Thiên Sứ

LÃO TỬ VÀ ĐẠO ĐỨC KINH nhìn từ văn minh Lạc Việt

7 bài viết trong chủ đề này

LÃO TỬ VÀ ĐẠO ĐỨC KINH

nhìn từ văn minh Lạc Việt

Vải lời tâm sự.

Cuốn "Lão Tử và Đạo Đức kinh nhìn từ văn minh Lạc Việt" tôi đã có ý định viết từ lâu và tâm sự với những người bạn tôi về đề tài này. Nhưng mải bận rộn về sinh kế và các công việc trước tác khác, nên có những cuốn sách xuất bản của tôi ra đời trước khi cuốn Lão Tử và Đạo Đức Kinh. Bản thảo cuốn "Lão Tử .." của tôi đã đánh máy sẵn cũng đã thất lạc. Một người bạn tôi nhắc đến tác phẩm này và đề nghị tối ưu tiên cho nó. Bạn tôi tài trợ cho tôi 5 triệu để viết sách. Đây là lần đầu tiên tôi được tài trợ viết sách, nên của ít lòng nhiều tôi vẫn trân trọng. Tôi hứa với bạn tôi , nếu không xuất bản thì tôi sẽ công bố trên mạng. Bởi vậy khi chưa viết xong, chưa biết số phận thế nào, tôi không thể côntg bố toàn bộ cuốn sách này. Topic này có thể chỉ là những trích đoạn và mang tính chất giới thiệu một cuốn sách sẽ xuất bản.

Mong bạn đọc cảm thông.

LÃO TỬ VÀ ĐẠO ĐỨC KINH

nhìn từ văn minh Lạc Việt

Lời giới thiệu

Đạo Đức kinh là một trong bốn tứ đại kỳ thư Đông phương. Đó là những cuốn: Kinh Dịch, Mai Hoa Dịch, Hoàng Đế nội kinh và Đạo đức kinh (*). Nội dung và xuất xứ cũng như tác giả của cuốn sách này cũng hoàn toàn bí ẩn như những cuốn sách kỳ thư anh em của nó và những sách ứng dụng lý học đông phương nói chung.

Có thể nói cho đến nay cả tác giả và nội dung của Đạo Đức Kinh đều rất mơ hồ. Xét về tác giả thì danh hiệu Lão Tử chỉ là bút danh, nhưng thực chất tiểu sử của ông là chưa rõ ràng.

Chưa hết, nếu như Lão Tử quả thực xuất phát từ văn minh Hoa Hạ để trước tác Đạo Đức kinh thì những giá trị tri thức của Đạo Đức kinh phải có tiền đề của nó và nội dung của Đạo Đức Kinh phải là một phát kiến được phát triển trên căn bản nền tảng tri thức phổ biến trong văn minh Hoa Hạ vào thời bấy giờ. Và điều tất yếu là những người kế thừa nền văn minh đó phải hiểu được nó. Nhưng đến nay trải đã hơn 2000 năm, chưa một học giả Hoa Hạ nào từ cổ chí kim giải thích một cách chu đáo nội dung của Đạo Đức Kinh. Khi nền văn minh toàn cầu phát triển, văn hóa Đông - Tây giao lưu, những phương pháp nghiên cứu tiên tiến nhất đã được ứng dụng, nhưng những nhà nghiên cứu hiện đại vẫn rất mơ hồ với nội dung của cuốn kỳ thư Đông phương này. Đây là những nguyên nhân từ tác giả và nội dung để chúng ta có thể nghi vấn về cội nguồn xuất xứ của Đạo đức kinh. không thể thuộc vể nền văn minh Hoa hạ khi mà hơn hai ngàn năm nay nền văn minh này đã không lí giải được nội dung của cuốn sách này.

Xuất phát từ một quan điểm nhất quán về nền văn minh Lạc Việt một thời huyền vĩ ở bờ Nam sông Dương tử mà hậu duệ chính là các dân tộc Việt Nam hiện nay với thời gian trải gần 5000 năm lịch sử, chúng tôi cho rằng:

Cuốn Đạo Đức Kinh có cội nguồn từ văn minh Việt.

Với giả thiết như vậy, tất yếu nó phải được chứng minh qua việc giải thích một cách hợp lý nội dung của Đạo Đức kinh từ những giá trị minh triết của nền văn hiến Việt mà chúng tôi đã đề cập tới trong những sách đã xuất bản:

* Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại. Nxb VHTT 1998 – 2002.

* Thời Hùng Vương và bí ẩn của Lục Thập Hoa Giáp.

* Tìm về cội nguồn Kinh Dịch.

* Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam.

* Định mệnh có thật hay không?

* Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt.

Trên cơ sở những giá trị của nền văn hiến Việt, người viết hân hạnh tiếp tục trình bày với bạn đọc sự ứng dụng lý giải Đạo Đức Kinh.

Cuốn sách này không phải là một luận điểm được trình bày một cách đơn điệu. Mà nó là một mắt xích quan trọng của luận điểm cho rằng lịch sử của dân tộc Việt trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ ở miến nam sông Dương Tử. Việc minh chứng và lý giải nội dung và tác giả của Đạo Đức Kinh là một hệ quả tất yếu thể hiện tính khoa học của các luận điểm nói trên theo tiêu chí khoa học cho một giả thuyết, lý thuyết và phương pháp khoa học:

Một lý thuyết khoa học chỉ được coi là đúng nếu nó giải thích hợp lý hầu hết những hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính quy luật, tính khách quan và khả năng tiên tri.

Bởi vậy, với một hiện tượng kỳ vĩ của văn hóa Đông Phương là cuốn Đạo Đức Kinh sẽ phải được tiếp tục minh chứng trên cơ sở luận điểm xuyên suốt nhằm khẳng định tính khoa học khi cho rằng:

Nền văn hiến Lạc Việt trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huyền vĩ ở miền nam sông Dương Tử và là cội nguồn đích thực của những giá trị văn minh Đông Phương huyền vĩ.

Nhưng công việc thì lớn lao và nhiều thách thức mà khả năng của người viết có hạn, bởi vậy không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong qúi vị trí giả quan tâm đóng góp ý kiến để hoàn thiện hơn.

Nguyễn Vũ Tuấn Anh

---------------------

* Chú thích: Có người xếp Nam Hoa Kinh của Trang Tử vào Tứ Đại ký thư (Không có Mai Hoa Dịch)

Share this post


Link to post
Share on other sites

PHÂN DẪN NHẬP

Lão Tử và Đạo Đức Kinh nhìn từ văn minh Lạc Việt

Trong cuốn sách này người Viết sử dụng cuốn Lão tử - Đạo đức kinh của nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê. Do nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin xuất bản năm 1994 là tài liệu chủ yếu để phân tích, lý giải nội dụng. Bởi vì theo người viết đây là cuốn sách tập hợp khá nhiều tư liệu, phân tích sâu sắc và được biên dịch một cách khách quan nội dung chính của văn bản. Ngoài ra tất cả các bản dịch Đạo đức kinh khác và các tài liệu nghiên cứu của các tác giả liên quan đến cuốn Đạo đức kinh chỉ để tham khảo.

Trong cuốn sách này phần chính văn của người viết được thể hiện bằng kiểu chữ VNI-Times. Phần trích dẫn những tư liệu liên quan được thể hiện bằng chữ VNI-Helve.

Phần chép lại văn bản chữ Hán căn cứ vào nguyên bản trong sách Lão tử - Đạo đức kinh của tác giả Nguyễn Hiến Lê nói trên (Phần này có thể bỏ).

Nội dung của Đạo đức kinh là một trong những chủ đề chính làm nên tính huyền bí trở thành kỳ thư của cuốn sách này. Bởi vậy việc lý giải nội dung của cuốn sách căn cứ trên những tri thức nền tảng được phục hồi của thuyết Âm Dương ngũ hành nhân danh nền văn minh Lạc Việt sẽ là một bằng chứng sắc sảo tiếp tục chứng minh cho những giá trị văn hóa Đông Phương thuộc về nền văn minh này. Các quí vị có thể tham khảo những sách đã xuất bản của người viết đã trình bày ở phần trên. Nhưng chúng tôi xin được tóm tắt ở đây những nguyên lý chính sẽ là cơ sở để phân tích nội dung cuốn Đạo đức kinh là:

* Thuyết Âm dương Ngũ hành không phải là một học thuyết rời rạc, riêng phần như được thể hiện trong cổ thư chữ Hán; mà là một học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh giải thích từ sự hình thành vũ trụ cho đến tất cả mọi vấn đề liên quan của con người. Đó chính là một lý thuyết thống nhất vũ trụ của một nền văn minh đã tồn tại trên địa cầu trước nền văn minh hiện tại. Nền văn minh này đã bị hủy diệt và người Việt chính là hậu duệ còn sống sót của nền văn minh toàn cầu đã tồn tại. Bát quái trong Chu Dịch chỉ là những ký hiệu siêu công thức của thuyết Âm dương Ngũ hành.

* Nền văn minh Việt đã bị sụp đổ vào thế kỷ thứ III trCN ở miền Nam sông Dương Tử. Những giá trị của nền văn minh Lạc Việt đã lần lượt bị Hán hóa một cách rời rạc và không hoàn chỉnh sau hơn 1000 năm Bắc thuộc và tiếp tục bị Hán hóa kể từ khi người Việt hưng quốc ở miền Nam Việt Nam hiện nay, trong đó có cuốn Đạo đức kinh.

Những luận điểm đã được minh chứng trong các sách đã xuất bản nói trên sẽ là cơ sở để giải thích về cội nguồn xuất xứ và nội dung cuốn Đạo đức kinh. Bởi vậy cuốn biên khảo “Đạo Đức Kinh trong văn minh Lạc Việt” chính là sự minh chứng tiếp tục và cụ thể cho luân điểm trên.

Trong cuốn sách này chúng tôi sẽ giải thích theo thuận tự từng thiên của cuốn sách theo đúng thuận tự của cuốn Lão tử - Đạo đức kinh của học giả Nguyễn Hiến Lê đã trình bày ở trên.

Xin cảm ơn sự quan tâm của quí bạn đọc.

Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Share this post


Link to post
Share on other sites

THIÊN THƯỢNG

Đạo khả đạo, phi thường đạo;

danh khả danh phi thường danh.

Vô, danh thiên địa chi thủy;

Hữu, danh vạn vật chi mẫu.

Cố thường vô, dục dĩ quan kì diệu; thường hữu, dục dĩ quan kì hiếu.

Thử lưỡng giả, đồng xuất nhi dị danh; đồng vị chi huyền.

Huyền chi hựu huyền, chúng diệu chi môn.

Đã có bản dịch của Nguyễn Hiến Lê như sau:

Đạo mà có thể diễn tả được thì không phải là đạo vĩnh cửu bất biến; tên mà có thể đặt ra để gọi nó [đạo] thì không phải là tên vĩnh cữu bất biến. “Không”, là gọi cái bản thủy của trời đất; “có”, là gọi mẹ sinh ra muôn vật. Cho nên, tự thường đặt vào chỗ “không” là để xét cái thể vi diệu của nó [đạo]; tự thường đặt vào chỗ “có” là để xét cái [dụng] vô biên của nó. Hai cái đó [không và có] cũng từ đạo ra mà khác tên, đều là huyền diệu. Huyền diệu rồi lại thêm huyền diệu, đó là cửa của mọi biến hóa kì diệu.

Diễn giải của tác giả:

Khi dịch đoạn này, mặc dù đã cố theo sát nghĩa của nguyên bản, nhưng nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê đã vô tình đưa ý chủ quan của mình để giải nghĩa đoan văn trên. Bởi vậy đã làm cho sự khó hiểu thêm chồng chất.

1 – Đoạn văn trên không phải là nguyên bản của chương mở đầu của Đạo Đức Kinh. Đây chỉ là phần còn lại chủ yếu của chương này khi đã thất truyền.

Bởi vì – nếu nhìn từ thuyết Âm Dương Ngũ hành nhân danh nền văn hiến Việt - chúng ta sẽ thấy đoạn văn trên không thể là toàn bộ “Thiên Thượng” khởi đầu của Đạo Đức Kinh. Do chúng ta thấy nó thiểu hẳn sự giải thích liên hệ , nếu chúng ta đặt câu hỏi qua câu:

Vô, danh thiên địa chi thủy;

hữu, danh vạn vật chi mẫu.

Nếu câu trên được hiểu rằng:

“Không” là tên gọi của sự khởi nguyên của Trời Đất;

“Có” là tên gọi khởi nguyên của vạn vật.

Thì câu hỏi sẽ đặt ra là:

Tại sao cái “Không” lại là tên gọi của sự khởi nguyên của trời đất?

Khi cái “Có” ra đời đối đãi với cái “Không” thì cái “Không” mới gọi là “Không” – Vậy khi cái “Có” chưa ra đời để đối đãi với cái gọi là “Không” thì cái “Không” đối đãi với cái gì để gọi là “Không”? Trong đoạn văn trên không hề giải thích điều này!

Đây chính là lý do mà tôi khẳng định rằng:

Đoạn văn trên không phải là nguyên bản của chương mở đầu của Đạo Đức Kinh. Đây chỉ là phần còn lại chủ yếu của chương này khi đã thất truyền.

Vậy thì nội dung đầy đủ của chương “Thiên Thượng” sẽ phải như thế nào? Điều này chỉ có thể phục hổi từ Lý học Đông phương nhân danh nền văn hiến huyền vĩ Việt trải gần 5000 năm văn hiến – Một thời huy hoàng ở miền Nam sông Dương Tử.

2) – (Còn tiếp)

Nguyễn Vũ Tuấn Anh

Share this post


Link to post
Share on other sites
Không biết cuốn sách Lão Tử và Đạo Đức kinh nhìn từ văn minh Lạc Việt, Sư phụ đã viết xong chưa ạ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không biết cuốn sách Lão Tử và Đạo Đức kinh nhìn từ văn minh Lạc Việt, Sư phụ đã viết xong chưa ạ?

Đang viết cuốn" Minh triết Việt trong văn minh Đông phương". Xong cuốn này mới xử đến cuốn này. Phải có cuốn này mới là tiền đề của cuốn kia, Nếu không sẽ rất khó hiểu. Cuốn Lão Tử cũng đã chuẩn bị xong phần nội dung rồi.

Viết xong vài tay thích thể hiện lại bài bác lung tung. Trong khi ông cố nội Tể tướng Vương An Thạch đời Tống cũng chẳng hiểu gì về Đạo Đức Kinh cả. cái câu "Vô, danh thiên hạ chi thủy. Hữu, danh vạn vật chi mẫu" là do ông ta thêm dấu phẩy vào.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đang viết cuốn" Minh triết Việt trong văn minh Đông phương". Xong cuốn này mới xử đến cuốn này. Phải có cuốn này mới là tiền đề của cuốn kia, Nếu không sẽ rất khó hiểu. Cuốn Lão Tử cũng đã chuẩn bị xong phần nội dung rồi.

Viết xong vài tay thích thể hiện lại bài bác lung tung. Trong khi ông cố nội Tể tướng Vương An Thạch đời Tống cũng chẳng hiểu gì về Đạo Đức Kinh cả. cái câu "Vô, danh thiên hạ chi thủy. Hữu, danh vạn vật chi mẫu" là do ông ta thêm dấu phẩy vào.

Đệ tử thấy trong sách của Nguyễn Hiến Lê cũng có ghi chú thêm về cách đặt dấu phẩy :

Vô danh, Thiên Địa Chi Thủy

Hữu danh, Thiên Địa Chi Mẫu

Cách này giải thích rằng nguyên thủy vạn vận chưa có tên, khi có tên thì nó thành sự vật cụ thể, từ đó mới xác định được các sự vật khác. Đặt dấu như vậy có thể dễ hiểu hơn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đệ tử thấy trong sách của Nguyễn Hiến Lê cũng có ghi chú thêm về cách đặt dấu phẩy :

Vô danh, Thiên Địa Chi Thủy

Hữu danh, Thiên Địa Chi Mẫu

Cách này giải thích rằng nguyên thủy vạn vận chưa có tên, khi có tên thì nó thành sự vật cụ thể, từ đó mới xác định được các sự vật khác. Đặt dấu như vậy có thể dễ hiểu hơn.

"Không" so với cái gì ở trạng thái "Thiên Địa chi thủy"?

"Vô danh" so với cái gì để đặt cho nó một danh từ định tính?

Tại các anh chị chấp vào cái "có" trực quan hiện hữu sau hàng tỷ năm tiến hóa của vũ trụ, nên thấy nó là "không".

Cho nên tôi yêu cầu tất cả nhà chị em nghiên cứu Lý học phải có một tư duy trừu tượng rất phát triển. Còn không thì cố gắng lấy bằng phó giáo sư và nghiên cứu "cơ sở khoa học" đi.

Cho nên chính - Chử Đồng tử (Tôi không gọi là Lão Tử) - cũng viết trong Đạo Đức Kinh: "Đạo khả Đạo phi thường Đạo" - "Danh khả danh phi thường danh"; tức là ngay cả khái niệm "Đạo" cũng chỉ là khiên cưỡng mà gọi vậy thôi.

Tư liệu mà cụ Nguyễn Hiến Lê ghi ra, cũng từ những văn bản của các nhà nghiên cứu đời Tống, mà mở đầu là Vương An Thạch chỉnh sửa. Bản nguyên thủy không có dấu phẩy.

Chính vì bản chất Lý học không phải của Trung quốc, nên họ cũng chẳng hiểu gì cả. Bởi vậy, thấy thêm dấu phẩy vào thì quả là ....dễ hiểu thật.

Nếu "vô danh"

được gọi là và miêu tả là cái "không" của "Thiên địa chi thủy" thì tất cả tri thức khoa học hiện đại quăng vào sọt rác.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites