+Achau+

Bí ẩn Hai Thanh Kiếm Cổ

3 bài viết trong chủ đề này

Posted Image

Hai người dân ở Lục Yên, Yên Bái tìm thấy hai thanh kiếm cổ. Một tìm thấy trong hang trên núi Chuông. Một tìm thấy ở dòng suối trên núi Lung Chạng. Từ ngày tìm thấy hai thanh kiếm ấy, hai người này gặp phải nhiều chuyện bí ẩn chưa thể giải thích nổi.

Kiếm người âm hại người dương

Một cán bộ xã Tân Lĩnh dẫn tôi đến gia đình bà Nguyễn Thị Hoa. Bà Hoa cho biết: Vào năm 2004 chồng bà là Đỗ Văn Ngự đã tìm thấy thanh kiếm cổ trong hang đá trên núi Chuông. Ông Hoàng Ngọc Chấn, chủ tịch UBND xã Tân Lĩnh cho hay: Dưới chân núi Chuông có làng Chuông, tên này không biết các cụ đặt từ bao giờ. Làng Chuông có 3 thôn: Hin Chạng, Roong Chuông và Chuông ính.

Bà Nguyễn Thị Hoa, vợ ông Ngự tâm sự: Tôi chưa được tận mắt nhìn thấy thanh kiếm cổ mà ông nhà tôi tìm thấy trong hang đá trên núi Chuông, chỉ được nghe ông ấy kể lại: Hôm ấy một mình ông vào trong hang đá, vì nghe mọi người nói trong hang đá người xưa để rất nhiều đồ thờ cúng. Ông ấy vào trong hang đá để tìm các đồ cổ bán kiếm tiền.

Posted Image

Núi Chuông - nơi ông Đỗ Văn Ngự đã tìm thấy thanh kiếm cổ trong hang đá.Hang đá nằm trên lưng chừng núi và rất sâu, trên làn đá cao thấy nhiều đồ cúng như bát đĩa, bình hương... ông ấy chỉ lấy mỗi thanh kiếm mang về. Vốn nhát gan nên không dám mang về nhà mà đưa cho hai người tên là Hải và Hoà cất giữ. Tôi cũng chả biết hai người bán được bao nhiêu, nghe nói có cho ông Ngự nhà tôi mấy chục ngàn.

Từ sau khi nhặt được thanh kiếm đó, tiền chẳng thấy đâu còn gia đình tôi thì gặp bao nhiêu là chuyện chẳng lành: Trâu đang buộc trong chuồng tự nhiên sùi bọt mép lăn đùng ra chết, lợn gà chết dịch không còn một mống. Ông nhà tôi thì đổ đốn ham mê cờ bạc, rượu chè. Tìm được thanh kiếm năm trước thì năm sau ông ấy bị ngã bệnh mất. Bệnh viện bảo ông ấy chết vì bệnh phổi.

Đứa con gái lớn nhà tôi đang yên đang lành thì bị một thằng đàn ông đã có hai con lừa làm vợ. Lại còn lừa vào tận trong Nam, nuôi con nó công cốc, còn mình thì chẳng sinh nở gì. Năm rồi nó bỏ ra đây rồi xin vào làm trong Công ty Hùng Đại Dương. Vào đó làm một thời gian rồi "xin xỏ" mãi mới kiếm được thằng cháu trai này bác ạ. Khổ quá, chả biết nói thế nào cho hết được nỗi khổ.

Người trời mách nước tìm kiếm cổ

Anh Triệu Văn Chanh, dân tộc Tày thôn Thâm Luy, xã Lâm Thượng là người tìm thấy thanh kiếm cổ thứ hai. Ông Hoàng Văn Thành, phó chủ tịch UBND xã dẫn tôi đến nhà anh Chanh, ông cho hay: Tôi với anh Chanh là anh em họ đấy. Năm ngoái anh Chanh tìm thấy thanh kiếm cổ khi lúa đã xanh đồng. Anh Chanh đi vào Nam làm ăn từ trước Tết, chỉ có mình chị vợ ở nhà thôi.

Chị Nguyễn Thị Lúi vợ anh Chanh bảo, anh Chanh đi đâu làm ăn từ năm ngoái, Tết cũng không về. Nghe nói anh Chanh có một lần gọi điện về nhà người anh em, nhưng máy khoá hai chiều nên chẳng nghe được gì cả. Anh Chanh không gửi tiền cho gia đình.

Posted Image

Thanh kiếm cổ thứ hai.Tôi hỏi việc anh Chanh tìm được thanh kiếm cổ như thế nào, ở đâu? Chị Lúi bảo: "Chả biết thế nào đâu! Hôm ấy ngủ dậy nó chuẩn bị đồ để đi đâu đó. Tôi hỏi đi đâu thì chỉ bảo: Tôi đi có việc đừng hỏi làm gì. Thế là nó đi lên núi Lung Chạng trên kia đấy. Cũng chả biết nó lên đấy làm gì, hôm trước nó cũng đi lên đấy rồi. Sau khi lấy được thanh kiếm về nó mới kể cho mọi người nghe, đêm trước nó nằm mơ gặp được ông tổ họ Triệu, râu tóc bạc phơ như người trên trời. Ông tổ mách trên thát (thác nước trên cao) ở chỗ cao nhất có rùa vàng.

Cụ tổ bảo nhìn kỹ mới thấy, nếu thấy con thứ nhất rồi sẽ thấy con thứ hai, con thứ ba. Nó mang về rửa, thấy mọi người trong thôn tới xem đông lắm, vợ bảo vứt đi. Nó lại mơ nhặt được chiếc bật lửa to bằng vàng, cụ tổ bảo không được vứt đi... Sáng hôm sau nó dậy một mình đi lên núi, tìm mãi không thấy rùa vàng, nó cạy hòn đá thì thấy thanh kiếm nằm ngang suối. Nó mang về đến nửa đường sợ không dám mang về mà giấu vào bụi cây, nói chuyện với em chú và dượng của nó.

Mọi người bảo cứ mang về đi, hôm sau nó mới lên núi mang kiếm về, đặt ở đây mọi người đến xem đông lắm. Em không dám động vào thanh kiếm, sợ mà..."

Chém đá, lưỡi kiếm không quằn

Ông Nguyễn Quang Long, phó phòng Văn hoá huyện Lục Yên kể lại việc đi thu chiếc kiếm cổ do Triệu Văn Chanh tìm thấy: "Nghe cậu Chanh nói chuyện, tôi thấy anh ta đầu óc có vẻ không bình thường.

Anh ta kể lại việc tìm thấy thanh kiếm qua giấc mơ, khi lấy được về có người ở thị trấn Yên Thế trả 30 triệu đồng, anh ấy và dòng họ không bán, bảo để giữ lại. Sau đó lại đồng ý cho huyện mang về bảo tàng..."

Thanh kiếm cổ tìm thấy ở núi Chuông dài chừng 80cm, bản rộng gần 3cm, đã mất chuôi, nước thép còn rất tốt, người ta đã thử chém vào đá nhưng lưỡi kiếm không quằn, không mẻ.

Lưỡi kiếm tìm thấy trên thác nước núi Lung Chạng, dài chừng 1,2m, giống thanh long đao, bản kiếm chỗ rộng nhất gần 5cm, có hai đường rãnh chạy song song dọc thân kiếm, gần chuôi có khắc chữ nổi, nhưng do để lâu trong nước bị han gỉ nên không nhìn rõ chữ, trên sống lưng có mấu như vây cá, chuôi bằng gỗ bọc thép, lớp gỗ bên trong một phần đã mục, phần còn lại thì vẫn rất chắc, kiếm nặng khoảng 3kg.

Cho đến lúc này hai thanh kiếm chưa được các nhà khoa học giám định, nên không biết nó xuất hiện từ thời nào. Quanh chuyện hai thanh kiếm cổ tìm thấy ở Lục Yên có nhiều điều bí ẩn.

Núi Chuông đứng độc lập giữa cánh đồng. Vì có hình dáng như quả chuông nên người dân mới gọi là núi Chuông. Một số người dân tộc Tày cho biết, trên núi Chuông có hang đá khá sâu, khi gió thổi qua tạo thành âm thanh nghe binh bong tựa như tiếng chuông chùa.

Tiếng Tày còn gọi núi Chuông là Đán Đình, nghĩa là nơi thờ cúng của người dân. Các cụ từ xa xưa truyền lại: Núi Chuông là nơi thờ tự rất linh thiêng, bất kể ai đi qua núi Chuông đều phải hạ nón mũ, cũng như khi đi qua núi Vua Áo Đen, nếu ai không hạ mũ nón ắt sẽ gặp chuyện chẳng lành.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đi nhà hàng, ngắm cổ vật Đông Sơn

Posted Image12 chiếc trống đồng lớn nhỏ, có trống còn nguyên vẹn, có trống đã mất một phần tang trống hoặc sứt chân. Có trống được cho là có niên đại 2.000 năm, có trống 2.200 năm và có trống tới 2.300 năm. Chúng được trưng bày trong một “nhà hàng - bảo tàng” chưa từng có ở Hà Nội.

Posted ImageNgoài cả tá trống đồng, bộ sưu tập này còn bao gồm hàng trăm cổ vật được cho là có niên đại trước cả văn hóa Đông Sơn, từ Phùng Nguyên đến Đồng Dậu, Gò Mun. Đó là hàng trăm di vật như rìu đá, đồ trang sức: vòng tay, hoa tai, bùa và dao đeo cổ. Có di vật nhỏ xíu như kim đá, lưỡi câu đồng. Có di vật tinh xảo nhỏ xinh như vòng đeo tay, đeo chân và trâm cài tóc, khuyên tai.

Posted ImageCó di vật tinh xảo nhưng lớn hơn như tượng người nam nữ hoặc dao găm có cán khắc tượng người đàn bà mặc lễ phục và đeo hoa tai, dao găm có cán khắc tượng hai người đàn ông cầm đèn, dao găm có cán khắc tượng người đàn bà cõng người đàn ông, dao găm có cán khắc tượng người đàn ông cầm rìu và thổi kèn. To hơn thì là lẫy nỏ, chuông đồng, tấm che ngực, dao ngọc, kiếm ngọc. Chủ nhân của bộ sưu tập, ông Nguyễn Đại Dương - Giám đốc nhà hàng Trống đồng Đông Sơn (số 1 Trần Đăng Ninh, Hà Nội) đều nhờ đến sự cộng tác của các chuyên gia trong ngành khảo cổ học để xác định niên đại của từng trống đồng cũng như các di vật khác. Ông đã có một “thông báo” chính thức, kêu gọi sự góp ý của những ai quan tâm tới cổ vật thuộc nền văn hóa Đông Sơn: “Để đảm bảo uy tín của nhà hàng cũng như sự trưng bày cổ vật được khách quan trung thực.

Posted ImageChúng tôi kính mong quý vị giám định cổ vật được trưng bày tại nhà hàng. Nếu quý vị chứng minh được hiện vật nào là giả cổ, chúng tôi xin kính biếu 10.000 USD cho mỗi hiện vật được chứng minh là giả cổ (với bằng chứng khoa học hoặc vật đối chứng cụ thể). Thời gian nhà hàng hỗ trợ quý khách giám định cổ vật từ 15 - 20 giờ các ngày trong tuần (trừ chủ nhật và ngày lễ)”. Chỉ là bộ sưu tập của cá nhân và những cổ vật được trưng bày gói gọn trong một không gian cũng tư nhân song đa dạng và trân trọng nên nhà hàng Đông Sơn thu hút nhiều sự quan tâm của những nhà khảo cổ và giới nghiên cứu sử học. Tất nhiên bộ sưu tập làm nhiều người bất ngờ. PGS.TS khảo cổ học Lâm Thị Mỹ Dung - Giám đốc Bảo tàng Nhân học cho biết bộ sưu tập này “đẹp, độc đáo, nhiều hiện vật lần đầu tiên được nhìn thấy”. Bà chỉ lưu ý những chỉ dẫn về niên đại cần cẩn trọng, đặc biệt cần xem xét kỹ hơn về niên đại và xuất xứ của hiện vật đá tiền Đông Sơn.

Posted ImageChú thích niên đại của nhiều hiện vật cũng làm TS. Bùi Văn Liêm, Thư ký Hội đồng khoa học - Viện Khảo cổ học có lưu ý tương tự sau khi nhận xét: “Trang trí xếp đặt hiện vật chứng tỏ chủ nhân có đầu tư lớn và tham khảo nhiều bảo tàng trên thế giới. Sưu tập hiện vật nguyên vẹn, đẹp song cần đầu tư nghiên cứu thêm về niên đại”. PGS.TS khảo cổ Phan Minh Huyền cũng khuyên: “Để thật chính xác về niên đại và giá trị của từng hiện vật, nên chia thành từng nhóm đồ và nhờ các chuyên gia giám định”. PGS. TS Trịnh Sinh - Viện Khảo cổ học cũng chân thành khen “nhiều hiện vật quý giá” nhưng “cần giám định lại một số hiện vật”.

Posted ImageNhiều chuyên gia cũng tỏ ý sẵn lòng giúp vị chủ nhân ngoại đạo với ngành khảo cổ và cổ vật giám định hiện vật. Chẳng hạn TS. Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á ngỏ ý: “Nếu cần, tôi sẵn sàng giúp giám định các hiện vật đồng Đông Sơn và gốm các loại”. TS.Ngô Thế Phong, chuyên gia về thời đại đá, nhà khảo cổ - Viện bảo tàng Lịch sử Việt Nam cũng sẵn lòng giúp giám định, thời gian do chủ nhân bộ sưu tập tự bố trí. Ông Nguyễn Đại Dương vẫn đang âm thầm sưu tập thêm những cổ vật Đông Sơn, tiền và hậu Đông Sơn với một niềm tin mãnh liệt: “Có thể mất hàng năm, chục năm hoặc lâu hơn nữa để chứng minh những cổ vật bằng đá được trưng bày trong bộ sưu tập cá nhân của tôi là của tổ tiên người Việt thuộc giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Dậu, Gò Mun - chính là nền tảng hun đúc nên nền văn minh Đông Sơn, nền văn minh đánh dấu sự ra đời của nhà nước Văn Lang Âu Lạc, nhà nước đầu tiên của các vua Hùng.

Nhưng tôi luôn tin rằng chân lý vẫn đang ở phía trước, và những cổ vật trong bộ sưu tập này sẽ cất lên tiếng nói về giá trị lịch sử của nó”.

Hải Nguyệt

Việt Báo (TheoThanhNien)
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đi nhà hàng, ngắm cổ vật Đông Sơn

Posted Image12 chiếc trống đồng lớn nhỏ, có trống còn nguyên vẹn, có trống đã mất một phần tang trống hoặc sứt chân. Có trống được cho là có niên đại 2.000 năm, có trống 2.200 năm và có trống tới 2.300 năm. Chúng được trưng bày trong một “nhà hàng - bảo tàng” chưa từng có ở Hà Nội.

Posted ImageNgoài cả tá trống đồng, bộ sưu tập này còn bao gồm hàng trăm cổ vật được cho là có niên đại trước cả văn hóa Đông Sơn, từ Phùng Nguyên đến Đồng Dậu, Gò Mun. Đó là hàng trăm di vật như rìu đá, đồ trang sức: vòng tay, hoa tai, bùa và dao đeo cổ. Có di vật nhỏ xíu như kim đá, lưỡi câu đồng. Có di vật tinh xảo nhỏ xinh như vòng đeo tay, đeo chân và trâm cài tóc, khuyên tai.

Posted ImageCó di vật tinh xảo nhưng lớn hơn như tượng người nam nữ hoặc dao găm có cán khắc tượng người đàn bà mặc lễ phục và đeo hoa tai, dao găm có cán khắc tượng hai người đàn ông cầm đèn, dao găm có cán khắc tượng người đàn bà cõng người đàn ông, dao găm có cán khắc tượng người đàn ông cầm rìu và thổi kèn. To hơn thì là lẫy nỏ, chuông đồng, tấm che ngực, dao ngọc, kiếm ngọc. Chủ nhân của bộ sưu tập, ông Nguyễn Đại Dương - Giám đốc nhà hàng Trống đồng Đông Sơn (số 1 Trần Đăng Ninh, Hà Nội) đều nhờ đến sự cộng tác của các chuyên gia trong ngành khảo cổ học để xác định niên đại của từng trống đồng cũng như các di vật khác. Ông đã có một “thông báo” chính thức, kêu gọi sự góp ý của những ai quan tâm tới cổ vật thuộc nền văn hóa Đông Sơn: “Để đảm bảo uy tín của nhà hàng cũng như sự trưng bày cổ vật được khách quan trung thực.

Posted ImageChúng tôi kính mong quý vị giám định cổ vật được trưng bày tại nhà hàng. Nếu quý vị chứng minh được hiện vật nào là giả cổ, chúng tôi xin kính biếu 10.000 USD cho mỗi hiện vật được chứng minh là giả cổ (với bằng chứng khoa học hoặc vật đối chứng cụ thể). Thời gian nhà hàng hỗ trợ quý khách giám định cổ vật từ 15 - 20 giờ các ngày trong tuần (trừ chủ nhật và ngày lễ)”. Chỉ là bộ sưu tập của cá nhân và những cổ vật được trưng bày gói gọn trong một không gian cũng tư nhân song đa dạng và trân trọng nên nhà hàng Đông Sơn thu hút nhiều sự quan tâm của những nhà khảo cổ và giới nghiên cứu sử học. Tất nhiên bộ sưu tập làm nhiều người bất ngờ. PGS.TS khảo cổ học Lâm Thị Mỹ Dung - Giám đốc Bảo tàng Nhân học cho biết bộ sưu tập này “đẹp, độc đáo, nhiều hiện vật lần đầu tiên được nhìn thấy”. Bà chỉ lưu ý những chỉ dẫn về niên đại cần cẩn trọng, đặc biệt cần xem xét kỹ hơn về niên đại và xuất xứ của hiện vật đá tiền Đông Sơn.

Posted ImageChú thích niên đại của nhiều hiện vật cũng làm TS. Bùi Văn Liêm, Thư ký Hội đồng khoa học - Viện Khảo cổ học có lưu ý tương tự sau khi nhận xét: “Trang trí xếp đặt hiện vật chứng tỏ chủ nhân có đầu tư lớn và tham khảo nhiều bảo tàng trên thế giới. Sưu tập hiện vật nguyên vẹn, đẹp song cần đầu tư nghiên cứu thêm về niên đại”. PGS.TS khảo cổ Phan Minh Huyền cũng khuyên: “Để thật chính xác về niên đại và giá trị của từng hiện vật, nên chia thành từng nhóm đồ và nhờ các chuyên gia giám định”. PGS. TS Trịnh Sinh - Viện Khảo cổ học cũng chân thành khen “nhiều hiện vật quý giá” nhưng “cần giám định lại một số hiện vật”.

Posted ImageNhiều chuyên gia cũng tỏ ý sẵn lòng giúp vị chủ nhân ngoại đạo với ngành khảo cổ và cổ vật giám định hiện vật. Chẳng hạn TS. Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á ngỏ ý: “Nếu cần, tôi sẵn sàng giúp giám định các hiện vật đồng Đông Sơn và gốm các loại”. TS.Ngô Thế Phong, chuyên gia về thời đại đá, nhà khảo cổ - Viện bảo tàng Lịch sử Việt Nam cũng sẵn lòng giúp giám định, thời gian do chủ nhân bộ sưu tập tự bố trí. Ông Nguyễn Đại Dương vẫn đang âm thầm sưu tập thêm những cổ vật Đông Sơn, tiền và hậu Đông Sơn với một niềm tin mãnh liệt: “Có thể mất hàng năm, chục năm hoặc lâu hơn nữa để chứng minh những cổ vật bằng đá được trưng bày trong bộ sưu tập cá nhân của tôi là của tổ tiên người Việt thuộc giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Dậu, Gò Mun - chính là nền tảng hun đúc nên nền văn minh Đông Sơn, nền văn minh đánh dấu sự ra đời của nhà nước Văn Lang Âu Lạc, nhà nước đầu tiên của các vua Hùng.

Nhưng tôi luôn tin rằng chân lý vẫn đang ở phía trước, và những cổ vật trong bộ sưu tập này sẽ cất lên tiếng nói về giá trị lịch sử của nó”.

Hải Nguyệt

Việt Báo (TheoThanhNien)
Sư phụ đã đến tận nhà hàng để thưởng thức rồi và sư phụ có cả một bài viết về nhà hàng này đấy

Thân mến

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay