Posted 31 Tháng 8, 2008 Con chuột trên bia đá đền Vua Đinh Chúng ta quen nghĩ những điều lớn lao, cao quý và bay bổng. Cho nên thường thường chỉ tới năm Tý, chúng ta mới có những bài viết về con chuột. Nếu có một công trình nghiên cứu đại loại như: Đồ án chuột trong lịch sử nghệ thuật tạo hình Việt Nam, chúng ta chắc chắn rằng đó là một công trình rất “tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc”. Tiên tiến vì hẳn đó là một công trình nghiên cứu khoa học đã lựa chọn một đối tượng nghiên cứu nhỏ nhưng có sức công phá lớn. Trong một hướng nghiên cứu Hậu hiện đại, người ta đi tìm các đối tượng vốn thứ yếu, đơn lẻ, phản diện, ngoại vi, ngoại lai, phi chính thống... để nghiên cứu. Nói đậm đà bản sắc dân tộc vì trong lịch sử nghệ thuật của người Việt, chuột đã thực sự leo vào những vị trí trang trọng nhất. Trong bài viết này, tôi xin đề cập tới hình tượng con chuột trên bia đá Tiền triều Đinh Tiên Hoàng đế công đức tằng tu điện miếu bia ký đền vua Đinh. Bia Tiền triều Đinh Tiên Hoàng đế công đức tằng tu điện miếu bia ký là chiếc bia đá có kích thước lớn nhất đền vua Đinh. Trong nhà bia đền vua Đinh hiện còn ba chiếc bia khắc vào ba thời điểm Hoằng Định thứ 9 (năm 1608), Chính Hòa thứ 17 (1696) và cuối cùng là bia Thiệu Trị thứ 3 (1843). Bia không có rùa đội bia như chiếc bia khắc năm Hoằng Định thứ 9, và cũng không có hình lưỡng long chầu nhật trên trán bia. Trên đế chiếc bia hình hai con chuột khắc nổi đang quay đầu vào con cua nằm chính giữa. Không phải là lưỡng chuột chầu cua mà lộ rõ dáng vẻ rình rập của hai con chuột đồng béo núc đang chuẩn bị lao vào xơi tái chú cua. Phía khuất sau mặt trái của tấm bia, cũng dưới phần chân đế có hình một con rồng đang nằm dài thượt, ẩn mình trong bóng tối buồn bã (minh họa). Những con chuột con cua đá đen bóng, két bùn đất thực đến nỗi có thể lầm tưởng như mới vừa lội từ bùn lên. Cũng tưởng như tấm bia vừa khắc chữ xong đem đặt ngoài ruộng, thoắt một cái đám cua, chuột, tôm cá đã chui vào hóa đá để sống một kiếp sống thường hằng của nghệ thuật. Nhìn cao hơn một chút, ở hai bên diềm bia phía dưới là gia đình nhà khỉ đang âu yếm nhau. Tôi dám chắc đó là hình ảnh về một gia đình nhà khỉ thuộc loại đẹp nhất trong nghệ thuật chạm khắc của người Việt. Trán bia là đôi phượng đục thô tới mức nếu không nhìn kỹ vào phần đuôi ta lầm tưởng là một con ngỗng! Đúng là rồng chẳng đáng mặt rồng, phượng không ra dáng phượng. Nhưng đó là sự cố ý, vì tới cuối thế kỷ 17, những đồ án rồng phượng đã chín nẫu rồi, và hơn nữa, ở quần thể khu di tích đền vua Đinh vua Lê có 3 tấm bia đá làm thời Hoằng Định có những hình rồng khá uy phong và được khắc chạm rất chuẩn mực. Rồi đến những cặp rồng đá chầu hai bên sập đá cũng rất uy nghi. Vậy đồ án cua chuột ở đây có ẩn ý gì? Những bối cảnh lịch sử nào đã thôi thúc người xưa tạc lên đây những câu chuyện hóm hỉnh đến vậy ? Chiếc bia khắc năm Chính Hòa thứ 17 (1696) là do một tiến sỹ họ Nguyễn, từng giữ chức Hàn lâm đã về hưu soạn. Người viết chữ Hán là Truy lưu Trần Đạo Từ, chân nhân trụ trì chùa Kim Cương (Kim Cuơng là ngôi chùa cổ đá mất chỉ còn dấu tích trên núi Thiên Long, Hoa Lư, Ninh Bình). Một ông quan đã về hưu, một vị nhân sĩ đã xuất gia soạn và viết ra cho phỏng đoán việc trùng tu thời Chính Hòa này là tâm nguyện của dân xã Trường Yên hơn là do sự thôi thúc của vương triều. Mặt sau của tấm bia Chính Hòa cũng ghi danh tính của người thợ đá tài hoa, tên là Lê Nhân Phúc quê ở xã An Hoạch, huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa. Đúng là tam tuyệt chi tài. Lời văn hay có người viết chữ đẹp lại được bàn tay người thợ khắc tài hoa. Trong quần thể di tích đền vua Đinh vua Lê thì đây là chiếc bia đầu tiên ghi đầy đủ danh tính cả người soạn bia, viết chữ và khắc bia. Chiếc bia Trùng tu tạo tác thánh tượng Lê Đại Hành hoàng đế bi ký tịnh minh có ghi tượng làm tại Thạch Thành, Thanh Hóa nhưng không ghi rõ tên tuổi người làm. Thời thế đã có những đổi thay. Chính giữa diềm bia phía dưới có khắc hình cá hóa rồng. Đồ án cá hóa rồng dù ở Trung Quốc hay Việt Nam cũng mang âm hưởng dân gian. Một ước mơ ngày kia được thành thiên tử của những người dân quê đã âm thầm len lỏi vào rất nhiều các đồ án chạm khắc từ đình làng cho đến đền miếu. Ước mơ này có gì là quá xa vời, khi mà dòng dõi chúa Trịnh cũng chỉ là anh trai cày thủa hàn vi còn phải đi ăn trộm gà hàng xóm. Con chuột dẫu tả rất hiện thực nhưng trong ngữ cảnh của tổng thể đồ án đã dẫn dắt chúng ta tới những liên tưởng về cuộc tranh chấp quyền lực khốc liệt suốt thế kỷ 17 của hai dòng họ Trịnh - Nguyễn dẫn đến 7 cuộc nội chiến. Tuy mang danh một lòng thờ phụng vua Lê, nhưng các ông vua bị vô hiệu hóa trở thành một thứ bù nhìn. Bia được khắc vào thời Chính Hòa (1681-1705) mà theo sử viết là thời đại yên bình thịnh trị nhất của thời đại Lê Trung. Hưng chính vì hai thế lực Trịnh Nguyễn sau bẩy lần chinh chiến bất phân thắng bại (từ sau năm 1672) đã tạm hòa hoãn lấy sông Gianh làm giới tuyến. Còn dư đảng cuối cùng của nhà Mạc tới năm 1688 cũng đã bị dẹp bỏ. Sự hiện diện của con chuột trên bia đá ở đền vua Đinh là chuyện hi hữu trong lịch sử nghệ thuật tạc bia người Việt. Nhưng đặt trong dòng chảy của nghệ thuật, giai đoạn thời Chính Hòa, chúng ta thấy nó giống như những dòng nước khi chạm vào những mạch đá ngầm bất chợt tung bọt lên trắng xóa. Một cảnh tượng phá bỏ sự âm thầm tẻ nhạt của dòng chảy lịch sử nghệ thuật. Cách đền vua Đinh không xa, trên lối vào khu di tích ở ngã ba Thiên Tôn, tôi và họa sỹ Đức Hòa đã phát hiện ra một chiếc bia đá vào niên hiệu Chính Hòa thứ 21 (1700) có khắc hình một cô gái khỏa thân đứng dưới cành hoa. Lịch sử nghệ thuật Việt Nam có những ví dụ mẫu mực về sức sống của những cảm hứng dân gian, được ươm trồng từ mảnh đất văn hóa làng xã. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đỗ Cung từng đánh giá cao sự bừng tỉnh của nghệ thuật dân gian thời chúa Trịnh Căn (cũng là thời vua Lê Hy Tông) như là sự tiếp nối cuối cùng của nghệ thuật nhà Mạc. T.H.Y.T Theo www.vietnamfineart.com.vn Share this post Link to post Share on other sites
Posted 13 Tháng 9, 2008 Rin86 nghĩ rằng nguời xưa qua quan sát tự nhiên thấy được sự nhạy cảm của mỗi con vật với từ trường, trục quay của trái đất. Trong một họ có những đặc tính giống nhau thì chỉ một số loài là nổi trội. Ví dụ như trâu bò, hươu luôn quay đầu về hướng Bắc, nhưng trong đó có lẽ con trâu nước và hươu sao là loài nhạy bén và chính xác nhất, trâu nước có một số đặc điểm được xếp vào hàng 12 con giáp trong khi hươu sao xuất hiện trên mặt trống đồng (bình lọ hay tranh vẽ của người Nam Mỹ). Rin86 có xem một bộ phim của Mỹ (the ring) có chi tiết nhắc đến hươu sao, tuy chỉ là phim kinh dị giải trí nhưng chắc việc sử dụng hình ảnh hươu sao cũng có căn nguyên của nó, phim như sau: có một phụ nữ trẻ nuôi con một mình, đứa con của bà ta bị "ma nhập"!!! hai mẹ con lái xe trên đường thì gặp một đàn hươu sao nhảy ra húc vào xe! Tại sao lại là hươu sao nhỉ? (đạo diễn phim này là người Nhật, phim sử dụng truyện ma nổi tiếng ở Nhật về linh hồn những người bị chết đuối dưới giếng). Đó là phim ma, còn ở Việt Nam thì loài hươu lại là một con vật nuôi gần gũi: "Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á có nghề nuôi hươu sao truyền thống lâu đời và người nông dân Việt Nam đã tích lũy được những kinh nghiệm quý giá và nắm trong tay kỹ thuật nuôi hươu sao."(http://vst.vista.gov.vn/home/database/an_pham_dien_tu/nong_thon_doi_moi/2007/2007_00019/MItem.2007-05-09.2950/MArticle.2007-05-09.3447/marticle_view) Cũng có thể hươu sao còn đại diện cho sự chuyển mùa vì hươu sao chỉ có đốm vào mùa hè: Chỉ mùa hạ, trên mình hươu sao mới có chấm hoa "Hươu sao một năm có 2 lần thay lông. Đang từ mùa đông thay sang mùa hè, tức là từ lông dày rậm, nhạt màu sang thưa và sẫm màu. Trên mình nó phần lông có sắc tố trắng vẫn còn nhiều, hợp thành các chấm trắng đặc biệt nổi rõ, nên ta thấy các chấm hoa mai trên mình hươu. Sang mùa đông thì ngược lại, toàn bộ lông bị nhạt đến tận gốc, lông mùa hè đã bị thay hết, cho nên chấm hoa lúc này không còn nhìn rõ nữa."(http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Chi-mua-ha-tren-minh-huou-sao-moi-co-cham-hoa/10846850/201/) Về hình ảnh hai con chuột "chầu" con cua ở đây, Rin86 nghĩ nó tương tự như hình ảnh hai con rồng chầu mặt trời. Mặt trời thì đứng yên nhưng con cua có thể chuyển động về hai phía, chỉ hai phía đựoc thôi. Còn con chuột thì Rin86 không rõ, có lẽ phải đợi các nhà sinh học nghiên cứu tìm lại những đặc tính của loài này, nó tương tác ra sao với từ trường, trục quay của trái đất, thời gian các mùa trong năm? Những loài chuột chũi sống dưới đất không nhìn thấy ánh sáng mặt trời những có thể xác định rõ phương hướng để đào hầm, tuy vật con chuột trong 12 con giáp lại là chuột nhà! Ngoài ra ta còn thấy con chuột tìm đường trong mê cung rất giỏi (những thí nghiệm khoa học và xiếc chuột thường thấy trên tivi chắc ai cũng từng xem). Không phải ngẫu nhiên hình ảnh con cua được xuất hiện lặp đi lặp lại ở Nam Mỹ, châu Phi, Việt Nam. Đến thế kỷ thứ 7 dân ta vẫn đúc trống đồng vậy nên những tri thức khoa học thời Hùng Vương vẫn chưa bị phôi phai, đáng tiếc về sau sách vở đã bị hủy hoại khiến dân tộc ta không còn hiểu được ẩn ý của tổ tiên. Rin86 nghĩ có lẽ vì chỉ chuyển động ngang đuợc thôi nên con cua được xem như thái cực, nếu con cua chạy về phía con chuột dương và con chuột đó giành được cua thì dương thịnh và ngược lại? Còn ý nghĩa của khỉ và phượng thì Rin86 chịu không hiểu. Share this post Link to post Share on other sites