HP74

Năm Đại Họa Là Có Thật?

1 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

NASA: 'Năm đại họa' là có thật?

Cập nhật lúc 10:06, Thứ Sáu, 18/06/2010 (GMT+7)

Trong khi nhiều người còn đang lo lắng về “năm đại họa 2012” thì mới đây NASA đưa ra cảnh báo về trận bão từ sẽ làm thay đổi toàn bộ cuộc sống trên Trái đất vào năm 2013.

Posted Image

Vào năm 2013, Mặt trời sẽ bước vào thời kỳ hoạt động mạnh mẽ. Ảnh: Ifeng.com.

Các nhà khoa học có thâm niên của NASA cảnh báo, vào khoảng năm 2013, sau một "giấc ngủ say", Mặt trời sẽ “thức tỉnh”, bước vào giai đoạn hoạt động mạnh, tạo nên những cơn bão từ cực mạnh tấn công Trái đất. Sức mạnh của trận bão từ này có thể tương đương với sức công phá của 100 quả bom Hydro.

Các chuyên gia cho rằng, khi Mặt trời bước vào thời kỳ hoạt động mạnh, hoạt động phun trào của các điểm đen Mặt trời cũng sẽ trở nên kịch liệt, giải phóng một lượng lớn các hạt mang điện và gây ra các cơn bão mặt trời.

Sự ảnh hưởng của bão mặt trời, theo các nhà khoa học là vượt qua sự tưởng tượng của con người. Chúng có thể khiến toàn bộ Trái đất bước vào những ngày đen tối nhất.

Không chỉ tầng ô-zôn bị phá hủy, hệ thống điện cũng như mạng thông tin điện tử có thể bị tê liệt. Từ đó, những cơ quan như bệnh viện, ngân hàng và sân bay,… cũng sẽ không thể hoạt động được chứ đừng nói đến điện thoại, máy tính hay GPS.

Nếu như tất cả những điều kể trên xảy ra, chúng sẽ mang lại những tổn thất về kinh tế cực kỳ khủng khiếp, mà nhiều người dự tính là nhiều gấp 20 lần so với trận bão Katrina (Tổng thiệt hại do cơn bão này gây ra ước tính lên đến 125 tỷ USD). Đồng thời, nó cũng sẽ tạo nên một bước lùi lịch sử trong tiến trình phát triển của toàn nhân loại.

Posted Image

Và một trận bão Mặt trời cực mạnh có thể sẽ tấn công Trái đất. Ảnh: Internet.

Các chuyên gia về thiên văn chỉ ra rằng, hoạt động của điểm đen mặt trời có chu kỳ là 11 năm. Vào năm 1859, tức là 151 năm trước đây, Trái đất của chúng ta từng bị một cơn bão mặt trời cực mạnh tấn công. Tuy nhiên, khi đó hệ thống điện và thông tin vẫn chưa phát triển, do vậy hậu quả mà cơn bão này gây ra vẫn chưa đến mức nghiêm trọng.

Lo lắng về sự nguy hại mà các cơn bão từ Mặt trời mang đến cho Trái đất, các nhà khoa học đã bắt đầu theo dõi sát sao Mặt trời. Vào ngày 11/2 vừa qua, một vệ tinh quan trắc các hoạt động của Mặt trời đã được phóng lên quỹ đạo.

Các nhà khoa học hy vọng rằng việc theo dõi Mặt trời 24/24 sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ kết cấu cũng như các hoạt động từ trường của Mặt trời, từ đó đưa ra được những dự báo chuẩn xác giảm thiểu nguy hại từ các cơn bão Mặt trời.

  • Lê Văn (Theo Ifeng)
Edited by HP74
3 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay