Posted 12 Tháng 7, 2010 Topic này được lập để diễn giải topic "cùng nhau học dịch" của Bác Hà Uyên. Rất may là có bác Hà Uyên đã trao truyền những kiến thức quý báu về Nhâm, Giáp, Thái Ất. Amour lập topic này mong bác và các vị tiền bối khác chỉ giúp xem cách hiểu của amour có đúng hay không. Cám ơn các cụ trước! ------------------------------- Thuyết nạp Giáp và 8 vòng can chi 1 GIỚI THIỆU VỀ PHÉP NẠP GIÁP2 64 QUẺ DỊCH QUY VỀ 8 QUẺ THUẦN 3 DIỄN DỊCH BẢNG HOA GIÁP THEO 8 VÒNG 4 ỨNG DỤNG TRONG CHIÊM ĐOÁN 1 GIỚI THIỆU VỀ PHÉP NẠP GIÁP Theo cuốn Hiệp kỷ biện phương thư: "nạp Giáp là thuật ngữ dịch học đời Hán. Theo bát quái (mà ghép) với thiên can - lấy Giáp làm đầu, ngũ hành phương vị phối nhau, vì vậy gọi tên là thế. Phép này trươc theo bát quái với thiên can phân làm âm dương 2 tổ: Phân 8 quái ra 2 nhóm âm và dương quái: Quái dương Quái âm Càn Khôn Chấn Tốn Khảm Ly Cấn Đoài Can dương Can âm Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý Như vậy sau lấy quẻ dương nạp với Can dương, quẻ âm nạp với can âm. Phép nạp giáp do Kinh Phòng thời Lương Hán sáng lập. Đến thời Đông Hán thì Ngụy Bá Dương trong "Chu dịch tham đồng khế" phát huy và gia thêm vào. Đời sau các nhà bói cỏ thi đều dùng vào việc dự đoán trong chiêm bốc. Việc chọn ngày, tuyển phương cũng áp dụng phương pháp này". Như vậy ta đã biết được nguồn gốc của phép "nạp Giáp". Để tìm hiểu sâu hơn, xin copy phần luận trong "Hiệp kỷ biện phương thư" như sau: "Lãi hải tập nói: thuyết về nạp Giáp, từ Giáp là 1 tới Nhâm là 9, đó là các số dương đầu và cuối, vì vậy quy về quẻ Càn. Từ Ất là 2 tới Quý là 10 là các can âm đầu và cuối, vì vậy quy về quẻ Khôn và nghịch hành: · Càn một lần cầu mà được nam là Chấn; Khôn một lần cầu được nữ là Tốn. Vì vậy can Canh phối Chấn, can Tân phối Tốn. · Càn cầu lần thứ 2 mà được nam là Khảm, Khôn cầu lần thứ 2 được nữ là Ly. Vì vậy can Mậu quy về Khảm và can Kỷ quy về Ly. · Càn cầu lần thứ 3 mà được nam là là Cấn, Khôn cầu lần thứ 3 được nữ là Đoài. Vì vậy can Bính theo Cấn và can Đinh theo Đoài. Dương sinh ở Bắc mà Thành ở Nam, vì vậy Càn bắt đầu ở Giáp Tý mà kết thúc ở Nhâm Ngọ. Âm sinh ở Nam mà thành ở Bắc, vì vậy Khôn bắt đầu ở Ất Mùi mà kết thúc ở Quý Sửu. Chấn - Tốn do cầu lần 1 nên Canh - Tân bắt đầu ở Tý Sửu. Khảm Ly do cầu lần 2 nên Mậu Kỷ bắt đầu ở Dần Mão. Cấn - Đoài do cầu lần 3 nên Bính Đinh bắt đầu ở Thìn Tị..." ---------------------------------------------- TÓM TẮT: Sách viết theo lối cổ thâm trầm khó hiểu, tóm lại theo sách thì ta có: Nếu ta lấy Lạc thư phối với Hậu thiên bát quái đã được nạp 10 thiên can (cùng với số thứ tự của từng can) ta sẽ có hình dưới: Uploaded with ImageShack.us ---------------------------------------------- "Khảo nguyên" nói rằng: lấy 6 quẻ ứng với nguyệt hầu (5 ngày thời gian có mặt trăng) mà Khảm Ly là bản thể của Nhật Nguyệt nên đóng ở giữa không dùng. Chấn trực sinh minh (tức ngày mùng 3 sinh mặt trăng mới theo âm lịch). Lấy vào hoàng hôn bắt đầu của Nguyệt hầu thấy mặt trăng ở phương Canh. Đoài trực huyền (dựa vào lịch, nguyệt tướng là mùng 8) nhị dương dần dần thịnh, lại là thời của thượng huyền, lấy hoàng hôn bắt đầu hầu của mặt trăng thấy phương Đinh. Càn trực vọng (tức âm lịch ngày 16, tháng thiếu là ngày 15, nguyệt tướng gọi là vọng, cũng là trăng tròn) tam dương thịnh mãn, ngày vọng thì hoàng hôn bắt đầu hầu của mặt trăng thấy phương Giáp. Tốn sinh trực phách, lấy bình minh hầu của mặt trăng thấy phương Tân. Cấn trực hạ huyền (ngày 23 âm lịch) thời hai âm dần dần thịnh, vào hạ huyền lấy bình minh hầu của mặt trăng lấy phương Bính. Khôn trực hối (ngày 30 âm lịch) là tam âm thịnh mãn, thời hối lấy bình minh hầu của mặt trăng lấy phương Ất, đều cùng với thuyết nạp giáp tương ứng. Uploaded with ImageShack.us 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 7, 2010 PHÉP NẠP HÀO CHO 12 ĐỊA CHI Uploaded with ImageShack.us 2 64 QUẺ DỊCH QUY VỀ 8 QUẺ THUẦN Theo bác Hà Uyên đã giảng thì Nhà Đại Dịch học Trịnh Huyền đã công bố về "HÀO THẦN ĐỒ", trong kinh dịch có cả thảy 8 quẻ "Thuần" là: Càn - Khôn, Chấn - Tốn, Khảm - Ly, Tốn - Đoài, từ 8 quẻ thuần này được ông Kinh Phòng thời Hán phát minh ra quy luật biến đổi 8 quẻ thuần ra 56 quẻ còn lại, cách biến của Kinh Phòng là lần lượt từ hào 1 biến tới hào 6 của mỗi quẻ thuần: âm thì biến thành dương, còn dương thì biết thàm âm. MINH HỌA CÁCH BIẾN TỪ 8 QUẺ THUẦN RA 56 QUẺ CÒN LẠI I. Càn cung bát quái thuộc kim vòng 1 Càn Vi Thiên: quẻ bát thuần Càn có 6 hào dương vòng 2 Thiên Phong Cấu: hào thứ nhất của Càn dương biến thành âm vòng 3 Thiên Sơn Độn: tới lượt hào thứ 2 của Càn dương biến thành âm vòng 4 Thiên Địa Bỉ: tới lượt hào thứ 3 của Càn dương biến thành âm vòng 5 Phong Địa Quán: tới lượt hào thứ 4 của Càn dương biến thành âm vòng 6 Sơn Địa Bác: tới lượt hào thứ 5 của Càn dương biến thành âm. vòng 7 Hỏa Địa Tấn: nơi đây không thể quay lên biến hào 6 thành âm (bởi như vậy sẽ biến ra quẻ Khôn mất), vì vậy giữ nguyên hào 6 dương và quay chở về hào 4, biến ngược nó thành hào dương. vòng 8 Hỏa Thiên Dại Hữu: quay lại biến hào 1, 2, 3 từ âm biến ngược ra dương II. Khôn cung bát quái thuộc thổvòng 1 Khôn Vi Địa: quẻ này nguyên bản có 6 hào âm vòng 2 Địa Lôi Phục: biến hào âm thứ nhất của Khôn thành dương vòng 3 Địa Trạch Lâm: biến hào âm thứ hai của Khôn thành dương vòng 4 Địa Thiên Thái: biến hào âm thứ ba của Khôn thành dương vòng 5 Lôi Thiên Đại Tráng: biến hào âm thứ tư của Khôn thành dương vòng 6 Trạch Thiên Quải: biến hào âm thứ năm của Khôn thành dương vòng 7 Thủy Thiên Nhu: ở đây đã là lần biến thứ 6, và ta không thể biến tiếp hào âm cuối cùng của Khôn ra hào dương được nữa (bởi biến nữa thì sẽ ra quẻ Càn mất). Vì vậy ta quay lại hào thứ 4 giờ đây đang là một hào dương, đem biến ngược nó thành một hào âm. vòng 8 Thủy Địa Tỉ: quay về biến ngược các hào 1, 2, 3 từ các hào dương trở về thành hào âm. III. Chấn cung bát quái thuộc mộc vòng 1 Chấn Vi Lôi: quẻ bát thuần Chấn có hai quái đơn là Chấn chồng lên nhau. vòng 2 Lôi Địa Dự: biến hào dương thứ nhất của Thuần Chấn thành hào âm. vòng 3 Lôi Thủy Giải: biến hào âm thứ hai của Thuần Chấn thành hào dương vòng 4 Lôi Phong Hằng: biến hào âm thứ ba của quẻ Thuần Chấn thành hào dương vòng 5 Địa Phong Thăng: biến hào dương thứ tư của quẻ Thuần Chấn thành hào âm vòng 6 Thủy Phong Tỉnh: biến hào âm thứ năm của quẻ Thuần chấn thành hào dương vòng 7 Trạch Phong Đại Quá: tới đây đã tới hào 6 của quẻ Thuần Chấn và ta không thể biến tiếp (vì biến tiếp nữa nó sẽ biến thành quẻ Bát thuần Tốn), vì vậy ta quay lại hào thứ 4 hiện nay là hào âm, biến ngược nó thành hào dương. vòng 8 Trạch Lôi Tùy: quay lại các hào 1, 2, 3: hào 1 đang là âm thì biến hành dương, hào 2 và 3 đang là dương thì biến thành âm. ..... Các quẻ Thuần còn lại (Tốn, Khảm - Ly, Tốn - Đoài) cũng biến theo quy tắc tương tự. Sau đây ta sẽ gọi mỗi lần biến là một "vòng", và ta sẽ có 64 quẻ của Kinh Dịch được sắp sếp vào 8 quẻ Thuần (vốn là gốc xuất phát của 56 quẻ còn lại). Như vậy, ta sẽ có: • Tám quẻ thuần: là vòng 1 • Tám quẻ lần biến thứ nhất: là vòng 2 • Tám quẻ lần biến thứ hai: là vòng 3 • Tám quẻ lần biến thứ ba: là vòng 4 • Tám quẻ lần biến thứ tư: là vòng 5 • Tám quẻ lần biến thứ 5: là vòng 6 • Tám quẻ lần biến thứ 6: là vòng 7 • Tám quẻ lần biến thứ 7: là vòng 8 Để có thể đem vào môn Lục Nhâm/Độn Giáp mà coi bói, ta diễn tiếp 64 quẻ của Kinh Dịch vào Lạc Thư như hình dưới đây: Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 7, 2010 Uploaded with ImageShack.us Tới đây ta đã tạm hiểu khái niệm "vòng" là gì, và ở phần "GIỚI THIỆU VỀ THUYẾT NẠP GIÁP" ta đã biết công thức nạp 10 Can và 12 Chi cho 8 quẻ thuần. Nay ta biết được rằng các quẻ thuần mỗi quẻ lại biến ra được 7 quẻ dưới nó, vì thế ta có thể tiếp tục xử dụng thuyết "Nạp Giáp" để phân ra cho 8 vòng của từng quẻ thuần đó như sau: PHỐI 1O CAN VÀO VÒNG 1: Uploaded with ImageShack.us PHỐI 10 CAN VÀO VÒNG 2 Uploaded with ImageShack.us PHỐI 1O CAN VÀO VÒNG 3 Uploaded with ImageShack.us PHỐI 1O CAN VÀO VÒNG 4 Uploaded with ImageShack.us Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 7, 2010 PHỐI 1O CAN VÀO VÒNG 5 Uploaded with ImageShack.us PHỐI 1O CAN VÀO VÒNG 6 Uploaded with ImageShack.us PHỐI 1O CAN VÀO VÒNG 7 Uploaded with ImageShack.us PHỐI 1O CAN VÀO VÒNG 8 Uploaded with ImageShack.us 3 DIỄN DỊCH BẢNG HOA GIÁP THEO 8 VÒNG Bảng 60 hoa giáp vốn là do 10 can và 12 chi tuần tự ghép với nhau mà thành. Trong bảng sau ta thấy số thứ tự của từng con giáp từ 1 tới 60. Ta nhận thấy rằng: • Số thứ tự 1 và 9 luôn luôn là hai can Giáp và Nhâm • Số thứ tự 2 và 0 luôn luôn là hai can Ất và Quý • Số thứ tự 3 luôn là can Bính • Số thứ tự 4 luôn là can Đinh • Số thứ tự 5 luôn luôn là Mậu • Số thứ tự 6 luôn luôn là Kỷ • Số thứ tự 7 luôn luôn là Canh • Số thứ tự 8 luôn luôn là Tân SẮP SẾP BẢNG HOA GIÁP THEO CỘT DỌC Uploaded with ImageShack.us SẮP SẾP BẢNG HOA GIÁP THEO CỘT NGANG Uploaded with ImageShack.us Sử dụng thuyết "Nạp Giáp" ta đã có thể lập ra 8 vòng như sau: VÒNG 1 CỦA BẢNG HOA GIÁP: Uploaded with ImageShack.us Trình bày vòng 1 theo bảng Lạc Thư Uploaded with ImageShack.us Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 7, 2010 VÒNG 2 CỦA BẢNG HOA GIÁP Uploaded with ImageShack.us Trình bày theo lạc thư: Uploaded with ImageShack.us VÒNG 3 CỦA BẢNG HOA GIÁP Uploaded with ImageShack.us Trình bày theo bảng Lạc Thư: Uploaded with ImageShack.us Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 7, 2010 VÒNG 4 CỦA BẢNG HOA GIÁP Uploaded with ImageShack.us Trình bày theo bảng Lạc thư: Uploaded with ImageShack.us VÒNG 5 CỦA BẢNG HOA GIÁP Uploaded with ImageShack.us Trình bày theo bảng Lạc Thư: Uploaded with ImageShack.us VÒNG 6 CỦA BẢNG HOA GIÁP Uploaded with ImageShack.us Trình bày theo bảng Lạc Thư: Uploaded with ImageShack.us Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 7, 2010 VÒNG 7 CỦA BẢNG HOA GIÁP Uploaded with ImageShack.us Trình bày bằng bảng Lạc Thư Uploaded with ImageShack.us Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 7, 2010 VÒNG 8 CỦA BẢNG HOA GIÁP Uploaded with ImageShack.us Trình bày bằng bảng Lạc Thư Uploaded with ImageShack.us LƯU Ý VỀ CÁC SỐ TRÙNG LƯU TRONG 8 VÒNG CỦA BẢNG HOA GIÁP: Khi can Giáp Nhâm được nạp vào 8 vòng của quẻ Càn ta sẽ được 12 số trùng lưu như sau: Uploaded with ImageShack.us Như vậy, trong 24 ngày được gọi là "trùng lưu" này, thì số ngày thực tính mang thông tin, chỉ còn 12 ngày, vậy nên số "thông tin" thực có trong một Vòng sẽ là 60 - 12 = 48, tương đương với một vòng Dịch Can Chi. Khi trải qua 8 vòng thì số ngày mang "thông tin" là 48 x 8 = 384, tương đương với số hào của 64 quẻ Dịch. - Mỗi quẻ Dịch có 6 hào, ta ví dụ mỗi một Hào trong quẻ Dịch tương đương với đơn vị tính là một ngày. Như vậy, một vòng Dịch Can Chi sẽ tương đương với 60 ngày. Thuận tự hết 8 vòng, thì số ngày là: 60 x 8 = 480 ngày tương đương với 480 hào từ. Ta có thể đưa ra một kết luận rằng: trong quá trình thực tính, thì tổng số hào của Kinh Dịch là 480 hào, được phân làm 8 vòng, mỗi một vòng là 60 hào tương đương với 60 can chi, trong mỗi một vòng thì số "trùng lưu" sẽ là 12, số ngày mang "thông tin" thực là 48, theo tỷ lệ 1 / 4. Tỷ lệ này đã được Thiệu Ung ứng dụng, xây dựng học thuyết HOÀNG CỰC KINH THẾ, THIẾT BẢN THẦN SỐ, MAI HOA DỊCH SỐ, ...v.v... 480 HÀO LÀ SỐ THỰC CỦA KINH DỊCH. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 7, 2010 Cám ơn bác nhiều, mong bác xem và kiểm tra lỗi để sửa giúp cháu. 4 ỨNG DỤNG TRONG CHIÊM ĐOÁN Thú thực là tối qua cháu ngồi cả buổi mà không sao tính ra để hiểu được tại sao bác lại nói (trong phần cùng học lục nhâm) là bác hiện nay đang ở vòng 6??? Cháu hiểu thế này có đúng không ah: để chiêm đoán cho người nào, thì lấy ngày sinh của người đó là vòng 1 của bảng hoa giáp, sau đo tiếp tục tính tới thời điểm cần tính toán xem là vòng mấy phải không ạ. Nếu đúng như vậy thì cứ hết 8 vòng lại quay lại vòng 1 để tiếp tục tính tới. Cháu hiểu như vậy không biết đã đúng chưa ạ, rất mong bác giải thích cho. Còn phần trên bác sửa, tối nay cháu về sẽ chỉnh sửa lại và post lên sau. Mong bác chỉ dạy phần ứng dụng của học thuyết này. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 7, 2010 Hê hê, bác ơi tại cháu xem phần bác giảng hay quá, nhưng lại không biết mình hiểu có đúng không, vì thế mới lập topic này để tìm hiểu thêm. Cháu học mà không dùng được nên cảm thấy bứt rứt trong người, vì vậy mới hỏi lung tung. Mong bác không phiền mà giảng cho. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 7, 2010 BÁC HÀ UYÊN SỬA: ------------------------ Chào Amour Vòng 1 được trình bầy theo Lạc thư, có sự nhầm lẫn căn bản. Cụ thể như sau: 1. Hướng Tây: phối với can Đinh, bất kể quẻ nào trong 64 quẻ, thì sự khởi đầu luôn phải bắt đầu từ hào 2, tiếp đến hào 3, hào 4, hào 5, hào 6, hào 1. Như vậy can chi Đinh Hợi là tới "cực", can chi Đinh Tị là tới "cùng". 2. Hướng Tây Nam: phối can Ất, bất kể quẻ nào trong 64 quẻ khi bay về an tại cung Khôn 2, hướng Tây Nam, thì sự khởi đầu luôn phải bắt đầu từ hào 4,, tiếp đến hào 5, 6, 1, 2, 3 ứng với can chi Ất Sửu. Như vậy, thì can chi Ất Dâu sẽ tới "cực" và can chi Ất Mão sẽ tới "cùng". Đối với can Quý, thì sự khởi đầu là hào 6, tiếp đến hào 1, 2, 3, 3, 4, 5. 3. Hướng Nam: phối can Kỷ, bất kể quẻ nào trong 64 quẻ, khi bây về an tại cung Ly 9, hướng Nam, thì sự khởi đầu từ hào 6, tiếp theo là hào 1, 2, 3, 4, 5 4. Hướng Đông Nam: phối can Tân, tương tự như trên, sự khởi đầu từ hào 4, tiếp theo là hào 5, 6, 1, 2. 3. Đây là những cung được phối với bát quái mang tính "chất âm", nên thứ tự số hào là hướng tăng dần từ 1, 2, 3, 4, 5, 6. Đối với nhưng cung số 6, số 1, số 8, số 3, của Lạc Thư được phối với những quẻ mang tính "chất dương", thì thuận tự số hào là hướng giảm dần 6, 5, 4, 3, 2, 1. Cụ thể như sau: 5. Hướng Đông: phối với can Canh, sự khởi đầu là từ hào 4, tiếp theo là hào 3, 2, 1, 6, 5 6. Hướng Đông Bắc: phối với can Bính, sự khởi đầu là từ hào 6 phối Bính Dần, tiếp theo là hào 5 phối Bính Tý, tiếp theo là hào 4 phối Bính Tuất, rồi Bính Thân hào 3, Bính Ngọ hào 2, Bính Thìn hào 1 (thì mới phối ứng được với Giác Cang - Nhị thập bát tú) 7. Hướng Bắc: phối can Mậu, sự khởi đầu từ hào 2 ứng Mậu Thìn, tiếp theo Mậu Dần hào 1, Mậu Tý hào 6, Mậu Tuất hào 5 (sao Khuê), Mậu Thân hào 4, Mậu Ngọ hào 3. 8. Hướng Tây Bắc: phối can Giáp Nhâm, sự khởi đầu đối với Giáp Tý là từ hào 1, Giáp Tuất hào 6, Giáp Thân hào 5, Giáp Ngọ hào 4, Giáp Thìn hào 3, Giáp Dần hào 2 (mới sinh được vòng Lộc Tồn). Đối với can Nhâm, thì sự khởi đầu là từ hào 5, tiếp theo là hào 4, 3, 2, 1, 6. Amour nên sửa lại, vì đây là kiến thức vô cùng quan trọng. Hà Uyên. ------------------------ nay xin sửa lại chung cho cả 8 vòng như sau: Uploaded with ImageShack.us xin bác Hà Uyên xem lại giúp cháu đã đúng chưa ạ. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 12 Tháng 7, 2010 Chào Amour Thấy Amour nói và bàn tới thuyết Nạp Giáp, lại thêm Amour cũng đã khảo tới sự phối hợp "thời gian" với Kinh Dịch. Mỗi một vòng Hoa Giáp khi phối hợp với Hào từ, đều xẩy ra hiện tượng tồn tại số "trùng lưu" như sau - Số 1 ~ số 49 ==> Giáp Tý <=> Nhâm Tý - số 2 ~ số 50 ==> Ất Sửu <=> Quý Sửu - số 9 ~ số 21 ==> Nhâm Thân <==> Giáp Thân - số 10 ~ số 22 ==> Quý Dậu <==> Ất Dậu - số 11 ~ số 59 ==> Giáp Tuất <==> Nhâm Tuất - số 12 ~ số 60 ==> Ất Hợi <==> Quý Hợi - số 19 ~ số 31 ==> Nhâm Ngọ <==> Giáp Ngọ - số 20 ~ số 32 ==> Quý Mùi <==> Ất Mùi - số 21 ~ số 9 ==> Giáp Thân <==> Nhâm Thân - số 22 ~ số 10 ==> Ất Dậu >==> Quý Dậu - số 29 ~ số 41 ==> Nhâm Thìn <==> Giáp Thìn - số 30 ~ số 42 ==> Quý Tị <==> Ất Tị - số 31 ~ số 19 ==> Giáp Ngọ <==> Nhâm Ngọ - số 32 ~ số 20 ==> Ất Mùi <==> Quý Mùi - số 39 ~ số 51 ==> Nhâm Dần <==> Giáp Dần - số 40 ~ số 52 ==> Quý Mão <==> Ất Mão - số 41 ~ số 29 ==> Giáp Thìn <==> Nhâm Thìn - số 42 ~ số 30 ==> Ất Tị <==> Quý Tị - số 49 ~ số 1 ==> Nhâm Tý <==> Giáp Tý - số 50 ~ số 2 ==> Quý Sửu <==> Ất Sửu - số 51 ~ số 39 ==> Giáp Dần <==> Nhâm Dần - số 52 ~ số 40 ==> Ất Mão <==> Quý Mão - số 59 ~ số 11 ==> Nhâm tuất <==> Giáp Tuất - số 60 ~ số 12 ==> Quý Hợi <==> Ất hợi Amour đọc và khảo, có nhận xét thấy được điều gì không ? Tại sao số 31 là Giáp Ngọ trùng lưu với số 19 là Nhâm Ngọ ? Có phải từ đây mà hình thành quy luật, như Amour nói là thuyết "nạp giáp", rồi chỉ rõ rằng "cách bát tương sinh", cặp số 1 ~ 31 đều được Nạp Âm với Ngũ hành giống nhau 4 - 2 - 3 - 5 - 4 (Kim-Hoả-Mộc-Thổ-Kim). Cụ thể: - Giáp Tý - Giáp Ngọ = 4 - 2 -3 - 5 - 4 (Kim - Hỏa - Mộc - Thổ - Kim) - Giáp Thìn - Giáp Tuất = 2 - 1 - 5 - 4 - 3 (Hỏa - Thủy - Thổ - Kim - Mộc) - Giáp Thân - Giáp Dần = 1 - 5 - 2 - 3 - 1 (Thủy - Thổ - Hỏa - Mộc - Thủy) Amour có khảo chứng được không ? Lưu ý với Amour đừng để nhầm lẫn, như khi đọc chưa kỹ về thuyết Hào thần, mà đã vội lập thành bảng biểu không được chính xác. Do vì tôi đã có một bài viết riêng cho sự phối hợp Hào thần với Thời gian, đó là bài #12 tại chuyên mục "Cùng nhau học Dịch". "Chu Dịch học thuyết" có lời bàn về quẻ Sơn Thuỷ Mông viết: "Vật mới sinh tất ngu tối, cho nên cây quả có vỏ phủ ngoài mầm, người ta mà ngu tối tất cũng vô tri, cũng như cây quả, có vỏ phủ ngoài mầm, vỏ ngoài của cây không thể tự tách bỏ, mà đợi sấm, mưa đến mới tách bỏ đi được ; người ta ở vào "thời" ngu tối cũng không tự thoát ra được, phải đợi người giúp thoát ra." Con Người được tạo sinh bởi Trời Đất, trong mỗi người đều tự có lòng "thành tín". Nhưng, Dịch lại hỏi rằng, lòng "thành tín" này, rộng hay là hẹp đây ?, cũng như khi ta nói: "mở rộng tấm lòng" vậy !!!. (rộng hẹp, trên dưới, to nhỏ, trước sau, chung thuỷ, nhân quả,...v.v...) Can Năm sinh của Amour là can Ất, ngày sinh của Amour cũng là can Ất, theo Tử Vi thì Mệnh lập tại cung Thìn có sao Tham lang. Can năm sinh "trùng lưu" với can ngày sinh, cùng là can Ất, thì số Tử bình gọi là Tỷ - Kiếp. Cũng như sao Tham lang được phối với can Giáp, sao Tử vi được phối với can Kỷ, do vậy Ất gặp Giáp thì Tử Bình gọi là "Kiếp". Hướng Tây Nam: phối can Ất, bất kể quẻ nào trong 64 quẻ khi bay về an tại cung Khôn 2 hướng Tây Nam, thì sự khởi đầu luôn phải bắt đầu từ hào 4, tiếp đến hào 5, 6, 1, 2, 3. Ta có: - Ất Sửu hào 4 - Ất Hợi hào 5 - Ất Dậu hào 6 - Ất Mùi hào 1 - Ất Tị hào 2 - Ất Mão hào 3 Trong đó, can chi ngày Ất Dậu hào 6 là tới "cùng", can chi ngày Ất Mão hào 3 là tới "cực". Amour sinh ngày có can chi là ẤT MÃO, như vậy, theo Phong Thủy thì hướng Tây Nam đối với Amour phải hết sức cẩn trọng vậy (!). Amour sẽ hỏi rằng, hướng Tây Nam theo PHONG THỦY tại sao lại như vậy ? Bao giờ thì xẩy ra ? Hoàng Đế hỏi, Kỳ Bá trả lời: Đây là Âm Dương của Thiên Địa, nó không phải là sự vận hành của ngũ hành trong Tứ thời, vả lại Âm Dương là cái gì hữu danh mà vô hình, cho nên nếu đếm ra thì con số có đến mười, nếu suy ra có đến trăm, tán rộng ra có đến ngàn, suy ra có đến vạn...v.v... Không phải Năm - Tháng - Ngày - Giờ nào cũng phải cẩn trọng, "Vận Mệnh" con người thì có Khách vận và Chủ vận, trong 64 quẻ Dịch 384 hào từ (480), thì tới một thời điểm, khi một Can Chi cũng như một Hào từ "XÉO BAY" về hướng Tây Nam, sự ứng hợp thời gian sẽ xẩy ra. Hà Uyên. 3 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 7, 2010 Cám ơn bác! những gì bác dạy cao siêu quá, mà cháu lại thích "mì ăn liền" thành ra lung tung hết cả :), mong bác không ngại cháu tối dạ tiếp tục chỉ bảo cho: Uploaded with ImageShack.us Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 9, 2010 cháu lại thích "mì ăn liền" Chào Amour Chủ đề về Lục Nhâm, lâu lâu không được hâm nóng. Chắc là Amour thời gian này đang mắc bận việc chăng (!) Hà Uyên Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 10, 2010 cháu chào bác Hà Uyên, dạo này cháu bận quá nên đành phải tạm ngưng một thời gian. Hi vọng sẽ sớm có thời gian để học hỏi cùng bác và các ACE. Kính bác. Share this post Link to post Share on other sites
Posted 20 Tháng 10, 2010 .............. Can Năm sinh của Amour là can Ất, ngày sinh của Amour cũng là can Ất, theo Tử Vi thì Mệnh lập tại cung Thìn có sao Tham lang. Can năm sinh "trùng lưu" với can ngày sinh, cùng là can Ất, thì số Tử bình gọi là Tỷ - Kiếp. Cũng như sao Tham lang được phối với can Giáp, sao Tử vi được phối với can Kỷ, do vậy Ất gặp Giáp thì Tử Bình gọi là "Kiếp". Hướng Tây Nam: phối can Ất, bất kể quẻ nào trong 64 quẻ khi bay về an tại cung Khôn 2 hướng Tây Nam, thì sự khởi đầu luôn phải bắt đầu từ hào 4, tiếp đến hào 5, 6, 1, 2, 3. Ta có: - Ất Sửu hào 4 - Ất Hợi hào 5 - Ất Dậu hào 6 - Ất Mùi hào 1 - Ất Tị hào 2 - Ất Mão hào 3 Trong đó, can chi ngày Ất Dậu hào 6 là tới "cùng", can chi ngày Ất Mão hào 3 là tới "cực". Amour sinh ngày có can chi là ẤT MÃO, như vậy, theo Phong Thủy thì hướng Tây Nam đối với Amour phải hết sức cẩn trọng vậy (!). Amour sẽ hỏi rằng, hướng Tây Nam theo PHONG THỦY tại sao lại như vậy ? Bao giờ thì xẩy ra ? Hoàng Đế hỏi, Kỳ Bá trả lời: Đây là Âm Dương của Thiên Địa, nó không phải là sự vận hành của ngũ hành trong Tứ thời, vả lại Âm Dương là cái gì hữu danh mà vô hình, cho nên nếu đếm ra thì con số có đến mười, nếu suy ra có đến trăm, tán rộng ra có đến ngàn, suy ra có đến vạn...v.v... Không phải Năm - Tháng - Ngày - Giờ nào cũng phải cẩn trọng, "Vận Mệnh" con người thì có Khách vận và Chủ vận, trong 64 quẻ Dịch 384 hào từ (480), thì tới một thời điểm, khi một Can Chi cũng như một Hào từ "XÉO BAY" về hướng Tây Nam, sự ứng hợp thời gian sẽ xẩy ra. --------------- Bác Hà Uyên kính mến, Cháu đọc quốn "Bát trạch minh kính" thấy nói người sinh năm Ất Mão vào Hạ Nguyên (1975) thì mệnh Bát Trạch cung Đoài thuộc Tây tứ trạch, và hướng Tây Nam vốn là hướng Thiên y của người mệnh Đoài. Xin hỏi bác tại sao hướng này cháu lại phải cẩn trọng ạ? cháu cũng nghe là môn Huyền không có tính phi tinh, và sao Mậu kỷ đô thiên bay vào hướng nào thì hướng đó là hướng hung hoạ. Có phải bác đang nói về sao này không ạ? Share this post Link to post Share on other sites