Thiên Sứ

Đừng Biến Tín Ngưỡng Thành Cuồng Si

7 bài viết trong chủ đề này

Đừng biến tín ngưỡng thành cuồng si

Tác giả: Khánh Linh

Tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản.: 16/03/2010 06:00 GMT+7

Vấn đề phức tạp trong thực hành tâm linh ở nước ta hiện nay có phải do điều kiện kinh tế thị trường, hàng hoá quy định hay trước hết do nhận thức không đầy đủ ở mỗi người? - PGS Nguyễn Văn Huy, nguyên GĐ Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, đặt câu hỏi.

LTS: Gần đây, những lễ hội vốn quy mô làng xã hoặc của một vùng như Bà Chúa Kho, Đền Trần, Phủ Giầy... có tiếng là "thiêng", đột nhiên mở rộng đến... tầm quốc gia. Quan chức khắp nơi công khai đánh xe công về "dự lễ", dân chúng thập phương thấy thế càng đổ dồn về "ăn mày lộc thánh". Quan niệm "dương sao âm vậy" gần như đã bị thay bằng "quan sao dân vậy".

Nhưng quan chức cấp cao công khai đến lễ hội có nhằm gửi "một thông điệp" nào đó cho dân chúng? Dù là cố ý hay vô tình thì họ cũng đã góp phần làm biến tướng lễ hội và đang chi phối đời sống tín ngưỡng dân gian.

Để hiểu rõ hơn vấn đề này, VietNamNet đã có cuộc trao đổi với PGS Nguyễn Văn Huy, nguyên GĐ Bảo tàng Dân tộc học VN.

Lẫn lộn giữa tư cách cá nhân và nhà nước

- Tôi rất băn khoăn việc hàng loạt lãnh đạo nhà nước, từ cấp cao nhất đến các quan chức các bộ ngành, các địa phương thực hành việc khai ấn ở Lễ khai ấn đền Trần hay làm lễ tịch điền từ vài năm nay. Chưa kể người thực hiện nghi lễ khai ấn lại là những lãnh đạo cấp cao (năm ngoái là Chủ tịch nước, còn năm nay là Phó thủ tướng).

Ai cũng biết lễ Khai ấn đền Trần là nghi lễ mang tính tâm linh, tín ngưỡng trong dân gian. Nhiều đền - chùa - phủ khác cũng có những nghi lễ đầu năm của họ. Dù có rất thiêng thì, theo tôi, đây cũng không phải là câu chuyện khai ấn của cơ quan nhà nước, của việc thực hành một động tác cụ thể là đóng dấu khai ấn của bất cứ vị quan chức nào đại diện cho nhà nước. Đó hoàn toàn là công việc của nhà đền. Với sự tham gia của hàng loạt quan chức không phải với tư cách cá nhân mà với tư cách nhà nước phải chăng là đang can thiệp quá sâu vào hệ thống tín ngưỡng, tôn giáo; vô hình chung tạo ra sự khuyến khích, thúc đẩy người dân trong toàn xã hội, biến tín ngưỡng thành một phong trào cầu xin chức vị ở ngôi đền này.

Lễ tịch điền xưa là nhà vua với tư cách là thiên tử của đất nước nông nghiệp, là con trời nên ông ta mở luống cày đầu năm mang ý nghĩa giao hòa Trời- Đất, cầu cho những mùa vụ bội thu, sinh sôi nảy nở. Thái Lan, Campuchia là nước quân chủ, còn vua nên vẫn giữ lễ này. Ở Việt Nam, Lễ này đã mất từ lâu, ý nghĩa và bối cảnh không còn nữa, nay lại phục hồi như một di sản văn hoá có đúng không? Nếu muốn thực hành khuyến nông thì có lẽ có nhiều cách làm hay hơn. Cho nên rất cần xem lại một cách cơ bản câu chuyện ranh giới giữa tín ngưỡng, tôn giáo và nhà nước hiện nay.

Posted Image

PGS Nguyễn Văn Huy. Ảnh: Khánh Linh

- Theo PGS thì cá nhân các nhà lãnh đạo không nên có hành vi khuyến khích việc thực hành tín ngưỡng?

Tôn giáo, tín ngưỡng là sự lựa chọn của mỗi người. Nhà nước cần có thái độ rõ ràng, bình đẳng giữa các tôn giáo, chứ không thể thiên về tôn giáo này trong khi lại bỏ quên hay xem nhẹ tôn giáo khác. Hơn nữa một lãnh đạo cơ quan nhà nước dù ở cấp nào có thể tham gia một nghi lễ với tư cách cá nhân, không tiền hô hậu ủng, không quay phim chụp ảnh, mà chỉ như một "tín đồ", thì đó là câu chuyện của cá nhân vị lãnh đạo ấy. Như Tổng thống Hoa Kỳ George Bush khi đến Hà Nội dịp APEC cũng đi lễ nhà thờ Cửa Bắc như một tín đồ, chứ không phải với tư cách tổng thống.

Còn ở ta đang có sự lẫn lộn giữa tư cách cá nhân và tư cách đại diện nhà nước. Khi lãnh đạo nhiều cấp cùng có mặt tại Lễ khai ấn đền Trần thì phải phân chia thứ bậc: thẻ đỏ mới được vào trong, thẻ vàng chỉ ở vòng ngoài; rồi ai được có ấn trước, ai phải chờ sau... Thứ bậc của hệ thống chính trị lại trở thành thứ bậc trong một nghi lễ tín ngưỡng dân gian. Lãnh đạo được ưu tiên sắp xếp vào trong, ai cũng sẽ có ấn, thì làm sao trách việc người dân chen lấn xô đẩy ở ngoài?

Quá nhiều lãnh đạo có mặt ở các sự kiện Phật giáo, những người của các tôn giáo khác sẽ cảm thấy thế nào? Tôi vẫn cảm thấy có chuyện gì đó chưa ổn nếu không suy xét lại câu chuyện này một cách nghiêm túc, chúng ta sẽ vô tình làm mất đi sự bình đẳng văn hóa trong đời sống tâm linh.

Posted Image

Quang cảnh một lễ Khai ấn đền Trần. Ảnh: TTXVN

Làm ăn với thần thánh?

- Bản thân PGS nhìn nhận thế nào về Lễ khai ấn đền Trần nói riêng, và các nghi lễ tín ngưỡng nói chung?

Mùa xuân này tôi đi hội Đền Sóc, cũng mang cành lộc "hoa tre" vàng về cắm ở nhà, vừa như một kỷ niệm đẹp của một dịp đi hội, vừa có ý đặt niềm tin ở lộc Thánh - Thánh Gióng. Nhiều đền, chùa, phủ cũng phát "lộc" theo hình thức này hay hình thức khác. Chính điều này góp phần tạo ra những nét riêng cuốn hút. Tại sao tất cả phải dồn về đền thờ Bà Chúa Kho, chùa Hương hay đền Trần trong thời điểm cao điểm nhất? Phải chăng chỉ giờ khắc ấy mới là linh thiêng như dân gian vẫn quan niệm? Thế những thời điểm khác cũng ở đền ấy, chùa ấy thì sao?

Tôi cho rằng rất cần làm cho xã hội nhận thức đúng đắn về tâm linh, để không vượt quá ngưỡng cần có, nếu không sẽ trở thành cuồng si. Niềm tin tâm linh có thể cho con người thêm sự quân bình, thanh thản trong cuộc sống, chứ không phải lên đền, chùa, phủ chỉ để cầu chức vụ, cầu tiền bạc bằng mọi giá. Nhìn cách người ta chen chúc ở các đền, chùa, phủ hiện nay ở nhiều nơi ở đồng bằng Bắc bộ, dễ có cảm giác đây là chốn để làm "kinh tế" với thần thánh, nó khác với truyền thống xưa kia và khác cả với nhiều nơi khác ở nước ta. Đó cũng là điều suy nghĩ.

Một vấn đề rất cần đặt ra, không lẽ niềm tin tín ngưỡng của người Kinh lại lớn hơn, mạnh mẽ hơn so với niềm tin tín ngưỡng của người Khmer, người Chăm... cùng trên đất nước ta? Họ cũng có đền, chùa nhưng họ giữ được cốt cách, lề lối mà không bị lôi cuốn "ào ạt", bị "tha hóa" như ta thấy. Cùng một môi trường xã hội như nhau nhưng tại sao trong nhà thờ Công giáo lại giữ được kỷ cương, không có những biến tướng thiên về "kinh tế' như ở nhiều đền chùa hay tín ngưỡng dân gian (như đạo Mẫu...).

Còn xin nhìn ra nước ngoài, những nước Phật giáo phát triển mạnh như Ấn Độ, Thái Lan, Lào và cả Trung Quốc nữa... cũng hoàn toàn không có cách ứng xử như người Việt? Nhiều nước phát triển trước chúng ta về kinh tế thị trường nhưng mà họ lại vẫn giữ được niềm tin trong sáng hơn, thuần tuý tâm linh hơn? Họ đến đền chùa để cầu mong đạt được hạnh phúc, bình an, phát đạt hay thăng tiến một cách rất trân trọng, rất văn minh mà không quá phụ thuộc vào tiền bạc và lễ vật dâng cúng. Cho nên vấn đề phức tạp trong thực hành tâm linh ở nước ta hiện nay có phải do điều kiện kinh tế thị trường, hàng hoá quy định hay trước hết do nhận thức không đầy đủ ở mỗi người? Đây là những câu hỏi cần phải nghiêm túc đặt ra.

Posted Image

Quang cảnh một Lễ tịch điền. Ảnh: tuoitre.com.vn

Quan trí bị dân trí tác động?

- Theo PGS, giữa những tín đồ của tôn giáo, tín ngưỡng và những người hành nghề tôn giáo tín ngưỡng ở nước ta, ai làm hỏng ai?

Tôi đã có dịp trò chuyện với một vài nhà sư tu nghiệp nhiều năm ở Thái Lan, Ấn Độ về, họ kể bên đó việc tu hành theo giáo lý nhà Phật rất nghiêm. Họ bày tỏ nỗi băn khoăn dường như là chuyện tu hành của ta có nhiều cái "hổng", bị biến tướng, ở đâu đó mang nhiều màu sắc vừa "hàng hóa" vừa tà thuật.

Thực tế hiện nay nhiều quan chức không chỉ đi lễ hay cung tiến cho đền chùa, mà họ còn bị "điều khiển" bởi các vị hành nghề tín ngưỡng thông qua hệ thống phong thủy, từ cổng cơ quan nên mở hướng nào, từ chỗ ngồi, cửa ra vào hướng vào đâu, đến việc phải xuất hành giờ nào cũng có người tư vấn. Chính tác động này khiến nhiều người bị phụ thuộc, có cảm giác không làm chủ được tình thế, nếu năng lực bản thân không đủ thì càng phải dựa vào những "thế lực" thần linh, cùng với việc mua quan bán chức mà xã hội đang lên án chẳng hạn?

- Biết đâu nhiều lãnh đạo có mặt ở những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo chỉ hoàn toàn vì vô tình? Theo PGS, lãnh đạo sẽ có vai trò gì trong việc chấn chỉnh sự nhộn nhạo ở các nghi lễ, lễ hội?

Quan trọng nhất vẫn là nhận thức của mỗi cá nhân dựa trên nền tảng văn hóa của chính mình và của xã hội. Muốn vậy vai trò của giáo dục là vô cùng quan trọng. Rất cần những người lãnh đạo sáng suốt, minh triết để dẫn dắt xã hội theo đúng hướng, kể cả trong văn hóa. Công bằng mà nói, quan trí cũng bị dân trí tác động. Lúc ban đầu thời Đổi mới, người dân đổ xô đến các đền phủ trước (như đền bà Chúa Kho, phủ Giày) thành phong trào, thành nhu cầu mới của xã hội, rồi mới lan đến quan chức. Nhưng khi quan chức cũng đua nhau có mặt thì lại tác động mạnh hơn nhiều đến đông đảo mọi người. Nếu lãnh đạo dùng thế mạnh dẫn dắt của mình để làm gương cho xã hội, ứng xử bình đẳng, chừng mực với mọi hoạt động tôn giáo tín ngưỡng thì chắc người ta cũng sẽ học theo.

----------------------------------

Nhời bàn của Thiên Sứ.

Đoạn trên thì tôi chẳng có ý kiến gì. Nhưng có đoạn này tôi thấy hơi khó hiểu:

Thực tế hiện nay nhiều quan chức không chỉ đi lễ hay cung tiến cho đền chùa, mà họ còn bị "điều khiển" bởi các vị hành nghề tín ngưỡng thông qua hệ thống phong thủy, từ cổng cơ quan nên mở hướng nào, từ chỗ ngồi, cửa ra vào hướng vào đâu, đến việc phải xuất hành giờ nào cũng có người tư vấn. Chính tác động này khiến nhiều người bị phụ thuộc, có cảm giác không làm chủ được tình thế, nếu năng lực bản thân không đủ thì càng phải dựa vào những "thế lực" thần linh, cùng với việc mua quan bán chức mà xã hội đang lên án chẳng hạn?

Như vậy, với vị phó giáo sư này thì phong thủy trở thành một hệ thống tín ngưỡng? Tôi không hiểu được vị này suy nghĩ như thế nào khi cho rằng: Cổng cơ quan mở hướng này thì mê tín dị đoan và tín ngưỡng hơn mở chỗ khác, ngồi hướng này thí là tín ngưỡng còn hướng khác thì không? Nản quá nhỉ?

Phong thủy là một khoa học căn cứ vào tiêu chí khoa học cho một phương pháp hoặc lý thuyết khoa học. Có lẽ vị giáo sư này kiến thức hơi không đồng bộ. Thảo nào, vào cái viện bảo tàng do vị này quản lý chẳng có gì để xem.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu thấy họ phải đến nhà bác nghe bác giảng 1 hôm về Phong thủy ạ http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif may ra mới thay đổi tư tưởng :D

Giảng một hôm mà làm ông này ngộ được thì ông ấy đâu phải phó giáo sư nữa mà thành viện sĩ viện hàn lâm rồi.

Cứ kiểu này thì sẽ có cái nhà mê tín di đoan, cái nhà không. Cái cửa bên phải sẽ mê tín hơn bên trái, giường nằm chỗ này mê tín hơn chỗ khác. Rồi có lẽ đến cái cây trồng trườcc sân sẽ mê tín hơn trồng sau nhà.Thật là loạn cào cào cả. Chán wá đi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Giảng một hôm mà làm ông này ngộ được thì ông ấy đâu phải phó giáo sư nữa mà thành viện sĩ viện hàn lâm rồi.

Cứ kiểu này thì sẽ có cái nhà mê tín di đoan, cái nhà không. Cái cửa bên phải sẽ mê tín hơn bên trái, giường nằm chỗ này mê tín hơn chỗ khác. Rồi có lẽ đến cái cây trồng trườcc sân sẽ mê tín hơn trồng sau nhà.Thật là loạn cào cào cả. Chán wá đi.

Ôi , bác cứ kệ họ đi bác ạ http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/grin.gif không nên để tâm vào những người không cần thiết :D nhanh già lắm bác nhỉ :D bác cứ vui vẻ :P như mọi khi là các cháu vui lây :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nên thông cảm, ông này chắc hồi đó đến giờ chỉ tiếp xúc kiến thức phong thủy một phía ( như đa số), phía " thần bí" vô căn vô cứ.

Nhìn vào mặt sáng thì chắc đây là 1 ví dụ để sư phụ "biến chán nản thành động cơ" , nuôi dưỡng niềm cảm hứng khai sáng, để tiếp tục công cuộc đầy chông gai là phổ biến tư tưởng phong thuỷ là khoa học tương lai chứ không phải mê tín hay "giả khoa học"

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nên thông cảm, ông này chắc hồi đó đến giờ chỉ tiếp xúc kiến thức phong thủy một phía ( như đa số), phía " thần bí" vô căn vô cứ.

Nhìn vào mặt sáng thì chắc đây là 1 ví dụ để sư phụ "biến chán nản thành động cơ" , nuôi dưỡng niềm cảm hứng khai sáng, để tiếp tục công cuộc đầy chông gai là phổ biến tư tưởng phong thuỷ là khoa học tương lai chứ không phải mê tín hay "giả khoa học"

Uh. Quên ông này đi cho nhanh.

Cảm ơn lời khuyên của các bạn.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Các "ông đồng, bà cốt" lên tiếng!

Tác giả: Khánh Linh

Tuanvietnam.vn

Bài đã được xuất bản: 06/07/2010 06:00 GMT+7

Các "ông đồng, bà cốt" cũng "bất bình" chuyện nhiều người trong số họ lợi dụng lên đồng để trục lợi. Họ khẳng định "cần tâm mới có linh", "không có tâm đức thì kêu cho mình còn không được thì kêu cho ai?

"Lên đồng" có phải là mê tín dị đoan?

Cuộc tọa đàm lấy ý kiến xung quanh thông tư về quản lý lễ hội diễn ra vào chiều 4/7 (do Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa Việt Nam tổ chức) có phần "sôi động" hơn lệ thường. Ngoài các nhà văn hóa, các nhà quản lý còn có sự xuất hiện của một "đối tượng" rất đặc biệt: Những "ông đồng, bà cốt" (hoặc "bà đồng") đến từ 3 miền đất nước.

Trước đó, dự thảo thông tư đã gây băn khoăn cho những nhà văn hóa tâm huyết vì rất nhiều điều khoản cấm không phù hợp với thực tế như cấm "lên đồng", cấm đốt vàng mã...

Ý tưởng tổ chức cuộc tọa đàm để chính cộng đồng lên tiếng về những điều khoản của dự thảo sẽ nảy sinh từ đó. Nói như GS Ngô Đức Thịnh và PGS Nguyễn Văn Huy thì chính cộng đồng sẽ quyết định thông tư có thể đi vào cuộc sống hay không, nghĩa là khi họ "tâm phục khẩu phục" thì tự khắc những vấn đề "nhức nhối" xung quanh hoạt động tổ chức lễ hội sẽ dần giảm bớt.

Mỗi đền, chùa chỉ một hòm công đức

Công nhận giá trị đạo Mẫu, nhưng những "ông đồng, bà cốt" có mặt tại buổi tọa đàm này cũng thừa nhận những điều dư luận đã phản ánh từ trước tới giờ là không sai. Từ chuyện hòm công đức tràn lan, chuyện đốt vàng mã quá nhiều, đến chuyện có những "ông đồng, bà cốt" lợi dùng niềm tin mù quáng để thu lợi cho bản thân. Chính những "ông đồng, bà cốt" cũng khẳng định, nếu những người thủ nhang, thủ đền... nhận thức và thay đổi thì sẽ nói được con nhang đệ tử, và sẽ chấn chỉnh được tình trạng lộn xộn ở các đền, phủ...

Phát biểu đầu tiên, "ông đồng" Nguyễn Văn Tiến (Hà Nội) thừa nhận: Có quá nhiều hòm công đức trong các đền, chùa, miếu, phủ... mà những người đi lễ bái lại muốn được Phật, được Thánh "chứng" nên thấy bao nhiêu hòm công đức cũng sẵn sàng bỏ vào.

"Quan trọng là niềm tin, chứ đâu phải bỏ nhiều tiền mới được chứng, có Phật hay Thánh nào bắt phải bỏ tiền đủ 10 hòm công đức mới chứng đâu?".

Theo ông Tiến, mỗi đền chùa chỉ nên có một hòm công đức ở cửa chính, cửa tam bảo, trông sẽ phong quang ngay.

Posted Image

Có quá nhiều hòm công đức trong các đền, chùa, miếu, phủ... "Bà đồng" Thanh (Nam Định) thẳng thắn khẳng định: "Phật, Thánh không cần tiền thật", nên đề nghị thủ nhang, thủ đền nên thu dọn bớt ban thờ, có cúng tiến gì thì người đi lễ phát tâm cúng tiến cho đền phủ, chứ Phật, Thánh không cần xin 500 đồng hay 1000 đồng của bất cứ ai.

"Tôi bước chân vào đó còn thấy bị xúc phạm", bà Thanh bức xúc.

Thủ nhang, thủ đền là bố, mẹ Chủ tịch xã?

Chuyện đốt vàng mã trở thành chủ đề nóng của cuộc tọa đàm, bởi mỗi "ông đồng, bà cốt" lại đưa ra những đề xuất khác nhau để hạn chế chuyện đốt vàng mã tràn lan như hiện nay. Điểm đồng thuận nhất giữa họ là không thể cấm hoàn toàn vàng mã vì đó là nhu cầu có thật, "kể cả những nhà ngoại cảm thật sự có khả năng tiếp xúc với người âm cũng cho rằng vẫn cần dùng vàng mã".

Nhưng không "ông đồng, bà cốt" nào cho chuyện đốt xe máy, đốt nhà 3, 5 tầng... là cần thiết. "Ông đồng" Phạm Văn Giao (Hải Phòng) cho rằng gần đây nhiều người mới "ra đồng", muốn oai vệ nên đã "dọa" rằng muốn cầu đảo thì phải đốt nhiều vàng mã, và rằng "những người như thế khiến thiên hạ đàm tiếu".

"Ông đồng" Nguyễn Văn Hà (Hải Phòng) cho rằng những người quản lý phải quan tâm đến nguyện vọng của người đi lễ, để có quy chế cụ thể, khác nhau cho từng nơi. Chuyện đốt vàng mã tràn lan ở đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) là bởi người đi lễ ở đó với tâm niệm tìm vật chất, họ nghĩ đốt nhiều vàng mã thì thu được quyền lợi vật chất nhiều, chứ không phải ở đâu cũng thế?

Ông Hà đề nghị: "Nhà quản lý hãy dành thời gian hỏi sâu những người làm công việc tâm linh ở đền, phủ để hiểu quy định truyền thống cho từng lễ, rồi hướng dẫn, thuyết phục người ta, mới dần giải quyết được".

Ông Hà cũng thừa nhận phải có quy định từ trung ương để tránh chuyện "thủ nhang, đồng đền là bố mẹ Chủ tịch xã", như vậy thì người đi lễ sẽ nghiêng tâm sang lễ người sống, vụ lợi chứ không phải đi lễ vì nhu cầu tâm linh.

Giải pháp cho những nơi có nhiều sự bắt chẹt như ở đền Bà Chúa Kho được ông Hà đưa ra là cấm luôn việc bán vàng mã vì "không bán thì sẽ không có chuyện bắt bí hay chèn ép người đi lễ".

Cấm có nghĩa là "không quản được"!

Những giá trị thật sự của đạo Mẫu nói chung và "lên đồng" - một nghi lễ của đạo Mẫu nói riêng - có dịp được những nhà văn hóa am hiểu đạo Mẫu và những "ông đồng, bà cốt" chia sẻ. Nhiều "ông đồng, bà cốt" không ngại ngần kể chuyện họ bắt đầu "ra đồng" từ khi nào, vì sao họ đã làm những việc gì suốt mấy chục năm qua (công đức, chữa bệnh, giúp công an tìm tội phạm, tìm mộ liệt sĩ, tìm thân nhân mất tích...).

Posted Image

Không "ông đồng, bà cốt" nào cho chuyện đốt xe máy, đốt nhà 3, 5 tầng... là cần thiết Cô Trần Ngọc Ánh (Ninh Bình) "thật thà" kể nhà ngoại cảm hay người có khả năng đặc biệt thật ra là người ăn lộc thánh. Thánh mượn xác nhập về, thanh đồng cũng chỉ có căn với một vị thánh.

Cô Ánh cũng tiết lộ: "Những lúc Thánh không nhập vào tôi thì tôi cũng chỉ là người thường" và thiết tha đề nghị cần có hành lang pháp lý để hạn chế những "con sâu làm rầu nồi canh", để những người hoạt động tâm linh có thể giúp ích cho xã hội.

Điểm khác biệt là những người lên tiếng mạnh mẽ nhất, thiết tha nhất lại không phải những "ông đồng, bà cốt", mà là những người nghiên cứu, như bà Thu Hà - Phó GĐ Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người: "Bộ VH - TT - DL không bao giờ nên đặt vấn đề cấm "lên đồng". Cấm là hỏng đấy, bởi như vậy, có phải giấu diếm người ta vẫn làm".

Bà Hà còn "bật mí" việc nhiều bác sĩ, kỹ sư có trình độ đại học, thậm chí nhiều quan chức nhà nước hẳn hoi cũng có vợ "ra đồng": "Cấm tức là không quản lý được, không phát huy được", bà Hà nhận xét.

Lộc giời thì lấy phúc chứ không được lấy phần!

Các "ông đồng, bà cốt" cũng "bất bình" chuyện nhiều người lợi dụng "lên đồng" để trục lợi, nhưng họ khẳng định "cần tâm mới có linh", "không có tâm đức thì kêu cho mình còn không được thì kêu cho ai?"

Theo ông Lê Quang Ngộ (đại diện Hội Thánh mẫu Huế), có đến 70% những người hành nghề đang lợi dụng nghề của mình để kiếm lợi cho bản thân chứ không "phụng sự đạo pháp".

"Bà đồng" Phạm Thị Oanh thì phân tích chuyện mỗi "thanh đồng" chỉ được Thánh phân công một nhiệm vụ, "người gọi hồn không tìm được mộ, gọi hồn không phải nhà tiên tri, nhà tiên tri không giỏi về phong thủy", và những giây phút "lên đồng" thật ra là "giây khắc chúng ta trở về với người mẹ thiên nhiên, trở về với tổ tiên, hòa bản thể của chúng ta vào người mẹ thiên nhiên, tìm hiểu thiên nhiên, trân trọng thiên nhiên để sống đúng quy luật thiên nhiên".

Bà Oanh cũng đề nghị nên kêu gọi các "ông đồng, bà cốt" đừng "lạm dụng", đừng thiên về cầu cúng, bởi "nhân đâu mà đòi hái quả". Theo bà Oanh, lộc trời thì lấy phải lấy phúc, chứ không được lấy phần.

"Ông đồng" Phạm Văn Giao (Hải Phòng) còn cảnh báo, đến với Mẫu có thể cầu sức khỏe, tiền tài, bổng lộc, nhưng "Mẫu là mẫu nghi thiên hạ, là người nhân hậu, có đức, mang quyền lợi cho chúng ta, nên chúng ta phải tu để trả cái ơn cho Mẫu. Bản thân phải tu trước, đừng ăn gian nói dối, đừng làm điều thất đức". Theo ông, nếu các "ông đồng, bà cốt" không sống đúng với "ơn của Mẫu" thì sẽ chịu "quả báo".

Mỗi người một chia sẻ, một băn khoăn, nhưng tất cả đều khẳng định chính những thủ nhang, thủ đền, những "ông đồng, bà cốt" phải nhận thức cho đúng, phải gắn kết với nhau để xã hội hiểu và tôn trọng đạo Mẫu hơn.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay