PhươngHồng

5 Bài Pháp Của Thầy :d

6 bài viết trong chủ đề này

Phương Hồng có được gặp sư Tâm Pháp và nghe được 1 số bài pháp của thầy . thấy rất hay và ý nghĩa cho mình http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif chia sẻ cho bạn nào quan tâm :D

http://www.4shared.com/audio/_yjhDo1K/Balamatda.html

http://www.4shared.com/audio/S8PaLMZM/Co_don.html

http://www.4shared.com/audio/gyVE5g7R/Thu_Gian.html

http://www.4shared.com/audio/kCqeSJK4/Tinh_Thuong.html

http://www.4shared.com/audio/kSzbaYJD/Tue_Giac.html

Chúc mọi người sức khỏe :D

Phương Hồng :P

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cuộc đời là 1 hành trình tâm linh _ sư Tâm Pháp dịch http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif

Trích từ cuốn "Cuộc đời là một hành trình tâm linh". Tác giả: Thiền sư U Jotika

“Cuộc đời là một chuỗi những bài kiểm tra.Khó khăn chính là những bài kiểm tra. Chúng ta đang ở trong một trường đời. Toàn bộ cuộc đời chúng ta là một trường học. Từ khi mới lọt lòng sinh ra cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, chúng ta đều học ở dưới mái trường này.”

Đó là một trường học không chính thức. Không có giảng đường, phòng học. Tất cả mọi thứ chúng ta nhìn, mọi thứ chúng ta nghe, mọi thứ chúng ta cảm nhận, tất cả hạnh phúc và khổ đau, tất cả mọi vấn đề khó khăn trong cuộc sống, mọi thành công và thất bại đều là bài học cho chúng ta.

Cũng như vậy, thất bại cũng là một bài kiểm tra. Chúng ta có thể duy trì một nội tâm quân bình, thanh thản ra sao khi đứng trước thất bại?

Bạn thất bại, bạn cố gắng đứng lên.

Rồi bạn lại thất bại, và lại cố gượng đứng lên lần nữa. Đây là một bài kiểm tra để xem bạn có thực sự trưởng thành, có đủ dũng khí và tự tin vào chính bản thân mình và tin vào cuộc đời hay không; để xem bạn có cố gắng đứng lên được nữa hay không.

Khi đã học cách tin tưởng vào cuộc đời và tự tin vào chính mình, từ khi đó tôi đã học hỏi được nhiều hơn và dễ dàng hơn. Nó là một trò chơi, nhưng là một trò chơi thực sự nghiêm túc. Khi bạn đối mặt với khó khăn và thất bại, điều quan trọng là phải hiểu nó một cách thật sâu sắc và không để mình bị hụt hẫng và trầm uất. Cố gắng tìm ra phương cách tốt nhất để vượt qua nó và tiếp tục thực hành như thế nhiều lần.

Bất cứ khi nào đối diện với khó khăn, bạn hãy tự nhắc nhở mình rằng: “Đây là một bài kiểm tra. Đây là một thử thách cho mình. Tôi phải học được điều gì đó từ khó khăn này để trở nên chín chắn và trưởng thành hơn”.

Cho dù những khó khăn, vất vả bạn đang phải trải qua đó có nặng nề đau đớn đến đâu, cũng hãy cố gắng duy trì một mức độ quân bình, buông xả nào đó trong tâm. Hãy trầm tĩnh lại một chút và xem xét xem mình có thể học hỏi được gì từ những hoàn cảnh đó không. Hãy chú ý xem mình có thể phát triển được các phẩm chất nội tâm nào đó không. Hãy cố gắng để hiểu biết hơn, yêu thương và khoan dung, tha thứ hơn và cố gắng kham nhẫn, chịu đựng thêm được chút nào hay chút ấy.

Ẩn chứa trong mỗi hoàn cảnh mới mà chúng ta đang phải trải qua là một bài học tâm linh cần học hỏi.

Toàn bộ cuộc đời này là một bài học tâm linh mà chúng ta sinh ra trên đời để học bài học đó. Chúng ta có mặt ở đây, trên thế gian này, trong kiếp nhân sinh này, trong thời đại này là để học hỏi ra những gì cần học hỏi. . Khi nhìn cuộc đời theo quan kiến đó, từ góc độ đó, tất cả mọi thứ trong cuộc đời bạn sẽ trở nên vô cùng ý nghĩa.

Sự trưởng thành phụ thuộc vào việc bạn đã học hỏi được bao nhiêu từ những kinh nghiệm sống của chính mình, chứ không phải từ sách vở, không phải từ những người khác – mà từ chính cuộc đời của bạn. Một trong những niềm vui của cuộc sống là: biết rằng mình đang trưởng thành, mỗi ngày trôi qua bạn đang lớn lên.

Một cuộc đời không khó khăn, khúc mắc là một cuộc đời cằn khô và vô vị. Đó là một cuộc đời thật ngây ngô, ấu trĩ, vô vị và vô nghĩa, không hề có cơ hội trưởng thành về mặt tâm linh. Thực ra, chính những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống mới là những cơ hội để chúng ta học hỏi và phát triển các phẩm chất tâm linh của mình. Khi cuộc sống trở nên khó khăn, bất thuận lợi thì đó là một cơ hội để chúng ta làm cho cuộc sống của mình trở nên đơn giản hơn.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vanhsati http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif

Càng ngày mình càng cảm nhận thấy sự hiểu biết ít ỏi về bản thân và về cuộc sống. Thậm chí không coi đó như là một điều thiếu sót hay kém cỏi nữa, thực ra chính nó cũng là một sự thật về bản thân mà mình dần khám phá ra. Sự thật rằng có quá nhiều ảo tưởng đã và đang che đậy những điều thực sự nằm ở bên dưới.

Từ lâu mình luôn tin mình là một người tốt. Và từ niềm tin này, nhiều khi mình hành xử trên vị thế của cái tốt. Nhưng có lẽ đó cũng là một ảo tưởng nữa. Có thể có những hành động tốt đẹp, tử tế, nhưng mục đích nhiều khi là để duy trì cái ảo tưởng này, còn động cơ thực sự thì khó thấy và cũng không dễ chấp nhận: tham lam, sợ hãi, kiêu mạn ... Thật khó để chấp nhận những điều xấu xa của ban thân, nhưng nó là có thật. Con người ta vẫn luôn muốn những giấc mơ đẹp, chỉ đến khi tỉnh giấc họ mới nhận ra cuộc sống thực đang diễn ra. Chấp nhận sự thật không mấy đẹp đẽ về bản thân là một điều không dễ, nhưng nó là lựa chọn khôn ngoan.

Chưa bao giờ mình thấy sự tệ hại trong con người mình nhiều như lúc này, nhưng không phải là do tự kỷ mà suy luận ra đâu, nó là những điều có thật. Có lúc nó ẩn dấu bên dưới một hành động, một tư tưởng trung tính, có lúc bộc lộ ra, khi mạnh khi yếu, dưới dạng những căng thẳng, lo lắng hay những trạng thái cảm xúc, những hành động khác nhau. Đó là những thói quen hằn sâu trong vô thức. Nhưng một phần mình cũng thấy tự do hơn. Tự do không phải vì trốn tránh, xua đuổi hay đè nén được nó, mà tự do vì chấp nhận nó nhiều hơn. Một cách vô thức chúng ta xây dựng cho bản thân những chuẩn mực, thói quen, quan niệm về bản thân và cuộc sống, và hướng sự suy tư, hành động theo những yếu tố tâm lý này. Hầu như bề ngoài nó đều rất đẹp, hợp lý. Nhưng nó cũng là cạm bẫy do tư tưởng tự đặt ra. Mục đích duy nhất là để duy trì được cái cảm nhận tốt đẹp về bản thân. Ẩn dưới tất cả các hành động tốt xấu là mục đích này.

Cuộc sống xảy ra hoàn toàn không giống như trong suy nghĩ. Những khó khăn, thất bại, thành công, vui mừng, chán nản, hân hoan, tuyệt vọng đều là sự bộc lộ, chuyển hóa từ những nguyên nhân, điều kiện khi đã chín muồi. Nhưng chúng ta không muốn nhìn thấy những nguyên nhân này, cái chúng ta thường quan tâm là kết quả nhãn tiền, một vài khía cạnh nhỏ của những nguyên nhân, và rất nhiều yếu tố tưởng tượng khác xen vào. Cái căn nguyên sâu xa nhất, những yếu tố tâm lý, tư tưởng, động cơ thì vẫn được tự do hoạt động ngầm trong vô thức, đơn giản vì chúng ta rất ít khi đoái hoài hay quan sát chúng. Động cơ thực sự cho mỗi hành động của chúng ta thì nằm ở tầng mức vô thức, còn cái lý do mà chúng ta gán cho nó thì chỉ là động cơ suy diễn. Đơn giản vì khi ta không biết, ta sẽ suy diễn. Cố gắng thay đổi bản thân bằng cách thay đổi cái động cơ suy diễn thì cũng vô ích như đổi tên biến trong một phương trình từ x,y,z thành u,v,w vậy. Bài toán vẫn còn đó, và vẫn chưa được giải. Ta sẽ mắc nợ, sẽ học đi học lại bài học này mãi, dưới nhiều tên biến khác nhau của cùng một bài toán, cho đến khi nào ta quay lại để tìm hiểu vấn đề thực sự đang nằm ở bên dưới, và khi ta hiểu ra, lời giải tự động phát sinh và vấn đề tự nhiên biến mất. Lần tới, ta có thể gặp nó ở một dạng khác, với tên biến loằng ngoằng hơn, nhưng lại có thể mỉm cười "à bài này mình đã gặp rồi" ...

Thực ra về cơ bản cái chúng ta quan tâm không phải là những điều bên ngoài, mà là những yếu tố gắn liền với tự thân. Nói cách khác, chúng ta rất yêu bản thân mình. Chúng ta cãi cọ, mắng nhiếc người khác thực ra không phải vì chính bản thân họ (nếu không phải anh/chị ta mà là người khác, thì ta cũng vẫn phản ứng như vậy), mà vì để tìm cách làm giảm bớt, tan biến những khó chịu đang diễn ra trong thân tâm mình. Khi đứa trẻ bị va vào bàn và khóc tướng lên, bà mẹ lấy tay đập đập mắng cái bàn, và thường thì đứa trẻ trố mắt nhìn theo, và ngừng khóc! Thực ra trẻ con khi nó đau thì nó khóc, và một lúc thì nó sẽ tự ngừng. Nhưng bà mẹ cũng có thể tác động vào tình huống này bằng phản ứng của mình. Điều nguy hiểm là nó sẽ trở thành thói quen. Lần tới bà mẹ có thể phải bỏ dở công việc chỉ để mắng yêu cái ghế, cái tường, con muỗi... Đó là quá trình của sự phụ thuộc, mất tự do. Chúng ta cũng hành xử giống như vậy. Ta chăm sóc mỗi tư tưởng, cảm xúc theo cách đó. Khi một tư tưởng tức giận phát sinh, ngay lập tức ta đi tìm cái kẻ gây ra nó. Thực ra theo tự nhiên, nó phát sinh rồi sẽ tự hoại diệt. Nhưng do thói quen ta tìm cách tác động đến chúng. Vì lẽ đó bất cứ cảm xúc nào phát sinh, ta đều phản ứng. Được huân tập lâu dài, nó trở thành thói quen. Vì lẽ đó chúng ta cho phép cảm xúc, tư tưởng được quyền tước đi sự tự do của ta. Khi một cảm giác chản nản phát sinh, ta mất tự do, ta phải tìm cách giải sầu, ta lướt nét, chơi game, xem TV, tìm thứ gì đó kích thích. Khi một cảm giác dễ chịu thích thú, ta mất tự do, ta tìm mọi cách duy trì nguyên nhân gây ra nó và lo âu, tức giận khi nguyên nhân này biến mất.

Vậy thì có điều gì đáng nói ở đây. Chúng ta không ngừng phản ứng trước các tình huống. Nhưng đồng thời chúng ta cũng có khả năng học hỏi. Sự học hỏi về những phản ứng này sẽ có thế tác động đến cách chúng ta phản ứng. Bạn chú ý điều gì khi đang tức giận, khi đang sung sướng, hay đang chán nản. Có những loại suy nghĩ, cảm xúc gì nảy sinh trong những tình huống này? Ta có thể không cần quan tâm đến chúng, nhưng khi đó chúng vẫn nằm ở tầng vô thức, và trở thành một thế lực ngầm chi phối mọi mặt trong cuộc sống của chúng ta. Khi ta bắt đầu ý thức được sự hiện diện của chúng, thì có nghĩa một phần của cái vô thức kia đã trở thành hữu thức, và ta đang học bài! Để học những môn học ở cuộc sống, ta cần dùng tới tư duy, suy nghĩ, để nhớ, liên tưởng, khái quát, trừu tượng, phân tích, liên hệ các vấn đề. Nhưng để học về chính suy nghĩ và cảm xúc, ta không thể dùng tư duy vì nó không có khả năng đó. Nó cũng tréo ngoe như tìm cách để nhìn thấy đặc điểm của con mắt mình vậy. Trong trường hợp này, bạn cần tới một cái gương. Và thật may mắn, có một yếu tố trong lĩnh vực tinh thần của con người cũng có khả năng giống như tấm gương này vậy. Đó là sự hay biết trực giác, chánh niệm hay mindful. Khi hai tay bạn chạm vào nhau, ngay khi đó, một cảm giác phát sinh, và nếu bạn để ý vào đó, bạn sẽ biết được cảm giác này. Không phải bạn nghĩ về nó, mà bạn biết, biết rằng có một cảm giác vừa nảy sinh khi có sự xúc chạm. Cái biết này không cần cố gắng, cũng không liên hệ đến tư duy hay phẩm chất, tính cách con người bạn. Bạn có thể làm cho sự hay biết này xuất hiện thường xuyên, liên tục hơn, bằng cách tập cho nó trở thành một thói quen, chú ý đến những gì đang diễn ra trong tinh thần, cảm xúc hay cảm giác thân thể vào ngay lúc này, ngay trong phút giây hiện tại. Thay vì vừa đi vừa suy nghĩ vẩn vơ, bạn có thể tập để ý cảm giác nảy sinh ở mỗi bước chân bạn bước. Bạn có thể tập thói quen hay biết này ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào. Bạn dùng nó như cầm một tấm gương vậy, tấm gương có tác dụng phản chiếu bất cứ thứ gì đang xuất hiện. Cũng vậy, với thói quen này bạn có thể quan sát được những cảm xúc, tư tưởng của mình. Và đó sẽ là sự khởi đầu cho con đường học hỏi về bản thân và về cuộc sống. Hãy xem cách tư tưởng và cảm xúc tự nuôi lớn lẫn nhau, cách chúng tác động đến thói quen hành xử của chúng ta. Biết được vì sao ta lại làm thế này mà không làm thế khác, tức là tìm đến cái nguyên nhân bên dưới là một điều rất thú vị. Khi đó bất cứ hoàn cảnh nào cũng là cơ hội để ta học hỏi từ thói quen phản ứng của mình, tìm cho ra ngọn ngành của nó. Dần dần thoát ra được khỏi khuân mẫu phản ứng cứng nhắc và thói quen suy nghĩ miên man sẽ đem đến sự tự do lớn lao.

Share this post


Link to post
Share on other sites

<h3 class="first">Thiền giữa đời thường</h3> Posted ImageGửi bởi laitutran247 Ngày 03/7/'10, 12:44

Thiền giữa đời thường

Tỳ kheo Thiện Minh dịch Việt

Nguyên tác: Snow in the Summer, Sayadaw U Jotika

-oOo-

Quyển sách này là một sưu tập các bức thư của Ngài U Jotika, một vị Tỳ kheo người Miến Ðiện, gửi đến các vị đệ tử Tây phương.

-oOo-

Mục Lục

Chương 1: Tâm, chánh niệm, và hành thiền

Chương 2: Sống đơn độc

Chương 3: Tình phụ mẫu và sự dìu dắt

Chương 4: Cuộc đời, sự sống và cái chết

Chương 5: Học hỏi và giảng dạy

Chương 6: Giá trị và triết lý

Chương 7: Tình bạn, mối quan hệ, và lòng nhân từ

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Thiện Minh đã gửi tặng phiên bản điện tử (Bình Anson, 01/2000)

--------------------------------------------------------------------------------

http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-t ... tgdt00.htm

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay