Hà Uyên

Kiến Thức Liên Quan Tới Sinh Mệnh.

10 bài viết trong chủ đề này

Thiên năm: ÂM DƯƠNG ỨNG TƯỢNG ĐẠI LUẬN

Hoàng Đế nói: Âm Dương là đạo của trời đất, là giường mối của muôn vật, là cha mẹ của sự biến hóa, là gốc ngọn của sự sinh sái, là cái kho chứa mọi sự thần minh (1).

Trị bệnh phải tìm tới gốc (2). Nên biết rằng, tích lũy nhiều Dương là trời, tích lũy nhiều Âm là Đất (3). Âm thì tĩnh, Dương thì táo (4). Dương sinh ra, Âm nuôi lớn (5). Dương giảm đi, Âm tiềm tạng (6). Dương hóa khí, Âm thành hình (7). Hàn cực sinh ra Nhiệt, Nhiệt cực sinh ra Hàn (8). Khí hàn sinh ra chất trọc (đục), khí nhiệt sinh ra chất thanh (trong) (9). Thanh khí ở bộ phận dưới thì sinh chứng xôn tiết, trọc khí ở bộ phận trên thì sinh chứng điền trướng (đầy tức) (10). Đó là Âm Dương ở trong người do sự ‘Nghịch tùng’ mà sinh bệnh vậy (11).

Cho nên thanh Dương là trời, trọc Âm là đất, khí đất bốc lên thành mây, khí trời giáng xuống thành mưa, mưa làm ra bởi địa khí, mây làm ra bởi thiên khí (12). Thanh dương tiết lên thượng khiếu, trọc Âm tiết xuống hạ khiếu (13). Thanh dương phát ra tấu lý, trọc Âm chạy vào năm Tạng (14). Thanh dương đầy đủ ở tứ chi trọc Âm qui tụ về lục phủ (15).

Thủy là Âm: Hỏa là Dương (16). Dương là khí, Âm là vị (1) (17). Vị theo về hình, hình theo về khí, khí theo về tinh, tinh theo về hóa (18). Tinh nhờ ở khí, hình nhờ ở vị (3) (19). Do hóa sinh ra tinh, do khí sinh ra hình (20).

Vị làm thương hình, khí làm thương tinh (21).

Tinh hóa làm khí, khí thương bởi vị (22).

Âm vị tiết ra hạ khiếu, Dương khí tiết ra thượng khiếu (23).

Vị hậu thuộc về Âm, bạc thuộc về dương (24).

Vị hậu thì phát tiết, bạc thì không, khí bạc thì phát tiết, hậu thì phát nhiệt. Cái khí của tráng hỏa suy, thì cái khí của thiếu hỏa tráng (25).

Tráng hỏa ‘thu hút’ khí, khí ‘thu hút’ thiếu hỏa (26).

Tráng hỏa làm tán khí, thiếu hỏa sẽ sinh khí(27).

Khí vị tân, cam, công năng của nó chuyên về phát tán, thuộc Dương (28). Khí vị toan, khổ, công năng của nó có thể dũng liệt, thuộc Âm (29).

Âm thắng thì Dương sẽ mắc bệnh: Dương thắng thì Âm sẽ mắc bệnh (30). Dương thắng thì nhiệt, Âm thắng thì hàn (31).

Gặp (trùng) hàn thì hóa nhiệt, gặp nhiệt thì hóa hàn (32).

Hàn làm thương hình, nhiệt làm thương khí (33). Khí bị tổn thương thành bệnh đau, hình bị thương thành bệnh thũng (34).

Nếu trước đau mà sau mới thũng, đó là khí làm thương hình; nếu trước thũng mà sau mới đau, đó là hình làm thương khí(35).

Phong thắng thì sinh ra động (36). Nhiệt thắng thì sinh ra thũng (37). Táo thắng thì sinh ra can (38). Hàn thắng thì sinh ra ‘phù’ (thần khí phù việt) (39). Thấp thắng thì sinh ra ‘nhu tiết’ (ẩm thấp), tiết tả (40).

Trời có bốn mùa, năm hành để thi hành sự sinh trưởng, thâu, tạng, và để sinh ra các khí hàn, thử, táo, thấp, phong (41).

Người có năm tạng hóa ra năm khí, để sinh ra hỷ, nóùä, bi, ưu khủng (2) (42).

Cho nên, hỷ với nóùä làm thương đến khí, hàn với thử làm thương đến hành (3) (43).

Bạo nóùä thì thương đến Âm, bạo hỷ thì thương đến hình (44).

Nếu khí dẫn ngược lên, mạch sẽ bị đầy tràn, ly thoát mất cái hình của chân tạng (45).

Hỷ, nóùä không hạn chế, hàn thử để quá độ, sinh mệnh sẽ không được bền (46).

Cho nên ‘Trùng Âm’ tất bệnh dương, ‘Trùng dương’ tất bệnh Âm (47).

Mùa Đông bị thương về hàn, tới mùa Xuân tất phát bệnh ôn (48) ; mùa Xuân bị thương về phong, tới mùa Hạ tất sẽ phát bệnh xôn tiết (49). Mùa Hạ bị thương về thử, tới mùa Thu tất phát bệnh hơi ngược (50). Mùa Thu bị thương về thấp, tới mùa Đông tất phát bệnh khái thấu (51).

Hoàng Đế hỏi rằng:

Tôi nghe các bực thánh nhân đời thượng cổ, hiểu rõ thân thể con người, về tạng, phủ thì phân biệt rõ ràng, Về kinh mạch thì xét rõ đầu mối; Về ‘lục hợp’ của mạch, nêu rõ xự hội thông của nóù; Về các ‘khí huyệt’ thì chỉ rõ từng nơi và ấn định tên của nó. Về các ‘khê, cốc’ đều chỉ rõ cái chỗ bắt đầu của nó; Về bộ phận bì phu, có nghịch có tùng, đều có điều lý; Về bốn mùa, Âm dương, đều có kinh hỷ, và ứng vào thân thể con người, đều có biểu lý liên lạc với nhau...Có thật thế chăng ?(52).

Kỳ Bá thưa rằng:

Đông phương sinh ra phong (gió), phong sinh mộc, mộc sinh toan, toan sinh can, can sinh cân (gân), cân sinh tâm, Can chủ về mắt (53).

Theo lẽ đó, ở trời gọi là ‘huyền’, ở người gọi là ‘đạo’, ở đất thì là ‘hóa’, hóa sinh năm vị (54). Đạo sinh ra trí, huyền sinh ra thần (55).

Thần ở trời tức là khí phong; ở đất tức là hành mộc, ở thân thể con người tức cân; ở tạng phủ con người tức Can. (56)

Ở sắc là màu xanh; ở Âm là âm giác; ở tiếng là tiếng hô (thở ra, reo hò); ở sự biến động là ác (nắm tay lại, hình dung sự co gân); ở khiếu là mắt; ở vị là toan; ở chí là nộ (57).

Nóä (giận) làm thương Can, bi sẽ thắng nộ; phong làm thương cân, táo sẽ thắng phong; toan làm thương cân, tân sẽ thắng toan(59).

Nam phương sinh nhiệt (nóng), nhiệt sinh hỏa (1) hỏa sinh khổ, khổ sinh Tâm. Tâm chủ huyết, huyết sinh Tỳ, Tâm chủ về lưỡi (60).

Theo lẽ đó, ở trời là khí nhiệt, ở đất là hành hỏa ở thể là mạch, ở tạng là Tâm (6) (61).

Ở sắc là xích (đỏ), ở Âm là Âm chủy, ở tiếng là tiếng cười, ở sự biến động là ưu (lo), ở khiếu là lưỡi, ở vị là khổ, ở chí là hỷ (62).

Hỷ quá thì thương Tâm, khủng sẽ thắng hỷ; Nhiệt quá thì thương khí; hàn sẽ thắng nhiệt; khổ làm thương khí, hàn sẽ thắng khổ (63).

Trung ương sinh thấp, thấp sinh thổ, thổ sinh cam, cam sinh Tỳ, Tỳ sinh nhục, nhục sinh Phế, Tỳ chủ về miệng (64).

Theo lẽ đó, ở trời là khí thấp, ở đất là hành thổ, ở thể là nhục, ở Tạng là Tỳ. Ở sắc là sắc vàng, ở Âm là âm cung, ở tiếng là tiếng hát, ở sự biến động là uế. Ở khiếu là miệng, ở vị là cam, ở chí là tư (nghĩ ngợi) (65).

Tư quá thì thương Tỳ, nóùä sẽ thắng tư; thấp quá thì thương nhục, phong sẽ thắng thấp, cam quá thì thương nhục, toan sẽ thắng cam(66).

Tây phương sinh Táo, Táo sinh Kim, Kim sinh tân, Tân sinh Phế; Phế sinh bì mao, bì mao sinh Thận; Phế chủ về mũi (67).

Theo lẽ đó, ở trời là khí táo, ở đất là hành kim, ở thân thể là bì mao, ở Tạng là Phế, ở sắc là sắc trắng, ở Âm là âm thương, ở tiếng là tiếng khóc; ở sự biến động là ho, ở khiếu là mũi, ở vị là tân; ở chí là ưu (68).

Ưu làm thương Phế, hỷ sẽ thắng ưu, nhiệt làm thương bì mao, hàn sẽ thắng nhiệt, tân làm thương bì mao, khổ sẽ thắng tân (69).

Bắc phương sinh hàn, hàn sinh thủy, thủy sinh hàm, hàm sinh thận, thận sinh cốt tủy, tủy sinh can, thận chủ về tai (70).

Theo lẽ đó, ở trời là khí hàn, ở đất là hành thủy; ở thân thể là xương, ở Tạng là Thận, ở sắc là sắc đen, ở Âm là âm vũ, ở tiếng là tiếng thở dài, ở sự biến động là run rẩy, ở khiếu là tai, ở vị là hàm, ở chí là khủng (71).

Khủng quá thương Thận, tư sẽ thắng khủng; Hàn quá làm thương huyết, Táo sẽ thắng hàn, Hàm quá làm thương huyết, cam sẽ thắng hà(72).

Cho nên nói rằng: trời đất là một bộ, vị trên và dưới của muôn vật, Âm với dương, đối với người là huyết khí của nam nữ (73).

Tả với hữu là đường lối của Âm dương, thủy với hỏa là triệu chứng của Âm dương, Âm với dương là trước sau của muôn vật (74).

Nên chú ý rằng: Âm ở bên trong, nhờ có sự giữ gìn của dương ở bên ngoài. Dương ở bên ngoài nhờ sự sai khiến của Âm ở bên trong (75).

Hoàng Đế hỏi rằng: Nên bắt chước ở Âm Dương như thế nào? (76).

Kỳ Bá thưa rằng: Dương thắng thì mình nóng, tấu lý vít lấp, thở mạnh và khó cúi hoặc ngửa, mồ hôi không ra mà nhiệt, răng se; do đó thành phiền oán (bực dọc, nóng nảy), bụng đầy, thuộc chứng chết, chỉ qua được mùa đông, không qua được mùa Hạ (77).

Âm thắng thì mình lạnh, mồ hôi ra, mình thường mát, thường run và rét. Rét thì quyết, quyết thì bụng đầy, thuộc chứng chết, chỉ qua được mùa Hạ không qua được mùa Đông. Đó là sự biến của Âm Dương ‘thiên thắng’, và là chứng trạng phát hiện vậy (78).

Hoàng Đế hỏi rằng: Muốn điều dưỡng hai khí âm dương, phải làm sao?(79).

Kỳ Bá thưa rằng: Nếu biết được cái lẽ ‘thất tổn, bát ích’, thì hai khí ấy có thể điều hòa. Nếu không biết, sẽ là cái cơ tảo suy vậy. (80)

Con người, năm bốn mươi tuổi, Âm khí đã tới phân nửa, sự khởi cư đã suy rồi (81).

Tới năm năm mươi tuổi, thân thể nặng nề, tai mắt không còn sáng tỏ nữa(82)

Tới năm sáu mươi tuổi, thì Âm suy, khí đã rất suy, chín khiếu không thông lợi, dưới hư trên thực, nước mũi nước mắt thường chảy ra (83).

Cho nên nói: biết thì khỏe mạnh, không biết thì chóng già (84).

Thần khí, vốn ‘cùng ‘ sinh ra ở Âm tinh, mà về sau cái danh nó ‘khác’ đấy thôi(85). Người trí xét rõ tự chỗ ‘đồng’ (cùng), còn kẻ ngu trí biết xét ở chỗ ‘dị’ (khác), kẻ ngu thường bất túc người trí thường hữu dư (86).

Vì hữu dư nên tai mắt sáng tỏ, thân thể khỏe mạnh, đến tuổi lão mà vẫn được như trai tráng; đã trai tráng mà lại càng đầy đủ thêm(87).

Vì thế nên bực thánh nhân làm cái việc ‘vô vi’ vui cái yên ‘điềm đạm’, thuận dục khoái chí ở trong cái phạm vi ‘hư vô’ (88). Cho nên thọ mệnh vô cùng, sống chung trời đất...Đó là phương pháp trị thân của bậc thánh nhân vậy (89).

- Trời ‘bất túc’ về phương tây bắc, Tây bắc thuộc Âm, do đó, con người tai mắt bên hữu không sáng bằng bên ta(90). Û Đất ‘bất mãn’ về phương đông nam, Đông nam thuộc dương, do đó, con người tay chân tả không mạnh bằng bên hữu (91).

Hoàng Đế hỏi: Vì cớ sao? (92).

Kỳ Bá thưa rằng: Phương đông thuộc Dương, Vì là dương, nên tinh khi dồn lên trên thì trên sáng mà dưới hư, cho nên khiến tai mắt sáng tỏ mà tay chân không mạnh (93). Phương tây thuộc Âm, Vì là Âm, nên tinh khí dồn ở dưới, dồn ở dưới thì dưới thịnh mà trên hư, cho nên khiến tai mắt không sáng tỏ, mà tay chân được mạnh (94).

Cho nên, đều là cảm phải tà khí, mà về bộ phận trên thì bên hữu nặng hơn, về bộ phận dưới thì bên tả nặng hơn (95). Đó chính vì thiên địa âm dương không thể toàn vẹn được, nên tà khí cũng do chỗ thiếu hụt ấy để xâm lấn (96).

Cho nên, trời có tinh, đất có hình, trời có tám cõi, đất có năm hành, vì thế mới có thể làm được cha mẹ cả muôn vật (97).

Thanh dương bốc lên trời, trọc Âm theo xuống đất (98).

Nhân có sự động tĩnh, làm giường mối cho sự ‘thần minh’ nên mới phát triển được cái công năng sinh, trưởng, thâu, tàng, hết rồi lại có (99).

Chỉ bực người hiền, về bộ phận trên biết bắt chước trời để nuôi đầu, bộ phận dưới biết bắt chước đết để nuôi chân, về bộ phận giữa lựa theo nhân sự để nuôi năm tạng (100).

Thiên khí thông vào phế, địa khí thông vào ách (thực quản), phong khí thông vào Can, lôi khí thông vào Tâm, cốc khí thông vào Tỳ, vũ khí thông vào Thận (101).

Sáu kinh coi như sông, trường vị coi như biển, chín khiếu là nơi tiết ra của hơi nước (102).

Lấy Âm dương của trời đất làm Âm dương của con người (103)

Dương hãn, mượn tiếng ‘vũ’ của trời đất để đặt làm tên (104).

Dương khí, mượn tiếng ‘lôi’ của trời đất để đặt tên (105).

Bạo khí tượng với lôi, nghịch khí tượng với dương (106).

- Vậy về phương pháp trị liệu, nếu không bắt chước cái lý Âm dương của trời đất, sẽ khó thoát tai hại (107).

Cho nên khí tà phong nó đến, gấp hơn gió mưa (108). Người chữa bệnh giỏi, vhữa bệnh ngay từ lúc tà còn ở bì mao; bực thứ nữa, chữa tà khí vào tới cơ phu, bực thứ nữa, chữa khí tà vào tới cân mạch, lại bực thứ nữa, chữa khí tà vào tới sáu phủ, lại bực thứ nữa, chữa khí tà vào tới năm tạng. Để tà vào tới năm tạng thì nửa chết, nửa sống (109).

Nếu cảm nhiễm phải tà khí của trời, thì sẽ hại tới năm tạng, nếu cảm nhiễm về sự nóng hay lạnh của loài thủy cốc thì sẽ hại tới sáu phu(110).û.

Nếu cảm nhiễm phải thấp khí của đất, thì sẽ hại tới bì, nhục, cân, mạch (111).

Cho nên người khéo dùng châm, từ Âm phận dẫn qua dương phận, từ dương phận dẫn qua Âm phận. lấy bên hữu để trị bên tả, lấy bên tả để trị bên hữu, lấy ngoài biểu để biết trong lý, lấy tinh thần của mình để hiểu biết bệnh tình của người bệnh (113).

Do đó, để xem cái nguyên nhân của bệnh nó phát sinh từ đâu, và cái lý tà, chính, hư, thực như thế nào...Như thế mới khỏi gây nên tai hại (114).

Người khéo ‘chẩn’, xét ở sắc, ấn vào mạch, phải phân biệt Âm Dương trước đã (115). Xét rõ thanh hay trọc, để biết thuộc về bộ phận nào (116). Coi hơi thở, nghe tiếng nói, mà biết được sự đau đớn thế nào (117). Xem quyền, hành, qui, củ để mà biết được bệnh nó chủ về đâu (118). Ấn tay vào bộ vị Xích, Thốn nhận rõ phù, trầm, hoạt, sắc...Mà biết được bệnh do đâu sinh ra (119). Rồi lại xem đến cả người không có bệnh, để rút kinh nghiệm, như thế sẽ không nhầm lẫn nữa (120).

Bệnh khi mới phát sinh, có thể dùng châm thích cho khỏi, khi bệnh thế đã thịnh, đừng vội dứt bỏ châm, đợi tà khí suy dần, sẽ thôi (121).

Nhân cái lúc bệnh tà còn nhẹ, mà phạt dương cho nó tiết ra, đến khi bệnh thế đã thịnh, phải để cho nó giảm bớt dần, đến khi bệnh thế đã suy thì phải giúp ích chính khí cho nó đầy đủ thêm(122).

Hình bất túc, dùng khí để ôn, tinh bất túc, dùng vị để bổ (123).

Nếu bệnh tà ở phần trên, làm cho nó vọt lên, nếu ở bộ phận dưới, dẫn cho nó hạ xuống, nếu đầy ở bộ phận giữa, nên theo bên trong mà tả (124).

Nếu là tà biểu, tẩm vào nước cho phát hãn (125); Nếu ở bì mao làm cho phát tán (126); Nếu tà khí quá mạnh, nên dùng phép án ma cho thâu dẫn (127); nếu là thực, nên tán và tả (128).

Xét rõ Âm dương, để chia nhu cương. Dương bệnh trị ở Âm, Âm bệnh trị ở dương (129).

Định rõ khí huyết, cần giữ bộ vị (130). Nếu huyết thực, làm cho nó hành, nếu khí hư, nên tuyên dẫn cho thông xướng (131).

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LINH KHU - THIÊN 41

ÂM DƯƠNG HỆ NHẬT NGUYỆT LUẬN

Hoàng Đế hỏi: "Ta nghe nói Thiên thuộc Dương, Địa thuộc Âm, Nhật thuộc Dương, Nguyệt thuộc Âm, những điều nói trên hợp với con người như thế nào ?"[1].

Kỳ Bá đáp : "Từ thắt lưng trở lên thuộc Thiên, từ thắt lưng trở xuống thuộc Địa, cho nên Thiên thuộc Dương, Địa thuộc Âm, cho nên 12 kinh mạch của Túc nhằm ứng với 12 nguyệt[2]. Nguyệt sinh ra từ thủy, cho nên bên dưới thuộc Âm, 10 ngón tay thuộc Thủ nhằm ứng với 10 nhật, nhật chủ về Hỏa, cho nên bên trên thuộc Dương"[3].

Hoàng Đế hỏi: "Khi nó hợp với kinh mạch của Thủ Túc thì thế nào ?"[4].

Kỳ Bá đáp : "Tháng Dần là tháng sinh Dương của chính nguyệt (tháng giêng), chủ về Thiếu Dương của tả túc, tháng Vị (mùi) là tháng 6 chủ Thiếu dương của hữu túc, tháng Mão là tháng 2 chủ Thái dương của tả túc, tháng Ngọ là tháng 5 chủ Thái dương của hữu túc, tháng Thìn là tháng 3 chủ Dương minh của tả túc, tháng Tỵ là tháng 4 chủ Dương minh của hữu túc; đây là lúc lưỡng Dương hợp nhau ởphía trước, vì thế gọi là Dương minh[5].

Tháng Thân là tháng 7 chủ Thiếu âm của hữu túc, đây là tháng sinh Âm, tháng Sửu là tháng 12 chủ Thiếu âm của tả túc, tháng Dậu là tháng 8 chủ Thái âm của hữu túc, tháng Tý là tháng 11 chủ Thái âm của tả túc, tháng Tuất là tháng 9 chủ Quyết âm của hữu túc, tháng Hợi là tháng 10 chủ Quyết âm của tả túc; đây là lưỡng Âm giao ở tận, cho nên gọi là Quyết âm[6].

Giáp chủ Thiếu Dương của tả thủ, Kỷ chủ Thiếu Dương của hữu thủ, Ất chủ Thái dương của tả thủ, Mậu chủ Thái dương của hữu thủ, Bính chủ Dương minh của tả thủ, Đinh chủ Dương minh của hữu thủ, đây là giai đoạn của lưỡng Hỏa cùng hợp chung nhau, cho nên gọi là Dương minh[7].

Canh chủ Thiếu âm của hữu thủ, Qúy chủ Thiếu âm của tả thủ, Tân chủ Thái âm của hữu thủ, Nhâm chủ Thái âm của tả thủ [8].

Cho nên Dương của Túc thuộc về Thiếu dương trong Âm, Âm của Túc thuộc về Thái âm trong Âm, Dương của Thủ thuộc Thái dương trong Dương, Âm của Thủ thuộc về Thiếu âm trong Dương[9]. Từ thắt lưng trở lên thuộc Dương, từ thắt lưng trở xuống thuộc Âm[10].

... Đối với ngũ tạng, Tâm thuộc Thái Dương trong Dương, Phế thuộc Thiếu âm trong Dương, Can thuộc Thiếu dương trong Âm, Tỳ thuộc Chí âm trong âm, Thận thuộc Thái âm trong Âm"[11].

Hoàng Đế hỏi: "Phép châm trị phải thế nào ?"[12].

Kỳ Bá đáp : "Tháng giêng, tháng 2 và tháng 3, nhân khí tại tả, không nên châm vào Dương khí ở tả túc, tháng 4, tháng 5 và tháng 6, nhân khí ở tại hữu, không nên châm vào Dương khí ở hữu túc, tháng 7, tháng 8, tháng 9, nhân khí ở tại hữu, không nên châm vào Âm khí ở hữu túc, tháng 10, tháng 11, tháng 12, nhân khí ở tại tả, không nên châm vào Âm khí ở tả túc"[13].

Hoàng Đế hỏi: "Trong ngũ hành, đông phương thuộc Giáp Ất Mộc, nó chủ mùa xuân (nó làm cho xuân được vượng), mùa xuân thuộc màu xanh, chủ về Can, Can thuộc Túc Quyết âm[14]. Nay phu tử lại cho rằng Giáp thuộc Thiếu dương của tả thủ, không hợp với độ số (mà chúng ta đã nói), tại sao vậy ?"[15].

Kỳ Bá đáp : "Đây là Âm Dương của Thiên Địa, nó không phải là sự vận hành của ngũ hành trong tứ thời, vả lại Âm Dương là cái gì hữu danh mà vô hình, cho nên nếu đếm ra thì con số có đến mười, nếu suy ra có đến trăm, tán rộng ra có đến ngàn, suy ra có đến vạn... Đó là ý nghĩa về Âm Dương mà chúng ta vừa bàn đến vậy"[16].

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LINH KHU - THIÊN 12

NGŨ THẬP DOANH

Hoàng Đế hỏi: “Ta mong được nghe thế nào là ngũ thập doanh”[1].

Kỳ Bá đáp: “Thiên xoay hết 1 chu thì hết nhị thập bát tú, mỗi tú vận hành 36 phân, khí của con người vận hành 1 chu[2]. Trong 1008 phân, nhật hành nhị thập bát tú, kinh mạch của con người vận hành trên dưới, trái phải, trước sau, thế là 28 mạch vận hành chu thân dài 16 trượng 2 xích nhằm ứng với nhị thập bát tú, lậu thủy chảy xuống trăm khắc nhằm phân ra ngày và đêm[3]. Cho nên con người 1 lần hô thì mạch tái động, khí vận hành 3 thốn[4]. Hô hấp định 1 tức, khí vận hành 6 thốn[5]. Khí vận hành trong trong 10 tức được 6 xích, nhật hành nhị phân, 270 tức khí hành 16 trượng 2 xích, khí vận hành giao thông với bên trong 1 chu toàn thân, nước chảy xuống 2 khắc, nhật hành 25 phân, 540 tức khí hành 1 lần nữa chu toàn thân, nước chảy xuống 4 khắc, nhật hành 40 phân, 2700 tức khí vận hành 10 chu toàn thân, nước chảy xuống 20 khắc, nhật hành 5 tú 20 phân, 13.500 tức khí vận hành 50 doanh ở toàn thân nước chảy xuống 100 khắc, nhật hành nhị thập bát tú, nước chảy xuống đã hết, mạch cũng dứt vậy[6]. Cái gọi là giao thông ý nói cùng vận hành với nhau theo đúng với con số. Vì thế con số 50 doanh đã đáp ứng đầy đủ tuổi thọ của Thiên Địa... nghĩa là sự vận hành được 810 trượng vậy[7].

LINH KHU - THIÊN 64

ÂM DƯƠNG NHỊ THẬP NGŨ LUẬN

Hoàng Đế hỏi: "Ta nghe nói vóc dáng con người gồm 2 loại Âm và Dương phân biệt như thế nào ?”[1].

Bá Cao đáp : “Trong khoảng Trời Đất, trong khoảng 4 phương và trên dưới, không có cái gì tách rời được sự phân loại của ngũ hành, con người cũng ứng theo ngũ hành[2]. Trong ngũ hành lại chia mỗi hình làm 5 loại hình khác nhau, cho nên 5 lần 5 là 25 loại hình chuẩn trong số này chưa kể đến 2 loại hình Âm và Dương như thiên ‘Thông Thiên’ đã nói, hình thái của những người thuộc Âm Dương gồm có 5 loại, cũng khác với người thường[3]. Tất cả những điều đó, ta đều đã biết cả, Ta chỉ mong được nghe giải thích về vấn đề hình dáng của 25 người này, khí huyết sinh ra làm sao ? Đặc trưng biểu hiện bên ngoài của mỗi người như thế nào ? Làm sao có thể đi từ hình dáng bên ngoài để suy ra biết được sự biến hóa của tạng phủ bên trong ? Tất cả phải hiểu như thế nào ?”[4].

Kỳ Bá đáp : "Thật là những câu hỏi rất đầy đủ, đây là những hiểu biết mà các bậc tiên sư phải giữ gìn kín đáo, dù là Bá Cao, cũng không thể rõ được nội dung”[5].

Hoàng Đế rời khỏi chỗ ngồi, lui lại vài bước, nói 1 cách cung kính: “Ta nghe rằng, ta biết được 1 người có tài năng mà không dạy cho họ những điều hay của tiên sư, đó là 1 tổn thất to tát, nhưng giả thiết nếu ai đó biết được những điều hay ấy mà lại phổ biến 1 cách bừa bãi, người có Thiên tính tốt rất ghét những việc phổ biến bừa bãi ấy, Ta chỉ mong được biết những điều hay của tiên sư để làm sáng tỏ nó rồi cất vào hộp Kim quỹ, không dám phổ biến rộng rãi bừa bãi”[6].

Kỳ Bá đáp : "Trước hết, chúng ta nên mô tả lại 5 loại hình dáng thuộc Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, tiếp đến là phân biệt được ngũ sắc, tìm ra những nét khác nhau trong 5 loại hình dáng ấy, như vậy, ta sẽ có đầy đủ 25 loại hình dáng của họ”[7].

Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe thầy nói đầy đủ hơn nữa”[8].

Kỳ Bá đáp : "Thật là thận trọng ! Thật là thận trọng ! Thần xin trình bày như sau:”[9].

Người có hình dáng của Mộc, so được với âm Thượng giốc, giống với dáng người thương đế (đông phương); Những người này có làn da màu xanh, đầu nhỏ, khuôn mặt dài, hai vai to rộng, lưng thẳng, thân người nhỏ, tay chân nhanh nhẹn; Họ có là người có tài năng, làm việc lao tâm, sức lực kém, nhiều ưu tư, chịu khó đối với việc làm; Họ là người chịu đựng được thời lệnh của mùa xuân và mùa hạ, không chịu được thời lệnh của mùa thu và mùa đông, vì vào mùa này, khi họ bị cảm bởi tà khí thì sẽ bị bệnh; Những người mẫu theo âm Thượng giốc này thuộc về Túc Quyết âm Can kinh, phần lớn dáng dấp của họ là ung dung tự tại[10].

Người thuộc Mộc hình còn chia ra làm 4 loại, người thuộc âm Đại giốc (phần trên của phía tả), so được với dạng người thuộc túc Thiếu dương Đởm kinh ở phía tả, giống với dạng người bên trên của túc Thiếu dương, thái độ làm người của họ là khiêm nhượng, hòa nhã, không tranh hơn thua[11].

Người thuộc âm Tả giốc (phần dưới của bên hữu), so được với dạng người của túc Thiếu dương Đởm kinh ở phía hữu, giống với dạng người bên dưới của túc Thiếu dương, thái độ làm người của họ là hay thuận tùng theo người khác[12].

Người thuộc âm Đệ giốc (phần trên của bên hữu), so được với dạng của người của túc Thiếu dương Đởm kinh ở phía hữu, giống với dạng người bên trên của túc Thiếu dương, thái độ làm người của họ là cầu tiến, tiến về phía trước[13].

Người thuộc âm Phán giốc (phần dưới của bên tả), so được với dạng người của túc Thiếu dương Đởm kinh ở phía tả, giống với dạng người bên dưới của túc Thiếu dương, thái độ làm người của họ là ngay thẳng (phương chính)[14].

Người có hình dáng của Hỏa, so được với âm thượng chủy, giống với dáng người xích đế (nam phương); Những người này có làn da màu đỏ, thớ thịt ở cột sống lưng nẩy nở rộng, gương mặt gầy nhọn, đầu nhỏ, các vùng vai, lưng, xương mông, bụng nẩy nở đều, tay chân nhỏ, bước đi vững vàng, xử sự với mọi vật, mọi việc rất sáng suốt, khi bước đi hai vai lắc lư nhịp nhàng, bắp thịt ở lưng tròn đầy; Hành vi của những người này đầy khí phách, xem nhẹ tiền tài, kém tự tin, nhiều ưu tư, gặp việc giải quyết sáng suốt, thích sắc đẹp; Tâm nhanh, không sống lâu, thường bị chết 1 cách tức tửi; Họ là người chịu đựng được thời lệnh của mùa xuân và mùa hạ, không chịu đựng được thời lệnh của mùa thu và mùa đông, vì vào mùa này, khi bị cảm bởi tà khí thì sẽ bị bệnh; Những người mẫu theo âm thượng chủy này thuộc về thủ Thiếu âm Tâm kinh, phần lớn dáng dấp của họ là trung thực[15].

Người thuộc Hỏa hình còn chia làm 4 loại, người thuộc âm chất chủy (phần trên của phía tả), so được với dạng người thuộc thủ Thái dương Tiểu trường kinh ở phía tả, giống với dạng người bên trên của thủ Thái dương, thái độ làm người của họ là nông cạn[16].

Người thuộc âm thiếu chủy (phần dưới của bên hữu), so được với dạng người của thủ Thái dương Tiểu trường kinh ở phía hữu, giống với dạng người bên dưới của thủ Thái dương, thái độ làm người của họ là lạc quan và thường vui vẻ[17].

Người thuộc âm hữu chủy (phần trên của bên hữu), so được với dạng người của thủ Thái dương Tiểu trường kinh ở phía hữu, giống với dạng người bên trên của thủ Thái dương, thái độ làm người của họ là không chịu nhường bước, đứng sau ai [18].

Người thuộc âm chất phán (phần dưới của bên tả), so được với dạng người của thủ Thái dương Tiểu trường kinh ở phía tả, giống với dạng người bên dưới của thủ Thái dương, thái độ làm người của họ là quẳng hết mọi ưu phiền, thung dung tự đắc[19].

Người có hình dáng của Thổ, so được với âm thượng cung, giống với dáng người hoàng đế thời thượng cổ (trung ương); Những người này có làn da màu vàng, mặt tròn, đầu to, vai và lưng nẩy nở khỏe đẹp, bụng to, đùi và cẳng chân đều đẹp, tay chân thon nhỏ, bắp thịt đầy đặn, thân hình từ trên xuống dưới đều cân đối, bước đi vững vàng, bước chân không cao; Nội tâm của họ ổn định, thường hay làm lợi cho người khác, không thích có quyền thế, chỉ thích và khéo làm việc giúp đỡ người khác; Họ là người chịu đựng được thời lệnh của mùa thu và mùa đông, không chịu đựng được mùa xuân và mùa hạ, vì vào mùa xuân và hạ, khi bị cảm bởi tà khí thì sẽ bị bệnh; Những người mẫu theo âm thượng cung này Thuộc về túc thái âm Tỳ kinh, thái độ làm người của họ là đôn hậu, thành khẩn[20].

Người thuộc Thổ hình còn chia làm 4 loại, người thuộc âm Thái cung (phần trên của phía tả), so được với dạng người thuộc túc Dương minh Vị kinh ở phía tả, giống với dạng người bên trên của túc Dương minh, thái độ làm người của họ là thích hòa thuận[21].

Người thuộc âm gia cung (phần dưới của phía tả), so được với dạng người của túc Dương minh Vị kinh ở phía tả, giống với dạng người ở bên dưới túc Dương minh, thái độ làm người của họ là đoan trang, cẩn trọng[22].

Người thuộc âm thiếu cung (phần trên của bên hữu), so được với dạng người của túc Dương Minh Vị kinh ở phía hữu, giống với dạng người bên trên của túc Dương minh, thái độ làm người của họ là uyển chuyển để được vẹn toàn[23].

Người thuộc âm tả cung (phần dưới của bên hữu), so được với dạng người của túc Dương minh Vị kinh ở phía bên hữu, giống với dạng người bên dưới của túc Dương minh, thái độ làm người của họ là siêng năng, cần cù, chuyên tâm làm việc không ngại gian lao[24].

Người có hình dáng của Kim, so được với âm thượng thương, giống với dáng người thuộc bạch đế; Những người này có làn da màu trắng, khuôn mặt vuông, đầu nhỏ, vai và lưng nhỏ, bụng nhỏ, tay chân thon nhỏ, xương gót chân như muốn gồ ra ngoài, các đốt xương toàn thân nhẹ; Họ thường gìn giữ thân hình sạch sẽ; Tâm cấp, có thể tĩnh đó có thể động, động lên 1 cách dữ dội, họ giỏi về cung cách làm quan (hành chính); Họ chịu đựng được mùa thu và mùa đông, không chịu đựng được mùa xuân và hạ, nếu bị cảm bởi tà khí thì bệnh sinh ra; Những người mẫu theo âm thượng thương này thuộc về thủ Thái âm Phế kinh, thái độ làm người của họ là cứng rắn, không chịu khuất phục[25].

Người thuộc Kim hình còn chia làm 4 loại, người thuộc âm Đại thương, (phần trên của phía tả), so được với dạng người thuộc thủ Dương minh Đại trường kinh ở phía tả, giống với dạng người ở bên trên thuộc thủ Dương minh, thái độ làm người của họ là luôn luôn giữ được thân mình trong sạch[26].

Người thuộc âm hữu thương (phần dưới của phía tả), so được với dạng người của thủ Dương minh Đại trường kinh ở phía tả, giống với dạng người ở bên dưới thủ Dương minh, thái độ làm người của họ là thư thả, dễ chịu, không bị câu nệ[27].

Người thuộc âm tả thương (phần trên của phía hữu), so được với dạng người của thủ Dương minh Đại trường kinh ở phía hữu, giống với dạng người ở bên trên của thủ Dương minh, thái độ làm người của họ là giỏi phân biệt điều phải trái[28].

Người thuộc âm Thiếu thương (phần dưới của bên hữu), so được với dạng người của thủ Dương minh Đại trường kinh ở phía hữu, giống với dạng người bên dưới của thủ Dương minh, thái độ làm người của họ là trang nghiêm, chững chạc[29].

Người có hình dáng của Thủy, so được với âm thượng vũ, giống với dáng người thuộc hắc đế; Những người này có làn da màu đen, khuôn mặt lõm vào, đầu to, cằm nhọn, hai vai nhỏ, bụng to, tay chân hay động, khi đi hay lắc lư thân hình, phần dưới từ thắt lưng đến xương cùng dài, phần lưng cao dong dỏng; Bẩm tính của họ là không cung kính ai, cũng không sợ ai, giỏi tài lường gạt người khác, đã giết người rồi thì giết đến chết; Họ chịu đựng được mùa thu và mùa đông, không chịu đựng được mùa xuân và mùa hạ, trong mùa xuân và hạ nếu bị cảm bởi tà khí thì bệnh sinh ra; Những người mẫu theo âm thượng vũ này thuộc về túc Thiếu âm Thận kinh, thái độ làm người của họ là không gò bó, hạn chế bởi 1 giới hạn nào cả[30].

Người thuộc Thủy hình còn chia làm 4 loại, người thuộc âm Đại vũ (phần trên của phía hữu), so được với người túc Thái dương Bàng quang kinh ở phía hữu, giống với dạng người bên trên thuộc túc Thái dương, thái độ làm người của họ là biểu lộ ở trên mặt một sắc thái tự đắc[31].

Người thuộc âm Thiếu vũ (phần dưới của phía tả), so được với dạng người của túc Thái dương Bàng quang kinh ở phía tả, giống với dạng người bên dưới của túc Thái dương, thái độ làm người của họ là hay quanh co, không thẳng thắn[32].

Người thuộc âm Chúng vũ (phần dưới của phía hữu), so được với dạng người của túc Thái dương Bàng quang ở phía hữu, giống với dạng người bên dưới túc Thái dương, thái độ làm người của họ là thẳng thắn, trong sạch[33].

Người thuộc âm Chất vũ (phần trên của phía tả), so được với dạng người của túc Thái dương Bàng quang kinh ở phía tả, giống với dạng người bên trên của túc Thái dương, thái độ làm người của họ là có một tâm hồn vững vàng, đạo đức cao trọng[34].

Cho nên, hình dáng con người thuộc ngũ hành, phân chia ra làm 25 lần biến hóa, đây là những điều biến hóa khó hiểu mà đa số người bình thường không quan tâm, xem thường vậy[35].

Một người nào đó đắc được cái hình dáng thuộc 25 hình, nhưng sắc diện lại hiện ra không đúng với hình dáng ấy thì sao ?”[36].

Kỳ Bá đáp : "Nếu ngũ hành của hình dáng khác ngũ hành của sắc diện, hoặc ngũ hành của sắc diện thắng ngũ hành của hình dáng, ta nên chú ý đến trường hợp này, gặp phải năm niên kỵ, nếu bị cảm bởi tà khí thì dễ sinh bệnh, và nếu việc trị liệu bị sơ thất thì bệnh tình sẽ có nhiều điều lo âu[37]. Nếu như hình dáng và sắc diện tương đắc đó là sự biểu hiện dạng người phú qúy, đại lạc vậy”[38].

Hoàng Đế hỏi: "Trường hợp hình dáng và sắc diện tương khắc, rồi gặp phải năm niên kỵ nữa, ta có thể biết sự tương quan này không ?”[39].

Kỳ Bá đáp : "Thông thường khi nói đến niên kỵ, đối với các dạng hình dáng như nói trên, tùy theo dáng người thuộc thượng hạ của đường kinh, năm đại kỵ bắt đầu từ 7 tuổi, thêm 9 tuổi nữa là 16 tuổi, thêm 9 tuổi nữa là 25 tuổi, thêm 9 tuổi nữa là 34 tuổi, thêm 9 tuổi nữa là 43 tuổi, thêm 9 tuổi nữa là 52 tuổi, thêm 9 tuổi nữa là 61 tuổi; Đây là những năm đại kỵ của con người mà người ta không thể không biết đến để luyện tập nhiếp sinh nhằm giữ cho sức khẻo được an lành, bởi vì những năm này, nếu bị cảm bởi tà khí thì sẽ dễ sinh bệnh, và nếu vì trị liệu sơ suất thì bệnh tình sẽ có nhiều điều lo âu[40]. Nói rõ hơn trong những năm này, không nên làm những chuyện dâm tà, đó là những gì quan hệ đến năm kỵ”[41].

Hoàng Đế hỏi: "Thầy đã nói về những đặc điểm thượng và hạ của Thủ Túc tam Dương kinh, đã nói đến sự biểu hiện của huyết khí nhiều ít , ta có thể dựa vào sự quan hệ đó để biết về sự quan hệ giữa hình và khí như thế nào không ?”[42].

Kỳ Bá đáp : "Hình thể đặc trưng của kinh Túc Dương minh biểu hiện ở phần trên của con người, nếu huyết khí đều thịnh thì râu má đẹp mà dài, nếu huyết ít khí nhiều thì râu má ngắn, cho nên nếu khí ít huyết nhiều thì râu má ít, nếu huyết khí đều ít thì không có râu má, hai bên mép có nhiều nếp nhăn[43].

Túc Dương minh biểu hiện ở phần dưới của con người, nếu huyết khí đều thịnh thì lông mu đẹp mà dài, đến như ở ngực cũng có lông; nếu huyết nhiều khí ít thì lông mu đẹp mà ngắn, đến như ở rún cũng có lông, mỗi khi bước đi thường dở chân lên cao, phần cơ nhục của các ngón chân đều ít, 2 chân thường cảm thấy lạnh; nếu huyết ít khí nhiều thì cơ nhục dưới hạ chi dễ bị sinh lạnh chân và nhọt, nếu huyết khí đều ít thì sẽ không có lông mu, dù có đi nữa thì cũng rấtlơ thơ, khô héo, thường hay xảy ra tình trạng hai chân bị lạnh và mềm nhũn, hoặc bị tê dại” [44].

Hình thể đặc trưng của kinh túc Thiếu dương, biểu hiện ở phần trên của con người, nếu khí huyết đều thịnh thì toàn bộ râu quai hàm đẹp và dài, nếu huyết nhiều khí ít thì toàn bộ râu quai hàm đẹp mà ngắn, nếu huyết ít khí nhiều thì râu quai hàm sẽ ít, nếu huyết và khí đều ít thì không có râu cằm, nếu bị cảm bởi khí Hàn Thấp thì thường hay bị chứng tý, cốt thống, móng tay bị khô[45].

Túc Thiếu dương biểu hiện ở phần dưới của con người, nếu huyết khí thịnh thì lông ở cẳng chân đẹp và dài, mắt cá ngoài mập, nếu huyết nhiều khí ít thì lông ở cẳng chân đẹp mà ngắn, mắt cá ngoài có da cứng mà dầy, nếu huyết ít khí nhiều thì lông ở cẳng chân ít, da của mắt cá ngoài mỏng và mềm, nếu huyết và khí đều ít thì không có lông, mắt cá ngoài gầy và không có thịt”[46].

Hình thể đặc trưng của kinh túc Thiếu dương, biểu hiện ở phần trên của con người, nếu khí huyết đều thịnh thì đôi mày sẽ đẹp, lông my dài, nếu huyết nhiều khí ít thì lông my xấu, nét mặt có nhiều nếp nhăn nhỏ, nếu huyết ít khí nhiều thì gương mặt nhiều thịt, nếu huyết khí được hòa thì gương mặt xinh đẹp[47].

Túc Thái dương biểu hiện ở phần dưới của con người, nếu huyết khí thịnh , thịt ở gót chân đầy đặn, gót chân phần dưới tiếp đất cứng rắn, nếu khí ít huyết nhiều thì gót chân gầy và bắp thịt cũng không đầy đặn, nếu huyết khí đều ít thì dễ bị chuyển gân, gót chân chấm đất hay bị đau[48].

Hình thể đặc trưng của kinh thủ Dương minh, biểu hiện phần trên của con người, nếu huyết khí thịnh thì râu mép đẹp, nếu huyết ít khí nhiều thì râu mép xấu, nếu huyết khí đều ít thì không có râu mép[49].

Kinh thủ Dương minh, biểu hiện ở phần dưới của con người, nếu huyết khí thịnh thì lông dưới nách đẹp, vùng ngư của bàn tay đầy đặn thịt mà ấm, nếu khí và huyết đều ít thì cánh tay gầy mà lạnh[50].

Hình thể đặc trưng của kinh thủ Thiếu dương, biểu hiện ở phần trên của con người, nếu huyết khí thịnh thì lông mày đẹp mà dài, màu sắc của 2 tai đẹp, nếu huyết khí đều ít thì 2 tai khô và màu sắc xấu, không nhuận bóng[51].

Kinh thủ Thiếu dương, biểu hiện ở phần dưới của con người, nếu huyết khí thịnh thì phần cơ nhục ở 2 lưng bàn tay đầy đặn mà ấm, nếu huyết khí đều ít thì 2 lưng bàn tay sẽ gầy mà lạnh, nếu khí ít huyết nhiều 2 lưng bàn tay sẽ gầy và nổi nhiều gân mạch lên[52].

Hình thể đặc trưng của kinh thủ Thái dương, vận hành bên trên của con người, nếu huyết khí thịnh thì râu cằm mọc nhiều, gương mặt đầy đặn, đồng đều từ trên xuống dưới, nếu huyết khí đều ít thì gương mặt gầy và sắc diện khô mà không tươi nhuận, sắc tối tăm[53].

Kinh thủ Thái dương, biểu hiện ở bên dưới của con người, nếu huyết khí thịnh thì bắp thịt ở lòng bàn tay đầy đặn, nếu huyết khí đều ít thì lòng bàn tay sẽ gầy mà lạnh”[54].

Hoàng Đế hỏi: "Hình dạng của nhị thập ngũ nhân có những ước định gì không ?”[55].

Kỳ Bá đáp : "Người có đôi lông mày đẹp, đó là khí huyết của kinh túc Thái dương nhiều, người nào có đôi lông mày xấu, đó là khí huyết túc Thái dương ít, người nào mập mà da không nhuận trạch, đó là khí huyết đều bất túc[56]. Ta nên xét rõ sự hữu dư hay bất túc của hình và khí để châm bổ tả, nhằm điều hòa khí huyết, đó mới có thể gọi là người thầy châm cứu, thuốc, biết được lẽ nghịch thuận vậy”[57].

Hoàng Đế hỏi: "Châm những bệnh biến của các kinh Âm và Dương phải thế nào ?”[58].

Kỳ Bá đáp: "Ta nên dựa vào mạch Thốn khẩu và mạch Nhân nghênh để biết được sự thịnh suy của Âm Dương, rồi tùy theo đó mà điều hòa chúng[59]. Đồng thời, ta dùng tay ấn lần, dò theo những đường kinh lạc để xem có khí huyết ngưng trệ hay không, có không thông hay không, nếu có thì trên thân thể của bệnh nhân sẽ có trạng thái đau nhức và tý, nặng hơn nữa, sẽ làm cho người bệnh không bước đi được, do đó mà khí huyết bị ngưng sắc (trệ)[60]. Trường hợp này, ta dùng phép châm bổ lưu kim, nhằm làm cho Dương khí đến để làm ấm nơi bị ngưng trệ, đợi khi nào, huyết mạch được điều hòa mới thôi[61]. Khi nào có chứng kết trong lạc mạch, đó là mạch bị kết sẽ làm cho huyết không hòa (thông sướng), ta phải dùng phép quyết: rạch đường máu (chích lể để tả huyết kết) thì huyết mới vận hành bình thường trở lại[62]. Cho nên mới nói rằng: nếu khí hữu dư ở trên, ta dùng phép dẫn dắt cho nó xuống, nếu khí bất túc ở trên, ta nên dùng phép xoa bóp cơ nhục ,đồng thời dùng phép châm lưu kim để đợi khí đến[63]. Nếu lưu kim đã lâu mà khí vẫn chưa đến nghênh ( tới nơi) để rước (nghênh), dù sao, ta vẫn cần phải nắm được con đường của kinh toại thì mới thực hiện việc châm trị và chờ đợi thành công được[64]. Nếu có trường hợp giao tranh giữa hàn và nhiệt, ta nên dẫn dắt khí nào đang thịnh nhất nhằm giúp cho khí huyết được tuyên hành[65]. Nếu gặp lúc mạch khí uất kết lâu ngày nhưng huyết chưa bị kết, ta nên suy đoán theo tình thế để thực hiện việc châm trị[66]. Tất cả đều phải biết rằng phép châm tả là để điều hòa khí huyết là quan trọng nhất, như vậy trước hết, ta phải nắm cho được khí huyết bẩm thụ nơi 25 dạng người từ tả hữu thượng hạ nhằm tham khảo trong quá trình chẩn đoán trên lâm sàng, được vậy, là ta đã nắm được các phép tắc của việc châm trị rồi vậy”[67]

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

LINH KHU - THIÊN 72

THÔNG THIÊN

Hoàng Đế hỏi Thiếu Sư: "Ta thường nghe nói về con người, có người thuộc Âm, có người thuộc Dương, Người như thế nào thì thuộc Âm ? Người như thế nào thuộc Dương ?”[1].

Thiếu Sư đáp: “Trong khoảng Thiên Địa, bên trong lục hợp, tất cả không tách khỏi ngũ hành, con người cũng ứng theo đó, nhưng cũng không phải chỉ có 1 mẫu người Âm, 1 mẫu người Dương mà thôi, nó chỉ được nói 1 cách giản lược mà thôi, lời nói không thể diễn tả rõ rệt được”[2].

Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe giảng 1 cách sơ lược về ý nghĩa của vấn đề con người Âm Dương ấy[3]. Các bậc hiền nhân, thánh nhân, nội tâm của họ có phải kiêm cả Âm Dương và có thể biểu hiện ra bằng hành vi hay không ?”[3].

Thiếu Sư đáp: “Nói chung, có những người thuộc Thái âm, có những người thuộc Thiếu âm, có những người thuộc Thái Dương, có những người thuộc Thiếu Dương, có những người thuộc Âm Dương hòa bình, phàm tất cả 5 loại người này, hình thái của họ bất đồng, cân cốt và khí huyết cũng không giống nhau”[4].

Hoàng Đế hỏi: "Sự không giống nhau đó, ta có thể nghe giải thích được không ?”[5].

Thiếu sư đáp: “Những người thuộc Thái âm, tính tình của họ là tham lam mà bất nhân, bề ngoài có vẻ khiêm cung, chu đáo, nhưng bên trong chất chứa những điều âm hiểm, chỉ biết lấy về phần mình là vui thích, mà rất ghét khi bị thua thiệt mất mát[6]. Tâm địa của họ như rất nhu hòa, hình sắc không để lộ ra ngoài, có việc gì xảy ra họ không phản ứng và biểu lộ ý mình kịp thời, động tác của họ thường biểu lộ chậm hơn người khác, đó chính là tâm tính, thái độ...) của những người thuộc Thái âm[7].

Những người thuộc Thiếu Âm, tính tình của họ là tham lam những điều nhỏ mọn, thường có ý hại người, mỗi khi thấy người khác có những tổn thất nào đó, họ thường tỏ vẻ vui mừng như đang được 1 cái gì đó; Họ thích làm thương tổn đến người khác, khi thấy người khác có chút gì vinh quang, họ thường tỏ ra nổi giận; Tính khí của họ tàn ác, vô ân; Đây chính là tâm tính, thái độ... của người thuộc Thiếu âm[8].

Những người thuộc Thái dương, tính tình của họ là không chú trọng, để ý lắm về chỗ ở của mình, họ thích bàn chuyện đại sự, không có tài năng nhưng hay nói chuyện rỗng tuếch, chí hướng của họ thường khoe rộng ra khắp bốn phương, cử chỉ và hành động của họ không đếm xỉa đến lẽ phải trái, việc làm của họ thì tầm thường nhưng lại rất tự tin, khi việc họ làm bị thất bại, nhưng họ không bao giờ hối hận; Đó là tâm tính, thái độ... của những người thuộc Thái Dương[9].

Những người thuộc Thiếu dương, tính tình của họ thường tỉ mỉ, cẩn thận tự cho là người có tài giỏi hơn người, nếu họ chỉ làm được 1 chức quan nhỏ nào đó, họ rất tự cao, tự đắc ý, họ có tài về ngoại giao, nhưng không thể làm những việc bên trong; Đó chính là tính tình, thái độ ... của những người thuộc Thiếu Dương[10].

Những người thuộc Âm Dương hòa bình, tính tình của họ là có 1 nếp sống an tĩnh, họ không có những nỗi lo sợ vu vơ, họ không có những thái độ ham muốn vui mừng quá trớn, hành động của họ thường thuần tùng với quy luật sự vật, họ không tranh chấp kỳ kèo gì đến những gì có ích lợi cho họ, họ chỉ sống thuận với sự biến hóa của thời lệnh (khí hậu); Họ có thể có địa vị tôn qúy, nhưng thái độ rất khiêm tốn, Lời nói của họ là dùng đức để cảm hóa người khác chứ không dùng đến quyền bính, đó gọi là phương pháp xử lý sự việc tốt nhất[11].

Ngày xưa, người thầy thuốc khéo dùng kim châm và ngải cứu để trị bệnh, họ thường quan sát biết được 5 dạng người như nói trên để phân biệt ra mà trị liệu: Khi nào thịnh thì dùng phép tả, khi nào hư thì dùng phép bổ”[12].

Hoàng Đế hỏi: "Nguyên tắc trị liệu cho 5 loại hình thái người như trên thế nào ?”[13].

Thiếu Sư đáp: “Những người thuộc hình thái Thái âm, nhiều Âm mà không Dương, Âm huyết của họ trọc, vệ khí vận hành sắc trệ không trơn tru[14]. Âm và Dương không điều hòa, cân khí hoãn, bì phu dầy, đối với dạng người huyết trọc và bì phu dầy như vậy, nếu không áp dụng phương pháp châm tả nhanh thì không thể làm cho bệnh tình giảm nhẹ được[5].

Những người thuộc hình thái Thiếu âm, nhiều Âm mà ít Dương, Vị của họ nhỏ mà Trường Vị lại to công năng của lục phủ không điều hòa[6]. Mạch khí của kinh Dương minh Vị kém trong lúc đó mạch khí của Thái dương nhiều (to), vậy nên thẩm xét 1 cách thận trọng trước khi tiến hành điều trị, nếu không, do ở khí kém không giữ được huyệt sẽ làm cho huyết dễ bị thoát, còn nguyên khí cũng dễ bị bại[7].

Những người thuộc hình thái Thái dương, nhiều Dương mà ít Âm, ta nên thận trọng trước khi điều trị, vì Âm khí ít ta không nên làm cho thoát Âm, chỉ có thể châm tả Dương khí mà thôi, nhưng nếu Dương khí bị thoát nhiều lần sẽ đưa đến cuồng bệnh, và nếu Âm lẫn Dương đều bị thoát sẽ bị chết 1 cách đột ngột, hoặc sẽ bất tri nhân sự[8].

Những người thuộc hình thái Thiếu dương, nhiều Dương ít Âm, kinh mạch nhỏ nhưng lạc mạch lớn, huyết ở bên trong còn khí ở bên ngoài, trong khi điều trị phải làm sao làm cho Âm kinh được thực, và tả bớt khí của Dương lạc bên ngoài[9]; Nhưng nếu chỉ tả có lạc mạch, đó là ta đã cưỡng bức Dương khí hao tán, thoát tiết ra ngoài, như vậy là trung khí sẽ bất túc, bệnh khó có thể lành được[10].

Những người thuộc hình thái Âm Dương hòa bình, khí của Âm và Dương được điều hòa, huyết mạch cũng được điều hòa[11]. Trong lúc trị liệu nên cẩn thận chẩn đoán sự biến hóa của Âm Dương, xét được sự thịnh suy của tà khí và chính khí, dáng điệu của người thầy phải thung dung, xét đoán được sự hữu dư và bất túc của khí huyết, nếu tà khí thịnh thì nên dùng phép tả, nếu chính khí suy nên dùng phép bổ, nếu bệnh thuộc không thịnh không hư thì dựa vào kinh đã bị bệnh mà chọn huyệt châm[12]. Phương pháp này gọi là điều hòa Âm Dương, cũng là tiêu chuẩn để phân biệt được 5 dạng hình thái của con người trong việc trị liệu”[13].

Hoàng Đế hỏi: "Ôi ! Những người thuộc hình thái 5 loại khác nhau ấy, có khi chúng ta chưa bao giờ sống chung, hoặc quan hệ với họ, vậy khi gặp họ 1 cách thình lình, ta không thể biết được hành vi hàng ngày của họ, ta làm sao phân biệt được họ thuộc dạng người nào ?”[14].

Thiếu Sư đáp: “Đa số người có những loại hình khác nhau, thường không biết, hoặc không giống với những người thuộc 5 loại hình thái Âm Dương như kể trên, nhất là đối với ngũ ngũ nhị thập ngũ nhân thuộc ngũ âm, ngũ hành, thì 5 loại hình thuộc Âm Dương lại càng không thể so và giống nhau được[15]. Năm loại hình thái người thuộc Âm Dương lại càng không giống với quần chúng bình thường”[16].

Hoàng Đế hỏi: "Vậy làm cách nào để phân biệt được 5 loại hình thái của những người này ?”[17].

Thiếu Sư đáp: "Những người thuộc loại hình thái của Thiếu Âm, dáng người của họ có nước da đen xạm, ý niệm tư tưởng của họ bộc lộ như 1 người thấp kém, tầm thường, đôi mắt của họ thường nhìn xuống như thể là 1 người cao lớn phải nhìn xuống mới thấy được mọi vật, tuy họ không phải là người có tật gù lưng, nhưng gối và kheo chân của họ cong lại không đứng thẳng lên được; Đó chính là hình thái của người thuộc Thái âm vậy[18].

Những người thuộc hình thái của Thiếu âm, dáng bề ngoài của họ giống như thanh cao, nhưng lại có thái độ lén lút, lấm lét, rình mò 1 cái gì, lòng của họ thật âm hiểm, tặc hại 1 cách không lay chuyển, khi họ đứng thì lúc nào cũng bộp chộp không yên, biểu lộ 1 tâm địa nham hiểm, lúc họ hành động thì người họ khom xuống, chịu đựng sự trầm tư đầy phản trắc; Đó là hình thái của người thuộc Thiếu âm[19].

Những người thuộc loại hình thái của Thái dương, dáng điệu của họ rất kiêu căng, tự đắc, họ thường nẩy ngực, co bụng, và cũng thường co gối lại. Đó là hình thái của nghiên thuộc Thái dương[20].

Những người thuộc loại hình thái Thiếu dương, dáng đứng của họ thường nghểnh đầu và mặt lên, lúc đi, thân hình của họ thường lắc lư, 2 vai cũng như 2 cánh chỏ của họ thường hướng ra phía sau lưng; Đó là hình thái của người thuộc Thiếu dương[21].

Những người thuộc loại hình thái Âm Dương hòa bình, dáng điệu của họ lúc nào cũng ung dung, tự tại, lúc nào cũng sẵn sàng thích ứng với hoàn cảnh, nét mặt lúc nào cũng có vẻ nghiêm nghị, đứng đắn, tươi vui, đôi mắt biểu lộ cái nhìn hiền lành, dịu dàng, cử chỉ và hành động không bộp chộp mà phân minh và đứng đắn, mọi người gọi họ là bậc quân tử; Đó là hình thái của người thuộc Âm Dương hòa bình”[22].

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác Hà Uyên.

Tôi xin được đề nghị bác lập một chuyên mục riêng về đề tài này, để tiện trao đổi mà không làm loãng chủ đề của bác, bằng cách tạo một topic mới liên quan đến chủ đề này.

Thưa bác.

Từ lâu tôi có tâm nguyên biện giải cuốn "Hoàng Đế Nội Kinh tố vấn" cùng với bác Quan Đông Hoa (Chủ nhiệm khoa Đông y Đại học Cần Thơ). Bác Quan Đông Hoa đã biên dịch toàn bộ cuốn Hoàng Đế nội kinh - bản dịch hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên vì một vài lý do nên sự biện giải cuốn sách chưa tiến hành được. Nhưng tôi vẫn tha thiết với đề tài này (Dùng nguyên lý Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ và Dương tịnh - Âm động để hiệu chỉnh.....). Hy vọng sẽ được bác hướng dẫn hoặc tham gia.

Kính bác.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác Hà Uyên.

Tôi xin được đề nghị bác lập một chuyên mục riêng về đề tài này, để tiện trao đổi mà không làm loãng chủ đề của bác, bằng cách tạo một topic mới liên quan đến chủ đề này.

Thưa bác.

Từ lâu tôi có tâm nguyên biện giải cuốn "Hoàng Đế Nội Kinh tố vấn" cùng với bác Quan Đông Hoa (Chủ nhiệm khoa Đông y Đại học Cần Thơ). Bác Quan Đông Hoa đã biên dịch toàn bộ cuốn Hoàng Đế nội kinh - bản dịch hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên vì một vài lý do nên sự biện giải cuốn sách chưa tiến hành được. Nhưng tôi vẫn tha thiết với đề tài này (Dùng nguyên lý Hậu Thiên Lạc Việt phối Hà Đồ và Dương tịnh - Âm động để hiệu chỉnh.....). Hy vọng sẽ được bác hướng dẫn hoặc tham gia.

Kính bác.

Chào anh Thiên Sứ

Để mở một chuyên mục riêng về đề tài: "HOÀNG ĐẾ NỘI KINH TỐ VẤN", là một đề tài Kinh điển, tôi khó có thể kham nổi, mong Anh thật sự thông cảm.

Chân thành cảm ơn Anh.

Hà Uyên.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào anh Thiên Sứ

Để mở một chuyên mục riêng về đề tài: "HOÀNG ĐẾ NỘI KINH TỐ VẤN", là một đề tài Kinh điển, tôi khó có thể kham nổi, mong Anh thật sự thông cảm.

Chân thành cảm ơn Anh.

Hà Uyên.

Kính bác Hà Uyên.

Nếu bác có ý kiến vậy thì tôi xin rút lui ý kiến của mình. Mong bác tiếp tục đề tài.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Thiên sứ và bác Hà Uyên,

Có rất nhiều sách cổ về y học, dưỡng sinh, đạo học như:

- Hoàng đề nội kinh

- Nam Hoa Kinh

- Đạo Đức Kinh

- Tham Đồng Khế

- Tính Mệnh Khuê Chỉ

Là những tài liệu quý giá của người xưa để lại, nhiều khi có chứa những kiến thức liên quan tới lịch pháp, chiêm đoán, y học vvv...

nhưng những người đi sau như amour chẳng hạn khó có thể tiếp cận, tiếp cận rồi cũng chưa chắc đọc và được bởi nội dung quá thâm sâu, và khó nhất là sách sử dụng các từ Hán cổ mà nếu không được học qua chữ nho sẽ khó lòng khảo cứu. Để giúp cho hậu học có thêm phương tiện học hỏi, xin chú Thiên sứ và ban quản trị diễn đàn cho mở thêm chuyên mục [Đạo Học - Dưỡng Sinh, hoặc là Kinh sách cổ gì đó...] ở trong Trao đổi học thuật hay ở trong ngay mục Thái Ất - Độn giáp này thì tốt quá.

Thanks!

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chào chú Thiên sứ và bác Hà Uyên,

Có rất nhiều sách cổ về y học, dưỡng sinh, đạo học như:

- Hoàng đề nội kinh

- Nam Hoa Kinh

- Đạo Đức Kinh

- Tham Đồng Khế

- Tính Mệnh Khuê Chỉ

Là những tài liệu quý giá của người xưa để lại, nhiều khi có chứa những kiến thức liên quan tới lịch pháp, chiêm đoán, y học vvv...

nhưng những người đi sau như amour chẳng hạn khó có thể tiếp cận, tiếp cận rồi cũng chưa chắc đọc và được bởi nội dung quá thâm sâu, và khó nhất là sách sử dụng các từ Hán cổ mà nếu không được học qua chữ nho sẽ khó lòng khảo cứu. Để giúp cho hậu học có thêm phương tiện học hỏi, xin chú Thiên sứ và ban quản trị diễn đàn cho mở thêm chuyên mục [Đạo Học - Dưỡng Sinh, hoặc là Kinh sách cổ gì đó...] ở trong Trao đổi học thuật hay ở trong ngay mục Thái Ất - Độn giáp này thì tốt quá.

Thanks!

Đồng ý với ý kiến của amour, khi tôi về sẽ mở ngay.
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites