Thiên Sứ

Hiểm Họa Quốc Gia

3 bài viết trong chủ đề này

Hiểm họa quốc gia:

"90% gói thầu trọng điểm rơi vào tay doanh nghiệp Trung Quốc"

VITINFO

Thứ bảy, 07/08/2010, 06:26(GMT+7)

Bà Phạm Thị Loan, Ủy viên Ủy ban tài chính và ngân sách Quốc hội, cho hay "Từ nay đến năm 2025, Việt Nam cần 117 tỷ USD phục vụ cho các công trình xây dựng hạ tầng. Việt Nam cần xây dựng nhiều dự án hạ tầng lớn. Nếu các gói thầu trọng điểm tiếp tục rơi vào tay Trung Quốc thì vấn đề an ninh năng lượng, an ninh quốc gia thực sự đang rất đáng lo ngại," Trong cuộc chạy đua giành giật thị phần, hàng nội vẫn chưa thắng trên sân nhà. Những gói thầu lớn của Việt Nam đều rơi vào tay doanh nghiệp ngoại đặc biệt là các nhà thầu Trung Quốc.

Posted Image

Tại hội thảo người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam diễn ra ngày 6/8, bà Phạm Thị Loan đưa ra con số khiến nhiều người giật mình. Theo bà Loan, hiện có tới 90% các dự án tổng thầu EPC (tư vấn, thiết kế - cung cấp thiết bị - xây lắp, vận hành; hay nói cách khác là thực hiện dự án theo phương thức chìa khoá trao tay) của Việt Nam do nhà thầu Trung Quốc đảm nhiệm, trong đó chủ yếu là dầu khí, hóa chất, điện, dệt kim.

Có tới 30 doanh nghiệp Trung Quốc đang thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia. Xét riêng về điện, đã có nhiều dự án tỷ USD rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Tiêu biểu phải kể đến dự án điện Quảng Ninh 1,2 với giá trị 400 triệu USD, điện Mỹ Tân 2 với số vốn 1,3 tỷ USD, điện Duyên Hải 1 là 4,4 tỷ USD...

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên là hồ sơ mời thầu các dự án lớn thường được giao cho các tư vấn nước ngoài soạn thảo. Các tiêu chuẩn được đưa vào hồ sơ một cách máy móc, sao chép lại từ các tài liệu được đánh giá là đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy, rất ít doanh nghiệp Việt Nam lọt qua vòng sơ tuyển để dự thầu.

Ví dụ như trong lĩnh vực điện năng, ông Thành minh họa, ngoại trừ những trường hợp được chỉ định thầu, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ còn khả năng làm thầu phụ. Thậm chí nếu đơn vị Trung Quốc trúng thầu, doanh nghiệp Việt Nam khó có khả năng làm thầu phụ, vì nhà thầu nước bạn đã cung ứng hầu như tất cả vật tư, kể cả các bu-lông, ốc vít, và lao động phổ thông.

"Đối với các gói thầu với quy mô nhỏ, việc soạn thảo hồ sơ mời thầu có phần mềm hơn. Một số doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện để dự thầu lại vướng phải các vấn đề chi phí lập hồ sơ đúng tiêu chuẩn và chi phí quan hệ vô cùng lớn", ông Thành nói.

Ông Thành nhấn mạnh, chính việc thất thoát chi phí công có khi lên tới 30%, chi phí quan hệ của Việt Nam lớn đã tạo ra thất thế cho hàng nội hiện nay.

Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, nhà nước cần có quy định cụ thể hơn trong cơ chế đấu thầu, khuyến khích các doanh nghiệp dùng hàng nội. Các chỉ tiêu của hàng Việt cần phải được quy định rõ ràng trong các văn bản, bởi thực tế chưa có tiêu chí rõ ràng về hàng nội và hàng ngoại. Ông Phong minh họa, không ít mặt hàng sử dụng linh kiện ngoại, nhưng lắp ráp ở Việt Nam vẫn được nhiều người coi là hàng nội.

Các chuyên gia kinh tế tham dự hội thảo này cũng bày tỏ, việc sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước không được quan tâm đúng mức, khiến hàng hóa nước ngoài thường được ưu tiên sử dụng và doanh nghiệp ngoại có cơ hội thắng thầu. Khi gói thầu lớn rơi vào doanh nghiệp nước ngoài, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ nhập siêu ngày càng lớn hơn. Trong khi đó, nhập siêu là vấn đề lớn nhất của kinh tế trong nước năm 2010.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, 7 tháng qua, nhập siêu hàng hóa đạt 7,4 tỷ USD, bằng 19,4% kim ngạch xuất khẩu. Nhập siêu trong tháng 7 ước tính đạt 1,15 tỷ USD, chiếm 19,8% kim ngạch xuất khẩu, con số này khiến nhiều người lo ngại khi cận kề mức cho phép 20% (chỉ tiêu mà Chính phủ đặt ra). Trong đó, nhập siêu về máy móc lên tới 60-70% tổng cơ cấu nhập siêu. var Theo VnExpress.net

Tin đăng lại

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đường lối ngoại giao song kiếm hợp bích cứng mềm đều có đủ

TQ lập căn cứ tên lửa ở tỉnh Quảng Đông

Hỏa tiễn Trung Quốc có thể vươn tới các nước Đông Nam Á

Tin cho hay Trung Quốc vừa lập căn cứ tên lửa mới ở phía bắc tỉnh Quảng Đông, với tầm che phủ vươn tới Đông Nam Á, trong khi căng thẳng quanh chủ đề Biển Đông gia tăng.

Báo chí địa phương Trung Quốc cho hay căn cứ mới đặt tại khu vực miền núi có tên Thiều Quan và thuộc quản lý của đoàn 96166 binh chủng pháo binh số hai, tức binh chủng chuyên trách hỏa tiễn chiến lược của Giải phóng quân Trung Quốc.

Thời điểm thiết lập căn cứ này không được thông báo rõ ràng, chỉ được nói rằng một vài tuần trước ngày Bát nhất (0/08), ngày thành lập Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa.

Giới quan sát cho rằng tại căn cứ này quân đội Trung Quốc sẽ đặt các hỏa tiễn đạn đạo DF-21C hoặc hỏa tiễn hành trình tầm xa CJ-10. Cả hai loại này đều có tầm che phủ trên 2.000 cây số, tức vươn tới tận quần đảo Trường Sa.

Trong những ngày gần đây, người ta lại thấy căng thẳng gia tăng quanh các bất đồng liên quan tới Biển Đông, nhất là sau khi Hoa Kỳ ngỏ ý quan tâm tham gia tiến trình giải quyết xung đột.

Báo chí Trung Quốc còn tiết lộ quân đội nước này đã lập một căn cứ tương tự tại Thanh Viễn, một huyện miền núi khác thuộc tỉnh Quảng Đông, từ hồi tháng Sáu năm ngoái.

Viện Nghiên cứu Project 2049 đặt tại Washington DC, Mỹ, trong khi đó cáo giác Bắc Kinh đang có kế hoạch lập một căn cứ hỏa tiễn thứ ba tại Tam Á trên đảo Hải Nam.

Hỏa tiễn chống tàu chiến

Giới quan sát quân sự đồn đoán căn cứ Thiều Quan có thể được trang bị tên lửa đạn đạo chống tàu chiến DF-21D, có khả năng tấn công tàu thuộc loại lớn như hàng không mẫu hạm.

Trung Quốc được cho là đã có trong tay công nghệ, nhưng thực sự nước này đã sản xuất và sử dụng DF-21D hay chưa thì còn chưa ai dám nói chắc.

Hoa Kỳ và Liên Xô cũ đã từng có thỏa thuận không sử dụng loại vũ khí này từ hồi Chiến tranh lạnh.

Viện Project 2049 nói việc lập căn cứ tại Thiều Quan có thể sẽ gây phức tạp thêm tình hình ở châu Á, "nhất là khu vực Biển Đông".

Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng đặt tại Hong Kong trích lời Giáo sư Alexander Huang Chieh-cheng từ Viện Nghiên cứu Các vấn đề Đối ngoại và Chiến lược tại Đại học Tamkang, Đài Bắc, nói các nước Đông Nam Á chắc sẽ lo lắng trước thông tin này.

"Mỗi bước tính toán của quân đội Trung Quốc đều có ý nghĩa chiến lược đặc biệt."

"Lần này, tôi không cho họ có ý định đe dọa Đài Loan. Tên lửa DF-21 có thể vươn tới nhiều nơi ở Đông Nam Á, nên những quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc sẽ cảm thấy bị đe dọa."

Chuyên gia quân sự Trung Quốc Ni Lexiong từ Thượng Hải thì được dẫn lời nói các động thái mới cho thấy Bắc Kinh có thể sẽ sử dụng tên lửa trong việc bảo vệ "quyền lợi cốt lõi" ở Biển Đông.

Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng còn quá sớm để nói liệu việc lập các căn cứ ở Quảng Đông là nhằm vào Đông Nam Á.

Theo BBC

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đường lối ngoại giao song kiếm hợp bích cứng mềm đều có đủ

Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng còn quá sớm để nói liệu việc lập các căn cứ ở Quảng Đông là nhằm vào Đông Nam Á.

Theo BBC

Hiz hiz, mấy anh bạn china lập căn cứ tên lửa để chơi thôi sao ? đúng là miệng lưỡi của china

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay