Văn Lang

‘Đường Tới Thăng Long’ Không Giống Dã Sử Trung Quốc

2 bài viết trong chủ đề này

Tác giả kịch bản và cố vấn mỹ thuật, trang phục cho bộ phim có kinh phí hàng trăm tỷ đồng lên tiếng khi nhiều ý kiến cho rằng, phim về lịch sử Việt Nam nhưng lại mang dấu ấn Trung Quốc.

> Đạo diễn 'Tuổi trẻ Bao Thanh Thiên' làm phim dã sử Việt/ Diễn viên đóng vai Lý Công Uẩn cưới vợ

Posted Image Diễn viên Tiến Lộc trong tạo hình Lý Công Uẩn mặc long bào. Đường tới thành Thăng Long khắc họa giai đoạn từ thời tiền Lê đến khi Lý Công Uẩn lên ngôi, quyết định dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La, sau đổi tên là Thăng Long, đặt nền móng vững chắc cho thời kỳ ổn định và phát triển dài lâu của đất nước. Tác giả kịch bản là ông Trịnh Văn Sơn - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành, đơn vị bỏ tiền sản xuất bộ phim. Ông Sơn cho biết, đây là kịch bản đầu tiên và duy nhất của ông. Kịch bản được ông Sơn thai nghén nhiều năm, hoàn thành tháng 8/2009 và đệ trình lên Hội đồng lý luận trung ương. Từ khi xong kịch bản đến khi kết thúc tiền kỳ phim vừa tròn một năm. Theo ông Sơn, đây là quãng thời gian rất eo hẹp và nếu không nhờ đến sự góp sức của êkíp chuyên nghiệp Trung Quốc thì không thể hoàn thành nổi.

Bộ phim truyền hình dài 19 tập này được thực hiện hoàn toàn ở phim trường Hoành Điếm, Trung Quốc. Biên tập phim là Kha Chương Hoà, người biên kịch cho Thái tổ mật sử, Võ Tắc Thiên, Vương Triều Ung Chính… Phim có 3 đạo diễn, trong đó có hai gương mặt Trung Quốc. Tổng đạo diễn là Cận Đức Mậu, người từng thực hiện Tuổi trẻ Bao Thanh Thiên, Đại Tống khai quốc. Điều này làm nhiều người lo ngại phim về lịch sử Việt lại mang đậm màu sắc Trung Quốc đến mức Cố vấn mỹ thuật - trang phục cho phim là GS.TS. Đoàn Thị Tình phải lên giải trình với Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch.

Posted Image Trang phục áo giáp của Lý Công Uẩn. Ông Trịnh Văn Sơn với tư cách tác giả kịch bản và nhà sản xuất cho rằng, sự góp mặt của êkíp Trung Quốc chỉ làm tăng giá trị nghệ thuật, tính hoàng tráng chân thực của phim - những điều mà các bộ phim dã sử khác của Việt Nam chưa làm được, chứ không làm giảm bớt tính dân tộc của bộ phim. Phim được làm trên các cứ liệu lịch sử dưới sự cố vấn của giáo sư sử học Lê Văn Lan, đã xin ý kiến phản biện từ Hội Điện ảnh. Nhà biên kịch Trung Quốc Kha Chương Hòa không can thiệp gì vào cốt truyện mà chỉ sắp xếp kịch bản theo nguyên tắc, 3 phút có một cao trào nhỏ, 5 phút có một cao trào trung bình và 10 phút có một cao trào lớn để người xem bị cuốn hút vào phim.

Trước khi bắt tay làm phim, Cận Đức Mậu đã nhiều lần sang Việt Nam để đến thắp hương ở đền vua Đinh, vua Lê, tượng đài Lý Công Uẩn, tuyển chọn diễn viên và cảm nhận văn hóa Việt. Các thành viên trong đoàn phim đánh giá, vị đạo diễn này có nghiệp vụ sư phạm cao, hướng dẫn diễn viên rất tận tình dù gặp phải rào cản về ngôn ngữ. Những bối cảnh tại Hoàng Điếm đều được lựa chọn sao cho giống với cảnh núi rừng, cung điện Việt Nam thế kỷ 11. Ông Sơn cho rằng, chính tính hoàng tráng của phim khiến nhiều người nghĩ nó là sản phẩm “made in China”.

Cũng khá bức xúc với việc Đường tới thành Thăng Long bị cho là giống phim Trung Quốc, GS.TS. Đoàn Thị Tình cho biết những bộ trang phục bà thiết kế hoàn toàn mang hồn túy dân tộc. “Tôi là người nghiên cứu lịch sử trang phục Việt Nam hàng mấy chục năm trời, từng được giao thiết kế trang phục cho phim Lý Công Uẩn của hãng phim truyện Việt Nam nhưng sau đó, vì nhiều lý do bộ phim này không thể thực hiện. Những bộ trang phục thiết kế cho Đường tới thành Thăng Long là kết quả nghiên cứu nhiều năm trời, trên cơ sở khoa học dân tộc và đại chúng”.

Theo bà, việc tương đồng giữa trang phục cổ trang Việt Nam bà Trung Quốc là không thể tránh khỏi vì những bộ giáp phục, long bào đều có mẫu số chung, hơn nữa văn hóa Trung Quốc ảnh hưởng nhiều tới văn hóa Việt Nam qua 1000 năm Bắc thuộc. Tuy nhiên những họa tiết, hoa văn trên trang phục thể hiện nhận thức xã hội thì hoàn toàn khác nhau. “Long bào Lý Công Uẩn sử dụng họa tiết hoa sen vì Lý Công Uẩn rất sùng bái đạo Phật. Hình ảnh con rồng thời Lý cũng hoàn toàn khác với rồng Trung Quốc. Sóng nước liên hoàn trên vai giáp phục thời Lý khác với họa tiết thẳng trên vai giáp phục Trung Quốc” - bà Tình cho biết.

Posted Image Đạo diễn Cận Đức Mậu (trái) và ông Trịnh Văn Sơn - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông Trường Thành - trong ngày ra mắt đoàn phim. Bà khẳng định, giai đoạn tiền Lê sang thời Lý tương ứng với triều đại Tống ở trung Quốc, trong đó trang phục thời Lê Long Đĩnh rập khuôn hoàn toàn thời Tống còn trang phục thời Lý Công Uẩn thì có nhiều khác biệt. Mũ đội đầu của vua và hoàng hậu cũng được thiết kế dựa theo pho tượng cổ nhất về vua Lý Công Uẩn ở chùa Lý Kiến Sơ (Gia Lâm - Hà Nội). Theo bà, khi đưa những bộ quần áo này sang, êkíp Trung Quốc rất bất ngờ vì phía Việt Nam có thể phục dựng trang phục tốt như vậy.

Nhà sản xuất hy vọng, việc chọn hướng đi tắt đón đầu cho quá trình chuyển giao công nghệ sản xuất phim cổ trang sẽ đem đến một tác phẩm đáng xem cho công chúng, vừa mang ý nghĩa lịch sử vừa có giá trị nghệ thuật. Phim lên sóng vào tháng 9, trên giờ vàng của VTV3 và dự định phát hành ở Trung Quốc, các nước Asean và châu Âu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cờ của Việt tộc là cờ Ngũ Hành có sao định phương vị. Áo vua thì không thêu chim phương.....

Đây là kết quả của ngâm cứu trên 10 năm của nhà chuyên môn. Chán hẳn.

Nội nghe câu: Văn hóa Việt ảnh hưởng Trung Quốc trên 1000 năm. Cá nhân tôi không xem bộ phim này.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay