Lãn Miên

Từ Hán-việt

12 bài viết trong chủ đề này

Từ Hán - Việt (?)


Từ "Hán Việt" mà ta thường quen gọi thực ra nó là từ Việt,trừ những từ mới thời hiện đại do người Trung Quốc hay người Nhật Bản dùng chữ Hán dịch các khái niệm xã hội,khoa học kỹ thuật từ tiếng phương Tây,rồi người Việt Nam dịch lại từ những từ bằng chữ Hán đó như "xã hội","cộng hòa"v.v.Ví dụ từ "quản lý"là ta lấy từ Trung Quốc,nhưng từ ấy không phải do người Trung Quốc đặt ra mà là lấy từ Nhật Bản,do người Nhật dùng hai chữ Kanji là 管理(”quản lý”-mà họ đọc là “kanri”gọi là nói theo “gô ôn” tức “ Ngô âm”)để dịch khái niệm management.Hai chữ Kanji (Hán tự)ấy ghép như vậy là đúng cú pháp tiếng Nhật,có nghĩa là "dùng lý mà quản"(vì người Nhật nói ngược ta,"ăn cơm” thì họ nói là "cơm ăn"),người Trung Quốc và người Việt Nam mượn nguyên si từ "Quản Lý" đó về dùng để khỏi phải mất công dịch từ management đều bị sai cú pháp cả ,bởi "quản lý"theo cú pháp Hán hay cú pháp Việt đều cho nghĩa là "quản cái lý".Dùng lý mà quản thì mọi việc đều sẽ vào đúng,chứ còn quản cái lý thì làm sao mà quản được?Cho nên trong xí nghiệp của Trung Quốc và của Việt Nam vấn đề management vẫn kém xa xí nghiệp của Nhật Bản là vì vậy.

Còn cây lúa và con lợn thì xuất xứ đầu tiên của nó là từ nền văn minh Văn Lang.Hạt cây lúa người Việt gọi là hạt lúa,hạt lúa phơi khô rồi cất kho gọi là hạt thóc,lúa giống là nói về các giống lúa khác nhau,chứ hạt lúa để làm giống thì gọi là hạt thóc giống."Thóc” ấy sau người Hán có được từ người Việt nên họ gọi là "cốc".Thóc xay ra thành "gạo",gạo nấu chín thành thứ mềm dẻo gọi là"cơm gạo"và người Việt nói tắt từ “cơm gạo”là “cơm”.Từ “kơm”trong tiếng Việt nghĩa nguyên thủy là “thứ ăn được”,gốc do từ “kin” của tiếng Tày –Thái nghĩa là “ăn”,bởi vậy người Việt có khi bữa ăn chỉ có khoai sắn hay bo bo nhưng vẫn gọi là ăn bữa cơm.Từ “cơm gạo” người Tày gọi là “kin khảu",người Thái Lan gọi là "kin khao"đều nghĩa là ăn cơm.Người Hán ăn sản phẩm gạo ấy từVăn Lang phía nam bán lên nên gọi cây lúa cho ra “gạo”là "đạo"và phải ghép với từ thủy là "thủy đạo"để chỉ cây lúa nước,bởi họ lạ lùng là thứ cây lương thực ấy phải trồng dưới ruộng nước chứ không như lúa mì của họ trồng trên đất khô của thảo nguyên.Người Nhật lại lấy từ "cơm"của tiếng Việt để gọi gạo là "cômê",truyền lên Trung Nguyên phía bắc, người Hán lại gọi “cômê” là "mễ"hay “đạo mễ”nghĩa là gạo(phát âm là “mỉ”hay “tạo mỉ”).Chữ “mễ”mà xuất xứ là từ chữ “cơm” của tiếng Việt như vậy thì chữ “miến”cũng là xuất xứ từ tiếng Việt mà thôi,do người Việt chế biến ra miến từ bột dong và bột đậu xanh.Đến thời mà nghề trồng lúa nước phổ biến khắp vùng nam Trường Giang,lúc ấy xứ các nước Ngô, Sở, Việt đều giàu có và đông dân hơn Trung Nguyên nhiều,và thời ấy dân Ngô,Sở, Việt đều nói các thứ tiếng thuộc hệ ngữ Nam Á-người Ôn Châu ngày nay ở Triết Giang mà nói tiếng Ôn Châu thì người Trung Quốc phía bắc nghe chỉ hiểu được 3%).Giống lúa loài người trồng đầu tiên là lúa nếp,sau dân số đông lên,có đồng bằng rộng lớn mới tìm ra giống lúa tẻ có năng suất cao hơn ,đó là giống thứ hai sau lúa nếp,gọi là lúa “tẻ”(do gen từ “tê”là 2 trong tiếng Khơ Me-Tiếng Việt thuộc hệ ngữ Nam Á ,nhóm ngữ Môn-Khơ Me,người Môn ở bên Mianma).Vì vậy người Văn Lang thường ăn cơm gạo tẻ,còn gạo nếp chỉ dùng khi cúng giỗ nhớ tổ tiên.Người Hán phiên âm chữ “nếp”là “nua”và gọi gạo nếp là “nua mỉ”

Con lợn người Việt gọi là "Lợn",người Tày gọi là "Đồn",người Hán phiên âm thành "Thún",chữ ấy lại gọi là tiếng Hán cổ,nay không dùng,người Hán gọi là "Tru"tức "chư".Lợn , gà và vịt thả đồng gắn liền với nông nghiệp lúa nước.Những loài chim thuần dưỡng rồi nuôi ở nhà để lấy thịt và trứng,người Hán gọi là “gia cầm”,nhưng chữ “cầm” thì lại do người Hán phiên âm chữ “chim”của tiếng Việt và họ đọc là “xín”(vì họ không phát âm được âm ngậm có “m”cuối).Điều náy chứng tỏ nghề nuôi chim nhà lấy thịt là xuất xứ từ Đông Nam Á.Người Hán dòng giống Mông Cổ là dân du mục đồng cỏ.Họ có nuôi chim thì chỉ là nuôi vài con chim ưng để giúp săn thỏ trên thảo nguyên chứ không có nền nông nghiệp nuôi chim nhà để lấy thịt và trứng.Người Hán gọi chim là “niẻo”tức “điểu”.Người Thái chắc là thuần dưỡng gà đầu tiên.Nhà ở của người Thái có biểu tượng con gà ở hai chái nóc nhà.Người Việt có tục cưới xong thì chú rể lại mặt nhà gái bằng một con gà trống.Tục cưới của người Tày nhất định phải có một đôi gà,nếu vì lý do ví dụ chiến tranh chú rể đi xa không có mặt trong lễ cưới được thì trong lễ cưới cô dâu bế một con gà trống.
7 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cảm ơn những lý giải của anh Lãn Miên.

Bàn về từ Hán Việt, có một học giả thống kê có trên 30. 000 từ Hán Việt dùng trong ngôn ngữ Việt. Và thế là các học ....giả cho rằng tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán. Ở đây tôi chưa bàn đến việc các yếu tố khác đủ để chứng minh rằng tiếng Hán không bao giờ la nguồn gốc của tiếng Việt về nguyên tắc. Chỉ cần bàn đến 30. 000 từ gọi là Hán Việt dùng trong tiếng Việt này.

Đến đây, tôi xin lưu ý quí vị quan tâm là: Vào đầu thời Trung Hoa Dân Quốc, có hai vị học giả Trung Hoa có ý tưởng xóa nạn mù chữ cho người Hán, bèn chọn lọc 1000 từ thông dụng và dạy họ viết thông thạo 1000 từ này (Tư liệu này tôi xem lâu nên quên mất tên hai vị này. Quí vị nào nhớ xin bổ sung). Như vậy chứng tỏ răng: Người Hán không thể do sự truyền bá văn hóa qua sự tiếp xúc giữa dân chúng mà phổ biến trên 30. 000 từ trở thành từ Hán Việt cho dân Việt dùng được (Có văn tự thể hiện ngôn từ). Nó phải xuất phát từ một qui định mang tính chuẩn hóa quốc gia. Ai làm được điều này?

Bây giờ tôi xin đặt vấn đề:

Bây giờ tất cả các viện Hàn Lậm của các siêu cường với kinh phí không giới hạn cho mục đích, chuyển toàn bộ tiếng Anh thành một loại ngữ âm Anh - Việt và phổ biến trong dân Việt để họ dùng từ Anh Việt với phát âm tiếng Việt trong đời sống thì quy mô của nó sẽ phải như thế nào? Và để thống nhất thứ ngôn ngữ đó thì cần những điều kiện gì trong toàn thể dân Việt? Chưa nói đến tính hợp lý giữa hệ thống cấu trúc ngôn ngữ Việt và sự liên quan đến từ Hán Việt.

Bởi vậy, vấn đề được đặt ra trên cơ sở một suy luận hợp lý là: Để có một hệ thống chuẩn hóa trong toàn bộ tiếng Hán Việt phổ biến trong ngôn ngữ Việt phải là một quá trình rất lâu dài và được chuẩn hóa mang tính quốc gia. Điều này đòi hỏi một nhà nước có sự phát triển liên tục về văn hóa và thể chế và nó chỉ có thể giải thích được với nhà nước Văn Lang của các vua Hùng với các học giả uyên bác của nền văn hiến Việt. Từ đó cần phải đạt lại vấn đề: Tiếng Hán từ đâu mà ra, chứ không thể là tiếng Việt có nguồn gốc Hán. Trong khi tiếng Việt - một ngôn ngữ cao cấp - có khả năng dịch tất cả các ngôn ngữ trên thế giới ra tiếng Việt. Ngược lại tất cả ngôn ngữ khác, không có khả năng này. Ngay cả ngôn ngữ Trung Hoa vốn gần gũi với văn hiến Việt bởi sự giao thoa hàng ngàn năm, cũng không thể dịch được ngôn ngữ Việt ra tiếng Hoa một cách hoàn chỉnh so với chiều ngược lại.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đệ tử có bạn học tiếng Trung, người bạn này có 1 ng thầy TQ, chính người thầy này (cũng là nhà nghiên cứu ngôn ngữ) kể lại rằng từ Hán Việt (nhưng cách gọi hiện nay) là từ Việt, được văn minh Hán tiếp thu, đến đời nhà Đường - Tống thì triều đình cấm triệt để, ko cho sử dụng nữa, bắt buộc toàn bộ các từ này phải được chuyển ngữ hoặc thay thế sang từ thuần Hán. Cho nên từ Hán Việt (hiện nay) chỉ có ở VN mà thôi, TQ ko có xài chung! Cũng chính ông này khẳng định Khổng Tử thực chất là người Việt. Điều này cho thấy TQ vẫn còn lưu giữ, năm giữ rất nhiều bí mật về quá khứ lích sử dân ta. Có điều họ che đậy quá tốt.

Tiếc là ông này đã về lại TQ ...

Những điều này TL cũng nghe kể lại mà thôi, cần phải xác minh thêm nhiều, nhưng "không có lửa sao có khói"...

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đệ tử có bạn học tiếng Trung, người bạn này có 1 ng thầy TQ, chính người thầy này (cũng là nhà nghiên cứu ngôn ngữ) kể lại rằng từ Hán Việt (nhưng cách gọi hiện nay) là từ Việt, được văn minh Hán tiếp thu, đến đời nhà Đường - Tống thì triều đình cấm triệt để, ko cho sử dụng nữa, bắt buộc toàn bộ các từ này phải được chuyển ngữ hoặc thay thế sang từ thuần Hán. Cho nên từ Hán Việt (hiện nay) chỉ có ở VN mà thôi, TQ ko có xài chung! Cũng chính ông này khẳng định Khổng Tử thực chất là người Việt. Điều này cho thấy TQ vẫn còn lưu giữ, năm giữ rất nhiều bí mật về quá khứ lích sử dân ta. Có điều họ che đậy quá tốt.

Tiếc là ông này đã về lại TQ ...

Những điều này TL cũng nghe kể lại mà thôi, cần phải xác minh thêm nhiều, nhưng "không có lửa sao có khói"...

Khổng tử chính là người Việt là một giả thuyết rất có cơ sơ khoa học. Nhưng nó được ghép tên Khổng tử và gắn cho cội nguồn của Khổng An Quốc - người tự nhận là cháu 20 đời của Không Tử - và chính là quan đại thần phụ trách hiệu chỉnh các trước tác của văn hiến Việt, dưới thời Hán Vũ Đế (180 BC). Nền văn hiến Việt bị mạo danh từ lúc này.

Tôi đã xem kỹ đến từng dấu phẩy trong cuốn Chu Dịch. Chỉ ngay trong cuốn này cho thấy: Chu Văn Vương và Khổng tử hoàn toàn là tên gán ghép.

3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Rin86 phải mua cuốn tự học tiếng Trung Quốc ngay!!!!!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Ví dụ từ "quản lý"là ta lấy từ Trung Quốc,nhưng từ ấy không phải do người Trung Quốc đặt ra mà là lấy từ Nhật Bản,do người Nhật dùng hai chữ Kanji là 管理

Cháu xin phép có 1 câu hỏi, dựa vào chi tiết trên: Tác giả bài viết có thể cho cháu và mọi người được biết cơ sở nào để tác giả đưa ra ví dụ này được không ạ? Bởi vì theo cháu biết, chữ Kanji (nghĩa là Hán tự hay Hán Nhật văn (theo wikipedia)) là của người Trung Quốc du nhập vào Nhật. Vậy thì ví dụ trên liệu có đúng là người Trung Quốc lấy chữ này của người Nhật?

Cháu xin cảm ơn!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu xin phép có 1 câu hỏi, dựa vào chi tiết trên: Tác giả bài viết có thể cho cháu và mọi người được biết cơ sở nào để tác giả đưa ra ví dụ này được không ạ? Bởi vì theo cháu biết, chữ Kanji (nghĩa là Hán tự hay Hán Nhật văn (theo wikipedia)) là của người Trung Quốc du nhập vào Nhật. Vậy thì ví dụ trên liệu có đúng là người Trung Quốc lấy chữ này của người Nhật?

Cháu xin cảm ơn!

Trong khi chở đợi bác Lãn Miên giải thích, tôi nghĩ rằng: Không nên coi cái gì trên Wiki viết đều là chân lý.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu xin phép có 1 câu hỏi, dựa vào chi tiết trên: Tác giả bài viết có thể cho cháu và mọi người được biết cơ sở nào để tác giả đưa ra ví dụ này được không ạ? Bởi vì theo cháu biết, chữ Kanji (nghĩa là Hán tự hay Hán Nhật văn (theo wikipedia)) là của người Trung Quốc du nhập vào Nhật. Vậy thì ví dụ trên liệu có đúng là người Trung Quốc lấy chữ này của người Nhật?

Cháu xin cảm ơn!

Khi tiếp cận với nền khoa học tiến bộ của phương Tây người Nhật đã dùng những từ Kanji (Hán tự) sẵn có để sáng tạo nên những từ mới dịch từ chữ Tây sang. Ví dụ như từ sinh học, ở Châu Á không có từ này nhưng người Nhật đã ghép từ sinh với từ học thành từ sinh học. Sau đó Trung Quốc và Việt Nam đã mang những từ này về và sử dụng. Chúng ta phải cám ơn người Nhật vì đã phát minh ra những từ ghép này dựa trên những từ Kanji sẵn có.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Trong khi chở đợi bác Lãn Miên giải thích, tôi nghĩ rằng: Không nên coi cái gì trên Wiki viết đều là chân lý.

Bản chất của Wiki hay nhiều loại từ điển online khác là từ điển "mở", nghĩa là nó được xây dựng nhờ sự đóng góp của những thành viên online có nhiệt tình, chứ không hẳn là của những chuyên gia hoặc nguồn tài liệu đã được khẳng định. Những giải thích trên Wiki có thể được thay đổi, mở rộng, rút bớt...nên không thể lấy đó làm tiêu chuẩn. Cái lợi của nó là sự tiện dụng thôi chứ không nằm ở tính chính xác. Cũng tương tự như vậy, các bài viết trên internet không được coi là tài liệu tham khảo chính thống bởi nó có thể là tài liệu thứ cấp (đã được copy, chỉnh lý từ 1 nguồn khác) và có thể bị xóa khỏi server, nay thấy, mai không. Vì vậy chú Thiên Sứ khẳng định "Không nên coi cái gì trên Wiki viết đều là chân lý" là hoàn toàn đúng.

Wiki hay những từ điển tương tự chỉ được coi là một nguồn tài liệu tham khảo mang tính mở rộng không hơn không kém.

1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Đệ tử có bạn học tiếng Trung, người bạn này có 1 ng thầy TQ, chính người thầy này (cũng là nhà nghiên cứu ngôn ngữ) kể lại rằng từ Hán Việt (nhưng cách gọi hiện nay) là từ Việt, được văn minh Hán tiếp thu, đến đời nhà Đường - Tống thì triều đình cấm triệt để, ko cho sử dụng nữa, bắt buộc toàn bộ các từ này phải được chuyển ngữ hoặc thay thế sang từ thuần Hán. Cho nên từ Hán Việt (hiện nay) chỉ có ở VN mà thôi, TQ ko có xài chung! Cũng chính ông này khẳng định Khổng Tử thực chất là người Việt. Điều này cho thấy TQ vẫn còn lưu giữ, năm giữ rất nhiều bí mật về quá khứ lích sử dân ta. Có điều họ che đậy quá tốt.

Tiếc là ông này đã về lại TQ ...

Những điều này TL cũng nghe kể lại mà thôi, cần phải xác minh thêm nhiều, nhưng "không có lửa sao có khói"...

Thực tế thì từ Hán Việt đang sử dụng trong Tiếng Việt hiện nay có rất nhiều từ mà Trung quốc vẫn dùng chứ không phải chỉ có ở Việt nam. Ví dụ một số từ thông dụng nhất như Tự do, chính trị, quản lý, phát triển,...

Còn Khổng Tử là người Việt cũng là điều có cơ sở. Khổng Tử từng nói những điều ông viết, ông nói (nói gọn lại là tư tưởng của ông) đều là lấy của dân Việt. Vậy thì chắc chắn có mối liên hệ giữa Khổng Tử với những dân Việt mà ông học tập tư tưởng, văn hóa của họ để rồi truyền bá lại cho Trung Hoa. Với một môi trường văn hiến của dân tộc Việt lúc đó thì có một người như Khổng Tử là hoàn toàn bình thường.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Cháu xin cảm ơn bác Thiên Sứ và Viethq22 có lời nhắc nhở! Cháu không có ý coi wiki là chuẩn mực mà chỉ xem đấy là tài liệu tham khảo (và cũng hiểu rằng không đáng tin tưởng hoàn toàn). Có lẽ do cách viết nên mọi người hiểu nhầm. Chỉ là cháu thường thấy chữ Kanji được dịch là Hán tự, hôm nay thấy wiki dịch thêm 1 cách khác là Hán Nhật văn nên cháu viết vào bài trước và ghi nguồn là của wiki. Còn lại các thông tin khác, cháu đã biết được ở nhiều nguồn khác nhau (có thể đúng, có thể chưa đúng), cháu chỉ hỏi với ý cầu thị, mong mọi người đừng nhầm lẫn.

Khi tiếp cận với nền khoa học tiến bộ của phương Tây người Nhật đã dùng những từ Kanji (Hán tự) sẵn có để sáng tạo nên những từ mới dịch từ chữ Tây sang. Ví dụ như từ sinh học, ở Châu Á không có từ này nhưng người Nhật đã ghép từ sinh với từ học thành từ sinh học. Sau đó Trung Quốc và Việt Nam đã mang những từ này về và sử dụng. Chúng ta phải cám ơn người Nhật vì đã phát minh ra những từ ghép này dựa trên những từ Kanji sẵn có.

Như vậy, có thể hiểu là chữ Hán du nhập vào Nhật, nhưng sau đó người TQ lại mượn lại các từ ghép từ người Nhật. Vậy thì nguồn gốc bộ chữ này không ảnh hưởng đến vấn đề chúng ta đang bàn rồi! :D

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bản chất của Wiki hay nhiều loại từ điển online khác là từ điển "mở", nghĩa là nó được xây dựng nhờ sự đóng góp của những thành viên online có nhiệt tình, chứ không hẳn là của những chuyên gia hoặc nguồn tài liệu đã được khẳng định. Những giải thích trên Wiki có thể được thay đổi, mở rộng, rút bớt...nên không thể lấy đó làm tiêu chuẩn. Cái lợi của nó là sự tiện dụng thôi chứ không nằm ở tính chính xác. Cũng tương tự như vậy, các bài viết trên internet không được coi là tài liệu tham khảo chính thống bởi nó có thể là tài liệu thứ cấp (đã được copy, chỉnh lý từ 1 nguồn khác) và có thể bị xóa khỏi server, nay thấy, mai không. Vì vậy chú Thiên Sứ khẳng định "Không nên coi cái gì trên Wiki viết đều là chân lý" là hoàn toàn đúng.

Wiki hay những từ điển tương tự chỉ được coi là một nguồn tài liệu tham khảo mang tính mở rộng không hơn không kém.

Thực ra việc cho tư liệu trên web là thứ cấp, sách là nhất cấp là một cách so sánh mà tôi cho là không phản ảnh thực tế khách quan. Suy cho cùng - tất cả đều là phương tiện chuyển tải thông tin - và cuối cùng chúng ta tìm được chân lý ở đâu khi tiếp thu thông tin. Sách không phải là chân lý cuối cùng và là tư liệu dẫn chứng hoàn toàn đúng. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng phân tích và suy luận của mỗi chúng ta khi tiếp thu thông tin. Hàng ngàn năm sách viết về Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành nghiễm nhiên coi là của ngườii Hoa Hạ. Nhưng cho đến ngày nay thì chúng ta nhận thấy mọi việc không đơn giản như sách Hán viết.

Share this post


Link to post
Share on other sites