Thiên Sứ

Quan Tài Trên Vách Núi Dựng đứng

8 bài viết trong chủ đề này

Quí vị và anh chị em thân mến.

Cách đây không lâu, ở Việt Nam cũng phát hiện được mộ táng trên vách đá và những dòng chữ kỳ bí. Bài này đã được đưa vào diễn đàn và nhiều biết và bình luận. Bây giờ lại có một hiện tượng tương tự như vậy ở Trung Quốc bây giờ và là những ngôi mộ cổ xưa. Tôi cho rằng tập tục này ở Việt Nam và ở Trùng Khánh - Nam Dương tử, nơi cư ngụ của Bách Việt cách đây hơn 2000 năm có mối liên hệ với nhàu.

Anh chị em và quí vị nào quan tâm xin tìm hộ bài này và chép đưa vào chung topic này. Hy vọng chúng ta khám phá được điều gì đó thú vị.

Xin cảm ơn.

--------------------------------------

Phát hiện ngàn ngàn quan tài trên vách núi dựng đứng

Tintuc Online

14/07/2010 10:37 (GMT +7)

Trên vách núi hai bên sông Long Hà dài khoảng hơn 10 km thuộc địa phận Thạch Trụ, Trùng Khánh tồn tại hàng ngàn chiếc quan tài bí hiểm được người dân địa phương đặt cho cái tên là các “động tiên”.

Trên vách núi cheo leo dựng đứng, cứ 3 hoặc 5 cái thành một nhóm sắp xếp theo trật tự, bên trong có quan tài gỗ và một số mẩu xương vụn, một vài chiếc răng.

Posted Image

Những chiếc “quan tài” này được đẽo sâu vào vách núi, một số có xương, răng người và một số trống rỗng.

Giới chuyên gia khảo cổ Trung Quốc cho rằng nhiều khả năng đây là một phương thức an táng người chết độc đáo của người viễn cổ và gọi quần thể này là Bảo tàng quan tài trên vách núi.

Tuy nhiên, đến nay chưa phát hiện ghi chép nào về những ngôi mộ hoặc hình thức an táng người chết trên vách núi dựng đứng như vậy.

Hơn một ngàn ngôi mộ là hơn một ngàn chiếc quan tài đặt trên vách núi dựng đứng, cái thấp nhất cách mặt đất chừng 5 m, cái cao len tới bốn năm chục mét trên vách núi hai bên bờ sông Long Hà, dòng sông chính chảy qua Thạch Trụ và đổ vào dòng Trường Giang rộng lớn.

Những ngôi mộ ở đây được người xưa đục thẳng vào vách núi đều theo hình hộp, vuông vắn và phẳng phiu, hình thành tầng tầng lớp lớp. Trong dân gian nơi đây tồn tại những truyền thuyết về các “động tiên” này, họ cho rằng nhiều cao nhân đạo sỹ muốn cải lão hoàn đồng, họ vào trong các động này bế quan một thời gian, sau đó sẽ tự lột xác và trẻ lại.

Posted Image

Quần thể “động tiên” trên vách núi ven sông Long Hà huyện Thạch Trụ.

Những “động tiên” này nằm cheo leo trên vách núi dựng đứng, dưới chân núi là dòng nước chảy khá siết. Các chuyên gia khảo cổ cho rằng đặt mộ ở vị trí như vậy mãnh thú sẽ không bao giờ xâm hại được. Những ngôi mộ vách này thông thường có chiều cao, chiều rộng 0,8 m, sâu 2 m.

Cho đến ngày nay giới khảo cổ Trung Quốc vẫn chưa tìm hiểu được thêm thông tin nào xung quanh hình thức táng độc đáo có một không hai này của người cổ đại.

Theo Hồng Vũ

VTC

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Quan tài cheo leo trên vách đá

(Dân trí) - Những chiếc quan tài treo trên các vách đá dựng đứng là một nghi lễ chôn cất truyền thống của người dân tại vùng Sagada, Philippines. Nghi lễ chôn cất truyền thống của người dân nơi đây đã tồn tại hàng ngàn năm qua. Sau khi mất, gia đình sẽ đặt người chết vào trong chiếc quan tài và mang đến một hang động để an táng. Nhưng thay vì được chôn xuống dưới đất, chiếc quan tài lại được treo trên các vách đá hoặc đặt dưới các tảng đá lớn trong hang động. Theo quan niệm của người dân, những chiếc quan tài được treo trên những vách núi dựng đứng để người đã khuất có thể ở gần với Thượng đế và tổ tiên của mình hơn.

Do ảnh hưởng của thiên nhiên, những chiếc quan tài cũng cũ dần, nó bị hỏng và rơi xuống, người ta lại đặt chúng vào những vị trí thấp hơn. Hầu hết những chiếc quan tài mới có kích thước lớn hơn và màu sắc sặc sỡ hơn.

Phong tục này cũng có tại một số nơi khác trên thế giới như Trung Quốc.

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

<h2 class="contentheading"> Thanh Hóa: Bí ẩn những quan tài cổ trong hang đá </h2> Thứ bảy, 22 Tháng 5 2010 02:47 manager

Với những thông tin ít ỏi ban đầu về sự tồn tại của một hệ thống hang động chứa cả trăm quan tài cổ ở vùng núi, biên giới Quan Sơn (Thanh Hóa), chúng tôi đã làm cuộc hành trình khám phá ngược miền tây Thanh Hóa.

Khám phá bên dòng sông Lò

Đổ về sông Mã tại xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa là dòng sông Lò. Chưa năm nào, nước sông Lò lại cạn đến thế. Nhưng, để đến được chân ngọn núi có tên gọi địa phương là Pha Hang Quen (núi hang Thoáng đãng) nằm kề sông Lò, thuộc bản Máy, xã Trung Thượng, huyện Quan Sơn, chúng tôi phải dùng bè mảng (được ghép buộc chặt bằng những cây luồng chắc chắn) chèo qua sông. Không ai nghĩ rằng đường lên hang có chứa những quan tài cổ là những vách núi dựng đứng.

Từ cửa hang, dễ dàng nhìn thấy những cỗ quan tài cổ có niên đại hàng trăm năm trước, thế nhưng để vào được trong hang còn phải vượt, bò qua một vách đá dựng thẳng đứng cao tới hàng chục mét.

Động sâu chừng 15m, cao hơn 7m, khô thoáng nhưng có mùi ẩm mốc. Trong hang có tất cả 14 cỗ quan tài không còn nguyên vẹn và nằm lộn xộn, được đục từ nguyên thân cây gỗ lớn, nhỏ, chiếc nào cũng có một hoặc hai đầu chốt bằng gỗ. Cỗ quan tài lớn nhất dài chừng 2,7m, rộng khoảng 0,4m. Phần lớn số quan tài ở đây đều nhỏ. Bên cạnh những chiếc quan tài, chúng tôi còn tìm thấy những vật như nắp của ché rượu cần đã đen kịt. Trong quan tài vẫn còn những mảnh xương người.

Ngân Văn Hà, người dẫn chúng tôi leo sang miệng hang thứ hai (cách hang thứ nhất khoảng chục mét) nói: “Tôi đã nhiều lần khám phá cả ba chiếc hang trên vách đá này. Hang thứ hai có hai cỗ quan tài, không còn xương. Hang thứ ba có gần hai mươi cỗ và còn xương sọ, răng hàm…”.

Chúng tôi tiếp tục tới hang của núi Pha Dờn, bản Muỗng, xã Trung Xuân, huyện Quan Sơn. Đường lên Pha Dờn hiểm trở hơn. Trong lòng hang rộng rãi, cao thoáng và có nhiều hang hốc bên trong, có gần 30 bộ quan tài cổ như ở Pha Hang Quen. Phía cuối hang còn một hố sâu gần 3m nhưng chưa ai dám vào đây khám phá, vì quá tối và thiếu thiết bị an toàn.

Anh Đinh Công Báo, cán bộ xã Trung Xuân cho biết: “Ngoài hang này ra, trong khu vực núi Pha Dờn, dân địa phương vừa phát hiện thêm một hang núi khác cũng chứa hơn 40 bộ quan tài”.

Cần giải thích khoa học

Năm 2007, báo chí từng thông tin về những cỗ quan tài độc mộc như thế này nằm trong hang động trên vách đá cheo leo từ hàng trăm năm trước ở huyện miền núi Quan Hóa (Thanh Hóa). Đến nay, giới khoa học vẫn chưa có giải thích cụ thể về những cỗ quan tài đó và những điều liên quan. Việc phát hiện thêm hàng loạt hang động có chứa quan tài cổ ở Quan Sơn như bổ sung những điều bí ẩn cần được lý giải.

Anh Lê Văn Thuận, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thông tin Thể dục Thể thao huyện Quan Sơn cho biết: Sau khi phát hiện ra hệ thống hang động này, ngành chức năng địa phương đã có phương án bảo vệ nguyên trạng hang. Ngoài ra, Trung tâm cũng đã cố gắng thu thập thông tin từ dân bản địa để góp phần giải đáp những câu hỏi: Chủ nhân của những cỗ quan tài là ai? Tại sao có thể đưa được chúng lên hang?… Nhưng chưa có giải thích nào đủ sức thuyết phục.

Ông Lò Đình Múi, Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn khẳng định: “Chúng tôi xác định, công tác bảo tồn các hang động có chứa quan tài cổ để phục vụ nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng cho đến khi bí mật của các khu vực hang động này được giải thích cặn kẽ bằng khoa học. Đây là một di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của người xưa để lại, liên quan đến táng tục của tộc người Việt xưa. Hình thức mai táng này đã qua lâu rồi, nay không còn nữa và các dấu tích sẽ dần biến mất?”.

Một số người già ở địa phương cho rằng, thuở xưa, nước sông Lò dâng cao sát miệng hang Pha Hang Quen, nên người xưa dễ dàng đưa các cỗ quan tài vào táng trong hang. Giả thuyết tương tự đã từng được người già ở huyện Quan Hóa đưa ra năm 2007, khi người ta phát hiện trong hang đá lưng chừng núi cũng có một tảng đá người xưa. (Đã có một số nhà khoa học về huyện Quan Hóa nghiên cứu, nhận định ban đầu: Những mộ cổ rất có thể là mộ các quan quân thuở xưa đi đánh giặc ở miền biên thùy và hy sinh, được táng tập thể...).

Hoàng Lam (Tiền phong)

<h2 class="contentheading"> Thanh Hóa: Bí ẩn những quan tài cổ trong hang đá </h2> Thứ bảy, 22 Tháng 5 2010 02:47 manager

Với những thông tin ít ỏi ban đầu về sự tồn tại của một hệ thống hang động chứa cả trăm quan tài cổ ở vùng núi, biên giới Quan Sơn (Thanh Hóa), chúng tôi đã làm cuộc hành trình khám phá ngược miền tây Thanh Hóa.

Khám phá bên dòng sông Lò

Đổ về sông Mã tại xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa là dòng sông Lò. Chưa năm nào, nước sông Lò lại cạn đến thế. Nhưng, để đến được chân ngọn núi có tên gọi địa phương là Pha Hang Quen (núi hang Thoáng đãng) nằm kề sông Lò, thuộc bản Máy, xã Trung Thượng, huyện Quan Sơn, chúng tôi phải dùng bè mảng (được ghép buộc chặt bằng những cây luồng chắc chắn) chèo qua sông. Không ai nghĩ rằng đường lên hang có chứa những quan tài cổ là những vách núi dựng đứng.

Từ cửa hang, dễ dàng nhìn thấy những cỗ quan tài cổ có niên đại hàng trăm năm trước, thế nhưng để vào được trong hang còn phải vượt, bò qua một vách đá dựng thẳng đứng cao tới hàng chục mét.

Động sâu chừng 15m, cao hơn 7m, khô thoáng nhưng có mùi ẩm mốc. Trong hang có tất cả 14 cỗ quan tài không còn nguyên vẹn và nằm lộn xộn, được đục từ nguyên thân cây gỗ lớn, nhỏ, chiếc nào cũng có một hoặc hai đầu chốt bằng gỗ. Cỗ quan tài lớn nhất dài chừng 2,7m, rộng khoảng 0,4m. Phần lớn số quan tài ở đây đều nhỏ. Bên cạnh những chiếc quan tài, chúng tôi còn tìm thấy những vật như nắp của ché rượu cần đã đen kịt. Trong quan tài vẫn còn những mảnh xương người.

Ngân Văn Hà, người dẫn chúng tôi leo sang miệng hang thứ hai (cách hang thứ nhất khoảng chục mét) nói: “Tôi đã nhiều lần khám phá cả ba chiếc hang trên vách đá này. Hang thứ hai có hai cỗ quan tài, không còn xương. Hang thứ ba có gần hai mươi cỗ và còn xương sọ, răng hàm…”.

Chúng tôi tiếp tục tới hang của núi Pha Dờn, bản Muỗng, xã Trung Xuân, huyện Quan Sơn. Đường lên Pha Dờn hiểm trở hơn. Trong lòng hang rộng rãi, cao thoáng và có nhiều hang hốc bên trong, có gần 30 bộ quan tài cổ như ở Pha Hang Quen. Phía cuối hang còn một hố sâu gần 3m nhưng chưa ai dám vào đây khám phá, vì quá tối và thiếu thiết bị an toàn.

Anh Đinh Công Báo, cán bộ xã Trung Xuân cho biết: “Ngoài hang này ra, trong khu vực núi Pha Dờn, dân địa phương vừa phát hiện thêm một hang núi khác cũng chứa hơn 40 bộ quan tài”.

Cần giải thích khoa học

Năm 2007, báo chí từng thông tin về những cỗ quan tài độc mộc như thế này nằm trong hang động trên vách đá cheo leo từ hàng trăm năm trước ở huyện miền núi Quan Hóa (Thanh Hóa). Đến nay, giới khoa học vẫn chưa có giải thích cụ thể về những cỗ quan tài đó và những điều liên quan. Việc phát hiện thêm hàng loạt hang động có chứa quan tài cổ ở Quan Sơn như bổ sung những điều bí ẩn cần được lý giải.

Anh Lê Văn Thuận, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thông tin Thể dục Thể thao huyện Quan Sơn cho biết: Sau khi phát hiện ra hệ thống hang động này, ngành chức năng địa phương đã có phương án bảo vệ nguyên trạng hang. Ngoài ra, Trung tâm cũng đã cố gắng thu thập thông tin từ dân bản địa để góp phần giải đáp những câu hỏi: Chủ nhân của những cỗ quan tài là ai? Tại sao có thể đưa được chúng lên hang?… Nhưng chưa có giải thích nào đủ sức thuyết phục.

Ông Lò Đình Múi, Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn khẳng định: “Chúng tôi xác định, công tác bảo tồn các hang động có chứa quan tài cổ để phục vụ nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng cho đến khi bí mật của các khu vực hang động này được giải thích cặn kẽ bằng khoa học. Đây là một di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của người xưa để lại, liên quan đến táng tục của tộc người Việt xưa. Hình thức mai táng này đã qua lâu rồi, nay không còn nữa và các dấu tích sẽ dần biến mất?”.

Một số người già ở địa phương cho rằng, thuở xưa, nước sông Lò dâng cao sát miệng hang Pha Hang Quen, nên người xưa dễ dàng đưa các cỗ quan tài vào táng trong hang. Giả thuyết tương tự đã từng được người già ở huyện Quan Hóa đưa ra năm 2007, khi người ta phát hiện trong hang đá lưng chừng núi cũng có một tảng đá người xưa. (Đã có một số nhà khoa học về huyện Quan Hóa nghiên cứu, nhận định ban đầu: Những mộ cổ rất có thể là mộ các quan quân thuở xưa đi đánh giặc ở miền biên thùy và hy sinh, được táng tập thể...).

Hoàng Lam (Tiền phong)

Hàng dãy quan tài nằm lồ lộ ngay trước mặt, một cảnh tượng hãi hùng xảy đến và người chứng kiến chỉ biết đứng chôn chân.

Với những thông tin ít ỏi ban đầu về sự tồn tại của một hệ thống hang động chứa cả trăm quan tài cổ ở vùng núi, biên giới Quan Sơn (Thanh Hóa), chúng tôi đã làm cuộc hành trình khám phá ngược miền tây Thanh Hóa.

Các bó quan tài trong hang Pha Hang Quen.

Khám phá bên dòng sông Lò

Đổ về sông Mã tại xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa là dòng sông Lò. Chưa năm nào, nước sông Lò lại cạn đến thế. Nhưng, để đến được chân ngọn núi có tên gọi địa phương là Pha Hang Quen (núi hang Thoáng đãng) nằm kề sông Lò, thuộc bản Máy, xã Trung Thượng, huyện Quan Sơn, chúng tôi phải dùng bè mảng (được ghép buộc chặt bằng những cây luồng chắc chắn) chèo qua sông. Không ai nghĩ rằng đường lên hang có chứa những quan tài cổ là những vách núi dựng đứng.

Từ cửa hang, dễ dàng nhìn thấy những cỗ quan tài cổ có niên đại hàng trăm năm trước, thế nhưng để vào được trong hang còn phải vượt, bò qua một vách đá dựng thẳng đứng cao tới hàng chục mét.

Động sâu chừng 15m, cao hơn 7m, khô thoáng nhưng có mùi ẩm mốc. Trong hang có tất cả 14 cỗ quan tài không còn nguyên vẹn và nằm lộn xộn, được đục từ nguyên thân cây gỗ lớn, nhỏ, chiếc nào cũng có một hoặc hai đầu chốt bằng gỗ. Cỗ quan tài lớn nhất dài chừng 2,7m, rộng khoảng 0,4m. Phần lớn số quan tài ở đây đều nhỏ. Bên cạnh những chiếc quan tài, chúng tôi còn tìm thấy những vật như nắp của ché rượu cần đã đen kịt. Trong quan tài vẫn còn những mảnh xương người.

Ngân Văn Hà, người dẫn chúng tôi leo sang miệng hang thứ hai (cách hang thứ nhất khoảng chục mét) nói: “Tôi đã nhiều lần khám phá cả ba chiếc hang trên vách đá này. Hang thứ hai có hai cỗ quan tài, không còn xương. Hang thứ ba có gần hai mươi cỗ và còn xương sọ, răng hàm…”.

Chúng tôi tiếp tục tới hang của núi Pha Dờn, bản Muỗng, xã Trung Xuân, huyện Quan Sơn. Đường lên Pha Dờn hiểm trở hơn. Trong lòng hang rộng rãi, cao thoáng và có nhiều hang hốc bên trong, có gần 30 bộ quan tài cổ như ở Pha Hang Quen. Phía cuối hang còn một hố sâu gần 3m nhưng chưa ai dám vào đây khám phá, vì quá tối và thiếu thiết bị an toàn.

Anh Đinh Công Báo, cán bộ xã Trung Xuân cho biết: “Ngoài hang này ra, trong khu vực núi Pha Dờn, dân địa phương vừa phát hiện thêm một hang núi khác cũng chứa hơn 40 bộ quan tài”.

Một số mẫu xương trong hang Pha Hang Quen.

Cần giải thích khoa học

Năm 2007, báo chí từng thông tin về những cỗ quan tài độc mộc như thế này nằm trong hang động trên vách đá cheo leo từ hàng trăm năm trước ở huyện miền núi Quan Hóa (Thanh Hóa).

Đến nay, giới khoa học vẫn chưa có giải thích cụ thể về những cỗ quan tài đó và những điều liên quan. Việc phát hiện thêm hàng loạt hang động có chứa quan tài cổ ở Quan Sơn như bổ sung những điều bí ẩn cần được lý giải.

Anh Lê Văn Thuận, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thông tin Thể dục Thể thao huyện Quan Sơn cho biết: Sau khi phát hiện ra hệ thống hang động này, ngành chức năng địa phương đã có phương án bảo vệ nguyên trạng hang. Ngoài ra, Trung tâm cũng đã cố gắng thu thập thông tin từ dân bản địa để góp phần giải đáp những câu hỏi: Chủ nhân của những cỗ quan tài là ai? Tại sao có thể đưa được chúng lên hang?… Nhưng chưa có giải thích nào đủ sức thuyết phục.

Ông Lò Đình Múi, Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn khẳng định: “Chúng tôi xác định, công tác bảo tồn các hang động có chứa quan tài cổ để phục vụ nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng cho đến khi bí mật của các khu vực hang động này được giải thích cặn kẽ bằng khoa học.

Đây là một di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của người xưa để lại, liên quan đến táng tục của tộc người Việt xưa. Hình thức mai táng này đã qua lâu rồi, nay không còn nữa và các dấu tích sẽ dần biến mất?”.

Một số người già ở địa phương cho rằng, thuở xưa, nước sông Lò dâng cao sát miệng hang Pha Hang Quen, nên người xưa dễ dàng đưa các cỗ quan tài vào táng trong hang. Giả thuyết tương tự đã từng được người già ở huyện Quan Hóa đưa ra năm 2007, khi người ta phát hiện trong hang đá lưng chừng núi cũng có một tảng đá người xưa. (Đã có một số nhà khoa học về huyện Quan Hóa nghiên cứu, nhận định ban đầu: Những mộ cổ rất có thể là mộ các quan quân thuở xưa đi đánh giặc ở miền biên thùy và hy sinh, được táng tập thể...).

24H.COM.VN (Theo Tiền phong)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cụ già trăm tuổi kể chuyện quan tài trong hang động

24-05-2010 Người dân xã Trung Xuân (Quan Sơn, Thanh Hóa) đã phát hiện trên những ngọn núi ở đây có nhiều hòm đục bằng thân cây gỗ. Những chiếc quan tài này nằm cheo leo trên đỉnh núi dựng đứng khiến cho dân làng có nhiều câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp. Phóng viên đã vượt qua nhiều vách núi và tận mặt chứng kiến kiểu an táng độc đáo này…Tìm nguồn nước, ra hài cốt

Anh Hà Văn Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Trung Xuân kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện lạ kỳ trên núi Phá Họ (người dân thường gọi là núi “trời kêu”).

Năm 1997, thời tiết khô hạn, dòng sông Lò chảy qua 5 bản trong xã cạn khô, người dân trong bản phải đi tìm nguồn nước khắp nơi. Ở trước làng có ngọn núi Phá Họ.

Núi có nhiều đỉnh thác cheo leo, đến cả những tay thợ săn lão luyện trong bản cũng không dám trèo lên. Trong khi đó, nguồn nước người dân tìm được ngày càng nhỏ giọt. Anh Hùng đánh liều mang theo dây thừng, leo lên đỉnh núi tìm nguồn nước.

Posted Image

Nhiều thân gỗ đã mục theo thời gian.

Vượt qua các vách đá cheo leo, nham nhở trong suốt 3 giờ đồng hồ, cuối cùng anh Hùng đã lên đến gần đỉnh núi. “Trước mắt tôi hiện ra những chiếc hòm làm từ thân cây gỗ lớn, nằm cheo leo trên vách đá của hang. Dưới cái hang đó là một nguồn nước trong mát. Đi sâu vào bên trong hang còn sót lại bộ hộp sọ to và xương ống chân rất dài. Tôi đã mang chiếc hộp sọ về bản cho mọi người cùng xem. Đây có thể là nơi sinh sống của một gia đình của bộ tộc nào đó.”

Được anh Hùng dẫn đường, chúng tôi đã “đột nhập” hang “trời kêu”. Tôi được tận mắt chứng kiến những chiếc hòm được làm bằng các loại thân gỗ quý như lim, lát, pơmu… Một cảm giác rờn rợn gợn lên trong tôi khi nhìn vào những bộ xương người đã bị phân hủy. Duy nhất chỉ còn một bộ xương còn nguyên hộp sọ và xương ống chân. Trong hang có các vật dụng sinh hoạt hằng ngày làm bằng đồ gốm như bát, chum, am…

Anh Hùng cho biết, cách đây hơn 10 năm, những bộ hòm bằng gỗ còn nguyên vẹn. Rồi người ta kháo nhau rằng, đây là nơi sinh sống của một bộ tộc giàu có. Sau khi bị diệt vong thì họ để lại nhiều đồ trang sức. Người dân đổ về lùng sục, đập nát các thân gỗ để tìm châu báu. Nay, chỉ còn khoảng 10 bộ hòm bằng thân gỗ tương đối nguyên vẹn. Còn lại là một đống hoang tàn, vỡ nát…

Kho quan tài của người xưa?

Từ trung tâm xã Trung Xuân, vượt qua con đường núi hiểm trở và dòng sông Lò chảy xiết, hơn 2 giờ đồng hồ sau chúng tôi mới có mặt tại bản Muống. Ngọn núi Pha Dờn được người dân nơi đây ví như “nóc nhà Đông Dương”. Nó không chỉ cao nhất nhì Huyện Quan Sơn mà nếu nhìn từ dưới lên đỉnh núi cheo leo trên một vách đá, với các tảng đá dựng đứng. Điều kỳ lạ là trên đỉnh núi đó lại có một chiếc hang chứa rất nhiều hòm đục bằng thân cây.

Hơn 20 năm về trước, trong một lần đi săn, anh Hà Văn Thủy đã bắn một con khỉ bị thương. Lần theo vết máu, anh tiến dần về hướng khỉ chạy thì giật mình kinh hãi khi thấy trong hang có rất nhiều hòm làm bằng thân cây.

Thần hồn nát thần tính, anh phi một mạch về bản kể cho người dân nhưng không ai tin. Cũng đúng, bởi đây là địa điểm mà chưa một người dân địa phương nào đặt chân đến. Khi trấn tĩnh lại, một mình anh lại cất công trở lại hang, treo một chiếc bao tải lên thân cây, cắm ra cửa hang để đánh dấu.

“Ngọn núi này toàn là đá tai mèo, vách đá thẳng đứng nhưng biết đường lên cũng không khó lắm. Nguy hiểm nhất ở đoạn giữa có nhiều đá, sảy tay cái coi như mất mạng. Nhiều người lên đến gần nửa đã phải đầu hàng vì không biết đường đi lòng vòng, không còn sức để leo tiếp nên phải lùi bước”, anh Thủy cảnh báo.

Vượt qua nhiều hang đá, vách núi cheo leo, cuối cùng chúng tôi đã lên được hang hòm. Đây là một chiếc hang rộng chừng 20m2, trên có một cây gỗ vắt ngang, mà theo ông trưởng bản Hà Văn Muông thì cây gỗ này được dùng để bảo vệ hang và để treo đồ đạc.

Posted Image

Trải qua hàng mấy trăm năm nhưng thân hòm vẫn còn nguyên vẹn.

Theo quan sát của chúng tôi, trong hang hiện có gần 30 bộ hòm, tức gần 60 miếng gỗ úp lại với nhau. Các hòm này lại có các kích cỡ khác nhau như loại lớn nhất có bán kính 50cm, nhỏ hơn thì 40cm. Ở phần đầu thân gỗ được đục rộng hơn so với phần thân và cả 2 đầu đều có hai chốt để định vị vị trí khi chôn cất.

“Hòm này làm chủ yếu bằng gỗ gụ, dổi, nghiến… cũng phải đến 300 – 400 năm nhưng gỗ vẫn còn rắn chắc, còn nguyên bản”, anh Thủy quả quyết. Điều lạ là đây lại toàn là những chiếc hòm đã được mở nắp, nhìn vào bên trong không có bất cứ cái gì. Một số người phỏng đoán, có thể nơi đây được người xưa làm nơi chứa hòm để khi người mất mang xuống dưới chôn cất…

Chỉ nghe kể lại

Đem theo những điều bí ẩn về những chiếc hòm trên đỉnh núi, chúng tôi gặp cụ Hà Văn Khái ở bản Muỗng. Chốn cao sơn dường như đã tiếp thêm sức mạnh cho cụ già hơn trăm tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn này.

Cụ Khái cho biết, cụ cũng chỉ được nghe ông bà kể lại rằng ngày xưa ở khu vực này có rất nhiều dân tộc khác nhau. Nhiều dân tộc bị tàn sát và phải ẩn nấp vào các hang núi, nên cũng không biết được những người lên trên hang đó là người gốc ở đâu. Các hang có chứa hòm bằng thân gỗ và xương người, trước đây cụ cũng chưa nghe thấy bao giờ.

Phong tục của người Thái lấy gỗ về đục thân làm hòm, chôn cất người mất là có từ lâu đời. Trong mỗi gia đình, nhất là nhà có người từ độ tuổi 50 trở lên phải có ít nhất 1 – 2 bộ hòm đục bằng thân cây gỗ tốt.

“Trước khi bỏ hòm vào huyệt đạo, phải lấy than từ gỗ để lót một lớp xuống dưới hòm và một lớp than trên hòm rồi mới lấp đất vào. Ngày xưa hỏa táng xong thì lấy tro để chôn, giờ không hỏa táng thì lấy than củi lót xuống dưới với mong muốn người mất đi sẽ được ấm áp, yên lành”, cụ Hà Văn Khái cho biết.

“Ngày xưa tôi có nghe cụ đẻ ra bố tôi kể lại về một bộ tộc chân vòng kiềng, bàn chân to, thân người cao lớn, tiếng Thái họ là “người giới”. Người giới đi khai hoang nương rẫy, họ đã có thể làm ra gốm với nhiều loại hoa văn đẹp, được tìm thấy tại các ruộng trong bản. Họ có nhiều đổi mới trong trồng lúa trên các nương rẫy nên đời sống họ rất ổn định. Không hiểu sao họ đã bị một đội quân Hán từ bên Quan Hóa sang giết hại nên bị diệt vong”.Ông Hà Văn Bình (Chủ tịch UBND xã Trung Xuân).

Giả thuyết mới về "mai táng treo"

Căn cứ vào số lượng quan tài nhiều và kích thước lớn nhỏ khác nhau, có thể động có chứa quan tài treo ở huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) là khu mộ của các gia tộc lớn. Nếu không phải của Thượng tướng quân Khằm Ban thì cũng là người có thế lực khác như các tạo mường, tạo cai, mụ mường, họ luông...

>> Bí ẩn chưa có lời giải về động Hang Ma ở Mộc Châu

Năm 2007, trên Báo CAND - Chuyên đề ANTG, chúng tôi đã đưa những thông tin về việc phát hiện những cỗ quan tài độc mộc, có cỗ dài tới 2,8m, rộng 0,48m nằm trong hang động trên vách đá cheo leo từ ngàn năm trước ở huyện Quan Hóa (Thanh Hóa). Các nhà khoa học đã vào cuộc, đi tìm lời giải cho câu hỏi: Chủ nhân của những cỗ quan tài này là ai? Tại sao những cỗ quan tài nặng cả trăm kilôgam ấy lại được đưa lên hang đá cheo leo mà không phải là "thổ táng", "thủy táng", "hỏa táng" hoặc "điểu táng"…?

Phát hiện thêm nhiều quan tài cổ treo

Trong khi những bí ẩn xung quanh các động có chứa quan tài treo ở huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng, thì một ngày nắng nóng tháng 5/2010, chúng tôi nhận được thêm thông tin từ người dân địa phương: Tại huyện miền núi, biên giới Quan Sơn (Thanh Hóa), gần đây liên tiếp phát hiện thêm nhiều hang động treo các quan tài cổ tương tự. Số lượng hang động nhiều hơn, số quan tài cũng nhiều không kém.

Chúng tôi hăm hở lên đường. Huyện Quan Sơn nằm cuối quốc lộ 217A, giáp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, cách trung tâm TP Thanh Hóa chừng 140km về phía Tây Bắc, cách Hà Nội gần 200km (đi theo quốc lộ 6 rồi rẽ vào đường 20B). Quan Sơn vốn được tách ra từ huyện Quan Hóa cũ, có 4 dân tộc anh em Thái, Mường, Mông, Kinh sinh sống trên nền đất cũ của Châu Quan Da cổ xưa, với các tổng Cổ Nam, Tam Lư, Hữu Sơn, Hữu Thủy. Những hang động mà người dân cho biết, đều nằm dọc theo dòng sông Lò, một trong những nhánh đầu nguồn của dòng sông Mã sau khi bôn ba trên đất bạn trở về đất Việt, cách động quan tài Quan Hóa chỉ chừng vài chục kilômét theo đường chim bay.

Posted ImageVách núi cửa hang Pha Quen, nơi có chứa các quan tài cổ.

Anh Ngân Văn Hà, 45 tuổi, người dân tộc Thái, cẩn thận giắt dao rừng, cài chiếc đèn soi lên trán, rồi hăm hở dẫn chúng tôi rời bản đến chân ngọn núi đá dựng đứng nằm ngay kề dòng sông Lò, thuộc bản Máy (xã Trung Thượng, huyện Quan Sơn, Thanh Hóa).

Đường chinh phục vách núi Pha Hang Quen cực kỳ mạo hiểm. Hang núi Pha Quen không rộng và sâu như động Pó Cúng (hay Hang Ma, Lụng Buốc Mu) bên huyện Quan Hóa, mà khá tối và chật hẹp vì chỉ có một cửa động. Động sâu chừng 15m, cao hơn 7m, khá khô thoáng, nhưng đầy mùi ẩm mốc. Các cỗ quan tài đều đã không còn nguyên vẹn và sắp xếp khá lộn xộn, hoặc do thời gian phong hóa, hoặc do bàn tay của một số người dân vô ý thức xâm hại. Chiếc quan tài lớn nhất dài chừng 2,7m, rộng khoảng 0,4m, nhỏ hơn một chút so với cỗ quan tài lớn nhất bên động Pó Cúng (Quan Hóa), và có khá nhiều quan tài nhỏ.

Cách quần thể hang động núi Pha Hang Quen không xa, ở các hang núi của Pha Dờn (bản Muỗng, xã Trung Xuân, Quan Sơn) cũng còn khá nhiều cỗ quan tài như vậy.

Đường lên hang núi Pha Dờn xa và hiểm trở hơn nhiều, nhiều đoạn phải dùng dây thừng để đu bám vào các vách đá, đi phải mất chừng nửa buổi mới leo đến nơi được. Hang núi Pha Dờn rộng rãi, cao thoáng như trong lòng một ngôi nhà sàn lớn, có nhiều hang hốc bên trong. Theo số đếm của anh Hà Văn Niêm, Trưởng bản Muỗng, trong hang chứa hơn 50 tấm "thuyền", tức gần 30 bộ quan tài cổ. Ấy là chưa tính, phía dưới cuối hang vẫn còn một hố sâu chừng 2m, như một chiếc giếng rộng, do không đủ đèn đuốc, dây rợ, nên chưa ai dám vào khám phá tận cùng hang núi.

Anh Đinh Công Báo, cán bộ văn hóa xã Trung Xuân cho biết thêm: "Vẫn trong ngọn núi Pha Dờn này, người dân địa phương vừa phát hiện thêm một hang núi khác, có chứa nhiều quan tài, ước tính khoảng 40 - 50 bộ. Đường vào hang núi này còn hiểm trở, xa xôi hơn, nên nhà báo chưa vào khám phá được đâu. Cũng như ở các hang động khác, số quan tài ở đây cũng mục ruỗng khá nhiều do thời gian để trong hang động đã quá lâu".

Người Thái cổ có phải là chủ nhân?

Như đã nói, năm 2007, dư luận xôn xao về việc lần đầu tiên phát hiện động quan tài bí ẩn ở Quan Hóa, các nhà khoa học đã vào cuộc, đưa ra nhiều giả thuyết để lý giải bí ẩn. Nhưng mỗi giả thuyết đều chưa đi đến tận cùng sự việc, chưa xác định đích danh chủ nhân của các cỗ quan tài, mà gọi chung chung là người xưa; chưa chứng minh được phương pháp vận chuyển, đưa các cỗ quan tài lên hang núi cheo leo khả thi nhất… Tuy nhiên, với ý thức bảo tồn và phát huy di tích độc đáo, từ năm 2007, huyện Quan Hóa đã tiến hành xây dựng dự án du lịch tâm linh cho khu vực Hang Ma, trong tuyến du lịch cộng đồng chung của tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh bạn.

Posted ImageNhững dấu tích huyền quan táng còn lại trong các hang động tại Thanh Hóa.

Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối nhận định: "Chủ nhân của những cỗ quan tài chắc chắn là một tộc người thuộc dòng Bách Việt, đã cư trú ở vùng đất Quan Hóa từ ngàn năm trước".

Khi vị tộc trưởng uy tín người Thái ở huyện Quan Hóa cũ (huyện Quan Sơn mới tách ra từ năm 1997), ông Phạm Hồng Nêu chưa qua đời, có trao đổi với người viết bài một giả thiết rằng: chủ nhân của những hang động quan tài này là những người Thái cổ. Vì người Thái từng sống ở đây từ rất lâu đời, những hang động phát hiện ở xã Trung Xuân, Trung Thượng (Quan Sơn) đều thuộc đất Mường Chự, tổng Cổ Nam; động Pó Cúng (Quan Hóa) thuộc Mường Ca Da của người Thái cổ.

Căn cứ vào số lượng quan tài nhiều và kích thước lớn nhỏ khác nhau, có thể đây là khu mộ của các gia tộc lớn, có địa vị trong cộng đồng. Nếu không phải của Thượng tướng quân Khằm Ban (còn gọi là Chu Kha Lài - người xăm mình; trấn giữ toàn bộ miền biên viễn phía Tây Tổ quốc thời Hậu Lê), thì cũng là người có thế lực khác như các tạo mường, tạo cai, mụ mường, họ luông...

Phải là người giàu có, thế lực thì mới tập hợp được một số lượng người đông đảo, đủ sức đưa các cỗ quan tài lên động. Và cũng phải là mộ phần của một gia tộc, vì có nhiều cỗ quan tài lớn nhỏ trong động không chứa xương, chưa từng có dấu tích mai táng. Người ta để dành để táng cho những người có thân phận đặc biệt khác chăng?

Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối cho biết: "Mấy năm nay, việc nghiên cứu vẫn dừng lại tại chỗ, chưa có gì mới hơn", điều đó đồng nghĩa, trước khi tính đến phát huy giá trị di tích, người dân địa phương, du khách cần hiểu rõ và có ý thức bảo tồn các hang động kỳ lạ này.

Như ông Lò Đình Múi, Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn khẳng định: "Trước mắt, cán bộ địa phương đã đến các hang động trên địa bàn để tìm hiểu, báo cáo cơ quan chức năng cấp trên; đồng thời chỉ đạo thực hiện bảo tồn nguyên trạng, không để người dân tự ý vào các hang động chứa những dấu tích của người xưa này".

Sau khi khám phá các hang động có chứa quan tài mới ở Quan Sơn trở về Hà Nội, chúng tôi có hỏi ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối (Viện Khảo cổ học), người đã trực tiếp tham gia nghiên cứu thực địa hàng tháng trời về các quan tài treo tại Thanh Hóa trước đây. Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối vẫn giữ nguyên quan điểm "giải mã" của mình xung quanh hình thức đưa các quan tài vào treo trong hang động quan tài này. Những bí ẩn tại hang động ở Quan Sơn cũng tương tự, gần như trùng khớp với bí ẩn tại hang động Quan Hóa, nên hoàn toàn có thể giải thích được.

Việc các quan tài được đưa vào treo trong động núi mà không chôn vùi, hỏa táng…, thuật ngữ chuyên ngành khảo cổ gọi nghi thức mai táng này là "huyền quan táng", "nhai táng chế", "nhai động táng" hay "ma nhai táng". Từ chữ "huyền", "nhai" (vách núi đá dựng đứng) kết hợp với chữ "động" (hang động) hoặc chữ "quan" (quan tài) cho ta hình dung rằng, đây là hình thức để đưa quan tài của người chết vào an nghỉ trong các hang động trên vách núi đá cao, thẳng, thường là bên các con sông suối lớn.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn Phương Hồng.

Tôi nghĩ đến một giả thuyết - là sự tiếp nối và phát triển của luận điểm cho rằng: Nước Văn Lang ở bờ nam sông Dương tử - Nhưng dân tộc sống ở đây đã di cư sang cáccc vùng đấtvv khác, như Phi luật Tân, Nhật Bản sau khi nền văn minh Lạc Việt bị sụp đổ ở đây từ hơn 2000 năm trước. Cho nên những dấu ấn văn hóa của họ rải rác ở những đất nước này hiện nay. Trên đất Văn Lang có nhiều tộc người cùng chung sống với người Lạc Việt.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đây là hình thức thiên táng trong số địa táng, hỏa táng, điểu táng. Những sắc dân dùng cái này toàn ở miền núi, có lẽ núi nhiều quá cho người quá cố lên đó cho mát mẻ :D

Cách đây khoảng 15 năm Van Lang có xem một băng video (hồi đó chưa có VCD, DVD) về du lịch Trung quốc. Trong đó cũng có đoạn phim nói về những quan tài treo trên vách núi này của những bộ tộc thiểu số ở vùng miền núi phía nam Trung quốc. Bây giờ có những bài viết này chợt nhớ lại.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có lẽ bác Văn Lang hơi nhầm lẫn thì phải! Theo em đây là Phong táng. Thiên táng em chỉ biết có ở Tây Tạng (xẻ thịt cho chim ăn), còn nơi khác thì chưa rõ! :D Trước đọc báo còn có bộ tộc trong rừng già Phi Châu đưa người chết vào một vách núi và cứ để ở đó, không rõ đây có được coi là Phong táng hay không ?!

Ngoài những hình thức bác kể, nếu em nhớ không nhầm, còn có Mộc táng, là cách mai táng người chết cổ xưa, khoét rỗng thân cây rồi đưa người vào đó.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Có lẽ bác Văn Lang hơi nhầm lẫn thì phải! Theo em đây là Phong táng. Thiên táng em chỉ biết có ở Tây Tạng (xẻ thịt cho chim ăn), còn nơi khác thì chưa rõ! :D Trước đọc báo còn có bộ tộc trong rừng già Phi Châu đưa người chết vào một vách núi và cứ để ở đó, không rõ đây có được coi là Phong táng hay không ?!

Ngoài những hình thức bác kể, nếu em nhớ không nhầm, còn có Mộc táng, là cách mai táng người chết cổ xưa, khoét rỗng thân cây rồi đưa người vào đó.

Xẻ thịt cho chim ăn là điểu táng mà. Điểu là chim. Thiên táng phân biệt với địa táng là chôn dưới đất. Mà nó chỉ là tên gọi thôi quan trọng là có cách cách như vậy ở mỗi vùng tùy thuộc vào địa lý và văn hóa của từng dân tộc khác nhau.

Đúng là có hình thức mộc táng đưa vào thân cây nữa.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay