VinhL

Quy Luật Thứ Tự của các Trùng Quái trong Tượng

4 bài viết trong chủ đề này

Chào các bạn,

Từ lâu nay khi bắt đầu nghiên cứu dịch lý, thì chưa được biết có sách nào (Hán hay Việt) giải thích cặn kẻ vấn đề thứ tự của các trùng quái trong tám tượng. Thông thường thì chỉ nói đến cách biến hào từ dưới lên trên, nhưng lại không thấy phù hợp cho mấy, như tại sao quẻ bát thuần lại đứng thứ 6 trong các tượng, sau khi biến đến hào năm quay lại biến hào bốn, và sau đó lại biến 3 hào dưới. Cách thức biến như vậy thật là gượng gạo quá. Có lẻ cổ nhân muốn giấu đi cái nguyên lý của sự sắp đặt các trùng quái trong tượng.

Sau khi nghiên cưu vấn đề này được một thời gian thì đã thấy được đầu mối. Khi sắp sếp các trùng quái theo ngoại quái tức tám quẻ Thiên Phong Cấu, Thiên Sơn Độn, Thiên Địa Bỉ, Thiên Lôi Vô Vọng, Thiên Trạch Lý, Thiên Bát Thuần, Thiên Thủy Tụng, Thiên Hỏa Đồng Nhân, thì chân lý bắt đầu hé mỡ. Cái quy luật tìm được có thể giải thích các quẻ biến trong Bát Trạch Phong Thủy, có thể giúp tính ra các tượng của trùng quái không cần phải học thuộc lòng. Sự khám phá được cái quy luật này khởi nguồn từ cách thức tạo các quẻ đơn theo quy tắc biến dịch (Golden Hexagram), tức

--- biến ra ---

.................. ---

- - biến ra - -

................. - -

-o- biến ra ---

...............- -

-x- biến ra - -

................. ---

Dùng quy tắc biến dịch ta sẻ được 4 nhóm như sau

Kiền Ly, Tốn Cấn : lập thành từ ---

Khôn Khãm, Chấn Đoài : lập thành từ - -

So sánh với các tượng của trùng quái ta sẻ có được 2 vòng thứ tự trong tiên thiên bát quái

Kiền Tốn Cấn Ly

Khôn Chấn Đoài Khảm

Đây chính là hai vòng quy luật của cách biến trùng quái, kết hợp với 2 trục Khảm Ly, Chấn Tốn, 2 trục Kiền Khôn, Cấn Đoài, Độ Số Lạc Thư, và Ngủ Hành của Hà Đồ sẻ có thể giải thích hợp lý thứ tự các trùng quái trong tượng, độ tốt xấu của cách biến quái trong Bát Trạch.

Thân Mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

VinhL nghiên cứu nhiều thứ lắm và rất có tư duy độc lập!

VinhL có thể cho biết ý nghĩa và những ứng dụng của thứ tự trùng quái của Phục Hy và Văn Vương không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Vo Truoc,

Những gì viết ở trên là viết về thứ tự của các trùng quái trong tượng của bốc dịch, như tượng Kiền gòm có các trùng quái Thiên Phong, Thiên Sơn, Thiên Địa, Thiên Lôi, Thiên Phong, Bát Thuần, Thiên Thủy, Thiên Hỏa.

Còn về thứ tự sắp sếp các trùng quái thì có rất nhiều cách, 4 cách nổi tiếng nhất là Phục Hy, Văn Vương, Jing Fang’s, Mawangdui (VinhL không biết tiếng Việt được gọi là gì). Ý nghĩa của các trùng quái thì VinhL có rất nhiều sách nói về vấn đề này, nhưng VinhL thì lại rất yếu về trí nhớ, nếu chú muốn thì chỉ cách đánh từ trong sách ra thôi:-)

Về thứ tự của trùng quái Phục Hy (còn được gọi là Tiên Thiên), thì ông Thiệu Khang Tiết đả có trình bày chi tiết lắm. Còn thứ tự của Văn Vương (Hậu Thiên) thì đây vẩn còn là sự bí ẩn hình như chỉ có vài người biết được thôi. Rất tiếc VinhL không nằm trong số người đó.

Không biết chú có thể cho VinhL email không (nhắn tin riêng)? VinhL muốn gửi cho chú tài liệu nghiên cứu để chú cho ý kiến.

Thân Mến

Share this post


Link to post
Share on other sites

VinhL thân mến!

Rất vui và cám ơn khi VinhL có nhã ý trao đổi, chia sẻ hiểu biết. Email của tôi là: tranquangbsg@yahoo.com.

Những cách trùng quái đó chỉ nêu lên mà không chỉ rõ lý do cũng như ứng dụng hoặc chỉ căn cứ vào các biểu hiện vẻ ngoài của các quái. Nếu chỉ căn cứ vào tính qui luật hình thức thuần túy thì sẽ có rất nhiều cách lý giải và cách trùng khác nhau mà khó có thể kết luận ai có lý hơn ai. Tôi muốn biết các hệ quả khi ứng dụng, giải nghĩa tại sao thứ tự là như vậy chứ khác đi thì gây hậu quả xấu khi áp dụng ... Tóm lại làm sao cho những tư duy bình thường có thể hiểu được chứ nếu muốn hiểu thì phải diện bích ngồi thiền vài chục năm thì tôi ... , xin lỗi, không kham nổi.

Thú thật, tôi cũng không hiểu nổi những "biến" trong các quẻ là cái gì, tại sao lại "biến" như vậy. Làm thế nào lại "biến" được như thế. Chắc không đơn giản là cứ đổi đại các hào từ âm sang dương và ngược lại...

Cám ơn VinhL.

Share this post


Link to post
Share on other sites