Posted 27 Tháng 6, 2010 Có lần tôi đi với một anh bạn trẻ người Trung Quốc quê ở huyện Vân Mộng (sách sử nói vùng đồng lầy Vân Mộng ngày xưa là người Bách Việt ở) tỉnh Hồ Bắc vào hiệu sách.Nhìn thấy cuốn từ điển Hán -Việt(nxb khoa học xã hội),anh ta buột miệng: "Trông quyển từ điển Hán-Việt đồ sộ mà thấy hãi,tiếng Hán làm gì có nhiều từ thế,tiếng Hán chỉ có khoảng ba nghìn từ thôi,còn lại là từ của các tộc phi Hán".Tôi mới nhớ lại trong cuốn sách "Việt Nam -cội nguồn Bách Việt"của giáo sư Bùi Văn Nguyên mà tôi đọc năm 1986,trong đó giáo sư có nói,cái chữ vuông nó chính là chữ của dân tộc ta.Vậy đúng là chữ vuông (chữ Nôm)có trước Hán tự. Tôi lại nghe một cụ già người Triều Châu ở Việt Nam kể câu chuyện cỏ truyền thế này:" Ngày xửa ngày xưa ông huyện Triều Châu là người bản địa, lại rất được lòng dân,nên dân Triều Châu sống dễ chịu,làm ăn khấm khá.Năm đó quan thiên triều về bắt các ông huyện phải đi thi lại hết.Thí sinh trải giấy trên sân cặm cụi viết.Ông huyện Triều Châu viết đều tay, chữ mã ông bỏ sót mất một chấm.Ông vẫn mải viết không để ý,lúc đó có bầy kiến đen bu lại tụ vào cái chỗ ông sót chấm.Viết xong soát lại ông thấy mình viết chữ đều đúng cả,chữ mã cũng thấy đủ bốn chấm,nên yên tâm ngồi chờ giám thị đi thu quyển.Giám thị cuộn bải thi lại đem đi,mấy con kiến bị động nên bò tản đi hết cả.Thành ra ông huyện Triều Châu bị đánh rớt.Thiên triều cử quan khác không phải người Triều Châu về thay.Quan này ác,không được lòng dân,dân Triều Châu bất bình nên bỏ xứ đi gần hết." Tôi cứ ngẫm nghĩ,trong bài thi của ông ấy tất nhiên còn nhiều chữ khác cũng có bộ hỏa gồm bốn chấm,sao ông ấy không viết sai ,mà lại sai ở chữ mã,vì ngựa và vó ngựa vốn là của dân thảo nguyên phương Bắc,nó còn lạ lẫm đối với người phương Nam,chứ nếu là chữ trâu chắc ông ấy không thể viết sai.Lại nữa,dân Triều Châu phải bỏ xứ mà đi chắc là họ oán cái chữ MÃ làm cho họ bị mất ông huyện của họ.Chữ MÃ ấy chính là ám chỉ Mã Viện chứ còn ai?sao câu chuyện lại không hư cấu là sai chính tả một chữ nào đó khác mà lại phải là chữ mã? Thế mới biết thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa là cả khắp vùng Nam sông Dương Tử.Gia phả các dòng họ ở Việt Nam có nói nhiều dòng họ Việt thời Mã Viện đánh đã phải bỏ vùng Hoa Nam chạy về Việt Nam,ví dụ họ Hàn chia thành hai bộ phận,chạy bằng đường biển vào Bình Định thì vẫn giữ là họ Hàn,chạy bằng đường bộ thì đến định cư ở Lạng Sơn,hòa nhập với người Tày và đổi họ thành họ Vi,đó là tổ tiên của ông Vi Văn Định.Đồng bào Hoa ở Bình Dương nói rằng,trong lịch sử ,mỗi khi xã hội phong kiến bên Trung Quốc biến động thì người Hoa ở Hoa Nam khi chạy loạn nghĩ đến đầu tiên là chạy về Việt Nam chứ không phải đầu tiên là nơi nào khác.Tại sao lại như vậy?Ngạn ngữ Việt Nam có câu "Máu mô thơm thịt nấy"để nói cái gen đồng bào,nên đứa trẻ sơ sinh còn chưa nhận thức và tầm thị lực còn rất ngắn,nhưng hễ bố mẹ hay người thân đến gần thì nó mừng,chứ người lạ đến gần háy bế nó thì nó khóc ré lên ngay vì người lạ "nặng vía".Nhiều mảnh vụn dân gian mà làm sáng tỏ sự thật lịch sử vậy. 6 people like this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 6, 2010 trước năm 45 ở miền Bắc có rất nhiều đền thời Mã Viện, sau năm 45, cách mạng về và nhà nước bắt dẹp bỏ tất cả, hiện nay tục thời Mã Viện vẫn còn ở một số làng ở biên giới Việt Trung (bên phía của Trung Quốc, ở bên Việt Nam thì bị dẹp hết). Đấy là một bí ẩn của lịch sử. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites
Posted 27 Tháng 6, 2010 Gần như bên Việt Nam có tộc họ gì thì bên Trung Quốc có tộc họ đó. Chỉ có họ Nguyễn thì ít thấy ở bên Trung Quốc. 1 person likes this Share this post Link to post Share on other sites