Thiên Sứ

Trung Quốc: Khi Các Quan Mê Tín

2 bài viết trong chủ đề này

Trung Quốc: Khi các quan mê tín

VNN

Thứ Sáu, 25/06/2010 (GMT+7)

Các quan chức ở Trung Quốc đang ngày càng mê tín và điều đó ảnh hưởng tới công việc của họ. Một số vị nhận hối lộ hoặc biển thủ ngân sách công sau khi được thầy bói phán khả năng họ bị bắt là rất thấp.

Posted Image

Đổi tên sông, xây cầu vì thầy bói

Công chúng đang chú ý tới xu hướng này.

Các quan chức thành phố Suqian, tỉnh Giang Tô gần đây đã đổi tên hồ Louma vì từ "louma" có âm tương tự từ thất bại trong tiếng Trung. Tuy vậy, trước sức ép của công chúng, giới chức thành phố phải đổi lại tên ban đầu.

Vụ hồ Louma chỉ là một trong vô số ví dụ cho thấy quan chức chính phủ Trung Quốc đang trở nên mê tín như thế nào.

Việc tin tưởng mù quáng rằng một vật, một hành động hoặc một tình huống không liên quan với một loạt sự kiện lại có tác động lên sự kiện đó, hay lòng tin phi lý vào những quyền lực thần thánh bí ẩn hiện không còn mới với người Trung Quốc. Tuy nhiên, việc quan chức chính phủ mê tín lại khác vì nó có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.

Li Xiangping, giáo sư, giám đốc Trung tâm Tín ngưỡng và Xã hội ở trường đại học Đông Trung Quốc nhận xét, không nên coi sự mê tín của các quan chức đơn giản như một dạng của đức tin. Trên thực tế, nó phản ánh sự thiếu hụt những quy tắc về niềm tin của họ và nó trở thành một vấn đề với xã hội.

Cách đây vài năm, có hàng loạt bản tin nói về một tòa án nhân dân quận tại tỉnh Hồ Nam đã tổ chức những buổi lễ cầu cúng mê tín sau khi một tai nạn xảy ra. Vụ việc này được giáo sư Li chú ý và sau một cuộc nghiên cứu kỹ càng, ông Li phát hiện, một số quan chức tin vào những điều mê tín, vốn đã ăn sâu trong xã hội.

Theo giáo sư Li, sự mê tín của các quan chức lần đầu tiên trở nên hiển hiện vào những năm 1980 và nó lan rất nhanh trong hai thập niên qua. Những năm của thế kỷ 20 đã làm lộ một số quan chức nổi tiếng là mê tín.

Năm 1994, các quan chức thành phố Jiakou, tỉnh Sơn Tây đã thay đổi cấu trúc một trụ sở làm việc theo lời khuyên của thầy bói đất. Hu Jianxue, cựu lãnh đạo đảng thành phố Tai’an, tỉnh Sơn Đông, - lĩnh án tử hình và hoãn 2 năm thi hành án vào năm 1996, thậm chí còn ra lệnh xây dựng một cây cầu vì thầy bói phán nó sẽ giúp ông ta được đề bạt làm phó Thủ tướng.

Năm 1999, Jia Yongxiang, một quan chức tham nhũng tại tòa án nhân dân trung thẩm ở Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, đã thuê một thầy bói tìm ngày chuyển sang văn phòng mới, không lâu trước khi ông này bị bắt.

Tham vọng giành quyền, tiền bạc từ cầu cúng

Giáo sư Li đã dùng các biện pháp xã hội học và lịch sử để tìm hiểu nguồn gốc mê tín trong văn hóa.

Thờ cúng các vị thần đã từ lâu là một truyền thống của xã hội Trung Quốc và các tín đồ thành thật là không hề thiếu. Tuy nhiên, có không ít người tới chùa với một mục đích rõ ràng: cầu khấn không phải vì tin tưởng mà cầu tiền bạc và quyền lực.

Giáo sư Li dùng từ "tư nhân hóa niềm tin" để mô tả hiện tượng này. Nhiều người Trung Quốc coi tôn giáo là vấn đề cá nhân, liên quan tới cuộc đối thoại trực tiếp giữa người có lòng tin với vị thần mà người đó tôn thờ. Họ tin rằng vị thần được tôn sùng là nguồn gốc hạnh phúc và vị thần đó sẽ trao thưởng cho những ai chân thành.

Logic như vậy cũng áp dụng với các quan chức muốn được thăng quan tiến chức và có thêm quyền hành. Trong thời kỳ các hoàng đế cai trị Trung Quốc - hoàng đế được cho cho là nhận được quyền lực từ trời và phân bổ quyền cho các thần dân với một hệ thống cấp bậc chặt chẽ, thì việc cầu khấn thánh thần trở thành một niềm tin với không ít quan chức mong muốn một vị trí cao hơn. Lòng tin này vẫn còn tồn tại tới ngày nay, trong cơ cấu xã hội cộng sản Trung Quốc.

Vấn đề trên cho thấy một sự trống rỗng nhất định. Mê tín, theo giáo sư Li, về bản chất là sự thể hiện sự ham muốn mù quáng trong việc theo đuổi tiền tài.

"Chỉ những người không thể có niềm tin của công chúng mới dùng tới mê tín". Trạng thái tâm lý như vậy của một quan chức có thể là nguyên nhân gây lo lắng, do họ được giao phó một số quyền lực công.

Trong xã hội hiện đại, lòng tin của một người thường được coi là vấn đề cá nhân. Tuy nhiên, khi sự mê tín của một quan chức lại can thiệp vào công việc công của ông ta, thì nó cần phải được xem xét.

Sau khi nghiên cứu một số trường hợp về những quan chức mê tín liên quan tới tham nhũng, ông Li phát hiện thấy một số đã nhận hối lộ hoặc sử dụng quỹ công sai trái sau khi được thầy bói phán, khả năng họ bị tóm là rất thấp. Điều này cho thấy, có một sự liên kết giữa mê tín và quyền lực, vốn thường dẫn tới tham nhũng.

Hoài Linh (Theo ChinaDaily)

--------------------------------------------------------------------

Nhời bàn của Thiên Sứ:

Sau khi nghiên cứu một số trường hợp về những quan chức mê tín liên quan tới tham nhũng, ông Li phát hiện thấy một số đã nhận hối lộ hoặc sử dụng quỹ công sai trái sau khi được thầy bói phán, khả năng họ bị tóm là rất thấp. Điều này cho thấy, có một sự liên kết giữa mê tín và quyền lực, vốn thường dẫn tới tham nhũng.

Một kết luận cực kỳ sai lầm của giáo sư Ly. Vậy nếu thày bói khuyên rằng: "Số ông sẽ đi tù", hoặc khuyên "không nên tham nhũng" thì vị quan tham kia sẽ hiền như đất và trở thành công chức mẫn cán chăng? Với cách nhìn nguyên nhân tham nhũng kiểu giáo sư Ly có thể cho thấy rằng cuộc đấu tranh chống tham nhũng nói chung còn xa vời.

5 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Vâng. Đó chỉ là 1 lý do biện minh cho hành vi tham nhũng. Và người ta cần phải tìm cho ra 1 nguyên nhân nào đó để đổ lỗi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay