wildlavender

Lo Ngại Sẽ ảnh Hưởng đến Việt Nam

11 bài viết trong chủ đề này

Lo ngại sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam

Trung Quốc vừa thông qua dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại TP cảng Phòng Thành (Quảng Tây), cách biên giới nước ta (Móng Cái, Quảng Ninh) chỉ 60 km. Thông tin này đang dấy lên lo ngại về mức độ ảnh hưởng tới VN.

Theo Nhân dân Nhật báo, Ban cải cách và phát triển quốc gia Trung Quốc ngày 15.7 đã chính thức thông qua dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) tại TP Phòng Thành (tỉnh Quảng Tây) với 6 lò phản ứng hạt nhân. Giai đoạn 1 sẽ xây trước 2 lò phản ứng CPR-1000, có công suất 1,08 GW, vốn đầu tư 24 tỉ nhân dân tệ (3,5 tỉ USD), khởi công ngay cuối tháng 7 này. Thời gian xây dựng cho một lò phản ứng khoảng 56 tháng và dự tính đưa vào hoạt động từ giữa năm 2015-2016.

Posted Image

Nhà máy điện hạt nhân Điền Loan ở Giang Tô - Trung Quốc. Ảnh: power.com.cn

Công ty TNHH công trình điện hạt nhân Quảng Tây (thuộc Tập đoàn điện hạt nhân Quảng Tây) chịu trách nhiệm quản lý xây dựng công trình. Vai trò thiết kế chính 2 lò phản ứng này được giao cho Tập đoàn năng lượng hạt nhân Quảng Đông trên nền tảng công nghệ nước ngoài và 80% vật liệu sử dụng được sản xuất trong nước.

NMĐHN ở Phòng Thành chỉ là 1 trong 23 dự án trọng điểm với tổng vốn 682,2 tỉ tệ mà Chính phủ Trung Quốc đã công bố từ đầu tháng 7 sẽ xây dựng tại các tỉnh kém phát triển.

Tính tới nay, nước này đã có 4 nhà máy điện hạt nhân với 11 lò phản ứng đã đi vào hoạt động.

Ông Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử (Việt Nam) cho biết: “Theo quy định của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), các nước khi xây dựng NMĐHN đều phải có báo cáo phân tích an toàn và chia sẻ thông tin. VN mới đây đã tham gia Công ước An toàn hạt nhân, qua đó, hằng năm sẽ được chia sẻ thông tin an toàn hạt nhân với các nước”.

Ông Ngô Đặng Nhân, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ, hạt nhân (Bộ Khoa học - Công nghệ), cho rằng bất cứ một quốc gia nào khi tham gia Công ước về an toàn bức xạ hạt nhân đều phải tuân thủ mọi quy định. NMĐHN có an toàn hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công nghệ, quá trình vận hành, bảo dưỡng... “Trung Quốc có quyền xây dựng NMĐHN trên đất của họ. Việc xây NMĐHN gần biên giới VN, nếu hoạt động bình thường thì không có gì cả, nhưng khi đã mất an toàn, mức độ phát tán, thất thoát phóng xạ trong không khí có thể ảnh hưởng lên tới cả ngàn km. Trong trường hợp này, châu Á cũng sẽ bị ảnh hưởng chứ không riêng gì Việt Nam. Tuy nhiên khả năng sự cố khó có thể xảy ra vì sau sự cố nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl (Liên Xô cũ), nhiều bài học kinh nghiệm đã được rút ra. Hiện nay, công nghệ thế giới đã có bước tiến vượt bậc, khả năng kiểm soát an toàn hiện nay rất cao”, ông Nhân nhìn nhận.

Đồng quan điểm trên, ông Tạ Văn Hường, Vụ trưởng Vụ Năng lượng (Bộ Công thương) nhận định: “Trung Quốc sẽ phải theo tiêu chuẩn quốc tế về mức độ an toàn, không thể tự quyết được. Nếu sự cố xảy ra cũng tùy từng mức độ, nếu sự cố trầm trọng như Chernobyl thì khu vực ảnh hưởng rất rộng, toàn châu Á chứ không riêng gì VN, song sự cố nhỏ sẽ không có vấn đề gì”.

Ông Nguyễn Quang Hào, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ hạt nhân (Cục An toàn bức xạ, hạt nhân), cho hay: “Theo khuyến cáo của công ước quốc tế, đối với các NMĐHN, trong vùng bán kính từ 30 - 35 km phải có biện pháp an toàn để hỗ trợ ứng phó với sự cố. Theo đó, khi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cũng phải tính đến phương án đảm bảo an toàn cho người dân. NMĐHN của Trung Quốc xây dựng cách Móng Cái 60 km, tức nằm ngoài khu vực lên kế hoạch”.

Mặc dù IAEA không quy định xây dựng NMĐHN phải có ý kiến của nước láng giềng, nhưng ông Hào cho rằng nên có công ước quốc tế quy định khoảng cách xây dựng NMĐHN gần nhất đến biên giới để các quốc gia láng giềng cùng xây dựng phương án khi có sự cố.

Ông Vương Hữu Tấn cho biết: “Chúng tôi đã trình Chính phủ việc lắp đặt mạng lưới các trạm quan trắc ở các tỉnh sát biên giới Trung Quốc để quan trắc về thời tiết như gió mùa đông bắc, đồng thời có thể đưa ra những đánh giá, tác động của NMĐHN ở TP cảng Phòng Thành (Quảng Tây) tới Việt Nam”.

Trao đổi với PV Thanh Niên hôm qua 22.7, PGS-TS Nguyễn Nhị Điền, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt (Lâm Đồng), cho rằng về nguyên tắc, việc Trung Quốc có dự án sẽ xây dựng NMĐHN ở TP Phòng Thành sẽ không ảnh hưởng gì đến VN. Chuyện phát triển điện hạt nhân là tất yếu và nếu không xảy ra sự cố thì người dân dù có ở bên cạnh nhà máy 1 km cũng không sao.

Xung quanh ý kiến nếu NMĐHN ở TP Phòng Thành xảy ra sự cố vào mùa đông thì sẽ rất dễ đe dọa đến Hà Nội, PGS-TS Nguyễn Nhị Điền nói “vấn đề này khó nói về mặt định lượng”, bởi còn tùy thuộc vào loại thiết kế của lò như thế nào (2 hay 3 vòng bao bọc) và mức độ tai nạn đến đâu, nặng hay nhẹ. Bình thường, nếu xảy ra sự cố nhẹ thì chỉ nằm trong lò phản ứng thôi, trường hợp nặng thì phóng xạ mới theo ống khói thoát ra ngoài. Tuy nhiên cũng còn phụ thuộc vào việc lượng phóng xạ thoát ra ngoài là bao nhiêu, đồng thời còn phải theo hướng gió, mưa thì mới biết được ảnh hưởng ra sao. “Với công nghệ mới như hiện nay thì sẽ không gây nổ, tỷ lệ mất an toàn năng lượng hạt nhân là rất thấp, hàng triệu sự kiện mới có sự cố"

PGS, TS Điền nói.

Nếu có sự cố, 10 giờ sau Hà Nội có thể bị ảnh hưởng

Trao đổi với PV Thanh Niên, PGS - TS Nguyễn Đình Hòe, Trưởng ban Phản biện xã hội - Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường VN, cho biết điều chúng ta quan tâm nhất hiện nay là Trung Quốc sẽ xây NMĐHN tại Quảng Tây bằng công nghệ gì, đổ chất thải ở đâu và kiểm soát chất thải như thế nào, trình độ kỹ thuật vận hành điện hạt nhân của họ ra sao? Ông Hòe nhấn mạnh: “Bất cứ một NMĐHN nào cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro tuy nguy cơ này là rất thấp. Miền Bắc nước ta có địa hình vòng cung, gió mùa đông bắc di chuyển với tốc độ 20 - 25 km/giờ, dưới chiều gió này, nếu nhà máy ở Quảng Tây gặp sự cố, phát lên bầu không khí những ion nhiễm xạ thì 10 giờ sau đã gây ảnh hưởng tới Hà Nội rồi. Tôi nghĩ hai nước phải hiệp thương để có cơ chế cung cấp thông tin phù hợp nhất”.

Chiều qua 22.7, ông Nguyễn Xuân Long, Phó giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Quảng Ninh, cho biết: “Chúng tôi đã nắm được thông tin về việc Chính phủ Trung Quốc xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Phòng Thành từ 3 tháng trước. Sở đã báo cáo lãnh đạo tỉnh thông tin này”. Theo ông Long, tháng 6.2010 UBND tỉnh Quảng Ninh đã phê duyệt đề tài “Nghiên cứu các luận cứ nhằm xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố phóng xạ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”. “Một trong những căn cứ nêu lên tính cấp thiết của đề tài này nêu rõ: Quảng Ninh có đường biên giới với Trung Quốc nên có nguy cơ bị tác động bởi các sự cố có khả năng xảy ra đối với các NMĐHN của Trung Quốc được xây dựng tại Quảng Tây, tiếp giáp Quảng Ninh”, ông Long nói.

Đề tài nêu trên được UBND tỉnh đặt hàng Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ và ứng phó sự cố, thuộc Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Bộ Khoa học - Công nghệ. Dự kiến đề tài sẽ hoàn thành vào quý IV năm 2011. Khi đề tài hoàn tất sẽ nêu ra các kịch bản như bị rò rỉ nguồn, mất nguồn phóng xạ... và các giải pháp ứng phó, trong đó cũng tính tới cả khả năng bị tác động bởi nguy cơ mất an toàn phóng xạ từ phía Trung Quốc.

Ông Long cho biết thêm: “Sở Khoa học - Công nghệ đang và sẽ đề xuất trang bị thêm thiết bị đo nồng độ bức xạ tại khu vực cửa khẩu Móng Cái. Chúng tôi cũng đã xây dựng xong bản đồ số cơ sở dữ liệu phông nền phóng xạ tại các khu du lịch, khu dân cư, các địa bàn dọc tuyến quốc lộ từ Móng Cái đến Đông Triều. Dữ liệu này sẽ là cơ sở để so sánh, phát hiện các khu vực có nồng độ phóng xạ tăng bất thường”...

Quang Duẩn - Káp Long - Mộc Lan

Độ an toàn của nhà máy điện hạt nhân

Với hơn 500 NMĐHN nằm rải rác tại 30 nước trên thế giới hiện nay, an toàn hạt nhân là vấn đề luôn gây sự bàn cãi trên toàn thế giới, nhất là sau khi các vụ nổ lò phản ứng lần lượt xảy ra tại những cường quốc về công nghệ hạt nhân như Nga, Mỹ, Nhật.

Theo Hiệp hội Hạt nhân Mỹ (ANC), trong điều kiện bình thường, người dân sống trong bán kính 80 km kể từ vị trí một nhà máy điện hạt nhân vẫn bị phơi nhiễm phóng xạ nhưng ở mức cực thấp. Trong trường hợp có sự cố, tầm ảnh hưởng cúa phóng xạ được chia làm 2 vùng, theo Cơ quan cứu trợ khẩn cấp liên bang Mỹ (FEM). Vùng 1 có bán kính 16 km kể từ nhà máy trong đó con người có nguy cơ nhiễm phóng xạ trực tiếp. Vùng 2 tiếp giáp vùng 1 kéo dài ra đến bán kính 80 km tính từ nhà máy, trong đó các chất liệu phóng xạ có thể ảnh hưởng đến nguồn nước, lương thực và gia súc. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế Mỹ, trong trường hợp xảy ra sự cố tại lò phản ứng hạt nhân, những người sống trong bán kính 16km kể từ nhà máy cần phải biết được khu vực di tản của mình. Các công ty năng lượng phải công bố thông tin này trước đó. Tại tiểu bang Virginia, những người sống trong khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố hạt nhân được cung cấp sẵn một vỉ thuốc potassium iodide để chống lại sự tích tụ phóng xạ trong cơ thể.

Nói về tai nạn liên quan đến NMĐHN, chắc không ai quên được thảm họa Chernobyl (Ukraine) vào năm 1986. Đã 24 năm trôi qua, nơi này vẫn chưa thoát khỏi danh sách 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Sau vụ nổ hơi đầu tiên khiến 2 người thiệt mạng, lò phản ứng bị phá hủy sau đó, giải phóng một đám mây phóng xạ khổng lồ lan rộng xuống phía tây Liên Xô (cũ), Đông và Tây Âu. Số lượng phóng xạ thải ra trong vụ này gấp 400 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima. Khoảng 600.000 người buộc phải sơ tán. Ước tính có hơn 4.000 người thiệt mạng do mắc các bệnh ung thư xuất phát từ nhiễm phóng xạ và hậu quả của nó được cho là sẽ còn kéo dài qua nhiều thế hệ. Đến nay, khu vực 30 km xung quanh nhà máy vẫn chưa thích hợp cho con người định cư.

Nếu xét về kỹ thuật, kiểu lò RBMK (còn gọi là lò graphit nước nhẹ LWGR) dùng trong nhà máy Chernobyl không đảm bảo bằng lò PWR (lò nước áp lực) hiện đang được nhiều nước sử dụng. Có tin cho rằng NMĐHN Hồng Sa vừa được Trung Quốc thông qua kế hoạch xây dựng tại Phòng Thành cũng sử dụng loại lò này. Thế nhưng sự cố tại lò PWR cách đây 6 năm tại nhà máy Mihama, cách Tokyo (Nhật) 320 km về phía tây, vẫn gây nên quan ngại. Phe ủng hộ điện hạt nhân thì cho rằng không thể có vụ nổ hạt nhân giống như bom nguyên tử tại các NMĐHN vì bom nguyên tử sử dụng nhiên liệu làm giàu trên 95%, trong khi nhiên liệu tại các nhà máy có độ tinh chế từ 3 - 5%.

Tuy nhiên, vấn đề chất thải phóng xạ mới là điều đáng lo ngại. Theo tính toán của giới chuyên gia, trung bình một tổ máy của NMĐHN công suất 1.000 MW thải ra 30-50m3 chất thải phóng xạ hoạt độ thấp và trung bình đã xử lý và 30 tấn nhiên liệu đã cháy. Nếu chất thải phóng xạ hoạt độ thấp và trung bình ít nguy hiểm, có thể biến thành rác thường sau 200 - 300 năm thì nhiên liệu đã cháy có hoạt độ phóng xạ cao và chu kỳ phân hủy kéo dài, có khi đến cả 100.000 năm.

Thụy Miên (tổng hợp)

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không cần lo lắng vì nhà máy điện hạt nhân ở Quảng Tây

Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Vương Hữu Tấn cho rằng người dân không nên lo lắng về việc Trung Quốc sắp xây nhà máy điện hạt nhân ở một nơi cách Việt Nam 60 km.

Posted Image

Trung Quốc vừa thông qua kế hoạch xây một nhà máy điện hạt nhân ở Fangchengchang (Phòng Thành Cảng), thành phố duyên hải của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, giáp với tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam. Trong giai đoạn 1 Trung Quốc sẽ bắt đầu xây trước hai lò phản ứng CPR-1000 có công suất 1,08 GW vào cuối tháng 7 này. CPR-1000 là loại lò thuộc thế hệ II+ và do Trung Quốc tự thiết kế.

Viện trưởng Vương Hữu Tấn cho biết, phần lớn nhà máy điện hạt nhân ngày nay sử dụng lò phản ứng thế hệ II và được xây dựng theo các quy trình an toàn nghiêm ngặt nên khả năng xảy ra sự cố là rất thấp. Sau sự cố nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl (Liên Xô cũ), công nghệ hạt nhân thế giới đã có bước tiến vượt bậc. Khả năng kiểm soát an toàn hạt nhân hiện nay cao hơn rất nhiều so với công nghệ được áp dụng trong nhà máy Chernobyl. Trong trường hợp trục trặc xảy ra dẫn tới rò rỉ phóng xạ thì chất phóng xạ sẽ không thoát ra khỏi phạm vi nhà máy. Vì thế, theo ông Tấn, khoảng cách 60 km từ nhà máy tại Phòng Thành Cảng tới Quảng Ninh không gây nguy hiểm. Tại Nhật Bản, có những nơi người dân sống cách nhà máy điện hạt nhân chừng 500 m.

Cả Trung Quốc và Việt Nam đều tham gia Công ước An toàn hạt nhân. Theo quy định của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), khi xây dựng nhà máy điện hạt nhân, hàng năm các nước tham gia Công ước An toàn hạt nhân phải cung cấp báo cáo phân tích an toàn và chia sẻ thông tin. Do đó Việt Nam sẽ nhận được thông tin về an toàn hạt nhân từ Trung Quốc cũng như các nước khác. Ngoài ra Trung Quốc cũng phải tuân theo quy định quốc tế về an toàn khi xây dựng nhà máy tại thành phố Phòng Thành Cảng.

Theo ông Vương Hữu Tấn, phía Trung Quốc luôn sẵn sàng tiếp chuyên gia Việt Nam tham quan và tìm hiểu các nhà máy điện hạt nhân của nước này. Vì vậy việc tìm hiểu nhà máy tại Phòng Thành Cảng để đánh giá mức độ an toàn là việc nằm trong khả năng của chuyên gia Việt Nam.

Viện Năng lượng nguyên tử đã trình Chính phủ kế hoạch lắp đặt mạng lưới các trạm quan trắc ở các tỉnh sát biên giới Trung Quốc để quan trắc thời tiết. Mạng lưới này cũng có thể phát hiện dấu hiệu rò rỉ phóng xạ (nếu có) từ nhà máy điện hạt nhân tại nhà máy Phòng Thành Cảng tới Việt Nam.

Minh Long

nguồn vnexpress.net
2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Quốc vừa thông qua dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Phòng Thành (Quảng Tây), cách biên giới nước ta (Móng Cái, Quảng Ninh) khoảng 60 km. Việc này có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam? Mời độc giả đọc bài viết của GS Phạm Duy Hiển, nguyên Viện trưởng Viện hạt nhân Đà Lạt.

Trung Quốc đang xây dựng nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) tại Phong Thành, trên bờ biển Vịnh Bắc Bộ, cách thị xã Mông Cái khoảng 60 km về phía Đông. Dự kiến tại đây sẽ có sáu lò phản ứng (giai đọan đầu hai lò) loại nước ép, công suất mỗi lò 1080 mê ga oát (MW), theo công nghệ CPR-1000 thuộc thế hệ II+, nguyên bản từ công nghệ Pháp - Mỹ đã hoàn thiện từ những năm tám mươi thế kỷ trước, nhưng được Trung Quốc nội địa hóa đến hơn 80%. Dự kiến nhà máy sẽ phát điện vào năm 2014.

Trung Quốc bắt đầu vận hành NMĐHN từ năm 1994, tính đến tháng 4 năm 2010 đã đưa vào hoạt động 11 lò với tổng công suất 8500 MW. (Xin lưu ý: Việt Nam ta chủ trương từ 2020 đến 2030 sẽ đưa 13 lò vào hoạt động với tổng công suất 15000 MW!). Mặc dù là một cường quốc hạt nhân, nhưng vì đi sau nên họ nhập hầu hết các loại công nghệ nguồn từ Mỹ, Nga, Pháp, Canada để học hỏi những cái hay từ từng công nghệ, đào tạo đội ngũ nhân lực đa dạng, qua đó chọn một công nghệ thích hợp để tìm cách nội địa hóa rồi tiến lên thương mại hóa thành công nghệ của mình.

CPR-1000 hiện đang trở thành dòng công nghệ chính, hàng chục lò nữa đang và sẽ được xây dựng. Nhưng rồi đây họ sẽ nội địa hóa công nghệ tiến tiến hơn thuộc thế hệ III theo kiểu AP-1000 của Westinghouse, Mỹ. Ngoài ra, từ hàng chục năm nay họ đang theo đuổi một công nghệ hoàn toàn bản địa theo kiểu lò phản ứng nhiệt độ cao làm nguội bằng khí.

Posted Image

Một nhà máy góc nhà máy điện hạt nhân Điền Loan, Trung Quốc. Ảnh SGGP.

Cách nội địa hóa ĐHN của Trung Quốc rất đáng học tập. Đó là tính nghiêm túc trong phát triển khoa học công nghệ, quán triệt từ trên xuống dưới, nói đi đôi với làm. Trung Quốc đã, đang và sẽ xây năm, sáu chục NMĐHN, tập trung nhiều nhất ở tỉnh Quảng Đông. Phong Thành là nhà máy đầu tiên thuộc khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây. Sắp đến sẽ có nhà máy trên đảo Hải Nam. Với một mật độ lò phản ứng dày đặc như vậy nằm trên đầu nguồn các khối khí lạnh lục địa thường xuyên kéo xuống nước ta về mùa đông, chuyện này quả là một nỗi lo nữa, tuy mới xuất hiện, nhưng ở tầm quốc gia, và sẽ rất dai dẳng. Đó là chưa nói đến trường hợp chất phóng xạ bị dò rỉ ra Vịnh Bắc bộ, ngay trước cửa ngõ của chúng ta.

Ta hãy xem về mùa đông chất phóng xạ phát ra từ NMĐHN Phong Thành sẽ "chọn" con đường đi nào? Trở vào lục địa Trung Quốc hay kéo xuống phía Nam? Trung Tâm Nghiên cứu Đại dương và Khí quyển NOAA của Mỹ sẽ giúp ta tính toán các đường đi này. Hình minh họa ở đây được tính cho sáu tháng mùa đông năm 2006, mỗi tháng khoảng 15 đường. Rõ ràng, về mùa đông Việt Nam "hứng" khí phóng xạ từ NMĐHN Phong Thành nhiều hơn Trung Quốc. Về mùa hè, khí phóng xạ có xu hướng đi vào lục địa nhiều hơn. Nhưng nên nhớ rằng do khí quyển phát tán mạnh hơn về mùa hè nên các sol khí phóng xạ tiêu tan rất nhanh. Ngược lại, về mùa đông sol khí phóng xạ sống lâu hơn nhiều.

Trên hình minh họa chỉ mới là đường đi (trong hai ngày) của các khôi khí xuất phát từ NMĐHN, nhưng chất phóng xạ do các khối khí ấy mang theo trên đường đi nhiều hay ít còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, đặc biệt là cường độ phát thải từ nhà máy trong trường hợp hoạt động bình thường hay khi xảy ra sự cố. Xin nói ngay rằng nếu nhà máy hoạt động bình thường, thì trên nguyên tắc, khí phóng xạ không ảnh hưởng nghiêm trọng, ngay đến người dân sống gần nhà máy như ở Mông Cái. Nhưng khi xảy ra sự cố ở các cấp độ khác nhau, vấn đề có thể sẽ hoàn toàn khác!

Cách nói như trên đủ thận trọng để có thể hợp ý với nhiều người trong giới hoạch định chính sách năng lượng lẫn các công ty kinh doanh ĐHN, song lại quá đơn giản và thiếu chính xác về mặt khoa học. Trên thực tế, các chất phóng xạ rơi lắng xuống đất, xuống biển, tích tụ lại trong các lớp trầm tích, mùn hữu cơ, động vật phù du..., nơi khởi đầu các chuỗi thức ăn cho con người và động thực vật. Một năm, một lò phản ứng... có thể chưa đáng lo!. Nhưng hàng chục năm với hàng chục nhà máy thì hậu quả sẽ khác hẳn, chẳng những có thể đo đếm được bằng thiết bị, mà còn tạo ra nguy cơ cho sức khỏe con người và nền kinh tế.

Có những chất phóng xạ thoát ra từ NMĐHN sẽ sống rất lâu, sau 30 năm mới tự phân rả một nửa, như Cs-137 (tích lũy vào mô thịt), Sr-90 (tích lũy vào mô xương). Chất Pu-239 còn sống lâu hơn, đến hàng nghìn năm. Chúng sẽ xâm nhập vào nguồn nước, thực phẩm, rau quả, hải sản, vùng bị ảnh hưởng nặng nhất là ven biển Vịnh Bắc bộ (xem hình). Về kinh tế, nguy cơ sớm nhất có thể xảy ra với một số mặt hàng lương thực thực phẩm xuất khẩu, vì ở đây tiêu chuẩn về độc chất phóng xạ vốn rất gay gắt.

Posted Image

Việt Nam cần phải làm gì?

Trước hết, phải xây dựng nghiêm túc hệ thống ứng phó khẩn cấp quốc gia để không bị động trong trường hợp xảy ra sự cố từ các NMĐHN Trung Quốc. Luật Hạt nhân đã quy định như thế. Nhưng khi soạn thảo và thông qua luật này, chắc nhiều người chỉ nghĩ đến NMĐHN của chính mình. Ngờ đâu chất phóng xạ không hề biết khái niệm biên giới quốc gia, và giờ đây ta phải thực thi nó không phải vì chính ta gây ra chuyện, mà do tác động từ bên kia biên giới.

Đừng để những người thích tuyên truyền "ĐHN an toàn tuyệt đối" làm cho chúng ta lơ là, mất cảnh giác. Cứ cho là những tính toán xác suất về sự cố NMĐHN đúng đi nữa, thì nên nhớ rằng với xác suất xảy ra sự cố không bé của các lò thế hệ thứ hai, ta còn phải nhân nó thêm lên năm, sáu chục lần do có chương trình phát triển ĐHN ồ ạt ở ngay bên kia biên giới nước ta trong vài thập kỷ tới. Mà trong cách tính xác suất đó chỉ mới xét các yếu tố kỹ thuật, chưa hề kể đến tính "ẩu" của con người.

Thứ hai, phải xây dựng nghiêm túc hệ thống quan trắc phóng xạ môi trường để theo dõi thường xuyên tác động của các NMĐHN Trung Quốc đến không khí, nước, đất, lương thực, rau quả, hải sản ở nước ta, nhất là miền Bắc. Việc này có thể đưa vào chương trình hợp tác khoa học công nghệ với Trung Quốc vì nó thiết thân với chính Trung Quốc. Với tư cách là nước thiết kế công nghệ và vận hành nhà máy, hơn ai hết Trung Quốc phải quan tâm đặc biệt đến tác động đối với môi trường, cho dù môi trường ấy nằm ngoài lãnh thổ của họ.

Thứ ba, ta phải mời Trung Quốc ngồi lại thương thảo về tác động các NMĐHN của họ đối với nước ta. Việc này có thể thu xếp trong khuôn khổ pháp lý dựa trên cơ sở các hiệp định quốc tế về "Thông báo sớm các sự cố hạt nhân", về "Trách nhiệm dân sự khi bị thiệt hại về hạt nhân"... do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA chủ trì có chữ ký của cả hai nước.

Theo Vietnamnet

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nhưng để đủ sức nặng cho các cuộc thương thảo, giờ đây chính là lúc ta hãy cùng với họ đặt MƯỜI SÁU CHỮ VÀNG lên bàn hội nghị.

GS Phạm Duy Hiển, nguyên Viện trưởng Viện hạt nhân Đà Lạt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thảm hoạ nguyên tử Chernobyl

xảy ra vào ngày 26 tháng 4 năm 1986 khi nhà máy điện nguyên tử ChernobylPripyat, Ukraina (khi ấy còn là một phần của Liên bang Xô viết) bị nổ. Đây được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân. Do không có tường chắn, đám mây bụi phóng xạ tung lên từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng phía tây Liên bang Xô viết, ĐôngTây Âu, Scandinav, Anh quốc, và đông Hoa Kỳ. Nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraina, BelarusNga bị ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn tới việc phải sơ tán và tái định cư cho hơn 336.000 người. Khoảng 60% đám mây phóng xạ đã rơi xuống Belarus [1]. Theo bản báo cáo năm 2006 của TORCH, một nửa lượng phóng xạ đã rơi xuống bên ngoài lãnh thổ ba nước cộng hoà Xô viết [2]. Thảm hoạ này phát ra lượng phóng xạ lớn gấp bốn trăm lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima.

Vụ tai nạn làm dấy lên những lo ngại về sự an toàn trong ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân Xô viết, làm đình trệ sự phát triển của ngành này trong nhiều năm, đồng thời buộc chính phủ Xô viết phải công bố một số thông tin. Các quốc gia: Nga, Ukraina, Belarus, ngày nay là các quốc gia độc lập, đã phải chịu chi phí cho nhiều chiến dịch khử độc và chăm sóc sức khoẻ cho những người bị ảnh hưởng từ vụ Chernobyl. Rất khó để kiểm kê chính xác số người đã thiệt mạng trong tai nạn này, bởi vì sự che đậy thông tin thời Xô viết gây khó khăn cho việc truy ra những nạn nhân. Danh sách này không đầy đủ, và chính quyền Xô viết sau đó đã cấm các bác sĩ được ghi chữ “phóng xạ” trong giấy chứng tử [cần dẫn nguồn]. Tuy nhiên, đa số những căn bệnh nguy hiểm về lâu dài có thể dự đoán trước như ung thư, trên thực tế vẫn chưa xảy ra, và sẽ rất khó để gắn nó có nguyên nhân trực tiếp với vụ tai nạn. Những ước tính và những con số đưa ra khác nhau rất xa. Một bản báo cáo năm 2005 do Hội nghị Chernobyl, dưới quyền lãnh đạo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đưa ra cho rằng có 56 người chết ngay lập tức; 47 công nhân và 9 trẻ em vì ung thư tuyến giáp, và ước tính rằng có khoảng 9.000 người, trong số gần 6.6 triệu, cuối cùng sẽ chết vì một loại bệnh ung thư nào đó. [3] Riêng tổ chức Hoà bình xanh ước tính tổng số người chết là 93.000 nhưng đã ghi trong bản báo cáo của họ rằng “Những con số được đưa ra gần đây nhất cho thấy rằng chỉ riêng ở Belarus, Nga và Ukraina vụ tại nạn có thể đã dẫn tới cái chết thêm của khoảng 200.000 người trong giai đoạn từ 1990 đến 2004.” [4].

Đối phó thảm hoạ tức thời

Mức độ thảm họa vượt quá khả năng đối phó của các quan chức địa phương không có sự chuẩn bị cũng như sự thiếu thốn thiết bị thích hợp. Hai trong số bốn máy đo liều lượng tại lò phản ứng số bốn đều có các giới hạn 1 milliröntgen trên giây. Hai chiếc kia có giới hạn 1.000 R/s; sau vụ nổ mọi người không thể vào tiếp cận một máy, còn chiếc kia bị hỏng khi được bật lên. Vì thế kíp kỹ thuật viên tại chỗ chỉ biết chắc chắn rằng mức độ phóng xạ tại đa số các vị trí trong lò phản ứng vượt quá 4 R/h (mức độ thật sự lên tới 20.000 roentgen trên giờ ở một số vị trí; mức gây chết người ở khoảng 500 roentgen trên 5 giờ).

Điều này khiến người chỉ huy kíp kỹ thuật viên, Alexander Akimov, cho rằng lò phản ứng còn nguyên vẹn. Bằng chứng về các mảnh graphit và nhiên liệu rơi vung vãi quanh khu vực bị bỏ qua, và những kết quả lấy được từ các máy đo liều lượng khác vào lúc 4:30 sáng giờ địa phương bị gạt bỏ vì ông cho rằng các máy đo đã báo sai. Akimov tiếp tục ở lại với kíp kỹ thuật viên tới sáng, tìm cách bơm nước vào trong lò phản ứng. Không một ai trong số họ mặc quần áo bảo hộ. Đa số họ, gồm cả chính Akimov, đều chết vì tiếp xúc phóng xạ ba tuần sau thảm hoạ.

Một thời gian ngắn sau vụ tai nạn, những người lính cứu hỏa tới nơi và tìm cách dập lửa. Họ không được thông báo về mức độ nguy hiểm từ những đám khói phóng xạ và các loại mảnh vụn ở đó. Tới 5 giờ sáng ngọn lửa được dập tắt, nhưng nhiều lính cứu hỏa đã bị nhiễm phóng xạ liều cao. Ủy ban do chính phủ thành lập điều tra vụ tai nạn tới Chernobyl vào buổi chiều ngày 26 tháng 4. Khi đó, 2 người đã chết và 52 người đang nằm trong bệnh viện. Trong đêm ngày 26 tháng 427 tháng 4— hơn 24 giờ sau vụ nổ — Ủy ban đối mặt với nhiều bằng chứng cho thấy mức độ phóng xạ rất cao và một số ca nhiễm phóng xạ, nhận thức được sự cần thiết phải phá bỏ lò phản ứng và ra lệnh sơ tán dân cư ở thành phố Pripyat lân cận. Để giảm bớt số hành lý mang theo, người dân ở đó được thông báo rằng sự sơ tán chỉ là tạm thời, trong ba ngày. Vì thế, tại Pripyat vẫn còn nhiều đồ đạc cá nhân không bao giờ được chuyển đi nữa vì nhiễm phóng xạ. Theo những người lính cứu hỏa tận mắt chứng kiến khi tham gia cứu nạn trước khi họ qua đời (như được đưa tin trong loạt phim truyền hình Nhân chứng của BBC), một người cho rằng ông thấy phóng xạ có "vị như kim loại", và thấy cảm giác tương tự cảm giác của gim và kim đâm trên mặt.

Trong nỗ lực vô ích nhằm dập tắt đám cháy, số nước được vội vã bơm vào lò phản ứng đã ngấm xuống mặt đất bên dưới lò. Vấn đề là các loại nhiên liệu và nguyên liệu khác đã bắt đầu âm ỉ cháy theo cách của chúng thông qua sàn lò, việc ném các loại nhiên liệu khác từ trực thăng xuống càng gây ủ kín đám cháy khiến nhiệt độ tăng thêm. Nếu nguyên liệu này tiếp xúc với nước, nó có thể gây ra một vụ nổ nhiệt có thể còn nguy hiểm hơn cả vụ nổ đầu tiên và theo ước tính có thể biến một vùng đất có bán kính hàng trăm dặm từ nhà máy trở thành nơi không thể ở được trong vòng ít nhất 100 năm.[cần dẫn nguồn]

Để ngăn chặn trường hợp này, "đội xử lý"—các thành viên quân đội và những công nhân khác— được chính phủ Xô viết gửi tới để dọn sạch hiện trường. Hai trong số đó được trang bị đồ bảo hộ ướt để mở các cổng xối nhằm thông hơi cho số nước nhiễm phóng xạ, nhờ thế ngăn chặn khả năng nổ nhiệt.[5] Những người đó, và những người khác thuộc đội xử lý cũng như các lính cứu hỏa tham gia dọn dẹp không được thông báo về sự nguy hiểm họ phải đối mặt.

Số rác phóng xạ nguy hiểm nhất được tập hợp bên trong phần còn đứng vững của lò phản ứng. Chính lò phản ứng cũng được bao phủ ngoài bằng các bao cát, chìbo ném xuống từ máy bay trực thăng (khoảng 5.000 tấn trong tuần lễ sau vụ tai nạn). Tới tháng 12 năm 1986 một quan tài bê tông lớn đã được dựng lên, để phủ kín lò phản ứng và những rác phóng xạ bên trong.(The Social Impact of the Chernobyl Disaster, 1988, p166, by David R. Marples ISBN 0-333-48198-4)

Nhiều phương tiện do đội xử lý sử dụng bị bỏ lại rải rác xung quanh vùng Chernobyl cho đến tận ngày nay

Những hậu quả tức thời

Hiện tượng tan chảy hạt nhân gây ra một đám mây phóng xạ lan rộng tới Nga, BelarusUkraina, ngoài ra còn thêm những vùng khác tại châu Âu như một phần Thổ Nhĩ Kỳ, Moldova, Litva, Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển, Áo, Cộng hòa SécCộng hòa Slovak, Slovenia, Thụy Sĩ, Đức, Italia, Pháp (gồm cả Corsica [9]) và Anh [10].. Trên thực tế, bằng chứng đầu tiên xuất hiện tại các nước khác là hiện tượng phát tán phóng xạ đã xảy ra không chỉ từ Xô viết mà cả từ Thụy Điển, ngày 27 tháng 4 các công nhân làm việc tại Nhà máy điện nguyên tử Forsmark (gần 1.100 km từ Chernobyl) đã phát hiện thấy các hạt nguyên tử trên quần áo của họ. Chính việc người Thụy Điển tìm kiếm nguồn gốc phát tán phóng xạ và xác định rằng nhà máy điện nguyên tử của họ không bị rò rỉ khiến bắt đầu có những ý kiến lo ngại về một tai nạn hạt nhân nghiêm trọng ở phía tây Liên bang Xô viết. Tại Pháp, nước này cho rằng đám mây phóng xạ đã dừng lại ở biên giới Đức, Italia. Vì thế, một số loại thực phẩm đã bị cấm sử dụng ở Italia vì nguyên nhân phóng xạ (đặc biệt là nấm), chính quyền Pháp không đưa ra bất kỳ một biện pháp đối phó nào, với mục đích ngăn chặn nỗi sợ hãi của người dân.

Ô nhiễm từ tai nạn Chernobyl lan ra các vùng nông thôn xung quanh ở mức độ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết. Các báo cáo từ phía các nhà khoa học Xô viết và phương Tây cho thấy Belarus tiếp nhận 60% lượng ô nhiễm của toàn bộ Liên bang Xô viết cũ. Tuy nhiên báo cáo TORCH 2006 cho thấy một nửa số hạt hay hơn đã rơi xuống bên ngoài Ukraina, Belarus và Nga. Một diện tích đất đai rộng của Liên bang Nga phía nam Bryansk và nhiều vùng khác phía tây bắc Ukraina cũng bị ô nhiễm.

Hai trăm linh ba người phải vào viện ngay lập tức, trong số đó 31 người đã chết (28 trong số này vì nhiễm phóng xạ cấp tính) [cần dẫn nguồn]. Đa số họ là các nhân viên cứu hỏa và những người cứu nạn tìm cách kiểm soát vụ tai nạn, họ không hiểu rõ mức độ nguy hiểm của việc bị nhiễm phóng xạ (từ khói) (để thảo luận về những đồng vị quan trọng hơn trong bụi phóng xạ, xem các sản phẩm phân rã hạt nhân). 135.000 người phải sơ tán khỏi vùng, gồm 50.000 người từ thị trấn Pripyat cạnh đó. Các quan chức y tế dự đoán rằng trong vòng 70 năm tiếp theo tỷ lệ mắc bệnh ung thư sẽ tăng thêm 2% trong số những người đã tiếp xúc 5–12 (tùy theo nguồn) EBq ô nhiễm phóng xạ thoát ra từ lò phản ứng. Khoảng 10 người nữa cũng đã chết vì ung thư do nguyên nhân từ vụ tai nạn. [cần dẫn nguồn]

Các nhà khoa học Xô viết thông báo rằng lò phản ứng số 4 của nhà máy Chernobyl chứa khoảng 180-190 tấn nhiên liệu và các sản phẩm phân rã hạt nhân điôxít urani. Ước tính số lượng đã phát tán chiếm từ 5 đến 30%, nhưng một số thành viên đội xử lý đã vào trong quan tài bê tông che phủ ngoài và cả lò phản ứng - như Usatenko và Karpan [cần dẫn nguồn] - cho rằng không quá 5-10% nhiên liệu còn lại bên trong; quả thực, các bức ảnh chụp vỏ lò phản ứng cho thấy nó hầu như trống rỗng. Bởi vì sức nóng mạnh liệt của ngọn lửa, đa số nhiên liệu đã bị đẩy bay lên cao vào khí quyển (vì không có tường chắn ô nhiễm để giữ chúng lại).

Những người công nhân tham gia vào quá trình cứu chữa và dọn dẹp sau tai nạn được gọi là "thành viên đội xử lý", nhận những liều phóng xạ cao. Theo các ước tính của Liên Xô, khoảng từ 300.000 tới 600.000 thành viên đội xử lý tham gia vào việc sơ tán một vùng rộng 30 km quanh lò phản ứng, nhưng nhiều người trong số họ vẫn đi vào khu vực này trong thời gian hai năm kể từ vụ tai nạn...[11]

Một số trẻ em trong các vùng bị ô nhiễm bị nhiễm phóng xạ ở mức cao tới 50 gray (Gy) vì nhiễm phóng xạ iốt-131, một chất đồng vị có thời gian tồn tại khá ngắn, với thời gian bán rã 8 ngày, do sử dụng sữa bị nhiễm phóng xạ sản xuất trong vùng. Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp trong trẻ em tại Belarus, Ukraina và Nga đã tăng rõ rệt. Ngoài ra cũng có thể nhận thấy số lượng người bị bệnh bạch cầu tăng cao, nhưng điều này sẽ được coi thêm là một bằng chứng trong vài năm tới khi số người mắc các chứng ung thư khác cũng tăng. Chưa có bằng chứng về bất thường trong sinh sản hay những bệnh tật do phóng xạ khác trong dân chúng cả ở vùng bị ô nhiễm hay các vùng lân cận được chứng minh liên quan trực tiếp tới vụ Chernobyl [cần dẫn nguồn].

Ngay sau vụ nổ, người ta lo sợ về tác hại sức khỏe của chất phóng xạ iốt, với chu kỳ bán rã là 8 ngày. Hiện nay thì có lo ngại về chất stronti-90 và xezi-137 ô nhiễm trong đất, với chu kỳ bán rã là 30 năm. Xezi-137 qua đất thấm vào cây cỏ, sâu bọ, các giống nấm, lẫn vào thực phẩm địa phương. Nhiều khoa học gia tiên đoán rằng ảnh hưởng phóng xạ sẽ có tác hại đền nhiều thế hệ trong tương lai.

Chính quyền Xô viết tổ chức di tản dân cư chung quanh lò Chernobyl trong 36 tiếng đồng hồ sau vụ nổ. [12][13] Đến tháng 5 1986, dân cư trong vòng bán kính 30 km - khoảng 116.000 người - được di tản định cư nơi khác. Khu vực bỏ trống gọi là "Khu vực xa lánh". Tuy nhiên, tác hại phóng xạ đi xa hơn vòng bán kính 30 km này.

Vấn đề tác hại lâu dài với sức khỏe dân chúng hiện nay vẫn chưa ngã ngũ. Ngoài 300.000 người tái định cư vì tai nạn này; hàng triệu vẫn sinh sống trong khu vực bị nhiễm xạ. Tuy thế, phần lớn những người bị tác hại thường bị ít và không có bằng chứng cụ thể chứng minh tăng số tử vong, quái thai và bệnh tật bẩm sinh, ung thư trong những người này. Nếu có xét nghiệm một vài trường hợp, không thể khẳng định nguyên nhân là do tai nạn lò nguyên tử.

Hai mươi năm sau thảm hoạ, những quy định hạn chế về sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm bụi phóng xạ Chernobyl vẫn có hiệu lực. Tại Anh quốc, 374 trang trại với diện tích 750 km2 và 200.000 con cừu thuộc diện hạn chế này. Tại nhiều vùng tại Thụy Điển và Phần Lan, các quy định được áp dụng cho các loại động vật nuôi, gồm cả tuần lộc, trong tự nhiên và gần tự nhiên. Theo bản báo cáo TORCH 2006, "tại một số vùng thuộc Đức, Áo, Italia, Thụy Điển, Phần Lan, Latvia và Ba Lan, các loại thú hoang dã (gồm lợn lòi và hươu), các loại nấm rừng, trứng cá và cá ăn sâu bọ từ có hàm lượng xezi-137 trên mỗi kg trọng lượng lên tới hàng ngàn Bq", trong khi "tại Đức, mức độ xezi-137 trong thịt lợn lòi hoang ở mức 40.000 Bq/kg. Mức độ trung bình là 6.800 Bq/kg, lớn gấp mười lần giới hạn của EU là 600 Bq/kg". Ủy ban châu Âu cho rằng "Vì thế các quy định đối với một số loại thực phẩm từ một số quốc gia thành viên cần phải được duy trì trong nhiều năm nữa". [10]

Năm 2006, các trang trại nuôi cừu ở một số vùng tại Anh vẫn là đối tượng thanh tra, có thể khiến chúng bị cấm tham gia thị trường thực phẩm của con người bởi lượng ô nhiễm tăng lên do nguyên nhân vụ thảm hoạ:

"Một số chất phóng xạ, chủ yếu là xezi-137 phóng xạ, đã tích tụ tại một số vùng cao nguyên nước Anh, nơi thường có các trang trại nuôi cừu. Vì những đặc tính hóa học và vật lý đặc biệt của các kiểu đất than bùn tại các vùng đó, xezi phóng xạ vẫn có thể dễ dàng chuyển từ đất vào trong cây cỏ và vì thế tích tụ trong thịt cừu. Một giới hạn tối đa ở mức 1.000 Becquerel xezi phóng xạ trên 1 kilôgam (Bq/kg) đã được áp đặt trên thịt cừu để bảo vệ người tiêu dùng. Giới hạn này được Anh quốc đưa ra năm 1986, dựa trên sự tư vấn từ nhóm chuyên gia của Ủy ban châu Âu theo Điều 31. Theo quyền được quy định trong Luật Bảo vệ Môi trường và Thực phẩm 1985 (FEPA), Các quy định khẩn cấp đã được sử dụng từ năm 1986 để đưa ra những áp đặt giới hạn trên việc vận chuyển và bán thịt cừu vượt mức giới hạn tại một số vùng của Cumbria, Bắc Wales, ScotlandBắc Ireland... Khi các quy định khẩn cấp được đưa ra áp dụng năm 1986, các vùng hạn chế rất rộng, bao gồm tới 9.000 trang trại và hơn 4 triệu con cừu. Từ năm 1986, các vùng buộc phải tuân theo quy định hạn chế đã giảm nhiều và hiện chỉ còn 374 trang trại, hay một phần các trang trại với khoảng 200.000 con cừu. Con số này có nghĩa số lượng trang trại đã giảm tới 95% kể từ năm 1986, chỉ một số vùng tại Cumbria, Tây Nam Scotland và Bắc Wales, vẫn phải tuân thủ giới hạn này. [14]

Tại Na Uy, người Sami bị ảnh hưởng bởi thực phẩm ô nhiễm (tuần lộc đã bị nhiễm phóng xạ khi ăn địa y, vốn là loài rất nhạy cảm với phóng xạ) [15

Tranh cãi về những ước tính thương vong

Báo cáo của Diễn đàn Chernobyl

Tháng 9 năm 2005, một bản thảo báo cáo vắn tắt của Diễn đàn Chernobyl, gồm một số cơ quan Liên hiệp quốc như Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), các tổ chức Liên hiệp quốc khác và các chính phủ Belarus, Liên bang Nga và Ukraina, đưa ra con số dự đoán tổng số người chết vì vụ tai nạn là 4.000 [3]. Con số do WHO đưa ra gồm 47 công nhân đã chết vì hội chứng phóng xạ cấp tính là nguyên nhân trực tiếp của phóng xạ từ vụ thảm họa và 9 trẻ em chết vì ung thư tuyến giáp, trong tổng số 4.000 trường hợp ung thư được xảy ra với tổng số 600.000 người bị phơi nhiễm ở mức độ cao nhất. [16] Bản báo cáo đầy đủ về các hiệu ứng với sức khỏe người dân của WHO được Liên hiệp quốc chấp nhận và được xuất bản tháng 4 năm 2006, gồm có cả việc dự đoán thêm 5.000 trường hợp ảnh hưởng thêm từ những vùng bị ô nhiễm tại Belarus, Nga và Ukraina và cho rằng, tổng số 9.000 sẽ chết vì ung thư trong 6,8 triệu người Xô viết bị nhiễm độc nặng nhất [17].

[sửa] Báo cáo năm 2006 của TORCH

Thành viên Đảng Xanh Đức MEP (thành viên của Nghị viện châu Âu) Rebecca Harms, đã tiến hành lập một bản báo cáo (TORCH, The Other Report on Chernobyl) năm 2006 hưởng ứng theo bản báo cáo của Liên hiệp quốc; trong đó cho rằng:

"Về diện tích đất đai Belarus (với 22% tổng diện tích) và Áo (13%) là những nước bị ảnh hưởng ô nhiễm ở mức cao nhất. Các nước khác cũng bị ảnh hưởng trầm trọng; ví dụ như, hơn 5% diện tích Ukraina, Phần Lan và nhiều vùng rộng lớn tại Thụy Điển bị ô nhiễm ở mức cao (> 40.000 Bq/m2 xezi-137). Hơn 80% Moldova, phần tại châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ, Slovenia, Thụy Sĩ, Áo và Cộng hoà Slovak bị ảnh hưởng ở mức độ thấp hơn (> 4.000 Bq/m2 xezi-137). 44% nước Đức và 34% Anh quốc cũng bị ảnh hưởng ở mức độ tương tự." (Xem bản đồ phân bố xezi-137 tại châu Âu) [10]

IAEA/WHO và UNSCEAR lưu tâm tới những vùng bị ảnh hưởng ở mức cao hơn 40.000 Bq/m2; bản báo cáo của TORCH cũng bao gồm những vùng bị ảnh hưởng ở mức lớn hơn 4.000 Bq/m2 of Cs-137. Bản báo cáo TORCH 2006 "ước tính rằng hơn một nửa lượng iốt-131 từ Chernobyl [làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp] rơi bên ngoài lãnh thổ Liên bang Xô viết cũ. Có lẽ liên quan tới con số thông báo về những ca ung thư tuyến giáp tăng cao ở Cộng hoà Czech và Anh quốc, nhưng vẫn cần tiến hành nghiên cứu thêm để đánh giá về tác động gây ung thư tuyến giáp tại châu Âu". Bản báo cáo dự đoán rằng sẽ có thêm 30.000 tới 60.000 vụ ung thư gây chết người và cảnh báo rằng những dự đoán về con số thiệt hại nhân mạng do ung thư đó phụ thuộc nhiều vào yếu tố nguy cơ được sử dụng; và dự đoán những ca ung thư tuyến giáp tăng thêm sẽ ở trong khoảng 18.000 và 66.000 tại riêng Belarus phụ thuộc vào hình mẫu phát sinh nguy cơ

Tổ chức Hòa bình xanh đã chỉ ra những trái ngược trong các bản báo cáo của Diễn đàn Chernobyl, cho rằng một cuộc nghiên cứu năm 1998 của WHO được trích dẫn trong bản báo cáo năm 2005, đưa ra con số 212 người chết trong tổng số 72.000 người nhiễm [19]. Trong bản báo cáo của mình, Hòa bình xanh cho rằng sẽ có thêm 270.000 ca ung thư có liên quan tới vụ Chernobyl và rằng 93.000 người trong số đó sẽ ở mức nguy hiểm, nhưng cũng nói rõ trong bản báo cáo của họ rằng “Những con số được đưa ra gần đây nhất cho thấy chỉ riêng tại Belarus, và Ukraina thảm họa có thể gây ra khoảng 200.000 cái chết nữa trong giai đoạn 1990 và 2004.” . Blake Lee-Harwood, giám đốc điều hành của Hòa bình xanh, tin rằng ung thư dường như là nguyên nhân của chưa tới một nửa những ca bệnh nặng và rằng "các vấn đề về ruột, tim và hệ tuần hoàn, hô hấp, nội tiết, và đặc biệt là các hiệu ứng trên hệ miễn dịch," cũng gây ra các ca bệnh nặng.

Báo cáo tháng 4 năm 2006 của IPPNW

Theo một bản báo cáo tháng 4 năm 2006 của chi nhánh Các thầy thuốc quốc tế ngăn chặn chiến tranh hạt nhân (IPPNW) tại Đức, với tiêu đề "Hiệu ứng sức khỏe của Chernobyl", hơn 10.000 người hiện bị ảnh hưởng với bệnh ung thư tuyến giáp và 50.000 ca khác sẽ xảy ra trong tương lai. Bản báo cáo tin rằng hàng chục ngàn cái chết sẽ xảy ra trong số những người nhiễm. Tại châu Âu, có lẽ 10.000 ca dị dạng đã được quan sát thấy trong số trẻ mới sinh vì nguyên nhân phóng xạ từ vụ Chernobyl, với 5.000 ca tử vong trong số trẻ sơ sinh. Họ cũng cho rằng hàng trăm ngàn người làm việc tại địa điểm đó sau khi thảm họa xảy ra hiện đang bị bệnh vì phóng xạ, và hàng chục nghìn người đã chết

Theo Liên minh Chernobyl, tổ chức chính của những người bị nhiễm phóng xạ, 10% trong số 600.000 người nhiễm hiện đã chết, và 165.000 người tàn tật.

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3m_...B%8Da_Chernobyl

Dù số liệu trên wikipedia cũng cần phải kiểm chứng lại tính xác thực. Nhưng cũng đủ để thấy được mức độ khủng khiếp của phóng xạ hạt nhân.

Không biết nói sao :mellow:

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Lo ngại sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam

Trung Quốc vừa thông qua dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại TP cảng Phòng Thành (Quảng Tây), cách biên giới nước ta (Móng Cái, Quảng Ninh) chỉ 60 km. Thông tin này đang dấy lên lo ngại về mức độ ảnh hưởng tới VN.

Thụy Miên (tổng hợp)

[/color]
Cháu Sin lỗi các bác các chú

Việc này nghe chừng là 1 âm mưu thì chính xác hơn vì cháu xin lấy VD:

http://www.vietnamplus.vn/Home/Trieu-Tien-...07/53327.vnplus

Ko biết liệu cái nhà máy này có nổ đúng lúc ko nhưng cũng chỉ có 1 lời xin lỗi mà thôi

Vụ cỏn con này nghe chừng các chú nhúng tay vào bẩn tay trẻ con như cháu thử giả quyết xem từ 56 tháng có thành 56 năm ko :)

Nếu có thêm mấy con ma ranh con nữa chắc sẽ là 500 năm cho số nó đẹp :)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không cần lo lắng vì nhà máy điện hạt nhân ở Quảng Tây

Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Vương Hữu Tấn cho rằng người dân không nên lo lắng về việc Trung Quốc sắp xây nhà máy điện hạt nhân ở một nơi cách Việt Nam 60 km.

Posted Image

Trung Quốc vừa thông qua kế hoạch xây một nhà máy điện hạt nhân ở Fangchengchang (Phòng Thành Cảng), thành phố duyên hải của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, giáp với tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam. Trong giai đoạn 1 Trung Quốc sẽ bắt đầu xây trước hai lò phản ứng CPR-1000 có công suất 1,08 GW vào cuối tháng 7 này. CPR-1000 là loại lò thuộc thế hệ II+ và do Trung Quốc tự thiết kế.

Viện trưởng Vương Hữu Tấn cho biết, phần lớn nhà máy điện hạt nhân ngày nay sử dụng lò phản ứng thế hệ II và được xây dựng theo các quy trình an toàn nghiêm ngặt nên khả năng xảy ra sự cố là rất thấp. Sau sự cố nổ nhà máy điện nguyên tử Chernobyl (Liên Xô cũ), công nghệ hạt nhân thế giới đã có bước tiến vượt bậc. Khả năng kiểm soát an toàn hạt nhân hiện nay cao hơn rất nhiều so với công nghệ được áp dụng trong nhà máy Chernobyl. Trong trường hợp trục trặc xảy ra dẫn tới rò rỉ phóng xạ thì chất phóng xạ sẽ không thoát ra khỏi phạm vi nhà máy. Vì thế, theo ông Tấn, khoảng cách 60 km từ nhà máy tại Phòng Thành Cảng tới Quảng Ninh không gây nguy hiểm. Tại Nhật Bản, có những nơi người dân sống cách nhà máy điện hạt nhân chừng 500 m.

Cả Trung Quốc và Việt Nam đều tham gia Công ước An toàn hạt nhân. Theo quy định của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), khi xây dựng nhà máy điện hạt nhân, hàng năm các nước tham gia Công ước An toàn hạt nhân phải cung cấp báo cáo phân tích an toàn và chia sẻ thông tin. Do đó Việt Nam sẽ nhận được thông tin về an toàn hạt nhân từ Trung Quốc cũng như các nước khác. Ngoài ra Trung Quốc cũng phải tuân theo quy định quốc tế về an toàn khi xây dựng nhà máy tại thành phố Phòng Thành Cảng.

Theo ông Vương Hữu Tấn, phía Trung Quốc luôn sẵn sàng tiếp chuyên gia Việt Nam tham quan và tìm hiểu các nhà máy điện hạt nhân của nước này. Vì vậy việc tìm hiểu nhà máy tại Phòng Thành Cảng để đánh giá mức độ an toàn là việc nằm trong khả năng của chuyên gia Việt Nam.

Viện Năng lượng nguyên tử đã trình Chính phủ kế hoạch lắp đặt mạng lưới các trạm quan trắc ở các tỉnh sát biên giới Trung Quốc để quan trắc thời tiết. Mạng lưới này cũng có thể phát hiện dấu hiệu rò rỉ phóng xạ (nếu có) từ nhà máy điện hạt nhân tại nhà máy Phòng Thành Cảng tới Việt Nam.

Minh Long

nguồn vnexpress.net

Nghe ông Vương nói thì chắc ăn quá! Hẳn viện trưởng Viện Hạt nhân nói thì nhất rùi còn gì. Ai mà đủ kiến để qua mặt ông này. Hết sợ chưa?

Nhưng Thiên Sứ tui cái chỉ số IQ còn thấp - thuộc diện không tán thành đường sắt cao tốc - nên có một théc méc nhỏ:

1 - Ngài Vương nói đến sự an toàn của nhà máy hạt nhân đến mức người Nhật ở cách nhà máy Nhật có 500 m. Nhưng xin hỏi ngài Vương cho biết qui chế an toàn hạt nhân của chính phủ Nhật có cho phép người dân ở cách 500m không? Hay đó là do chính phủ Nhật đền bù giải tỏa chưa thỏa mãn nên người Nhật này ỳ ra không chịu ra khỏi nới cư trú, dù chỉ cách nhà máy hạt nhân Nhật 500m? Có ai biết tiếng Nhật xin hỏi Đại sứ quán Nhật xem có phải chính phủ Nhật cho phép người dân nước họ sống cách nhà máy điện hạt nhân 500 m không? Sở dĩ có câu hỏi này do tư liệu của ông Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Vương Hữu Tấn công bố. Nếu quả đúng như thế thì nên thuê nhà thầu Nhật làm nhà máy điện Hạt nhân cho Việt Nam, vì độ an toàn gần như tuyệt đối.

2 - Toàn bài viết của ngài Viện trưởng chỉ đặt vấn đề "Không xảy ra sự cố thì không có gì đáng ngại". Còn dân chúng lại đặt vấn đề là" Nếu xảy ra sự số thì cái gì xảy ra?". Liệu có đúng là phóng xạ rò rỉ không vượt quá phạm vi nhà máy không? Có ai rành về việc này xin cung cấp tư liệu về vụ rò rỉ hạt nhân gần đây nhất để kiểm chứng. Vấn đề "nếu" không chỉ giới hạn ở sự cố xuất phát từ kỹ thuật trong cấu trúc thiết kế - vốn rất an toàn" như ngài Vương nói. Mà nó còn từ hàng trăm thứ "bà rằn, bà rí" khác. Thí dụ như động đất chẳng hạn. Hoặc một thí dụ khác: Gần đây lũ lụt ở Tùng Lâm, đẩy hàng ngàn thùng hóa chất xuống sông. Lạy Chúa! Lúc xây kho hóa chất thì chắc chắn họ cũng phải rất chi là "kỹ thuật" để các thùng hóa chất không thể tự lăn xuống sông. Nhưng chỉ một trận lụt như đã thấy, quả là phiền. Chưa hết, khi các nhà khoa học Trung Quốc xác định độ an toàn của đập thủy lợi, nhưng trân lũ lụt hiện nay đang xảy ra thì tình hình thấy có vẻ không an toàn lắm thì phải.

Bởi vậy, tôi thấy bài viết của ngài Vương chỉ phù hợp với cách nhìn chủ quan của ngài. Hình như ngài là công dân Trung Quốc thì phải? Bài viết trên VnExpress không nói rõ ngài ở đâu? Híc!

Chính ngài Vương thừa nhận người Nhật làm nhà máy điện hạt nhân rất an toàn đấy nhá. Vậy nên mời nhà thấu Nhật làm nhà máy điện hạt nhân cho Việt Nam cho bảo đảm.

Nhưng với chỉ số IQ thấp như tôi thì tôi thấy rằng: Nhà máy điện hạt nhân cũng chỉ là một giai đoạn tiến hóa của tri thức khoa học. Cũng như nhà máy điện chạy than chẳng hạn. Khi khoa học phát triển, người ta đã tìm được những nguồn năng lượng sạch và an toàn khác - dù chỉ là mới manh nha nhưng chắc chắn không gây nguy hiểm cho con người - thí dụ như điện mặt trời và năng lượng gió. Anh Quốc đã rất thành công trong việc này. Tôi nghĩ Việt Nam nên nghiên cứu phát triển theo hướng này.

Nhà máy điện hạt nhân, cũng như những con đập - các bộ phận của nó đâu phải vĩnh cửu - cho rằng 100 năm sau nó hư hỏng thì cái gì xảy ra?

4 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gửi giáo sư Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Vương Hữu Tấn để tham khảo. Chắc khi thiết kế đập Tam Hiệp, người ta cũng bào đảm như ông về cái nhà máy hạt nhân mà ông đang nói. Tuy nhiên đây là một thí dụ về sự cố.

--------------------------------------------------------------

“Đảo rác” xâm lấn đập Tam Hiệp Trung Quốc

Thứ Ba, 03/08/2010 - 23:00

(Dân trí) - Trong đợt mưa lũ gần đây, hàng ngàn tấn rác đã bị cuốn trôi xuống hồ chứa của đập Tam Hiệp khổng lồ Trung Quốc. Rác dày đến nỗi người ta có thể "dạo bộ" trên mặt hồ.

Trung Quốc: Hồ chứa đập Tam Hiệp lên cao, đe dọa gây lụt lớn

Posted Image

Đập Tam Hiệp là dự án thủy điện lớn nhất thế giới.

Chen Lei, một quan chức cấp cao của Công ty đập Tam Hiệp Trung Quốc, cho biết trên tờ China Daily rằng hiện mỗi ngày có tới 3.000 tấn rác được thu lượm ở con đập, nhưng vẫn không đủ sức người để dọn sạch tất cả số rác bị cuốn trôi xuống đập.

“Khối lượng rác khổng lồ ở khu vực đập có thể chặn cổng của đập Tam Hiệp”, ông Chen cho hay, ám chỉ đến các cổng cho phép tàu thuyền đi qua sông Dương Tử.

Posted Image

Công nhân dọn rác bị mưa lũ cuốn trôi xuống sông Dương Tử.

Sông Dương Tử là tuyến đường thương mại quan trọng đối với thành phố Trùng Khánh ở thượng nguồn và các khu vực khác tại các tỉnh miền tây Trung Quốc.

Các bức ảnh cho thấy những vạt nước khổng lồ phun ra từ con đập bị “hòa” đầy rác, trong đó có giày dép, chai lọ, cành cây, bọt biển…

Posted Image

Hàng ngàn tấn rác đang "xâm lấn" hồ chứa nước tại đập Tam Hiệp trong đợt mưa lũ mới đây.

(Ảnh các công nhân đang thu lượm rác gần đập Tam Hiệp)

Theo báo cáo chính thức, kể từ đầu mùa mưa vào tháng 7, khoảng 50.000m2 mặt nước hồ chứa của đập Tam Hiệp đã bị rác che phủ. Và những khối rác này có độ dày lên tới 60cm, thậm chí ở một số chỗ người ta có thể đi bộ lên trên được, tờ Hubei Daily cho hay.

“Khối lượng rác khổng lồ như thế có thể làm hỏng chân vịt và đáy của tàu bè qua lại”, ông Chen cho hay. “Rác phân hủy cũng thể gây hại tới cảnh quan và chất lượng nguồn nước”.

Posted Image

Một công nhân dọn rác bị cuốn trôi xuống sông Dương Tử, đoạn ở tỉnh An Huy.

Đập Tam Hiệp là dự án thủy điện lớn nhất thế giới, được xây dựng một phần là để khống chế lũ lụt dọc sông Dương Tử. Chi phí xây dựng đập này lên đến hơn 37,5 tỷ USD và buộc 1,3 triệu người phải tái định cư.

Posted Image

Rác trên sông Dương Tử dày tới nỗi có thể "dạo bộ" được trên mặt sông.

Các nhà môi trường nhiều năm qua đã cảnh báo rằng hồ chức nước tại đập Tam Hiệp có thể bị biến thành hồ chứa rác thải thô và hóa chất công nghiệp độc hại của thành phố Trùng Khánh gần đó và lo ngại rằng phù sa bị mắc kẹt sau con đập có thể gây xói mòn dưới hạ nguồn.

Các nhà môi trường cũng cho rằng suốt gần một thập niên qua Trung Quốc đạt được bước tiến rất nhỏ trong việc hạn chế ô nhiễm bên trong và quanh hồ chứa nước đập Tam Hiệp. Theo ông Chen, mỗi năm Trung Quốc phải chi khoảng 100 triệu tệ để dọn từ 150.000-200.000 m3 rác bị cuốn xuống đập.

Phan Anh

Theo Reuters

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tin mới nhất

3/8/2010

Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng lại nổ, 2 người thiệt mạng

8 giờ sáng ngày 3/8, tại Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng (thuộc địa phận xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên) xảy ra vụ nổ lớn làm 2 công nhân thiệt mạng và nhiều người bị thương.

>> Nổ ở nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, 2 người tử nạn

Khu vực xảy ra vụ nổ là nhà kho của Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng. Vụ nổ hất tung mái tôn, phá thủng tường nhà kho và làm đổ bức tường bao quanh nhà kho cách đó khoảng 1,5 m.

Posted Image

Vụ nổ khoan thủng bức tường phía sau nhà kho

Theo thông tin ban đầu, khi một nhóm công nhân Việt Nam (8 người) đang vận chuyển hàng hóa vào trong kho thì phát nổ. 2 công nhân Đỗ Thị Thuỷ, 29 tuổi trú ở thôn 5, xã Tam Hưng và anh Lê Văn Minh, 22 tuổi ở thôn Xanh Soi, xã Thuỷ Đường đang ở trong kho lúc vụ nổ xảy ra đã thiệt mạng tại chỗ.

Trước đó, ngày 17-7, tại Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng đã xảy ra vụ nổ khí ga công nghiệp khiến 2 người chết, 2 người bị thương. Cả 4 người này đều mang quốc tịch Trung Quốc.

Sau vụ nổ lần trước, phía chủ đầu tư đề nghị phía nhà thầu Trung Quốc trình biên bản xác minh nguồn gốc xuất xứ, thành phần của loại hóa chất này nhưng phía Trung Quốc chưa làm. Họ chỉ cho biết, đây là loại hóa chất dùng trong quá trình chống đông sơn mà không trình giấy phép sử dụng, nguồn gốc xuất xứ.

Theo nhiều người dân trong khu vực, rất có thể vụ nổ lần này có cùng nguyên nhân với vụ nổ trước (nổ hóa chất).

Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, tại công trình Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng liên tiếp xảy ra 2 vụ nổ làm 4 người chết, nhiều người bị thương

Sau vụ nổ lần trước, phía chủ đầu tư đề nghị phía nhà thầu Trung Quốc trình biên bản xác minh nguồn gốc xuất xứ, thành phần của loại hóa chất này nhưng phía Trung Quốc chưa làm. Họ chỉ cho biết, đây là loại hóa chất dùng trong quá trình chống đông sơn mà không trình giấy phép sử dụng, nguồn gốc xuất xứ.

Theo nhiều người dân trong khu vực, rất có thể vụ nổ lần này có cùng nguyên nhân với vụ nổ trước (nổ hóa chất).

Posted Image

Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, tại công trình Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng liên tiếp xảy ra 2 vụ nổ làm 4 người chết, nhiều người bị thương

Tổ máy số 1 của Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng mới đi vào hoạt động, hòa vào lưới điện quốc gia từ tháng 12-2009, sau đó xảy ra sự cố khiến tổ máy phải ngừng hoạt động. Tháng 6-2010, tổ máy số 1 của Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng mới vận hành trở lại thì liên tiếp xảy ra sự cố.

Theo Đông Phong

Bee

----------------------------------------------

PS: Luôn có tiềm ẩn nguy cơ và rủi ro, người có trách nhiệm luôn có phát ngôn an toàn!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Một thí dụ nữa gửi giáo sư Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Vương Hữu Tấn để tham khảo.

------------------------------------------------

Tin tặc tấn công các nhà máy hạt nhân

Thứ Tư, 04/08/2010, 10:44

TTO - Các chuyên gia lần đầu tiên tìm thấy mã độc được tạo ra để giành quyền kiểm soát hệ thống dữ liệu của các cơ sở công nghiệp, bao gồm cả nhà máy điện, cơ sở hạt nhân, bởi những hệ thống này khá lạc hậu và dễ dàng bị qua mặt.

Loại sâu mới phát hiện gần đây nhất mang tên Stuxnet rất nguy hiểm bởi nó giúp hacker có thể nắm quyền kiểm soát toàn bộ hệ thống quan trọng.Ngồi trong một trung tâm điều hành mới toanh và hiện đại bậc nhất của Cục an ninh nội địa Mỹ, ông Sean McGurk - Giám đốc phụ trách an ninh hệ thống điều khiển của cơ quan này - lấy ra chiếc USB xanh nhỏ xíu chứa sâu Stuxnet. Loại sâu này được các chuyên gia Đức tìm thấy sau khi nó tham gia vào vô số vụ tấn công đến Iran, Ấn Độ, Indonesia và Mỹ, xâm nhập vào 6.000 máy tính rồi chuyển qua mạng an toàn đến đây để phân tích. Nó có thể len vào các hệ điều hành có phần mềm do Siemens AG thiết kế, khai thác điểm yếu ở một số phiên bản của Microsoft Windows.

Cục an ninh nội địa Mỹ cho hay họ đang bắt đầu xây dựng đội ngũ chuyên trách để chống lại những âm mưu này. Có đến 85% cơ sở hạ tầng quan trọng trên nước Mỹ là do công ty tư nhân sở hữu và điều hành. Các vụ tấn công mới đến từ nước ngoài và nhằm vào các cơ sở công nghiệp, đặt chúng trước nguy cơ đình trệ sản xuất, rò rỉ thông tin, lộ bí mật công nghệ...

"Chúng tôi đã nhận biết một số loại mã tấn công trang thiết bị an ninh như máy đóng, mở cửa và cổng, thiết kế xe hơi...", ông McGurk cho hay. "Chúng đã xâm nhập vào các thiết bị sản xuất và thực thi những quy trình trên thực tế".

Các quan chức cho biết các vụ tấn công đang ngày càng tinh vi hơn. Trước đây, virus xâm nhập vào mạng công ty chủ yếu là lấy cắp dữ liệu hay làm cho nhà máy ngừng hoạt động. Còn giờ đây, nó có thể khai thác điểm yếu của hệ thống và điều khiển mọi việc mà cả ngành công nghiệp làm.

Trong khi đó, hệ điều hành ở các nhà máy điện, cơ sở hạt nhân đã lạc hậu đến cả thập kỉ. Đôi khi chúng không tách bạch với các hệ điều hành cho máy tính cá nhân và còn dùng để chạy trực tiếp vào Internet. Những lỗ hổng đó khiến tin tặc có thể dễ dàng đưa mã độc, sâu hay virus vào các chương trình điều hành nhà máy.

PHAN ANH (Theo AP)

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay