Lê Bá Trung

CÁc ThẾ ĐẤt PhÁt TrẠng NguyÊn, PhÁt GiÁp Khoa, ChÍnh Khoa, ThẾ Khoa, Khoa Danh

1 bài viết trong chủ đề này

Trước khi đi vào các thế đất cụ thể sau này, cần lưu ý đến một số điểm sau:

1. Các thế đất này là thế đất tự nhiên, được hình thành theo quy luật Thiên - Địa nào đó. Nếu có thể cho phép đi xa hơn theo một kiểu ngoại suy nào đó từ nhân thể, thì Mặt Đất – cũng giống như hình thể con người - phải có những chỗ lồi, chỗ lõm, những chỗ “phát, nhận” năng lượng từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong…Các chỗ lõm này phải tuân theo các quy luật xác định, nhằm bảo vệ, duy trì sự tồn tại của con người hay Quả Đất.

Ngày nay, một số thế đất tự nhiên đã bị san bằng - tại các thành thị chẳng hạn- và chủ yếu chỉ còn lại ở các vùng đồi núi, cao nguyên, các vùng con người chưa hề đặt chân tới.

Tuy nhiên, con người trong thế kỷ sau sẽ trở lại với thiên nhiên một phần nào, hạn chế phần nào sự phá phách Thiên Nhiên của mình, và từ đó một phần nào sẽ sống trong bối cảnh Thiên Nhiên sẵn có với các thế đất của nó.

Trước mắt, có thể quan sát các thế đất của tổ tiên nhiều đời. Theo thống kê của Pháp (Raymong Réant) thì hài cốt tổ tiên còn ảnh hưởng đến người sống trong 600 năm.

2. Trong phần tiếp theo sau đây, có một số thế đất có dạng đặc biệt, như dạng cái bút (có đầu nhọn). Cổ nhân xem đây là biểu tượng của khoa bảng, của sự thành đạt trong thi cử…Nếu đối chiếu với nền văn minh hiệnđại, thì biểu tượng của khoa bảng không chỉ là cái bút kiểu xưa mà còn phải là cái bút bi hay cái máy vi tính! Thành thử cần hiểu các thế đất sau đây như thế nào, khi có xuất hiện hình bút? Để tôn trọng văn hoá truyền thống, chúng tôi vẫn giữ lại ý nghĩa biểu tượng khoa bảng của thế đất hình bút.(tác giả xin trân trọng cảm ơn anh Trần Xuân Hiến đã giứp đỡ tác giả trong việc dịch một số tư liệu từ tiếng Trung Hoa sang tiếng Việt).

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

www.thanhtanvien.com

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites