Guest Gia Nhân

Xin ý kiến về công trình Cổ sử do tập thể TT thực hiện.

22 bài viết trong chủ đề này

Kính gửi anh Thiên Sứ, Ban quản trị và các bạn tham gia diễn đàn,

Trung tâm nghiên cứu Lý học chúng ta tuy có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa, về cổ sử nhưng chủ yếu của cá nhân anh Thiên Sứ. Một công trình về Cổ sử do tập thể Trung tâm thực hiện dưới sự chủ trì của anh Thiên Sứ sẽ thu hút được nhiều nguồn tài liệu, nhiều người có tâm huyết mong mỏi nay có điều kiện tham gia đóng góp phần nhỏ bé vào việc phục hồi Cổ sử văn hóa truyền thống trên cơ sở phương pháp luận khoa học lịch sử.

Xin được nghe ý kiến anh Thiên Sứ và các bạn đồng tâm đồng ý thực hiện .

Kính mong thay!

Gia Nhân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Gia Nhân và quí vị thân mến.

Từ lâu tôi cũng đã ao ước muốn viết một cuốn sách chứng minh một cách chặt chẽ và hoàn chỉnh về cổ sử Việt - Thời Hùng Vương. Hơn 10 năm trước, khi viết cuốn "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại", tôi đang trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn về vật chất và hết sức thiếu thốn về tư liệu. Nhưng nay, tư liệu rất dồi dào về nguồn cung cấp - từ sách vở cho đến mạng. Hoàn cảnh cũng thuận lơi khi cơ quan văn hóa Liên Hiệp Quốc đã thừa nhận những di sản văn hóa phi vật thể là những chứng cứ khoa học. Phương pháp luận cũng hoàn chỉnh, những phát hiện mới nhất của khoa học cũng ngày càng ủng hộ một thời huyền vĩ của nền văn hiến Việt. Bởi vậy, tôi nghĩ đây là thời gian hết sức thuận lợi cho việc phục hồi lại cổ sử dân tộc Việt - Thời Hùng Vương - cội nguồn lịch sử với gần 5000 năm văn hiến. Tôi hoàn toàn ủng hộ ý kiến của anh Gia Nhân và trung Tâm nghiên cứu Lý học Đông phương với các chức năng cho phép sẵn sáng đứng ra chịu trách nhiệm về việc này.

Tuy nhiên do khả năng bản thân cũng có hạn, nhân tài vật lực của Trung Tâm còn nhiều thiếu thốn. Nhưng tôi rất hy vọng vì công việc tìm lại cội nguồn đích thực của dân tộc là một việc cấp thiết cho tương lai, nên sẽ được các học giả tâm huyết cả trong và ngoài nước ủng hộ giúp đỡ về mọi phương diện dịch thuật, tư liệu..vv...Chúng ta sẽ coi đây là công trình nghiên cứu chung vì mục đích làm sáng tỏ cội nguồn lịch sử việt

Vì là ý tưởng ban đầu, rất mong được quí vị và anh chị em quan tâm ghé ngang cho ý kiến thực hiện.

Xin trân trọng cảm ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đề nghị tựa của đề tài này sẽ là:

Thời Hùng Vương qua những di sản còn lại.

Đề tài này sẽ chia làm những chương mục như sau:

* Huyền sử truyền thuyết và huyền thoại.

- Tập hợp nhưng truyền thuyết và huyền thoại tiêu biểu.

- Tập hợp những luân cứ tiêu biểu của "Hầu hết những nhà khoa học trong nước""công đồng khoa học thế giới" có quan điểm phủ nhận lịch sử văn hóa truyền thống Việt và chỉ ra cái sai của họ.

Riêng phần này một mặt chúng ta tự sưu tập những bài viết của họ đã đăng tải trên các phương tiện thông tin, một mặt công khai kêu gọi chính họ gửi bài viết đến cho chúng ta trình bày luận cứ của họ và chúng ta sẽ chọn lọc những luận cứ tiêu biểu , có tính đại diện. Nếu nhiều người có luận điểm giống nhau thì chọn người có danh vị, học vị cao nhất để phân tích sai lầm của họ. Nếu học vị ngang nhau - thí dụ cùng giáo sư thì chọn người nổi tiếng nhất; hoặc ưu tiên chọn người thuộc"Cộng đồng khoa học thế giới". Nếu ai không đưa thì sau này đứng có khiếu nại.

- Vấn đề đặt ra: Liệu những di sản và truyền thuyết huyền thoại liên quan đến cội nguồn dân tộc Việt là hoàn toàn bịa đặt vô căn cứ hay phản ánh sự thật lịch sử?

* Những di sản minh chứng cho cội nguồn dân tộc Việt.

- Di sản vật thể và phân tích mối liên hệ các mặt với Thời Hùng Vương

- Di sản phi vật thể và phân tích mối liên hệ các mặt với Thời Hùng Vương.

- Các di sản và vấn đề liên quan trên nhiều lĩnh vực.

* Kết luận.

Sau khi công trình của chúng ta hoàn tất thì họ có quyền chỉ ra cái sai của chúng ta trên cơ sở tiêu chí khoa học:

Một lý thuyết khoa học bị coi là sai, nếu người ta chỉ ra được một cái sai trong chuỗi mắt xích những luận cứ của nó mà tác giả không biện minh được.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chú Thiên Sứ, chú Gia Nhân kính mến!

Cháu rất ủng hộ ý tưởng và công việc này. Vì cháu không nghiên cứu về lĩnh vực này nên chắc ko tham gia được nhiều, tuy nhiên sau này công việc nào cháu có thể đảm trách, cháu sẽ hỗ trợ bằng chút tài hèn sức mọn.

Về chuyện này:

Riêng phần này một mặt chúng ta tự sưu tập những bài viết của họ đã đăng tải trên các phương tiện thông tin, một mặt công khai kêu gọi chính họ gửi bài viết đến cho chúng ta trình bày luận cứ của họ và chúng ta sẽ chọn lọc những luận cứ tiêu biểu , có tính đại diện. Nếu nhiều người có luận điểm giống nhau thì chọn người có danh vị, học vị cao nhất để phân tích sai lầm của họ. Nếu học vị ngang nhau - thí dụ cùng giáo sư thì chọn người nổi tiếng nhất; hoặc ưu tiên chọn người thuộc"Cộng đồng khoa học thế giới". Nếu ai không đưa thì sau này đứng có khiếu nại.

Theo cháu, cái này quan trọng là do tập thể TT, mình phải làm sao tìm được tương đối đầy đủ các công trình đã công bố của các tác giả khác nhau về lĩnh vực này. Sẽ không thể có chuyện khiếu nại thông qua các tài liệu chưa được công bố đâu, chú Thiên Sứ à. Phần này theo cháu cần phải viết rất chặt chẽ. Ngoài việc có tính đối sánh với các lập luận của mình, nó còn dẫn người đọc đến việc chuẩn bị tinh thần để hiểu thấu đáo hơn nội dung sẽ được phân tích ở phần sau.

Chúc Trung tâm thành công với công trình này!

Mai

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi sẽ đề nghị mở riêng một mục trên diễn đàn về đề tài này. Trong đó sẽ có những topic mở để anh chị em đưa các tài liêu chuyên liên quan có phân loại theo chủ đề. Một tiểu mục mở để bất cứ ai đều có thể ghé ngang tham gia, thêm bớt đóng góp ý kiến.

Chuyên đề nghiên cứu cội nguồn cổ sử Việt này sẽ là của chung của tất cả những ai tham gia với tinh thần xạy dựng. Tên của những người tham gia đóng góp sẽ ghi ở cuối sách - nếu xuất bản. Những người đóng góp nhiều cho đề tài này sẽ có một phần riêng giới thiệu cá nhân và công trình nghiên cứu liên quan.

Tất cả đề hoạt động tự nguyện, phi lợi nhuận. Những kinh phí tài trợ liên quan - nếu có sẽ chi vào các việc đánh máy văn phòng, giấy mực, trả lương. sưu tầm tài liệu. Tuyệt đối không có nhuận bút tác giả - kể cả tôi. Nếu sau này dù sách có in thì lợi nhuận sẽ dùng vào việc từ thiên.

Đây là đề nghị của tôi.

Mong ý kiến đóng góp của quí vị và anh chị em.

Share this post


Link to post
Share on other sites

:wacko: Kính chào quý vị,

Về những tài liệu có thống nhất chung rằng nhà nước Văn Lang chỉ thực sự bắt đầu từ thế kỷ thứ VII TCN thì khá phổ biến, nhất là trong giáo khoa, mà cụ thể là lịch sử lớp 6, ngay cả trong các tranh vẽ có tô màu của các em học sinh mà những lần tôi đến các trường học để làm việc cũng thấy hình ảnh "ông vua Hùng" và "các quan lang" ở trần, đóng khố dán trên tường và ghi rằng : "Vào thế kỷ thứ VII trước công nguyên ..." :wacko:

Rất ủng hộ ý tưởng của chủ đề này, trước mắt xin giới thiệu vài tài liệu liên quan :

NƯỚC TA CÓ MẤY NGÀN NĂM VĂN HIẾN ?

Vào thế kỷ 15, khi viết Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi (1380–1442) chỉ nói: “Duy, ngã Đại Việt chi quốc, thật vi văn hiến chi bang”. (Ngô Tất Tố dịch: Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu). Rõ ràng Nguyễn Trãi không xác định nước Nam có mấy ngàn năm văn hiến.

Cũng thế kỷ 15, trong Đại Việt sử ký toàn thư, Ngoại kỷ, (ĐVSK/NK) quyển III, sử gia Ngô Sĩ Liên (NSL) viết: “Nước ta thông thi thư, học lễ nhạc, làm một nước văn hiến, là bắt đầu từ Sĩ Vương”. Như thế NSL xác định VN có văn hiến kể từ thế kỷ 2 Công nguyên (CN), suy ra (theo NSL) tính đến thế kỷ 21 VN vẫn chưa tròn 2.000 năm văn hiến!

Vậy, từ đâu ra con số tròn trịa 4.000 năm?

Con số 4.000 dường như được nói tới khá phổ biến từ nửa đầu thế kỷ 20. Bấy giờ có người đã lấy khoảng 2.000 năm CN để cộng với khoảng 2.600 năm TCN (thuộc thời đại Hùng Vương) rồi “làm tròn” con số xuống còn chẵn… 4.000.

Con số 2.600 này ở đâu ra? Họ căn cứ theo cách tính của sử thần NSL đời Lê. Trong ĐVSK/NK, quyển I, NSL viết: “Trở lên là [kỷ] Hồng Bàng thị, từ Kinh Dương Vương được phong năm Nhâm Tuất, cùng thời với Đế Nghi, truyền đến cuối thời vua Hùng Vương, ngang với đời Noãn Vương nhà Chu năm thứ 57 [258 TCN] là năm Quý Mão thì hết, tất cả 2.622 năm [2879 - 258 TCN]”. Theo bản dịch của Viện KHXH VN (1985-1992), bản in NXB KHXH (Hà Nội 1993).

Có người “tỉ mỉ”, thử lấy 2.622 năm chia đều cho 18 đời Hùng Vương thì thấy mỗi đời trị vì tới 145 năm rưỡi.

Con số ấy không có sức thuyết phục!

Hiện nay, khoa khảo cổ học đã xác định lịch sử văn hóa văn minh Việt Nam mở đầu với thời cổ đại là thời đại Hùng Vương, cũng gọi là thời đại văn hóa Đông Sơn (di tích Đông Sơn nằm bên bờ sông Mã, Thanh Hóa), văn minh sông Hồng, văn minh Việt cổ (khoảng từ thế kỷ 7 TCN tới thế kỷ 1 CN). Như thế, phải chăng bề dày văn hiến của VN tính tới nay vẫn chưa tròn 3.000 năm ?

Gần đây một số tác giả tỏ ra dè dặt hơn, thí dụ chỉ nói “VN, ngàn năm văn hiến” hay “Thăng Long, nghìn xưa văn hiến”. Ta hiểu ngầm là hàng ngàn năm, nhiều ngàn năm, chứ không khẳng định con số cụ thể.

Nghê Dũ Lan (Tuần san Sàigòn thứ bảy)

Và sau đây là tài liệu về khảo cổ : http://e-cadao.com/Vanminhco/noidungtrinhbay.htm

Việt Nam từ thời dựng nước đến nước Đại Việt thời Lý Trần (thế kỷ 7 TCN đến thế kỷ 14 SCN)

Những căn cứ khoa học như truyền thuyết, thư tịch cổ, di tích đền thờ trên mặt đất và đặc biệt là những chứng tích vật chất mà khảo cổ học đã phát hiện được cho thấy Việt Nam bắt đầu bước vào thời đại dựng nước vào khoảng thiên niên kỷ thứ nhất TCN với nhà nước sơ khai Văn Lang – Âu Lạc. Hàng loạt các nền văn hoá thời đồng thau đã được phát hiện trong giai đoạn lịch sử này như Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn. Sự phát triển liên tục của các nền văn hoá bản địa này mà đỉnh cao là văn hoá Đông Sơn chính là cơ sở vật chất chủ yếu và trực tiếp cho nhà nước sơ khai ra đời. Một sưu tập trống đồng, công cụ sản xuất và vũ khí chiến đấu bằng đồng thau đa dạng và tinh xảo đã cho thấy nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam đã có một nền kinh tế phát triển trong đó nông nghiệp lúa nước giữ vai trò chủ đạo và các nghề chăn nuôi, săn bắn, đánh cá, làm đồ gốm, đồ trang sức, luyện kim đúc đồng cùng một số nghề thủ công khác đã phát triển khá cao.

-----------------

:wacko:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn anh Trần Phương đã sưu tầm bài viết đầu tiên của quan điểm phủ nhận truyền thống sử truyền thống Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Mong anh chị em tiếp tục sưu tầm các bài viết liên quan. Riêng về các bài viết có quan điểm phủ nhận văn hóa sử truyền thống của dân tộc Việt thì ưu tiên các học giả có học vị cao của ngoại quốc và ở Việt Nam thì từ hàng giáo sư có tên tuồi trở lên. Thí dụ như Trần Quốc Vượng...

Rất cảm ơn sự quan tâm trợ giúp của anh chị em.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nội dung trưng bày trong hệ thống chính

Việt Nam thời tiền sử:

Đất nước Việt Nam đã có con người sinh sống ngay từ buổi bình minh của lịch sử loài người. Những lớp cư dân nguyên thuỷ này qua quá trình sinh tồn đã sáng tạo nên những nền văn hoá nổi tiếng, phát triển liên tục từ thời đại đá cũ đến hết thời đại đá mới, có niên đại từ 300.000 năm đến 5000 năm cách ngày nay. Đó là những nền văn hoá bản địa nổi tiếng Núi Đọ, Thần Sa, Sơn Vi thuộc thời đại đá cũ với những di vật tiêu biểu: rìu tay, công cụ chặt thô, răng người vượn và xương cốt các họ, loài động vật đã hoá thạch,công cụ bổ đôi hình múi bưởi, công cụ cắt gọt gia công lần hai… Tiếp nối là văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn , Hạ Long, Hoa Lộc, Bàu Tró, Xóm Cồn… thuộc thời đại đá mới

.Posted Image

Mô hình hang động văn hoá Hoà Bình


Trải qua một chặng đường dài của thời tiền sử, cư dân nguyên thuỷ trên đất Việt Nam đã sáng tạo nên những kỹ thuật chế tác đá ngày càng tinh xảo, phong phú về số lượng, đa dạng về loại hình. Tất cả những bước phát triển đó đã tạo ra những tiền đề cơ sở vật chất và xã hội để Việt Nam bước vào thời đại dựng nước, hình thành dân tộc.


Việt Nam từ thời dựng nước đến nước Đại Việt thời Lý Trần (thế kỷ 7 TCN đến thế kỷ 14 SCN)
Những căn cứ khoa học như truyền thuyết, thư tịch cổ, di tích đền thờ trên mặt đất và đặc biệt là những chứng tích vật chất mà khảo cổ học đã phát hiện được cho thấy Việt Nam bắt đầu bước vào thời đại dựng nước vào khoảng thiên niên kỷ thứ nhất TCN với nhà nước sơ khai Văn Lang – Âu Lạc. Hàng loạt các nền văn hoá thời đồng thau đã được phát hiện trong giai đoạn lịch sử này như Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn. Sự phát triển liên tục của các nền văn hoá bản địa này mà đỉnh cao là văn hoá Đông Sơn chính là cơ sở vật chất chủ yếu và trực tiếp cho nhà nước sơ khai ra đời. Một sưu tập trống đồng, công cụ sản xuất và vũ khí chiến đấu bằng đồng thau đa dạng và tinh xảo đã cho thấy nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam đã có một nền kinh tế phát triển trong đó nông nghiệp lúa nước giữ vai trò chủ đạo và các nghề chăn nuôi, săn bắn, đánh cá, làm đồ gốm, đồ trang sức, luyện kim đúc đồng cùng một số nghề thủ công khác đã phát triển khá cao.

Posted Image

Rìu mài lười và rìu lắp cán
Văn hoá Hoà Bình và Bắc Sơn
Cách nay 8.000 đến 10.000 năm

Posted Image

Trống đồngTân Long
(Loại II - Heger)
Cách nay khoảng 2.000 năm

Posted Image

Đồ trang sức văn hoá Đông Sơn
Cách nay khoảng 2.000 - 2.500 năm


Bên cạnh đời sống vật chất, người Việt còn có một đời sống tinh thần rất phong phú và cũng chính từ đây hình thành nên những truyền thống đặc trưng của văn hoá Việt Nam.

Đồng đại với văn hoá Đông Sơn (Đồng bằng Bắc Bộ) là hai nền văn hoá nổi tiếng: Sa Huỳnh (miền Trung), Đồng Nai (Đông Nam Bộ) và từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7 ở đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành một nền văn hoá đặc sắc, đó là nền văn hoá Oc Eo nổi tiếng. Những nền văn hoá này đã tạo nên đặc trưng đa dạng mà thống nhất của truyền thống văn hoá Việt Nam.

Từ thế kỷ 1 tr. CN đến đầu thế kỷ 10, là thời kỳ đấu tranh kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam chống mưu toan thôn tính, đồng hoá của phong kiến phương Bắc và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài làm cho văn hoá dân tộc ngày càng phát triển. Bằng chứng của tinh thần đấu tranh quật cường chống đồng hoá của dân tộc được thể hiện qua các cuộc khởi nghĩa vũ trang liên tiếp diễn ra trong suốt 10 thế kỷ. Bắt đầu là cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lí Bí với sự ra đời của nhà nước Vạn Xuân. Kết thúc giai đoạn 1000 năm chống Bắc thuộc là chiến thắng Bạch Đằng dưới sự lãnh đạo của người anh hùng dân tộc Ngô Quyền, năm 938, đã mở ra kỷ nguyên mới – kỷ nguyên Độc lập của dân tộc.

Posted Image

Cọc gỗ Bạch Đằng
Triều Trần - Thế kỷ XIII

Mở đầu thời kỳ này là các nhà nước phong kiến Ngô, Đinh, Tiền Lê. Các nhà nước phong kiến này đã bắt đầu thiết lập và ngày càng củng cố bộ máy quản lý nhà nước, đề ra những chính sách để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội

Những sưu tập hiện vật lịch sử, tiêu biểu là dấu tích khu thành cổ Hoa Lư (Ninh Bình) với những vật liệu trang trí kiến trúc rồng phượng, hoa sen…. gắn với những công trình kiến trúc kinh thành và tôn giáo cổ. Những cột kinh, tháp trang trí hình Phật…. Còn thể hiện sự phát triển của Phật giáo Việt Nam thế kỷ 10.

Posted Image

Gạch xây thành Hoa Lư
Đất nung triều Đinh - Lê, Thế kỷ X

Tiếp sau là các triều đại Lý, Trần (1010-1400), Việt Nam bước vào thời kỳ phục hưng của văn hoá Đại Việt sau hơn một ngàn năm Bắc thuộc. Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nền văn hoá dân tộc với những sự kiện nổi bật: Vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010; Văn Miếu – trường đại học đầu tiên của Việt Nam được xây dựng năm 1076 gắn liền với những kỳ thi tuyển chọn nhân tài; Bộ luật Hình thư ra đời năm 1341… và đặc biệt những chính sách phát triển kinh tế, xã hội, kiện toàn hệ thống tổ chức nhà nước, hệ thống đê điều …

Sự phát triển về kinh tế, văn hoá trong giai đoạn này được thể hiện qua nhiều sưu tập hiện vật trong đó tiêu biểu là nghệ thuật làm gốm. Bộ sưu tập gốm tráng men, chủ yếu là dòng men ngọc, men ngà, men nâu, men ngà vẽ hoa nâu độc đáo đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Những họa tiết hoa văn như hoa sen, hoa cúc dây, lá đề, rồng, chim, cá…được trang trí trên các loại hình đồ gia dụng: Bát, đĩa, ấm, bình, chậu, thố thạp…

Posted Image

Gốm men ngọc - Triều Lý - Trần
Thế kỷ XI - XIV

Nghệ thuật chạm khắc đá cũng đạt đến đỉnh cao với pho tượng Phật Adiđà, tượng đầu người mình chim, những trang trí kiến trúc kinh thành và tôn giáo nổi tiếng: Tháp Phổ Minh (Nam Định), Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh), Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc), Đền Kiếp Bac (Hải Dương) … Những di tích, di vật này không chỉ thể hiện trình độ phát triển, thẩm mỹ cao của thời Lý, Trần mà còn phản ánh sự phát triển của Phật giáo Việt Nam đương thời.
Cũng trong thời kỳ này, các anh hùng dân tộc Thái uý Lý Thường Kiệt và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng quân dân Đại Việt thể hiện tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc trong hai cuộc kháng chiến oanh liệt: chống Tống (1075-1077); chống Mông Nguyên (1258-1285-1288).

Posted Image

Tượng đầu người mình chim
Đá. Triều Lý. Thế kỷ XI (1057)
Chùa Phật Tích - Phượng Hoàng - Tiên Du - Bắc Ninh

Việt Nam từ triều Hồ đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Sang đến thế kỷ 15, dân tộc Việt Nam lại một lần nữa đứng lên chống quân xâm lược Minh giành độc lập dân tộc. Với chiến thắng sau 9 năm trường kỳ kháng chiến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo nền độc lập dân tộc được khôi phục, đất nước được giải phóng. Triều đại Lê Sơ ra đời và phát triển đến giai đoạn cực thịnh. Ngoài những tư liệu lịch sử về việc cải cách trong chế độ ruộng đất, thi cử, pháp luật … chúng ta còn thấy được sự phát triển của một số nghề thủ công cổ truyền như nghề làm gốm, đồ gỗ, đồ đồng qua một số sưu tập hiện vật độc đáo. Việc giao thương buôn bán giữa Đại Việt với các nước trong khu vực thời đó đã thể hiện sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thời Lê Sơ - Mạc – Lê Trung Hưng.


Posted Image

Đầu Rồng
Đất nung. Triều Lê Sơ. Thế kỷ XV
Lam Kinh - Thanh Hoá

Posted Image

Tượng người phụ nữ quý tộc
Gốm men trắng vẽ nhiều màu
và vàng kim -Thế kỷ XV

Posted Image

Thạp gốm hoa nâu
Triều Trần - Lê Sơ. Thế kỷ XIV - XV
Quốc Oai - Hà Tây

Đầu thế kỷ 18, chế độ phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn khủng khoảng sâu sắc. Nội chiến kéo dài, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Phong trào nông dân nổ ra liên tiếp mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của nông dân Tây Sơn năm 1771 đã dẹp tan các thế lực phong kiến cát cứ, thống nhất đất nước. Và vào mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, dưới sự lãnh đạo của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, nhân dân ta đã làm nên chiến thắng oanh liệt trong công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Thanh. Về kinh tế, văn hoá, xã hội, triều Tây Sơn còn để lại cho đến ngày nay những chính sách cải cách tiến bộ thể hiện ở một số tờ chiếu khuyến nông, lập nhà học, quản lý và phát triển đê điều…

Posted Image

Đỉnh đồng
Triều Nguyễn.Thế kỷ XIX

Triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, ra đời và tồn tại trong một bối cảnh đặc biệt. Mặc dù vậy, trong thời kỳ độc lập (1802-1883), những thành tựu về kinh tế, văn hoá, xã hội của nhà Nguyễn vẫn tiếp tục phát triển. Thể hiện rõ ở một số tư liệu hình ảnh về kinh đô Huế, Văn Miếu Huế, bức bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ; và đặc biệt là một số sưu tập hiện vật tiêu biểu như chuông đồng, đỉnh đồng, đồ gốm, đồ gỗ…

Posted Image

Bộ quan phục
Vải thêu nhiều màu.
Triều Nguyễn. Thế kỷ XX

Trong thời kỳ thuộc Pháp (1883-1945), trên đất nước Việt Nam, phong trào chống Pháp đã nổ ra khắp nơi, nổi bật là những cuộc khởi nghĩa của một số văn thân yêu nước trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời như: cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Lương Văn Can… .......



Phòng chuyên đề: Nghệ thuật điêu khắc đá Chăm Pa.

Dân tộc Chăm là một trong 54 tộc người sinh sống trên đất Việt Nam, tồn tại từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13 đã xây dựng và để lại cho chúng ta ngày nay một kho tàng nghệ thuật vô giá: Đó là những tháp chàm cổ kính và những điêu khắc đá gắn liền với những công trình tôn giáo. Hiện vật tiêu biểu gồm: Tượng SiVa Tháp Mẫm, chim thần Garuđa, sư tử, voi, nhạc công thổi sáo…



Posted Image

Thần Siva
Cuối thế kỷ XII. Tháp Mẫm - An Nhơn Bình Định

Nội dung trưng bày ngoài trời

Trưng bày ngoài trời là một phần quan trọng của Bảo tàng Lịch Sử Việt Nam, đã được thiết kế và xây dựng với mục đích bổ sung nội dung và tăng cường diện tích trưng bày cho hệ thống trưng bày chính. Phần trưng bày ngoài trời này có diện tích 8000 m2 với số lượng hiện vật lên tới gần 100 hiện vật thể khối lớn, có niên đại sớm nhất vào thế kỷ 2 và muộn nhất vào khoảng đầu thế kỷ 20. Đa số những hiện vật này là những tác phẩm nghệ thuật tôn giáo và điêu khắc kiến trúc, chủ yếu bằng những chất liệu bền vững như: đá, đất nung…

Posted Image

Toàn cảnh trưng bày ngoài trời



Toàn bộ phần trưng bày ngoài trời được chia làm 3 khu trưng bày. ở khu vườn phía Đông nhà Bảo tàng là sưu tập điêu khắc đá Chăm Pa. Hiện vật trưng bày ở đây chủ yếu là bia ký, tượng, mi cửa tháp, cột đá kiến trúc có minh văn… Đó là bia Võ Cạnh (thế kỷ 2-3), bia Mỹ Sơn I (thế kỷ 5), bia Mỹ Sơn II (thế kỷ 1…. Từ những minh văn trên những tấm bia và cột đá, đã cho chúng ta thấy công lao của các triều đại trước trong việc đầu tư xây dựng đền thờ và cung tiến của cải cho các đền thờ thần của dân tộc Chăm nổi tiếng xa xưa.

Posted Image

Garuda nuốt Naga Thế kỷ XII,
Tháp Mẫm -An Nhơn - Bình Định

Tiếp theo, khu vườn phía Tây nhà Bảo tàng là khu trưng bày nghệ thuật thời Lý Trần (thế kỷ11-14), chủ yếu là những hiện vật mang phong cách Phật giáo: Bia chùa Báo Ân (Thanh Hoá), mảnh bệ tượng chùa Phật Tích (Bắc Ninh), đặc biệt những hình tượng rồng, phượng, sấu… chủ yếu được sử dụng trong trang trí kiến trúc tôn giáo ở các kinh thành thời Lý, Trần, đã thể hiện rõ sự phát triển của văn hoá và Phật giáo đương thời.
Cuối cùng là khu trưng bày nghệ thuật thời Lê Nguyễn, với một sưu tập hiện vật phong phú, có giá trị đã thể hiện rõ sự phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội và tôn giáo của các triều đại này. Hiện vật tiêu biểu gồm bia điện Nam Giao dựng năm 1678 đời Lê Hy Tông ghi về việc xây dựng điện


Posted Image

Cặp tượng rùa
Triều Lê - Nguyễn. Thế kỷ XVIII - XIX. Hà Nội

Nam Giao và việc hàng năm, vào đầu năm mới vua cùng quần thần tế cáo trời đất, cầu cho mưa thuận gió hoà, quốc thái
dân an; Tháp Đậu An (thế kỷ 17) với những trang trí mang yếu tố đạo giáo và Phật giáo điển hình thế kỷ 16 – 17; một số trang trí kiến trúc khác được trưng bày thành từng cặp như rồng thành bậc tam cấp, rùa, nghê, một số hình tượng voi,
chó, hổ… thường được trang trí chủ yếu trong các lăng mộ thời đó.


Phần trưng bày ngoài trời của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam sẽ hấp dẫn du khách bởi sự phong phú, đa dạng của những sưu tập cổ vật và một phần do nghệ thuật trưng bày mới đã tạo nên một không gian đẹp, hài hoà kết nối một cách tự nhiên giữa xưa và nay, để từ đó chúng ta có thể thấy một cách có hệ thống sự phát triển về nghệ thuật của các giai đoạn trong lịch sử dân tộc.


Trich tu Vietnamtourism.com

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính thưa quí vị học giả có tinh thần khoa học chân chính.

Tôi đưa bài viết theo đường link do anh Trần Phương giới thiệu là:

Và sau đây là tài liệu về khảo cổ : http://e-cadao.com/Vanminhco/noidungtrinhbay.htm

Thiên Sứ tôi trân trong nhờ quí vị quan tâm và anh chị em giúp sưu tầm các bài viết tiêu biểu thể hiện nội dung quan điểm phủ nhận lịch sử văn hóa truyền thống Việt lên đây, mà những tác giả càng có địa vị cao, càng nổi tiếng trong và ngoài nước càng tốt. Bởi vì một sự phản biện học thuật phải tuân theo tiêu chí sau:

* Vạch ra cái sai trong lập luận của đối tượng phản biện

* Chứng minh cái đúng trong luận điểm cần sáng tỏ.

Việc quí vị và anh chị em quan tâm đưa những bài viết có quan điểm phủ nhận văn hóa truyền thống Việt của những "học giả" có danh vị cao, hoặc có uy tín trong khoa sử học cả trong lẫn ngoài nước lên đây chính là góp phần làm sáng tỏ lịch sử Việt trải gần 5000 văn hiến của Thiên Sứ tôi - thông qua việc chỉ ra những cái sai lầm ấu trĩ của họ. Chính điều này sẽ cho thấy tính vượt trội và chân lý của quan điểm lịch sử Việt trải gần 5000 văn hiến.

Tôi nhận thấy những bài viết của những nhà nghiên cứu trong nước như Đào Duy Anh - Tôi đã phản biện -biện) Trần Quốc Vượng....đều lập luận không chặt chẽ và mâu thuẫn. Bởi vậy tôi không hy vọng lắm sẽ có những bài viết có giá trị của những người phủ nhận văn hóa truyền thống Việt trong nước. Phản biện những người này với tôi không mấy khó khăn (Như ông Đào Duy Anh tôi tốn hẳn 15 phút để tư duy).Nên cũng rất mong quí vị và anh chị em giúp các bài của các học giả nước ngoài, hy vọng có lập luận nào sắc bén hơn trong việc phủ nhận văn hóa truyền thống Việt không?

Thưa quí vi và anh chị em.

Những người có quan điểm phủ nhận truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm - họ rất là đông. Cứ theo họ quảng cáo thì là "Hầu hết những nhà khoa học trong nước ""công đồng khoa học thế giới". Trong khi Thiên Sứ tôi chỉ có một mình và thiếu thốn đủ mọi thứ. Nên cũng chỉ xin phản biện những bài tiêu biểu trong tất cả những bài sưu tầm được đưa lên đây.

Bởi vậy với các học giả trong nước thì Thiên Sứ tôi chỉ phản biện các vị có học vị từ giáo sư trở lên - từ phó giáo sư trở xuống sẽ chỉ để tham khảo - ngoài trừ có điểm mới lạ. Nếu đông giáo sư quá thì cũng xin phép loại bớt và chỉ chọn vài vị có tên tuổi và chọn lọc những luận điểm tiêu biểu.

Mong được sự cảm thông của quí vị.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kinh thưa qui vị và anh chị em quan tâm.

Những vị học giả có quan điểm lịch sử phủ nhận giá trị vắn hóa sử truyền thống Việt - chiếm số đông trong nước và được "công đồng khoa học thế giới " ủng hộ - thường tuyên bố rằng quan điểm của họ là khoa học. Nhưng thật tình Thiên Sứ tôi xem hầu hết những luận cứ của họ thì tìm mãi chẳng hề thấy cái cơ sở khoa học của họ nó như thế nào. Ngược lại toàn những luận điểm hết sức chủ quan, duy ý chí, cắt xén tài liệu, gán ghép một cách khiên cưỡng, có tính áp đặt gần như bắt buộc người nghe, đọc, xem họ phải chấp nhận cái "khoa học" của họ. Tôi lấy thí dụ ngay trong bài viết do anh Trần Phương đưa lên - và bất cứ bài nào của bất cứ ai trong họ tôi đều nhận thấy như vậy.

Thí dụ đoạn sau đây:

Cũng thế kỷ 15, trong Đại Việt sử ký toàn thư, Ngoại kỷ, (ĐVSK/NK) quyển III, sử gia Ngô Sĩ Liên (NSL) viết: “Nước ta thông thi thư, học lễ nhạc, làm một nước văn hiến, là bắt đầu từ Sĩ Vương”. Như thế NSL xác định VN có văn hiến kể từ thế kỷ 2 Công nguyên (CN), suy ra (theo NSL) tính đến thế kỷ 21 VN vẫn chưa tròn 2.000 năm văn hiến!

Chúng ta đều biết rằng ngay trong sử của Ngô Sĩ Liên thì ông ta cũng ghi nhận thời Hùng Vương lập quốc và trị vì từ 2879 trước CN (Năm thứ 8 vận 7 Hội Ngọ - Nhâm Tuất). Thế tại sao tác giả này lại không nhắc điều đó, mà chỉ ghi nhận từ lúc Sĩ Nhiếp , Nhâm Diên dạy chữ cho dân tộc Việt làm năm lập quốc cho người Việt và tính đến nay "chưa tròn 2000 năm" ? Chỉ nội câu này cũng cho thấy tính áp đặt chủ quan. cắt xen tư liệu. Còn nếu tác giả "phản biện" mà nói rằng: "Tôi nói văn hiến " chứ có nói lập quốc đâu. Thì tác giả định nghĩa cho thế nào là văn hiến? Và tác giả đang bàn về lịch sử Việt hay bàn về văn hiến?

Đại loại như vậy, tôi không muốn mất thời giờ với những luận cứ kiểu này.

Bởi vậy tôi tha thiết mong được sự giúp đỡ quí vị và anh chị em sưu tầm bài viết nói rõ về cơ sở khoa học của luận điểm phủ nhận giá trị truyền thống văn hóa sử Việt trải gần 5000 năm văn hiến. Thiên Sứ tôi tìm mãi không thấy cái cơ sở khoa học ấy nó ở đâu cả - Trong các tư liệu - Xưa thì từ Ngô Tất Tố, Đào Duy Anh, Trần Trong Kim, gần như Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê ....vvv.....cũng chẳng thấy "cơ sở khoa học" của luận điểm phủ nhận giá trị văn hóa truyền thống Việt nó nằm ở đâu, mà chỉ tòan là những ngôn từ áp đạt chủ quan - đại loại kiểu như bài viết trên mà tôi lấy làm thí dụ.

Xin trân trọng cảm ơn quí vị và anh chị em quan tâm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Theo tôi, dưới đây là quan điểm lịch sử phổ biến hiện nay :

Theo : http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&Itemid=35&id=692

Sự hình thành Nhà nước đầu tiên – Nhà nước Văn Lang

1. Những biến chuyển về kinh tế xã hội

Từ thời kỳ Phùng Nguyên trải qua giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun đến Đông Sơn, do kỹ thuật luyện kim ngày càng phát triển đến hoàn hảo, nên công cụ bằng đồng thau dần dần thay thế hẳn công cụ bằng đá.

Ở giai đoạn đầu, giai đoạn Phùng Nguyên, công cụ bằng đá còn chiếm ưu thế, nền kinh tế còn mang tính chất nguyên thuỷ. Đến giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun và nhất là Đông Sơn, nhiều loại hình công cụ bằng đồng ra đời và ngày càng phong phú, đa dạng như lưỡi cuốc, lưỡi cày, lưỡi thuổng, xẻng, rìu, v.v.. Mỗi loại công cụ sản xuất cũng có các kiểu dáng khác nhau. Trong khoảng 200 chiếc lưỡi cày bằng đồng có tới 4 kiểu dáng, đó là lưỡi cày hình tam giác có họng tra cán to khoẻ được phân bố ở dọc sông Thao, lưỡi cày hình thoi, hình bầu dục được phân bố ờ vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng sông Mã, lưỡi cày hình xẻng vai ngang được phân bố ở vùng làng Vạc. Cuốc cũng bao gồm nhiều kiểu như lưỡi cuốc có lỗ tra cán, cuốc hình tam giác, cuốc có vai, cuốc hình chữ U, cuốc hình quạt, lưỡi rìu gồm có rìu hình chữ nhật, hình tứ diện lưỡi xoè, hình lưỡi xéo, hình bàn chân, hình lưỡi lệch, ngoài ra còn có lưỡi liềm đồng, công cụ lao động bằng sắt.

Sự tiến bộ của công cụ sản xuất bằng đồng đã có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển, đạt đến một trình độ khá cao. Nền kinh tế bao gồm nhiều ngành, nghề, trong đó nông nghiệp trồng lúa nước chiếm địa vị chủ đạo, phổ biến rộng rãi khắp lãnh thổ từ trung du, đồng bằng đến ven biển.

Với việc chế tạo ra lưỡi cày, nông nghiệp dùng cày đã thay thế nông nghiệp dùng cuốc, đánh dấu bước phát triển mới, mạnh mẽ trong nền kinh tế thời Hùng Vương. Việc nhiều loại hình công cụ sản xuất bằng đồng ra đời còn chứng tỏ bước tiến về kỹ thuật canh tác của cư dân bấy giờ. Nông nghiệp dùng cày là nguồn cung cấp lương thực chính nuôi sống xã hội, trở thành cơ sở chủ yếu của mọi hoạt động khác.

Những di cốt trâu bò nuôi tìm thấy trong cùng một di tích văn hoá Đông Sơn, hình bò khắc hoạ trên mặt trống đồng là bằng chứng cư dân Hùng Vương đã sử dụng trâu bò làm sức kéo trong nông nghiệp dùng cày. Những dấu tích thóc gạo, những công cụ gặt hái tìm thấy ở các di chỉ thuộc văn hoá Đông Sơn chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của nghề trồng lúa nước thời Hùng Vương.

Sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đòi hỏi công tác trị thuỷ, thuỷ lợi, khai khẩn đất đai, mở rộng diện tích canh tác. Đã có một số tài liệu cho thấy cư dân bấy giờ đã biết sử dụng biện pháp tưới, tiêu, "tưới ruộng theo nước triều lên xuống".

Với những công cụ bằng kim khí, cư dân Đông Sơn đã mở rộng địa bàn cư trú, đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất đai, chinh phục vùng đồng bằng, ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Cư dân đương thời đã trồng lúa trên các loại ruộng nước,bãi và nương rẫy với những hình thức canh tác phù hợp với địa hình và đất đai từng vùng. Lúa gồm có lúa tẻ và lúa nếp.Ngoài trồng lúa nước là chủ yếu, người đương thời còn phát triển nghề làm vườn, trồng rau củ, cây ăn quả để làm phong phú nguồn lương thực. Khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết của các loại bầu bí, đậu, khoai, sắn. Thu hoạch trong nông nghiệp ngày càng cao. Sự tích "bánh dày bánh chưng" đã nói lên bước phát triển của nền nông nghiệp trồng lúa thời đó. Sử cũ của Trung Quốc cho biết vào năm 111 trước CN, sứ giả nhà Triệu đã cống cho tướng Hán là Lộ Bác Đức 1000 hũ rượu,100 con bò. Sự kiện đó cũng chứng tỏ sự phát triển nói trên.

Cùng với nông nghiệp, chăn nuôi, đánh cá và thủ công nghiệp cũng rất phát triển. Để phục vụ nông nghiệp, cư dân bấy giờ đã đẩy mạnh việc chăn nuôi trâu, bò. Nhiều di tích văn hoá Đông Sơn có nhiều xương trâu, bò. Các loài gia súc, gia cầm cũng được nhân dân chăn nuôi rộng rãi, như lợn, gà, chó, v. v... Nghề thủ công đạt được bước tiến rất quan trọng từ khi cư dân Phùng Nguyên phát minh ra nghề luyện kim, nghề đúc đồng, tiến đến nghề luyện sắt ở giai đoạn Đông Sơn. Việc phát hiện được những khuôn đúc đồng và xỉ đồng đã khẳng định nghề luyện kim do cư dân Hùng Vương sáng tạo ra. Kỹ thuật luyện đồng của người Việt cổ thời Đông Sơn đã đạt đến trình độ điêu luyện khiến cho các học giả nước ngoài kinh ngạc và đi đến phủ nhận tính chất bản địa của nó. Trống đồng, thạp đồng là những hiện vật tiêu biểu nhất cho trí tuệ và tài năng, thẩm mỹ của người thợ thủ công đúc đồng bấy giờ. Thực tế cho thấy từ Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun đến Đông Sơn không những số lượng các công cụ bằng đồng ngày càng tăng nhanh chóng mà còn phong phú, đa dạng của các loại hình và sự tiến triển về trình độ kỹ thuật, nghệ thuật.

Việc nghiên cứu và nấu luyện hợp kim đồng phù hợp với các loại hình công cụ khác nhau là một thành tựu lớn của người thợ thủ công đúc đồng bấy giờ. Việc cấu tạo hợp kim để chế tạo công cụ bằng đồng thời Hùng Vương đã trải qua 2 giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, hợp kim gồm có đồng - thiếc, giai đoạn sau, hợp kim gồm có đồng - chì - thiếc với tỷ lệ đồng 80-90%, còn thiếc, chì chiếm từ 10-20%. Để làm nóng chảy hợp kim nói trên, các thợ đúc đồng đã tạo nên một nhiệt độ trong lò luyện là từ 12000c-12500c Và bản thân lò phải chịu được nhiệt độ 14000c. Để làm được điều đó không phải dễ đối với người Việt Cổ cách đây mấy ngàn năm lịch sử.

Từ kỹ thuật luyện đồng, cư dân bấy giờ đã tiến lên một bước cao hơn có ý nghĩa rất quan trọng, tạo nên bước ngoặt, loại trừ hẳn đồ đá. Trong một số di tích thời Hùng Vương như Tiên Hội, Gò Chiền, Đường Mây, Gò Chiền Vậy, Đồng Mõm, Vinh Quang tìm thấy các di vật bằng sắt. Tại khu Cổ Loa tìm thấy dấu tích chế tạo đồ sắt. Người Đông Sơn. Chế tạo đồ sắt bằng nhiều phương pháp, từ cách luyện ra sắt xốp, rèn sạt đến phương pháp đúc.

Sự phát triển của trình độ kỹ thuật luyện kim nói riêng và nghề luyện kim nói chung thời Hùng Vương không những đã làm thay đổi về chất và nâng cao hiệu quả của công cụ sản xuất, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế mà còn tạo nên bước chuyển biến quan trọng trong quan hệ sản xuất - xã hội, đưa đến sự phân công lao động trong xã hội. Một số thợ thủ công tách khỏi nông nghiệp.

Nghề làm gốm cũng phát triển lên một bước. Nghệ thuật nặn gốm bằng bàn xoay được cải tiến. Người thợ gốm bấy giờ còn biết dùng phương pháp tạo hình bằng cách đổ khuôn vào nung trong lò kín chuyên dụng. Gốm ngày càng cứng và ít thấm nước hơn, độ mịn ngày càng tăng. Trình độ tạo hình cũng ngày càng cao hơn (các bình gốm ở phần miệng, rìa miệng, đoạn eo thắt ở cổ đều đặn, các đường song song chạy quanh thân gốm, loại hình sản phẩm gốm phong phú, đa dạng). Tuy nhiên, nghề làm gốm bấy giờ vẫn chưa vượt qua được giới hạn của gốm thô. Vào cuối thời Hùng Vương, đồ gốm trở nên đơn điệu và ít được chú ý gia công trang trí.

Các nghề thủ công khác như mộc, đan lát, kéo tơ, dệt vải, dệt lụa, đóng thuyền vẫn tiếp tục phát triển. Nghề sơn đã xuất hiện và đạt trình độ kỹ thuật khá cao vào thời Đông Sơn (sơn có nhiều màu và trang trí đẹp).

Sự phát triển của nền kinh tế là cơ sở cho sự mở rộng trao đổi hàng hoá với nước ngoài. Hiện tượng một số trống đồng loại I Hê gơ của nước Văn Lang ở Thái Lan, Malaixia...cũng như sự có mặt của những lưỡi qua đồng Chiến quốc ở nhiều di tích văn hoá Đông Sơn đã chứng tỏ việc buôn bán giữa người Việt Cổ đương thời với các quốc gia quanh vùng. Một số đồ trang sức, trâu, bò cũng đã trở thành hàng hoá trong việc buôn bán giữa Văn Lang - Âu Lạc với các nước lân bang. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, sự phân công lao động xã hội giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp, sự traođổi sản phẩm và các nguyên liệu giữa các địa phương ngày càng mở rộng dưới thời Hùng Vương đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng thêm nguồn của cải xã hội. Sản phẩm dư ngày càng nhiều dẫn đến sự phân hoá xã hội. Những của cải chung của xã hội (do lao động công ích, do thu nhập từ ruộng đất công của chiềng, chạ) dần dần bị một số người tìm cách chiếm đoạt, biến thành của riêng. Chế độ tư hữu tài sản ra đời và ngày càng phát triển theo sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng dẫn đến một chuyển biến xã hội quan trọng, đó là sự phân hoá thành kẻ giàu người nghèo.

2. Sự phân hóa xã hội

Từ thời Phùng Nguyên, hiện tượng phân hoá xã hội đã xuất hiện nhưng chưa đáng kể. Trong số 12 ngôi mộ khai quật ở Lũng Hoà (Phú Thọ) có 2 mộ chỉ có 2 hiện vật chôn theo người chết, 2 mộ có tới 20 hiện vật và 24 hiện vật, phổ biến là số mộ có từ 3 đến 13 hiện vật. Đồ tuỳ táng giống nhau gồm công cụ, đồ dùng bằng đá, gốm. Như vậy là, ở giai đoạn đầu thời Hùng Vương, quan hệ cộng đồng nguyên thuỷ mới bước vào quá trình tan rã.

Từ giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun đến Đông Sơn, mức độ phân hoá xã hội ngày càng rõ nét hơn. Ở khu mộ táng Làng Cải (Việt Trì, Phú Thọ) thuộc giai đoạn Đông Sơn có 307 mộ táng thì số mộ nghèo không có hiện vật tuỳ táng chiếm tới 84,1%. Số mộ có từ 1 đến 2 hiện vật chiếm 10,1%. Số mộ có từ 11 đến 15 hiện vật chiếm 11,8%. Số mộ có từ 16 hiện vật trở lên chiếm 1%. Ngôi mộ có số hiện vật nhiều nhất là 23 trong đó có 15 giáo, 1 dao găm, 2 rìu, 1 thuổng, 1 thạp, 1 vò gốm, 1 bộ khoá thắt lưng có tượng rùa. Di tích mộ táng Làng Cả cho thấy sự phân hóa xã hội ở đây khá rõ rệt. Người nghèo chiếm đa số trong xã hội. Tại khu mộ Thiệu Dương (Thanh Hoá) có 115 mộ thuộc giai đoạn Đông Sơn thì 2 mộ không có hiện vật chôn theo, 53 mộ chỉ có đồ gốm, 20 mộ có từ 5 đến 20 hiện vật 4 mộ có trên 20 hiện vật, đặc biệt ở một mộ, số hiện vật lên tới 36. Trong số 5 mộ hình thuyền ở Việt Khê (Hải Phòng) có 4 mộ không có hiện vật, 1 mộ có 107 hiện vật trong đó có 93 hiện vật bằng đồng (bao gồm công cụ sản xuất, nhạc khí,đồ đùng quý giá, vũ khí). Cũng có một số khu mộ lại không thấy có hiện tượng khác nhau về hiện vật. Theo một số tài liệu thống kê 714 mộ thuộc niên đại Đông Sơn của 5 khu mộ táng nổi tiếng là Đông Sơn (102 mộ), Vinh Quang (51), LàngVạc (226), Làng Cả (219), Thiệu Dương (116 mộ) thì số ngôi mộ nghèo (không có hay chỉ có một ít đồ gốm và đồ trang sức bằng đá đơn giản) chiếm phần lớn (51,9%). Những ngôi mộ ở mức trung bình, có một số đồ gốm, có thêm một ít công cụ và vũ khí bằng đồng, hoặc có thêm công cụ sắt chiếm 41,4%. Những ngôi mộ giàu có, chôn theo nhiều đồ đồng, đồ sắt, những đồ sang trọng chỉ phiếm một tỷ lệ nhỏ (6,5%).

Từ sự phân tích các hiện vật trong các khu mộ táng thời Hùng Vương cho thấy xã hội bấy giờ đã có hiện tượng phân hoá thành các tầng lớp giàu, nghèo khác nhau. Sự phân hoá đó diễn ra từ từ, ngày càng rõ nét hơn qua một quá trình lâu dài từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn. Tuy nhiên, sự phân hoá xã hội bấy giờ chưa sâu sắc.

Sự phân hoá tài sản là biểu hiện của sự phân hoá xã hội. Gắn liền với hiện tượng này là sự ra đời của nô lệ, gia trưởng, dẫn tới sự hình thành các tầng lớp xã hội khác nhau:

- Quý tộc: gồm có các tộc trưởng, tù trưởng bộ lạc, thủ lĩnh liên minh bộ lạc và những người giàu có khác.Tầng lớp bình dân tự do: là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội, giữ vai trò là lực lượng sản xuất chủ yếu.

- Nô tỳ: tầng lớp thấp nhất, phải phục vụ quý tộc.

Như vậy, đã hình thành tầng lớp trên của xã hội ngày càng giàu có và nắm giữ các cương vị quản lý công việc công cộng của chiềng, chạ (làng xã về sau). Những tiền đề đầu tiên, cần thiết cho sự hình thành nhà nước thời HùngVương vào giai đoạn Đông Sơn đã xuất hiện. Sự ra đời của công xã nông thôn do yêu cầu tự vệ chống các mối đe doạ từ bên ngoài, yêu cầu thuỷ lợi của nền kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước đã thúc đẩy nhanh và mạnh quá trình hình thành nhà nước, đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương vào giai đoạn Đông Sơn (thế kỷ VII-VI trước CN).

Các công xã thị tộc tan rã, làng xóm định cư (công xã nông thôn) xuất hiện. Dựa vào các di tích khảo cổ từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn, ta thấy địa bàn cư trú của cư dân bấy giờ đã mở rộng dần từ vùng rừng núi xuống đồng bằng,ven biển, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven các con sông lớn ở Bắc Bộ, bắc Trung Bộ. Các khu vực cư trú thường khá rộng, từ hàng ngàn mét vuông đến một vài vạn mét vuông. Tầng văn hoá cũng khá dày, nhất là giai đoạn Đông Sơn. Những khu vực cư trú đó là những xóm làng định cư, trong đó có nhiều dòng họ khác nhau chung sống và có một dòng họ chính, thường gọi là kẻ, chiềng, chạ. Mỗi xóm làng có một số gia đình theo chế độ gia đình phụ hệ, nhưng người phụ nữ vẫn có vị trí quan trọng trong gia đình và ngoài xã hội, được mọi người coi trọng. Trong xóm làng, quan hệ huyết thống vẫn được bảo tồn bên cạnh quan hệ láng giềng (địa lý).

3. Nhà nước Văn Lang ra đời

Vào thời kỳ Đông Sơn, do những yêu cầu về thuỷ lợi và tự vệ chống ngoại xâm, các bộ lạc sống rải rác ở vùng Bắc Bộ và Trung Bộ đã tự nguyện liên minh với nhau. Bộ lạc Lạc Việt là hạt nhân của liên minh đó. Phạm vi phân bố của văn hoá Đông Sơn cũng phù hợp với cương vực của nước Văn Lang thời Hùng Vương. Trong phạm vi cương vực đó có 15 bộ lạc có mối quan hệ chặt chẽ do quá trình cùng chung sống, có chung một số phận lịch sử, một nhu cầu để tồn tại và phát triển, đã dần dần tạo nên cho cả cộng đồng cư dân một lối sống, phong hoá chung. Và như vậy, từ các đơn vị cộng cư của một xã hội nguyên thuỷ bộ lạc đã hình thành các đơn vị (bộ) của một quốc gia sơ khai cùng với sự hình thành lãnh thổ chung và một tổ chức chung để quản lý và điều hành xã hội.

- Nhà nước Văn Lang

Thư tịch cổ chép lại các truyền thuyết về nước Văn Lang là nhà nước sơ khai ở nước ta, đứng đầu là vua, gọi là Hùng Vương. Hùng Vương là người chỉ huy quân sự đồng thời chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Dưới Hùng Vương có các lạc hầu, lạc tướng. Lạc tướng còn trực tiếp cai quản công việc của các"bộ". Nước Văn Lang có 15 bộ (trước là 15 bộ lạc). Lạc tướng (trước đó là tù trưởng) còn gọi là phụ đạo, bộ tướng. Dưới bộ là các công xã nông thôn (bấy giờ có tên gọi là kẻ, chiềng, chạ). Đứng đầu kẻ, chạ, chiềng là các bồ chính. Bên cạnh bồ chính có lẽ còn có một nhóm người hình thành một tổ chức có chức năng như một hội đồng công xã để tham gia điều hành công việc của công xã nông thôn, mỗi công xã có nơi trung tâm hội họp, sinh hoạt cộng đồng, thường là một ngôi nhà công cộng.

Căn cứ vào lời tâu của Mã Viện lên vua nhà Hán về tình hình Âu Lạc trước khi nhà Hán xâm lược và đô hộ nước ta, có thể nói, bấy giờ nhà nước Văn Lang đã có pháp luật để điều chỉnh xã hội. Sách "Hậu Hán thư" viết: luật của người Việt so sánh với luật Hán hơn mười điều. Cũng có thể "luật Việt" mà sách Hậu Hán thư ghi theo lời tâu của Mã Viện là một thứ luật tục (tập quán pháp chứ chưa phải là luật pháp thành văn). Sách thường ghi cư dân nước ta bấy giờ là người Lạc Việt và quốc hiệu là Văn Lang do vua Hùng đặt.

Sách Đại Việt Sử lược ghi rằng: "Đời Trang Vương nhà Chu (696-682 trước CN) ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật thu phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu nước là Văn Lang. Việt Vương Câu Tiễn (505-462 trước CN) cho người đến dụ hàng nhưng Hùng Vương không theo. Dựa vào các tài liệu và những thành tựu nghiên cứu về thời đại Hùng Vương hiện nay, có thể nói thời điểm ra đời của nước Văn Lang với tính chất là một nhà nước sơ khai là vào khoảng thế kỷ VII-VI trước CN (vào giai đoạn đầu Đông Sơn, là kết quả của một quá trình hình thành, chuẩn bị các điều kiện ra đời của nhà nước về các mặt).

Sự ra đời của nước Văn Lang dù còn ở hình thức sơ khai và có phần sớm với sự phân hoá xã hội chưa sâu sắc nhưng đã đánh dấu một bước phát triển có ý nghĩa thời đại của lịch sử Việt Nam - mở đầu thời đại dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Nguồn : Lương Ninh 2000, Chương II – Thời kỳ dựng nước Văn Lang – Âu Lạc, Lịch sử Việt Nam giản yếu, Hà Nội, Chính trị Quốc gia, Tr. 37-48.

Share this post


Link to post
Share on other sites

http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&Itemid=35&id=694

Tình hình kinh tế xã hội và nền văn minh Văn Minh - Âu Lạc

Thời Van Lang - Âu Lạc kéo dài đến mười thế kỷ trước CN.

Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc (còn gọi là nền văn minh sông Hồng) được hình thành cùng với sự ra đời của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc và sự phát triển của đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ.

Trên cơ sở một nền kinh tế phát triển mạnh và phạm vi lãnh thổ được mở rộng từ vùng đồi núi, trung du đến vùng đồng bằng rộng lớn của các sông Hồng, sông Mã, sông Cả, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao rõ rệt; tổ chức xã hội đạt đến một trình độ cao hơn, vượt khỏi thời nguyên thuỷ, bước sang thời đại văn minh đầu tiên của người Việt cổ - nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

1.Đời sống vật chất

Thóc gạo là nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc, chủ yếu là gạo nếp. Người bấy giờ dùng gạo nếp để thổi cơm, xôi, làm bánh chưng, bánh giầy. Sách Lĩnh nam chích quái ghi rằng ở thời Hùng Vương trồng được nhiều gạo nếp, lấy ống tre mà thổi cơm. Nhiều chiếc chõ gốm dùng để thổi xôi đã được tìm thấy ở các địa điểm thuộc văn hoá Đông Sơn.

Ngoài thóc gạo là nguồn lương thực chính, cư dân Văn Lang - Âu Lạc còn sử dụng các loại hoa màu, rau quả, nhất là các loại cây có củ cung cấp chất bột như củ từ, khoai lang, sắn, củ mài, khoai sọ. Lúc thiếu thốn, người ta còn dùng các loại cây có bột khác như cây quang lang, búng, báng.

Thức ăn cũng khá phong phú, gồm các loại cá, tôm, cua, ốc hến, ba ba, các loại rau củ (bầu, bí, cà, đậu...). Thức ăn được chế biến theo nhiều cách khác nhau theo sở thích từng vùng, từng gia đình (đun nấu, nướng, muối, ăn sống...) Nghề chăn nuôi và săn bắn phát triển đã cung cấp thêm nguồn thức ăn cho mỗi gia đình. Cư dân bấy giờ đã biết chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm (trâu, bò, lợn, gà, chó...). Trong thức ăn quen thuộc của cư dân Văn Lang - Âu Lạc còn có nhiều loại hoa quả vùng nhiệt đới như vải, nhãn, mơ, mận, chuối, dưa hấu, cam, quýt... Người ta cũng đã biết sử dụng nhiều thứ gia vị có nguồn gốc thực vật như gừng, hẹ... Nguồn lương thực và thực phẩm của người Việt cổ rất phong phú, đa dạng và rất giàu chất bột, chất đạm và các chất bổ khác. Đây là một biểu hiện của cuộc sống vật chất được nâng cao, của sự phát triển kỹ thuật canh tác nông nghiệp của cư dân bấy giờ .

Trong tập quán ăn uống của người Việt cổ bấy giờ phải kể đến tục uống rượu gạo và ăn trầu. Rượu được nhắc đến nhiều trong các thư tịch cổ, truyện dân gian.

Người Đông Sơn có thói quen ăn trầu, nhuộm răng đen. Dấu tích hạt cau, quả cau đã được tìm thấy ở Đông Sơn.

Trang phục của cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã phản ánh một phần trình độ phát triển, óc thẩm mỹ và bản sắc văn hoá của người Việt cổ.

Do nghề dệt phát triển, người Việt cổ đã sản xuất được nhiều loại vải khác nhau từ sợi đay, gai, tơ tằm, bông, nên đã đáp ứng được nhu cầu may mặc của nhân dân. Trong sinh hoạt đời thường, nam thường đóng khố, nữ mặc váy. Khố của nam giới có loại quấn đơn và loại quần kép. Váy của nữ giới có loại váy quấn và loại váy chui, được làm từ một mảnh vải dài, rộng. Tượng người đàn ông thổi kèn ngồi trên cán đèn Việt Khê hay các tượng mặc váy dài trên thạp đồng Đào Thịnh đã phản ánh kiểu mặc đó. Phụ nữ ngoài mặc váy còn có yếm che kín ngực, áo xẻ giữa, thắt lưng quấn ngang bụng và khăn quấn đầu. Vào các ngày lễ hội, trang phục của nam nữ đẹp đẽ hơn: có mũ lông chim, váy xòe kết bằng lông chim hoặc lá cây và mang nhiều đồ trang sức đẹp (khuyên tai, hạt chuỗi, nhẫn, vòng tay, vòng cổ chân bằng đá, đồng).

Sự phát triển kinh tế, nhất là sự phát triển mạnh của nghề thủ công và kỹ thuật luyện kim đã tạo điều kiện làm phong phú, đa dạng các đồ trang sức. Điều đó cũng chứng tỏ đời sống vật chất của cư dân Văn Lang - Âu Lạc được nâng cao rõ rệt.

Về đầu tóc, người bấy giờ có bốn kiểu: kiểu tóc cắt ngắn, búi tó, tết bím và tóc quấn ngược lên đỉnh đầu. Trên thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái) có tượng nam tóc cắt ngắn ngang vai để xoã. Ở trống đồng Cổ Loa cũng có hiện tượng tương tự. Lối cắt tóc ngắn đến ngang lưng, để xoã khá phổ biến ở nam giới thời bấy giờ. Búi tóc cũng rất phổ biến ở cả nam giới và nữ giới. Nhiều người còn có kiểu chít một dải khăn nhỏ giữa trán và chân tóc, hoặc có đuôi khăn thả dài phía sau. Có thể nói, kiểu tóc cắt ngắn buông xoã sau lưng và búi tóc cao sau đầu là hai kiểu tóc phổ biến nhất của người Đông Sơn.

Người Việt cổ bấy giờ còn có tục phổ biến là xăm mình.

Nhà ở có nhiều kiểu như nhà sàn, nhà mái cong làm bằng gỗ, tre, nứa. Trên trống đồng Đông Sơn ta thấy có 2 kiểu nhà: nhà sàn mái cong hình thuyền và mái tròn hình mui thuyền, sàn thấp, mái rủ xuống như mái tranh đến gần sàn, có cầu thang lên xuống. Mỗi công xã nông thôn bao gồm một số nhà sàn quần tụ bên nhau trong một địa vực, hình thành những xóm làng định cư lâu dài mà thời đó thường gọi là kẻ, chiềng, tức là nơi chốn, có làng (hay láng, sống ở gần nước), quê (hay quêl, sống trên chân đồi, thềm cao), chạ tức là tục kết đôi làng quê. Các vật dụng trong sinh hoạt gia đình rất phong phú như bình, vò, thạp, mâm, chậu, bát bằng đồ gốm hay bằng đồng. Ngoài ra, có những đồ dùng làm bằng tre, nứa, mây, vỏ bầu, v.v..

Phương tiện giao thông chủ yếu là thuyền bè. Thuyền có thuyền độc mộc, thuyền ván với các kiểu loại khác nhau: thuyền chiến, thuyền tải, thuyền bơi trải. Trên bộ còn sử dụng súc vật như voi, trâu, bò, ngựa.

2. Đời sống tinh thần

Cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã đạt đến một trình độ thẩm mỹ, tư duy khá cao. Những sản phẩm đẹp, tiêu biểu như trống đồng, thạp đồng, trang sức bằng đồng nói lên kỹ thuật luyện đồng đã đạt đến đỉnh cao (từ cách xây dựng các lò đúc, khuôn đúc, nguyên liệu pha chế hợp kim, làm hoa văn. . .) . Người xưa tuỳ theo chức năng sử dụng của từng loại công cụ mà tạo nên một hợp kim hay tỷ lệ giữa các hợp kim cho phù hợp với cách chế tạo đồ đồng của người Đông Sơn, thể hiện khá rõ nét trình độ tư duy khá cao của người Việt cổ Điều này còn được thể hiện ở trình độ luyện sắt bấy giờ với phương pháp hoàn nguyên trực tiếp thành loại sắt xốp.

Trong quá trình quy tụ các bộ lạc sống trên cùng một phạm vi đất đai đã hình thành lãnh thổ chung, đã nổi lên xu hướng thống nhất, đoàn kết, hoà hợp trước yêu cầu làm thuỷ lợi để phát triển nông nghiệp và chống ngoại xâm.

Từ ý thức cộng đồng đã nảy sinh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng bái các anh hùng, các thủ lĩnh. Cụ thể, trong ý thức tư tưởng của cư dân bấy giờ, là các cộng đồng cư dân của nước Văn Lang - Âu Lạc đều có cùng chung một cội nguồn, một tổ tiên.

Bên cạnh tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mới nảy sinh, người đương thời còn bảo lưu những tàn dư của các hình thức tôn giáo nguyên thuỷ như tín ngưỡng vật tổ, ma thuật, phồn thực với những nghi lễ cầu mong được mùa, giống nòi phát triển. Nhiều phong tục tập quán được định hình đã nói lên sự phong phú và phát triển của đời sống tinh thần trong xã hội Hùng Vương như tục ăn đất, uống nước bằng mũi, tục giã cối (để làm hiệu lệnh, truyền tin), tục cưới xin, ăn hỏi, ma chay, chôn cất người chết trong mộ đất, mộ có quan tài hình thuyền, chôn chồng lên nhau, chôn trong nồi vò úp nhau, chôn theo đồ tuỳ táng bằng hiện vật.

Lễ hội bấy giờ rất phổ biến, thịnh hành, là một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người Văn Lang - Âu Lạc. Lễ hội được tiến hành rải rác quanh năm, trong đó đặc sắc nhất là ngày hội mùa với nhiều nghi lễ như đâm trâu, bò và các hình thức diễn xướng dân gian (đoàn người hoá trang, vừa đi vừa múa, tay cầm giáo, lao, nhạc cụ...). Bên cạnh đó, còn có những hội thi tài, thi sức khoẻ, hội đâm trâu, hội cầu nước, hội mừng năm mới...

Trong cuộc sống, cư dân thời Hùng Vương rất thích cái đẹp và hướng tới cái đẹp. Đồ trang sức, công cụ lao động và đồ dùng sinh hoạt cũng như vũ khí không những hết sức phong phú mà còn đạt đến trình độ kỹ thuật và mỹ thuật rất cao, có những thứ có thể xem như là những tác phẩm nghệ thuật. Nghệ thuật Đông Sơn trở thành đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình thời Hùng Vương. Nghệ thuật đó vừa phản ánh cuộc sống thường nhật của cư dân Việt cổ, vừa thể hiện mối quan hệ giữa con người với thế giới chung quanh, với những đường nét có tính ước lệ, cách điệu và một bố cục cân xứng, hài hoà.

Nghệ thuật âm nhạc cũng phát triển. Có nhiều nhạc cụ được chế tạo và sử dụng bộ gõ có trống đồng, trống da, chuông nhạc, phách, bộ hơi (khèn). Trong các nhạc cụ, tiêu biểu nhất là trống đồng. Kết cấu trống đồng gồm có phần tang phình ra, phần thân và chân trống loe ra giúp cho hình dáng trống đẹp, có sức cộng hưởng làm cho âm thanh vang xa. Cư dân bấy giờ biết sử dụng nhiều nhạc cụ phối hợp trong các lễ hội. Trên trống đồng Đông Sơn có cảnh sử dụng dàn trống đồng từ 2 đến 4 chiếc, dàn cồng từ 6 đến 8 chiếc và một tốp người vừa múa vừa sử dụng những nhạc khí khác nhau như chuông, khèn, sênh. Trên trống đồng có hình ảnh người nhảy múa hoá trang và múa vũ trang. Có tượng đồng Đông Sơn thể hiện hai người cõng nhau, vừa thổi khèn, vừa nhảy múa. Trống đồng Đông Sơn (loại I theo sự phân loại của F.Hegơ) là loại trống đồng sớm nhất, đẹp nhất, được sử dụng phổ biến với tư cách là một nhạc khí quan trọng trong các buổi tế, lễ, hội hè, ca múa. Trống đồng Đông Sơn có lẽ còn được sử dụng làm hiệu lệnh chiến đấu, giữ gìn an ninh, được dùng trong tuỳ táng và trao đổi mua bán ở trong nước và với nước ngoài (với Malaixia, Inđônêxia..). Trống đồng Đông Sơn có cấu tạo hết sức hài hoà, cân xứng. Mặt trống tròn, giữa có 1.Theo tài liệu Những trống đồng Đông Sơn đã phát hiện ở Việt Nam của Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam (1975) và Thành tựu khảo cổ học Việt Nam (1945-1980) của Viện Thông tin khoa học xã hội thì trong tổng số 134 chiếc trống đồng Đông Sơn đã thu thập được 52 chiếc, phân bố như sau: Thanh Hoá: 15 chiếc, Hà Tây: 8, Nam Hà: 6, Nghệ An: 5, Hoà Bình: 4, Hà Nội: 3, Hải Hưng: 3, Lào Cai: 2, các tỉnh khác 1 chiếc. Số trống đồng ngày càng được thu thập nhiều. Năm 1980 thu được 91 chiếc ngôi sao nhiều cánh, phần tang phình, phần thân và chân loe ra làm cho trống có âm thanh vang xa và sức cộng hưởng lớn. Mặt trống, thân trống, đều được trang trí đẹp, thể hiện tài năng hội hoạ, óc thẩm mỹ và kỹ thuật đúc đồng tinh xảo của người Việt cổ. Xung quanh ngôi sao nhiều cánh ở giữa mặt trống là những vành tròn đều đặn, cách nhau bằng những đường nét viền hoa văn khác nhau, cân đối đẹp mắt. Trên mặt trống đồng có nhiều hình người hoá trang lông chim đang múa, nhảy, hát, thổi khèn và các cảnh sinh hoạt khác như giã cối, đua thuyền, cảnh động vật hươu, nai, v.v.. Những hình trên mặt trống đồng thể hiện một không khí sôi động, hồ hởi trong sinh hoạt của người Việt cổ, phản ánh khá trung thực cuộc sống văn hoá hiện thực của cư dân bấy giờ. Trống đồng (Đông Sơn, Ngọc Lũ) với những nét đặc sắc nói trên, là một sản phẩm lao động, một tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu cho trình độ trí tuệ, tài năng sáng tạo tuyệt vời của cư dân Văn Lang - Âu Lạc, là biểu hiện rõ nét, tập trung của nền văn minh Việt cổ.

Cùng với trống đồng, công trình kiến trúc Cổ Loa cũng biểu hiện trình độ phát triển cao của cư dân thời Văn Lang - Âu Lạc.

Tóm lại, sau một thời kỳ dài sống định cư và mở rộng lãnh thổ, phát triển nền kinh tế với nông nghiệp trồng lúa nước là chủ đạo, vượt qua nông nghiệp dùng cuốc đến nông nghiệp dùng cày, bằng lưỡi cày đồng, tiến lên có sức kéo là trâu bò cùng với những tiến bộ khác, người Việt cổ đã đưa xã hội vượt qua thời tiền sử, vượt qua hình thái kinh tế - xã hội nguyên thuỷ bước vào thời đại văn minh. Trải qua một chặng đường dài, người Việt cổ đã xây dựng được cho mình một nền văn minh đầu tiên, đó là nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc (Văn minh sông Hồng) - một nền văn minh bản địa đã trở thành cội nguồn của các nền văn minh tiếp sau của dân tộc Việt Nam, đặt nền móng vững chắc cho bản sắc dân tộc, là cội nguồn sức mạnh tinh thần để nhân dân Việt Nam đứng vững, vượt qua được thử thách to lớn trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc.

Nguồn : Lương Ninh 2000, Chương II – Thời kỳ dựng nước Văn Lang – Âu Lạc, Lịch sử Việt Nam giản yếu, Hà Nội, Chính trị Quốc gia, Tr.54-61.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Trần Phương có thể cho biết tác giả hai bài viết trên là ai không? Với cách viết "chứng minh khoa học" như trên, tôi chỉ đổi vài chữ sẽ thành một bài có nội dung khác.

Đoạn sau đây là một thí dụ - Chữ của tôi màu xanh Dương, chữ nguyên bản bài viết do anh sưu tầm vẫn để màu xanh lá cây:

Tình hình kinh tế xã hội và nền văn minh Văn Minh - Âu Lạc

Thời Van Lang - Âu Lạc kéo dài đến 30 mười thế kỷ trước CN.

Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc (còn gọi là nền văn minh sông Dương Tử - (bỏ chữ "Hồng") được hình thành cùng với sự ra đời của nhà nước Văn Lang (Bỏ chữ Âu Lạc) và sự phát triển của đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ.

Trên cơ sở một nền kinh tế phát triển mạnh và phạm vi lãnh thổ được mở rộng từ vùng đồi núi, trung du đến vùng đồng bằng rộng lớn của phía Nam sông Dương Tử (bỏ các chữ "các sông Hồng, sông Mã, sông Cả"), đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao rõ rệt; tổ chức xã hội đạt đến một trình độ cao hơn, vượt khỏi thời nguyên thuỷ, bước sang thời đại văn minh đầu tiên của người Việt cổ - nền văn minh Văn Lang (Bỏ chữ "- Âu Lạc").

Vì không có cơ sỡ nào để chứng minh cho các luận cứ của họ. Nên chỉ cần vài chữ là sang một nội dung khác. Tôi sẽ sửa toàn bài với nội dung trên.

Việc sửa vài chữ thì bài viết từ phủ nhận văn hóa sử truyền thống Việt sang thừa nhận nền văn hiến Việt nói lên điều gì?

Tôi xin trả lời ngay:

Điều này chứng tỏ lập luận của họ hoàn toàn chủ quan, khiên cưỡng và áp đặt, không có sự hợp lý tối thiểu. Nếu lập luận chặt chẽ, có hệ thống và hợp lý thì việc sửa vài chữ sang nội dung khác không thể xày ra.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xin trân trọng cám ơn anh Thiên Sứ đã chủ trì, anh Trần Phương, bạn Mai và quý bạn tham gia việc phục hồi Cổ sử đồng tâm báo hiếu Tồ Tiên.

Kính !

Gia Nhân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đề nghị lập một mục mới là:

CỔ VĂN HÓA SỬ VIỆT.

Trong mục này sẽ gồm các topic sau:

1) Sưu tầm văn bản cổ và tư liệu liên quan.

Trong topic này thuần túy chỉ là tập hợp bản văn cổ liên quan đến cổ sử việt, các bài nghiên cứu của các học giả Đông Tây kim cổ có chứa đựng tư liệu, các bài viết đề cập đến các di sản văn hóa vật thể hoặc phi vật thể như truyền thuyết, ca dao, phong tục, y phục....vv.....liên quan đến cội nguồn dân tộc Việt.

Đề nghị ghi rõ nguồn xuất xứ.

2) Các bài khảo cứu phủ nhận giá trị văn hóa sử truyền thống Việt

Topic này sưu tầm tất cả các bài viết thuộc cái "hầu hết" và "cộng đồng" có xu hướng phủ nhận giá trị văn hóa sử Việt từ 5000 năm văn hiến xuống còn "Thời Hùng Vương bắt nguồn từ thiên niên kỷ thứ nhất Trc CN và là một liên minh gồm 15 bộ lạc với những người dân ở trần đóng khố".

Nhưng lưu ý các quí vị đóng góp tư liệu là phải lược bỏ những câu chữ có liên quan đến chính trị. Thực ra những bài nghiên cứu về cổ sử ít liên quan đến chính trị, chính em. Nhưng sẽ rất phiền nếu cái đám "hầu hết" nhân danh khoa học đó gây sự bắt bẻ về chính trị, như họ từng đã bắt bẻ Thiền Sư Lê Mạnh Thát là xúc phạm tiền nhân (Còn xúm vào phủ nhận cả cội nguồn dân tộc thì thế nào nhỉ?). - Thực ra vì cái mác khoa học của họ nên tôi cũng nhân danh khoa học mà phản biện họ, chứ hồi còn ở tuvilyso tôi đã viết đại ý rằng: Cho dù họ nhân danh bất cứ phương pháp luận nào tôi cũng tiếp hết. Trong việc chứng minh cội nguồn dân tộc Việt trải gần 5000 năm văn hiến, họ có quyền lựa chọn phương pháp luận - từ nhân danh khoa học cho đến tâm linh và cả Thượng Đế. Còn tôi, tôi chỉ có một phương pháp luận duy nhất - nhân danh khoa học.

Đề nghị ghi rõ nguồn xuất xứ.

3) Các bài khảo cứu minh chứng cội nguồn dân tộc Việt trải gần 5000 văn hiến.

Topic này sưu tầm tất cả các bài viết của các học giả cổ kim có quan điểm hoặc xu hướng minh chứng cho chính sử và truyền thống cổ văn hóa sử Việt. Tất nhiên cũng loại trừ những câu chữ liên quan đến chính trị. Khoa học không phải chính trị. Mặc dù những nhà chính trị có thể sử dụng khoa học.

Đề nghị ghi rõ nguồn xuất xứ.

4) Cội nguồn lịch sử văn hiến Việt 5000 năm.

Topic này thể hiện đề tài minh chứng về cội nguồn lịch sử văn hiến Việt trải gần 5000 năm và các bài phản biện - bảo vệ luận điểm trên tinh thần khoa học.

5) Tôi đề nghị:

Khi tất cả mọi việc hoàn tất chúng ta sẽ mở topic thứ 5 thể hiện toàn bộ đề tài.

* Nếu chúng ta hoàn tất đề tài và được nhận thức là một đề tài nghiên cứu khoa học nghiêm túc thì tất cả các nhà xuất bản trên thế giới đều có quyền in bộ sách này. Chúng ta không giữ bản quyền. Họ in và không cần phải xin phép chúng ta. Họ có quyền trả và không trả nhuận bút.

* Để thực hiện đề tài này, chúng ta hoàn toàn không đặt vấn đề nhận trợ giúp bất cứ một tổ chức hay cá nhân nào về mặt tài chính.

Mong quí vị và anh chị em cho ý kiến.

Xin trân trọng cảm ơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Phoenix rất tán đồng đề xuất của chú Thiên Sứ.

Phoenix đề xuất thêm, ACE cử ra một người tập hợp và cập nhật danh mục các bài đã sưu tập để tránh bị trùng lặp và tiện cho việc tra cứu.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đề nghị của anh Thiên Sứ lập mục mới chuyên sâu về Cổ sử Việt được phân loại cụ thể từng topic là rất khoa học.

Trân trọng

Gia Nhân

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ hỏi :

Anh Trần Phương có thể cho biết tác giả hai bài viết trên là ai không?

Tên tác giả ở đây :

Nguồn : Lương Ninh 2000, Chương II – Thời kỳ dựng nước Văn Lang – Âu Lạc, Lịch sử Việt Nam giản yếu, Hà Nội, Chính trị Quốc gia, Tr.54-61.

Tôi nhớ đã từng biết qua tên tác giả này trong một tài liệu lịch sử được đọc đã lâu rồi, trong thư viện ĐH Tổng Hợp (cũ), nếu tôi nhớ không lầm thì tài liệu đó là : "LỊCH SỬ VIỆT NAM", của các đồng tác giả : Phan Huy Lê - Trần Quốc Vượng - Hà Văn Tấn - Lương Ninh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1991.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Anh Thiên Sứ hỏi :

Anh Trần Phương có thể cho biết tác giả hai bài viết trên là ai không?

Tên tác giả ở đây :

Nguồn : Lương Ninh 2000, Chương II – Thời kỳ dựng nước Văn Lang – Âu Lạc, Lịch sử Việt Nam giản yếu, Hà Nội, Chính trị Quốc gia, Tr.54-61.

Tôi nhớ đã từng biết qua tên tác giả này trong một tài liệu lịch sử được đọc đã lâu rồi, trong thư viện ĐH Tổng Hợp (cũ), nếu tôi nhớ không lầm thì tài liệu đó là : "LỊCH SỬ VIỆT NAM", của các đồng tác giả : Phan Huy Lê - Trần Quốc Vượng - Hà Văn Tấn - Lương Ninh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1991.

Cảm ơn anh Trần Phương cho thông tin. Sáng mai tôi sẽ mính chứng bài viết của ông Lương Ninh mang tính - giáo khoa áp đặt - hơn là một minh chứng lịch sử. Tôi chỉ viết thêm, hoặc đổi vaì chữ thì bài của ông Lương Ninh sẽ có nội dung ngược lại. Ngày mai tôi sẽ chứng minh điều này.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Xem kỹ lại bài viết của ông Lương Ninh thấy chỉ cần sửa đoạn đầu và chỉnh chữ Đông Sơn thành Văn Lang. Nên tôi thấy không cần thiết phải mất thì giờ thêm.

Nếu bổ sung thêm vài dòng xem kẽ nữa thì nó thành ca ngợi văn hiến Việt trải gần 5000 năm.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đang ỡ xa. khi về nhà tôi sẽ đề nghị lập riêng một chuyên mục "Nghiên cứu cổ sử Việt" với nhiều topic có chức năng riêng.

Xin trân trọng hoan nghênh anh chị em có tinh thần tự nguyện giúp sưu tầm tài liệu, nghiên cứu phân tích tài liệu ....cùng tham gia đề án này.

Lúc ấy anh chị em sẽ tự tìm hiểu các nội dung và tham gia đóng góp vào công trình nghiên cứu tập thể này.

Chúng tôi cũng rất hoan nghênh sự công tác của những nhà khoa học chân chính trong và ngoài nước trong việc đóng góp tư liệu, luận điểm ủng hộ hoặc phản biện.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi đã thành lập chuyên mục "Nghiên cứu cổ sử Việt" với các topic căn bản trong mục "Cổ văn hóa sử". Hy vọng anh chị em và quí vị quan tâm sẽ nhiệt tình tham gia.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay