Posted 5 Tháng 7, 2010 Tôi đọc chuyện Tam Quốc Chí lúc bé,sau chưa hề đọc lại lần nào,nên không nhớ là có tình tiết Gia Cát Lượng tế binh sĩ trận vong hay không.Thức giả nào biết rõ xin chỉ giùm.Theo tôi nhớ thì không có bài văn tế sau đây.Đây là bài sưu tầm trong dân gian ở tỉnh Hải Dương.Tôi ngờ rằng bài viết này của tác giả vô danh người Việt viết ra rồi gán cho của bậc cao minh Gia Cát Lượng để dễ lưu truyền.Còn theo phong tục thì làng Việt nào cũng có cây đa ở đầu làng và cây gạo ở rìa làng giáp cánh đồng,và có câu: “Thần cây đa,ma cây gạo”tức cây đa là để cho thần trú ngụ,cây gạo là để cho các vong vô thừa nhận có chỗ mà trú ngụ.Tâm hồn Việt quả chu đáo hết mực. Gia Cát Lượng tế binh sĩ trận vong Duy năm Kiến An thứ ba nhà Đại Hán Ngày một tháng chín ,mùa thu Võ Hưng Hầu lĩnh châu mục Thừa tướng là Gia Cát Lượng Nay kính bày đồ lễ vật Để tưởng các tướng sĩ của nước Thục Chết vì việc nước Mà linh hồn còn vương vất ở nơi đây Và các linh hồn người Man Mà bảo cho biết rằng: Hoàng đế nhà Đại Hán ta Uy hơn Ngũ Bá,sáng rọi Tam Vương Từ khi giặc xâm lăng cõi Thục Binh khởi đất Mường Nọc ong rất là độc ác Lòng sói sao mà ngông cuồng Ta phụng vương mệnh ra dẹp Man phương Quân hùng hổ kéo ra nhan nhản Đàn sâu kiến lập tức tan hoang Ngẫm các ngươi toàn bậc anh hùng Tập võ ra quân theo ta đánh giặc Ai là người chẳng gắng sức trung vua Ai mà chẳng hết lòng yêu nước Không ngờ các ngươi sa cơ lỡ bước Hoặc có kẻ lỡ vào gươm dáo suối biếc vùi hồn Hoặc có kẻ tin phải mũi tên sông sâu quẳng xác Thủa sống đã sức mạnh đảm đang Khi chết cũng tiếng thơm ghi tạc Nay gần ngày hiến lạp Đang buổi khai cam Hồn thiêng các chúng Khẩn phúc nghe ta: Trông nghe ngọn cờ tiếng trống Theo về đất tổ quê cha Chứng giám khi giỗ khi tết Trông nom người cửa người nhà Chớ chịu ma nhờ đất khách Đừng làm quỉ lạc phương xa Ta sẽ tâu lên Thiên Tử: Tuất cho các nhà Kẻ tặng chức,người phong tước, Năm cấp áo,tháng cấp lương Ơn chín bể mưa nhuần móc thấm Lòng chúng sinh gió thuận mưa hòa Còn như vong quỉ phương Man: Thổ thần bản cảnh Cúng giỗ có thường Nương nhờ đã rảnh Chớ có gầm gào Cứ nên yên tĩnh Gọi chút lễ nghì Tỏ lòng cung kính Hỡi ôi!thương thay! Đến mà nhận lệnh. 2 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 7, 2010 Tôi xem hết bài này thì thấy dấu ấn Việt trong này rất ít, không thấy hình ảnh cây đa, giếng nước, cây gạo gì cả. Trong Tam Quốc Chí, in từ những năm 60 - Nxb Phổ thông - Người Dịch tôi không nhớ tên (tôi xem bộ truyện này từ hồi còn học lớp 4), nhưng hiệu đính là cụ Bùi Kỷ thì có nguyên văn bài này của Gia Cát Lượng. Khi bình Nam trở về, qua một con sông sóng to gió lớn. Hỏi thì được biết ở đây có một cánh quân Thục vượt sông bị chết chìm hàng ngàn người, oan hồn vương vấn. Gia Cát lượng làm bài này tế quân Thục, gồm đủ mọi vật cả hình nhân bằng bột. Tế xong, quăng hết đồ tế xuống sông, sóng gió yên lặng, trên trời mây bay cuồn cuộn, có cảm giác như di chuyển linh hồn tử sĩ bay về cõi siêu thoát. Nếu tôi nhớ không nhầm thì ở tập 10 hay 11 (Trọn bộ 13 tập). 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 5 Tháng 7, 2010 Tôi đọc chuyện Tam Quốc Chí lúc bé,sau chưa hề đọc lại lần nào,nên không nhớ là có tình tiết Gia Cát Lượng tế binh sĩ trận vong hay không.Thức giả nào biết rõ xin chỉ giùm.Theo tôi nhớ thì không có bài văn tế sau đây.Đây là bài sưu tầm trong dân gian ở tỉnh Hải Dương.Tôi ngờ rằng bài viết này của tác giả vô danh người Việt viết ra rồi gán cho của bậc cao minh Gia Cát Lượng để dễ lưu truyền.Còn theo phong tục thì làng Việt nào cũng có cây đa ở đầu làng và cây gạo ở rìa làng giáp cánh đồng,và có câu: “Thần cây đa,ma cây gạo”tức cây đa là để cho thần trú ngụ,cây gạo là để cho các vong vô thừa nhận có chỗ mà trú ngụ.Tâm hồn Việt quả chu đáo hết mực. Gia Cát Lượng tế binh sĩ trận vong Duy năm Kiến An thứ ba nhà Đại Hán Ngày một tháng chín ,mùa thu Võ Hưng Hầu lĩnh châu mục Thừa tướng là Gia Cát Lượng Nay kính bày đồ lễ vật Để tưởng các tướng sĩ của nước Thục Chết vì việc nước Mà linh hồn còn vương vất ở nơi đây Và các linh hồn người Man Mà bảo cho biết rằng: Hoàng đế nhà Đại Hán ta Uy hơn Ngũ Bá,sáng rọi Tam Vương Từ khi giặc xâm lăng cõi Thục Binh khởi đất Mường Nọc ong rất là độc ác Lòng sói sao mà ngông cuồng Ta phụng vương mệnh ra dẹp Man phương Quân hùng hổ kéo ra nhan nhản Đàn sâu kiến lập tức tan hoang Ngẫm các ngươi toàn bậc anh hùng Tập võ ra quân theo ta đánh giặc Ai là người chẳng gắng sức trung vua Ai mà chẳng hết lòng yêu nước Không ngờ các ngươi sa cơ lỡ bước Hoặc có kẻ lỡ vào gươm dáo suối biếc vùi hồn Hoặc có kẻ tin phải mũi tên sông sâu quẳng xác Thủa sống đã sức mạnh đảm đang Khi chết cũng tiếng thơm ghi tạc Nay gần ngày hiến lạp Đang buổi khai cam Hồn thiêng các chúng Khẩn phúc nghe ta: Trông nghe ngọn cờ tiếng trống Theo về đất tổ quê cha Chứng giám khi giỗ khi tết Trông nom người cửa người nhà Chớ chịu ma nhờ đất khách Đừng làm quỉ lạc phương xa Ta sẽ tâu lên Thiên Tử: Tuất cho các nhà Kẻ tặng chức,người phong tước, Năm cấp áo,tháng cấp lương Ơn chín bể mưa nhuần móc thấm Lòng chúng sinh gió thuận mưa hòa Còn như vong quỉ phương Man: Thổ thần bản cảnh Cúng giỗ có thường Nương nhờ đã rảnh Chớ có gầm gào Cứ nên yên tĩnh Gọi chút lễ nghì Tỏ lòng cung kính Hỡi ôi!thương thay! Đến mà nhận lệnh. Gọi "Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh" của Nguyễn Du bằng cụ 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 7, 2010 Bài văn tế này là ở đoạn Gia Cát Lượng sau 7 lần bắt Mạnh Hoạch, bình Nam thắng lợi, lúc trở về qua một con sông lớn là Lư Thủy có bày đàn tế các oan hồn trong cuộc Nam chinh ở đây. Tam quốc diễn nghĩa, hồi 91: Tế Lư Thủy, Hán Thừa Tướng rút lui Ðánh Trung Nguyên, Võ Hầu dâng biểu. Bài văn tế trên có một chỗ lạ: "Từ khi giặc xâm lăng cõi Thục Binh khởi đất Mường" Theo định vị hiện nay thì Mạnh Hoạch ở đâu đó khoảng vùng Vân Nam. Nhưng vùng đó không phải đất của người Mường. Mạnh Hoạch như vậy phải ở khoảng vùng nước Lào ngày nay với tộc dân chính là người Thái và là nơi có rất nhiều địa danh tên Mường. Trong sử thời Đông Hán còn nhắc tới nước Minh Đường, khi phiên thiết trở thành Mường, có thể là chỉ nước Lào. Trong trận đánh với Gia Cát Lượng Mạnh Hoạch có sử dụng một số "đặc sản" của vùng Đông Nam Á là: voi và giáp mây. Voi là con vật đặc trưng của Lào - Thái. Song mây cũng chỉ phát triển mạnh và được sử dụng rộng rãi ở vùng Đông Dương. Vợ Mạnh Hoạch còn xưng là con cháu thần Lửa Chúc Dung, chứng tỏ đây là dòng dõi người phương Nam. Hệ quả của việc này là nước Thục Hán của Lưu Bị có biên giới phía Nam kéo dài tới tận vùng nước Lào và giáp Bắc Việt ngày nay (có thể gồm cả vùng Tây Bắc). Như vậy khả năng Lưu Bị là Lý Bí trong sử Việt là hoàn toàn có thể. Nếu vậy Gia Cát Lượng, người bình định phương Nam, không ai khác chính là Lý Phục Man đời Lý Nam Đế. Cũng thời đó có Lý Thiên Bảo (Lưu Biểu?) xưng là Đào Lang Vương, lập nước Dã Năng (Dạ Lang?) ở Ai Lao (Ai Lao Di, tộc người ở Vân Nam?). Vân Nam đã là đất của Lý Thiên Bảo thì Mạnh Hoạch phải ở khoảng vùng đất Lào - Lai Châu/Điện Biên ngày nay. Và dòng Lư Thủy nơi Gia Cát Lượng tế tử sĩ liệu có phải dòng sông Lô/ sông Hồng chảy qua vùng núi Tây Bắc Việt Nam? Share this post Link to post Share on other sites