm bột trên mái tôn quán nhậu, chúng tôi như quên bẵnglời luận bàn hồi nãy giữa anh Cường và anh Thiên Sứ. Anh Cường như sực tỉnh, tròn xoe mắt nhìn anh Thiên Sứ mà trầm trồ : Sợ ông này thật..... riêng tôi cùng mấy anh em khác thì ngầm trong bụng rằng : bố này chẳng qua gặp may thôi..... Tàn cuộc xe chúng tôi qua về TT Hà Nội trên con đường còn láng nước mưa, sạch bóng như có ai vừa quét dọn, mọi người đàm tiếu đủ chuyện trên xe, mà lạ thật cơn giông và mưa cũng chỉ keó dài có chừng 30 phút, trời lại trong veo, ánh nắng như rát vàng trên những cánh đồng lúa đang phơi bông đang vào mùa thu hoạch.

Bẵng đi hơn một tuần sau đó, anh bạn tôi lại gọi rủ tôi cùng mấy Huynh Đệ muốn gặp anh Thiên Sứ . Tôi gọi cho anh và hẹn vào đầu giờ chiều ở một điểm gần nơi anh tá túc trên phố cổ Hà Nội. Chúng tôi tụ tập tại quán Cafe bài trí theo phong tục á đông rất gần gũi thân quen của miền đồng bằng Bắc Bộ, trời hôm đó mưa rả rích từ sáng sớm. Tôi mặc chiếc sơ mi cộc tay thường ngày mà cảm nhận cái lạnh làm nổi cả da Gà. Bên tách Cafe nóng bốc khói hương thơm ngát, điếc thuốc trên tay và bên anh em bạn bè mà cảm thấy ấm lòng. Huyên thuyên đủ chuyện. Anh Cường - người hâm mộ anh Thiên Sứ ra mặt đột ngột hỏi anh Thiên Sứ : Ngày kia tôi tạm biệt các ông, ông Thiên Sứ xem hộ ngày kia tiết trời ra sao ? Mưa hay nắng ? Anh Thiên Sứ hỏi lại : thế ông đi chuyến mấy giờ ? và ông thích mưa hay nắng ? Anh bạn tôi thật thà - tôi đi chuyến đêm, khoảng ngoài 11h. Không ngần ngừ anh Thiên Sứ trả lời luôn : ngày kia nắng ông ạ, nhiệt độ ngoài trời khoảng chừng dưới 30 độ. Anh Cường phấn khởi ra mặt - Thế thì còn gì bằng. Mãn chuyện mọi người định chia tay sau màn chào hỏi, anh Thiên Sứ nói luôn : các ông lưu lại 1 lát đi, khoảng nửa tiếng nữa là tạnh mưa thôi mà ! Anh Cường nhanh nhẩu : thôi thì chẳng mấy khi gặp nhau , tôi đề nghị ngồi thêm một lúc nữa, đằng nào cũng để khảo nghiệm lời ông Thiên Sứ luôn thể. Vậy mà chỉ sau khoảng 20 phút sau mưa như nhẹ dần rồi trời tạnh hẳn. Mấy ông bạn tôi chỉ còn trố mắt mà nhìn anh Thiên Sứ mà tấm tắc : ông này như Khổng Minh tái thế vậy. Riêng tôi bụng bảo dạ - chắc anh này vẫn chỉ ăn may mà thôi. Chúng tôi chia tay, riêng tôi sau vụ này vẫn để tâm xem thời tiết thế nào ? Đêm đó mưa vẫn rả rich như hồi chiều, đến khoảng đêm khuya hôm sau thì tạnh hẳn. Hôm tiễn ông bạn đi trời bắt đầu hửng nắng và Dự báo thời tiết trên truyền hình : trời nắng, nhiệt độ trung bình từ 26-30 độ. Cho đến tận lúc này tôi mới thấy qua hai trải nghiệm của anh Thiên Sứ là đúng sự thực.

Là một người dân Hà Nội tôi yêu Hà Nội bằng cả trái tim và nhiệt huyết tuổi thanh xuân. Tôi mong rằng những Dự Báo mà anh Thiên Sứ đưa ra là đúng, để cho những ngày Đại Lễ của dân tộc ta diễn ra xuôi sẻ, xứng đáng với truyền thống ngàn năm Dựng nước và giữ nước của ông cha ta. và để cho Dân Tộc Việt Nam ta xứng danh ngàn năm Văn Hiến sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ mong mỏi. Tôi tin chắc chắn rằng cũng như tôi và bao người dân khác, anh Nguyễn Vũ Tuấn Anh là một người yêu Hà Nội với cả tấm lòng. Tôi rất mong và ủng hộ cho những Dự đoán của anh Thiên Sứ là đúng.

Khaiphamkhac.

====================================

Để nấu một ấm nước sôi, ai cũng có thể làm được. Nhưng không có những điều kiện cần và đủ: Bật lửa, bếp, than củi, ...thậm chí cả giấy nhóm lò - thì không phải ai cũng làm được.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi vụ việc náo nhiệt bất đắc dĩ này qua đi. Dù có thế nào cũng mời sư phụ tịnh tại quay về chuyện thường ngày ở huyện. Tìm điểm cận biến hoá để định chính xác ngày thế giới nổ ra khủng hoảng tiền tệ lần 2. Hình như chậm nhất là tháng 10 âm lịch, cũng gần đến hạn rồi. Lời dự đoán đưa ra từ năm ngoái và cũng không giống đa số nên không sợ bị chụp mũ "vuốt đuôi"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Khi vụ việc náo nhiệt bất đắc dĩ này qua đi. Dù có thế nào cũng mời sư phụ tịnh tại quay về chuyện thường ngày ở huyện. Tìm điểm cận biến hoá để định chính xác ngày thế giới nổ ra khủng hoảng tiền tệ lần 2. Hình như chậm nhất là tháng 10 âm lịch, cũng gần đến hạn rồi. Lời dự đoán đưa ra từ năm ngoái và cũng không giống đa số nên không sợ bị chụp mũ "vuốt đuôi"

Cũng sắp rồi.

Quốc tế 16:20 | 06/10/2010

Châu Âu kẹt trong cận khủng hoảng

TP - Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố ngày 5-10, nhiều nền kinh tế châu Âu đang bị kẹt trong giai đoạn cận khủng hoảng vì chính sách thắt lưng buộc bụng.

Bồ Đào Nha vừa tiết lộ kế hoạch giảm lương, tăng thuế giá trị gia tăng, nhưng không tăng lương hưu và trợ cấp. Theo IMF, điều này có thể khiến kinh tế mất 3% tăng trưởng. Tây Ban Nha đang thực hiện chính sách tiết kiệm, và sẽ giảm chi tiêu ngân sách thêm 16% vào năm sau, trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở nước này đã tăng lên 20%. Đức bắt đầu thực hiện chính sách khắc khổ từ năm 2011.

Theo IMF, những nước như Canada, Anh trong quá khứ có thể vượt qua khủng hoảng năm 1931 và những năm 1990 vì họ có thể thúc đẩy xuất khẩu và hạ lãi suất. Nhưng nhiều nước châu Âu, trong đó có Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ireland, Hy Lạp và Ý, có nguy cơ không thể phục hồi trong thời gian dài vì hiện nay họ không thể đồng thời làm hai điều này. Họ đang bị kẹt trong Liên minh Kinh tế Tiền tệ châu Âu khi tỷ giá hối đoái bị định giá quá mức.

Thái An

Theo Telegraph

Share this post


Link to post
Share on other sites

TƯ LIỆU THAM KHẢO

==================================

Đến tấm lòng cũng phải tiếp thị!

Tác giả: Huỳnh Phan

Tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản.: 4 giờ trước

"Thế là hết hoàn toàn hy vọng", Trần Huy Công buông tiếng thở dài. Ba tuần nay, người đại diện hãng sản xuất chương trình truyền hình Nhật Bản Nihon Denpa News (NDN) tại Hà Nội, đã sống trong cảm giác thấp thỏm chờ đợi. Ông chờ đợi một cú điện thoại, cho một cơ hội cuối cùng.

Cơ hội cuối cùng

Chả là cách đây gần 3 tuần, ông đã nhờ một người bạn liên hệ với một phó Tổng Giám đốc của đài truyền hình Thủ đô, nơi chuẩn bị diễn ra Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, để chào bán loạt phim tư liệu về Hà Nội trong những năm '60 và đầu những năm '70, khi Hiệp định Hoà bình Paris được ký kết. Sau khi xem bản giới thiệu về từng bộ phim, vị lãnh đạo đài này, theo lời kể của người bạn, đã khen nội dung hay, và hứa sẽ nghiên cứu kỹ trước khi đưa vấn đề ra bàn và quyết định trong cuộc họp của ban giám đốc đài.

Công bảo sở dĩ ông vẫn nuôi hy vọng cho đến sát Đại lễ, là do, trước đó, đã đọc những phát biểu của nhà sử học Dương Trung Quốc trên báo chí rằng Việt Nam kỷ niệm 1000 năm Thăng Long không có nghĩa là chỉ tập trung vào sự kiện Lý Công Uẩn dời đô, mà cần quan tâm hơn tới ý nghĩa của việc gìn giữ, củng cố, cũng như chiến đấu giành lại nền độc lập đó vào những thời điểm nhất định trong lịch sử.

"Thậm chí, ông Quốc còn nhấn mạnh rằng thời đại Hồ Chí Minh với cuộc Cách mạng tháng 8 và ba cuộc chiến tranh chống ngoại xâm chính là thời kỳ Trung Hưng thứ ba, sau Ngô Quyền và Lê Lợi", Công giải thích.

Posted Image

Nữ tự vệ Hà Nội trong phim Hà Nội chiến đấu, đã phát trên VTV4

Niềm tin và hy vọng của người đại diện NDN càng được củng cố hơn, khi đúng vào ngày bắt đầu dịp Đại lễ, Báo Tiền Phong đã cho đăng bài viết "Nhiều phim về Hà Nội lỡ hẹn". Sau khi điểm qua những bộ phim lịch sử bị lỡ hẹn, và giải thích lý do, phóng viên báo này đã cho biết, ngoài hai bộ phim mới được chiếu một cách hạn chế, chỉ có những bộ phim cũ được chiếu lại như Em bé Hà Nội, Hà Nội-12 ngày đêm... Như vậy, hà cớ gì lại không giới thiệu với người xem những bộ phim tư liệu lịch sử về Hà Nội thời kỳ đó, Công đã tự nhủ như vậy.

"Hơn nữa, người Hà Nội nói riêng, và người Việt Nam nói chung có dịp được nhìn lại Hà Nội dưới góc nhìn rất riêng, rất khách quan của một hãng truyền hình phương Tây về thủ đô của họ. Chứ mình làm phim về mình, tuy hay mấy, vẫn mang tiếng là tự mình khen mình", Công nói, và cho biết thêm toàn bộ 13 tập phim tư liệu về Hà Nội đều là "những hình ảnh sạch", tức là để người xem tự bình qua hình ảnh.

"Chính vì vậy, tôi đã nói như đinh đóng cột với ông Tổng Giám đốc NDN là các đài truyền hình ở Việt Nam không thể không quan tâm đến loạt tư liệu quí giá về một thời hào hùng của mảnh đất có truyền thống ngàn năm văn vật này. Bây giờ biết ăn biết nói làm sao với ông ấy đây?", Công lại buông tiếng thở dài.

Ông giải thích thêm rằng điều ông ngại không phải là trách nhiệm cá nhân, mà việc ông Tổng Giám đốc NDN có thể hiểu sai về mối quan tâm của Việt Nam đối với lịch sử Hà Nội. "Ông ấy đã rất hy vọng loạt phim tư liệu sẽ được phát sóng trong dịp Đại lễ. Từ cách đây một năm, NDN đã bắt đầu chuẩn bị cho sự kiện lịch sử này, khi lục lại trong kho tư liệu phim quay ở Việt Nam thời gian đó, để biên tập và dựng lại là 13 tập phim nói trên", Công nói.

(Điều này người viết có thể xác nhận, khi trong cuộc phỏng vấn vào đầu mùa thu năm ngoái, ông TGĐ Ishighaki Misao đã nói với người viết rằng có ba việc lớn mà NDN phải làm ở Việt Nam trong năm 2010 là quay hai bộ phim về Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và Đường mòn Hồ Chí Minh, và dựng phim tư liệu về Hà Nội trong thời gian chiến đấu chống cuộc chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ. Hai bộ phim đầu NDN đã quay xong và đang dựng để phát sóng ở Nhật vào cuối năm nay.)

"500 triệu đồng cho tổng thời lượng khoảng 400 phút, tức là chưa tới một triệu rưỡi đồng một phút, đâu có nhiều nhặn gì so với những khoản chi phí khác. Chẳng hạn, chỉ riêng một buổi biểu diễn ca nhạc ở đền Bà Kiệu, người ta đã phải chi ra đến cả tỷ đồng", Công nói.

Công giải thích thêm rằng để những phim tư liệu này có thể được chiếu trong dịp Đại lễ, TGĐ Ishighaki, người có mặt ở Việt Nam trong những năm 1969-1972 và đã tham gia quay phim về Lễ tang Hồ Chủ Tịch và Cuộc chiến đấu 12 ngày đêm cuối năm 1972, đã vui vẻ chấp nhận giảm một nửa so với giá chào (khoảng 1 tỷ đồng), khi nghe Công thuyết phục.

Công còn kể rằng một người bạn sau khi nghe ông tâm sự về chuyện này, đã phán một câu xanh rờn: "Sao ông không bảo NDN cho không đi? Cứ như phim Trung Quốc và Hàn Quốc đấy, họ hầu như cho không nên các đài từ trung ưong đến địa phương phát đều như cơm bữa ấy."

"Nếu là phim quảng bá về văn hoá Nhật Bản chắc chính phủ Nhật cũng sẽ cho không, như người Trung Quốc, Hàn Quốc vẫn làm. Nhưng, tôi nói với anh ta, nếu tôi đề nghị với NDN cho không Việt Nam tư liệu lịch sử Việt Nam trong một dịp Đại lễ quan trọng này thì họ mới phát, chắc người Nhật sẽ cười vào mũi chúng ta", ông thuật lại.

Thất bại vì dốt tiếp thị

"Thôi, cơm không ăn gạo còn đó, lúc khác ăn cũng được. Ông cũng phải thông cảm chứ, chắc cho đến thời điểm này, họ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu", nhìn vẻ mặt chán trường của Trần Huy Công, người viết đành cố buông một câu an ủi.

"Không ăn bây giờ thì bao giờ mới ăn? Đợi thêm 1000 năm nữa à?", Công đột nhiên trừng mắt nhìn người viết.

Posted Image

Hồ Chủ Tịch ngồi chụp ảnh với phóng viên NDN trên bậc lên xuống Phủ Chủ tịch năm 1962

Nhưng rồi, mặt ông đột nhiên lại thừ ra, miệng ông lẩm bẩm: "Nhưng mà, kể ra lỗi cũng do tôi. Tôi mà quyết liệt hơn thì cơ sự chưa chắc đã đến nông nỗi này", Công nói. Công kể rằng vào dịp kỷ niệm 30.4, lãnh đạo một công ty tư nhân về truyền thông đã liên hệ với ông để hỏi mua tư liệu của NDN quay về Việt Nam, sau khi biết NDN đã chuyển giao một phần kho tư liệu cho Đài Truyền hình Việt Nam quản lý và khai thác. Trong cuộc gặp, ông đã tranh thủ giới thiệu luôn về loạt phim này.

Sau khi loạt phim này dựng xong, Công liền cung cấp nội dung phim, cũng như báo giá. Vị lãnh đạo công ty này, theo lời Công kể, đã nói rằng quyết định của hội đồng quản trị là chỉ mua khi NDN chấp nhận giảm giá 50%, và không được tiết lộ với báo chí về chuyện này.

"Tôi gọi ngay lại cho Tokyo và thuyết phục ông tổng giám đốc rằng nên chấp nhận để phim được phát sóng vào cái dịp "ngàn năm có một này". Ông Ishighaki, như tôi đã nói ở trên, vui vẻ chấp nhận ngay", Công nói.

"Tức là họ chấp nhận hy sinh cả giá bản quyền, chi phí bảo quản phim nhựa trong thời gian trên dưới 4 thập kỷ qua, chỉ tính mỗi công biên tập và dựng phim, cũng như chi phí chuyển từ phim nhựa sang đĩa DVD", Công giải thích thêm, và cho biết NDN vừa phải mua với giá 300 USD/phút (khoảng 6 triệu đồng/phút) cho những đoạn phim tư liệu của Việt Nam.

Nhưng rồi, mọi chuyện tưởng như rất suôn sẻ, khi hai bên chuẩn bị ký hợp đồng, thì đột nhiên vị lãnh đạo công ty kia cắt liên lạc. Rồi khoảng hai tuần sau, vào giữa tháng 7.2010, khi xuất hiện bài phỏng vấn phóng viên Xuân Tùng (VTV1) trên Tuổi Trẻ, liên quan đến phần kho tư liệu được chuyển giao, vị này có gọi cho Công, và yêu cầu giải thích liệu có việc bán tư liệu cho cả hai nơi không.

"Tôi đã trả lời rất rõ ràng là NDN chỉ dựng loạt phim về Hà Nội, trên cơ sở những tư liệu chưa bán cho Đài THVN", Công nói.

Sau khi gửi tiếp hai bức thư điện tử mà vẫn không thấy công ty kia hồi âm, vào đầu tháng 8, Công quyết định tìm đầu ra khác. "Tôi nghĩ ngay đến VTV4, bởi ông trưởng ban biên tập VTV4 đã mua và phát sóng hai phim của NDN là "Lễ tang Hồ Chủ Tịch" (phát sóng lần đầu vào 2.9.2008) và "Hà Nội chiến đấu" (phát sóng vào ngày 10.10.2010 nhân dịp 999 năm Thăng Long - Hà Nội)", Công nói.

Nhưng VTV4 đã trả lời rằng họ không có đủ ngân sách để mua loạt phim này, dù rất muốn. Mà nhà tài trợ tìm cũng khó, bởi hai phim trước mà VTV4 mua của NDN cũng là do các nhà hảo tâm "im hơi lặng tiếng" bỏ tiền ra thôi, chứ đâu có bù lại bằng quảng cáo được.

Tuy nhiên, sau đó vị lãnh đạo cao nhất của VTV4 đã gọi điện báo cho Công rằng ông đã cung cấp cả số điện thoại và địa chỉ email của Công cho Đài Truyền hình TP HCM (HTV Sài Gòn). "Anh cứ chờ họ liên lạc. Chúng tôi đã bàn về việc chia sẻ bản quyền giữa VTV4 và HTV", vị này nói với Công.

"Nghe thế, lúc đầu tôi cũng nghĩ chắc cái ông VTV4 này dùng liệu pháp tâm lý để mình đỡ sốc, chứ HTV Sài Gòn thì quan tâm mấy đến phim về Hà Nội. Nhưng tối về nhà chợt nhớ đến hai câu thơ của Huỳnh Văn Nghệ (Từ độ mang gươm đi mở cõi, Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long), tự nhiên thấy an lòng", Công kể.

Nhưng rồi, cứ đợi hết ngày nọ qua ngày kia mà chẳng thấy HTV Sài Gòn liên lạc, đến 20.9.2010, Công mới buộc phải tự liên hệ với HTV Hà Nội.

"Cũng do tôi dốt về tiếp thị. Giá mà tôi biết chủ động hé lộ cho báo chí biết về loạt phim này, về tấm lòng của một hãng truyền thông Nhật Bản với Thăng Long - Hà Nội, như mấy ông làm phim về Lý Công Uẩn, hay dựng cổng chào, thì có khi giờ này, nhiệm vụ của tôi đã hoàn thành, mà những hình ảnh của Hà Nội cách đây 40-50 năm cũng đến được với người xem rồi", Công than thở.

"Có lẽ, ở Việt Nam, đến tấm lòng cũng cần phải biết tiếp thị", Công kết luận.

Danh mục phim tư liệu về Hà Nội:

1. Hà Nội năm 1962 và lần đầu tiên NDN tiếp kiến Hồ Chủ Tịch. Dài 32 phút, đen trắng. Trong phim có cảnh Hồ Chủ Tịch mời phóng viên NDN ngồi xuống thềm Phủ Chủ Tịch chụp ảnh lưu niệm.

2. Phong cảnh Hà Nội và phỏng vấn Hồ Chủ Tịch. Dài 32 phút, phim màu. Phim này có phần 18 phút phỏng vấn Hồ Chủ Tịch năm 1966.

3. Hà Nội trong chiến tranh phá hoại. Dài 32 phút, đen trắng.

4. Hà Nội mùa hè năm 1967. Dài 53 phút, phim màu. Trong phim có cảnh các bà mẹ Hà Nội chuẩn bị quà và đi thăm con nơi sơ tán.

5. Hà Nội tháng 2.1968. Dài 10 phút, phim màu. Trong phim có cảnh người dân Thủ đô vẫn vui vẻ xem bóng đá.

6. Phỏng vấn đại diện Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam tại Hà Nội. Dài 13 phút, phim màu, có tiếng.

7. Tình hình Hà Nội khi Mỹ chấm dứt ném bom (12/1968). Phim màu, 24 phút. Trong phim là các cuộc phỏng vấn người dân.

8. Mùa hè năm 1970 (7.1970) tại Hà Nội và Hải Phòng. Dài 19 phút, phim màu. Trong phim có cảnh người dân xem triển lãm chiến thắng Điện Biên Phủ ở Hà Nội, và cảnh bốc dỡ hàng từ tàu nước ngoài ở cảng Hải Phòng, và chuyển bằng tàu hoả về Hà Nội.

9. Hà Nội mừng Quốc Khánh lần thứ 25. Phim màu, 16 phút.

10. Phỏng vấn Tổng Biên tập báo nhân dân và người dân Hà Nội (1.19720. Phim màu, dài 24 phút.

11. Hà Nội tháng 12.1972. Phim màu, dài 45 phút. Trong phim có cảnh tàu điện chạy trên đường phố và trẻ em chơi quay bên hầm trú ẩn.

12. Hiệp định hoà bình Paris và người dân Hà Nội. Dài 57 phút, nửa màu nửa đen trắng. Trong phim là những cảnh đổ nát vì bom B52, người bị thương, người chết trong quan tài, và cảnh pháo cao xạ bắn máy bay Mỹ vào ban đêm.

13. Hà Nội ngay sau Hiệp định Paris (2.1973). Phim màu, dài 47 phút. Trong phim có cảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại cuộc mít tinh, cảnh người dân Hà Nội đi sắm Tết, nhưng dân quân vẫn tiếp tục luyện tập, bởi sự cảnh giác với chính quyền Nixon. Phóng viên bình luận: Đây là cái Tết hoà bình sau 19 năm chiến tranh.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đại lễ 1000 năm hướng về đồng bào miền Trung

Tác giả: Kim Dung

Bài đã được xuất bản.: 11 giờ trước

“Máu chảy, ruột mềm”. Câu thành ngữ từ ngàn đời xưa cha ông ta đã nói, hiển nhiên như một đạo lý sống. Hoạn nạn và khốn khó vì thiên tai những ngày này của đồng bào miền Trung, cũng chính là nỗi đau của người Hà Nội, của cả nước.

Chưa bao giờ, đất nước ta, Thủ đô Hà Nội ta phải sống trong một tâm trạng "đối cực" như những ngày này. Một đầu phía bắc- Thủ đô Hà Nội hân hoan, trang hoàng rực rỡ, chuẩn bị hoàn tất cho đến tận khâu cuối cùng để bước vào lễ Kỷ niệm trang trọng và linh thiêng - 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, 1000 năm hiện diện đất Rồng bay - nơi hội tụ hào khí của cả dân tộc.

1000 năm Thăng Long- Hà Nội trên hành trình gian nan, khổ đau, nhưng luôn quật cường và bất khuất chống lại ách đô hộ của giặc ngoại xâm, góp phần giữ vững nền độc lập dân tộc, cũng là của chính Thăng Long- Hà Nội.

1000 năm Thăng Long- Hà Nội bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa bất biến, để tỏa sáng mãi với thời gian, với nhân gian, làm nên cốt cách, phong cách và sự hào hoa của một mảnh đất văn hiến.

Posted Image

Xin miền Trung hãy vững lòng và ấm lòng vượt qua!. Ảnh: Hữu Khá

Nhưng ở một đầu ruột thịt của đất nước - miền Trung gian lao, nghèo khó, đồng bào của chúng ta, người viết bài này xin được dùng chữ "đồng bào" - lại đang phải từng ngày oằn vai chống đỡ cơn lũ lớn bất ngờ. Sức con người dù có mạnh mẽ đến dường nào, cũng trở thành bé nhỏ, mỏng manh, trước thiên tai. Dù có dũng cảm đến dường nào, cũng trở nên yếu ớt, vô vọng, cô đơn trước biển nước mênh mông.

Những mất mát to lớn của đồng bào miền Trung trước con lũ dữ liên tục cập nhật trên các báo. Đã có 85 người chết, mất tích và bị thương. Hai chục vạn ngôi nhà "đắm chìm" trong nước lũ. Tài sản hoa màu, súc vật, vật dụng sinh hoạt của nhiều gia đình mất sạch. Trắng trời, trắng đất và...trắng tay.

Hàng ngàn người dân ở xã Tân Hóa (huyện miền núi Minh Hóa, kéo nhau vào hang, thoát chết, nhưng đang phải sống của đời sống người... nguyên thủy - không gạo, không muối, không áo quần thay đổi. Chỉ có cây rừng âm u, và dòng nước đỏ ngầu phù sa lạnh lẽo, vô cảm, có thể cuốn phăng bất cứ sinh mệnh nào nếu vô tình gặp phải.

Không phải ngẫu nhiên, rất nhiều các trang mạng cá nhân (blog) cũng đồng loạt đưa những thông tin sự hoạn nạn của đồng bào trong cơn thủy thần tai ác. Ở đó, là những nỗi đau xé lòng, từng ngày, từng giờ hướng về dải đất hẹp quanh năm bão gió.

Ở đó, là những hình ảnh chới với vô vọng và bất lực của người dân cố thoát khỏi con nước đã ngập tới cổ. Của những cánh tay đói ăn khẳng khiu, xuyên qua cả mái nhà như cầu cứu, kêu cứu, như trông đợi vào một phép lành...khi xung quanh ba bên bốn bề chỉ đục ngầu một mầu đỏ của nước phù sa. Người xem, người đọc âm thầm, lặng lẽ mà nước mắt rơi.

Posted Image

Hai chị em Mai Lan Anh (lớp 5A) và Mai Văn Đức (lớp 4A Trường tiểu học Quảng Hòa 1, Quảng Trạch, Quảng Bình) phơi tập vở trên bờ rào - Ảnh: THÁI LỘC.

Xót xa cho số phận miền Trung và cũng cay cực cho số phận miền Trung

Những thông tin làm người Hà Nội đau nhói tận tâm khảm.

Chính vì thế những ngày này, trong xã hội có không ít ý kiến khác nhau về chuyện Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, thậm chí ý kiến đối lập đến mức phân hóa, phân ly. Có ý kiến đúng mực, có trước có sau thấu tình đạt lý, cũng có những ý kiến cực đoan, quá khích.

Giữa lúc đó, đáng tiếc, vụ cháy nổ 2 container pháo hoa ở Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình mới đây, chuẩn bị cho tối vui của Đại lễ, lại khiến 4 người nữa tử nạn, trong đó có 3 người là chuyên gia nước ngoài, khiến dư luận xã hội càng ồn ào và phân cực. Thật đau xót!

Nhưng Kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội thế nào đây, trong nỗi đau của đồng bào miền Trung, trong nỗi đau của 4 gia đình có cha, vợ, chồng, con em họ vừa tử nạn? Có lẽ, cần bình tĩnh để thấu hiểu một cách công bằng, cả trách nhiệm trước những việc không thể "đặng đừng" của Chính quyền Thủ đô.

Đó cũng không thể là một hoạt động kỷ niệm thuần túy. Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, cũng chỉ có ngàn năm mới có một lần, đã được chuẩn bị công phu từ 8 năm trước đây, là dịp để Thăng Long- Hà Nội nhìn lại mình qua biết bao cơn dâu bể.

Nhìn lại, để biết sửa mình, hoàn thiện mình, tìm mọi giải pháp vượt lên chính mình trước những cơn dâu bể mới. Cũng là những cơ hội thể hiện cao nhất ý chí, trí tuệ, tài năng của Thủ đô Hà Nội thời hiện đại. Vì lòng tự trọng mà có thêm nghị lực, bản lĩnh quyết liệt vươn lên, hy vọng sánh vai với các thủ đô văn minh, tiên tiến. Một cơ hội, cũng là một thách thức ngàn vàng.

Chính vì thế, mới đây, có một ý kiến nhỏ khiến những người cầm bút của VietNamNet quan tâm. Một bạn đọc có email:phungnguyenanhvu@gmail.com, hiện đang sống ở Philadelphia- Mỹ đã gửi cho Tuần Việt Nam chúng tôi một lá thư chân thành, tha thiết:

Hà Nội vẫn phải tổ chức kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, trong buổi lễ kỷ niệm chính vào tối 10-10, xin hãy có phần "1 phút mặc niệm" tưởng nhớ tới đồng bào miền Trung đã không may bị mất vì lũ lụt, tới những chuyên gia nước ngoài, người lao động không may bị tử nạn vì vụ nổ pháo vừa qua.

Đây là một ý kiến sáng suốt. Tấm lòng của một Việt kiều, nhưng cũng là tấm lòng của hàng triệu Việt kiều yêu nước ở nước ngoài luôn hướng về quê cha, đất Tổ, hướng về Thăng Long- Hà Nội dấu yêu, và hướng về miền Trung đang cơn hoạn nạn.

Tuần Việt Nam xin chuyển ý kiến của bạn đọc, và cũng là kiến nghị của Việt Nam Nét, của những người cầm bút luôn gắn đời mình với mỗi buồn vui, mỗi khổ đau, hạnh phúc của nhân dân tới chính quyền t/p Hà Nội. Trong buổi kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, Ban Tổ chức Đại lễ hãy dành 1 phút mặc niệm tất cả những đồng bào yêu quý miền Trung đã bỏ mình trong cơn lũ dữ, những người bạn nước ngoài, người lao động của chúng ta vì Đại lễ- không may đã tử nạn.

Xin t/p Hà Nội, Ban Tổ chức hãy nhân Đại lễ này, mà truyền tới cho toàn thể người dân Hà Nội một tinh thần, một tình cảm, một ý thức "lòng yêu nước, nghĩa đồng bào", có nhiều việc làm thiết thực, tích cực và khẩn trương ủng hộ, giúp đỡ đồng bào miền Trung khắc phục những tổn hại sau cơn lũ.

Xin được cảm ơn bạn đọc có email phungnguyenanhvu@gmail.com.

Tin chắc ý kiến của quý bạn đọc sẽ nhận được sự cộng hưởng của hàng triệu con tim, tấm lòng người dân Hà Nội, của cấp chính quyền quản lý Thăng Long- Hà Nội.

Được biết,UBND t/p Hà Nội, Ban tổ chức Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội vừa quyết định hủy chương trình bắn pháo hoa buổi tối 10-10, giành số tiền đó ủng hộ, giúp đỡ đồng bào miền Trung vượt qua cơn khốn khó vì lũ lụt.

Dư luận cả nước, dư luận Hà Nội đều đồng tình với một quyết định sáng suốt, đúng đắn và đầy tình người của Thủ đô Hà Nội.

Miền Trung yêu quý ơi!

Đất nước là đất nước chung

Nỗi đau cũng là nỗi đau chung.

Xin miền Trung hãy vững lòng gắng vượt qua cơn lũ dữ. Xin hãy tin, Thủ đô Hà Nội, người Hà Nội vẫn luôn bám theo tin cơn lũ hằng ngày, hằng giờ, xót xa trước những thiệt hại do thiên tai, và sẽ bằng nhiều việc làm thiết thực, cụ thể chia sẻ với nỗi gian khó của người miền Trung, của dải đất miền Trung rất xa mà rất gần trong tâm tưởng.

"Máu chảy, ruột mềm". Câu thành ngữ từ ngàn đời xưa cha ông ta đã nói, hiển nhiên như một đạo lý sống. Hoạn nạn và khốn khó vì thiên tai những ngày này của đồng bào miền Trung, cũng chính là nỗi đau của người Hà Nội, của cả nước.

Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội cũng hãy là Đại lễ hướng về miền Trung, chia sẻ và chung vai, thiết thực và thực chất với đồng bào miền Trung còn đang cơn đói lạnh. Làm giảm nỗi đau của đồng bào miền Trung, cũng chính là làm giảm nỗi đau trong lòng của chính chúng ta, những người ở Thăng Long- Hà Nội.

Xin miền Trung hãy vững lòng và ấm lòng vượt qua!

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

HANOI SÁNG 9. 10. 2010

Posted Image

Mặt trời lẻ loi.....

Posted Image

Quán vỉa hè...

Posted Image

Đường Yên Phụ.

Posted Image

Cổ xưa còn lại.

Posted Image

Sau chợ Bắc Qua.

Posted Image

Hàng củ, quả khô.

Posted Image

Góc chợ

Posted Image

Khu nhà lộ cốt.

Posted Image

Phố Hàng Chiếu.

Posted Image

Ô Quan Chưởng

Nơi đây cách hơn 100 năm trước. Vị quan chưởng cơ với hơn 100 binh sĩ dưới quyền đã quyết liệt chống lại quân Pháp đánh Hanoi lần thứ hai. Ngài và binh sĩ đều đã hy sinh vì nạn nước.

Posted ImagePosted ImagePosted Image

Posted Image

Cười lên nhé! Chuẩn bị chụp nào!

Posted Image

Hương xưa còn đọng:

Hàng bánh cuốn nóng, chả quế.

Posted ImagePosted Image

Posted ImagePosted Image

Cô hàng bánh cuốn.

Còn tiếp

Share this post


Link to post
Share on other sites

HÀ NỘI SÁNG 9. 10. 2010

Tiếp

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Những hàng chiếu còn lại trên phố Hàng Chiếu

Posted Image

Góc chợ Đồng Xuân.

Posted Image

Vườn hoa Hàng Đậu.

Posted Image

Di sản thời Pháp thuộc.

Tháp nươc Hàng Đậu.

Posted Image

Hoàng Triều Hải vừa báo về ở Quảng Ninh nắng chang chang. Nhưng bầu trời phía Tây Bắc không mấy thân thiện. trên hình ảnh là mây xám giăng đầy.

Anh chị em Phong Thủy Lạc Việt thân mến.

Chúng ta còn một ngày nữa và là ngày quan trọng nhất của lễ hôi. Rất hy vọng anh chị em tập trung một lần nữa vào tối hôm nay.

Trân trọng cảm ơn anh chị em.

9 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào Chú Thiên Sứ,

Tối hôm qua trước lúc đi ngủ cháu có xem bảng tin dự báo thời tiết của đài truyền hình TW VTV1

Nội dung tóm lại là: Ngày mùng 9 và mùng 10 thời tiết rất đẹp, ( đẹp đến nỗi không gì đẹp hơn :D ) và bao gồm cả đêm mùng

10... Và qua ngày 11 thì Hà Nội và các Tỉnh lân cận sẽ có mưa, riêng Thủ Đô có mưa rào rải rác...>> Cái này mới lạ

nè. :D )) ==== Thiên Sư cam kết đến hết ngày 10, Còn ngày 11 và các ngày kế tiếp các Bác bên TT Khí Tượng Thủy

Văn TW tự xử ..... í quên, thêm ban biên tập VTC news nữa cho nó đông đủ chứ nhỉ....

Kính Chú!!!

Đúng như vậy.

Tuy nhiên, chú thêm một ngày nữa để dọn dẹp. Tức là ngày 11 trời vẫn nắng đẹp, mưa nếu có không lớn hơn xe bồn rửa đường và mang tính cục bộ.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

MỪNG 7 NGÀY ĐẠI LỄ NẮNG ĐẸP TẠI HÀ NỘI

Tối qua, ngày 8/10/2010, 19h00, nhóm học viên 02 lớp Phong thuỷ Lạc Việt đã cùng nhau họp mặt trong một buổi tiệc nhẹ thân mật, vui vẽ, dưới sự chủ trì của cô Wildlavender, đại diện Trung tâm Nghiên cứu Lý Học Đông Phương, chúc mừng Đại Lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội đã diễn ra tốt đẹp suốt 7 ngày ở Thủ Đô trong điều kiện trời nắng đẹp như những tuyên bố cách đây 01 tháng của nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh - Thiên Sứ -.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Thiên Đồng

7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chúng tôi đã có buổi gặp gỡ cùng nhau tại BUD'S Caphê vào lúc 19,30, trên bàn ăn trước mặt mỗi người vẫn có những mặt trời nhỏ như nắng HàNoi của 7 ngày Đại Lễ. Dù chẳng có Sp ngồi đây nhưng ACE vẫn một lòng hướng về nghìn năm Thăng Long cho ngày kết thúc.

Những chỉ trích cay độc mang tính đố kỵ hay hơn thế nữa thì điều chúng tôi mong mỏi là điều của toàn dân mong mỏi vẫn được đáp lại. Chúng tôi tự cho phép mình cái quyền thư giãn để đi tiếp hành trình tìm kiếm sự sáng tỏ của nền văn minh Đông Phương nước Việt.

12 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh chị em thân mến.

Xin cảm ơn anh chị em đã chia sẻ và ủng hộ tôi bằng những ý niệm cộng hưởng. Chúng ta còn hết ngày hôm nay để mọi chuyện trở nên hoàn mỹ về thời tiết của Đại Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hanoi.

Mọi chuyện vẫn còn ở phía trước cho dù đã gần tới đích. "Thiên đia mang mang" - không mưa , nhưng chỉ một cơn lốc xoáy cũng rất phiền. Bởi vậy, chúng ta còn phải tiếp tục cẩn trọng.

Xin trân trọng cảm ơn.

10 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

THÔNG TIN THAM KHẢO.

Nguồn: http://www.nchmf.gov.vn/

=======================

Bão - Áp thấp nhiệt đới

TIN ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI TRÊN BIỂN ĐÔNG

Chủ nhật,10/10/2010

Posted Image

Đường đi của Áp thấp giống hình chim Lạc cách điệu. Hay đây là "Vũ điệu trong bóng mờ" của Áp thấp.

Áp thấp này xuất hiện ngày mùng 5 tháng 10 - tức là đúng vào giữa thời gian Đại Lễ.

Chút xíu nữa Thiên Sứ tàn đời.

Đài truyền hình TW VTV1 & VTV2 đã xác định rằng: Thời tiết trong lễ hội rất đẹp. Chúng tôi đã quay phim lại chương trình này của THTW.

Bây giờ là 17g 30. 10. 10. 2010

Chỉ còn 6 tiếng nữa.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi nhận được một tấm hình do một thành viên diễn đàn có địa chỉ email là sonny2772@yahoo.com gửi cho tôi. Anh có ghi chú là

: "hinh chup ve huong tay, luc 5g58' sang ngay 06/10/2010"

Do không có ngày tháng và giờ chụp nên chúng tôi coi đây là tư liệu tham khảo. Rất cảm ơn Anh đã gửi tặng tấm hình này.

Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites
Guest
Chủ đề này hiện đang đóng.