Guest Phapvan

Điều chưa từng thấy trong giáo dục

8 bài viết trong chủ đề này

Điều chưa từng thấy trong giáo dục</H1>Posted Image Tuổi Trẻ Online - Thứ Năm, 4/9 TT- - Thông tin nhà xuất bản Giáo Dục sẽ phát hành ba cuốn sách để đính chính những sai sót trong nội dung sách giáo khoa phổ thông từ lớp 1 – 12 vừa qua gây xôn xao dư luận. Sài Gòn Tiếp Thị đã đặt các câu hỏi liên quan đến vấn đề này với GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn (đại học Quốc gia Hà Nội).

>> Chỉnh sửa sách bồi dưỡng giáo viên

>> Sơ suất, bất cập đáng kinh ngạc!

* Theo giáo sư, những sai sót của việc phải đính chính đến ba cuốn sách cho cả ba bậc học có nguyên nhân từ đâu: từ cách thức biên soạn hay do trình độ của những người tham gia viết sách giáo khoa?

- Đây là điều chưa từng thấy trong lịch sử giáo dục trong và ngoài nước. Đính chính chỉ có thể sửa chữa những lỗi chính tả, còn sai kiến thức và đảo lộn trật tự logic của chương trình thì đính chính làm sao chữa được?

Ví dụ, trong chương trình phổ thông, thông thường dạy theo trật tự hết các hàm số sơ cấp, sau mới đến đạo hàm. Năm nay, đạo hàm được chuyển từ lớp 12 xuống lớp 11, còn hai hàm số mũ, hàm số loga lại chuyển lên lớp 12, sau lại học đạo hàm, vừa rối vừa không liên tục. Phần khảo sát 4 hàm số năm nào cũng có trong đề thi tốt nghiệp và thi đại học, song ban cơ bản chỉ dạy 3, còn ban nâng cao mới dạy đủ 4 hàm số.

Việc thiết kế chương trình và biên soạn sách giáo khoa của nước ta có vấn đề, từ nhận thức, chỉ đạo đến tổ chức triển khai. Chương trình giáo dục là một chỉnh thể, đã được cắt khúc và chia làm ba khúc, theo ba dự án vay tiền của các ngân hàng nước ngoài khác nhau: tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Mỗi dự án chỉ đạo một phách, vô hình trung tổng thể chương trình bị vi phạm và đảo lộn.

Ít ai rõ, đã vay tiền nước ngoài là họ có dịp vào chỉ đạo, xin dẫn một công văn số 10329/VP do thứ trưởng bộ Giáo dục và đào tạo ký ngày 10-11-2000, triệu tập các tác giả biên soạn sách giáo khoa và sách giáo viên đến để người nước ngoài tập huấn. Một chỉnh thể khoa học, lại sử dụng cách tiếp cận tiểu nông (cắt khúc cuốn chiếu) cùng với đồng tiền vay và chỉ đạo từ bên ngoài, thì những sai sót mà nhà xuất bản Giáo Dục phải chỉnh sửa triền miên là khó có thể tránh khỏi.

* Chúng ta đã tốn bao nhiêu tiền của và thời gian (từ 2002-2008) để tiến hành thay sách giáo khoa đợt này. Vừa xong lại phải in sách đính chính, không loại trừ sau đó phải đính chính cả sách đính chính. Giáo sư nhận xét như thế nào về điều này?

- Chương trình là cốt lõi của nền học, sách giáo khoa là tài liệu pháp lý trong dạy và học. Ở nhiều nước, sách giáo khoa được cung cấp miễn phí cho người học, tại sao chúng ta còn nghèo mà mỗi năm phải bỏ ra hàng nghìn tỉ đồng cho việc mua sách giáo khoa? Điều này thật phi lý. Xin đơn cử, từ năm 2002 là năm đổi mới chương trình và thay sách giáo khoa ở bậc phổ thông. Dự chi của Nhà nước cho đợt đổi mới này từ 2002-2009 là 2 tỉ USD.

Việc năm nào cũng in lại sách giáo khoa thật lãng phí. Lo giấy để in sách cũng là một vấn đề của Nhà nước. Theo cục Xuất bản, số giấy cần 1,2 triệu tấn, trong nước chỉ đáp ứng được 40%, còn 60% phải nhập từ nước ngoài (báo Tiền Phong ngày 16-8-2008).

Năm nay tái bản lại 160 tựa sách từ lớp 1 đến lớp 11, và khoảng 40 tựa sách liên quan đến sách giáo khoa ở lớp 12. Ví dụ môn tiếng Việt, trong vòng bảy năm nhà xuất bản Giáo Dục đã thu thêm của dân khoảng 230 tỉ đồng, xấp xỉ 14 triệu USD/môn, mà hầu như không phải đầu tư gì nhiều. Năm 2002, in 1,7 triệu cuốn, giá hai tập là 19.600 đồng/bộ, thành tiền là 33,32 tỉ đồng; năm 2008 in 1,53 triệu cuốn, giá mới hai tập là 21.400 đồng/bộ, thành tiền 32,742 tỉ đồng.

Việc bớt xén tiền thù lao cho tác giả ước đoán hàng tỉ đồng/năm. Kiểm chứng việc này ai cũng làm được, xin mời ra hàng sách và làm một vài phép tính đơn giản sẽ có ngay kết quả. Nhà xuất bản Giáo Dục mỗi năm chiếm trên 80% lượng in ấn của cả nước. Việc in lậu sách giáo dục đã trở thành quốc nạn.

* Giáo sư từng phát biểu rằng, dù có ba cuốn sách đính chính cũng không giải quyết được cái gốc của vấn đề. Vậy thì đâu là cái gốc của vấn đề, và giải quyết tận gốc thì phải như thế nào?

- Trên thế giới tồn tại một mặt bằng chung về kiến thức, đặc biệt là bậc học phổ thông, để học sinh ở nước này có thể chuyển sang nước khác học (sự khác biệt nếu có cũng nhanh chóng được khắc phục). So với các nước, chương trình và sách giáo khoa của ta chẳng giống ai, nếu tiếp tục sử dụng chương trình - sách giáo khoa hiện nay sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Trong đợt đánh giá vừa qua, GS Nguyễn Tăng - phó chủ tịch liên hiệp hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam đã phát biểu đại ý: chương trình và sách giáo khoa hiện nay phải làm lại, còn nếu bộ Giáo dục và đào tạo không làm lại, thì xã hội sẽ lên án. Việc làm lại chương trình và biên soạn lại sách giáo khoa tốn khoảng 100 tỉ đồng và mất thời gian vài tháng, nếu biết hiện đại hoá kinh nghiệm quý báu trong ngoài nước và thành tựu khoa học kỹ thuật gần đây và phát huy nội lực không vay tiền nước ngoài.

Xin lưu ý, tính khoa học và hiệu quả của giải pháp làm tập trung, triển khai đồng bộ từ lớp 1 đến lớp 12, tính đến nay không còn phản bác nào, kể cả lãnh đạo bộ Giáo dục và đào tạo. Vấn đề là con người và tổ chức, người chúng ta có, còn lại là biết chọn và sử dụng.

Theo NHƯ THUẦN - Sài Gòn tiếp thị

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi không có ý bình luận gì, chỉ xin kể một câu chuyện mà người làm chứng duy nhất là Wildlaveder. Ngày ấy cách đây khoảng năm ngoái, năm kia, khi các phương tiện thông tin đại chúng và nhiều người hồ hởi tin vào sẽ có một cuộc cải cách giáo dục triệt để và Wildlavender cũng tin như vậy. Tôi trả lời cô ấy đại ý như sau: "Còn anh còn em, anh không tin điều này có thể xảy ra". Hình như tôi nói rõ hơn là "sẽ không thể có một cuộc cái cách giáo dục nào thành công".

Thông tin trên của Pháp Vân là bằng chứng cho thấy tôi nói đúng - Nếu Wildlavender nhớ câu chuyện này. Hình như lúc đó Wildlavender còn hỏi vậy phải làm thế nào? Tôi trả lời" Khôi phục lại sử Việt trong sách giáo khoa như cũ: Lịch sử văn hóa Việt trải gần 5000 năm văn hiến".

Tôi biết rằng sẽ không ai có thể liên hệ được việc khôi phục lịch sử truyền thống Việt với những bất cập trong ngành giáo dục hiện nay. Nhưng đây sẽ là điều duy nhất đúng. Không tin cứ chờ xem.

Share this post


Link to post
Share on other sites

* Giáo sư từng phát biểu rằng, dù có ba cuốn sách đính chính cũng không giải quyết được cái gốc của vấn đề. Vậy thì đâu là cái gốc của vấn đề, và giải quyết tận gốc thì phải như thế nào?

- Trên thế giới tồn tại một mặt bằng chung về kiến thức, đặc biệt là bậc học phổ thông, để học sinh ở nước này có thể chuyển sang nước khác học (sự khác biệt nếu có cũng nhanh chóng được khắc phục). So với các nước, chương trình và sách giáo khoa của ta chẳng giống ai, nếu tiếp tục sử dụng chương trình - sách giáo khoa hiện nay sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Trong đợt đánh giá vừa qua, GS Nguyễn Tăng - phó chủ tịch liên hiệp hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam đã phát biểu đại ý: chương trình và sách giáo khoa hiện nay phải làm lại, còn nếu bộ Giáo dục và đào tạo không làm lại, thì xã hội sẽ lên án. Việc làm lại chương trình và biên soạn lại sách giáo khoa tốn khoảng 100 tỉ đồng và mất thời gian vài tháng, nếu biết hiện đại hoá kinh nghiệm quý báu trong ngoài nước và thành tựu khoa học kỹ thuật gần đây và phát huy nội lực không vay tiền nước ngoài.

Xin lưu ý, tính khoa học và hiệu quả của giải pháp làm tập trung, triển khai đồng bộ từ lớp 1 đến lớp 12, tính đến nay không còn phản bác nào, kể cả lãnh đạo bộ Giáo dục và đào tạo. Vấn đề là con người và tổ chức, người chúng ta có, còn lại là biết chọn và sử dụng.

Đoạn hội thoại này, đọc lướt qua thì chúng ta dễ cảm nhận là lỗi nằm ở đâu đó, nhưng nếu tinh ý ta sẽ thấy, chỉ xét nội hàm trong đoạn viết trên đã lột tả được thực trạng đáng sợ của ngành giáo dục (chưa kể đến sự đáng kinh sợ không kém là vấn đề bằng-sắc của các vị..). Vấn đề là ở chỗ, với tư cách một vị GS mà kinh nghiệm và vốn sống chỉ đủ sức để phát biểu những câu không thể biết bám vào đâu để xử lý. Hậu quả trước mắt là rối càng thêm rối, sự phân kỳ là tất yếu và hàng loạt trẻ em tiếp tục rủ nhau bỏ học sau mỗi năm cãi cách

Ví dụ câu:"So với các nước, chương trình và sách giáo khoa của ta chẳng giống ai" sao mà tự ti vậy! - các nước là những nước nào? không giống ai là không giống như thế nào? - một vị GS vẫn không tránh được cách nói bắn bỗng bắn bỏ...

Hay câu:"Vấn đề là con người và tổ chức, người chúng ta có, còn lại là biết chọn và sử dụng.", "tính khoa học và hiệu quả của giải pháp làm tập trung, triển khai đồng bộ từ lớp 1 đến lớp 12" vấn đề này rõ là không một lần biên soạn hoặc cãi cách nào mà các vị có trách nhiệm không tự nhận là mình đã cố gắng làm theo các khẩu hiệu này.

Đúng là hết sức đáng ngại với cái gọi là cãi cách giáo dục hiện tại, thương cho con em chúng ta và thầy cô đứng lớp phải cố gắng để thích nghi như tắc kè bông. Ngay cả cách đánh giá kết quả học tập của các học sinh tiểu học hiện tại là quá mức cực đoan, thầy và trò đều khóc ròng...

Trước mắt mỗi năm trên 600.000 học sinh nhỏ bỏ học vì....để.... ôi sao đáng lo thật. Tuổi của bọn cướp cạn cướp sâu đã lấn xuống tuổi 14, 15.

Mong sao các vị GS hãy đúng là các GS mà đừng cố làm các chính khách

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cách đây đã lâu trong câu chuyện được nghe các bậc đàn anh kể chuyện về Cải Cắch Giáo Dục, trọng tâm về Sách Giáo Khoa. Mấy ảnh nói hệ thống Sách Giáo Khoa của Việt nam ta chuẩn nhất là thời mới thống nhất đất nước sau năm 1975. Đa số SGK được dịch từ SGK của Nga (Liên Xô cũ) sang hệ 12 năm cho Miền nam sau Thống nhất. Hệ thống SGK này còn chuẩn hơn cả sách của Miền Nam cũ và Miền Bắc trước năm 1975. Thế rồi sau đó cải cách đảo lộn hết. Thiết nghĩ số tiền 2 tỉ usd cũ ấy dùng một phần để tăng lương cho thầy cô giáo còn có ích hơn nhiều.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo mình thì cứ lấy sách Mẫu giáo của Pháp, Tiểu học của Nhật, THCS của Úc, THPT của Mỹ mà dịch ra cho HS nó học. Thế là đảm bảo các vị GS đáng kính nói trên sẽ thấy nó rất chuẩn, rất đẳng cấp quốc tế, phù hợp với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa !

Làm thế chỉ cần 2 tháng là cải cách xong tuốt và ta sẽ có 1 bộ sách giáo khoa đúng chuẩn in - tẹc (International) ! Lúc đấy thì, " So với các nước, chương trình và sách giáo khoa của ta... giống tất cả mọi người "

Còn như bây giờ á, năm nào bọn bạn của CC làm Biên tập của NXB GD cũng tức phát khóc lên vì những lỗi sai "trơ trẽn" ( nguyên văn) của SGK mà chúng nó phải làm tờ trỉnh rồi liều mình tranh cãi bao nhiêu lần cũng không nhận được cái gật đầu của các vị GS đáng kính ! Mà đâu chỉ SGK sai, sách bồi dưỡng, nâng cao ...còn sai kinh khủng hơn !

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ba cuốn sách sắp phát hành chả bõ bèn gì so với tổng lượng lỗi sai của SGK mà các Biên tập viên NXBGD và các Giáo viên đứng lớp phát hiện .

Share this post


Link to post
Share on other sites

"TRĂM NĂM TRỒNG NGƯỜI" THẾ NÀY THÌ GAY GO QUÁ!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xấp xỉ 10 năm nay, năm nào cũng thấy nói "cải cách giáo dục". Có lẽ phải cải cách ngay cái từ "cải cách" vì nghe mãi riết rồi thấy không hiểu "cải cách" là gì. Hay đổi lại là "canh tân giáo dục" cho nó mới một tý. Nếu "Canh tân" năm nay không xong thì năm tới lại gọi là "đổi mới giáo dục". Như vậy nó đỡ nhàm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay