amouruniversel

12 Thiên Thần (thời Sở) Trong Môn Đại Lục Nhâm

1 bài viết trong chủ đề này

12 Thiên thần trong môn Đại Lục Nhâm

1 TÝ: THÂN HẬU (THIÊN HẬU)..........................................................................

..............................

2 SỬU: ĐẠI CÁT (QUÝ NHÂN)..........................................................................

...............................

3 DẦN: CÔNG TÀO (THANH LONG)...........................................................................

......................

4 MÃO: THÁI XUNG (THIÊN HỢP)..........................................................................

.........................

5 THÌN: THIÊN CƯƠNG (CÂU TRẬN).........................................................................

......................

6 TỊ: THÁI ẤT (ĐẰNG XÀ)............................................................................

....................................

7 NGỌ: THẮNG QUANG (CHU TƯỚC)........................................................................

....................

8 MÙI: TIỂU CÁT (THÁI THƯỜNG)......................................................................

..........................

9 THÂN: TRUYỀN TÔNG (BẠCH HỔ)...........................................................................

...................

10 DẬU: TÒNG KHÔI (THÁI ÂM)............................................................................

........................

11 TUẤT: HÀ KHÔI (THIÊN KHÔNG).........................................................................

......................

12 HỢI: ĐĂNG MINH (HUYỀN VŨ)............................................................................

....................

1 TÝ: THÂN HẬU (THIÊN HẬU)

Tý đứng đầu trong 12 chi nên gọi là đạo vua, Tý tại phương chính Bắc là ngôi của thượng đế nên gọi Tý là Đế Quân. Tý là Nguyệt tướng trong tháng Chạp (12) cuối năm nên có lập đàn lễ rượu, Tý cũng thuộc thủy hay rượu nên gọi Tý là Thân Hậu.

HÀNH TIẾT

Tý tức Thân hậu là thủy thần (dương thủy) bản gia tại Tý địa bàn, tương tỷ với can Nhâm và sao Thiên Hậu là nguyệt tướng thứ 12, được dùng trong khoảng khí Đại Hàn và tiết Lập Xuân khoảng tháng 12 âm lịch.

TƯỚNG SẮC

Tý hay Thân hậu là vị thần mặt tròn, sắc ngăm đen, xưa là người đàn bà dâm loạn.

CUNG VỊ

Tý thuộc cung thủy, chữ Pháp gọi là Verseau, lấy hình người xối nước tượng trưng. Ngôi tại chính Bắc, không có can ký, là tượng của sao Thiên hậu, màu đen, vị mặn, trong ngũ âm thuộc âm cung. Cầm thú là loài dơi chuột, chim én. Tinh tú là sao Dũ, sao Hạ, sao Nguy Dũ, Bức hư nhật, Thủ Nguy, Nguyệt Yếm.

SỞ CHỦ

Tý chuyên ứng về các việc của phụ nữ, gian dối, ám muội, tư riêng.

PHÂN LOẠI

Trên trời Tý là sao Hoa cái, Tý cũng là vợ vua, người đàn bà thường dân, người vú nuôi, con hát, nhạc công, thợ nhuộm, trộm cướp, người chết chìm, con nít:

• Ngày Bính Đinh mà Tý thiên bàn gia Can chi là loại quỷ thần dưới sông.

• Ngày Tý thấy Tý thiên bàn thừa Thanh long hay Huyền vũ là điềm có mưa lớn

• Trong khí Đông chí về sau mà thấy Tý thiên bàn gia Tị địa bàn là điềm có mưa tuyết, sương mù

• Ngày Ất có Tý gia Tị là quẻ Lục Dương, bị tận tuyệt rất xấu, ứng điềm đau buồn khóc lóc, nhưng có cát tướng lâm Đức hương hay thừa Đức thần thì chuyển họa thành phúc.

• Tý thừa các sao:

- Huyền vũ, Thanh long: điềm mưa to

- Bạch hổ: trẻ con gặp họa, nếu bị địa bàn khắc thì đứa trẻ đó sẽ chết

- Thiên hợp: ứng vào người mai mối

- Thiên hợp gia Ngọ, hoặc thừa thiên không: lúa non

- Bạch hổ gia Thìn địa bàn: người đàn bà làm lính

- Câu trận: người lưng gù

- Thái thường: người đàn bà ca hát

- Thiên không gia Mão địa bàn: thầy tu tà đạo

- Quý nhân hay Thiên hợp gia Thân, Hợi: thày tu, bà vãi

- Thái âm: là vợ lẽ con đòi, gia Thìn Tị địa bàn là ông bà

• Tý thiên bàn gia các địa bàn:

- gia Mão: có sự gian tà

- gia Tị: điềm bi ai khóc lóc, kể lể sầu bi

Tý cũng là con gái nhỏ, việc thai sản, việc dâm dật lén lút, ứng các việc sau:

• Trái cật, bọng đái, bệnh đái dắt. Tý thừa Bạch hổ khắc can là bệnh lậu máu

• Con sông, ngòi, rãnh, cát, đá, ao sen, bồn hoa. Tý gia Dần Thân là đường lộ

• Đá vôi, tro, cây, châu ngọc, địa đồ, sách vở văn chương, bút mực.

• Đồ trang sức trên đầu, lồng tre, giỏ tre, sợi dây, đồ đong lường nhỏ.

• Đậu hột lớn, Tý thừa Thiên hậu gia Dần Mão là tơ Vải

• Tý thừa Huyền vũ gia Hợi là đường đi

• Con ó, chim én, cá biển.

• Họ Tôn, Tề, Tạ, Nhiếp, Mộc, Tất. Can Canh, Sửu Mùi gia Tý là hộ Phàn, Mùi gia Tý là họ Khương, Thiên hợp gia Tý là họ Khổng, Tý gia Mão là họ Trần, Thân gia Tý là họ Truyên, Ngọ gia Tý là hộ Phùng, cùng các chữ bộ thủy.

TÝ THỪA THIÊN TƯỚNG

• thừa Quý Nhân: điềm cúng vái thánh thần, việc liên quan tới quỷ thần

• thừa Đằng Xà: việc tắm gọi

• thừa Châu Tước: sớm ứng với chim én, chiếu ứng với chuột

• thừa Thiên Hợp: ứng việc gian dâm, ngày Bính Đinh trai dụ gái, ngày Nhâm Quý gái dụ trai

• thừa Câu Trận: việc công vụ

• thừa Thanh Long: việc sóc vọng.

• thừa Thiên không: sầu bi khóc kể

• thừa Bạch Hổ: người đi đường, ngày Nhâm Qúy ứng tắm gội

• thừa Thái thường: giống Quý Nhân

• thừa Huyền vũ: đạo tặc quấy nhiễu. ngày Nhâm Qúy: đi đường thủy, thế yếu, ngày Bính Đinh: đi đường bộ, thế mạnh

• thừa Thái Âm: việc ám muội, thầm lén

• thừa Thiên Hậu: thê nữ hầu hạ các nhà quyền quý

2 SỬU: ĐẠI CÁT (QUÝ NHÂN)

Sửu là một Nguyệt tướng ở khí Đông Chí trong tháng 11, lúc sự nhỏ đi qua điều lớn trở lại, đạo người thì quân tử được trường tồn, đại nhân gặp điều tốt lớn nên gọi Sửu là Đại Cát. Lại nói Sửu có một hào dương sinh, thượng đế về ngôi của mình nên là điềm lành lớn nên gọi Đại cát.

HÀNH TIẾT

Sửu thiên bàn là thổ thần, bản gia tại Sửu địa bàn, tương tỷ với can Kỷ và sao Quý Nhân là nguyệt tướng thứ 11, được dùng trong khí đông chí và tiết tiểu hàn vào quãng tháng 11 âm lịch.

TƯỚNG SẮC & CUNG VỊ

Ngày xưa gọi Sửu là thần giữ trâu, thuộc cung Hạ Yết hay Hạ Kiệt, tiếng pháp gọi là Capriorne lấy hình con trâu làm tượng trưng. Trên có ký can Quý, dưới là mộ của loại kim, tượng của sao Quý Nhân, số 3, vị ngọt, trong ngũ âm thuộc âm chủy, về cầm thú là loại trâu, về tinh tú là sao Đẩu sao Ngưu (Đẩu mộc trại, Ngưu kim ngưu).

SỞ CHỦ

Chuyên ứng về ruộng đất, vườn tược, tranh đấu. Sửu và Mùi chuyên ứng về điền sản, tiền tài, tiệc lễ vui mừng.

CHƯ LOẠI THUỘC

Trên trời Sửu là sao Khiên ngưu tinh (dắt trâu), sao Thiên nhĩ (tai trời), Phong bá (thần gió), Vũ sư (thần mưa).

• Chồng, cha mẹ, người lớn tuổi, tăng ni, thần phật, người giàu có, tướng quân

• Lục súc, con nít, gia Tý là con ba ba

• Sửu thuộc về tiến cử, phúc đức, tước vị, oán thù, trù rủa.

• Sửu thừa Chu tước gia Dần là biểu tấu dâng vua

• Sửu thừa Thái thường gia Thân Dậu là Thiên cù (ngã tư đường trời)

• Mão gia Sửu hay Sửu gia Mão là Lôi vũ (mưa sấm)

• Sửu gia Thái tuế là nắm quyền tể tướng

• Lá lách, ruột non, trọc tóc, mắt

• Hợi gia Sửu, Sửu gia Hợi là lòi ruột

• Lầu gác, đài các hội họp, vườn dâu, kho lúa, ruộng nương, vách tường

• Sửu thừa Quý nhân gia Dần là bảo điện của quan lại vua chúa

• Sửu thừa Quý nhân gia Thân là nhà của thày tu, ẩn sĩ

• Sửu thừa Thanh long gia Hợi là cây cầu

• Sửu là vật trang sức để trên đầu (lược trâm, kẹp tóc...)

• Giày dép, cái cân, nhà cửa, khí cụ cân đo đong đếm

• Sửu vào ngày Mão là cái xe, kiệu của quý nhân

• Sửu gia Mùi là vật chẳng còn nguyên

• Sửu gia Thiên không là người chết non

• Sửu đoán tiên người là họ Điền, Tiên Ngưu, Ngô, Triệu, Dương, Uông, Đổng Nhạc

- Sửu Mùi gia Hợi Tý là họ Uông

- các họ chữ thổ

SỬU THỪA THIÊN TƯỚNG

• Sửu thừa Quý Nhân: là hạng trưởng giả, hạng cao cả trong một khu, cũng là điềm được mời thỉnh.

• Sửu thừa Đằng Xà: là con ba ba, trâu, rắn, cũng là loại ma quái

• Sửu thừa Chu tước: ứng việc tiến cử người hiền, ngày Bính Đinh thì ứng chắc, ngày Nhâm Quý ứng việc quan, kiện tụng, khẩu thiệt

• Sửu thừa Thiên hợp: là chiếc xe, Sửu lâm Mão địa bàn cũng thế

• Sửu thừa Câu trận: là vị tướng quân, gia Mão càng chắc

• Sửu thừa Thanh long: ứng việc cầu, cảng, bến vì Sửu thổ có ký can Quý thủy là nước, thanh long là cây cầu mộc nên có tượng là cây cầu bắc qua bến nước, ngày Tân càng ứng chắc.

• Sửu thừa Thiên không: là loại ba ba, súc vật, rắn làm quái.

• Sửu thừa Bạch hổ: là thần gió

• Sửu thừa Thái thường: ứng việc ruộng nương, nhà cửa

• Sửu thừa Huyền vũ: sửu Thiên bàn không bao giờ thừa Huyền vũ

• Sửu thừa Thái âm: là chỗ hoang phế, tha ma, mộ địa

• Sửu thừa Thiên hậu: là thần làm mưa

3 DẦN: CÔNG TÀO (THANH LONG)

Dần tức Công tào là nguyệt tướng trong tháng 10, là lúc vạn vật tựu chứa, công cán, một năm đã thành tựu, hợp tất cả các sổ sách của các chi bộ mà gom về một tào (quan thụ) nên gọi Dần là Công tào, nghĩa là công cán về một tào.

HÀNH TIẾT & TƯỚNG SẮC & CUNG VỊ

Dần thuộc dương mộc, bản gia tại Dần địa bàn, tương tỷ với can Giáp và sao Thanh long là nguyệt tướng thứ 10, được dùng trong khí tiểu tuyết vào quãng tháng 10 âm lịch. Dần là thần Công tào, mặt vuông, sắc xanh, có râu, thể lực lớn, tài năng, xưa là chức Cải bệnh. Dần thuộc cung Nhân mã, tiếng pháp gọi là Eagittere, dùng hình người quân đội hay người dương súng bắn tượng trưng, ở ngôi Đông Bắc (cung Cấn) nhưng gần bên đông hơn bên Bắc, trên có ký can Giáp, dưới là chỗ khởi sinh ra loại hỏa (loại hỏa khởi trường sinh tại Dần), tượng của sao Thanh long, số 7, vị chua, màu xanh. Luận về ngũ âm là tiếng Chủy, về cầm thú là loài mèo, beo, hổ, về tinh tú là sao Vĩ sao Cơ (Vĩ hỏa hổ, Cơ thủy báo).

SỞ CHỦ

Dần cũng như Thanh long chuyên ứng các vật liệu về cây, về văn thư hôn nhân, tài bạch, các sự việc của quan lại.

CHƯ LOẠI THUỘC

• Tam tiêu, mật, gân, mạch máu, tóc, mắt

• Xã tắc, công nha, chùa chiền, am chùa, cây to có thần ở, núi rừng

• cây có bông, tấm che gió, gươm báu, máy đập, quan quách, lò lửa, lư hương, ghế ngồi thiền. Dần gia Ngọ là rường cột.

Trên trời Dần là ngôi sao Tam thái, thừa Bạch hổ gia Thân thì ứng điềm gió lớn. Dần cũng là quan thừa tướng, người khách, đốc bưu (quan kiểm duyệt về thư tín), gia trưởng, chàng rể. Gặp Thiên hợp, Thanh long là hạng tú tài, thừa Chu tước gia Thân là chư tăng. Gia Hợi là khách đi thuyền. Dần cũng ứng về sự mời thỉnh, lễ tiệc vui vẻ. Cũng là bốn góc. Gia Mão là văn chương, gia lục hợp hay tam hợp là tin tức. Thừa Đằng xà gia Tị Ngọ là ngũ sắc.

TÊN HỌ

• Dần thuộc về những họ Tô, Tăng, Kiều, Trình và các chữ có bộ mộc

• Tuất gia Dần là họ Đỗ

• Thái âm gia Dần là họ Châu

• Dần gia Mão hay Mão gia Dần là họ Lâm

DẦN THỪA THIÊN TƯỚNG

• Dần thừa Quý nhân: điềm được mời thỉnh

• Dần thừa Đằng xà: là loại miêu ly (mèo đồng) là ma quái

• Dần thừa Châu tước: là vật liệu làm bó đuốc

• Dần thừa Thiên hợp: ngày Nhâm Quý là bụi cây, ngày Bính Đinh là củi (vì Bính Đinh thuộc hỏa làm cây khô).

• Dần thừa Câu trận: là chức quan phụ thuộc

• Dần thừa Thanh long: là người đạo sĩ

• Dần thừa Thiên không: là loại quái miêu ly (mèo chồn)

• Dần thừa Bạch hổ: ban ngày ứng hổ beo, ban đêm ứng miêu ly

• Dần thừa Thái thường: là sách vở

• Dần thừa Huyền vũ: nhiều màu sắc tạp loạn, tô điểm lộn xộn

• Dần thừa Thái âm: quan thì được điềm tốt, dân thì không hay

• Dần thừa Thiên hậu: là người tòng sự, theo giúp việc

4 MÃO: THÁI XUNG (THIÊN HỢP)

Mão và Dậu là hai cái cửa lăng ngọc của Nhật Nguyệt và Ngũ tinh, lại tương xung, và mão là chỗ xung chiếu nên gọi là Thái xung, loại luân xung, có 12 nguyệt tướng luân chuyển trong tháng, là lúc hai khí âm dương bị xung động, triệt xé, hủy hoại, ly tán, xung tán nên gọi là Thái xung.

HÀNH TIẾT & TƯỚNG SẮC & CUNG VỊ

Mão hay Thái xung là mộc thần (âm mộc) bản gia tại Mão địa bàn, tương tỷ với Can Ất và sao Thiên hợp, là nguyệt tướng thứ tư, được dùng trong khí sương giáng và tiết lập đông vào quãng tháng 10 âm lịch. Mão là vị thần mặt dài sắc xanh, trán cao, có râu, thân hình tròn, cao, nhỏ, gian xảo, bất chính. Xưa là quan coi việc nhạc. Mão thuộc cung thiên yết, tiếng pháp gọi là Scorpion dùng hình tượng con bọ cạp hay con rết làm hình tượng, ngôi tại chính đông (cung Chấn), không có can ký, là tượng của sao Thiên hợp, số 0, vị chua, màu xanh. Luận về ngũ âm là âm Vũ. Cầm thú là loại thỏ, chồn, lạc đà, tinh tú là sao Đệ, Phòng.

CHƯ LOẠI THUỘC

Mão chuyên ứng việc xe ngựa, ngựa trạm. Trên trời Mão là thần sấm sét, lại cũng là chim trời (thiên cầm), tai, mắt, điện xẹt. Mão là con trưởng, ông chủ, người đàn ông lớn tuổi, người mẹ, cô, anh em, con cái trẻ nhỏ, thày tu, trộm cắp. Mão thừa Thiên hợp gia Dần, Thân là nghệ thuật.

MÃO THỪA THIÊN TƯỚNG

• Mão thừa Quý nhân: là người thuật sĩ

• Mão thừa Đằng xà: chủ về sự nước nôi

• Mão thừa Châu tước là sấm sét, điện

• Mão thừa Thiên hợp: Mão thiên bàn không hề thừa Thiên hợp?

• Mão thừa Câu trận: là thày tu, nhưng ngày Giáp thì thày tu không tinh khiết, ít pháp bảo.

• Mão thừa Thanh long: là rừng cây, là mưa, ngày Kỷ thì mưa rất to

• Mão thừa Thiên không: là thày tu, nhưng ngày Giáp thì thày tu không tinh khiết, ít pháp bảo. Còn ngày Bính Đinh thì thày tu chân chính, giảng dạy rành dọt.

• Mão thừa Bạch Hổ: chủ sự việc trên đất cạn

• Mão thừa Thái thường: Thái thường tức Mùi, Mùi với Mão tam hợp nên ứng thuận hợp về việc thuyền xe

• Mão thừa Huyền vũ: là con sông, Giang Hà

• Mão thừa Thái Âm: ứng việc anh em, ngày Giáp càng chắc

• Mão thừa Thiên hậu: Mão là cái cửa riêng, Thiên hợp là đàn bà, gặp nhau tất chủ sự dâm loạn.

5 THÌN: THIÊN CƯƠNG (CÂU TRẬN)

Thìn là một nguyệt tướng luân chuyển trong khoảng tháng 3, là lúc sinh khí và sự cứng chắc của thảo mộc được thâm nhập vào bên trong thân cây, Thiên cương có nghĩa là như vậy.

HÀNH TIẾT & TƯỚNG SẮC & CUNG VỊ

Thìn tức Thiên cương, là thổ thần (dương thổ) bản gia tại Thìn địa bàn tương tỷ với can Mậu và sao Câu trận, là nguyệt tướng thứ 3, được dùng trong khoảng thời gian của khí Thu phân và tiết hàn lộ vào quãng tháng 8 âm lịch. Thiên cương là vị thần sắc vàng mặt tròn đầy, có râu. Thời xưa làm người giữ ngục. Thìn thuộc cung Thiên xứng, tiếng Pháp gọi là Ezicace, dùng cái cân làm tượng trưng. Ngôi tại Đông Nam (cung Tốn) nhưng gần bên Đông hơn bên Nam, trên có ký can Ất, dưới là thủy mộ và thổ mộ (thủy thổ mộ tại Thìn), tượng là sao Câu trận, số 7 màu vàng, vị ngọt, luận ngũ âm là tiếng Thương. Cầm thú là loài cá, rồng, tinh tú là sao Giác sao Cang (giác mộc giao, cang kim long).

SỞ CHỦ & CHƯ LOẠI THUỘC

• Thìn chuyên ứng về các vụ đánh đập, kiện tụng, chết chóc, ruộng đất, nhà cửa, việc cũ trở lại mới, Thìn cũng là cái ngục, ruột, thây người chết, chột mắt, nhòm ngó

• Thìn là mái nhà, chùa chiền, lan can, ngòi rãnh, mồ mả, ruộng vườn, mạch đất. Thừa Thiên hậu gia Hợi là nước biển, thừa Huyền vũ gia Tị là nước giếng, thừa Thiên không là dốc núi.

• Thìn cũng là áo mũ bằng sắt, nước lọc, gông cùm, cái vò đựng nước, đựng rượu. Tiền đồng, vật liệu. Thìn gia hỏa (Tị Ngọ Bính Đinh) là chài lưới.

• Thìn cũng là sắc thờ, việc ngang ác, ngang ngạnh hung dữ, khinh bỉ, tranh đấu động dao mác. Như thừa Châu tước hay Câu trận lại khắc Can (ngày Nhâm Quý) thì ứng có việc quan sự. Thìn làm sơ truyền khắc Can (tác Quỷ) là điềm có tranh đấu chết chóc. Thìn thừa Bạch hổ tất có chuyện bi ai khóc lóc. Thìn gia Can chi là điềm có kinh sợ. Thìn làm sơ truyền hay mạt truyền lại gia vào Thìn địa bàn là điềm có sự lo buồn. Thìn thừa Thiên hậu ứng thai nghén, thừa Đằng xà hay Bạch hổ lại khắc can thì ứng chuyện tự sát.

Lại nói Thìn là thiên lao, Tuất là địa ngục đều chuyên ứng về tù ngục và các chuyện cửa quan. Trên trời Thìn là ngôi sao Đẩu (một trong chòm sao Bắc Đẩu), lại cũng gọi là sao Thiên khốc, Ngục thần, Thiên la, Tả thiên mục. Thìn cũng là chức tể công, đại tướng quân, quản gia, cháu, đánh cá. Thìn gia Nguyệt kiến là quan giám tu. Thìn thừa Bạch hổ gia Mão địa bàn (tử địa) hay gia kim (Canh Tân Thân Dậu) là người làm nghề giết mổ súc vật.

THÌN THỪA THIÊN TƯỚNG

Thìn thừa Quý nhân: Thìn thiên bàn không hề thừa Quý nhân

Thìn thừa Đằng xà: là điềm bị trói buộc, quán buộc. ngày Nhâm mà Thìn thiên bàn tác hào phụ mẫu cũng là điềm trai gái ràng buộc nhau.

Thìn thừa Châu tước: ứng điều dối trá

Thìn thừa Thiên hợp: là người đồ tể

Thìn thừa Câu trận: tất có sự chiến đấu

Thìn thừa Thanh long: mùa Xuân Hạ là con công, mùa Thu Đông là con Cá hoặc cũng có khi ứng loài công.

Thìn thừa Thiên không: Thìn thiên bàn không hề thừa sao Thiên không.

Thìn thừa Bạch hổ: Bạch hổ là ác thần, Thìn cũng là hung thần, nay gặp nhau tất ứng cho loại người hung tợn

Thìn thừa Huyền vũ: là tả tướng quân, trong chòm sao Bắc Đẩu là vị Thiên cương trấn nhiếp bọn yêu tà, trộm cướp

Thìn thừa Thái âm: là bọn người đứng hai bên chầu quan.

Thìn thừa Thiên hậu: là đất lồi lõm, ao hồ lởm chởm.

6 TỊ: THÁI ẤT (ĐẰNG XÀ)

Tị là một nguyệt tướng dùng vào quãng tháng 7, tháng này trăm thứ hạt đều thành thục, cứng cáp nên gọi tị là Thái Ất.

HÀNH TIẾT & TƯỚNG SẮC & CUNG VỊ

Tị tức Thái Ất là hỏa thần (âm hỏa) tương tỷ với can Bính và sao Đằng xà, nguyệt tướng thứ bảy dùng trong khoảng khí xử thử và tiết bạch lộ vào tháng 7 âm lịch. Thái ất là vị thần trán dô, hình mạo cao, miệng rộng tóc vàng, mắt lớn mắt nhỏ. Ngày xưa là người thợ rèn đúc. Tị là cung xử nữ hay song nữ, tiếng pháp gọi là Vierge, dùng hình hai người nữ tượng trưng. Ngôi tại Đông Nam mà gần Nam hơn Đông. Trên có ký can Mậu, dưới là chỗ sinh ra loại Kim (kim trang sinh tại Tỵ). Tị là tượng sao Đằng xà, số 4, vị đắng, màu đỏ sẫm lấm chấm. Trong ngũ âm thuộc tiếng Dốc, về cầm thú là con ve, con giun, rắn. Về tinh tú là sao Dực và sao Chân (Dực hòa xà, chân thủy dân).

SỞ CHỦ & LOẠI THUỘC

Chuyên ứng các việc tranh đấu, gây cãi, lo sợ quái lạ, cũng ứng về tai họa bất ngờ, sự ban thưởng. Tị gia Thìn gọi là tiến phục, tốt. Thìn gia Tị gọi là thoái phục, xấu. Trên trời Tị là sao Thái Ất, khoảng sau khí đông chí thì ứng về tuyết.

• Tị ứng về xe đánh ngựa, cô gái, người đàn bà có huyền thuật, họa sĩ, người thợ mộc, người đầu bếp, người bán hàng hóa, người ăn xin, kẻ điếu tang (Tị thừa Bạch hổ là ngoại tang), là ca nhi (Tị thừa Thái âm là người nữ ca sĩ).

• Tị ứng về thai sản (thừa Đằng xà gia Thìn là song thai), buồn lo, văn học, tìm kiếm, khinh rẻ, cuồng vọng. Tị khắc Can chi là điềm bị lăng mạ, chửi rủa. Tị gia Dậu hay Dậu gia Tị là bị lưu đày.

• Tị là trái tim, là tam tiêu, yết hầu, răng chấm đỏ, nốt ruồi nhỏ, tan nhang.

• Tị là chiếc xe, xe tang, vàng, sắt, châu ngọc, cái khuôn, cái hộp, tơ lụa, khí cụ âm nhạc, ống tiêu, ống so, đồ gốm, gạch ngói, cung tên hoa quả, cái búa, cái rìu, lò bếp.

• Tị gia Mùi hay Mùi gia Tị là giếng nước và cái bếp liền nhau. Ngày Tị Hợi mà thấy Tuất gia Tị là bếp và cầu tiêu (nhà xí) liền nhau.

• Tị thuộc lửa, ánh sáng

• Tị thuộc loại côn trùng biết bay, chim, thằn lằn, con lươn, rắn. Nguyệt yểm gia Tị là điềm nằm mộng thấy rắn (xem bài 35)

• Tị thuộc họ Trần, Thạch, Triệu, Điền, Trương, Kinh, Xa, Chu, Sở

- Sửu gia Tị: họ Kỷ

- Thiên hợp gia Tị: họ Sở

- Dần gia Tị: họ Địch

- Tý gia Tị: họ Lũng

TỊ THỪA THIÊN TƯỚNG

• Tị thừa Quý nhân: điềm được biếu tặng, khen thưởng

• Tị thừa Đằng xà: ngày Tân ngày Dậu có tai họa bất ngờ, tháng 6 có Tị thừa Nguyệt yểm tất có tai họa liên miên và gặp điều quái lạ, nếu chiếm bệnh thì gọi là điếu khách: chết. Chiếm ngày Tân ngày Dậu càng chắc.

• Tị thừa Châu tước: điềm bị mắng chửi, nhục mạ.

- Ngày Giáp thì do tiền tài mà gây ra tranh cãi,

- ngày Mậu do quan nhân, văn tự, ruộng đất mà gây ra tranh cãi,

- ngày Canh tuy không hung cũng tối tăm bế tắc

• Tị thừa Câu trận: điềm thổi tiêu, sáo, điềm giải thoát kiện tụng, tù ngục được tha.

• Tị thừa Thiên hợp: gọi là Thiên minh sát, chủ sự ve kêu.

• Tị thừa Thanh long: có khách, có chiêu đãi ăn uống trong lễ tiệc (nữ chiêu đãi viên)

• Tị thừa Thiên không: là loài thủy trùng.

• Tị thừa Bạch hổ: Tị là cái xe, Bạch hổ chủ có tang nên gọi là xe tang. Cũng là mũi tên để bắn, vật quanh co.

• Tị thừa Thái thường: là lò bếp, ngày Bính Đinh thấy Thái thường gia Tị địa bàn càng ứng chắc việc bếp núc nấu nướng.

• Tị thừa Huyền vũ: gọi là Phá hoại sát, tức là mưu sự bị phá hại, bị giải tán, chủ về bất thành.

• Tị thừa Thái âm: ứng việc bếp núc

• Tị thừa Thiên hậu: phụ nữ bất chính, điềm bất lợi cho phụ nữ.

7 NGỌ: THẮNG QUANG (CHU TƯỚC)

Ngọ thuộc hỏa, ở chính cung Ly là nơi chiếu sáng bốn phương, ánh sáng không ngừng nên gọi ngọ là Thắng Quang, vì Thắng là có sức lực mạnh hơn lên, còn Quang là sáng rõ. Giờ Ngọ cũng là giờ mặt trời chiếu sáng bốn phương và rực rỡ hơn hết nên mới gọi ngọ là Thắng quang.

HÀNH TIẾT & TƯỚNG SẮC & CUNG VỊ

Ngọ là dương hỏa, bản gia tại Ngọ địa bàn, tỷ với can Bính và sao Châu tước là nguyệt tướng thứ 6, được dùng trong khoảng khí Đại thử và tiết lập Thu vào quãng tháng 6 âm lịch. Thắng quang là vị thần mặt tròn đỏ, thân thể to lớn, xưa làm chức quan giữ ngựa cho vua. Ngọ là cung sư tử, tiếng Pháp gọi là Lion dùng hình con sư tử tượng trưng. Ngồi tại chính Nam tức cung Ly, không có can ký, tượng sao Châu tước, số 9, vị đắng, màu đỏ. Luận ngũ âm là tiếng Cung, cầm thú là con ngựa, con hoẵng, con nai. Tinh tú là sao Tinh và sao Trương (Tinh nhật mã, Trương nguyệt lộc).

SỞ CHỦ & CHƯ LOẠI THUỘC

Ngọ chuyên ứng các điều quái lạ, sáng láng văn minh, tơ vải, văn thư, việc quan. Trên trời Ngọ là sao Thiên vương lưỡng tính, cũng gọi là Tả thiên mục là hình tượng của lửa.

• Ngọ cũng là cung phi, là kẻ đi sứ cho vua, là người đàn bà ca hát, đình trưởng, người hiền, thầy tu, người cưỡi ngựa, người con gái nuôi tằm.

• Ngọ ứng việc kinh sợ, thưa kiện, tin tức, màu mè, sáng láng

- gia Thân là điều nghi hoặc, gây gổ, trù rủa

- thừa Chu tước gia Dần là văn thư

- gia Hợi là thai ngén (hỏa lâm tuyệt hương)

• Ngọ là trái tim, chính giữa, con mắt, miệng. Ngọ gia Hợi là đau tim

• Ngọ là cung điện, nhà cửa, mái nhà, cửa thành, ruộng nương, đường xá, lò gốm, lò luyện kim. Ngọ thừa Thái thường gia Thân Dậu là nhà bếp

• Ngọ là đuốc lửa, hơi lửa, cờ tinh, quần áo, tờ thêu, sách vở, mắc áo

• Ngọ là con ngựa, tơ tằm, chim trĩ, đậu nhỏ

• Ngọ thuộc các họ Tiêu, Trương, Hứa, Lý, Châu mã, Chu

- Ngọ thừa Thiên hợp là họ Liễu

- thừa Câu trận gia Hợi là họ Địch

- thừa Đằng xà gia Tý là họ Bằng.

NGỌ THỪA THIÊN TƯỚNG

• Ngọ thừa Quý nhân: là người hiền lành. Ngày Tân tuy Ngọ khắc Tân nhưng việc xấu hóa ra tốt.

• Ngọ thừa Đằng xà: điềm có kinh sợ. Ngày Tân Mùi thì sự kinh sợ mau đến, các ngày khác chậm hơn

• Ngọ thừa Châu tước: điềm có tin tức chân thật, vị Ngọ thuộc hỏa có tính lễ nghĩa, Châu tước thuộc văn thư tin tức.

• Ngọ thừa Thiên hợp: chữ nghĩa thông đạt, ngày Bính Đinh ứng sự hội họp đông người ở nha môn. Ngày Nhâm Quý ứng người đàn bà làm mai mối.

• Ngọ thừa Câu trận: Câu trận là tượng quan võ, hương kỳ, quan bản thổ. Ngọ là chỗ cao nhất, nay Ngọ sinh Câu trận tất là người lớn tuổi nhất trong khu.

• Ngọ thừa Thanh long: Thanh long là tượng quan văn, nay thừa Ngọ tức là rồng bay lên trời, ám chỉ người đi xứ hay đại sứ nước ngoài.

• Ngọ thừa Thiên không: Thiên không thổ được Ngọ sinh, gọi là thổ công, thợ đắp đất, nền nhà.

• Ngọ thừa Bạch hổ: ứng về đường ngõ, lối đi, bạch hổ là sao bạch lộ, đao kiếm, binh khí. Bạch hổ kim được ngọ hỏa hun đúc thành binh khí.

• Ngọ thừa Thái thường: ứng về ruộng nương, nhà cửa, ngũ cốc.

• Ngọ thừa Huyền vũ: gọi là Tả mục tướng quân, lại nói mặt trời đã mở, điềm trộm cướp bị bại.

• Ngọ thừa Thái âm: Thái âm là tỳ thiếp, Ngọ là bậc cao cả, nên nói là cung phi.

• Ngọ thừa Thiên hậu: thiên hậu là cung nữ:

- ngày Giáp: người đàn bà nhỏ, tươi tốt

- ngày Mậu: người nữ da sắc vàng, mập và xấu

- ngày Canh: người nữ gày ốm, hay bệnh mà có lễ nghĩa

- ngày Nhâm Quý: người nữ có nhan sắc đẹp mà dâm

- ngày Nhâm: dâm dật

- ngày Quý: loạn luân

8 MÙI: TIỂU CÁT (THÁI THƯỜNG)

Mùi là một tiểu tướng luân chuyển ở quãng tháng 5 trong khí hạ chí và tiết tiểu thử, lúc ấy vạn vật biến trở: lớn quá nhỏ lại, cái lớn đang tiêu tàng mà cái nhỏ đang nảy nở, muôn việc đều được tiểu thành nên gọi Mùi là Tiểu Cát.

HÀNH TIẾT, TƯỚNG SẮC & CUNG VỊ

Mùi là thổ thần (âm thổ) bản gia tại Mùi địa bàn, tương tỷ với can Kỷ và sao Thái thường là nguyệt tướng thứ 5 được dùng trong khoảng khí Hạ chí và tiết tiểu thử tháng 5 âm lịch. Mùi là thần làm gió (Phong bá), xưa là quan coi giữ âm nhạc. Mùi thuộc cung Cự Giải, tiếng Pháp gọi là Cancer, dùng con cua làm tượng. Ngôi tại Tây Nam, gần Nam hơn Tây. Trên có ký can Đinh và can Kỷ, dưới là mộc mộ (loại mộc mộ tại Mùi), là tượng của sao Thái thường, số 8, màu vàng. Về ngũ âm là tiếng Chủng, về cầm thú là loài dê, cừu, chim ưng. Tinh tú là sao Quỷ, sao Tỉnh (Quỷ kim dương, Tỉnh mộc can), vị ngọt.

SỞ CHỦ & SỞ THUỘC

Mùi chuyên ứng các việc lễ tạ, cúng vái, ăn uống, rượu tiệc. Trên trời mùi là Thiên tửu tinh, lại là thần làm gió, quỷ thần ở trong nhà, gia Tị Ngọ thì gọi là Thiên nhĩ.

• Mùi là người bảo vệ, lễ nhạc, cúng tế.

• Cha mẹ, người già cả, cô dì, chị dâu, em gái, người làm mối, người đàn bà nghèo khó, thợ nấu rượu, thợ làm nón.

- gia Hợi: cha kế

- gia Mậu? là mẹ kế

• là lễ tiệc, hội hè ăn mừng

- ngày Mậu Kỷ mà Mùi thừa Thanh long: được mời thỉnh

- Mùi gia hành niên, lại thừa ly thần là điềm ly biệt

• Mùi cũng là điềm nóng/hạn, thừa Châu tước gia Hợi Tý là hoàng trung (sâu cắn lúa)

• Mùi là đình viện, vách tường, thổ sản, giếng nước, suối nước, lò gốm, phòng trà, quán rượu, nơi tiếp đón khách

- ngày Ất Giáp là phân địa (nơi chôn người)

- gia Thìn là vười hoa

- gia Mão là rừng cây

• Mùi là cá biển, chén, mâm, áo, mũ, ấn tín, thuốc chữa bệnh, mạ, lúa, bức rèm, cây dâu, chai, chén

- thừa Thanh long or Thiên hậu lại gia Dần Mão là vừng mè.

• Mùi thuộc họ Châu, Tấn, Cao, Dương. Theo hán tự là những chữ có bộ thổ hay có chữ Dương.

MÙI THỪA THIÊN TƯỚNG

• Mùi thừa Quý nhân: gia Hợi địa bàn hay Hợi thừa Quý nhân gia Mùi địa bàn tất có chuyện giết lợn để cúng tế thần (Hợi là lợn, Mùi là dê, Quý nhân là thần thánh).

• Mùi thừa Đằng xà: Mùi là cúng vái còn Đằng xà tức Tị là cái xe tang: ứng điềm cúng tế người chết. Nếu thừa Tang xa, Táng phách (bài 47) là điềm phải đội khăn tang.

• Mùi thừa Châu tước: ứng kiện tụng, giấy tờ tới cửa công

• Mùi thừa Thiên hợp: Mùi không khi nào thừa Thiên hợp.

• Mùi thừa Câu trận: ngày Nhâm Quý ứng việc tranh nhau, vì Mùi & Câu trận thuộc thổ, khắc với Nhâm Quý thủy.

• Mùi thừa Thiên không: là suối nước, giếng nước. Thừa thêm các ác sát như Kim thần, Đại sát, Chi hình/hại (bài 3) là giếng bị hư hại. Tháng 4 chiếm thì Mùi thừa Thiên nhĩ, mà Thiên nhĩ gặp Thiên không thì cái tai thông suốt, nếu đi tìm bắt kẻ gian là có tin đích xác.

• Mùi thừa Bạch hổ: ngày Giáp Ất gọi là "Phần mộ sát" ứng việc mồ mả. Chôn cất ngày Ất, Kỷ Tân ứng có gió to

• Mùi thừa Thái thường: Mùi tức thần cốc, ứng về lúa nếp vừng đậu ngô khoai:

- ngày Nhâm Quý: mùi thừa Thái thường lâm Can thì ứng về rượu. Lại luận là: Mùi và Thái thường thuộc âm thổ, ứng về gạo nếp hay rượu tiệc, lại khắc can Nhâm Quý tức là tự hại bản thân (ý nói say xỉn rượu chè).

- ngày Bính Đinh thấy Thái thường ở Mùi thiên bàn và Quý nhân ở Hợi ứng điềm dùng lợn để tế thần.

• Mùi thừa Huyền vũ: mùi không bao giờ thừa Huyền vũ.

• Mùi thừa Thái Âm: có liên hệ tới cô dì

• Mùi thừa Thiên hậu: có việc liên hệ tới mẹ, bà

9 THÂN: TRUYỀN TÔNG (BẠCH HỔ)

Thân hay truyền tông là một nguyệt tướng trong tiết tháng 4, lúc vạn vật được đến cùng tột, lúc này truyền âm mà tông dương (rước âm đưa dương) nên gọi là Truyền Tông.

HÀNH TIẾT, TƯỚNG SẮC, CUNG VỊ

Thân là kim thần (dương kim) bổn gia tại Thân địa bàn, tương tỷ với can Canh và thiên tướng Bạch Hổ là nguyệt tướng thứ 4, được dùng trong khoảng thời gian khí Tiểu Mãn và tiết Mang Chủng vào quãng tháng 4 âm lịch. Truyền tông hình dáng thấp ngắn, mặt tròn tai nhỏ, để râu tóc, thân hình to, ngày xưa là người đi đường. Thân là cung song tử (sinh đôi), dùng hình tượng cặp sinh đôi làm hình tượng, tiếng pháp gọi là Cémeeux. Ngôi tại Tây Nam nhưng gần bên Tây hơn bên Nam, trên có ký can Canh và dưới là nguồn sinh ra thủy thổ (thủy thổ trường sinh tại Thân), tượng của sao Bạch hổ, số 7, vị cay, màu trắng. Luận về ngũ âm là tiếng Chủng, luận cầm thú là loại khỉ, vượn. Tinh tú là sao chủng (chủng hỏa hầu).

SỞ CHỦ, CHƯ LOẠI THUỘC

Thân chuyên ứng về việc đưa truyền, việc đi đường, đưa tin tức, tật bệnh. Trên trời Thân là thiên tiền tinh (sao ứng tiền bạc) cũng gọi là sao Thiên Quý, lại cũng gọi là Thiên y. Thân là người đi đường, người dân, người làm việc công, thợ bạc, người có tang chế, người đi đánh giặc, binh sĩ dùng cơm chiều, người buôn bán, cái thây bị giết.

• Thân là phổi, ruột dài, xương, thịt, tiếng nói

• Thân ứng tật bệnh, tang chế, thây người chết

• Thân là vú cho con bú, tiền đưa biếu tặng

• Thân là nơi chiêu an, thờ phụng, thành trì, mái nhà, đường xá, ao hồ, lăng tẩm, linh cữu

• Thân là gấm vóc lụa là, sợi dây, kinh sách, dây nhạc cụ, nếp lớn hột. Thân gia Tị, Dần là đao binh (gia hình)

• Thân gia Tý Ngọ địa bàn: quân lính đào ngũ

• Thân thừa Thiên hợp: thầy thuốc chính danh

• Thân thừa Bạch hổ: người đi săn bắn

• Thân thừa Thanh long gia Dần Thân Tị Hợi: người cậu hay thầy tu

• Thân gia Hợi khắc Can: thủy nạn

• Thân thừa Câu trận: cừu thù, cướp bóc

• Thân thừa Huyền vũ gia Hợi Tý: sai lời, thất hứa, ngày Nhâm Quý thì ứng việc tồi tệ dâm ô

• Ứng với quan Đình Úy hay Nguyên soái vào các trường hợp:

- Thân gia Hợi vào các ngày Hợi Mão Mùi

- Thân gia Dần vào ngày Thân Tý Thìn

• Thân thuộc họ Viên, Quách, Thân, Tấn, Hầu, Hàn, Đặng, những họ có chữ kim trong hán tự.

THÂN THỪA THIÊN TƯỚNG

• Thân thừa Quý nhân: Quý nhân thổ chủ về ruộng đất, Thân là chỗ sinh thủy bị Quý nhân khắc, nên nói về việc đi thu thuế ruộng đất

• Thân thừa Đằng xà: Đằng xà tức Tị là cái xe tang, Thân tức Bạch hổ chủ sự chết, toàn ứng sự tang lễ chết chóc:

- ngày Giáp: đám tang của hạng quan quý (vì Giáp là Thanh long ứng hạng quan quý)

- ngày Mậu: đám tang của bọn tôi tớ (vì Mậu tức Thiên không ứng hạng nô tỳ) cũng có khi ứng hạng quan nhân tử trận

- ngày Canh: đám tang người không bệnh mà tự cuồng loạn hủy mình chết

- ngày Bính Đinh: hỏa táng, lò thiêu

• Thân thừa Chu tước: chủ sự săn bắn ở đồng ruộng

• Thân thừa Thiên hợp: chủ về sự mua bán trao đổi:

- ngày Nhâm Quý: ứng người nữ mua bán hoặc đem lễ vật mai mối

- ngày Bính Đinh: ứng người nam mua bán, có sự trao đổi mua bán với quan lại

• Thân thừa Câu trận: Câu trận chủ tranh đấu:

- ngày Kỷ do oan cừu mà tranh đấu, vì ngày Kỷ can Đức tại Dần, nên Dần mộc bị Thân kim khắc, khắc nên sinh oán cừu.

• Thân thừa Thanh long: Thân ứng con đường, Thanh long ứng thiên lý mã:

- ngày Giáp: do việc tiền bạc mà phải xuất hành, hoặc được tiền bạc, tin tức nơi xa nên xuất hành

- ngày Mậu: có việc liên quan tới giấy tờ mà bọn nô tỳ ra đi

- ngày Nhâm thấy tam truyền là thủy cục (Thân Tý Thìn) mà sơ truyền là Gian thần: đàn bà dâm loạn bị bại lộ mà phải lên đường. Gian thần: mùa Xuân tại Dần, Hạ tại Hợi, Thu tại Thân, Đông tại Tị.

• Thân thừa Thiên không: ứng về sự mài giã, hao mất, tiêu mòn

• Thân thừa Bạch hổ: đều ứng với đao binh tang thương, sát hại:

- ngày Giáp: Thanh long chủ sự nên vì tiền tài mà sinh thương tổn, nhưng kim với thổ tương sinh nên không sinh ra chiến đấu

- ngày Canh: Bạch hổ chủ sự nên ắt động đao binh, nhưng vì ngày Canh can Đức tại Thân nên chẳng bị thương tàn. Ngày Canh có lợi về việc gặp đại nhân nhưng cũng có ẩn điều bất nghĩa.

- ngày Nhâm: Thiên hậu chủ sự nên do đàn bà mà thương tàn lẫn nhau

- ngày Quý: Huyền vũ chủ sự nên ứng điềm đạo tặc làm hại lẫn nhau, nhưng không hung tợn

• Thân thừa Thái thường: có việc đánh cướp

• Thân thừa Huyền vũ: có việc cướp giật đánh phá

• Thân thừa Thái âm: chiếm nhằm ngày Tân mà Thân được vượng tướng khí thì ứng lúa mì, tù tử khí ứng việc giữ thành.

• Thân thừa Thiên hậu: Thiên hậu thủy trường sinh tại Thân, nên ứng về việc hồ ao:

- ngày Giáp, Mậu: ứng cái hồ

- ngày Bính Đinh: mây che, sự việc rất ám muội, đề phòng mưu kế mà bị tổn hao (Thân kim sinh Thiên hậu thủy, Thiên hậu khắc Bính Đinh)

10 DẬU: TÒNG KHÔI (THÁI ÂM)

Dậu = Tòng khôi, khôi là sao Đầu mà tòng là theo, vì vậy sao Tòng khôi là sao khôi thứ nhì (sao đẩu thứ nhất là Hà khôi). Ứng vào tháng 3, lúc ấy các loại thảo mộc đều tòng theo, sự sống phát triển cây lá nảy nở. Dậu là kim thần (âm kim) bổn gia tại Dậu địa bàn, tương tỷ với can Tân và sao Thái âm, là nguyệt tướng thứ 3 được dùng trong khí Cốc Vũ và tiết Lập Hạ vào quãng tháng 3 âm lịch.

TƯỚNG SẮC, CUNG VỊ

Tòng khôi thần hình đoan chính, khí sắc vàng trắng, xưa là cô đồng bà bóng. Dậu thuộc cung kim ngưu, chữ Pháp gọi là Taureau dùng con bò sừng làm tượng trưng. Ngôi tại chính Tây, không có can ký và không thừa can lộc. Dậu là tượng sao Thái âm, số 6, vị cay, màu trắng. Luận ngũ âm là tiếng Vũ, luận cầm thú là loại trĩ, chim. Tinh tú là sao Vị sao Hào (Vị thổ trĩ, Hào nhật kê).

SỞ CHỦ, SỞ THUỘC

Dậu chuyên ứng các việc gian dấu, giải tán, thưởng tặng, tin tức, đao kiếm, nô tỳ, phụ nữ. Trên trời Dậu là văn tinh, ứng về văn học. Dậu là cung đoài tức cái đầm nước, vì vậy Dậu gia Tý là mưa dầm, gia Tuất là sương, gia Sửu là tuyết, gia Hợi là sông, gia Dậu lại thừa Thiên hậu hay Huyền vũ là sông Cửu Giang.

• Dậu là cánh cửa của kẻ làm việc ám muội (tử môn)

• Đàn bà quý trọng, tớ gái, người thợ, người bán rượu:

- vượng địa: thiếu nữ

- hưu, suy thừa Thiên không: à đào, đào hát, gái mãi dâm

- thừa Thanh long, Thiên hợp: tỳ thiếp, vợ nhỏ ở riêng

- thừa Thái âm gia Can chi: vợ nhỏ thành vợ lớn

- thừa Thiên không: tớ nhỏ tuổi

- thừa Thiên không gia Tý Sửu: tớ già

- thừa Thiên hợp gia Dần Thân: cô vãi

- thừa Thái thường: gái đờn ca

- gia Dần địa bàn: lộc quan, cái thây của người bị xử tử

- gia Dần thừa Bạch hổ: tang chế, ngày Ất là áo tang sẽ đến

- thừa Bạch hổ gia Dần Thân Tị Hợi: binh sĩ ở biên thùy.

• Dậu là lông, da, lỗ miệng (đoài), lỗ tai, mắt, móng, xương, tinh huyết. Gia Thìn Tuất Sửu Mùi là tính mệnh, là tiểu trường (ruột non)

• là tháp trắng, đường đi, đường mòn, miếu, nhà thờ, lẫm, nếp nhỏ hột. Tấm bia, vàng bạc, vật trang sức, trân châu, gương soi, đồng, chì, sắt, đá, cỏ, cành, sợi.

• là rượu, nước tương, rau cải, gừng tỏi

• là họ Triệu, Kim, Lạc, Thạch.

• DẬU THỪA THIÊN TƯỚNG

• Dậu thừa sao Quý nhân: xem vào mùa Thu thì dậu được vượng khí, xem vào tháng tứ quý thì Dậu được tướng khí nên ứng với điềm tốt được thưởng tặng. Nếu xem vào mùa Xuân thì Dậu bị tù khí, vào mùa Hạ thì dậu bị Tử khí, tất ứng với điềm bị Quý nhân quở trách, chiếm hỏi tù ngục kiện tụng ắt bị gông cùm.

• Dậu thừa sao Đằng xà: ứng điềm ma quái, xem vào tháng 2 thì Dậu là Nguyệt Yểm, là vị thần hay sinh ra việc quái gở.

• Dậu thừa Châu tước: ứng về loại chim, gà. Ngày Giáp, Ất là điềm tù ngục, kiện tụng, vì văn thư mà có chuyện nhiễu hại (vì Dậu khắc Can).

• Dậu thừa Thiên hợp: Thiên hợp tức Mão, Mão với Dậu đều thuộc "tư môn" (cánh cửa riêng) cho nên ứng cả trong lẫn ngoài, tả hữu đồng tính việc âm thầm ám muội.

• Dậu thừa Câu trận: Câu trận là sao chiến đấu, hoạt động, tất có giải tán. Như ngày Giáp chiếm quẻ thì Giáp khắc Câu trận, Câu trận thổ sinh Dậu nên cả hai bên đều có thế lực để đánh nhau. Chiếm vào ngày Mậu Canh thì Mậu Canh đối với Câu trận và Dậu tương sinh tương tỷ nên không có việc đánh nhau mà tự giải tán. Ngày Nhâm Quý chiếm thì Câu trận khắc Nhâm Quý cho nên được, giải tán mà không có ơn nghĩa gì cả.

• Dậu thừa Thanh long: Dậu vượng tướng khí thì việc ứng về tiền bạc, nếu Dậu làm sơ truyền thì sự việc ắt có thủy có chung. Dậu hưu tù tử khí là con dao nhỏ.

• Dậu thừa Thiên không: Thiên không là tớ trai, Dậu là tớ gái, 2 đứa ở cùng nhau tất sẽ trao đổi lời lẽ, tư thông cùng nhau.

• Dậu thừa Bạch hổ: Dậu và Bạch hổ đều thuộc kim, nếu Dậu được vượng tướng khí thì kim đó ứng vào vàng bạc, ngọc ngà châu báu; nếu Dậu bị tù tử khí thì kim đó ứng vào con dao.

• Dậu thừa Thái thường: là loại nếp nhỏ, ngày Nhâm Quý thì lúa nếp hạt to chắc vì Dậu được Nhâm Quý tương sinh. Ngày Mậu sinh hạt to chắc, ngày Canh thì hạt quá già, bởi Canh và Dậu đều thuộc kim là loại cứng rắn.

• Dậu thừa Huyền vũ: Dậu kim sinh Huyền vũ thủy nên gọi là bờ nước, nhưng ngày Kỷ chiếm thì khô cạn vì Kỷ thổ khắc Huyền vũ thủy.

• Dậu thừa Thái âm: ngày Tân chiếm quẻ thì Tân với Thái âm cùng một loại (đều là âm kim), nếu Dậu được vượng tướng khí thì ứng vàng ngọc. Nếu Dậu hưu tù tử khí thì ứng vào con dao hay chuyện chém giết. Ngày Bính Đinh thì ứng về tiền tài vì Dậu là kim khí gặp Bính Đinh hỏa được đúc thành tiền. Ngày Giáp mùa Xuân thì Dậu và Thái âm bị tù khí, ắt ứng việc tôi tớ trai cùng vợ lẽ tính điều gian xảo. Ngày Mậu thổ sinh Dậu và Thái âm tất có sự hôn nhân. Ngày Canh thì Dậu và Thái âm cùng can ngày đồng là kim, tỷ hòa và làm vượng khí cho nhau, ứng vào việc tiền bạc.

• Dậu thừa Thiên hậu: Dậu thuộc cung Đoài là cái đầm, gặp Thiên hậu là thủy, vậy ứng việc nguồn nước dồi dào, quẻ ứng các việc liên quan tới nước, đầm, lại là điều bên trong và bên ngoài tư thông nhau; Dậu là cái cửa riêng, Thiên hậu là phụ nữ nay gặp nhau tất ứng chuyện đàn bà làm chuyện thầm lén.

11 TUẤT: HÀ KHÔI (THIÊN KHÔNG)

Tuất thiên bàn hay Hà khôi, cũng gọi là Thiên khôi, là sao đẩu thứ nhất ngôi ở cung Tuất. Hà khôi ứng động trong tháng 2 ở giữa mùa Xuân, lúc vạn vật đều sạch sẽ, gọn gẽ và thu hút sinh khí nên gọi là khôi (khôi là tụ lại).

HÀNH TIẾT, TƯỚNG SẮC, CUNG VỊ

Tuất là thổ thần (dương thổ), bổn gia tại Tuất địa bàn. Tương tỷ với can Mậu và sao Thiên không là nguyệt tướng thứ hai được dùng trong khoảng khí Xuân phân và Tiết Thanh minh. Ngày xưa Tuất là kẻ giữ ngục, canh nhà giam. Tuất là cung Bạch Dương, dùng con chim đực làm tượng trưng. Ngôi ở phương Tây Bắc, nhưng ở gần bên Tây hơn, trên có ký can Tân, dưới là hỏa mộ (hỏa chết tại Tuất). Tuất tượng sao Thiên không, vị ngọt, màu vàng, trong ngũ âm là tiếng Thương, về cầm thú là loại chó, chó sói. Trong tinh tú là sao Khuê sao Lâu (Khuê mộc lang, Lâu kim câu).

SỞ CHỦ, VẬT LOẠI

Tuất sở chủ các việc có liên quan tới ấn thọ (huân huy chương), việc dối trá, tiêu thoát, hư hao, mất tài vật, việc nô tỳ, sự tụ tập đông người. Tuất dụng làm sơ truyền thì ứng việc cũ trở lại mới. Trên trời Tuất là sao đẩu, là thiên la, Tuất cũng là địa hộ, Tuất thừa Huyền vũ gọi là ép thần hay êm thần.

• Tuất là chức Tư trực, người hiền, thầy tu, trưởng giả, thợ săn bắn, sát hại, người hung ác, tiểu đồng, nô bộc.

• Tuất là người cậu, ông, em gái.

• Tuất thừa Bạch hổ khắc Can: kẻ cướp mạnh mẽ

• Tuất gia Nguyệt kiến (cung tháng địa bàn): quan ty tra xét

• Tuất gia Thái tuế (cung năm địa bàn): quan đô hạt (quản khu vực lớn).

• Tuất thừa Chu tước gia Can hay Chi là quan trưởng

• Tuất thừa Huyền vũ: kẻ ăn xin

• Tuất gia Dậu, Tuất: binh sĩ

• Tuất là mệnh môn, bọng đái, chân đi.

• Tuất là thành quách, chùa chiền, nhà hư, những vật sinh trong đất:

- ngày Giáp thấy Tuất gia Dần: vách tường hư hỏng

- thừa Bạch hổ và được dùng làm sơ truyền: mồ mả

- thừa Câu trận: là lao ngục

- thừa Đằng xà lại gia Tị Ngọ: lò vôi gạch, lò sứ hay lò đúc kim khí

• Tuất là sắc phục của công nhân, giày dép, khí giới của binh lính:

- thừa Chu tước: huy, huân chương

- thừa Huyền vũ lâm hình (Sửu, Mùi) là cái gông cùm

- thừa Câu trận gia Thân: đá

• Tuất cũng là ruộng nương, ngũ cốc, vừng đậu lúa ngô

• Tuất thuộc về họ Ngụy, Vương, những chữ có bộ thổ hay chữ túc.

TUẤT THỪA THIÊN TƯỚNG

• Tuất thừa Quý nhân: không bao giờ Quý nhân thừa Tuất thiên bàn, cũng không bao giờ lâm Tuất địa bàn.

• Tuất thừa Đằng xà: ứng về loại chó sói, chó, yêu quái quấy nhiễu:

- mùa Xuân chiêm nhằm các ngày Thìn Tuất Sửu Mùi: gọi là Thiên cẩu, tất có loại ma quái do loại khuyển hóa thành

- ngày Mậu: gọi là Vàng yểm sát: ứng với việc nguy hại

- ngày Giáp Ất, Dần Mão: gọi là Thi ứng, ứng với điềm vui mừng.

Tuất thừa Đằng xà và các ngày Thìn Tuất Sửu Mùi tất ứng với loại ma quái, còn ngày Giáp Ất Dần Mão Tuất thừa cát tướng thì ứng với các việc tốt như thai sản, hôn nhân.

• Tuất thừa Chu tước: gọi là Chu tước nhập mộ, trong việc kiện tụng ắt có hệ thuộc vào hạng người thư ký, tùy phái.

• Tuất thừa Thiên hợp: Thiên hợp tức Mão, Mão với Tuất lục hợp, Mão đứng trước Tuất 5 cung nên gọi là Đức thần của Tuất (theo cách an Chi Đức). Vì vậy Tuất thừa Thiên hợp gọi là Đức hợp, chiếm việc gì cũng tốt lành.

• Tuất thừa Câu trận: Tuất là sao Thiên khôi chủ sự tụ tập đông người, Câu trận cũng chủ sự nhóm góp, nên Tuất thừa Câu trận thể nào cũng có cuộc hội họp đông người như hội nghị, liên hoan, văn nghệ.

• Tuất thừa Thanh long: Tuất là vị thần tập chứng, Thanh long là nơi đô hội, luận về quan vị là người có quyền cai trị một địa hạt.

• Tuất thừa Thiên không: Tuất với Thiên không tương tỷ đồng ngôi, ứng các việc có liên quan tới nô tỳ, sự trốn mất, sai lạc, điềm tôi tớ bất lương, chẳng trốn mất cũng trộm cắp của mình.

• Tuất thừa Bạch hổ: Tuất là địa hộ (cửa đất) Bạch hổ là táng môn (cửa chôn cất) ứng chuyện chôn người xuống huyệt. Ngày Nhâm Quý hỏi bệnh mà gặp Tuất là hào quan quỷ lại thừa sao Bạch hổ gọi là lũy hổ sát, người bệnh ắt chết.

• Tuất thừa Thái thường: Tuất là cái ấn, Thái thường là huy chương, vậy tất ứng điềm được thưởng tặng huy chương.

• Tuất thừa Huyền vũ: Huyền vũ chủ đạo tặc, Tuất chủ đào vong, nay gặp nhau là điềm vì sự trộm cắp mà phải đi trốn tránh (cũng ứng tương tự như Tuất thừa Thiên không).

• Tuất thừa Thái âm: Thái âm là tỳ thiếp, ứng vụ hôn nhân, lại cũng ứng việc gian, giấu, trốn tránh, cũng giống như Tuất thừa Thiên không.

• Tuất thừa Thiên hậu: ngày Bính chiếm quẻ: Thiên hậu thủy khắc Bính hỏa tác quan tinh, điềm có lợi cho hàng quan nhân, quân tử. Rất có lợi cho sự yết kiến người trên.

12 HỢI: ĐĂNG MINH (HUYỀN VŨ)

Hợi là chỗ bắt đầu sinh một hào dương, tức là chỗ ánh sáng phát ra nên gọi Hợi là Đăng minh (sáng lên) cũng gọi hợi là Thiên môn (cửa trời).

HÀNH TIẾT, TƯỚNG SẮC, CUNG VỊ

Hợi là thủy thần (âm thủy), bản gia tại Hợi địa bàn, tương tỷ với can Quý và sao Huyền vũ là nguyệt tướng thứ nhất, được dùng trong khoảng khí Vũ thủy và tiết Kinh trập vào tháng riêng âm lịch. Hợi là người thợ, mặt dài, tóc vàng, da đen. Hợi là cung Song ngư, tiếng pháp gọi là Poissone tượng trưng bởi hình hai con cá. Ngôi tại Tây Bắc, ngôi ở gần bên Bắc hơn bên Tây. Trên có ký can Nhâm, dưới là chỗ sinh ra loại mộc (mộc trường sinh tại Hợi). Hợi là tượng sao Huyền vũ, số 4, vị mặn, màu đen, về ngũ âm là tiếng Dốc, về tinh tú là sao Thất (thất hỏa trú) và sao Bích (bích thủy), về cầm thú là các loại heo, gấu. Hợi là ngôi tại cửa trời, nơi âm khí cùng tận và khí dương bắt đầu hưng khởi.

SỞ CHỦ, CHƯ LOẠI THUỘC

Hợi vốn ứng điềm lành, thường là điềm được mời thỉnh, có việc âm thầm tư riêng, việc chẳng trong sạch. Hợi thừa hung tướng là có điềm tranh tụng tù ngục, bị đắm đuối, nếu là ngày Tỵ Dậu Sửu thì ứng điềm trốn mất, có sự tìm kiếm. Trên trời Hợi là vũ sư (thần làm mưa), cũng gọi là Thiên mã, Thiên nhĩ.

• là con trẻ, tướng quân, người đàn bà, thương khách, kẻ đi xin, Hợi gia Dậu là người say rượu

• là lá gan, quả thận, con cá, mắt lé

- Hợi gia Thân vào các ngày dương (Giáp Bính Mậu Canh Nhâm) là đầu tóc

- Hợi gia Mùi vào các ngày âm (Ất Đinh Kỷ Tân Quý) là cái chân (chân để đi)

- Hợi gia Thìn: bệnh khốc

- Hợi gia Thìn Tuất Sửu Mùi: bệnh tả

- Hợi gia Tỵ hay Tỵ gia Hợi: cái đầu, mặt

• Hợi thừa các thiên tướng:

- thừa Huyền vũ: trộm cắp

- thừa Thiên hậu: bọn cướp, sát hại, bọn gian thần

- thừa Quý nhân gia Dần: nơi vua chúa ở thừa

- thừa Thanh long: cao lâu, gia Dần là lầu gác thừa (thừa thãi)

- thừa Thiên hợp: cái gác, gia Mão là cái đài, nơi đăng đàn

• Hợi là cái đình, cung viện, vườn tược, hang lỗ, nền vách, tường. Hợi gia Tuất hoặc ngày Giáp Ất Hợi gia Thiên không, gia Tị là nơi chó heo tiểu tiện hay nhà ngục.

• Hợi là bức địa đồ, sách vở, mực viết, tàn lọng, nón lá, vòng tròn. Hợi gia Tỵ là ông sao.

• Hợi là kho lẫm, cung điện, pho tượng

• Hợi gia Dậu là lúa gạo, Châu tước gia Hợi (địa bàn) là muối.

HỢI THỪA THIÊN TƯỚNG

• Hợi thừa Quý nhân: gọi là Quý nhân lên cửa trời, điềm được bề trên mời thỉnh, nếu có sao Dịch mã càng ứng chắc. Quý nhân lâm Hợi địa bàn cũng đoán tương tự.

• Hợi thừa Đằng xà:

• Hợi thừa Chu tước: chu tước là thần gió (phong thần) còn Hợi là thần thổi tiêu, Hợi thừa Chu tước thì ứng việc thổi tiêu sáo, điềm được giải tỏa khỏi những chuyện hung hại nhất là việc thưa kiện, ắt sẽ giải hòa, tù tội được phóng thích.

• Hợi thừa Thanh long: thừa Thanh long lại lâm Hợi địa bàn thì ứng việc có quan hệ lâu dài.

• Hợi thừa Thiên hợp: Hợi thủy sinh Thiên hợp mộc, mộc cũng tràng sinh tại Hợi nên ứng việc con cái, tiểu nhi, ấu tử mới sinh.

• Hợi thừa Câu trận: Câu trận chủ tụng sự, nay Câu trận khắc Hợi tất ứng việc tù ngục:

- ngày Giáp Nhâm Quý: ứng việc chiến đấu, người đi xa giận hờn

- ngày Mậu Canh: không có hại gì, vì Câu trận tỷ hòa với Mậu, tương sinh với Canh

• Hợi thừa Thiên không: Hợi là heo, Thiên không là chỗ bỏ không, hang lỗ. Hợi thừa Thiên không là chỗ heo tiểu tiện dơ bẩn.

• Hợi thừa Bạch Hổ: Hợi là chỗ sinh ra mộc, Bạch hổ kim khắc mộc nên ứng điềm họa hoạn, thương tàn.

• Hợi thừa Thái thường: Thái thường là lúa nếp, bổn gia tại Mùi, Mùi với Hợi tác tam hợp nên ứng về kho lẫm, lương lộc.

• Hợi thừa Huyền vũ: Hợi là bổn gia của Huyền vũ, Huyền vũ là đạo tặc nên nói đạo tặc về nhà.

• Hợi thừa Thái âm: Hợi là tượng của Huyền vũ chủ gian tà, Thái âm chủ việc ám muội. Gặp nhau thường ứng với các việc lén lút ẩn giấu.

• Hợi thừa Thiên hậu: Hợi và Thiên hậu cùng là thủy, gặp nhau tất thủy quá vượng nên ứng việc đắm đuối, bị lôi cuốn, bị chết chìm.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites