Nguyên Anh

Cần Khôi Phục Việc Dạy Chữ Hán Trong Nhà Trường

11 bài viết trong chủ đề này

NA vô tình đọc được bài viết sau, thấy ý kiến của tác giả rất chủ quan, duy ý chí. Không biết sư phụ Thiên Sứ và mọi người có ý kiến gì về vấn đề này không. Nguyên nhân hình như không phải từ hệ thống chữ viết hiện tại của Việt Nam, mà là từ sự giáo dục yếu kém cộng với tư duy ỷ lại, tưởng tượng vào sự ích lợi của hệ thống chữ Hán. NA từng đọc qua 1 bài tương tự nói về các nước phát triển trong khu vực châu Á đều dựa trên chữ tượng hình dạng Hán tự này, và so sánh nó hơn hẳn hệ ký tự tượng thanh. NA đang tìm lại bài viết này.

TUỔI TRẺ CUỐI TUẦN

Thứ Bảy, 26/06/2010, 02:28 (GMT+7)

Cần khôi phục việc dạy chữ Hán trong nhà trường

TTCT - LTS: Cần có chủ trương đối với chữ Hán là một trong các kiến nghị được Hội thảo khoa học toàn quốc “Phát triển và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay” đưa ra cuối tuần qua. Chúng tôi giới thiệu bài viết của PGS.TS Đoàn Lê Giang cho TTCT về kiến nghị này.

Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng, tiếng Việt đang bị dùng sai một cách khủng khiếp. Chỉ có mấy từ dùng sai mà sửa mãi vẫn không hết: yếu điểm được dùng như điểm yếu, cứu cánh được dùng như cứu giúp, thậm chí có nhà văn nọ còn dùng từ khiếm nhã như là trang nhã... Sinh viên ngay cả ngành khoa học xã hội và nhân văn mà vốn từ hết sức nghèo nàn, nhiều người trong số họ không có khả năng hiểu được những từ gắn với nhà trường như: học phong, môn phong, đồng song, đồng môn...

Những sai lầm yếu kém trên sẽ không có nếu học sinh được học chữ Hán, có thói quen tra từ điển Hán - Việt và tiếng Việt. Nếu như 50 năm trước Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là do lo ngại tình trạng lạm dụng từ gốc Hán, như thay vì sân bay thì nói phi trường, núi lửa thì nói hỏa diệm sơn, tàu ngầm thì nói tiềm thủy đĩnh..., nhưng với tình hình giáo dục như hiện nay thì lấy đâu ra người hiểu được chữ diệm là cái sáng, cái nóng trên ngọn lửa, tiềm thủy là ẩn dưới nước... Vì vậy bây giờ nói đến việc gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt chính lại là phải học chữ Hán.

100 năm - một chủ trương bỏ dở

Trong luận văn nổi tiếng Luận về chính học cùng tà thuyết của Ngô Đức Kế, nhà chí sĩ đã phê phán một cách mạnh mẽ tình trạng học thuật đương thời: “Âu học vẫn chưa vin được ngọn ngành mà Hán học đã đứt cả cội rễ”. Ông vẫn mơ ước dân tộc ta có một nền quốc học sâu sắc để làm cơ sở tiếp thu nền văn minh hiện đại từ phương Tây. Thế nên Trường Đông Kinh Nghĩa Thục của các chí sĩ duy tân thành lập năm 1907, bên cạnh đề cao thực học, đề cao tự do trình bày tư tưởng, cổ động việc học chữ quốc ngữ Latin để thay cho chữ Nôm, trường vẫn tổ chức học một cách nghiêm túc hai ngoại ngữ bắt buộc: tiếng Pháp và tiếng Hán. Trước năm 1945 ở nước ta, sau khi thực dân Pháp bỏ các kỳ thi chữ Hán thì chữ Hán vẫn được giảng dạy trong nhà trường, mỗi tuần 1-2 tiết. Tuy số tiết học rất ít ỏi nhưng cũng đủ cho người học hiểu được chữ Hán, không dùng sai, viết sai tiếng Việt và để tinh thần truyền thống qua thứ chữ ấy góp phần tạo nên cốt cách con người. Ở miền Nam trước năm 1975 từng tổ chức một chương trình dạy tiếng Hán cho học sinh từ trung học đệ nhất cấp với bộ sách giáo khoa khá tốt: Hán văn khóa bản, học 1 giờ/tuần bên cạnh hai ngoại ngữ bắt buộc: tiếng Anh và tiếng Pháp.

Dạy chữ Hán trong nhà trường như thế nào?

Nhìn ra các nước Đông Á, không có nước nào dám đoạn tuyệt với chữ Hán. Người Trung Quốc trước kia trong cơn sùng bái phương Tây và đổ lỗi sự lạc hậu của dân tộc mình cho chữ Hán, từng mơ Latin hóa chữ viết của mình, nhưng rồi họ đành bằng lòng quay về với việc dùng chữ Hán giản thể và dạy cho học sinh phổ thông biết tối thiểu khoảng 3.000 chữ Hán. Người Nhật Bản cũng từng thử nghiệm dùng chữ Romaji (chữ Latin) nhưng không thành, thế là quay lại sử dụng chữ Kana mà dân tộc họ đã sáng tạo từ hơn 10 thế kỷ trước, bên cạnh đó vẫn bắt buộc học sinh tốt nghiệp trung học phải biết thuần thục 1.945 chữ Hán. Người Hàn Quốc chính thức sử dụng chữ Hangul được tạo ra từ thế kỷ 15. Trong văn bản tiếng Hàn thông thường hiện nay hầu như không còn chữ Hán nữa, nhưng những văn bản cổ hơn hay tài liệu khoa học thì dùng khá nhiều. Vì vậy chương trình giáo dục của Hàn Quốc vẫn dạy chữ Hán cho học sinh: cấp II dạy 900 chữ, cấp III dạy 900 chữ, tổng cộng là 1.800 chữ.

Ở Việt Nam, nếu đưa chữ Hán vào dạy trong trường phổ thông chắc chắn sẽ gây phản ứng từ nhiều phía. Nhưng chừng nào chúng ta còn dùng tiếng Việt, chừng nào chúng ta còn coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc, chừng nào chúng ta còn nhìn các nước Đông Á như những cái mốc cần phải đuổi kịp thì chừng ấy chúng ta còn cần phải dạy chữ Hán.

Hiện nay vẫn có nhiều giảng viên các khoa ngữ văn, lịch sử ở những đại học lớn biết chữ Hán. Chúng ta bắt đầu từ việc dạy đại trà cho sinh viên ngữ văn ở các đại học, từ đó đưa họ ra dạy thí điểm ở một số trường phổ thông. Sau đó rút kinh nghiệm, dạy chữ Hán cho học sinh trung học cơ sở, dần dần mở rộng ra học sinh chuyên ban khoa học xã hội ở trung học phổ thông. Cuối cùng mới tính đến việc dạy cho tất cả học sinh ở các ban khác. Chỉ cần dạy cho học sinh khoảng 1.000 chữ Hán để biết chữ nghĩa căn bản, biết cách tra từ điển, biết cách tự học. Sau này khi có điều kiện tốt hơn, có thể dạy khoảng 2.000 chữ Hán như người Nhật, người Hàn Quốc.

Nếu chúng ta kiên quyết, kiên trì đưa chữ Hán vào chương trình phổ thông, tiếng Việt của chúng ta sẽ giàu có hơn, trong sáng hơn, ít bị sai hơn. Chúng ta sẽ có được thế hệ người Việt Nam mới: hiện đại, giàu có, mạnh mẽ, nhưng cũng uyên thâm cổ học, biết cắm rễ tri thức của mình vào nguồn mạch phương Đông và dân tộc, biết sống thung dung theo đạo học phương Đông và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

ĐOÀN LÊ GIANG

(Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM)

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Làm trong sáng tiếng Việt bằng cách học chữ Hán.

Xin bình chọn ý kiến Đoàn Lê Giang là ý kiến nhảm nhí nhất từng được nghe. :D . Viễn cảnh 1 em 20x sẽ nói thế này : " Tháng Lục vừa rồi, ngộ bắt phi cơ đi Hoa Thịnh Đốn, tình cờ diện kiến bọn khủng bố đặt bom phi trường, báo hại ngộ phải vắt cước lên cổ chẩu quá chừng "

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trung Hoa hay Việt?

http://vn.360plus.yahoo.com/thiensulacviet

Đăng ngày: 16:31 26-06-2010

Hôm nay trên Vietnamnet.vn có bài viết mà nội dung nhằm nhắc nhở nhân loại biết ơn những phát minh của người Hoa Hạ. Nhưng tôi lại xác định với các bạn rằng: Chính nền văn hiến huyền vĩ của người Lạc Việt trải gần 5000 năm lịch sử mới thực sự là chủ nhân của những phát minh này.

Các bạn hãy xem nguyên văn bài viết và sau đó là phần minh chứng của tôi

------------------------------------------------------------.

BÀI TRÊN VIETNAMNET.VN

Người Trung Hoa thật sự đã phát minh ra những gì?

Cập nhật lúc 07:33, Chủ Nhật, 20/06/2010 (GMT+7)

Trong thế giới hiện đại, chúng ta nghiễm nhiên hưởng thụ những thành quả của khoa học công nghệ và cho rằng đấy là những lợi ích tất yếu mà vô tình quên đi “những kẻ trồng cây” từ ngàn xưa.

Ngày nay, những đường cáp quang có thể truyền một lượng thông tin khổng lồ với tốc độ ánh sáng; bạn ngồi vào xe hơi và ra lệnh cho hệ thống định vị toàn cầu đưa bạn đến nơi cần đến…Cuộc sống với chúng ta ở thế kỷ 21 thật khá dễ dàng và thuận lợi.Có được điều này chúng ta phải biết ơn những bậc tiền bối đã gieo những "hạt mầm công nghệ đầu tiên” cho sự tiến bộ của nhân loại.Có lẽ không có nền văn minh cổ đại nào có nhiều đóng góp cho sự tiến bộ của loài người hơn nền văn minh Trung Hoa. Sau đây xin giới thiệu một số phát minh vĩ đại nhất, có ảnh hưởng nhất đến quá trình phát triển của nhân loại.

1. Thuốc súng

Posted Image

Thuốc súng chỉ là một sáng chế tình cờ?

Có truyền thuyết cho rằng thuốc súng là sáng chế tình cờ của một nhà giả kim khi ông đang tìm phương thuốc trường sinh cho con người. Nhưng oái ăm thay, cái mà ông ta thu được lại là một trong những phương thức lấy đi sinh mạng con người nhanh nhất.Thành phần ban đầu của thuốc súng gồm nitrat kali, than chì và lưu huỳnh. Nó được giới thiệu lần đầu vào năm 1044 trong “Tuyển tập những Kỹ thuật Quân sự quan trọng nhất” do Zeng Goliang biên soạn. Theo sách này, thuốc súng đã được phát minh trước đó một thời gian, và có 3 hỗn hợp thuốc súng khác nhau được sử dụng làm pháo hiệu và pháo hoa trước khi được ứng dụng trong lĩnh vực quân sự để chế tạo các quả lựu đạn thô sơ đầu tiên.Qua thời gian sử dụng, người ta biết rằng thêm các kim loại khác nhau vào hỗn hợp thuốc súng sẽ tạo ra nhiều màu sắc đẹp rực rỡ, từ đó pháo hoa hiện đại ra đời.

2. La bàn

Posted Image

Nếu không có la bàn chúng ta sẽ không đi đến được nơi nào hết.

Chiếc la bàn đầu tiên được thiết kế chỉ về hướng Nam, bởi vì lúc bây giờ người Trung Hoa xem phương Nam là phương chính, và họ muốn mở rộng bờ cõi về phương nam. Những chiếc la bàn đầu tiên được chế tạo vào khoảng thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, và được làm từ đá nam châm.Đá nam châm là quặng sắt từ - chúng sẽ mang từ tính khi bị sét đánh trúng và cho ra một loại khoáng chất bị hút về cả 2 cực bắc và nam. Hiện tại chúng ta vẫn chưa biết cụ thể ai là chủ nhân của ý tưởng vô cùng thông minh: dùng đá nam châm để phân biệt phương hướng; nhưng theo các bằng chứng khảo cổ thì người Trung Hoa là tác giả của phát hiện này. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những chiếc môi làm từ loại đá này có thể cân bằng trên một cái bảng dò, giúp các thầy bói thời đó dò tìm phương hướng tốt.

3. Giấy

Posted Image

Nếu không có giấy, sẽ không có bản đồ. Nếu không có bản đồ, làm sao khám phá thế giới.

Hiện vẫn chưa rõ ai là người đầu tiên đưa ra ý tưởng chuyển những suy nghĩ trong đầu thành ngôn ngữ viết. Có 3 giả thiết cho ý tưởng này hoặc là thuộc về người Sumerian ở Mesopotamia, hoặc là người Harappa ở khu vực Afghanistan ngày nay, hoặc là người Kemite ở Ai Cập. Ngôn ngữ viết xuất hiện lần đầu tiên cách đây khoảng 5 ngàn năm, còn nếu tính luôn cả những tranh vẽ trong hang động thì thời gian mà ý tưởng được chuyển thể thành ngôn ngữ ký tự thậm chí còn sớm hơn rất nhiều.Nhưng mọi thứ đã thay đổi từ khi một người Trung Quốc tên Cai Lun phát minh ra mẫu giấy đầu tiên, là tiền thân của các loại giấy hiện đại ngày nay. Trước phát minh này của Cai Lun, người Trung Quốc thường viết trên những thanh tre hoặc những dải lụa; cho đến năm 105 sau công nguyên, Cai Lun đã nghĩ ra cách tạo một hỗn hợp sợi gỗ và nước, rồi sau đó nén chúng lên một miếng vải dệt. Những lỗ li ti trên mảnh vải sẽ thấm hết nước trong hỗn hợp hồ nhão, để lại một mặt giấy thô và khô ráo. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa rõ Cai Lun đã viết điều gì trên mảnh giấy đầu tiên ông làm được.

4. Mì

Posted Image

Món ăn có tuổi thọ 4 ngàn năm.

Nếu mì sợi là món ăn yêu thích của bạn, bạn phải cám ơn người Trung Quốc, chứ không phải người Ý, vì đã sáng chế ra món ăn này. Vào năm 2006, khi các nhà khảo cổ khai quật 1 khu dân cư 4 ngàn năm tuổi tại Lajia, tỉnh Qinghai (gần biên giới Tây Tạng), họ đã phát hiện được một cái tô bị lật úp bên dưới có những sợ mì. Mì sợi có lẽ là phát minh cổ xưa nhất của người hiện đại; nó được làm từ 2 loại hạt kê, và cả 2 loại hạt này đã được người Trung Hoa trồng từ cách đây 7 ngàn năm; và ngày nay họ vẫn dùng chúng để chế tạo sợi mì. 5. Xe cút-kít

Posted Image

Dụng cụ thô sơ vô hại này đã từng là một công cụ chiến tranh.

Người Trung Hoa cũng góp phần làm giảm gánh nặng lao động cho con người với việc chế tạo chiếc xe cút-kít. Vào khoảng thế kỷ thứ 2 SCN, một đại tướng triều Hán tên Jugo Liang được cho là đã nghĩ ra ý tưởng làm một chiếc xe tải có 1 bánh xe dùng để chuyên chở những đồ nặng. Tuy nhiên ông đã không thiết kế cho chiếc xe này 2 tay cầm; vì vậy sau này chiếc xe được cải thiện và người ta đã thêm vào 2 tay cầm để thuận tiện cho việc điều khiển. Với sáng tạo này, Jugo là người "đi trước” người Châu Âu khoảng 1.000 năm.Ban đầu, chiếc xe được sáng chế để phục vụ cho quân đội. Nó được dùng để làm các rào chắn di động, và dùng để chuyên chở vũ khí. Người Trung Hoa đã giữ bí mật phát minh này trong nhiều thế kỷ.Cũng có một câu chuyện dân gian kể rằng người phát minh ra chiếc xe cút-kít là một người nông dân tên Ko Yu ở thế kỉ thứ 1 trước CN. Mặc dù tính xác thực của câu chuyện còn chưa rõ, nhưng có 1 điểm chung giữa Jugo và Ko: cả 2 đều giữ bí mật phát minh của mình bằng cách mô tả nó bằng…mật mã.

6. Máy ghi địa chấn

Posted Image Posted Image

Nhà thiên văn Chang Heng và chiếc địa chấn kế đầu tiên được ông phát minh.

Posted Image

Máy đo địa chấn Richter.

Mặc dù đến năm 1935, thang đo địa chấn Richter mới được Charles Richter chế tạo, nhưng trước đó từ lâu người TQ đã tìm cách chế tạo chiếc máy dò động đất đầu tiên của thế giới – địa chấn kế. Nhà thiên văn Chang Heng đã phát minh ra một địa chấn kế vào thời nhà Hán khoảng đầu thế kỷ thứ 2 SCN, và đó là một dụng cụ bằng đồng rất tinh xảo.Đây là một chiếc bình bằng đồng khá nặng; bên ngoài có gắn 9 con rồng cách đều nhau; phía dưới mỗi con rồng là một con ếch há mồm, mặt ngước lên trên. Một quả lắc được treo bên trong chiếc bình, nó sẽ đứng yên cho tới khi nào có một chấn động. Chấn động này sẽ kích hoạt một đòn bẩy làm chuyển động 1 hòn bi trong miệng của con rồng nằm ở phía hướng đến tâm chấn. Hòn bi này sẽ rơi ra khỏi miệng rồng và rớt thẳng xuống miệng con ếch phía dưới. Mặc dù chiếc địa chấn kế đầu tiên này có vẻ thô sơ, nhưng phải đến 1.500 năm sau người phương Tây mới phát minh ra phiên bản địa chấn kế của họ.

7. Rượu

Posted Image

Đây là thứ đồ uống không thể thiếu trong các cuộc vui. Những người thích “nhậu” nên cám ơn người TQ về các phát hiện ra cồn ethanol và isopropyl, cũng như bia, rượu vang, và rượu mạnh. Đây là các thứ đồ uống không thể thiếu trong các cuộc vui của chúng ta ngày nay. Người ta cho rằng việc lên men rượu là kết quả đúc kết từ nhiều quá trình chế biến thực phẩm tương tự có từ trước đó.Theo một số ghi chép, vào khoảng đầu thế kỷ thứ 3 TCN, người TQ đã biết cách tinh chế các loại thực phẩm như dấm và nước tương đậu nành bằng cách cho lên men và chưng cất. Rượu cồn ra đời không lâu sau đó. Tuy nhiên, các phát hiện khảo cổ gần đây cho thấy việc cho lên men thực phẩm và việc sáng tạo ra đồ uống có cồn thậm chí đã có từ trước đó rất lâu. Những mảnh vỡ của một chiếc bình gốm 9.000 năm tuổi có các dấu vết còn sót lại của cồn đã được tìm thấy tại tỉnh Henan. Phát hiện này đã chứng tỏ rằng người TQ là những người đầu tiên biết nấu rượu (trước đây người ta cho rằng người Arab đã sáng tạo ra thức uống có cồn, tuy nhiên phải đến khoảng 1.000 năm sau họ mới biết đến rượu).

8. Diều

Posted Image

Diều là một phần không thể thiếu trong văn hóa TQ hơn 2.400 năm qua. Hai người đàn ông sống ở TQ thời cổ đại chia nhau sở hữu một trong những “bằng sáng chế” nổi tiếng nhất của TQ. Vào khoảng thế kỷ thứ tư TCN, Gongshu Ban và Mo Di, một nhà bảo trợ nghệ thuật và một triết gia, đã sáng chế ra một con diều có hình dạng giống một con chim có thể bay lượn trong gió. Sáng chế này của họ sau đó nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Về sau này, người ta đã cải tiến và thêm vào thiết kế ban đầu của con diều một vài chi tiết để sử dụng nó cho một số mục đích khác ngoài mục đích giải trí. Chẳng hạn như dùng diều để câu cá ở những vùng nước khó tiếp cận. Diều còn được ứng dụng trong quân đội khi người ta dùng chúng như những chiếc “máy bay” không người lái để thả những quả đạn vào công sự của kẻ thù. Vào năm 1232, người TQ đã sử dụng những con diều để rải truyền đơn vào một trại giam tù binh chiến tranh của Mông Cổ, khuyến khích những tù binh TQ đang bị giam giữ ở đây nổi loạn và cướp trại.

9. Dù lượn

Posted Image

Dù lượn đã từng được dùng như một hình phạt ở TQ xưa. Vào khoảng cuối thế kỷ thứ 6 SCN, người Trung Hoa đã cố gắng chế tạo một con diều sao cho đủ lớn và tuân theo nguyên tắc khí động học để có thể nâng được một người có cân nặng trung bình. Không lâu sau đó, người ta đã quyết định không buộc dây cho con diều lớn này để xem nó có thể làm được chuyện gì, và đó chính là phiên bản dù lượn đầu tiên của thế giới. Nhưng vào ngày đó người ta không dùng dù lượn này để tìm kiếm cảm giác mạnh mà nó được sử dụng như một hình thức tra tấn. Các hoàng đế ra lệnh trói các phạm nhân hay các tù binh chiến tranh vào những con diều này và bắt họ nhảy xuống những vách đá. Đã có một người sống sót sau khi bay được 2 dặm và hạ cánh an toàn. Với sáng chế này, người TQ đã đi trước người Châu Âu đến 1335 năm.

10. Lụa

Posted Image

Con đường tơ lụa.

Các đế chế Mông Cổ, Hy Lạp, và La Mã một thời đã từng rất “nóng mặt” với các phát minh quân sự của Trung Quốc như thuốc súng. Tuy nhiên, tơ lụa lại chính là phát minh giúp Trung Quốc cổ đại “hòa giải” với các đế quốc hùng mạnh khác.

Posted Image

Một xưởng sản xuất lụa ở TQ xưa.

Lụa TQ lúc bấy giờ được ưa chuộng đến nỗi nó đã giúp kết nối TQ với các quốc gia khác trên thế giới thông qua việc buôn bán sản phẩm này. Tơ lụa TQ đã “dệt” nên con đường tơ lụa huyền thoại một thời, xuất phát từ TQ sang đến tận Địa trung hải, châu Phi, Trung Đông và châu Âu. Phương pháp sản xuất loại tơ tằm tự nhiên của người TQ đã tồn tại từ cách đây 4.700 năm.

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một cuộn tơ trong một lăng mộ được xây vào thời Laingzhu (kéo dài từ năm 3330 đến năm 2200 TCN). Người TQ lúc bấy giờ đã tuyệt đối giữ bí mật và bảo vệ cẩn thận phát minh của họ, cho tới khi các nhà truyền giáo châu Âu phát hiện ra trứng tằm và đưa chúng về phương.

Đỗ Quyên tổng hợp

-------------------------------------------------------------

BÌNH LUẬN CỦA THIÊN SỨ

Sử Ký Tư Mã Thiên đã xác định "Nam Dương tử là nơi Bách Việt ở". Cho đến thế kỷ thứ III BC, biên giới của dân tộc Hán vẫn không vượt quá bờ nam sông Dương Tử. Chúng ta có thể thấy rất rõ điều này qua chính những bản đồ của những nhà sử học thuộc đất nước Trung Hoa hiện đại và quốc tế (Xem "Lịch sử Trung Quốc 5000 năm"). Nền văn minh Lạc Việt sụp đổ ở đây vào thế kỷ thứ III BC (2879 - 258 BC), sau một thời huy hoàng của dân tộc Việt. Văn minh Hoa Hạ đã tiếp thu được những di sản của nền văn minh này và Hán hóa trải hơn 2000 năm. Bởi vậy, rất tiếc, những cái gọi là phát minh nói trên - ngoại trừ máy ghi địa chấn được phát minh vào đời Đường - không có sở cứ nào của người Trung quốc cả. Nhưng cũng cần xác định rằng: Nó cũng dựa trên nền tảng tri thức cổ còn lại của người Lạc Việt bên bờ nam Dương Tử ngày xưa. Bây giờ chúng ta xét từng mục một:

1 - Thuốc súng.

Bài trên viết.

"Nó được giới thiệu lần đầu vào năm 1044 trong “Tuyển tập những Kỹ thuật Quân sự quan trọng nhất” do Zeng Goliang biên soạn. Theo sách này, thuốc súng đã được phát minh trước đó một thời gian, và có 3 hỗn hợp thuốc súng khác nhau được sử dụng làm pháo hiệu và pháo hoa trước khi được ứng dụng trong lĩnh vực quân sự để chế tạo các quả lựu đạn thô sơ đầu tiên".

Đây là tư liệu cổ nhất, nhắc đến phát minh thuốc súng là của người Hán. Cứ cho rằng trước thế kỷ XI AC vài trăm năm. Nhưng có thể nói rằng: Từ thời Tam Quốc, người ta đã dùng thuốc nổ trong chiến tranh. Thí dụ trận đánh trong hang Thượng Phương giữa Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý. Hay trận chiến giữa Gia Cát Lượng với dân tộc thiểu số ở Tây Nam Trung Hoa - là Mạch Hoạch. Hoặc điển hình hơn là trận hải chiến Xích Bích. Tất nhiên, những hỏa thuyền của liên quân Ngô Thục không thể chỉ chất củi khô và rơm rạ. Để phát huy sức mạnh, nó cần có chất gây cháy nổ như diêm sinh, diêm tiêu và than min. Đây chính là tiền đề của thuốc nổ , hoặc gây cháy nhanh với một công thức như sau: 10% diêm sinh, 30% diêm tiêu còn lại là than cây xoan nghiền mịn. Gia Cát Lượng là người ở Nam Dương Tử. Gia Cát Lượng thì không tự nhận là người phát minh ra thuốc súng. Vậy chứng tỏ rằng: Nền tảng tri thức của vùng này chính là tiền đề cho phát minh của Gia Cát Lương. Rất tiếc, một dân tộc đã mất nước, nên những tư liệu lịch sử liên quan đến Bách Việt rất mơ hồ và gần như không còn gì cả. Tuy nhiên chúng ta có quyền nghi ngờ điều này. Tư liệu tuy không có, nhưng những chứng cứ gián tiếp khiến cho một suy luận hợp lý cho thấy người Trung quốc không phải là chủ nhân phát minh ra thuốc súng. Tất nhiên, cá nhân tôi thừa nhận tư liêu trên là trung thực và khách quan với nội dung của nó. Nhưng điều đó chỉ là sự ghi nhận hiện tượng xảy ra vào thời gian trước thế kỷ XI mà thôi, không phải là sự chứng minh sự phát minh ra thuốc súng của văn minh Hoa Hạ. Có thể người Hoa Hạ đã dựa trên căn bản nền tảng phát minh thuốc nổ có từ lâu trong cộng đồng Bách Việt ở Nam Dương tử và chế ra thuốc súng dùng trong quân sự và được ghi nhận trong tài liệu này.

.

2. La bàn

La bàn thì rõ ràng không thể do người Trung quốc phát minh ra. Chúng ta xem lại hai tư liệu liên quan đến sự phát minh ra la bàn vốn được coi là của người Trung Hoa.

1 - Truyền thuyết ghi nhận trong trận đánh Hoàng Đế Xuy Vưu tại Trác Lộc (Trên 5000 năm cách ngày nay). Xuy Vưu làm phép khiến trời đất mù mịt. Một vị đại thần của Hoàng Đế phát minh ra cái xe chỉ nam và nhờ cái xe này, Hoàng Đế chỉ huy quân đội, phá tan đạo quân của Xuy Vưu.

2 - Sứ giả Việt Thường đến kinh đô cống vua Nghiêu một con rùa lớn (3000 năm cách ngày nay), trên mai rủa có ghi việc trời đất mở mang bằng Khoa Đẩu tự. Vua Nghiêu sai tặng sứ Việt thường chiếc La bàn để định hướng về nước.

Sau hai tư liệu trên thi không có một tác giả Trung Hoa nào tự giới thiệu là người phát minh ra la bàn.

Chúng ta cũng biết rằng: Chính các nhà sử học Trung Quốc cũng cho rằng lịch sử văn minh Hoa Hạ chỉ rõ ràng trong khoảng thế kỷ thứ VIII BC. Như vậy, hai hiện tượng trên chỉ là huyền thoại. Nếu Việt sử thời Hùng Vương bị coi là những huyền thoại không đáng tin cậy và bị "Hầu hết các nhà khoa học trong nước" với "cộng đồng khoa học quốc tế" xúm lại phủ định - thì - nhân danh chính tiêu chí này của cái "hầu hết" và "công đồng" nói trên - cá nhân tôi có quyền một cách công bằng đặt lại vấn đề huyền thoại Trung Hoa đó có đáng tin cậy không?

Đừng có phản biện cách đặt vấn đề này nha - khi đây chính là tiêu chí của các vị. Quí vị "cộng đồng" và "hầu hết" thì có thể muốn nói gì thì nói. Còn tôi thì không dễ dàng như vậy. Bởi vậy, tôi không thể nói bừa được. Thậm chí không được phép sai.

Trước đây tôi vẫn im lặng về những việc này mà tôi chỉ tập trung vào chứng minh Việt sử 5000 năm văn hiến. Nhưng nay thì tôi nghĩ cần phải làm sáng tỏ toàn diện mọi vấn đề nhân danh khoa học. Cái "hầu hết" và "cộng đồng" cũng nhân danh khoa học mà. Có phải thế không nhỉ? Mà khoa học thì không thể thông tin một chiều chứ nhỉ?

Có thể nói rằng: Cho đến ngày hôm nay, tất cả mọi người có chút ít học vấn trở lên, đều không hề hoài nghi việc nền văn minh Hán sáng tạo ra cái la bàn. Mặc dù chẳng có bằng chứng nào cả ngoài hai truyền thuyết nói trên. Bài báo trên là một thí dụ cho về sự tiếp thu một kiến thức chỉ để khoe khoang trên bàn nhậu và giải thích với phụ nữ xinh đẹp. Bài báo viết:

Những chiếc la bàn đầu tiên được chế tạo vào khoảng thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, và được làm từ đá nam châm.

Trước hết, thế kỷ thứ IV BC chính là thời điểm bắt đầu cho sụp đổ của nhà nước Văn Lang bên bờ nam Dương Tử. Và xác nhận của bài báo về thời điểm phát minh la bàn là thời điểm mà chính sử Trung Quốc tương đối rõ ràng. Vậy tại sao nó không xác định được tác giả? Nếu thời điểm lịch sử mà bài báo trên được xác định là đúng thì vấn đề đặt ra là: Tại sao người Trung Quốc phải đặt v/d "sáng tạo" ra hẳn hai truyền thuyết nói trên - với thời gian lịch sử cách nhau hàng thiên niên kỷ? Vậy cái la bàn thật sự được coi là của người Hoa Hạ - có kim sắt nhiễm từ chạy trên đó như ngày nay - phải sáng tạo sau đó và vào thời kỳ nào mà lịch sử Trung Hoa không hề ghi nhận?

Khoa phong thủy đã được chứng minh rằng: Nó thuộc về nên văn hiến Lạc Việt một thời huy hoàng bên bờ nam Dương Tử. Tất yếu cái la bàn là vật bất ly thân của môn này không thể ra đời trong văn minh Hán.

Quí vị cũng cần quán xét một hiện tượng là: Kim tự tháp Keop

nổi tiếng của Ai Cập có đường chéo góc trùng khớp hoàn toàn với kinh tuyến Bắc Nam của địa cầu và là kinh tuyến đi qua đất liền dài nhất thế giới. Làm thế nào để họ xác định chính xác trục Bắc Nam mà xây nên Kim Tự tháp vĩ đại này? Tất nhiên, mong rằng đừng có vị nào cãi cùn là họ kéo một sợi dây nối từ cực Bắc đến cực nam của Địa cầu và xây theo sợi dây đó nhé.

Cũng có ý kiến cho rằng: Người Ai Cập căn cứ vào sao Bắc Đẩu để xác định phương Bắc. Mới nghe thì có vẻ có lý và có nhiều ngươi đồng tình. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là trục Địa cầu nối kinh tuyến dài nhất theo hướng Bắc Nam, chứ không phải phương Bắc. Làm sao người Ai Cập biết trục Địa Cầu nằm đúng phương Bắc Nam mà nhìn sao Bắc Đẩu, nếu không có la bàn - hoặc một cái gì đó tương tự như vậy - để xác định phương hướng các vì sao trên bầu trời với một kiến thức thiên văn vượt trội . Điều này đã chứng tỏ qua vị trí các vì sao tương quan với các Kim Tự Tháp.

Ở đây, tôi cũng cần lưu ý thêm quý vị là: Sử Ký Tư Mã Thiên dành hẳn một truyện cho những thày chuyên coi ngày, tựa là "Nhật giả liệt truyện", nhưng lại không hể nhắc tới khoa Phong Thủy vốn được coi là xuất hiện từ thế kỷ thứ III BC - tức là trước cả Tư Mã Thiên hàng 100 năm - như tài liệu trên ghi nhận. Ông ta cũng không hề có một chữ nào nói đến sự ứng dụng khoa Phong thủy trong các công trình xây cất của triều đình Hán. Tất nhiên, ông cũng không hề xác nhận la bàn là do phát minh của văn minh Hoa Hạ. Đừng bảo là ông ta quên nhé.

Về việc này, trong một buổi nói chuyện về cội nguôn kinh Dịch, đã có một "kẻ sĩ" sấn sổ hỏi tôi với vẻ mặt mãn nguyện và đắc thắng: Anh có văn bản nào xác định tác giả Kinh Dịch là của Việt Nam không? Anh có di vật khảo cổ nào chứng minh điều đó không? Tôi trả lời ngay và không cần tư duy - vì tôi đã lường trướng điều này từ lâu rồi - câu trả lời gọn lỏn: "Tôi không có một văn bản và di vật khảo cổ nào xác định điều này. Ít ra là đến lúc này. Nhưng di vật khảo cổ không phải là bằng chứng duy nhất chứng minh cho lịch sử. Văn bản nếu có thì số phận nó sẽ ra sao khi Nam Dương Tử trải hơn 2000 năm Hán hóa. Nhưng những mâu thuẫn trong nội dung và lịch sử Kinh Dịch đã chứng tỏ nó không thể thuộc về văn minh Hán.

Tôi đặt vấn đề cho rằng:

Cho dù bây giờ có một văn bản tối cổ xác định rằng vua Nghiêu Thuấn là của người Việt và Kinh Dịch là của Việt Nam thì điều đó nó cũng chỉ đặt ra được một giả thuyết có cơ sở dựa trên di vật khảo cổ và văn bản đó, chứ nó cũng không chứng minh được Kinh Dịch là của Việt Nam, nếu như người ta không đủ khả năng phân tích để nhận thấy những yếu tố mâu thuẫn trong lịch sử và nội dung kinh Dịch khiến nó không phải của người Hán.

Trong lớp Phong Thủy Lạc Việt II, một học viên đã viết tiểu luận, chứng minh rằng: "Ông Khiết - một vật trấn yểm lợi hại của Phong Thủy Lạc Việt - chính là biểu tượng minh chứng la bàn là của người Việt". Nhưng vì nó mang tính giải mã một biểu tượng, nên tôi còn cân nhắc cho công bố sự minh chứng này. Tất cả cũng chỉ vì giới khoa học quốc tế chưa có một tiêu chí xác định cho một phương pháp giải mã đúng. Tôi không muốn những thằng ngu - luôn rêu rao rằng: Thiên Sứ lấy huyền thoại chứng minh cho lịch sử - kiếm cớ sinh sự.

Ở đây, tôi cần đặt thêm một vấn đề là: Lịch sử xác minh người Ai Cập đã tìm ra sắt vào thế kỷ thứ VIII BC và thời đại đồ sắt đã xuất hiện ở nam Dương Tử từ thế kỷ VIX BC, bằng chứng những di vật khảo cổ là những chiếc vòng sắt tìm thấy ở biên giới bắc Thái Lan theo tư liệu của tác giả "Địa đàng phương Đông - một quá khứ bị lãng quên" đã cho thấy sắt phổ biến từ lâu ở nền văn minh nam Dương Tử. Điều này trùng khớp với sự tích Thánh Gióng chống giặc Ân Thương với vũ khí bằng sắt. Bởi vậy, với đồ sắt đã có từ lâu như vậy, không có lý do gì mà sau đó hơn 1200 năm sau, người Trung Quốc trưng cái la bàn bằng đá nam châm để xác định la bàn là phát minh của họ cả.

La bàn, một phương tiện không thể thiếu được trong khoa Phong Thủy, không thể là của người Hán khi môn Phong thủy và cả thuyết Âm Dương Ngũ hành không thuộc về nền văn minh này.

3 - Giấy.

Người viết bài báo trên đã dùng phiên âm latin để đọc tên người phát minh ra giấy được coi là của Trung Quốc, - một cái tên nghe dễ thuyết phục và ấn tượng, vì nó không được phiên âm Hán Việt - nhằm chứng minh cho tính đặc Tàu của tên người phát minh: "Cai Lun" . Vâng! Rất Tàu. Híc! Thực ra phiên âm Hán Việt của người này là Thái Luân. Bài báo trên cũng không nói rõ Thái Luân phát minh ra giấy vào thời gian nào. Nhưng rất tiếc cho tác giả. Thái Luân là người Việt ở Nam Dương Tử và ông ta được coi là phát minh ra giấy vào đầu thời Đông Hán (Xem "Bách Việt tiên hiền chí"). Nhưng có thể xác định rằng: Dùng lá cây làm phương tiện chuyển tải văn tự đã có từ thời tối cổ trên thế gian này. Cho đến ngày nay, một số chùa chiền Khơ Me ở Việt Nam vẫn còn tục dùng lá làm phương tiện chuyển tải chữ viết. Bắt nguồn từ lá làm phương tiện chuyển tải chữ viết, dẫn đến việc phát minh ra giấy làm từ bột lá là một khoảng cách không dài về khả năng tư duy. Người Ai Cập đã phát minh ra giấy trên một loại cây sậy gọi là Papyrus trước cả Thái Luân. Trên trống đồng Bách Việt cũng ghi rõ hình ảnh của người giã bột giấy (Xem "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại"). Những bức tranh dân gian Việt thể hiện nội dung tối cổ với một ý nghĩa khác hẳn văn minh Hán , miêu tả về những bí ẩn của minh triết Đông phương, cho thấy người Việt phải làm ra giấy trước thời Bắc Thuộc lần thứ nhất, mới có thể lưu lại những bức tranh như vậy. Thái Luân - Cai lun - chỉ là người trao công nghệ làm giấy của Bách Việt lên vua Hán mà thôi. Và dù sao thì ông ta cũng là người Việt.

Điều này cũng tương tự như Trần Đoàn Lão Tổ dịch ra tiếng Hán cuốn Tử Vi Đẩu số và dâng cho vua Tống . Sau đó Tử Vi bằng tiếng Hán được phổ biến trong xã hội Hán. Nghiễm nhiên ông ta là người sáng tạo ra môn Tử Vi, mặc dù cho đến bây giờ, cả cái thế giới này chẳng hiểu phương pháp dự đoán của Tử Vi xuất phát từ một thực tại nào. Nhiều thằng ngu đến mức độ thế này - Chỉ cần để sản xuất ra một cái bật lửa ga, cũng cần một nền tảng tri thức xã hội về hóa dầu, hóa học, kỹ thuật cơ khí...vv...., Nhưng để đẻ ra cả một phương pháp dự đoán với phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành thể hiện một tư duy trừu tượng cao cấp với những quy ước chặt chẽ thì chỉ cần "Trực ngộ tâm linh". Vậy mà không ít người tin như "sấm". Thiên Sứ tôi thấy cuốn Tử Vi nào lạ cũng muốn mua xem. Nhưng mở ra mà thấy giới thiệu Trấn Đoàn Lão tổ đẻ ra môn Tử Vi thì lập tức trả lại trên kệ sách. Bởi vì chắc chắn cuốn sách đó không có gì mới lạ đáng xem.

Xã hội Trung Hoa cổ đại không hề có nền tảng tri thức xã hội làm cơ sở phát minh ra giấy. Ngoại trừ sau đó họ chiếm đoạt được nền văn minh Lạc Việt ở Nam Dương Tử từ thế kỷ thứ IV BC.

Bài trên viết:

Nếu không có giấy, sẽ không có bản đồ. Nếu không có bản đồ, làm sao khám phá thế giới.

Đúng quá! Vậy kiến thức của người Ai Cập dựng nên Kim Tự Tháp - một hình thể nhân tạo với một tư duy trừu tượng rất sâu sắc về cả kiến thức thiên văn, địa lý rất cao cấp và vô cùng đồ sộ được chuyển tải bằng cái gì? Viết trên đất sét àh? Cả thuyết Âm Dương Ngũ hành với sự ứng dụng rộng khắp trong mọi lĩnh vực của cuộc sống viết bằng gì khi kiến thức trở thành phổ biến? Viết lên mai rùa cho đến khi Văn Lang sụp đổ àh? Nếu thế thì chắc rùa trên thế giới không còn con nào. Sứ giả Việt thường dâng vua Nghiêu con rùa ghi việc trời đất mở mang. Lạy Chúa! Viết bằng chữ chứ gì nữa.

Những tờ giấy đầu tiên viết trên đó bằng văn Khoa Đẩu! Đấy là chữ Thiên Thư mà các sĩ phu Tàu phải xác nhận đấy! (Xem Thủy Hử). Chữ Khoa Đẩu hiện nay vẫn còn dấu tích ở Đài Loan và các vùng cao của Việt Nam. Gần đây, nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền đã chứng minh rằng: Đây chính là chữ Việt cổ.

4. Mì

Bột mì là thực phẩm chính của người Trung Hoa cho đến ngày nay và của cả người phương Tây. Điều này không cần bản cãi. Nhưng vấn đề là sự phát minh ra mì sợi thì có phải là của người Trung Quốc không? Họ căn cứ vào đâu để chứng minh điều này? Chúng ta xem lại đoan văn liên quan ở trên:

Nếu mì sợi là món ăn yêu thích của bạn, bạn phải cám ơn người Trung Quốc, chứ không phải người Ý, vì đã sáng chế ra món ăn này. Vào năm 2006, khi các nhà khảo cổ khai quật 1 khu dân cư 4 ngàn năm tuổi tại Lajia, tỉnh Qinghai (gần biên giới Tây Tạng), họ đã phát hiện được một cái tô bị lật úp bên dưới có những sợi mì.

Tôi hoàn toàn nghi ngờ tư liệu này. Bởi vì tôi không tin những phần tử hữu cơ thực vật đã qua chế biến và ngậm trong nước sôi như những sợi mì này - tức là đã bị phân hủy cơ chế tế bào của nó - và bị chôn xuống đất có thể tồn tại hơn 4000 năm. Vô lý đến cùng cực. Nếu cứ cho rằng những di vật khảo cổ tìm được là những sợi mỳ kia là có thật, thì những chứng cở hợp lý liên quan cũng bác bỏ điều này. Vì vậy, vấn đề đặt ra việc chế biến ra sợi mỳ có phải bắt đầu từ văn minh Hoa Hạ không? Với tôi thì hoàn toàn không.

Người Việt có một món ăn mà trên thế giới này hầu như không thấy có ở các dân tộc ăn gạo - đó chính là sợi bún. Tôi đã từng làm trục cắt mì cho các cơ sở chế biến mì sợi của những gia đình người Hoa gia công mì sơi cho nhà nước vào thời bao cấp. Tôi thấy rằng để chế ra những sợi mỳ thì công nghệ đơn giản hơn nhiếu so với chế ra sơi bún. Việc chế tạo ra những sợi bún của ẩm thực Việt đòi hỏi một quy trình rất phức tạp trong sử lý bột ướt (Chứ không phải bột khô như quy trình tạo mì sợi). Tất nhiên, điều này cho thấy sự vượt trôi của ẩm thực Việt từ thời xa xưa so với ẩm thực Trung Hoa. Vì dân tộc Hán không ăn gạo.

Cho đến ngày hôm nay, dân tộc Việt là dân tộc duy nhất trên thế giới dùng thực phẩm làm biểu tượng văn hóa. Đó chính là chiếc bánh chưng, bánh dầy . Trong cuộc thi tài mà lịch sử ghi nhận từ thời Hùng Vương dựng nước ấy, tất nhiên đâu chỉ có cặp sản phẩm duy nhất là chiếc bánh chưng, bánh dày. Cho dù Trần Quốc Vương cố tình giải thiêng linh vật của nền văn minh Việt (Khái niệm "giải thiêng" này là của Trần Quốc Vượng trong bài viết của ông ta) - thì cặp bánh chưng, bánh dày dùng làm biểu tượng văn hóa Việt là không thể phủ nhận. Điều này chứng tỏ rằng: Từ ngàn năm trước Việt tộc đã đạt trình độ rất cao cấp trong ẩm thực, nên mới có thể dùng thực phẩm làm biểu tượng văn hóa. Cho đến ngày hôm nay - khi tôi đang gõ những dòng chữ này - chưa có một nền văn minh hiện đại nào có biểu tượng văn hóa bằng thực phẩm.

Bởi vậy, cho dù cả cái thế giới này, xúm vào hạ bệ nền văn hiến Việt với sự hưởng ứng của cái gọi là đám "hầu hết" trong nước cũng chẳng thể nào xóa bỏ được những thực tế khách quan đang tồn tại trong văn hóa Việt, từ thời Hùng Vương dựng nước.

Đến đây, tôi không thể không nói tới hiện tượng các báo mạng chính thống trong nước lên tiếng về suy thoái của văn hóa và giáo dục Việt. Nhưng không ít trong số những học giả đang lên tiếng ầm ĩ ấy, lại là kẻ vô tình - tôi chưa nói đến cố ý - đang xóa sổ nền văn hóa này. Thí dụ như Trần Quốc Vương với bài giải thiêng cặp bánh chưng, bánh dày.

Hoặc những kẻ khoác áo học giả vênh váo đòi phục hồi chữ Hán trong trường học. Chữ Hán là một phương tiện rất cần thiết trong việc nghiên cứu cổ văn hóa sử. Nó có thể là môn học bắt buộc có tính chuyên ngành. Nhưng không thể ép học sinh phổ thông học lại thứ chữ bị áp đặt trong thời nô lệ Bắc phương này. (Xem bài nói về hội thảo ngôn ngữ Việt gần đây ở T/p HCM). Nếu vậy thì sao không đặt vấn đề học tiếng Pháp luôn. Những sự dốt nát và sai lầm từ ngay cả những trí thức gọi là cao cấp như vậy, làm sao mà khá được.

Bởi vậy, hoàn toàn không phải ngẫu nhiên khi Winldlavender - một thành viên của diễn đàn lyhocdongphuong.org.vn - hồ hởi nói với tôi từ mấy năm trước: "Ông bộ trưởng giáo dục mới có quyết tâm cải cách giáo dục, em hy vọng nền giáo dục Việt sẽ sáng sủa hơn". Tôi trả lời rằng: Còn anh và còn em đây. Nếu như người ta vẫn dạy học sinh và phổ biến quan niệm "Thời Hùng Vương chỉ là liên minh 15 bộ lạc" với những người dân "ở trần đóng khố" thì sẽ chẳng có ông bộ trưởng nào làm nổi điều này. Điều này chẳng có gì là bí ẩn, hoặc tâm linh cả. Nhưng hãy chịu khó suy luận thì sẽ thấy ngay nguyên nhân của vấn đề.

Kẻ không chịu suy luận là người cuồng tín.

Kẻ không dám suy luận là người nô lệ.

Kẻ không thể suy luận là người ngu xuẩn.

Quay trở lại với sự phát minh ra mỳ sợi được coi là của người Hán, nhưng đó cũng chỉ là tiếp thu một cách đơn giản sự chế biến phát minh ra sợi bún của người Việt, khi dân tộc Việt đã có một nghệ thuật ẩm thực vào bậc thày của thế giới tính đến ngày hôm nay - qua biểu tượng bánh chưng bánh dày. Điều này còn được chứng tỏ rằng: Ngay địa điểm tìm thấy cái gọi là "những sợi mỳ đó" cách đây 4000 năm có phải là địa bàn sinh sống của người Hán không, còn phải xét lại.

Nước Văn Lang: Bắc giáp Đông Đình Hồ, Nam giáp Hồ Tôn, Đông giáp Đông Hải và Tây giáp Ba thục.

5 - Xe cút kít

Chúng ta xem lại nguyên văn đoạn cho rằng xe cút kít là phát minh của văn minh Hán:

Posted Image

Dụng cụ thô sơ vô hại này đã từng là một công cụ chiến tranh.

Người Trung Hoa cũng góp phần làm giảm gánh nặng lao động cho con người với việc chế tạo chiếc xe cút-kít. Vào khoảng thế kỷ thứ 2 SCN, một đại tướng triều Hán tên Jugo Liang được cho là đã nghĩ ra ý tưởng làm một chiếc xe tải có 1 bánh xe dùng để chuyên chở những đồ nặng. Tuy nhiên ông đã không thiết kế cho chiếc xe này 2 tay cầm; vì vậy sau này chiếc xe được cải thiện và người ta đã thêm vào 2 tay cầm để thuận tiện cho việc điều khiển. Với sáng tạo này, Jugo là người "đi trước” người Châu Âu khoảng 1.000 năm.Ban đầu, chiếc xe được sáng chế để phục vụ cho quân đội. Nó được dùng để làm các rào chắn di động, và dùng để chuyên chở vũ khí. Người Trung Hoa đã giữ bí mật phát minh này trong nhiều thế kỷ.Cũng có một câu chuyện dân gian kể rằng người phát minh ra chiếc xe cút-kít là một người nông dân tên Ko Yu ở thế kỉ thứ 1 trước CN. Mặc dù tính xác thực của câu chuyện còn chưa rõ, nhưng có 1 điểm chung giữa Jugo và Ko: cả 2 đều giữ bí mật phát minh của mình bằng cách mô tả nó bằng…mật mã.

Lại những dẫn chứng với tên tuổi cụ thể phiên âm latin cho có vẻ đặc Tàu và còn làm ra vẻ bí ẩn "giữ bí mật phát minh" một cách mập mờ, khiến người đọc cứ tưởng người Tàu phát minh ra xe cút kít thật, nhưng tại chưa muốn nói ra. Trong khi đó, chỉ cần một tư duy đơn giản cũng đủ để chế tạo ra cái xe này. Đã vậy lại còn mập mờ là "giữ bí mật phát minh" nữa chứ. Vậy họ làm ra cái xe cút kít để thờ àh? Nếu đã đẩy ra đường thì ai mà chẳng nhìn thấy. Chỉ những phát minh trừu tượng và cao cấp mới cần giữ bí mật. Mà cao cấp đến siêu đẳng thì cũng chằng cần giữ bí mật. Bởi vì muốn ăn cắp cũng phải đủ "chình độ" mới ăn cắp nổi. Thực chất cái gọi là xe cút kít này chỉ là hình ảnh thu nhỏ của chiến xa hai bánh đã có từ rất lâu trên khắp thế giới từ cả ngót...... ngàn năm trước BC.

Posted Image

Trong các chiến xa thời cổ đại từ Châu Âu, đến châu Á đề có hai bánh xe và càng đàng trước. Chỉ cần thêm một bánh xe đằng sau và thu nhỏ nó lại thì thành xe cut kít. Lạy Chúa! Một phát minh vĩ đại. Đến bây giờ ở các vùng nông thôn xa thành thị của Trung Quốc vẫn còn dùng.

Chán hẳn. Cái này thì không cần tranh chấp bản quyền. Để "phát minh" ra loại xe này, không cần phải có một tư duy trừu tượng cao cấp hơn cái bánh chưng, bánh dày.

6 - Máy ghi địa chấn.

Chỉ riêng cái máy ghi địa chấn này thì tôi tạm thời có thể thừa nhận nó do ông Cheng Heng phát minh ra. Tuy nhiên, nếu nó chỉ được gọi là phát minh vào thời Đông Hán (Có một tài liệu khác tôi xem được - thông qua hình thức truyện tranh thiếu nhi - thì vào đầu nhà Đường. Cũng theo tài liệu này thì chỉ có 8 con rồng cho 8 phương. Không biết con thứ 9 ở đâu ra?). Bởi vì nó chỉ là một cái máy duy nhất và mang tính chuyên dùng. Nhưng hình ảnh con cóc và con rồng trên thuộc về văn minh Lạc Việt, nên tôi vẫn đặt vấn đề hoài nghi nền tảng tri thức xã hội của người Việt cổ ở Nam Dương tử là tiền đề cho phát minh này.

Posted Image Posted Image

Nhà thiên văn Chang Heng và chiếc địa chấn kế đầu tiên được ông phát minh.

Posted Image

Máy đo địa chấn Richter.

Mặc dù đến năm 1935, thang đo địa chấn Richter mới được Charles Richter chế tạo, nhưng trước đó từ lâu người TQ đã tìm cách chế tạo chiếc máy dò động đất đầu tiên của thế giới – địa chấn kế. Nhà thiên văn Chang Heng đã phát minh ra một địa chấn kế vào thời nhà Hán khoảng đầu thế kỷ thứ 2 SCN, và đó là một dụng cụ bằng đồng rất tinh xảo.Đây là một chiếc bình bằng đồng khá nặng; bên ngoài có gắn 9 con rồng cách đều nhau; phía dưới mỗi con rồng là một con ếch há mồm, mặt ngước lên trên. Một quả lắc được treo bên trong chiếc bình, nó sẽ đứng yên cho tới khi nào có một chấn động. Chấn động này sẽ kích hoạt một đòn bẩy làm chuyển động 1 hòn bi trong miệng của con rồng nằm ở phía hướng đến tâm chấn. Hòn bi này sẽ rơi ra khỏi miệng rồng và rớt thẳng xuống miệng con ếch phía dưới. Mặc dù chiếc địa chấn kế đầu tiên này có vẻ thô sơ, nhưng phải đến 1.500 năm sau người phương Tây mới phát minh ra phiên bản địa chấn kế của họ.

Hình tượng rồng dành cho vua và hoàng tộc, cho đến thời Hán không hề được nhắc tới trong Sử Ký của Tư Mã Thiên. Nhưng truyền thuyết lịch sử Việt với danh xưng Lạc Long Quân - Vua rồng Lạc Việt - đã xác định hình tượng rồng được lựa chọn làm biểu tượng của vua từ thời tối cổ trong văn hiến Việt. Trên trống đồng hình tượng rồng cũng đã được thể hiện. Ngay trong bài "Y phục thời Hùng Vương" tôi cũng chứng minh rằng: Đó chính là y phục triều đình Văn Lang và trong đó đã dùng hình tượng rồng trong y phục. Còn hình tượng cóc thì thôi khỏi bàn.

Tất cả những dấu ấn này đã xác minh nền văn hiến Việt một thời huy hoàng ở miền nam sông Dương Tử. Văn minh Hán đã tiếp thu được những giá trị còn lại ở đây, sau khi văn hiến Lạc Việt bị sụp đổ vào thế kỷ thứ III BC.

7 - Rượu.

Bây giờ đến "rượu". Món hẩu của đại tiền bối Chí Phèo, người đã để lại di sản văn hóa là cái lò gạch nổi tiếng làng Vũ Đại cho Thiên Sứ. Bởi vậy, Thiên Sứ tôi hiểu giá trị và nguồn gốc của rượu đủ đế xác minh rằng: Chẳng việc gì phải cám ơn nền văn minh Trung Hoa cả. Còn lâu họ mới làm ra rượu. Viết đến đây, thật tội nghiệp cho nền văn minh Trung Hoa, chưng ra mấy cái cổ điển gọi là phát minh đầu tiên của nhân loại, mà xét ra thấy cũng mù mờ. Cái ghê gớm nhất đáng trưng ra - tuy cũng không phải của họ, nhưng ít ra cũng đáng để cho thế giới phải giật minh xem lại - Đó chính là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Tuy nó không phải của Trung Quốc, nhưng những kho tàng văn bản đồ sộ trên đất nước này đủ có giá trị đấy. Nhưng cái gì cũng có cái giá của nó.

Bây giờ chúng ta xem lại xem, rượu có đúng là của người Trung Quốc phát minh ra không, khi bài viết xác định điều này:

7. Rượu

Posted Image

Đây là thứ đồ uống không thể thiếu trong các cuộc vui. Những người thích “nhậu” nên cám ơn người TQ về các phát hiện ra cồn ethanol và isopropyl, cũng như bia, rượu vang, và rượu mạnh. Đây là các thứ đồ uống không thể thiếu trong các cuộc vui của chúng ta ngày nay. Người ta cho rằng việc lên men rượu là kết quả đúc kết từ nhiều quá trình chế biến thực phẩm tương tự có từ trước đó.Theo một số ghi chép, vào khoảng đầu thế kỷ thứ 3 TCN, người TQ đã biết cách tinh chế các loại thực phẩm như dấm và nước tương đậu nành bằng cách cho lên men và chưng cất. Rượu cồn ra đời không lâu sau đó. Tuy nhiên, các phát hiện khảo cổ gần đây cho thấy việc cho lên men thực phẩm và việc sáng tạo ra đồ uống có cồn thậm chí đã có từ trước đó rất lâu. Những mảnh vỡ của một chiếc bình gốm 9.000 năm tuổi có các dấu vết còn sót lại của cồn đã được tìm thấy tại tỉnh Henan. Phát hiện này đã chứng tỏ rằng người TQ là những người đầu tiên biết nấu rượu (trước đây người ta cho rằng người Arab đã sáng tạo ra thức uống có cồn, tuy nhiên phải đến khoảng 1.000 năm sau họ mới biết đến rượu).

Một sự xác định rất chi là "phong long", lại một thủ thuật dùng chữ latin gọi là địa điểm khảo cổ: Henan? Hà Nam - Đây chính là một vùng ở Nam Dương Tử, mà 9000 năm trước, có khi chính dân tộc Hán chưa hình thành , chưa nói đến nó có thể sở hữu phát minh này.

Có lẽ, những người bạn của tôi và quí vị độc giả đã nhận thấy một chứng cứ mơ hồ của những kẻ sính khảo cổ và thiếu hẳn tư duy phân tích khi mà chỉ căn cứ vào địa điểm khảo cổ để quyết định sở hữu dân tộc. Tức là sự xác định không gian tuyệt đối hiện đang sở hữu của dân tộc đó và không đếm xỉa tới không gian lịch sử của di vật có thuộc về dân tộc đó không. Tôi thí dụ: Không thể căn cứ vào những di vật khảo cổ trên Úc Châu mà bảo chiếc bumerang là sản phẩm của người Anh khi họ thống trị nơi đây. Bởi vậy, với những tư duy ngớ ngẩn khoác áo học giả ấy chính là những kẻ làm đảo lộn những giá trị của chân lý. Chỉ cách đây hơn 2300 năm, chính các sử gia Trung Hoa xác định giới hạn sinh hoạt của người Hán không vượt qua bờ nam Dương Tử. Chúng ta có thể tìm tư liệu này ngay trong cuốn "Lịch sử Trung Quốc 5000 năm" của các sử gia Trung Quốc viết. Vậy địa danh Henan - Hà Nam này không thể do tổ tiên của người Hán thống trị vào thời gian đó. Chính sự xập xí xập ngầu của cách phiên âm latin cho tiếng Trung Quốc trong văn bản - khi nó chưa được chuẩn hóa và phổ biến trong văn hóa Việt - làm tác giả có thể dịch sang một nghĩa khác và chỉ một địa danh khác. Nhưng còn một chứng cứ khác thuyết phục hơn nhiều cho cái di vật bkhảo cổ khốn khổ đó, đủ để chứng tỏ rằng: Chính người Việt mới là dân tộc làm ra rượu sớm nhất ở phương Đông.

Điều cốt lõi cấn quán xét là rượu làm bằng chất liệu gì? Tất cả những bợm nhậu trên thế gian này đều xác định ngay: Rượu chủ yếu làm từ gạo. Đây là sản phẩm của các dân tộc dùng gạo làm thực phẩm chính. Và cũng chính là của người Lạc Việt ở nam Dương tử. Cho đến tận ngày hôm nay - khi tôi đang gõ những hàng chữ này - tất cả những người nói tiếng Hoa ở nam Dương tử - trải qua hơn 2000 năm Hán hóa - vẫn chưa bỏ được thói quen ăn cơm so với người Hán chính thống ở phương Bắc ăn mỳ. Cho dù về mặt hình thức, họ nói tiếng Hoa.

Những trẻ em Việt thế hệ thứ hai sinh tại Hoa Kỳ có em gần như không biết nói tiếng Việt, nhưng không có nghĩa chúng là người Anh. Và chúng vẫn ăn cơm chứ không lấy bánh mỳ làm thực phẩm chính. Cho dù, người Việt và gốc Á nói chung so với người Âu - Phi chỉ là thiểu số. Điều này cho thấy rằng: Việc thay đổi thói quen sử dụng lương thực chính của một dân tộc là rất khó.

Đây là một dấu chứng nữa cho thấy người Nam Dương tử không phải là người Hán. Những công trình nghiên cứu về zen di truyền của bác sĩ Trần Đại Sỹ cũng xác minh điều này. Họ có zen của người Lạc Việt. Thậm chí người Nhật Bản, các giáo sư sinh học hàng đầu của họ đã xác định: zen di truyền của người Nhật giống người Việt hơn tất cả các dân tộc khác ở Á Châu - đây là phát hiện khoa học mới nhất - cách đây vài năm (Điều này tôi đã nói từ lâu về nguồn gốc dân tộc Nhật Bản. Cuốn lâu nhất viết về v/d này - 1998 - là "Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại". Giáo sư Trần Quang Vũ - Khoa Vật Lý thiên văn Đại học tổng hợp Thụy Sĩ - sau khi nghiên cứu các tác phẩm của tôi - đã đặt vấn đề liên hệ với các giáo sư Nhật Bản và là người đầu tiên cho tôi thông tin này, khi ông dự hội nghị quốc tế với các giáo sư Nhật. Sau đó công trình này được giới khoa học Nhật công bố công khai.

Tôi đã chứng minh rằng: Việc Hán hóa ngôn ngữ và văn tự trải hàng ngàn năm ở nam Dương Tử - là tất yếu cho một đế chế phải có ngôn ngữ và chữ viết thống nhất và chính thống - đã khiến cho các bản văn và ngôn từ của người Việt nơi đây bị thay đổi. Khi mà chỉ mới hơn 40 năm, thế hệ người Việt thứ hai trên đất Hoa Kỳ đã gần như không biết tiếng Việt. Hơn 2000 năm Hán hóa ở bờ nam sông Dương tử, không phải là con số để đọc trong một giây.

Rượu, không phải người Hán sáng tạo từ bột mỳ. Người châu Âu trong thần thoại tối cổ của họ đã có vị thần đầu người minh dê làm ra rượu từ những trái nho. Người Ai Cập cũng sáng tạo ra rượu mà không cần đến văn minh Hán, các vị thần của họ - tức là thể hiện một nền văn minh tối cổ - cũng uống rượu bí tỷ. Một công trình nghiên cứu thiên văn cho thấy lượng phân tử giống như rượu đầy trong vũ trụ.

Ở đây tôi chưa nói đến kỹ thuật nấu rượu phụ thuộc vào chất men. Rượu làm bằng nho và bằng gạo phải có loại men thích hợp và hoàn toàn khác nhau, mới thành rượu được. Men rượu nho không thể dùng để chế rượu gạo. Thậm chí cùng một chất liệu như nhau là gạo, cùng một công thức men như nhau, nhưng được chế tạo vào thời điểm thời tiết khác nhau cũng ra chất lượng rượu khác hẳn. Ấy thế cho nên rượu gạo của người Việt ở nam Dương tử không phải nhập men rượu từ văn minh Hán. Cái này tôi biết rõ vì ngày xưa nhà bà xã tôi nấu rượu và chính bà ấy đi bỏ rượu bán với tôi.

8 - Diều

Bây giờ đến con diều giấy trẻ em chơi. Bài viết trên mô tả phát minh ra diều của người Hán như sau:[/size]

Hai người đàn ông sống ở TQ thời cổ đại chia nhau sở hữu một trong những “bằng sáng chế” nổi tiếng nhất của TQ. Vào khoảng thế kỷ thứ tư TCN, Gongshu Ban và Mo Di, một nhà bảo trợ nghệ thuật và một triết gia, đã sáng chế ra một con diều có hình dạng giống một con chim có thể bay lượn trong gió. Sáng chế này của họ sau đó nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Về sau này, người ta đã cải tiến và thêm vào thiết kế ban đầu của con diều một vài chi tiết để sử dụng nó cho một số mục đích khác ngoài mục đích giải trí. Chẳng hạn như dùng diều để câu cá ở những vùng nước khó tiếp cận. Diều còn được ứng dụng trong quân đội khi người ta dùng chúng như những chiếc “máy bay” không người lái để thả những quả đạn vào công sự của kẻ thù. Vào năm 1232, người TQ đã sử dụng những con diều để rải truyền đơn vào một trại giam tù binh chiến tranh của Mông Cổ, khuyến khích những tù binh TQ đang bị giam giữ ở đây nổi loạn và cướp trại.

Có thể nói rằng, cho đến ngày nay thì người Việt chơi diều nhiều hơn cả. Từ trẻ con đến người lớn. Bây giờ cuộc sống bận rộn với nhiều đồ chơi thể hiện đẳng cấp như tàu bay, cano điều khiển điện tử và game tràn ngập, nên diều chỉ còn ở vùng đồng quê xa thành thị . Nhưng có thể khẳng định rằng: Hình ảnh con diều với tiếng sáo vi vu trên những cách đồng quê đã trở thành một hình ảnh thân thuộc chỉ sau cánh cò bay và lũy tre làng. Những ai lớn tuổi chắc chưa quên hình ảnh cánh diều của tuôi thơ, dù ở ngay nơi thành thị. Tiếng sao diều thậm trí đã trở thành một nghệ thuật gắn liền với cánh diều. Những nghệ nhân Việt tài hoa có thể tạo ra những âm thanh gây xao xuyến trong không gian từ tiếng sao diều của họ. Tại sao diều lại phổ biến trong văn hóa Việt như vậy? Tất nó phải có một truyền thống từ thời rất xa xưa.

Trong bài viết trên - do tiếng Hoa chuyển âm thành tiếng latin chưa được phổ biến - tôi không hiểu Gongshu Ban là ai. Ban thì có thể hiểu là Bản, Gong thì là Công, nhưng Gongshu thì chịu. Nhưng Mo Di thì chắc chắn là Mặc Địch. Đây là người cất công ba năm làm ra con diều bằng gỗ, nhưng chơi một giờ đã hỏng. Một câu chuyện nổi tiếng và bị Khổng tử chê với đám học trò. Tại sao thế nhỉ? Người Việt có làm diều bằng gỗ bao giờ? Họ vót nan diều bằng tre và phất diều bằng giấy. Xa xưa hơn nữa, cánh diều chính làm bằng vải. Vậy thì tại sao Mặc Địch phải cất công gọt con diều bằng gỗ đến ba năm? Tre đâu? Vải đâu mà Mặc Địch phải cầu kỳ đến thế? Và người Việt sáng tạo ra con diều bằng tre với giấy và vải từ bao giờ với bắt đầu từ con diều gỗ của Mặc Địch?

Chính những giá trị văn hóa truyền thống Việt với con diều và cả một nền văn hiến đầy nhân bản, đã xác định rằng: Con diều là một sáng tạo của dân tộc Việt. Chỉ sau khi nền văn minh Văn Lang sụp đổ ở miến nam Dương Tử và trải hàng ngàn năm Hán hóa, nghiễm nhiên những giá trị văn hóa này thuộc về văn minh Hán.

Nhưng may thay, tổ tiên anh hùng và bất khuất của người Việt đã phục hưng giống nòi từ thế kỷ X AC, nên những giá trị Việt mới có cơ hội phục hồi.

10 - Lụa

Posted Image

Con đường tơ lụa.

Các đế chế Mông Cổ, Hy Lạp, và La Mã một thời đã từng rất “nóng mặt” với các phát minh quân sự của Trung Quốc như thuốc súng. Tuy nhiên, tơ lụa lại chính là phát minh giúp Trung Quốc cổ đại “hòa giải” với các đế quốc hùng mạnh khác.

Posted Image

Một xưởng sản xuất lụa ở TQ xưa.

Lụa TQ lúc bấy giờ được ưa chuộng đến nỗi nó đã giúp kết nối TQ với các quốc gia khác trên thế giới thông qua việc buôn bán sản phẩm này. Tơ lụa TQ đã “dệt” nên con đường tơ lụa huyền thoại một thời, xuất phát từ TQ sang đến tận Địa trung hải, châu Phi, Trung Đông và châu Âu. Phương pháp sản xuất loại tơ tằm tự nhiên của người TQ đã tồn tại từ cách đây 4.700 năm.

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một cuộn tơ trong một lăng mộ được xây vào thời Laingzhu (kéo dài từ năm 3330 đến năm 2200 TCN). Người TQ lúc bấy giờ đã tuyệt đối giữ bí mật và bảo vệ cẩn thận phát minh của họ, cho tới khi các nhà truyền giáo châu Âu phát hiện ra trứng tằm và đưa chúng về phương.

Trước hết, chúng ta phải xác định rằng: "Con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử văn minh nhân loại chỉ bắt đầu từ thế kỷ thứ II BC, dưới thời Hán Vũ Đế - tức là sau khi Văn Lang sụp đổ hoàn toàn ở bờ nam sông Dương Tử - do Trương Khiên về nước vào năm 126 BC, sau khi đi công du Tây Phương theo lệnh của vua Hán Vũ Đế. Sau đó hàng chục năm sau, con đường tơ lụa nổi tiếng mới hình thành và thịnh vượng hàng trăm năm sau đó.

Và bây giờ chúng ta xét đến tơ lụa có phải do người Trung Hoa phát minh ra không? Có thể xác định rằng: Điều này hoàn toàn không. Bởi vì: Ngay từ thời cổ đại cho đến ngày nay, lụa Hàng Châu và Quảng Đông vẫn là thủ phủ của nghề tơ lụa Trung Hoa. Phía Bắc Dương tử không hề có một địa danh nào có truyền thống nuôi tằm dệt lụa như vậy. Không lẽ sau thế kỷ thứ III BC, người Hán mới đem "phát minh của họ sản xuất đại trà ở Quảng Đông và Hàng Châu? Còn trước đó, họ sản xuất ở đâu bên bờ Bắc Dương tử? Không lẽ nơi tập kết sản phẩm tơ lụa ở Tây An phía Tây Bắc Trung Hoa mà nơi sản xuất lại đặt ở Đông Nam cho nó xa xội vạn dặm vậy?

Điều này cho thấy rằng: Nghề trồng dâu nuôi tằm hoàn toàn có xuất xứ từ văn minh Lạc Việt ở bờ nam sông Dương tử và khi Văn Lang sụp đổ, nó nghiễm nhiên thuộc về văn minh Hoa Hạ sau hàng ngàn năm Hán hóa.

Những di tích, di sản còn lại, chứng minh điều này.

Các bạn của tôi đang xem blog này thân mến.

Con người ta vì những bận rộn sinh kế hàng ngày, nên ít ai để ý đến nguồn gốc những phát minh ra cái diều, ra địa chấn kế , ra tơ lụa...vv..Nói tóm lại, nó chỉ là những câu chuyện phiếm trên bàn nhậu, hoặc để chứng tỏ sự uyên bác với các quí bà, quí cô ngồi cùng bàn cafe. Bởi vậy, con người thường dễ dãi với sự nhận thức về nguồn gốc của nó. Edison phát minh ra bóng đèn, mọi người đều nói thế và tôi cũng biết thế. Bây giờ người ta phát hiện ra không phải Edison phát minh ra cái đèn. Cũng chẳng có gì đáng quan tâm, nếu bóng đèn không giảm giá và ít hỏng hơn. Cũng biết thế.

Nhưng với lịch sử nền văn minh của cả một dân tộc thì nó lại là một chuyện khác. Nó không còn là chuyện tỏ vẻ với phụ nữ và có cái để nói trên bàn nhậu. Nó không còn là chuyện thơ tình và thơ tán gái.

Huyền thoại về nguồn gốc của cả một nền văn hóa Đông phương đầy bí ẩn - mà cả thế giới này dễ dãi tin là của văn minh Hoa Hạ - đã sụp đổ. Nó thuộc về văn minh Lạc Việt ở Nam Dương tử. Tất yếu, dân tộc này không chỉ sở hữu một học thuyết sẽ là tương lai tri tuệ của nhân loại, như lời tiên tri của bà Vanga. Mà nó còn phải có cả một nền tảng tri thức văn hóa, kinh tế xã hội để duy trì những giá trị siêu việt của nó. Nếu không như vậy thì nó sẽ không thể tồn tại. Chẳng có một thế giới mất điện nhưng lại duy trì được kiến thức liên quan đến máy vi tính.

Cho nên, Thiên Sứ tôi viết bài này, chính là xác định những giá trị kinh tế văn hóa xã hội và những gía trị tri thức làm nền tảng của một dân tộc sở hữu đích thực những gía trị của thuyết Âm Dương Ngũ hành.

Nhân loại sẽ đi về đâu, nếu như những nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt và con người hiện đại đã nhìn thấy rõ và không cần phải vận dung tư duy trừu tượng cao cấp của con người. Hoặc là chiến tranh để giải quyết sự sinh tồn khi trái đất ngày càng hẹp lại và tài nguyên ngày càng ít đi? Hoặc là con người hãy xem xét lại chính mình để sống hài hòa với thiên nhiên và tồn tại với những giá trị nhân bản?

Nếu như bài viết trên khuyên con người phải nhớ ơn nền văn minh Hoa Hạ đã phát minh ra những thứ như rượu, giấy...vv....thì chính nền văn minh Hoa Hạ phải biết ơn nền văn hiến Lạc Việt. Thế giới này muốn thoát khỏi hiểm họa trước mắt thì con đường duy nhất là :

Tôn vinh Việt sử gần 5000 năm văn hiến - chủ nhân đích thực của thuyết Âm Dương Ngũ hành - Lý thuyết thống nhất vũ trụ.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Nếu chúng ta kiên quyết, kiên trì đưa chữ Hán vào chương trình phổ thông, tiếng Việt của chúng ta sẽ giàu có hơn, trong sáng hơn, ít bị sai hơn. Chúng ta sẽ có được thế hệ người Việt Nam mới: hiện đại, giàu có, mạnh mẽ, nhưng cũng uyên thâm cổ học, biết cắm rễ tri thức của mình vào nguồn mạch phương Đông và dân tộc, biết sống thung dung theo đạo học phương Đông và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

ĐOÀN LÊ GIANG

(Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM)

Theo ý kiến của tôi, thì về mặt giáo dục thì chúng ta có thể đưa chữ hán vào như 1 ngoại ngữ và tùy theo từng thời điểm để thúc đẩy ngoại ngữ nào là chủ yếu.

Ví dụ trước đây Vietnam_liên xô đã có sự hợp tác sâu rộng trên nhiều lĩnh vực thì việc học tiếng Nga cũng là điều tất yếu. Đến gần đây Viet nam đa dạng hóa quan hệ quốc tế thì tiếng Anh đã và đang là ngoại ngữ chủ yếu (được dạy ở các cấp)

Việc chúng ta có cần đẩy mạnh việc học chữ hán không ? (như ông Đoàn Lê Giang đề xuất) thì tôi nghĩ là không cần thiết.

Chữ hán có thê được đào tạo ở cấp Đại học cho những sinh viên chuyên ngành hoặc những chuơng trình nghiên cứu sinh

và tôi cũng đoán mò rằng ông Giang là giáo viên về hán văn nên cũng muốn mở rộng việc dạy chữ hán đây

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cứ theo ông giáo sư này thì chữ Hán là một yếu tố quan trọng để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Trong khi đó, thì nếu tôi nhớ không nhầm thì Ngài Hồ Chủ Tịch yêu cầu hạn chế dùng tiếng Hán Việt trong ngôn ngữ Việt, để tiếng Việt bảo tồn sự trong sáng. Thí dụ: Nữ dân quân, được gọi là "Dân quân gái".

Share this post


Link to post
Share on other sites

Thưa sư phụ, theo NguyênAnh thấy thì chả từ nào xấu cả, kể cả Hán hay Việt, tất cả là do thói quen thôi, nghe lâu "Dân quân gái" lại thấy vui vui, thích thích. Danh từ chả có tội, tính từ mới có tội. Mà khổ cái sính Tàu, thích nói hoa hòe hoa sói cho nó kêu, cho nó nho.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Hôm nay lang thang trên mạng lại vớ được một bài nữa của ông giáo sư trưởng khoa Văn học và ngôn ngữ Văn Đại học XHNV T/p HCM Đoàn Lê Giang. Dưới đây là bài viết của ông ta trên web Hồn Việt.

http://honvietquochoc.com.vn/Dien-dan-Trao...nha-truong.aspx

Khôi phục việc dạy chữ Hán trong nhà trường - một phương pháp quan trọng để giữ gìn tiếng Việt và văn hoá Việt Nam

6/25/2010

PGS.TS ĐOÀN LÊ GIANG (*)

1. Tại sao phải học chữ Hán?

1.1. Sự sụp đổ của tiếng Việt?

Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong sách báo, tiếng Việt đang bị dùng sai một cách khủng khiếp. Chỉ có mấy từ dùng sai mà sửa mãi mấy chục năm vẫn không hết: yếu điểm được dùng như điểm yếu, cứu cánh được dùng như cứu giúp, thậm chí có nhà văn nọ trên báo Văn nghệ còn dùng từ khiếm nhã như là trang nhã…

Ngay cả sinh viên ngành khoa học xã hội và nhân văn mà vốn từ hết sức nghèo nàn. Nhiều trong số họ không còn có khả năng hiểu được cả những từ gắn với nhà trường như: học phong, môn phong, đồng song, đồng môn, không phân biệt được nghĩa của những chữ đồng âm như: Minh: thông minh, đồng minh, u minh, Đồng: đồng bào, đồng hồ, hài đồng v.v. Nếu như có dịp chúng ta thử thống kê một bài luận của một người có bằng thành chung trước 1945 và một người có bằng tú tài hiện nay xem vốn từ của họ chênh lệch với nhau như thế nào? Liệu tiếng Việt trong tương lai có thể sẽ như ngôn ngữ “chat” trên mạng không? Tiếng Việt có thể sẽ trở về như một thổ ngữ chỉ nói được những chuyện đơn giản thường nhật không?

Những sai lầm yếu kém trên sẽ không có nếu học sinh được học chữ Hán, có thói quen tra từ điển Hán - Việt và tiếng Việt. Vì vậy nếu như 50 năm trước Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là do lo ngại tình trạng lạm dụng từ gốc Hán, như: thay vì sân bay thì nói phi trường, núi lửa thì nói hỏa diệm sơn, tàu ngầm thì nói tiềm thủy đĩnh…, nhưng với tình hình giáo dục như hiện nay thì lấy đâu ra người hiểu được chữ Diệm là cái sáng, cái nóng trên ngọn lửa, Tiềm thủy là ẩn dưới nước…, thế cho nên bây giờ nói đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt chính lại là phải học chữ Hán.

Ở Nhật Bản từ mấy chục năm trước những trí thức có tâm huyết đã báo động về nguy cơ suy thoái của tiếng Nhật qua một loạt sách bán rất chạy với tựa đề gây “sốc”: Sự sụp đổ của tiếng Nhật ,(崩れゆく日本語), Tại sao người ta phá hoại tiếng Nhật? (なぜ日本語を破壊するのか) của Fukuda Tsuneari 福田恒存; Tiếng Nhật hấp hối (死に掛けた日本語) của Tsuchiya Michio 土屋道雄(1).

Trong đó cuốn Sự sụp đổ của tiếng Nhật với phụ chú “Tiếng Nhật của bạn đang hỗn loạn như thế nào!” (あなたの日本語はこんなに乱れている) trở thành một loại sách bestseller – trong vòng 3 năm nó được tái bản đến 10 lần với số lượng hàng trăm ngàn bản. Trong tất cả các sách ấy, người ta đều quy nguyên nhân cho sự suy thoái của tiếng Nhật là ở chỗ dùng từ gốc Hán sai, kiến thức về chữ Hán nghèo nàn, lạm dụng từ gốc tiếng Anh...

Tiếng Nhật với một chương trình giáo dục chú ý giảng dạy gần 2000 chữ Hán mà còn như vậy, huống chi tiếng Việt. Trước tình hình giáo dục và sử dụng tiếng Việt như hiện nay, chúng ta cảnh báo về sự sụp đổ của tiếng Việt có còn sớm quá không? Số từ gốc Hán chiếm đến 70% số từ vựng tiếng Việt, mà người Việt không học chữ Hán, không hiểu chữ Hán, thế thì làm sao mà chẳng dùng từ sai và vốn từ nghèo nàn. Nếu tình hình không được cải thiện thì viễn cảnh về sự sụp đổ của tiếng Việt sẽ còn không xa.

1.2. Vong bản ngay trên đất nước mình

Có lần một sinh viên Nhật Bản khoe với tôi: Em đến thăm chùa Vĩnh Nghiêm thấy đề là chùa thuộc phái Lâm Tế, em thấy rất thân thuộc vì giống như ngôi chùa ở gần nhà bà ngoại em. Thế nhưng đối với một thanh niên Việt Nam thì khi họ đến chùa Vĩnh Nghiêm hay chùa Tây Phương, chùa Bút Tháp…, nhìn lên bảng hiệu, hoành phi, câu đối hay bài vị, họ sẽ cảm thấy xa lạ như bất kỳ một ngôi chùa nào ở Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc…

Thanh niên Việt Nam không còn thấy có một mối dây liên hệ nào giữa mình với quá khứ của ông cha: đình chùa, miếu mạo, thư tịch. Họ không có xúc cảm nào trước một tập thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, một quyển Kiều bằng chữ Nôm, một ngôi mộ của Nguyễn Du, của Nguyễn Đình Chiểu…Có thể nói thanh niên Việt Nam đang vong bản ngay chính trên đất nước mình. Thế nên ai cũng thấy, so với các nước Đông Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…thanh niên Việt Nam hiện đại hóa yếu nhất, nhưng đồng thời cũng giữ bản sắc dân tộc kém nhất. Vì vậy nếu như vào thời Lê, Nguyễn Trãi yêu cầu phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tức là không lạm dụng văn hóa, ngôn ngữ, trang phục Hán, bây giờ giữ gìn bản sắc dân tộc thì lại phải học chữ Hán và có hiểu biết về văn hóa phương Đông(2).

1.3. Các trí thức, nghiên cứu sinh Việt Nam với các trí thức, nghiên cứu sinh Đông Á

Khi một nhà văn Nga, Mỹ đến thăm Y.Kawabata, nhà văn Nhật Bản được giải Nobel năm 1968, thì được Kawabata viết tặng cho một bức thư pháp chữ Hán theo phong cách Nhật Bản. Một giáo sư Trung Quốc, Đài Loan đến thăm một giáo sư Việt Nam, các ông cũng thường tặng một bức thư pháp. Cái thú tao nhã ấy đối với các nhà văn Việt Nam đã lùi xa lắm rồi - thời Đông Hồ, Vũ Hoàng Chương thì còn, chứ như bây giờ thì hoàn toàn không. Trong giao tiếp còn như vậy huống chi trong sáng tác. Vì vậy sẽ không lấy làm lạ khi trong tác phẩm của các nhà văn Đông Á chiều sâu của văn hóa truyền thống sâu sắc hơn hẳn các nhà văn Việt Nam hiện nay.

Đối với nhà văn thì thế, với các nhà nghiên cứu tình trạng cũng buồn không kém. Các nhà nghiên cứu Đông Á - trừ Việt Nam, dù không nghiên cứu chuyên về cổ điển nhưng vẫn hiểu được khá sâu chữ Hán và văn hóa truyền thống của họ. Dù họ làm văn, sử, triết, nhân học, ngôn ngữ học…hiện đại, họ vẫn có thể đọc được thư tịch cổ của nước họ - với nhiều mức độ khác nhau.

Ở Việt Nam một nhà nghiên cứu sẽ cảm thấy rất khó khăn khi hiểu về những vấn đề văn, sử, triết, ngôn ngữ cổ của dân tộc mình. Sinh viên, nghiên cứu sinh về KHXH và nhân văn của Việt Nam gần như không hiểu được sách vở của cha ông nếu không được dịch, chú, phiên âm ra chữ quốc ngữ Latin – mà đã đọc bản dịch mà không có khả năng kiểm tra độ chính xác của bản dịch ấy thì mức độ tiếp thu, thấu hiểu rất khiêm tốn.

Có một hiện tượng cần lưu ý là hiện nay có nhiều nghiên cứu sinh, học viên cao học Trung Quốc đang nghiên cứu rất sâu về văn hóa cổ của Việt Nam – mà Đại học Quảng Tây là một trung tâm được phân công chuyên nghiên cứu về việc ấy. Họ nghiên cứu từ văn bản gốc về Lý Công Uẩn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn…, trong khi đó hầu như các nghiên cứu sinh Việt Nam không thể làm được điều ấy – trừ số tốt nghiệp chuyên ngành Hán Nôm(3).

Có thể nói khi ra nước ngoài học tập, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh Việt Nam không thua kém gì so với sinh viên các nước Đông Á khác về khoa học tự nhiên, kỹ thuật, hay kể cả kinh tế, nhưng về KHXH và NV thì còn kém khá xa. Không ít sinh viên Việt Nam than thở không biết biểu diễn bộ môn văn hóa truyền thống gì cho bạn bè các nước xem, trong khi sinh viên Hàn Quốc ai cũng biết biểu diễn trống dân tộc và viết được thư pháp Hàn, sinh viên Nhật thì khỏi phải nói: trà đạo, kiếm đạo, hoa đạo, nhu đạo, thư đạo…Sinh viên Việt Nam ngoài áo dài và nem rán ra thì hết!

Tại sao sinh viên Việt Nam đến nông nỗi ấy? Trước hết là vì kinh tế, nhưng quan trọng hơn là: nền giáo dục của chúng ta rất kém trong việc giáo dục văn hóa truyền thống mà việc loại bỏ chữ Hán là biểu hiện đầu tiên và gây ấn tượng nhất. Học tắt, “đi tắt” là não trạng chiến tranh hay là một khiếm khuyết của dân tộc?

Sinh thời nhà ngôn ngữ học Cao Xuân Hạo từng nói nhiều về ích lợi của chữ Hán trong sự phát triển của trí tuệ, từng cảnh báo nhiều lần về nguy cơ hiểu biết hời hợt về văn hóa của người Việt khi Việt Nam là nước duy nhất trong khu vực Đông Á bỏ chữ Hán hoàn toàn. Gần đây GS. Nguyễn Đình Chú cũng viết bài nói về sự cần thiết phải khôi phục việc dạy chữ Hán trong nhà trường(4). Việc dạy chữ Hán không phải được đặt ra gần đây, mà nó đã được đặt ra từ hơn 100 năm trước – từ thời các chí sĩ duy tân mở trường Đông Kinh Nghĩa thục, rồi trở đi trở lại nhiều lần trong lịch sử giáo dục Việt Nam, nhưng rồi do chiến tranh, do những lấn cấn trong quan hệ Việt-Trung và nhất là do nhận thức chưa tới mà chủ trương ấy đành bỏ dở.

2. 100 năm – một chủ trương bỏ dở

2.1. Ước mơ của thế hệ trí thức cận đại

Trong luận văn khét tiếng Luận về chính học cùng tà thuyết của Ngô Đức Kế, nhà chí sĩ đã phê phán một cách mạnh mẽ tình trạng học thuật đương thời: “Âu học vẫn chưa vin được ngọn ngành mà Hán học đã đứt cả cội rễ”(5). Ông vẫn mơ ước dân tộc ta có một nền Quốc học sâu sắc để làm cơ sở tiếp thu nền văn minh hiện đại từ phương Tây.

Trường Đông Kinh Nghĩa Thục của các chí sĩ duy tân thành lập năm 1907, cho đến nay vẫn được nhiều chuyên gia về lịch sử, ngữ văn, giáo dục đánh giá là trường học có tư tưởng giáo dục tiên tiến nhất, sâu sắc nhất ở nước ta từ trước đến nay. Trường đề cao thực học, đề cao tự do trình bày tư tưởng, cổ động việc học chữ quốc ngữ Latin thay cho chữ Nôm, nhưng bên cạnh đó Trường vẫn tổ chức học một cách nghiêm túc 2 ngoại ngữ bắt buộc: Pháp văn (do Nguyễn Văn Vĩnh cùng một số nhà giáo nữa phụ trách) và Hán văn (do Nguyễn Quyền, Hoàng Tăng Bí, Lương Trúc Đàm…phụ trách). Nếu từ đó đến nay tư tưởng giáo dục ấy được thực hiện thì chúng ta đã có một nền giáo dục Việt Nam khác hẳn: hiện đại hơn, nhưng cũng đậm đà bản sắc dân tộc hơn.

Trước 1945 ở nước ta, sau khi thực dân Pháp bỏ các kỳ thi chữ Hán thì chữ Hán vẫn được giảng dạy trong nhà trường, mỗi tuần 1-2 tiết. Tuy số tiết học rất ít ỏi, nhưng cũng đủ cho người học hiểu được chữ Hán, không dùng sai tiếng Việt và để cái tinh thần truyền thống qua thứ chữ ấy góp phần tạo nên cốt cách con người. Nhiều gia đình có gia phong tốt vẫn mời thầy về hoặc tự gia đình mình dạy chữ Hán cho con cháu. Nhờ cách làm ấy mà các trí thức được đào tạo thời Pháp nhìn chung đều có một kiến thức Hán học khá vững chắc bên cạnh kiến thức Tây học căn bản. Chính họ chứ không phải ai khác đã làm rường cột trí thức cho quốc gia và mãi mãi là niềm tự hào của đất nước: Đào Duy Anh, Cao Xuân Huy, Đặng Thai Mai, Ca Văn Thỉnh, Trần Văn Giáp, Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Văn Huyên, Trần Văn Giàu…

2.2.Chương trình Hán văn khóa bản ở miền Nam trước 1975

Nhận thức được tầm quan trọng của chữ Hán nên Bộ Quốc gia Giáo dục miền Nam trước 1975 từng tổ chức một chương trình Hán văn dạy cho học sinh từ trung học đệ nhất cấp với bộ sách giáo khoa khá tốt: Hán văn khóa bản, học 1 giờ/ tuần bên cạnh hai sinh ngữ bắt buộc: Anh văn và Pháp văn. Lên đến trung học đệ nhị cấp, các chuyên ban được chia ra như sau:

- Ban A: chuyên sâu về Vạn vật

- Ban B: chuyên sâu về Toán

- Ban C: chuyên về Sinh ngữ (Anh, Pháp)

- Ban D: chuyên về cổ ngữ (chọn Anh hoặc Pháp và một cổ ngữ: Hán văn hoặc Latin) (6)

Một chương trình như thế là rất căn bản, rất đáng tham khảo, học tập. Các nhà làm giáo dục ở miền Nam cũng hiểu cái tế toái của việc dạy - học chữ Hán, cái khổ công của việc học một hai ngoại ngữ, nhưng họ sẵn sàng bỏ bớt nhiều môn học khác để dành thời gian học ngôn ngữ và cổ ngữ (học cả tiếng Latin như các trường phổ thông ở châu Âu), vì chỉ qua ngôn ngữ người ta mới hiểu sâu được văn hóa và mới có thể phát triển tư duy. Học ngôn ngữ là cái học căn bản, từ đó tạo điều kiện cho người ta tự học, tự học suốt đời. Ngày nay để giải quyết tận gốc cái tệ “trần ngôn sáo ngữ” trong việc học và thi môn ngữ văn ở trường phổ thông, tôi thấy cần phải tham khảo nghiêm túc chương trình giáo dục, trước hết là quốc văn và sinh ngữ của miền Nam trước 1975 cùng với chương trình các nước Đông Á và phương Tây khác để làm ra một chương trình mới căn bản hơn, hiện đại hơn, có tác dụng bồi bổ nguyên khí của quốc gia.

2.3. “Thoát Hán học”?

Ở miền Bắc chữ Hán bị loại hẳn ra khỏi trường phổ thông từ khá sớm. Trong chương trình giáo dục phổ thông không thấy học Hán văn mà chỉ có môn Trung văn với tính cách là môn ngoại ngữ hàng đầu cùng với môn Nga văn. Nguyên nhân của sự ghẻ lạnh với chữ Hán có lẽ xuất phát từ không khí “phản đế phản phong” bao trùm xã hội bấy giờ. Tất cả những gì thuộc về cổ học và Hán học đều dễ bị đánh đồng với chế độ phong kiến tàn ác, bảo thủ, lạc hậu. Phải chăng lúc bấy giờ chúng ta muốn xây dựng nền giáo dục mới, con người mới, xã hội mới, một nền độc lập tự chủ trên cơ sở một nước Việt Nam mới phủ định quá khứ phong kiến, có xu hướng “thoát Hán học”?

Cách mạng văn hóa của Trung Quốc nổ ra, ít nhiều ảnh hưởng đến nước ta với khẩu hiệu “phê Lâm phê Khổng” (phê tên phản động Lâm Bưu, phê Khổng Tử) làm cho xu hướng bài xích Hán học càng mạnh. Đỉnh điểm của xu hướng bài xích Hán học ấy là việc Trung văn, Hán học bị lẳng lặng đưa ra khỏi nhà trường sau khi tiếng súng của người đàn anh khổng lồ nổ ra ở biên giới phía Bắc năm 1979.

Thoát Hán học có phải là con đường đúng đắn để xây dựng nền giáo dục mới không? Hán học có mặt ở nước ta hàng nghìn năm nay, gắn bó với dân tộc này, nên nó đã trở thành một phần của Quốc học. Vì thế “thoát Hán học” cũng mở đường cho thoát Quốc học. Các nước Đông Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc không cần thoát Hán học, thậm chí đưa cả một phần tinh thần Hán học vào hoạt động kinh tế, xã hội, thế mà vẫn xây dựng được đất nước hùng cường với một nền kinh tế phát triển, một nền công nghiệp hiện đại.

3. Dạy chữ Hán trong nhà trường như thế nào?

3.1. Người Việt cô đơn ở khu vực Đông Á

Hiện nay cùng với sự tăng trưởng đầu tư mạnh mẽ của các nước Đông Á, số lượng học viên học các tiếng Hoa, Nhật, Hàn tăng lên nhanh chóng. Theo thống kê gần đây: số lượng người học tiếng Nhật toàn quốc lên đến 20.000 người, số lượng người học tiếng Hoa nhiều hơn một chút. Việc học các ngôn ngữ phương Đông có sử dụng chữ Hán như trên, khiến cho sinh viên Việt Nam càng thấy trong vốn ngôn ngữ của mình thiếu hụt trầm trọng chữ Hán và vốn văn hóa truyền thống quá nghèo nàn.

Sau giấc mơ hiện đại hóa bằng cách làm bạn với các nước XHCN Đông Âu bất thành, Việt Nam trở về với khu vực của mình: Đông Nam Á và Đông Á. Văn hóa Đông Nam Á là cơ tầng thứ nhất của Việt Nam, nhưng chúng ta đã xa cách vùng văn hoá này từ hàng nghìn năm nay, ngày nay chúng ta càng cảm thấy xa hơn nữa do tôn giáo Đông Nam Á chủ yếu là Hồi giáo và Phật giáo tiểu thừa.

Việt Nam trở về với khu vực Đông Á, còn được mệnh danh là Khu vực văn hóa chữ Hán (Hán tự văn hóa quyển), phát triển mạnh mẽ hơn, mà gần gũi với mình hơn. Trở về với Đông Á mới thấy việc loại bỏ hoàn toàn chữ Hán ra khỏi chương trình giáo dục khiến người Việt Nam hiện tại đứt đoạn với truyền thống dân tộc, và người Việt trở nên lạc lõng, cô đơn với các nước trong khu vực. Dân tộc Việt Nam vốn không phải là một dân tộc cực đoan, nhưng do những trớ trêu của lịch sử và cả sai lầm trong nhận thức khiến cho chúng ta đoạn tuyệt với chữ viết, văn hóa ông cha mạnh mẽ hơn tất cả các quốc gia khu vực văn hóa chữ Hán còn lại.

Nhìn ra các nước Đông Á, không có nước nào dám đoạn tuyệt với chữ Hán:

• Người Trung Quốc trước kia trong cơn sùng bái phương Tây và đổ lỗi sự lạc hậu của dân tộc mình cho chữ Hán, đã từng mơ Latin hóa chữ viết của mình, nhưng giấc mơ ấy bất khả. Họ đành bằng lòng quay về với việc dùng chữ Hán giản thể, và dạy cho học sinh phổ thông biết tối thiểu khoảng 3.000 chữ Hán để có thể đọc được tiếng phổ thông.

• Người Nhật Bản cũng từng thử nghiệm dùng chữ Romaji (Chữ Latin) nhưng những văn bản Latin tiếng Nhật hồi đầu thế kỷ XX trở thành những bản mật mã. Họ đành sử dụng hệ thống chữ Kana (chữ phiên âm) mà dân tộc họ đã sáng tạo ra từ hơn 10 thế kỷ trước với hai dạng Hiragana và Katakana(7), bên cạnh đó vẫn phải bắt buộc học sinh tốt nghiệp trung học phải biết thuần thục 1.945 chữ Hán

• Người Hàn Quốc chính thức sử dụng chữ Hangul mà dân tộc họ đã sáng tạo ra từ TK.XV(8), trong văn bản tiếng Hàn thông thường hiện nay hầu như không còn chữ Hán nữa, nhưng những văn bản cổ hơn hay tài liệu khoa học thì dùng khá nhiều. Vì vậy chương trình giáo dục của Hàn Quốc vẫn dạy chữ Hán cho học sinh: cấp 2 dạy 900 chữ, cấp 3 dạy 900 chữ, tổng cộng là 1800 chữ. Lên đại học, sinh viên muốn đi sâu vào KHXH thì phải học chữ Hán nhiều hơn nữa.

Chỉ riêng có Việt Nam là hoàn toàn không dạy chữ Hán trong chương trình phổ thông. Điều ấy có liên quan gì không với tình trạng kinh tế Việt Nam phát triển kém nhất, tiếng Việt dùng sai, nghèo nàn và bản sắc văn hóa dân tộc mờ nhạt nhất so với các nước trong khu vực?

3.2. Làm thế nào để dạy chữ Hán trong nhà trường?

Hiện nay chữ Hán đã “tuyệt chủng” ở Việt Nam chưa? Mặc dù tình hình học tập chữ Hán khó khăn như thế, nhưng chữ Hán vẫn còn sống. Những người biết chữ Hán bao gồm:

- Những nhà nghiên cứu, giảng viên chuyên nghiên cứu về Hán Nôm. Hiện có 3 trung tâm lớn nghiên cứu và giảng dạy lâu đời về chữ Hán là: Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Bộ môn Hán Nôm thuộc Khoa Văn học, Trường ĐH KHXH và NV – ĐHQG HN và Bộ môn Hán Nôm thuộc Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường ĐH KHXH và NV – ĐHQG TP.HCM

- Một số học giả từng được đào tạo về Hán Nôm đang làm việc ở các ngành khác: văn, sử, triết, văn hóa…

- Một số người tự học Hán Nôm hay được đào tạo Hán Nôm từ những chương trình khác nhau: từ gia đình cho đến trường học.

Chủ trương đưa chữ Hán vào dạy trong trường phổ thông chắc chắn sẽ gây phản ứng dữ dội từ nhiều phía. Chúng tôi đã hình dung ra những câu hỏi cơ bản và cách trả lời sau:

(1) Hỏi: Sao không nghĩ học cái gì khác hiện đại, kiếm ra tiền, lại bày ra trò học Hán Nôm – một thứ chữ “cổ lỗ, lạc hậu” đã chết từ lâu rồi?

Trả lời: Việc giáo dục không phải chỉ học cái hiện đại, dễ kiếm tiền, việc giáo dục con người có sứ mệnh lớn hơn thế nhiều. Lợi ích của việc học chữ Hán như đã nói ở trên là để cứu lấy tiếng Việt, để bảo vệ văn hóa dân tộc, để góp phần xây dựng người Việt Nam trở thành những con người có học vấn, có căn bản, biết tiếp thu cái mới, nhưng cũng biết kế thừa tinh hoa truyền thống…Việc làm này không có gì mới mà chỉ là kế thừa tư tưởng giáo dục của ông cha từ trường Đông Kinh Nghĩa Thục cho đến chương trình giáo dục của miền Nam trước 1975, cũng tương tự như người Nhật, người Hàn dạy chữ Hán, người phương Tây dạy chữ Latin cho con em họ.

(2) Hỏi: Học sinh hiện nay học đã quá tải rồi, học thêm chữ Hán nữa thì còn thì giờ đâu nữa?

Trả lời: Học trò quá tải vì chương trình của chúng ta quá rườm rà và vì cách học nhồi nhét, cách thi theo kiểu “trả bài” của chúng ta. Nên lược bớt chương trình đi, chỉ học những môn căn bản thôi. Chữ Hán là một trong những môn căn bản. Chính việc học chữ Hán sẽ cho chúng ta thấy học ngữ văn mà học thuộc văn mẫu mất rất nhiều thì giờ như hiện nay là không cần thiết. Hơn nữa có lẽ trước mắt chúng ta chỉ cần dạy cho học sinh khoảng 1000 chữ Hán để cho họ biết chữ nghĩa căn bản, biết cách tra từ điển, biết cách tự học, những ai có hứng thú thì có thể học lên chuyên ngành ở đại học. Sau này khi có điều kiện tốt hơn, có thể dạy khoảng 2000 chữ Hán như người Nhật, người Hàn Quốc đang làm.

(3) Hỏi: Hay để giản tiện, chỉ học âm Hán Việt như trong các sách ngữ văn hiện nay có được không?

Không được. Vì chữ Hán là một thể thống nhất Hình - Âm - Nghĩa, chúng ta lược bỏ Hình đi thì từ gốc Hán sẽ không để lại một dấu ấn nào khả dĩ trong đầu óc học sinh. Hơn nữa mỗi một chữ Hán còn mang theo nó toàn bộ văn hóa truyền thống.

(4) Hỏi: Giả sử Quốc hội cho phép thực hiện chương trình dạy chữ Hán đại trà ở trường phổ thông thì lấy đâu là giáo viên?

Trả lời: Hiện nay vẫn có nhiều giảng viên ở những đại học lớn biết chữ Hán nhất là ở các khoa ngữ văn, lịch sử của các trường đại học ở Hà Nội, Vinh, Huế, Quy Nhơn, Đà Lạt, TP.HCM, Cần Thơ…Chúng ta bắt đầu từ việc dạy đại trà cho sinh viên ngữ văn ở các đại học, rồi cho dạy thí điểm ở một số trường phổ thông. Sau đó dạy cho học sinh trung học cơ sở. Dần dần mở rộng ra học sinh chuyên ban KHXH ở trung học phổ thông. Cuối cùng mới tính toán đến việc dạy cho tất cả học sinh các ban khác.

4. Kết luận

Tôi có một niềm tin sâu sắc rằng việc dạy chữ Hán trong trường phổ thông là một xu hướng không thể đảo ngược được, các cơ quan có trách nhiệm cũng như một bộ phận trong dân chúng chỉ có thể trì hoãn chứ không thể cản trở được xu hướng này.

Chừng nào chúng ta còn dùng tiếng Việt, chừng nào chúng ta còn coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc, chừng nào chúng ta còn nhìn các nước Đông Á như những cái mốc cần phải đạt được, thì chừng ấy chúng ta còn cần phải dạy chữ Hán. Đời nay không làm thì đời sau, con cháu chúng ta có hiểu biết hơn họ nhất định cũng sẽ làm. Chỉ có điều lúc ấy việc giảng dạy sẽ khó khăn hơn, cái giá phải trả về sự mất gốc, khủng hoảng tiếng Việt nặng nề hơn và chúng ta phải chịu sự oán trách của hậu thế.

Nếu chúng ta kiên quyết, kiên trì đưa Hán văn vào chương trình phổ thông thì sẽ đến ngày chúng ta thấy kết quả. Tiếng Việt của chúng ta sẽ giàu có hơn, trong sáng hơn, ít bị sai hơn. Chúng ta sẽ có được thế hệ người Việt Nam mới: hiện đại, giàu có, mạnh mẽ, nhưng cũng uyên thâm cổ học, biết cắm rễ tri thức của mình vào nguồn mạch phương Đông và dân tộc, biết sống thung dung theo đạo học phương Đông và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc…như người Trung Quốc, người Nhật Bản, người Hàn Quốc. Một thế hệ người Việt Nam mới như mong ước của các sĩ phu Duy tân đầu TK.XX và của cả dân tộc ta sẽ thành sự thật.

TP.HCM, tháng 4 năm 2010

(Trích từ Tham luận Hội thảo Khoa học Toàn quốc: Phát triển và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay)

(*)

Trưởng khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học KHXH và NV - ĐHQG TP.HCM

(1)

Fukuda Tsuneari 福田恒存 (1975), Sự sụp đổ của tiếng Nhật 崩れゆく日本語, Eichosha 英潮社xuất bản

Fukuda Tsuneari 福田恒存 (1978), Tại sao người ta phá hoại tiếng Nhật? なぜ日本語を破壊するのか , Eichosha 英潮社xuất bản

Tsuchiya Michio 土屋道雄(1976), Tiếng Nhật hấp hối 死に掛けた日本語, Eichosha 英潮社xuất bản

(2)

Nguyễn Trãi trong Dư địa chí viết: “Người trong nước không được bắt chước ngôn ngữ và y phục của các nước Ngô, Chiêm, Lào, Xiêm, Chân Lạp đẻ làm loạn phong tục trong nước” (Phan Duy Tiếp dịch, Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, tập 2, NXB.Văn học, 1999, tr.481)

(3)

Về vấn đề này tôi đã có dịp trình bày trong bài Báo động đỏ về đào tạo KHXH và NV, Tập san KHXH và NV số 39, Xuân 2010, sau đó có đưa lên trang web: http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn. Trong đó chúng tôi có viết: “Hiện có hàng trăm học giả, nghiên cứu sinh Trung Quốc và ở Trung Quốc đang nghiên cứu và chú giải về Lý Công Uẩn, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn…Họ nghiên cứu văn bản rất kỹ lưỡng, phương pháp rất mới mẻ, chú giải, bình luận rất thuyết phục,…

Tôi đoan chắc 100% rằng gần như tuyệt đại đa số các tiến sĩ KHXH & NV của trường ta, những người đủ tư cách ngồi hội đồng, không thể phản biện nổi. Ai không tin tôi, xin chỉ cần đánh máy tên các cụ của chúng ta kể trên (bằng chữ Hán) rồi tìm trên Google, đợi 30 giây thôi sẽ hiểu rằng tôi không ngoa ngôn một chút nào!

Tôi nói vậy không nhằm chê ai hết, mà chỉ nhằm đánh động rằng việc đào tạo KHXH và NV của chúng ta đã không đáp ứng được những yêu cầu đặt ra của đất nước, của dân tộc”.

(4)

Nguyễn Đình Chú: Cần khẩn trương khôi phục việc dạy chữ Hán trong nhà trường phổ thông Việt Nam, tham luận Hội nghị khoa học “Nghiên cứu Hán Nôm và nghiên cứu văn hóa Việt Nam” do Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học KHXH và NV – ĐHQG TPHCM tổ chức năm 2009, xem website: http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn.

(5)

Ngô Đức Kế: Luận về chính học cùng tà thuyết, trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 21, NXB.KHXH, Hà Nội, 1996, tr.710

(6)

Tư liệu do giáo sư Nguyễn Khuê, nguyên Trưởng Bộ môn Hán Nôm, Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường Đại học KHXH và NV – ĐHQG TP.HCM cung cấp. Nhân đây xin gửi lời cám ơn ông.

(7)

Chữ viết tiếng Nhật hiện tại đang sử dụng gồm 3 hệ thống chữ (không kể chữ phiên âm Latin/ Romaji): (1) Chữ Hiragana: chữ phiên âm có nguồn gốc từ cách viết thảo chữ Hán; (2) Chữ Katakana: chữ phiên âm có nguồn gốc từ cách viết một phần của chữ Hán; (3) Kanji/ Hán tự: chữ Hán. Chữ Hiragana và chữ Katakana được gọi chung là chữ Kana – chữ phiên âm. Tương truyền chữ Kana do đại sư Kukai/ Không Hải (người sáng lập Chân Ngôn tông ở Nhật Bản, đồng thời là một học giả tiếng Phạn) đã sáng tạo ra từ TK.IX.

(8)

Hệ thống chữ viết Hàn ngữ/ Hangul (gọi đầy đủ là “Huấn dân chính âm/ Hunmin chongum) do vua Lý Thế Tông/ Yi Se-jong và các cộng sự của ông đã sáng tạo ra, ban hành vào năm 1446.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Fukuda Tsuneari 福田恒存 (1975), Sự sụp đổ của tiếng Nhật崩れゆく日本語, Eichosha 英潮社xuất bản

2. Fukuda Tsuneari 福田恒存 (1978), Tại sao người ta phá hoại tiếng Nhật? なぜ日本語を破壊するのか , Eichosha 英潮社xuất bản

3. Ngô Đức Kế: Luận về chính học cùng tà thuyết, trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 21, NXB.KHXH, Hà Nội, 1996

4. Nguyễn Trãi: Dư địa chí, Phan Duy Tiếp dịch trong Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, tập 2, NXB.Văn học, 1999

5. Tsuchiya Michio 土屋道雄(1976), Tiếng Nhật hấp hối 死に掛けた日本語, Eichosha 英潮社xuất bản

Bài liên quan:

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tôi thấy lập luận của giáo sư tiến sĩ Đoàn Lê Thanh - trưởng khoa văn học và ngôn ngữ đại học KHNV v/v phổ cập tiếng Hán trong trường học, chẳng có cơ sở khoa học nào cả. Khi nào rảnh tôi sẽ chứng minh điều này. Tôi sẽ chỉ chứng minh theo kiểu lười biếng và rất đơn giản cho đỡ mất thì giờ của người đọc.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Dưới đây là những câu chuyện hài liên quan đến chuyên ngành của giáo sư Đoàn Lệ Thanh, giúp bạn đọc giảm xì choét. .

----------------------------------------------------------------------------

Văn của học sinh (phần 2)

cuoi.xitrum.net

Chuyện kể về một anh sinh viên người Hung sang Việt Nam làm nghiên cưú sinh môn tiếng Việt.

Cuối đợt nghiên cứu trường ÐHQG Hà Nội tổ chức một kì thi gọi là kiểm tra trình độ của từng nghiên cứu sinh. Ðề văn ra như sau:

"Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao:

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương."

Ðọc xong đề, anh chàng sinh viên khoái trí lắm vì nghĩ rằng không có gì là khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều:

"Gió đưa (được) cành trúc" thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão.

Với từ "la" anh phân vân giữa hai cách hiểu:

+ "la" là sự kết hợp giữ lừa và ngựa.

+ "la" anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này.

"Ðà" là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó.

"Thiên mụ" : đàn bà trời - ý hẳn là vợ trời.|

" Thọ" : nhiều lần (lâu)

Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:

“Trời nổi cơn bão lớn

Lao xuống tà vẹt đường

Vợ trời đánh một tiếng chuông

Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần”

o O o

Ðề bài: Em hãy phân tích nghệ thuật tả người của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều

Bài làm của một học sinh lớp 9 ở tỉnh Bình Dương có đoạn viết như sau: "...Nguyễn Du có thể nói là sư phụ trong việc sử dụng nghệ thuật biến hoá (?). Ông tả Từ Hải thiệt "ngầu": "vai năm tấc", " thân mười thước"- y như ông Thần Ðèn (chứ ngoài đời làm sao có thiệt). ông tả chỗ này còn độc đáo hơn: "Râu hùm, hàm én, mày ngài". Trên một nhân vật có tới ba đại diện loài vật: hổ-chim-bướm. Thật tài quá xá! "

Lời phê của giáo viên: Dùng từ ngữ cẩu thả; phân tích bậy bạ; tưởng tượng loạn xạ; thiệt cũng "tài quá xá"! 1 điểm. •

o O o

Ðời thừa

Ðề bài: Em hãy ghi lại sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm của Văn sĩ Hộ (Ðời Thừa)

Bài làm: Văn sĩ Hộ sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống thể thao, các anh em của Văn sĩ Hộ đều là những cầu thủ xuất sắc trong đội hình đội tuyển Sông Lam - Nghệ An. Ðặc biệt là người anh cả văn Sĩ Hùng- người đã ghi nhiều bàn thắng quan trọng cho đội tuyển Việt Nam tại Seagames 19 và Tiger Cup 98... Thử hỏi con người "tài không cao, phận thấp, chí khí uất" sống trong một gia đình toàn những người nổi t! iế ng và tài năng như vậy thì làm sao Văn Sĩ Hộ có thể thoát khỏi sự giằng xé, quằn quại trong nội tâm - không "Ðời thừa" sao được???

o O o

Một câu chuyện có thật 100% của học sinh cấp 3 bình về tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện " Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân.

"Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt" chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ."

Lời phê của thầy giáo: "vào đề so sánh khập khiễng, nhưng rất bất ngờ"(O điểm)

o O o

Đề 1:

Viết về nhân vật Thúy Kiều

Một bạn học sinh lớp 9 PTCS T.A, Huế đã viết như sau:

"Thúy Kiều là 1 người con gái tài sắc vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi vào đống bùn nhơ. Đến nỗi, chịu không nổi, nàng đã nhảy xuống sông Tiền giang tự vẫn. May thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó, Kiều giác ngộ và đi theo con đường Cách Mạng."

o O o

Đề 2:

"Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Kiều".

Một bạn lớp 11 PTTH Cái bè, đã viết: "... Nguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công "Vương Thúy Kiều" hay còn gọi là "Đoạn Trường Thất Thanh". Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm "thất điên bác đảo" cả giới "hậu bối" chúng ta ..."

o O o

Đề 3:

"Em hãy tường thuật lại diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ".

Bài làm của 1 học sinh lớp 9 trường PTCS cấp 2: ".... Quân địch đánh ra, quân ta đánh vào ào ào như lá tre rụng, đồng chí phe ta đánh thằng cha phe nó ghê hết sức.... Kết qủa: Sau 55 ngày đêm chiến đấu oai hùng, ngày 7-1-1991, phe ta thắng phe nó, chúng ta đã giết sống được 16,200 chúng nó, phanh thây 62 máy bay (em quên mất tên của máy bay, xin cô thông cảm)"

o O o

Đề 4:

"Trong các tác phẩm em đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất ? Vì sao ? Hãy chứng minh ?"

Bài làm của bạn NAT, lớp 10B PTTH, đã viết: " Trong kho tàng văn học VN, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa... Trong các tác phẩm đó em thích nhất là tác phẩm "Tắt đèn" của chị Dậu. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó..."

o O o

Đề 5:

"Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích "Những nỗi lòng tê tái."

Bài làm của bạn NCT, lớp 10A PTTH Phú Nhuận, có đoạn đã viết: "Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng". Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại , làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng không nổi..."

o O o

Đề 6:

"Em hãy cho biết sự bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuan Huong, Nguyễn Du, hãy chứng minh ?”

Một bạn tên Hoài Nhân, lớp 9 PTCS viết: "Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy . Ngày nay, quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8/3 làm quốc khánh phụ nữ.."

o O o

Đề 7:

"Sau khi đọc tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ gì về nhân vật chị Dậu?"

Bài làm của bạn NHT lớp 10B, viết: "Sau khi chiêu xong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ như sau: Chị Dậu là một nàng con gái có bộ lòng yêu chồng, thương con cực đại. Nàng ta rất chi dũng cảm, không sợ roi vọt. Chẳng hạn, khi thấy chồng bị đánh đập, nàng hùng dũng chưởng lại bằng mấy cú ka-ra-tê hết sức đẹp mắt... "

o O o

Đề 8:

"Trong bài Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, đoạn thơ nào đã nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của quân ta trong cuộc kháng chiến?"

Một bạn nam đã viết: Đoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh của cha ông ta: "Đánh 1 trận giặc không kinh ngạc, đánh 2 trận tan tác quân ta"

o O o

Đề 9:

"Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính VN qua thơ ca kháng chiến chống Mỹ" ( điển hình như bài thơ Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân)

Trong bài viết của 1 bạn lớp 12A3 PTTH Phụng Hiệp, CL có đoạn:

"Người lính của Lê Anh Xuân là một nét đẹp trong muôn vàn cái đẹp của người lính. Tuy đã gục ngã, nhưng anh cố bò mà ngồi dậỵ.. Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất, Anh xỉu rồi anh giải phóng quân ơi, Nhưng anh gượng ngồi trên xác trực thăng và chết đứng trong khi đang đứng bắn"

Bài làm của 1 bạn lớp 12 ở Bến tre, viết:

"...Trên đường băng Tân Sơn Nhất, 1 anh giải phóng tự nhiên nằm đó. Một chị đi ngang thấy anh tự nhiên nằm nên lại rờ vào mình anh và lắc lắc mấy cái, chị thấy anh nằm im nên nghĩ anh đã chết... Anh giải phóng quân mất đi trong mình không có 1 thứ giấy tờ, một tấm ảnh nào, kể cả giấy chứng minh nhân dân cũng không có..."

o O o

Đề 10:

"Em hảy cho biết ý nghĩa của câu thơ "Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm".

"Theo em nghĩ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì sỏi đá thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học VN đã chế tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành thực phẩm. Còn nếu đi sâu vào ý nghĩa của câu thơ này, chúng ta phải thấy ngay là đây không phải là những sỏi đá bình thường mà theo em nghĩ thì tác giả muốn đề cập tới các mỏ đá quí của đất nước ta. Vì chỉ có đào mỏ lấy đá quí thì mới có giá trị và có thể bán để mua cơm ăn mà thôị Và chẳng những đào được đá quý có cơm ăn mà còn dư tiền mua mấy trăm gram thịt xào lên làm món mặn và có một tô canh nóng hổi nữa."

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Làm trong sáng tiếng Việt bằng cách học chữ Hán.

Xin bình chọn ý kiến Đoàn Lê Giang là ý kiến nhảm nhí nhất từng được nghe. http://www.lyhocdongphuong.org.vn/forum/public/style_emoticons/default/crying.gif . Viễn cảnh 1 em 20x sẽ nói thế này : " Tháng Lục vừa rồi, ngộ bắt phi cơ đi Hoa Thịnh Đốn, tình cờ diện kiến bọn khủng bố đặt bom phi trường, báo hại ngộ phải vắt cước lên cổ chẩu quá chừng "

Đúng là người ta nghi ngờ các GS và TS ở Việt nam không phải không có cơ sở. Một trong những ý kiến nhảm nhí nhất đã từng được nghe.

Bảo tồn và phát triển Tiếng Việt không phải bằng cách học tiếng Hán. Muốn bảo tồn nó phải hạn chế dùng tiếng Anh pha lẫn trong Tiếng Việt, rồi dùng văn phong Tiếng Việt chứ không dùng văn phong Pháp hay Anh rồi dịch ra Tiếng Việt. Hiện nay đang là World Cup. Câu mà bình luận viên hay nói " Đội A có một sự thay đổi người". Đây không phải là Tiếng Việt mà chỉ là dịch ra Tiếng Việt. Tiếng Việt đúng của nó là "Đội A thay người" v.v...

Muốn phổ biến văn hóa dân tộc thì phải thừa nhận lịch sử 5000 năm của người Lạc Việt với nền văn hóa rực rỡ chứ không phải bằng học lại tiếng Hán để nó bổ sung thêm những từ Hán vào từ Việt. Chừng nào còn thừa nhận thời Hùng Vương cách đây 2300 năm và cởi trần đóng khố thì Tiếng Việt cũng như văn hóa dân tộc còn khó phát triển.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Chán cái bác giáo sư này, hô hào như gió bão mà ngay trong bài viết của mình còn thể hiện sự lai căng:

Trong đó cuốn Sự sụp đổ của tiếng Nhật với phụ chú “Tiếng Nhật của bạn đang hỗn loạn như thế nào!” (あなたの日本語はこんなに乱れている) trở thành một loại sách bestseller – trong vòng 3 năm nó được tái bản đến 10 lần với số lượng hàng trăm ngàn bản.

Không hiểu lúc hát quốc ca, nước mắt vị giáo sư này có trào ra tự hào khi đến câu "Nước non Việt Nam ta vững bền" không nhỉ? (chắc phải hát "Sơn thủy Việt Nam ta trường tồn" thì mới cảm động???? )

(2) Hỏi: Học sinh hiện nay học đã quá tải rồi, học thêm chữ Hán nữa thì còn thì giờ đâu nữa?

Trả lời: Học trò quá tải vì chương trình của chúng ta quá rườm rà và vì cách học nhồi nhét, cách thi theo kiểu “trả bài” của chúng ta. Nên lược bớt chương trình đi, chỉ học những môn căn bản thôi. Chữ Hán là một trong những môn căn bản. Chính việc học chữ Hán sẽ cho chúng ta thấy học ngữ văn mà học thuộc văn mẫu mất rất nhiều thì giờ như hiện nay là không cần thiết. Hơn nữa có lẽ trước mắt chúng ta chỉ cần dạy cho học sinh khoảng 1000 chữ Hán để cho họ biết chữ nghĩa căn bản, biết cách tra từ điển, biết cách tự học, những ai có hứng thú thì có thể học lên chuyên ngành ở đại học. Sau này khi có điều kiện tốt hơn, có thể dạy khoảng 2000 chữ Hán như người Nhật, người Hàn Quốc đang làm.

(3) Hỏi: Hay để giản tiện, chỉ học âm Hán Việt như trong các sách ngữ văn hiện nay có được không?

Không được. Vì chữ Hán là một thể thống nhất Hình - Âm - Nghĩa, chúng ta lược bỏ Hình đi thì từ gốc Hán sẽ không để lại một dấu ấn nào khả dĩ trong đầu óc học sinh. Hơn nữa mỗi một chữ Hán còn mang theo nó toàn bộ văn hóa truyền thống.

Tiếng Việt chưa thông còn đòi học tiếng Hán? 1000 năm Bắc thuộc chưa đủ hay sao? giáo sư ơi là giáo sư!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay