Lê Bá Trung

Xin ĐỪng ĐÙa VỚi Phong ThỦy VÀ TÂm Linh

1 bài viết trong chủ đề này

Sáng mai, Quốc hội sẽ bàn thảo về Quy hoạch Hà Nội tại hội trường. Chương trình thảo luận này sẽ không được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam. Đành chờ nghe các PV thuật lại vậy! Ngày mai, chắc Quốc hội sẽ bàn chủ yếu về Trục Thăng Long và TTHCQG sẽ đưa lên Ba Vì vì đó là hai vấn đề cộm cán gây bức xúc trong dư luận nhất..Tôi được biết có một số đại biểu Quốc hội thường xuyên ghé đọc Blog này (trong đó có 3 vị nói trực tiếp với tôi điều này). May mắn đêm nay, có đại biểu nào lạc vào đây trong một đêm khó ngủ, đọc đến những dòng chữ này, thì là điều tôi mong đợi nhất.

Trước đây, tôi đã phát biểu về việc làm ngược đời của Bộ Xây Dựng (mà chủ yếu là anh em ông Bộ trưởng Nguyễn Hồng Quân và Thứ trưởng Nguyễn Đình Toàn). Bộ này thay mặt Chính phủ VN thuê nhà tư vấn nước ngoài PPJ làm đồ án quy hoạch. Nhà tư vấn lại thuê lại 2 Viện của Việt Nam làm cho họ(1 của Bộ Xây dựng và 1 của UBND TP Hà Nội). Có lẽ vì thế mà anh em ông Bộ trưởng cứ xông lên Truyền hình và báo chí để bảo vệ quyết liệt cho đồ án này (?). Có lẽ vì đồ án quy hoạch do người Việt Nam làm, nên nhất định phải đưa vào một tí tâm linh cho nó đậm đà truyền thống, vì thời gian qua người ta nói về cái chiếu dời đô của Lý Công Uẩn rất nhiều (?). Trục Tâm linh (sau gọi tránh là Trục Thăng Long) vừa được bày ra tức thì đất hai bên trục này và cả vùng núi Ba Vì sôi lên ùng ục. GS. Trần Trọng Hanh gọi trục đường này là cái mũi tên đã được đặt lên cái cung để bắn vào TTHCQG Ba Vì.

Cách nói rất hình ảnh của GS Trần Trọng Hanh làm tôi nhớ đến một câu chuyện đã xảy ra cách đây khoảng 1000 năm mà tôi có dịp đọc trong tài liệu và khảo sát trên thực địa. Đó là khi triều đình nhà Lý xây dựng chùa Dạm trên núi Lãm Sơn (Quế Võ, Bắc Ninh), quy mô hoành tráng, là một trong những "chùa hoàng gia"(Chữ dùng của PGS. Chu Quang Trứ) nối tiếng trong lịch sử. .Posted Image

Cột đá Chùa Dạm hoành tráng vẫn đang thách thức hậu thế. Hiện nay không ai khẳng định được đây là cái gì.

Khi chùa dựng xong, nhà vua nghe theo ai đó xui bậy, cho đào một con ngòi để tiện bề thuyền ngự của nhà vua và hoàng gia ghé vào bến nước tận chân núi trước cửa chùa. Nhưng, chỉ một thời gian ngắn, chùa Dạm trở thành phế tích. Nay chỉ còn một cột đá (có phiên bản đặt tại Bảo tàng Mỹ Thuật VN, Hà Nội), một tấm bia mờ hết chữ nghiêng ngả trong tàn hoang bụi rậm, và mấy chục tấm tảng kê chân cột. Còn con ngòi - tên gọi là NGÒI CON TÊN - tức Ngòi Mũi Tên) thì vẫn còn đó. Nay, lên núi Lãm Sơn, đứng ở nền phế tích chùa Dạm nhìn xuống, vẫn là ngòi CON TÊN, nước trắng xóa như chiếc mũi tên bằng thép đang lăm lăm bắn vào phế tích!

Posted Image

Hoang tàn bia đá ngả nghiêng

Posted ImageChùa hoàng gia giờ chỉ còn những tảng kê chân cột

Tôi cũng phân tích rằng: Trong lịch sử, xứ Đoài chính là nơi nhà Lý nhốt giữ tù binh; là nơi ẩn cư của các kẻ sĩ lánh đời, chán đời, bất đắc chí, bất lực và quay lưng với thời cuộc. Còn nay thì sao? Xứ Đoài hiện là nơi nhà nước xây dựng những trung tâm giáo dưỡng phục hồi nhân phẩm, trung tâm cai nghiện. Hơn thế Ba Vì còn là nơi người ta xây dựng siêu nghĩa trang có thể giải quyết việc an táng của thành phố chục triệu dân. .Xứ Đoài chưa bao giờ là vùng kinh tế năng động. Nơi này chỉ thích hợp để bảo tồn văn hóa, làm du lịch văn hóa và du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Đã 12 năm nay, Khu Công nghệ Cao Hòa Lạc đặt ở đây nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được bao nhiêu. Đại học Quốc gia cũng vậy. Hình như, tự vùng đất này đã có cơ chế tự bảo vệ rồi! Sấm Trạng Trình nói rằng: “Đoài phương tĩnh nhất khu”(xứ Đoài là một phương yên tĩnh”) là vì thế.

Nếu đưa Trung tâm Hành chính Quốc gia về chân núi Ba Vì, tức là đặt Chính phủ và các cơ quan của chính phủ vào trạng thái nghỉ ngơi, không năng động, không linh hoạt… thì rất tai hại. .Ngoài ra, chúng ta đều biết vùng Sơn Tây là nơi Bộ Quốc Phòng đặt các trường đào tạo sỹ quan cho quân đội, cũng là nơi đóng quân của nhiều đơn vị quân đội, nhà máy quốc phòng. Ở đấy là vùng khí hậu khắc nghiệt (dân gian nói “Chó ăn đá, gà ăn sỏi”, và “nắng Sơn Tây, mây Ba Vì”) và địa hình địa vật tự nhiên phù hợp với việc thao diễn, luyện tập của quân đội. Vì thế, đưa Trung tâm Hành chính quốc gia về đây sẽ gây xáo trộn nơi này!

Các bản đồ địa chất cũng cho thấy vùng núi Ba Vì có nhiều vết đứt gãy. Tại khu vực mà đồ án quy hoạch dự kiến đặt TTHCQG lại là vùng có hai đường đứt gãy giao nhau, càng tăng thêm lo ngại nếu đặt ở đây các công trình xây dựng lớn.

Vì những lẽ trên, tôi rất mong các đại biểu Quốc hội nước ta không nên biểu quyết đưa TTHCQG lên vùng Ba Vì nói chung và lên xã Yên Bài nói riêng. Và chúng ta cần phải nói KHÔNG với cái Trục Tâm linh (Trục Thăng Long) đã được nhà tư vấn PPJ và Bộ Xây Dựng vẽ ra.

Nguyễn Xuân Diện.

Nguồn:nguyenxuandien.blogspot.com

10 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites