Thiên Sứ

Trung Quốc Thiếu Nước Ngọt Trầm Trọng

2 bài viết trong chủ đề này

Trung Quốc thiếu nước ngọt trầm trọng

Thứ năm, 05/08/2010, 20:57(GMT+7)

VIT - Ngay hiện nay chỉ có một nửa dân số Trung Quốc được cung cấp nước thường xuyên. Những người được cung cấp nước này cũng không hề biết chất lượng mước thế nào. Theo số liệu thống kê cho biết, hiện có tới 90% các dòng sông trên lãnh thổ Trung Quốc bị ôi nhiễm.

Posted Image

Rác thải sinh hoạt và công nghiệp tại Trung Quốc

Trong tương lai gần, Trung Quốc sẽ có nguy cơ thiếu nước ngọt trầm trọng. Trung Quốc là nước có số dân đông nhất trên thế giới nhưng lượng nước ngọt ở nước này chỉ chiếm 6% lượng dự trữ nước trên toàn thế giới. Trong 10 năm tới, nhu cầu nước ngọt ở Trung Quốc thực tế sẽ tăng vượt quá cả lượng dự trữ trong nước.

Sẽ không lâu nữa, Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu nước. Dự kiến nhu cầu tiêu thụ nước trong năm 2020 của Trung Quốc sẽ vào khoảng 10,6 nghìn tỷ m3 nước và vượt quá khối lượng dự trữ trong nước. Như vậy lượng thiếu hụt sẽ là 40 tỷ m3 và sự thiếu hụt ở các mức độ khác nhau sẽ xuất hiện ở 400 thành phố trong tổng số 660 thành phố trong cả nước. Trong đó 108 thành phố thiếu nước nghiêm trọng. Tài nguyên nước của Trung Quốc thậm trí sẽ không đủ cung cấp cho các thành phố khổng lồ, cụ thể như Bắc Kinh và Thượng Hải. Các tỉnh nông nghiệp cũng thiếu nước trầm trọng đó là tỉnh Hà Bắc, Sơn Tây, Sơn Đông, Hồ Nam, và Ninh Hạ. Khó khăn sẽ càng khắc nghiệt hơn đối với các tỉnh nằm ở trung tâm đất nước, nơi mà lượng nước dự trữ chỉ bằng 1/3 so với các tỉnh miền nam. Cụ thể là lưu vực sông Hoàng Hà, Hoài Hà và Hắc Hà lượng nước chỉ chiếm 7,7% tổng lượng nước trên toàn quốc.

Tình trạng thiếu nước càng gay gắt hơn do tình trạng ôi nhiễm nguồn nước. Các dòng sông của Trung Quốc đang chịu một lượng chất thải hữu cơ và chất thải công nghiệp rất lớn. Lượng chất thải công nghiệp ở Trung Quốc trung bình khoảng hơn 25m3/km. Ngoài ra, mực nước ngầm trong nước mỗi năm cạn đi 1 m, điều đó đe doạ đến ngành nông nghiệp. Theo thống kê thì Trung Quốc hiện có 90% các con sông bị ô nhiễm, mỗi năm có tới 200 tỷ m3 nước thải đổ vào chúng. Chính vì vậy, phần lớn người dân Trung Quốc dùng nước sinh hoạt không đạt tiêu chuẩn. Thêm vào đó, Trung Quốc rất yếu trong việc tái sử dụng nguồn nước. Nếu ở các nước phát triển tỷ lệ trung bình cho việc tái sử dụng nước đạt 75% thì ở Trung Quốc con số này chỉ đạt không quá 30%.

Vấn đề tiếp theo không kém phần quan trọng là Trung Quốc sử dụng nguồn nước không bền vững. Theo Bộ Quản lý tài nguyên nước Trung Quốc cho biết, để sản xuất 1% GDP Trung Quốc phải tiêu thụ lượng nước gấp 4 lần so với mức trung bình của thế giới. Cuối cùng, Trung Quốc đang thiếu cơ sở hạ tầng để quản lý nguồn nước có hiệu quả. Việc sử dụng nguồn nước trái phép, hệ thống dẫn nước đã cũ nát dẫn đến sự rò rỉ một lượng nước rất lớn trong cả nước. Theo Hiệp hội nguồn nước Trung Quốc cho biết, số lượng hệ thống khoá nước trên cả nước lên tới hàng chục nhìn, chiều dài của đường ống dẫn nước lên tới hàng nghìn km. Kết quả là hàng năm Trung Quốc mất khoảng 2-3 tỷ lít nước, tương đương với 5 triệu USD.

“Thay vì phân bổ ngân sách để xây dựng cơ sở hạ tầng sử dụng nguồn nước hiệu quả hơn, chính phủ Trung Quốc lại chi vào việc thực hiện dự án hết sức mạo hiểm là nắn dòng các con sông chảy từ bắc đến nam theo ý tưởng của Mao Trạch Đông”- giáo sư đại học California nhận định. Dự án nắn dòng sông này dự kiến phải đầu tư gần 100 tỷ Nhân dân tệ (14,7 tỷ USD). Khi hoàn thành hứa hẹn sẽ giảm tình trạng thiếu nước ở các tỉnh vùng Bắc và Tây Bắc Trung Quốc, giảm nguy cơ ngập lụt ở lưu vực các dòng sông bị nắn và sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho vùng phía bắc Trung Quốc khoảng 80 tỷ Nhân dân tệ/năm. Nhưng các tác hại của dự án này cũng không nhỏ. Thứ nhất: hệ thống này sẽ phải tiêu tốn một lượng điện năng đáng kể để phục vụ cho hệ thống máy bơm, thứ hai: các con kênh này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái vì nó làm biến đổi rất lớn mực nước trong các con sông. Thêm vào đó, các chuyên gia cho rằng, việc cải tạo thường xuyên các con kênh sẽ lấy đi một lượng không nhỏ tiền từ ngân sách các địa phương và cả nhà nước, ngoài ra, Trung Quốc vẫn chưa tính toán được lượng nước dùng cho công nghiệp là bao nhiêu, cho sinh hoạt là bao nhiêu.

Một giải pháp nữa mà chính phủ Trung Quốc đưa ra là khoan một hồ chứa nước khổng lồ dưới lòng đất. Nhưng dự án này bị các chuyên gia của Viện quản lý nguồn nước quốc tế chỉ ra một loạt các sai sót như: không đủ nguồn nước để cung cấp, làm giảm mực nước ngầm (dự án này nằm chủ yếu ở phía bắc Trung Quốc sẽ làm giảm mực nước ngầm khoảng ½m/năm), sự xâm nhập của nước mặn. Theo các chuyên gia, một trong những cách giải quyết sự khan hiếm nước là xử lý nước biển thành nước ngọt. Công nghệ này trên thế giới đã áp dụng trong nhiều thập kỷ nay. Theo số liệu của Văn phòng quốc gia về xử lý nước biển cho biết, năm 2010 mỗi ngày Trung Quốc sẽ khử mặn được từ 0,8-1 triệu m3 nước biển/ ngày. Nhưng dù tìm giải pháp nào đi nữa, Trung Quốc sẽ không tránh khỏi phải nhập khẩu nước ngọt.

Loi Tran

Nguồn tin: Chinapro

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Việt nam rồi cũng thiếu

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay