Posted 10 Tháng 6, 2010 Nôm Na Là Cha Mách Qué Ngôn từ của tiếng Việt đã được sinh ra như thế nào? Câu tục ngữ “Nôm na là cha mách qué”có lẽ phải hiểu là “người Nam nói ra cho ta biết quẻ”tức ý nghĩa của quẻ nói gì.Mỗi từ của tiếng Việt là một tiếng (đơn âm) và hai tiếng (song âm) dính nhau,mỗi tiếng thể hiện tính Âm hoặc Dương rất rõ nét. Trong tiếng Việt,một phần tử gọi là một KẺ.Trong ý nghĩa phồn thực thì KẺ là một NÒI,một giống.Các làng Việt xưa đều có tên Nôm bằng một “tiết”liền với tiết KẺ là để chỉ cộng đồng người làng đó(ví dụ KẺ chợ,KẺ quê,KẺ ĐĂM,KẺ NOI-Kẻ Noi sau phiên âm bằng tên chữ thành Cổ Nhuế…).Chữ KẺ ấy ký hiệu bằng một kẻ liền(một gạch ngang — )là biểu thị Dương(giống đực)giống như một cái KOE thẳng, KỨNG-KỎI,sau thành từ QUẺ(rút THẺ hay rút thăm là rút một cái QUE để coi QUẺ-người Hán phiên âm tiết QUẺ là “quái”).Do từ KẺ giống đực ấy mà mới có từ CU(thằng cu),CÒ(thằng cò-tiếng Thanh Hóa),tiếng Nhật gọi là KO khi đọc chữ kanji, hay KODOMO khi nói, nghĩa là CON trai.KẺ để biểu thị Âm là một kẻ mềm hơn,được thể hiện bằng một kẻ có đứt ở giữa(một gạch ngang ,đứt ở giữa — —)nói lên rằng KẺ ấy KHẼ-KHÀNG hơn,tức mềm hơn,biến thành từ CÁI,chỉ con gái. Nhìn hình tượng “nhị nguyên”gồm một QUE liền(—)và một QUE đứt(— —)cũng có thể liên tưởng đến truyền thuyết của người phương Tây “Thượng Đế lấy một xương sườn của Ađam(con đực,một cái que)bẻ đôi ra để tạo Eva(con đẻ,que bị đứt gãy ở giữa),Ađam sinh ra trước rồi mới đến Eva.Ađam và Eva trộm hái trái cấm trong vườn của trời…Cho ta thấy rằng loài người sinh ra lúc đầu sống bằng hái lượm và săn bắt.KẺ liền(—)và KẺ đứt(— —)thành khái niệm Dương và Âm, “nhất nguyên”sinh “nhị nguyên”.Những tộc người thiên về săn bắt và chăn thả tiến tới chế độ phụ hệ,nên trong kết cấu cú pháp của những ngôn ngữ đó thì những cặp từ đối nghịch đều là theo kết cấu đực trước ,cái sau,là ĐỰC/ĐẺ( Fater/Mather,On/Off,Phu/Phụ…).Những tộc người thiên về hái lượm là những tộc người làm nông nghiệp trồng trọt đầu tiên,họ có chế độ mẫu hệ,họ là chủ nhân của thuyết Âm Dương.Kết cấu cặp đối nghịch Âm/Dương là kết cấu của cú pháp Việt,như Đóng/Mở… chứ không nói On/Off…(người Hán phiên âm Âm/Dương lại nguyên si là Yin/Yang,ngược với kết cấu Phu/Phụ,Phụ/Mẫu mà họ quen nói,về sau người phương Tây cũng gọi là thuyết Yin/Yang).Cũng như chữ Thần Nông là giữ nguyên cú pháp Việt khi phiên âm,chứ nếu theo cú pháp Hán thì phải là “Nông Thần”.Những từ ghép mà là cú pháp Việt như vậy trong Kinh Thi hay trong cổ văn thường gặp nhiều.Âm/Dương chính là con số 0 (Cái,Âm) và con số 1(Đực,Dương) trong hệ đếm nhị phân,trong hệ đếm đó chỉ có hai con số đếm là 0 và 1 của máy tính ngày nay(nhưng nó là tạo ra tất cả nền văn minh hiện tại và nền văn minh tương lai của nhân loại).Số 0 và 1 tương ứng với khái niệm “Phủ định”(Âm)và “Khẳng định”(Dương) tức 0 ! và 1 ! như No ! và Number One ! của tiếng Anh, hay như Nỏ ! và Nì ! của tiếng Việt. Nhưng số đếm trong tiếng Việt thì thuở ban sơ nó là MÔ(0) và MỘT(1).(MÔ là “không” nên sinh ra từ VÔ,còn MỘTdẫn đến các từ MÓN là một thứ-“thích món nào” nghĩa là “thích một thứ nào”-,MỌN là một ít và MỐC là một điểm làm chuẩn,từ MỐC này được mượn và chú âm bằng chữ Hán là chữ MỤC目-chính là do từ MẮT của tiếng Việt-còn người Hán gọi mắt là “yanjing”NHÃN TINH,nhưng chữ “nhãn”thì lại là do từ “nhìn”của tiếng Việt.Bởi vậy trong tiếng Hán có từ ghép MỤC ĐÍCH để chỉ cái mốc là một điểm làm chuẩn.Chữ MỤC ĐÍCH目的 “mu di” chỉ là do dùng con chữ Hán có âm tiết tương tự để phiên âm từ “mốc đấy”của tiếng Việt,chứ về biểu ý của chữ Hán ấy chẳng liên quan gì đến con số MỘT cả.Chữ 目的 “mu di”theo biểu ý là “của mắt”,của mắt thì có nhiều thứ chứ “mốc đấy” thì chỉ có một,ngắm bia để bắn thì ngắm vào một điểm chuẩn tức “mốc đấy”.Việt ngữ lại mượn lại chữ MỤC ĐÍCH để chỉ một cái mốc mà con người ta nhằm tới vì thấy MỤC ĐÍCH nghe nó có vẻ trang trọng hơn ,chứ lại khinh “nôm na”-có nghĩa là “người Nam nói”- và thường hay nói tắt là ĐÍCH vì quen tư duy một tiết là có một nghĩa chính xác,chứ từ gồm hai tiết mà dính nhau không thể đảo ngược thì chỉ mang nghĩa không chính xác ,tức “lấp-lửng”,ví dụ NHƯ là chính xác giống,còn NA-NÁ chỉ là hơi giống,NHANG-NHÁC là giống nhưng hơi khác,NGỜ-NGỢ là có vẻ giống,chưa tin chắc lắm). Về số học thì 0 nhảy cóc ngay lên 1(xử lý kỹ thuật số-digital).Còn trong tư duy khái niệm thì MÔ không thể nhảy cóc lên MỘT được,mà nó phải từ từ(xử lý kỹ thuật tương tự-analog).Trong tiếng Việt một “tiết”tức một từ là một khái niệm cụ thể có ý nghĩa rõ ràng.Nó đã được xử lý như thế nào để đẻ ra nhiều khái niệm tương tự khác(chi ly hóa một khái niệm chung ban đầu),tức đẻ ra nhiều “tiết”là nhiều từ khác? Người Việt đã xử lý bằng cái NÔI Âm Dương,tức cái hình tròn biểu tượng Âm Dương,trong đó có con Âm và con Dương đang cuộn tròn lấy nhau,con Âm lớn dần lên,cực đủ thì thành Dương,con Dương cũng lớn dần lên,cực đủ thì thành Âm.Trong cái NÔI đó một “tiết”(một từ)giống như một tế bào,một cái trứng, sẽ tự tách đôi(sự phân đôi để sinh sản của tế bào)để thành hai tiết mới,khi đang còn trong quá trình phân đôi thì nó là hai tiết còn dính nhau không thể đảo ngược(ta quen gọi là “từ láy”,khi viết hai tiết dính nhau không thể đảo ngược thì nên có gạch nối giữa chúng, biểu thị còn dính nhau,đây là gợi ý của giáo sư Nguyễn Lân khi truyền bá chữ quốc ngữ).Cái NÔI là cái hình biểu tượng Âm Dương ấy gọi là “nôi khái niệm”,nó như là một cái bọc đẻ ra trăm trứng tức trăm tiếng, hay tiết, của Việt ngữ.Một trứng trong bọc đó sẽ tự chia đôi ra,lúc đầu thành hai tiết còn dính nhau,rồi tách rời hẳn nhau thành hai tiết mới,một tiết chỉ khái niệm Âm,một tiết chỉ khái niệm Dương.Ví dụ,hình dung cái “NÔI” khái niệm là cái bọc tròn biểu tượng Âm Dương ấy như là một cái “nồi”nấu kẹo,từ VO là một động tác hình tròn(như nói “vo”gạo)trong cái nồi ấy VO sẽ tách đôi sinh ra hai tiết dính nhau là VÒNG-VÈO chỉ động tác khoắng quấy tròn theo hai chiều ngược nhau.Trong bọc biểu tượng Âm Dương ấy,con Âm và con Dương quấn tròn lấy nhau, con VÒNG là con Âm,nó lớn lên sẽ làm thành sản phẩm Dương là VIÊN(tức “tròn”,hướng tích cực,Dương,sản phẩm tốt, “viên”kẹo thành phẩm rất tròn);con VÈO là con Dương,nó lớn lên sẽ làm thành sản phẩm Âm là VẸO(tức “méo”,hướng tiêu cực,Âm,sản phẩm xấu,kẹo phế phẩm không tròn lắm).Như vậy trong “nồi” kẹo ấy đã có năm từ đơn âm tiết là VO…VÒNG…VÈO…VIÊN…VẸO là những khái niệm cùng gốc,tương tự nhau, chỉ thao tác sản xuất và thành phẩm phế phẩm tạo ra.Từ một(VO)nhờ biến hóa Âm Dương mà thành được năm là nhiều tiết nhất rồi(sẽ giải thích “năm”và “prăm” ở đoạn sau)và có thêm một khái niệm lấp-lửng không hẳn tròn ,không hẳn méo là VÒNG-VÈO. “Vòng-Vèo”là từ láy gồm hai tiết dính nhau không thể đảo ngược.Tách “cưỡng chế”khi chúng đang còn dính nhau trong nôi(hay gọi là cho nở non)thì VÒNG vẫn có ứng dụng của “vòng”và VÈO vẫn có ứng dụng của “vèo”(dân nuôi tôm gọi loại lưới mắt lớn để quây rộng là “cái vòng”còn loại lưới mắt bé quây nhỏ ở góc ao để giữ tôm khi còn nhỏ là “cái vèo”). Ta hãy xem MÔ(0) và MỘT(1) tức khái niệm Âm và khái niệm Dương được sinh ra trong NÔI biểu tượng Âm Dương ấy từ cái trứng nào?Đó chính là cái “trứng”-“tiếng”- MỖI(là một KẺ,một thực thể).Tiết MỖI ấy trong cái NÔI bọc nước biểu tượng Âm Dương, nó tự tách đôi như tế bào phân đôi,lúc đầu là hai tiết còn dính nhau, cho ta một từ láy là MẬP-MỜ, “mập-mờ”là một khái niệm không chính xác,nó chẳng là 0 cũng chẳng là 1.Nhưng trong hai con MẬP và MỜ dính nhau,quấn quít nhau trong cái bọc tròn biểu tượng Âm Dương ấy thì con MẬP chính là con Cái,nó đang lớn dần lên, “béo” dần lên,khi lớn đủ,nó biến thành MỘT là Dương.Còn con MỜ chính là con Đực,nó cũng đang lớn dần lên,khi lớn đủ,nó biến thành MÔ là Âm.Từ trong bọc tròn biểu tượng Âm Dương,là cái NÔI khái niệm, ta lấy ra được bốn khái niệm:MỖI(một thực thể),MẬP-MỜ(chẳng rõ là không hay một,khái niệm lấp-lửng),MÔ(là 0)và MỘT(là 1).Tất cả thì có năm tiết là MỖI…MẬP…MỜ…MÔ…MỘT(có quan hệ với hệ đếm ngũ phân thuở ban đầu,sẽ giải thích ở đoạn sau).Từ chữ NÔI viết bằng mẫu tự Latin ta cũng thấy được nó là cái “nôi khái niệm”, tạo ra khái niệm Âm và khái niệm Dương: (Âm=Negative)=N…NÔI…I=(Innegative=Dương) Giữa là chữ Ô ,như cái vòng tròn biểu tượng Âm Dương(Sách giáo khoa dạy vỡ lòng của giáo sư Hoàng Xuân Hãn khi truyền bá chữ quốc ngữ có câu đầu tiên là “O tròn như quả trứng gà”),một bên là N=Negative=Âm,một bên là I=Innegative=Dương. Khái niệm vật thể cũng vậy.Trong cái NÔI “trứng nước” là cái bọc tròn biểu tượng Âm Dương ấy là hình hai con NÒNG-NỌC cuộn tròn lấy nhau.Từ láy NÒNG-NỌC có hai tiết dính nhau không thể đảo ngược là do tế bào NÒI, là một cái trứng giống(từ “nòi” của Việt ,“nọi”hay“neo”của tiếng Lào(trong cụm từ “neo lao hắc xạt”), đã biến âm qua “lòi”-“loài”rồi thành “lây”trong tiếng Hán rồi quay lại là “loại”khi người Việt đọc chữ Hán theo âm Việt)đang tự tách đôi trong cái NÔI biểu tượng Âm Dương.Trong NÔI ấy rõ ràng con Âm(con Cái) là con NÒNG(như câu “nòng súng đẻ ra nhiều viên đạn”),nó đang lớn dần lên,khi lớn đủ, nó đứt đuôi thành con NHÁI ,là con đực(thành Dương-người ta còn hay gọi đứa con trai nhỏ là “thằng nhãi”),còn con Dương(con Đực)là con NỌC(như câu “đưa heo nọc đi nhảy thụ tinh cho heo nái”),nó đang lớn dần lên,khi lớn đủ,nó đứt đuôi thành con NHÓC,là con cái(thành Âm-người ta còn hay gọi đứa con gái nhỏ là “con nhóc”) .Con NÒNG-NỌC là con lưỡng tính,khi đang còn đuôi dài và ở dưới nước nó chưa phát dục rõ là đực hay cái.(Trống đồng Lạc Việt có nhiều cái có tượng cóc chầu quanh mặt trống,và thời cổ đại người Việt có chữ viết tượng thanh ngoằn ngoèo như con nòng nọc nên người Hán gọi là chữ “khoa đẩu”-tiếng Hán “khoa đẩu” nghĩa là con nòng nọc,từ “khoa đẩu” ấy cũng có hai âm tiết nhưng không phải là một tiếng Âm một tiếng Dương như là NÒNG với NỌC trong từ Nòng-Nọc của tiếng Việt,trong Việt ngữ có vô vàn tên côn trùng,động vật là bằng từ láy(hai tiết dính nhau không thể đảo ngược) có tiếng Âm tiếng Dương để nói cơ thể sống là một sự cân bằng Âm Dương,như Châu-Chấu,Đom-Đóm,Niềng-Niễng,Muồm-Muỗm,Đòng-Đong,Cân-Cấn,Săn-Sắt,Cun-Cút,Chão-Chuộc,Cà-Cuống,Bông-Bống,Vò-Vẽ,Se-Sẻ,Chiền-Chiện,Cồng-Cộc…). Các cặp từ đối nghịch cái đực trong tiếng Việt vốn là những từ có cùng một gốc do tách đôi ra mà thành như ĐẺ/ĐỰC(ở Bắc Bộ có vùng người ta vẫn gọi là ông đực bà đực,ông đẻ bà đẻ chứ không gọi là ông nội bà nội,ông ngoại bà ngoại),CÁI/CỘC,NÁI/NỌC,MÁI/MỒNG, MỤ/MỘNG…dùng tương ứng cho nhiều loài. Các khái niệm từ Phủ định đến Khẳng định thì nhất định ở giữa là một loạt từ láy mang nghĩa không chính xác,không hẳn là bên này hay bên kia.Ví dụ: Phủ định(0) Không chính xác Khẳng định(1) VÔ VỚ-VẨN VIỆC HỔNG HỜI-HỢT HỆT LỖ LẤP-LỬNG LỜI CÓC QUA-QUÝT CÓ ĐẾCH ! ĐÙN-ĐẨY ĐẤY ! LẶN LẤP-LÓ LÒI CHỢP(nhắm) CHẬP-CHỜN CHỘ(thấy) Ứ ! ỠM-Ờ Ừ ! DỀ ! DO-DỰ DẠ ! MÍM MẮP-MÁY MỞ NGẬM NGỌ-NGUẬY NGOÁC NHỊN NHÚC-NHÍCH NHẢY RE(im) RỤC-RỊCH RUNG ĐÓNG ĐỤNG-ĐẬY ĐỘNG LẨN (trốn) LĂM-LE LỘ NÍT(nhỏ) NẢY-NỞ NẬY(lớn) NHỎ NHINH-NHỈNH NHỚN NÍN NÔN-NÓNG NÓI ĐỪNG ĐẮN-ĐO ĐÁNH THIẾP THOI-THÓP THỞ Từ Phủ định đến Khẳng định,đó là một vòng tròn từ Âm đến Dương. Đến như cường độ ánh nắng mặt trời(hay “đường đi”của mặt trời trong đêm và ngày) cũng được diễn tả bằng cặp lớn “L”(cùng gốc với “lui”vào bóng “túi”)đến “R”(cùng gốc với “ra”ánh sáng):Con Âm trong NÔI Âm Dương như là nửa ban đêm,nó bắt đầu lớn dần từ LẶN…LỌ-LEM…LE-LÓI…LÒI là kết thúc(Chú ý tiếng Việt xưa gọi mặt trời là “lời”do gốc từ tiếng Mường là “blời”),kết thúc Âm là nó biến thành con Dương,là nửa ban ngày,con Dương bắt đầu lớn dần từ RỌI…RỰC-RỠ…RỆU-RÃ…RỤI là kết thúc,kết thúc Dương thì nó biến thành con Âm(Từ “rệu rã”dẫn đến “chiều tà”,từ “rụi”dẫn đến “túi”).Con Âm và con Dương trong cái NÔI biểu tượng Âm Dương chính là ban đêm và ban ngày. Trong cái hình tròn biểu tượng Âm Dương ấy có con màu đen và con mầu trắng quấn tròn lấy nhau,chúng có thể là con NÒNG và con NỌC khi nói về sinh vật,chúng có thể là MÔ và MỘT khi nói về số nhị phân(hình tròn biểu tượng Âm Dương như là một “bit”thông tin có hai giá trị xác suất là 0 và 1),chúng cũng có thể là con LEM và con CLẮNG khi nói về vũ trụ(từ LEM dẫn đến Đen,từ CLẮNG nghĩa là Trắng tiếng Mường,ngày trắng tiếng Hán gọi là “bạch nhật” tức ban ngày).Và các khái niệm về sự chuyển dịch đêm ngày như sự lớn lên từ Âm tới Dương ,rồi từ Dương tới Âm trong ngôn từ Việt lại là cùng gốc một nôi khái niệm(L và R trong tiếng Việt chuyển đổi được cho nhau,như “rồng”với “long” “rừng”với “lâm”…).Những từ chỉ diễn biến ngày và đêm trong tiếng Hán không có cùng gốc và chuyển đổi Âm Dương như vậy.Cái bọc tròn biểu tượng Âm Dương gồm một con Đen và một con Trắng chính là con “LEM”(sau thành từ Đêm,rồi Đen)và con “CLẮNG”(“clắng”tiếng Mường nghĩa là “Trắng”)của BLỜI tức trời,cũng là thể hiện sự chuyển dịch giữa đêm và ngày. Số 0(MÔ) và số 1(MỘT) cũng như các cặp từ đối nghịch khác như Âm với Dương đã được sinh ra trong cái NÔI biểu tượng Âm Dương như vậy. Hệ đếm lúc đầu của người Việt là hệ đếm của người Khơ Me,chỉ có 5 số đếm,đến 5 là nhiều nhất trong các con số đếm: Việt: Một Hai Ba Bốn Năm Khơ Me: Muôi Tê Pây Buôn Prăm là hết một vòng đếm,sau đó người Khơ Me đếm quay lại,6 là Prăm Muôi. Do số 5 (Prăm)là số nhiều nhất trong các con số của hệ đếm ngũ phân,nên cái gen “ăm” ấy tạo nên trong tiếng Việt từ “dăm”rồi nhiều hơn là “lắm”mang nghĩa khái niệm là nhiều(“Lắm thầy rầy ma,lắm cha con khó lấy chồng”)và có từ “trăm”,chính xác là con số 100,nhưng cũng mang nghĩa khái niệm là nhiều(nên mới có truyền thuyết bọc trăm trứng-trăm nhánh Việt tức trăm con của Lạc Long Quân và Âu Cơ-,trăm họ.Người Hán mới dịch ý ra thành bách Việt,bách tính,chứ trong tiếng Hán chữ “pải”là một trăm và chữ “tua” là nhiều chẳng có gốc gác liên quan logic gì với nhau cả,người Hán dùng chữ vạn để ám chỉ nhiều) . Vài nhóm Bách Việt ở vùng Triết Giang xưa kia còn có hệ đếm 7 chữ số.Còn hệ đếm của Lạc Việt về sau phát triển đến dùng mười chữ số gọi là hệ đếm thập phân.Xuất hiện số 6,người Việt đọc là SÁU, người Hồ Nam đọc là LẤU,người Quảng Đông đọc là LỤC,người Hán đọc là LÌU.Cũng giống như từ Việt sang Hán: “sắc” thành LÌ,”sức thành LÌ , “sụp”thành LIE,“sót” thành LUA, “sáng” thành LIANG, “sen”thành LIÁN v.v.Còn số 10,vốn trong hệ thập phân nó gọi là CHỤC(do sinh ra từ CHÍN sẽ giải thích sau),nhưng trong số học thì số một và số không viết liền là 10 đọc là MỘT MÔ do lấy lại từ MỘT và MÔ thuở ban đầu, “một mô này!”đã lướt thành “mười”. Từ “lắm”có nguồn gốc từ “prăm” của tiếng Khơ Me là con số nhiều nhất trong hệ đếm ngũ phân chỉ có năm con số đếm, nên nó mang khái niệm là nhiều trong tiếng Việt,nó lại được người Hán phiên âm là “rán”(Bởi người Hán không phát âm được các âm tắc có phụ âm cuối là “m”, “p” như người Việt hay người Lưỡng Quảng-tiếng Lưỡng Quảng thì Trung Quốc gọi là phương ngữ Việt âm-tức khi phát âm các cặp từ đối nghịch như Râm/Nắng=Âm/Dương=Đóng/Mở thì cặp môi đều thể hiện rõ động tác Ngậm/Toang tức khép kín môi và mở rộng môi rất phân biệt.Cặp từ Âm/Dương người Hán phiên âm là Yin/Yáng,hai tiết ấy trong tiếng Hán cặp môi phát âm đều mở cả chứ không có “Đóng” rồi “Mở” như “Âm” rồi “Dương” như của người Việt.Từ “rán” đó viết bằng chữ Hán là然 ,người Việt lại đọc là “nhiên”.Những từ ghép như Tự Nhiên,Thiên Nhiên là những từ xuất hiện về sau ,người ta chỉ hiểu khái niệm đó chứ hầu như không còn nghĩ đến gốc gác của nó nữa,Tự Nhiên là tự sinh ra lắm thứ(chỉ vũ trụ),Thiên Nhiên là trời sinh ra lắm thứ(chỉ trái đất). Số đếm trong tiếng Việt cứ nhiều lên,bắt đầu là từ MỖI…MÔ…MỘT…MƯỜI…MUÔN.Khi muốn phủ định là hoàn toàn không có thì nói “MÔ-MỒ”(tiếng Quảng Đông “không có”nói là “mẩu”,tiếng Nghệ An còn có từ nhấn mạnh của “mô” là “máu”,khi nói “có máu mô mồ”có nghĩa nhấn mạnh là hoàn toàn không hề có),khi khẳng định là “có” tức “rõ”thì nói “rõ MỒN-MỘT”hay “có MƯỜI-MƯƠI”.Sự nở bung ra “trăm”từ Việt là theo kiểu sinh sản tự phân đôi của tế bào. Từ “prăm”của tiếng Khơ Me sinh ra từ “lắm”của tiếng Việt,rồi sinh ra từ “rán”của tiếng Hán,người Việt đọc chữ Hán “rán”(然)đó là “nhiên”,đều ý thức được là nhiều.Nhưng từ “rán”trong Hán ngữ không đẻ ra được những tiết có cùng gốc,cùng khái niệm với nó theo qui luật tách đôi Âm Dương.Vì là từ mượn nên từ “rán”trong Hán ngữ rất đơn độc.Nếu nói một tiếng “rán”trơ trọi thì người Hán không hiểu là ý gì,không như nói một tiếng “tua”(đa)nghĩa là nhiều của Hán ngữ thì họ hiểu ngay.Từ “rán”(nhiên)trong Hán ngữ chỉ dùng trong các từ ghép như “tự nhiên”, “thiên nhiên”.Nhưng từ “nhiên”khái niệm nhiều trong Việt ngữ,bởi nó vốn là gen Việt, thì vẫn theo qui luật tách đôi của tế bào trong cái NÔI biểu tượng Âm Dương để đẻ ra nhiều tiết mới đều mang khái niệm nhiều.NHIÊN khi tách ra thành hai tiết đang còn dính nhau thì nó là từ láy NHAN-NHẢN.Trong bọc tròn biểu tượng Âm Dương ấy con NHAN là con Cái(Âm),lớn lên nó biến thành con Đực(Dương)là NHẶN.Còn con NHẢN là con Đực(Dương),lớn lên nó biến thành con Cái(Âm)là NHIỀU.Rõ ràng khái niệm NHIỀU thì số lượng mà nó bao hàm ít hơn số lượng mà NHẶN bao hàm,vì nó âm hơn(khoa học ngày nay chứng minh dương 9 mà âm chỉ có 6).Các khái niệm hình thành từ NÔI mà tiết “nhiên”đẻ bằng cách tự phân đôi là NHIỀU…NHAN-NHẢN…NHẶN và ta có cặp đối nghịch tương đương cặp Âm/Dương là cặp Nhiều/Nhặn(cũng giống như cặp Ít/Nhiều hay dùng ngày nay),đều cho số lượng không chính xác,chúng không hoàn toàn chính xác như cặp Mô/Một là khái niệm số.Cái gen của “prăm” hay “năm” để lại dấu ấn khái niệm “nhiều”trong rất nhiều từ song âm(cũng là cặp Âm/Dương)nhấn mạnh ý “nhiều”như:đều đặn,đầy đặn,khỏe khoắn,đúng đắn,chin chắn,tươi tắn,khó khăn,cục cằn,già giặn,tục tằn,nhỏ nhắn,xinh xắn,vuông vắn,vừa vặn,may mắn,đỏ đắn,xăm xắn,chắc chắn,muộn mằn,tròn trặn,thẳng thắn,bằng bặn v. v. Ngày nay ta hay dùng cặp Ít/Nhiều,và thường chỉ dùng một cặp ấy nên bị nghèo đi,thực ra đây là một cặp đã được đổi “ngôi”hay đổi “nôi” để “ngồi” vào vị trí thay thế.Nguyên sơ của nó là tiết “ƯỚC”(một số lượng không chính xác rất nhỏ như “ước chừng”,qua NÔI biểu tượng Âm Dương nó sẽ đẻ thành ÍT…ĂM-ẮP…ỎI(gốc mẫu số chung của chúng là:cùng vắng phụ âm đầu).Từ ỎI bao hàm số lượng nhiều hơn từ ÍT vì nó dương hơn,nên ta có cặp đối nghịch Âm/Dương là ÍT/ỎI.Từ ÍT sinh ra các từ BÍT,BỊT,DỊT,MỊT,MÍT,NỊT,NÍT,TỊT,THÍTv.v.là những khái niệm có logic với nghĩa “ít”.Từ ỎI sinh ra từ GÓI là một cái bọc có dăm(không nhiều lắm)thứ ở trong,và từ DỎI(biết nhiều hơn biết ít gọi là “giỏi”hơn).DỎI tách Âm Dương ra thành DỒI…DƯ-DẢ…DÀO,ta có cặp đối nghịch Âm/Dương là Dồi/Dào mang khái niệm nhiều tương đối,nhưng số lượng mà cặp này bao hàm thì nhiều hơn số lượng mà cặp Ít/Ỏi bao hàm.(Từ “dồi”còn đẻ ra “trội”và từ “dào”còn đẻ ra “trào”đều là hệ quả của “nhiều” và “bao”là một cái bọc có nhiều thứ ở trong hơn là cái “gói”,đều mang khái niệm nhiều).Từ “dào”ấy là cái “gen”để ở cái NÔI mà từ “nhiên” vào thì đã sinh ra Nhiều…Nhan-Nhản…Nhặn ,cho ta cặp đối nghịch Âm/Dương là Nhiều/Nhặn,cũng là khái niệm nhiều,nhưng số lượng mà cặp này bao hàm lớn hơn số lượng mà cặp Dồi/Dào bao hàm.Tiết LƯỢNG cũng là một số nhiều,số mà LƯỢNG bao hàm nó nhiều hơn là số mà ƯỚC bao HÀM.Tiết LƯỢNG khi tách đôi trong cái nôi biểu tượng Âm Dương nó theo cái gen “ỏi” và “ăm”mà tách ra thành từ láy LẤP-LỬNG nghĩa là không biết chính xác ít hơn hay nhiều hơn,để rồi thành hẳn một từ Âm là LỎI và một từ Dương là LẮM(“xấu đều còn hơn tốt lỏi”).Cái NÔI đó là LỎI…LẤP-LỬNG…LẮM và ta có cặp tương tự Âm/Dương là Lỏi/Lắm và cặp đối nghịch ghép lộn nôi là Ước/Lượng(nghĩa là hoặc ít hoặc nhiều).Từ “lượng” ấy mượn sang tiếng Hán đọc là “liang”,nhưng “liang”trong tiếng Hán không đẻ ra được các từ cùng gốc với nó như là LỎI,LÂP-LỬNG và LẮM .Trong tiếng Việt cặp Ước/Lượng cũng có nghĩa tương tự cặp Ít/Nhiều là những cặp do lấy từ hai Nôi khác nhau ghép thành,gọi là cặp đổi ngôi(hay lộn nôi).Từ SỐ cũng là một số nhiều,nhưng cái mà nó bao hàm ít hơn là cái mà LƯỢNG bao hàm,SỐ khi tách đôi Âm Dương nó tạo ra SO…SAN-SÁT…SẮM, “SO” là một cái đầu tiên(“gà đẻ trứng so,người đẻ con so”), “SAN-SÁT”là nhiều cái ở gần nhau, “SẮM” cũng ý là nhiều ,sau dùng để nói mua nhiều thứ gọi là “sắm”(SỐ trong tiếng Hán là SỔ nghĩa là nhiều,nhưng nó không chia Âm Dương để tạo ra nhiều từ cùng gốc chung khái niệm).Vì vậy cặp đối nghịch Số/Lượng là lấy từ hai nôi khác nhau cặp lại,cũng tương đương như cặp Ít/Nhiều(ta nói “một số tiền”hay “một lượng tiền”là nói đúng,tuy hàm chứa khác nhau,nhưng có vẻ chính xác,chứ nói “một số lượng tiền”là nói thừa một từ hoặc “số”hoặc “lượng”,có vẻ không chính xác).Lượng ánh sáng khi được ĐỐT (“đốt lửa”)lên nó cũng diễn biến từ ít đến nhiều như trong cái nôi Âm Dương tạo thành ĐỐM…ĐOM-ĐÓM…ĐỎ,cặp đối nghịch Đốm/Đỏ biểu thị ánh sáng Ít/Nhiều,từ láy“đom-đóm” được lấy đặt tên cho côn trùng là con đom đóm, có khả năng phát sáng nhấp nháy.Từ “đốt”sang tiếng Hán là “điểm”(điểm hỏa nghĩa là đốt lửa,nhưng “điểm”ở tiếng Hán không đẻ ra được các từ cùng gốc chung khái niệm như ở tiếng Việt).Cũng như CHÂM(“châm lửa”)đã cho ra các khái niệm CHẤM…CHẬP-CHỪNG…CHÁY là từ một chấm lửa ban đầu đến chập-chừng rồi cháy bùng hẳn.Từ “cháy”sang tiếng Hán là “jiao”nghĩa là đốt cho vàng,nó chẳng có những từ khác cùng gốc chung khái niệm. Như vậy số lượng trứng mà NÔI Âm Dương đẻ ra cứ nhiều dần, “lúc đầu còn Ít/Ỏi,dần dần đã khá Dồi/Dào,đến giờ thì đã quá Nhiều/Nhặn rồi”.Nhưng vẫn chưa hết.Từ “nhiều”(còn biến thành từ “giàu”trong tiếng Việt)người Hán mượn từ “giàu”,chú âm bằng một chữ Hán là “ráo”(饶),chữ Hán ấy người Việt đọc là “nhiêu”.Từ “ráo”trong Hán ngữ vì là từ mượn nên nó đơn độc,không đẻ ra được các tiết cùng gốc,cùng khái niệm với nó.Nó chỉ được sử dụng trong các từ ghép như từ “phì nhiêu”.Nhưng “nhiêu” thì vốn có gen Việt nên nó vẫn đẻ trong NÔI biểu tượng Âm Dương bằng cách phân đôi thành hai con dính nhau là NHUNG-NHÚC,con NHUNG là con Cái(giống như con NÒNG),lớn lên nó biến thành Đực(Dương)là NHỮNG,còn con NHÚC là con Đực(giống như con NỌC),lớn lên nó biến thành Cái(Âm)là NHÚM(liên tưởng từ “phum”trong tiếng Khơ Me nghĩa là cộng đồng nhỏ).NÔI này ta có NHÚM…NHUNG-NHÚC…NHỮNG và cặp đối nghịch Âm/Dương là Nhúm/Những.Cứ vậy tiếp tục đẻ nhiều nữa,cho đến ở cái NÔI mà nó cho ra là ĐÁM…ĐÔNG-ĐÚC…ĐÀN,ta có cặp đối nghịch Âm/Dương là Đám/Đàn,tất nhiên Đàn bao hàm số lượng nhiều hơn Đám vì nó dương hơn(miệng phát âm”đàn” mở ra chứ không khép ngậm như “đám”).Chỉ xét riêng tiết “ĐÚC”trong từ láy ĐÔNG-ĐÚC(chú ý,cũng như ở các NÔI khác,ở đây từ “đông”có thể sử dụng độc lập được như “đông cứng lại”,từ “đúc”cũng có thể sử dụng độc lập được như “đúc đồng”,nhưng từ “đông-đúc”thì hai tiết phải dính nhau theo trật tự như trong bọc của nó,biểu thị ý rất nhiều phần tử tập họp lại,nhưng không thể nói đảo ngược là “đúc-đông”được) ta đã thấy khối lượng thông tin(các phần tử) được nén trong tiếng “đúc”ấy đã là vô cùng nhiều rồi.Ấy vậy mà lúc đầu nó chỉ đơn sơ như cái bánh “đúc” làm bằng ty tỷ phần tử bột gạo.Nhưng thử hỏi, nếu không có cái gen Lạc Việt thì làm sao nó có thể đẻ ra “giống như đúc” được?Chính người Việt đã đẻ ra cái thuyết Âm Dương và vẽ nên cái hình tròn biểu tượng Âm Dương là cái nôi có con NÒNG-NỌC,cái “nôi”ấy sinh ra mọi “nời” “nói”của tiếng Việt và cặp đối nghịch CÓC/CÓ của tiếng Việt sinh ra mọi khái niệm trong tiếng Việt,mà ở các ngôn ngữ khác kể cả tiếng Hán không có cái kiểu sinh ra như vậy. Một ý kiến như bài viết này chỉ như là một CHIẾC,đang đi CHẬP-CHỮNG,mong bạn đọc chia sẻ, để càng nhiều ý kiến hội nhập thành CHẬP-CHÙNG ,rồi sẽ đến một cái CHUNG. Các số đếm trong tiếng Việt đã được sinh ra như thế nào? Các số đếm ở tiếng Việt đã bắt đầu từ hệ nhị phân MÔ và MỘT,rồi đến hệ ngũ phân MỘT…HAI…BA…BỐN…NĂM,rồi đến hệ cửu phân có chín con số,rồi mới đến hệ thập phân ngày nay.Trong số học thì số 0 xuất hiện sau cùng so với các con số đếm.Nhưng ở tiếng Việt thì số 0 là MÔ xuất hiện cùng thời với số 1 là MỘT.MÔ và MỘT là hai chị em sinh đôi từ một cái trứng là MỖI,trong cái nôi biểu tượng Âm Dương của người Lạc Việt cái trứng MỖI ấy tách đôi ra như một tế bào đang tự phân đôi ,lúc đầu nó thành hai nửa Âm và Dương còn dính nhau,quấn tròn lấy nhau trong nôi là MẬP-MỜ,hai nửa cũng là hai cái phôi của hai con trong nôi đang lớn dần lên.Con MẬP là con cái mang tính Âm(phát âm tiếng “mập”thì cặp môi người Việt “ngậm” kín lại như là “Âm”),lớn lên cực đại thì nó biến thành MỘT là Dương,con MỜ là con đực mang tính Dương(phát âm tiếng “mờ”thì cặp môi người Việt “toang”ra như là “Dương”),lớn lên cực đại thì nó biến thành MÔ là Âm.Cái Nôi mà MỖI sinh ra là MÔ…MẬP-MỜ…MỘT.Con MÔ là con số 0 ra trước,là con chị,là Âm, tức là gái nên trong tiếng Việt do gen Âm của MÔ mà có các từ :lol: ,CÔ,U,BU,BỦ,MỤ,NỤ,NỮ,NÀNG,NƯƠNG,BẦM,MAN,MỰ,MỆ,MẸ,MÁ,Ả,BÀ chỉ đàn bà(tiết “mụ”người Hán đọc là “mủ” tức Mẫu,tiết “u”người Đài Loan đọc là “u”nghĩa là Mẹ).MÔ mang nghĩa khái niệm là “ không”bởi nó có cái gen là từ con “NÒNG”(tiếng Quảng Đông là “mẩu”,tiếng Nghệ An ngoài “mô” còn có từ “máu”cũng nghĩa là không,để nhấn mạnh hơn, “có máu mô mồ”tức hoàn toàn không hề có).MÔ dẫn đến từ VÔ là không có.MÔ còn cho ra khái niệm phủ định là NỎ và các khái niệm về sự trống rỗng như LỖ,RÒ và cái cá thể “KẺ LỖ”hay “KẺ RÒ” dẫn đến từ zero là số 0 trong tiếng Latin.MỘT dẫn đến từ Mải là chuyên vào một việc,rồi từ láy Mải-Miết để nhấn mạnh(tiếng Hán mượn từ Mải này và chú âm bằng chữ “Mẩy”tức Mỹ(đẹp)là mượn âm chứ không đúng biểu ý của chữ).MỘT còn dẫn đến từ Miệt-Mài là chăm chắm vào một việc,Mãi Mãi là cứ một thứ kéo dài lâu không đổi.Do đã có số 0 là MÔ,NỎ nên cũng có số âm và khái niệm âm là những khái niệm về quá khứ:Từ NỎ trong cái Nôi biểu tượng Âm Dương nó sẽ tách đôi về phía số âm và về phía số một,khi đang tách đôi nó cho ra từ láy NẢY-NỞ là đang trong quá trình lớn lên.Trong Nôi,con Âm là NẢY lớn lên thành Dương là NI rồi NAY,đó là khái niệm hiện tại,con Dương là NỞ lớn lên thành Âm là NỚ rồi NẤYrồi ẤY,đó là khái niệm quá khứ,là số âm so với NỎ là số 0(cái Nôi của 0 tức NỎ là: NỚ…NẢY-NỞ…NAY).Khái niệm NAY là hiện tại,và NI cũng là hiện tại,khẳng định là NÌ,NÀY.Người Việt nói “bên ni,bên tê”là nói vị trí thứ nhất và vị trí thứ hai(“tê” tiếng Khơ Me là con số 2).Từ NI tức Nhất còn dẫn đến “yi”trong tiếng Hán là con số 1,chữ ấy đọc là NHẤT.Đứng ở hiện tại tức đứng ở vị trí số 1,người Việt nói “bên ni”,ở vị trí thứ hai tức tương lai là “bên tê”(“Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát”),ở vị trí quá khứ tức vượt qua NỎ là 0 thì là “bên nớ”.Cái đang có ở hiện tại là “cái ni,cái này”,cái đã có trong quá khứ là “cái nớ,cái nấy,cái ấy”tức ở vị trí của con số âm. Chỉ từ một tiết MỖI ,do sinh sản theo cách của tế bào là tách đôi thành Âm và Dương mà có được hai số đếm của hệ đếm nhị phân là MÔ và MỘT.Do chế độ nguyên thủy là chế độ mẫu hệ,nên kết cấu cú pháp là Cái trước Đực sau,khi đếm số người trong gia đình người ta sẽ đếm từ Mẹ rồi đến Cha tương ứng với 1 rồi 2 mà trong tiếng Khơ Me là “Muôi”(tạo nên gen mẹ)rồi “Tê”(tạo nên gen cha),chính từ “Tê”này đã thành từ “Tía”trong tiếng Việt mà về sau đọc mềm đi thành “Cha”(người Hoa ở vùng Hoa Nam cũng gọi là “Tia”).Cái hình biểu tượng Âm Dương của người Lạc Việt là cái hình tròn trong đó có hai con Nòng-Nọc đen trắng quấn quýt nhau,đó là xét theo sinh học,còn xét theo vũ trụ quan thì con “đen” và con “trắng” chính là con “Lem”(đêm)và con “Clắng”(ngày)của “Blời” (tiếng Mường)là mặt trời,còn xét theo số học thì đó là con MÔ và con MỘT,tức số 0(Âm)và số 1(Dương)của hệ đếm nhị phân.Như vậy cái hình biểu tượng Âm Dương của người Lạc Việt chính là biểu tượng của một “bit” thông tin(thông tin ngày nay có bộ nhớ đến hàng trăm Giga “by”,một “by”bằng tám “bit”),một “bit” thông tin bao giờ cũng có hai giá trị xác suất,hoặc nó sẽ là 0,hoặc nó sẽ là 1,vượt qua ngưỡng đi về phía Âm nó sẽ thành 0 là MÔ,vượt qua ngưỡng đi về phía Dương nó sẽ thành 1 là MỘT,giá trị ngưỡng chính là ranh giới giữa MẬP và MỜ nên MẬP-MỜ còn dính nhau.Ra đời từ MỖI,ở cái Nôi MÔ…MẬP-MỜ…MỘT,con số MÔ dẫn đến NỎ rồi đẻ ra số âm là NỚ.Còn MỘT cũng đẻ tiếp để có các con số đến số 9 của hệ đếm thập phân.Đó là một sự phát triển của số học,đồng thời ở tiếng Việt các con số dẫn đến các khái niệm ngôn ngữ.Ta theo dõi nó sinh sản tiếp như sau: MỘT ở trong Nôi Âm Dương sẽ có cái thai sinh đôi là MỚI-MẺ(MỚI là gái , nặng gen mẹ là “muôi”còn MẺ là trai,nặng gen cha là “tê”, đang hướng đến con số mới là 2 .Khái niệm Mới-Mẻ là một cái mới bắt đầu nảy sinh.Khái niệm Mới là một cái vừa xuất hiện và đã được khẳng định.MỚI là con Âm,con gái,lớn cực đại nó thành MAI là Dương(“Con gái giống cha ,mười ba bến nước”).Mai là khái niệm ở vị trí tiếp của khái niệm hiện tại là MỘT,do đó nó được dùng chỉ ngày tiếp của ngày hôm nay,đó là “ngày mai”(tiếng Hán mượn từ Mai và chú âm bằng chữ Minh,nghĩa biểu ý là Sáng,để có từ ghép “Minh Thiên” là ngày mai,chứ chữ Minh không có liên quan gì đến con số 2).Mai dùng chỉ đại từ nhân xưng ngôi thứ hai,đó là từ “Mày”;chỉ động tác lần hai đó là từ “Lại”(“miếng bánh đưa qua đồng quà đưa lại,tiếng bấc ném đi tiếng chì ném lại”),từ Lại này dẫn đến từ “zai”tức “tái”trong tiếng Hán(người Hán đếm nhất nhị tam tứ…,cũng có khi đếm nhất tái tam tứ…đối với các động tác lặp đi lặp lại);chỉ vị trí thứ hai trong khâu phân phối đó là từ “Lái”nên mới có từ ghép “thương lái”.Từ “Tương Lai”trong tiếng Hán là một từ ghép, là bắt nguồn do từ Mai.Chính từ Mai đã dẫn đến con số Hai,nên mới có câu ca dao “Bây giờ em đã lấy chồng,một mai em có con bồng con mang”.Khái niệm MẺ là Dương nhưng chưa đầy đủ,nó biểu thị sự khuyết thiếu,sự khuyết ấy đang lớn lên trong Nôi,( “cái bát mẻ”),nếu MẺ phát triển đến cực đại thì nó thành Âm là MẤT,(vết mẻ trên cái bát mà cực đại thì cái bát cũng MẤT luôn và bản thân cái khái niệm “mẻ”cũng không còn,chỉ còn khái niệm “mất”).Khái niệm Mất là không còn gì nữa,là con số 0,do nó chia về hướng của Mô nên nó nặng gen của Mô và cả gen của Một để thành MẤT.Cái Nôi mà MỘT đẻ ra là: MẤT…MỚI-MẺ…MAI,và đã cho ra con số HAI.Con số 2 mang đến nhiều khái niệm trong tiếng Việt,như trên đã nói “Tê”cho ra “Tía”,cũng giống như “Muôi”cho ra “Mẹ”,vì mẫu hệ nên đếm từ Mẹ trước rồi mới đến Cha sau(“Một mai con học tinh thông,Đền ơn non nước thỏa lòng mẹ cha”). Tương tự như MỘT đã đẻ bằng cách tự phân đôi,số HAI cũng sẽ phân đôi để đẻ ra: HẾT…HỜI-HỢT…HỆT.Khái niệm Hời-Hợt có nghĩa là hoặc nhiều hoặc ít,nó đang nhiều hơn HAI nên nó là “Hời”,nhưng nó cũng có thể ít hơn HAI như cái nửa “Hợt”này thì đang đi dần đến thành HẾT,là con số 0.Khái niệm HỆT là vì đếm đến cái thứ hai là có sự so sánh,khi đếm một mặt hàng thì cái thứ hai cũng giống cái thứ nhất nên gọi là HỆT.Từ HỆT dẫn đến từ Hoạt nghĩa là sống động vì nó đang được sinh ra trong cái Nôi Âm Dương.HỆT cũng dẫn đến những khái niệm chỉ số nhiều hơn 1 như Hộc (là một dụng cụ để đong lường,có nhiều hơn 1 thì mới phải đong lường),Vốc,Vài (đều nhiều hơn 1),và Bay(Bay là đại từ nhân xưng số nhiều ngôi thứ hai).Từ Bay (“bọn bay”-nếu “bay”có khoảng bốn năm đứa-, “tụi bay”-nếu “bay”có khoảng bảy tám đứa-)chỉ số đông trong ngôi thứ hai so với mình là ngôi thứ nhất.Bay dẫn đến BA(do có gen của “pây”là số 3 trong tiếng Khơ Me)được lấy chỉ con số 3.Ta còn có từ ghép “vài ba”. BA đẻ ra : BỎ…BỀ-BỘN…BỐN.Khái niệm Bề-Bộn là chỉ một số nhiều, ( “công việc bề bộn”), “BỀ”mang cái gen của “tê”là con số 2, “BỎ”mang gen của NỎ là không còn nữa,là con số 0.Hệ đếm đến bốn con số là hệ tứ phân đã được dùng khá lâu trong tiếng Việt,nên khá nhiều khái niệm mang ý “nhiều” là từ con số 4:hay đi xin nhiều lần gọi là “Bòn”,lo lắng nhiều gọi là “Xốn xang”,để nhiều đồ lung tung gọi là “Lộn xộn”gây ra mất trật tự nhiều nên gọi là “Bừa bộn”,hoảng loạn nhiều gọi là “Nhốn nháo”, khi có nhiều việc phải làm thì gọi là “Bận”,nhiều cá thể người hay động vật họp lại thì gọi là “Bọn”,một số lượng nhiều gọi là “Bộn”(“hắn có bộn tiền”), tiền nhiều để đầu tư kinh doanh gọi là “Vốn”,tiêu phí nhiều gọi là “Tốn”,thiệt hại nhiều gọi là “Tổn”,nhiều thứ hình dạng không đồng đều gọi là “Lổn nhổn”,thiếu nhiều thứ gọi là “Thiếu thốn”,nóng ruột nhiều gọi là “Bồn chồn”ăn nhiều gọi là “Ngốn”,nằm theo nhiều hướng gọi là “Ngổn ngang”,chỗ tập trung nhiều người gọi là “Chốn”(sau được dùng để viết chữ “Trấn”là thị trấn,ngược với “Nơi”là chỗ ít người hơn,chỉ hơn “Nôi”một tí thôi,cặp đối nghịch là Nơi/Chốn,“nơi”là chỗ có thể cất được “hai” vật, “chốn” là chỗ có thể cất được “bốn” vật,hai và bốn ở đây ám chỉ ít hơn và nhiều hơn mà thôi chứ không phải là con số chính xác),chạy nhiều tốc độ gọi là “Bon bon”(dẫn đến từ “pân”tức Bôn là chạy, trong tiếng Hán),màu đỏ nhiều gọi là “Hon hỏn”(dẫn đến từ “húng”là Hồng ,trong tiếng Hán),ngu nhiều gọi là “Đần độn”.Khái niệm “Bỏ”( do nó nặng gen của Mô và Nỏ) tức là không còn giữ gì nữa,là con số 0,( “tôi bỏ thuốc lá rồi”).Do hệ đếm tứ phân được sử dụng thời gian khá lâu,khi người Lạc Việt vẽ nên cái hình “tứ tượng”bằng những kẻ vạch,nên số 4 là số nhiều nhất trong các số đếm của hệ này đã để lại nhiều từ cùng gen 4 mang ý là “nhiều” trong tiếng Việt đến như thế,trong khi số 2 và số 3 thì không để lại ý là “nhiều”.Tuy vậy,số 2 vì mang cái gen của “tê”nó không đại diện cho khái niệm nhiều,nhưng nó đại diện cho “lần thứ hai”, “lần làm lại”,nên mang ý bổ túc nhấn mạnh nghĩa cho tiếng đầu của một từ láy như các từ Chặt-chẽ,Cặn-kẽ,Vui-vẻ,Suôn-sẻ,Vắng-vẻ,Lặng-lẽ,Quạnh-quẽ,Đẹp-đẽ,Rủ-rê,Chán-chê,Mải-mê,Mới-mẻ v.v. “Vắng”có đệm “vẻ”có nghĩa là vắng thêm lần hai tức càng vắng hơn.(Giữa hai tiếng của từ láy nên có gạch nối là một gợi ý hợp lý ,để tránh lẫn lộn với từ khác,ví dụ “mới-mẻ” thì khác với “mới mẻ” có nghĩa là vừa mới bị mẻ,hay “săn-sóc”thì khác với “săn sóc”có nghĩa là săn bắt con sóc). BỐN đẻ ra: BẾT…BẤP-BÊNH…BẪM.Khái niệm Bấp-Bênh là không chắc chắn giữa ít và nhiều,(“thu nhập bấp bênh”).Khái niệm “Bẫm”có nghĩa là được nhiều, (“đi câu vớ bẫm”),và nó đã dẫn đến từ “Năm”(do cái gen “prăm”là số 5 trong tiếng Khơ Me), “Bầm”là tụ máu đen nhiều, “Thâm”là độ sâu nhiều, “Lâm râm”là mưa phùn nhiều thời gian, “Lẩm cẩm”là lẫn lộn nhiều thứ trong suy nghĩ.Đó là những khái niệm khi đã vượt 4 sang 5.Con số 5 là con số nhiều nhất trong hệ ngũ phân,là hệ đếm mà người Khơ Me còn giữ nhiều dấu ấn trong số đếm cho đến ngày nay.Cái gen của “prăm” in quá đậm trong các khái niệm Việt mang ý nhiều như “Dăm”, “Lắm”, “Trăm”,có nhiều trong vốc tay gọi là một “Nắm”,vun đất nhiều lại thì có một “Nấm”,xắt rau nhỏ ra thành nhiều gọi là “Băm”,chém nhiều nhát gọi là “Băm vằm”,sức lực nhiều gọi là “Vâm”,nồng độ nhiều gọi là “Đậm”,vị đậm nhiều gọi là “Mặn”,màu tối nhiều gọi là “Thẫm”v.v.,chứng tỏ người Việt đã dùng hệ đếm ngũ phân trong thời gian dài nhất cùng với người Khơ Me.Hàng loạt từ trong tiếng Việt mang gen con số NĂM để nhấn mạnh ý “nhiều” như:nhiều nhặn,đều đặn,đầy đặn,dầy dặn,vừa vặn,vuông vắn,khỏe khắn,đúng đắn,chín chắn,tươi tắn,khó khăn,cục cằn,tục tằn,già giặn,nhỏ nhắn,xinh xắn,may mắn,đỏ đắn,chắc chắn,muộn mằn,tròn trặn,xăm xắn,chằn chặn,bằng bặn v.v.Số 5 là “prăm”còn để lại trong tiếng Khơ Me từ chỉ người có “nhiều”quyền lực nhất và nhận được “nhiều” sự kính trọng nhất,đó là từ “Xăm đéc”(tựa như ông “Năm Đức”vậy). NĂM đẻ ra: NON…NỞ -NANG…NẬU.Trong hệ ngũ phân đến NĂM là nhiều nhất rồi.Bây giờ trong Nôi Âm Dương nó lại đang tách đôi và lớn dần lên tức Nở-Nang ra,làm nảy sinh khái niệm “Nậu”nghĩa là nhiều,ngược với “Non”là ít hơn(càng ít nữa khi Non dẫn đến Gọn,Gọn Lỏn,Mọn rồi Mất). “Nậu”tiếng NamTrung Bộ dùng chỉ số nhiều người ở ngôi thứ ba.Từ Nậu dẫn đến các từ Sáu (người Hồ Nam đọc số 6 là “lấu”),Giàu,Nhiều.Xuất hiện số đếm 6.Hệ đếm lục phân có lẽ cũng đã được dùng một thời gian dài, nên do số 6 là số cuối cùng của hệ đếm này mà có từ “Sau”,6 lại là số nhiều nhất trong các số đếm của hệ này nên cũng để lại khái niệm “nhiều”trong nhiều từ Việt:màu đỏ nhiều gọi là “đỏ Au”,cấy nhiều dé lúa trên một đơn vị vuông gọi là cấy “Mau”,dệt nhiều sợi dập sát nhau trên một vuông vải gọi là dệt Mau,ngược lại là sưa do gen của so hay sót,đi nhiều bước dồn dập gọi là đi Mau,đi nhiều vội vàng gọi là “Rảo”bước,đi thong thả nhưng mất nhiều thời gian gọi là đi “Dạo”,chờ nhiều thời gian gọi là “Lâu”,nhăn nhúm nhiều gọi là “Ngầu”hay “Nhàu”,bực nhiều gọi là “Cáu”,nói cau có nhiều gọi là “Quạu”,ham muốn nhiều gọi là “Máu”hay “Háu”,trốn nhiều thời gian gọi là “Náu”,chờ chực với ham nhiều gọi là “Hau háu”,nôn nóng nhiều gọi là “Đau đáu”,nói nhiều mà thiếu suy nghĩ trước gọi là “Láu táu”,quí nhiều gọi là “Báu”(thành từ “bảo”trong tiếng Hán)v.v. SÁU đẻ ra: SÓT…SƠ-SÀI…SÂY.Khái niệm Sơ-Sài nghĩa là mới sinh ra chưa được hoàn chỉnh lắm,Sơ mang nặng gen của Nỏ,còn Sài mang nặng gen của Hai.Khái niệm Sây nghĩa là nhiều( “cây sây quả”).Sây dẫn đến từ Dầy, Dày, Đầy, Bầy,Bấy (do mềm nhiều),Bẩy tức Bảy ,và Bảy được lấy làm con số 7.Từ Sót là do nặng gen của Một,nó còn dẫn đến từ So nặng gen của Nỏ,So nghĩa là cái đầu tiên, “gà đẻ trứng so,người đẻ con so”. BẢY đẻ ra: BỚT…BỪA-BÃI…BỤI.Khái niệm Bừa-Bãi nghĩa là nhiều quá thành ra không còn trật tự.Bớt nghĩa là ít hơn.Bụi là một tập hợp nhiều, (“bụi cây”, “bụi bặm”chính là từ bụi lắm,là rất nhiều bụi bẩn),dẫn đến Tụi là một nhóm nhiều cá thể.Bặm dẫn đến Ngâm,Dầm Tắm(đều là để nhiều thời gian trong nước)rồi Tám là con số 8.Đến số 7 là có hệ đếm thất phân,hệ này đã được dùng lâu trong tiếng Việt(người Bách Việt ở vùng Triết Giang còn dùng hệ đếm thất phân đến tận thời các nước Sở,Ngô,Việt)nên cũng để lại lắm khái niệm là “nhiều” trong tiếng Việt.Số đông tức quần thể gọi là “Bầy”.Số 7 ở Bắc Bộ nói là “bẩy”,các vùng khác nói là “bảy”đều đúng con số 7.Nhưng để lại trong khái niệm Việt với ý là nhiều thì “Dầy”có ý nhiều về độ hậu( “mặt dầy mày dạn”do lấy từ “dầy dặn”)ngược với “Dẻ”là mỏng(nên mới có từ ghép “mảnh dẻ”),từ “dầy”mang gen của “bẩy”là con số 7 là do từ DIỆN sinh ra trong Nôi Âm Dương: DẺ…DÂY-DƯA…DẦY,(DIỆN là mặt,cặp đối nghịch của DIỆN là DẺ/DẦY,cặp đối nghịch của MẶT là MỎNG/MẪM,còn BỀ cũng là mặt nên có từ ghép là “bề mặt”,BỀ tạo nên cái nôi BẠC…BÊ-BỐI…BÉO,cặp đối nghịch của BỀ là BẠC/BÉO), “bánh dầy”ngược với bánh mỏng,cặp đối nghịch Âm/Dương đúng nôi của nó là DẺ/DẦY.Từ MẶT trong Nôi Âm Dương đã chia ra thành MỎNG(do gen của “không” “nòng”),cái Nôi đó là MỎNG…MẤP-MÔ…MẪM(do còn gen của “năm”),cặp đối nghịch Âm/Dương là MỎNG/MẪM (“mầm mẫm”nghĩa là rất dầy,vải dệt bằng sợi thô gọi là vải dầy,dệt bằng sợi mịn gọi là vải mỏng,dệt sợi sát nhau gọi là vải mau ,dệt sợi cách nhau gọi là dệt sưa cho ra vải mùng).Từ “dày”cũng mang gen con số 7 nhưng khái niệm này là nhiều vật bố trí sát nhau(lược nhiều răng sát nhau gọi là lược “Dày”,ngược lại là lược sưa).(Cặp đối nghịch Âm/Dương là Mỏng/Dầy hay dùng ngày nay là một cặp đổi ngôi).Cây nhiều quả gọi là “Sây”quả.Làm nhiều việc xấu gọi là làm “Bậy”.Sưng to nhiều lên gọi là sưng “Tấy”.Dính nhiều bẩn gọi là “Vấy”.Rôm mọc nhiều gọi là “Sảy”.Tò mò sờ nhiều vào việc không thạo gọi là “Táy máy”.Nước tuôn nhiều gọi là “Chảy”.Quá nóng nhiều thì là “Cháy”.Chiếm dụng vốn người khác nhiều thời gian gọi là “Vay”chứ ít thời gian chỉ gọi là mượn hay mượn tạm.Xát lúa nhiều thời gian gọi là “Xay”.Trái cây chín lâu rồi gọi là chín “Bấy”.Lật đất nhiều phải dùng “Cày”chứ ít thì chỉ dùng cuốc thôi.Phải đi đến quá nhiều cửa quan gọi là “Chạy vạy”.Đạt được nhiều hơn mình mong gọi là “May”.Bắt khổ ải nhiều gọi là “Đày”.Chỉ vẽ cho biết nhiều gọi là “Bày”.Ốm nhiều quá gọi là “Gầy”.Gây thích thú nhiều gọi là “Hay”, khen là quá hay thì nói “Hết xảy”.Ngủ mà phát ra tiếng ồn nhiều gọi là “Ngáy”.Chuyển động nhiều vòng gọi là “Quay”. “Vẩy”ra nhiều nước gọi là “Rảy”.Giữ nóng nhiều thời gian cho khô gọi là “Sấy”.Nhiều người “quây” bắt thú gọi là “Vây”.Xếp nhiều viên gạch lên nhau gọi là “Xây”.Dính vào nhiều chuyện gọi là “Dây”v.v.(“Đong “vơi”đong “đầy””thì cũng chẳng khác gì so sánh đong bằng “hai”với đong bằng “bảy”). TÁM đẻ ra: TẺ…TUA-TỦA…TÍM.Khái niệm Tẻ(nặng gen của Tê là con số 2 trong tiếng Khơ Me) nghĩa là rất ít, “tẻ ngắt”là rất ít sôi động, “tẻ nhạt”là rất ít nhiệt tình,Tẻ dẫn đến Ghẻ (mẹ ghẻ ý là ít tình cảm hơn), “ghẻ lạnh”là thái độ lạnh nhạt.Tua-tủa nghĩa là rất nhiều cái chọc lên trời, (“nhà cao tầng siêu mỏng mọc lên tua tủa”),nó đã dẫn đến từ “tua”trong tiếng Hán nghĩa là nhiều,mà chữ Hán ấy người Việt đọc là “đa”.Tím là màu đậm nhiều,Tím dẫn đến Đậm ,Thẫm,Túm,Trùm,Chùm,CHÍN.Hệ đếm bát phân cũng đã từng được sử dụng lâu dài khi người Lạc Việt dựng nên hình “bát quái”bằng các kẻ vạch,lưu lại nhiều từ mang khái niệm “nhiều” trong tiếng Việt:dính nhiều thời gian tức dính lâu gọi là “Bám”,muốn nhiều gọi là “Hám”,muốn lấy nhiều về mình gọi là “Tham lam”,nhiều cá thể họp lại gọi là “Đám”,khói đọng nhiều gọi là “Ám”,chịu đựng nhiều gọi là “Cam”,dũng khí nhiều gọi là “Dám”,gánh việc nhiều gọi là “Đảm”,nhiều lần gây chán gọi là “Nhàm”,nói nhiều câu vô nghĩa gọi là “Lảm nhảm”,phơi nhiễm nắng nhiều gọi là “Rám”,màu đen nhiều gọi là “Sậm”,màu tối nhiều gọi là “Xám”,độ sâu nhiều gọi là “Thăm thẳm”,sức lực nhiều gọi là “Vâm”v.v. “Tím” đọc mềm hóa đi thì thành “Chín”cũng giống như“Tía”của người Bách Việt đọc mềm hóa đi thì thành “Cha”(“Tía”do từ “Tê”là số 2, “Mẹ”là do từ “Muôi”là số 1 trong tiếng Khơ Me,mẫu hệ ,nên đếm là từ mẹ trước ,cha sau).Từ Chín được chọn làm con số 9.Con số 9 cũng đem lại khái niệm “nhiều” trong tiếng Việt,hạt lúa và trái cây được nhiều nắng thì đến “Chín”,cơm nấu lâu cũng đến “Chín”,người sống nhiều tuổi rồi thì tính tình cũng đến “Chín chắn”.Chín cho ra khái niệm nhiều là “Chùm”(“Một chùm quả”), “Chòm”(một xóm nhiều nóc nhà).Quyền lực nhiều nhất cũng là số 9 là từ “ông Trùm”,đòi hỏi của người quyền lực cao cũng là đòi hỏi “nhiều”nhất như vua Hùng đòi “voi Chín ngà,gà Chín cựa,ngựa Chín hồng mao”(trong chuyện cổ tích Sơn Tinh Thủy Tinh,tại sao cứ phải là số 9 mà không là con số khác?)chứng tỏ đến thời Hùng Vương người Việt đã sử dụng khá lâu hệ đếm cửu phân rồi sau đó mới đến dùng hệ thập phân(môn số học của nhân loại sử dụng hệ thập phân khá muộn,sau khi đã dùng các con chữ số của người Ả Rập rồi sáng tạo ra con số zero là số 0).Hệ đếm cửu phân chắc dùng ngắn hơn hệ ngũ phân đã từng dùng trong thời tiền sử cùng với người Khơ Me,nó nhanh chóng được chuyển sang dùng hệ thập phân ,khi giao lưu quốc tế đã nhiều và rộng rãi hơn,nhân loại sử dụng chung các con chữ số của người Ả Rập. CHÍN đẻ ra: CHẮC…CHẬP-CHÙNG…CHỤC.Cặp đối nghịch Chắc/Chục là nói đi từ số ít nhất đến số nhiều nhất trong hệ thập phân.Khái niệm Chắc ở tiếng Bắc Trung Bộ nghĩa là một cá thể đơn độc, “một chắc”nghĩa là “một mình”.Chắc dẫn đến Cắc là một đồng xu có giá trị nhỏ nhất,tiếng Quảng Nam có cặp từ đối nghịch Cắc/Củm nghĩa là góp nhặt dành dụm từ xu nhỏ nhất đến nhiều(tích tiểu thành đại),khác nghĩa với từ Cần Kiệm nghĩa là chăm chỉ và tiết kiệm.Chập-Chùng nghĩa là rất nhiều.Chục là đủ mười .Chục dẫn đến “xặp”là mười trong tiếng Quảng Đông, “xịp”là mười trong tiếng Thái,đến “thập”,đến “xấp”là lượng đếm đủ một lô giấy,đến“sấp”rồi thành“sứ”trong tiếng Hán là 10.Số 10 là nhiều nhất trong hệ đếm thập phân nên “chục”và “thập” để lại ý “nhiều”trong khái niệm Việt:nhờ vả nhiều gọi là “Cậy cục”,xích mích nhiều gọi là “Lục đục”,săn đón nhiều gọi là “Vồ vập”,liên tiếp nhiều gọi là “Dồn dập”,run do lạnh nhiều gọi là “Lập cập”,xích mích nhiều gọi là “Va vấp”,lần lượt đến nhiều gọi là “Lục tục”,quá nhiều gọi là “Nhung nhúc”,tập trung nhiều gọi là “Đông đúc”,béo nhiều gọi là “Nung núc”,nói nhiều không rõ tiếng gọi là “Lắp bắp”,thẳng nhiều gọi là “Thẳng tăm tắp”,chấp hành nhiều cương quyết gọi là “Răm rắp”(vừa dùng “nhiều”của hệ Năm,vừa dùng “nhiều”của hệ Mười,chứng tỏ hai hệ này được dùng lâu nhất trong tiếng Việt .Chục là nhiều nhất trong hệ đếm thập phân nên Chục cũng dẫn đến khái niệm để chỉ người nhiều quyền lực nhất,đó là từ “Chậu”trong tiếng Lào,từ “Chúa” rồi “Chủ”trong tiếng Việt và từ “Trủ” trong tiếng Hán.Trong hệ thập phân này con số MỘT đã được thay bằng CHẮC do nó được sinh ra từ trong Nôi do CHÍN.Con số 1 là CHẮC cũng được dùng thời gian khá lâu trước khi thay nó bằng cách dùng lại từ Một, nên dấu ấn của CHẮC trong khái niệm Việt cũng khá đậm,CHẮC là 1,là hạng nhất, tức “Number One”,nên những từ mang gen “CHẮC” cũng mang nghĩa nhấn mạnh nó là Number One như : được hơn cả gọi là “Đắc”,đậm hơn cả gọi là “Đậm đặc”,nồng hơn cả gọi là “Nồng nặc”,đông cứng hơn cả gọi là “Đông đặc”,sáng vàng lâu hơn cả gọi là “Vằng vặc”,dài lâu hơn cả gọi là “Dằng dặc”,thuần chất hơn cả gọi là “Rặc”(thuần ngôn ngữ và văn hóa Nam Bộ như nhà văn Sơn Nam được gọi là “ông già rặc Nam Bộ”).Về sau trong số học, hệ đếm thập phân đã lấy lại MỘT có từ trước thay cho CHẮC có sau,lại do đã sử dụng chữ số Ả Rập nên khi dùng số học,con số 10 người Việt đọc là MỘT MÔ,khi đếm đến hết vòng đếm là “MỘT MÔ này!”đã lướt thành “mười !”sinh ra từ MƯỜI.Do hệ đếm cửu phân và hệ đếm thập phân cách nhau về thời gian không xa nên khái niệm nhiều trong tiếng Việt giai đoạn này thường gắn “chín mười”với nhau :Thời gian ủ đã nhiều,lâu rồi gọi là “Chín muồi”, “thương nhau Chín bỏ làm Mười”, “vượt qua Chín núi Mười sông”, “Mười yêu”, “ru con con ngủ cho Muồi”,mất sức nhiều gọi là “Đuối”,mệt nhiều gọi là “Luội”,thuận lợi nhiều gọi là “Xuôi”,làm biếng nhiều gọi là “Lười”,ủ nhiều thời gian cho ngấu mắm gọi là “Muối”,vọc vạch nhiều gọi là “Bươi”việc,xả nước nhiều gọi là “Tưới”. Tóm lại do có hình tròn biểu tượng Âm Dương mà các con số trong tiếng Việt đã được sinh ra từ một tiếng đầu là MỖI tức một thực thể,một KẺ, để tạo ra mười con số đếm từ số không: MỖI MÔ…MẬP-MỜ…MỘT MỘT MẤT…MỚI-MẺ…MAI----------Mày,Lại,Lái,Tái,HAI HAI HẾT…HỜI-HỢT…HỆT------- Hoạt,Hộc,Vốc,Vài,Bay,BA BA BỎ…BỀ-BỘN…BỐN--------Bọn,Bận BỐN BẾT…BẤP-BÊNH…BẪM---------Bầm,Thâm,Lâm,Lắm,NĂM NĂM NON…NỞ-NANG…NẬU----------Nhiều,Giàu,SÁU SÁU SÓT…SƠ-SÀI…SÂY-----------Dầy,Dày,Bầy,BẢY BẢY BỚT…BỪA-BÃI…BỤI---------Tụi,Bụi-Bặm,TÁM TÁM TẺ…TUA-TỦA…TÍM----------Túm,Túm-Tụm,Chùm,Trùm,CHÍN CHÍN CHẮC…CHẬP-CHÙNG…CHỤC-------Thập,Xặp,Xấp,Sấp, (“Sứ”tiếng Hán). Trong tiếng Việt khái niệm MÔ là con số 0 ,có đầu tiên, “KẺ MÔ” này,hay “KẺ RÒ”(hình dáng là 0) chính là “ ZERO” trong tiếng Latin, khi số học phát triển đến hình thành con số 0. Trong hệ đếm thập phân,con số 10 người Việt đọc là MỘT MÔ,khi đếm đến hết vòng là câu khẳng định “MỘT MÔ này!” ,rồi do lướt mà thành “MƯỜI !”.Các khái niệm về “ít”và “nhiều”trong tiếng Việt là bắt nguồn do các từ chỉ con số đếm 1 đến 10 hoàn toàn thuần Việt trong tiếng Việt.Lãn MiênGiải thích câu thành ngữ “Hai năm rõ mười” Câu thành ngữ “Hai năm rõ mười”xuất hiện trong Việt ngữ năm nghìn năm trước,vào thời đại các vua Hùng,khi xã hội đã phát triển,sản vật của nền văn minh lúa nước đã rất phong phú,sự giao lưu trao đổi sôi động,trống đồng Lạc Việt phổ biến khắp vùng Đông Nam Á nơi địa vực của văn minh lúa nước trải dài từ nam sông Dương Tử đến quần đảo Indonexia.Đương nhiên hệ đếm cũng đã phát triển đến dùng hệ đếm thập phân,là các con số MỘT HAI BA BỐN NĂM SÁU BẢY TÁM CHÍN và con số 0 trong Việt ngữ là MÔ(sau mới gọi là KHÔNG). Thời thượng cổ người Việt đã đặt ra hệ đếm nhị phân là hai con số MÔ(0) và MỘT(1),đó là hình con NÒNG và con NỌC,gọi là hai con Nòng-Nọc, quấn quýt nhau trong cái vòng tròn(biểu tượng Âm/Dương của người Lạc Việt),MÔ=0=Âm,MỘT=1=Dương.Cái hình biểu tượng Âm Dương của người Lạc Việt là hình tượng hóa một “bit” thông tin,một “bit” thông tin luôn có hai giá trị xác suất,hoặc nó mang giá trị 0,hoặc nó mang giá trị 1(Ngày nay tin học có bộ nhớ tới hàng trăm Giga “bit”).Cái hình biểu tượng Âm/Dương của người Lạc Việt cũng là một cái nôi “sinh ra mọi từ trong tiếng Việt”.Nhân loại cũng tiến đến sử dụng hệ đếm thập phân,con số 0 xuất hiện trong số học là xuất hiện sau chín con số kia,gọi là ZERO,mà tiền thân của nó là MÔ,người Việt gọi là “KẺ MÔ”,còn có từ “KẺ RÒ”là cái lỗ rò hình dáng 0,dẫn đến con số “ ZERO”.Đến thời hiện đại nhân loại quay lại sử dụng hệ đếm nhị phân của người Việt thượng cổ,số 0 (MÔ) và số 1 (MỘT)trong tin học,nhưng nó “sinh ra mọi sáng tác văn minh của nhân loại trong tương lai”.Đây là một sự lặp lại của lịch sử,có điều là ở trình độ cao hơn. Tiếp đến,người Việt thượng cổ dùng đến hệ đếm ngũ phân như của người Khơ Me,gồm có năm con số đếm là Việt: MỘT HAI BA BỐN NĂM Khơ Me: MUÔI TÊ PÂY BUÔN PRĂM (người Khơ Me đếm đến hết 5 “prăm”thì quay lại vòng đếm mới,6 là “prăm muôi”,2 là TÊ,từ “tê”trong tiếng Việt chỉ vị trí thứ hai,“Đứng bên ni đồng ngó bên “tê” đồng mênh mông bát ngát”). Trong hệ đếm ngũ phân này con số 5 là con số nói lên sự nhiều nhất trong các con số của hệ đếm.Do vậy “prăm”trong tiếng Khơ Me để lại dấu ấn trong từ chỉ người “nhiều”quyền lực nhất và được “nhiều kính trọng” nhất gọi là “Xăm Đéc”(cũng tựa như ông “Năm Đức” vậy).Dấu ấn này còn lại rất đậm trong Việt ngữ ở những từ chỉ ý “nhiều” như “lắm”(“lắm thầy rầy ma,lắm cha con khó lấy chồng”),hay “trăm”(“trăm năm trong cõi người ta”, “trăm nghe không bằng một thấy”).Lưu lại truyền thuyết đẻ trăm “TRỨNG”(cũng như nôi biểu tượng Âm/Dương đẻ ra trăm “TIẾNG”),trăm trứng ấy là trăm nhánh Việt,con của Lạc Long Quân và Âu Cơ,trăm họ,(sau mới do dịch ý mà xuất hiện từ “Bách Việt”, “bách tính” trong Hán ngữ,chứ từ “bách”trong Hán ngữ không có liên quan logic gì với “nhiều”cả,người Hán dùng từ “vạn”để ám chỉ số nhiều). Đến thời đại Hùng Vương người Việt đã sử dụng đến hệ đếm cửu phân gồm 9 con số.Trong hệ đếm này số 9 mang nghĩa “nhiều nhất”trong các con số(thời kỳ này người Bách Việt ở vùng Triết Giang còn dùng hệ đếm thất phân,có 7 con số),CHÍN mang nghĩa nhiều nên lúa hay trái cây được nắng nhiều rồi cũng đến “Chín”,con người lắm tuổi rồi thì tính tình cũng thành “Chín chắn”,đòi hỏi nhiều để thể hiện quyền lực cao nhất như vua Hùng đòi “voi Chín ngà,gà Chín cựa,ngựa Chín hồng mao”(chuyện cổ tích Sơn Tinh Thủy Tinh),chứ lại không đòi các số khác.Người quyền lực nhất trong cộng đồng cũng lấy con số “chín” tức nhiều như “chùm”mà gọi,nên gọi là “ông Trùm”.Cũng thời kỳ này ,trong số học, người Việt lấy lại con số 0 thuở ban đầu của mình là MÔ để có hệ đếm thập phân.MỘT MÔ là con số 10,khi đếm thì người ta nói là “MỘT MÔ này!”,lướt thành MƯỜI.Dùng đến hệ đếm thập phân,con số 10 là nhiều nhất trong hệ đếm,nên khái niệm nhiều cũng từ Mười(“Ru con con ngủ cho Muồi”nghĩa là lâu,nhiều về thời gian),đồng thời vì nhớ hệ cửu phân cách đó chưa lâu nên hay gắn Chín Mười để chỉ nhiều(“Thời gian ủ đã Chín Muồi”, “Thương nhau Chín bỏ làm Mười”). Đến lúc này mới có câu thành ngữ “Hai năm rõ mười”.Tại sao không nói “hai hai rõ bốn” hay “hai ba rõ sáu”,cũng cho ý so sánh sự chính xác như thế vậy?Vì,khi đã dùng đến hệ thập phân,đương nhiên con số mười là nhiều nhất trong hệ đếm,trong tâm thức người Việt vẫn còn nhớ hệ đếm ngũ phân sử dụng lâu dài nhất thuở xa xưa cùng với người Khơ Me.Lấy con số nhiều nhất của hệ cổ xưa là 5 và con số nhiều nhất của hệ hiện tại là 10 để tạo nên câu thành ngữ “hai năm rõ mười”với ngụ ý rằng:buôn bán dù có đến số “nhiều”tiền nhất,công việc dù có đến “nhiều” việc nhất,điều luật dù có ban hành đến “nhiều” điều luật nhất thì vẫn phải MINH BẠCH, xưa cũng đã vậy và hiện tại cũng phải vậy.Đó là cái lẽ phải để tồn tại và phát triển mãi mãi của con cháu Lạc Hồng.Lãn Miên 4 people like this Share this post Link to post Share on other sites