Lương Cơ

Rồng Tiên Hay Lạc Rồng

12 bài viết trong chủ đề này

Posted (đã chỉnh sửa)

Lý Sư Sư kính chào các Học giả, các Nhà nghiên cứu, thân chào các anh chị và các bạn.

Lý Sư Sư muốn xin ý kiến xác định và chỉnh lý nội dung hai câu nói: "Con Rồng Cháu Tiên" và "Con Lạc Cháu Rồng".

-Con Rồng Cháu Tiên:

Trong cầu này các thanh niên thắc mắc Rồng có phải là Lạc Long Quân ? Lạc Long Quân là người Việt hay người Trung ? Tiên có phải là Âu Cơ ? Âu Cơ là người Việt hay người Trung ?

(Xin chỉ dẫn đến bài viết nội dung giải thích vấn đề ạ)

-Con Lạc Cháu Rồng:

Có thanh niên nói :

chẳng hay bạn không biết huyền sử của Dân tộc Việt Nam ta? Xin nhắc lại là Kinh Dương Vương, vua nước Xích Quỷ đi xuống phương Nam đến hồ Động Đình thì lấy con gái của Thần Long(!!), sinh ra Lạc Long Quân. Chính vì vậy mới có "con Lạc cháu Rồng"

Vấn đề ý kiến hiểu biết đó thì sao ạ ? mong các Học giả biết thì giải đáp giúp Lý Sư Sư ạ.

Xin cảm ơn.

Edited by Lý Sư Sư

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Con Lạc, cháu Hồng" là một thành ngữ lưu truyền từ hàng ngàn năm nay và là niềm tự hào của Việt tộc. Chính nó làm nên sự sống mãnh liệt vượt qua bao thăng trầm của lịch sử. Kể cả những thời gian u tối của Việt sử.

Khái niệm Hồng đã được diễn giải là Hồng Bàng thị - Dòng tộc lớn và bao trùm. Một danh xưng đã ghi trong chính sử và truyền thuyết.

Vài thằng hủ nho, ngốc nghếc, biết dăm ba chứ bày đặt suy luận với sự hợp lý ngắn ngủn, chỉ giới hạn trong cái kiến thức bằng lá mít, nhưng cứ tưởng là đúng, rồi dương dương tự đắc. Đó chính là trường hơp này.

Phân tích về các phương diện lịch sử, ngữ nghĩa, tính cấu trúc đặc thù của ngữ pháp Việt....vv.....thì việc hiểu "con Lạc cháu Rồng" thấy ...chán hẳn. Nếu không muốn nói là cố tình xuyên tạc làm tiền đề phủ nhận tinh thần văn hiến Việt.

Đại loại nó giống như vị giáo sư nào đó đổi tên "bánh Dày" thành "bánh Giày". Nhưng báo chí lại la lối đăng tải rùm beng. Cuối cùng, cũng được một số kẻ dở hơn công nhận cái dở ẹc của giáo sư kia. Đúng là phát chán.

Ngôn từ, chữ viết, không phải muốn đặt thế nào thì đặt. Nhất là tiếng Việt, một ngôn ngữ rất cao cấp, có tính hệ thống, tính quy tắc, phân loại phạm trù ngữ nghĩa rất cao....Nó có thể dịch tất cả mọi ngôn ngữ trên thế giới ra ngôn ngữ Việt. Còn ngôn ngữ trên thế giới thì còn lâu mới có thể dịch hết ý ngôn ngữ Việt ra ngôn ngữ của nó.

"Giày" là một khái niệm chỉ chiếc giày trong y phục. Nay đem chỉ cái bánh thì....thật hết ý để bình luận. Giáo sư còn ....giỏi như vậy, bọn phọt phẹt thì....chán hẳn.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

-Con Rồng Cháu Tiên:

Trong cầu này các thanh niên thắc mắc Rồng có phải là Lạc Long Quân ? Lạc Long Quân là người Việt hay người Trung ? Tiên có phải là Âu Cơ ? Âu Cơ là người Việt hay người Trung ?

(Xin chỉ dẫn đến bài viết nội dung giải thích vấn đề ạ)

-Con Lạc Cháu Rồng:

Có thanh niên nói :

Bản thân mình chưa nghe thấy "con Lạc cháu Rồng" bao giờ mà là "con Lạc cháu Hồng"

Hồng Bàng là tổ nước ta

Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang

Thêm nữa, mình cũng chưa bao giờ nghĩ (đây là suy nghĩ cá nhân) rằng dòng dõi người Việt phải là Rồng với rắn gì vì đơn giản, mình không chấp nhận cái nghịch lý: người nở ra từ trứng. Sinh học hiện đại phân biệt rõ ràng động vật đẻ con và động vật đẻ trứng, không thể có râu ông nọ cắm cằm bà kia được.

Hiện mình vẫn đang đọc bài trong diễn đàn để tìm hiểu nguồn gốc các sự việc này. Xin có vài lời thiển cận với bạn như vậy!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Bản thân mình chưa nghe thấy "con Lạc cháu Rồng" bao giờ mà là "con Lạc cháu Hồng"

Hồng Bàng là tổ nước ta

Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang

Thêm nữa, mình cũng chưa bao giờ nghĩ (đây là suy nghĩ cá nhân) rằng dòng dõi người Việt phải là Rồng với rắn gì vì đơn giản, mình không chấp nhận cái nghịch lý: người nở ra từ trứng. Sinh học hiện đại phân biệt rõ ràng động vật đẻ con và động vật đẻ trứng, không thể có râu ông nọ cắm cằm bà kia được.

Hiện mình vẫn đang đọc bài trong diễn đàn để tìm hiểu nguồn gốc các sự việc này. Xin có vài lời thiển cận với bạn như vậy!

NDK sai lầm rồi.

Hầu hết những dân tộc có nền văn hóa cổ xưa - còn bây giờ có phải là một dân tộc có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến hay không thì bàn sau - đều có một sự tích giải thích nguồn gốc sinh ra dân tộc mình. Trong quá trình tiến hóa của nhân loại, hiện tượng này là sự phát triển tất yếu và khách quan. Đó chính là dấu ấn chứng tỏ một tư duy siêu việt, nhằm bảo vệ những giá trị tinh thần - là khả năng đề kháng cho sự sinh tồn của dân tộc, trước những viễn ảnh thăng trầm của lịch sử, trong hoàn cảnh tri thức mông muội từ những thời sơ khai.

Nay kiến thức chỉ cần trung bình và phổ thông. Ai chẳng hiểu người thì không thể sinh ra từ một bọc trừng, và không thể lẫn lộn giữa "động vật đẻ con và động vật đẻ trứng". Cho nên đem một kiến thức phổ thông của thời hiện đại để phê phán cái sai của thời lịch sử từ vài thiên niên kỷ trước lại chính là tính phi logic của lập luận này. Do đó, vấn đề không phải là ở chỗ "động vật đẻ con và động vật đẻ trứng", mà là cần bảo vệ những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống. Một giáo sư Nhật, cũng đòi chứng minh khoa học nguồn gốc người Nhật có phải là con Thái Dương Thần Nữ không - và ông ta bị đuổi về vườn.

Tri thức của ông cha ta không phải không biết kiến thức sơ đẳng về "động vật đẻ con và động vật đẻ trứng". Bằng chừng, trong ca dao tục ngữ Việt có câu:

"Trứng rồng thì nở ra rồng.

Liu điu lại nở ra dòng liu điu"

Hoặc thí dụ khác: Như câu chuyện "Trê Cóc" nổi tiếng. Câu chuyện này cho thấy tri tuệ siêu việt của ông cha ta về tính bản chất và hiện tượng; tính quy luật của sự phát triển thiên nhiên và xã hội. Tất cả được lồng ghép vào một câu chuyện mang tính minh triết và tiên tri cực kỳ cao cấp.

2 people like this

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác Thiên Sứ,

Cháu vẫn đang đọc và tìm hiểu thêm về vấn đề này. Cháu đồng ý với bác về luận điểm "mỗi dân tộc cần có đề kháng riêng để bảo vệ sự sinh tồn của mình". Vì lẽ đó, mỗi nơi lại có truyền thuyết giải thích nguồn gốc của dân tộc mình là điều dễ hiểu. Tuy nhiên bản thân cháu thấy có vấn đề gì đó ở chi tiết "trăm trứng nở trăm con". "Cái gì đó" này hiện tại khá mơ hồ, vì vậy cháu vẫn đang cố tìm hiểu thêm tài liệu, mong là có ngày tìm thấy câu trả lời.

Cháu cảm ơn và chúc bác mạnh khỏe!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác Thiên Sứ,

Cháu vẫn đang đọc và tìm hiểu thêm về vấn đề này. Cháu đồng ý với bác về luận điểm "mỗi dân tộc cần có đề kháng riêng để bảo vệ sự sinh tồn của mình". Vì lẽ đó, mỗi nơi lại có truyền thuyết giải thích nguồn gốc của dân tộc mình là điều dễ hiểu. Tuy nhiên bản thân cháu thấy có vấn đề gì đó ở chi tiết "trăm trứng nở trăm con". "Cái gì đó" này hiện tại khá mơ hồ, vì vậy cháu vẫn đang cố tìm hiểu thêm tài liệu, mong là có ngày tìm thấy câu trả lời.

Cháu cảm ơn và chúc bác mạnh khỏe!

Không có câu trả lời. Vì đây là huyền thoại. Huyền thoại thì không phải cái để cân đo đong đếm. Nó xuất phát từ nguyên nhân khác. Tôi đã phân tích.

Tùy NDK thôi.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác Thiên Sứ,

Cháu vẫn đang đọc và tìm hiểu thêm về vấn đề này. Cháu đồng ý với bác về luận điểm "mỗi dân tộc cần có đề kháng riêng để bảo vệ sự sinh tồn của mình". Vì lẽ đó, mỗi nơi lại có truyền thuyết giải thích nguồn gốc của dân tộc mình là điều dễ hiểu. Tuy nhiên bản thân cháu thấy có vấn đề gì đó ở chi tiết "trăm trứng nở trăm con". "Cái gì đó" này hiện tại khá mơ hồ, vì vậy cháu vẫn đang cố tìm hiểu thêm tài liệu, mong là có ngày tìm thấy câu trả lời.

Cháu cảm ơn và chúc bác mạnh khỏe!

Không biết con số 100 có liên quan gì tới Kinh Dịch hay có liên quan gì tới Bách Việt (100 dân tộc Việt) hay không?

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác,

Đột nhiên chuyện này làm cháu nhớ đến một sự tích tên là "Quả bầu mẹ" (in trong sách giáo khoa tiểu học hồi chưa cải cách). Tuy nhiên sự tích này lại có vẻ như nhắc nhở về tình cảm anh chị em trong 1 nhà (các dân tộc trong cùng 1 đất nước) nhiều hơn. Cháu xin phép không đưa ra bình luận gì mà chỉ chép lại đây. Truyện là như sau:

Xưa có hai anh em, một trai một gái, nhà nghèo, mồ côi cha mẹ. Một hôm nọ vào rừng kiếm ăn, gặp một con Dúi, bèn đuổi bắt. Dúi chui vào hang. Hai anh em đào bắt được. Dúi xin tha và nói sở dĩ phải chui vào hang sâu vì trời sắp sập, sẽ có mưa ngập tất cả. Dúi khuyên hai anh em lấy một khúc gỗ to đẽo rỗng, chuẩn bị thức ăn đầy đủ bảy ngày bảy đêm rồi chui vào trong đó.

Miệng khúc gỗ được bịt sáp ong như bưng thành mặt trống. khi hết hạn, hai anh em lấy lông Dím chọc thủng sáp ong, nếu thấy không có nước rỉ vào thì phá mặt trống mà ra. Hai anh em tha cho Dúi và làm theo lời Dúi bảo. Mưa lớn, nước ngập mênh mông. Đúng hạn, hai anh em chui ra, trống mắc trên cây Nhót, vì thế cây Nhót không bao giờ thẳng. Hai người leo xuống, tặng nhau nắp trầu làm tin rồi chia tay nhau đi tìm đồng bào. Hai người đi hai ngã nhưng lại gặp nhau, vì những người khác đã chết hết. Và họ cứ đi tìm như thế nhiều lần mà vẫn thất vọng vì mọi người khác đã chết hết. Lần cuối cùng, chim Tgoóc khuyên hai anh em nên lấy nhau để có con nối dõi, loài người được sinh sôi nảy nở. Ít lâu sau, người em có mang, chửa được bảy năm, bảy tháng, bảy ngày thì sinh ra một quả bầu. Người chồng muốn đập vỡ ra, người vợ tiếc đem gác lên gác bếp. Một lần đi làm nương về, hai người cứ thấy tiếng cười đùa trong nhà, nhưng đến khi vào nhà lại thấy im bặt. Lấy làm lạ, người chồng leo lên gác bếp ghé tai vào quả bầu, nghe có tiếng ầm ĩ, mang xuống định lấy dao chặt. Sợ như vậy chạm vào con, người vợ bảo lấy que đốt nhọn đầu và dùi lỗ. Bỗng có người Xá chui ra trước. Người chồng mừng quá, khoét lỗ rộng thêm, thì người Thái, người Lào, người Lự lại ra theo. Người vợ sốt ruột lấy củi phang vỡ quả bầu. Người Kinh, người Hán ra nốt, người Xá dính nọ nên đen, người Kinh người Hán ra sau nên trắng.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mô típ của câu chuyện này cũng hao hao giống như câu chuyện "đại hồng thủy" trong Kinh thánh, và cũng có thể tìm thấy ở trong câu chuyện của vài dân tộc khác. Câu chuyện giường như muốn truyền tải một thông điệp xuyên thời gian về một biến có trong lịch sử nhân loại mà ở đó các dân tộc còn sống xót tồn tại qua biến cố đó. Có thể lắm chứ?

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Con Lạc, cháu Hồng" là một thành ngữ lưu truyền từ hàng ngàn năm nay và là niềm tự hào của Việt tộc. Chính nó làm nên sự sống mãnh liệt vượt qua bao thăng trầm của lịch sử. Kể cả những thời gian u tối của Việt sử.

Khái niệm Hồng đã được diễn giải là Hồng Bàng thị - Dòng tộc lớn và bao trùm. Một danh xưng đã ghi trong chính sử và truyền thuyết.

Vài thằng hủ nho, ngốc nghếc, biết dăm ba chứ bày đặt suy luận với sự hợp lý ngắn ngủn, chỉ giới hạn trong cái kiến thức bằng lá mít, nhưng cứ tưởng là đúng, rồi dương dương tự đắc. Đó chính là trường hơp này.

Phân tích về các phương diện lịch sử, ngữ nghĩa, tính cấu trúc đặc thù của ngữ pháp Việt....vv.....thì việc hiểu "con Lạc cháu Rồng" thấy ...chán hẳn. Nếu không muốn nói là cố tình xuyên tạc làm tiền đề phủ nhận tinh thần văn hiến Việt.

Đại loại nó giống như vị giáo sư nào đó đổi tên "bánh Dày" thành "bánh Giày". Nhưng báo chí lại la lối đăng tải rùm beng. Cuối cùng, cũng được một số kẻ dở hơn công nhận cái dở ẹc của giáo sư kia. Đúng là phát chán.

Ngôn từ, chữ viết, không phải muốn đặt thế nào thì đặt. Nhất là tiếng Việt, một ngôn ngữ rất cao cấp, có tính hệ thống, tính quy tắc, phân loại phạm trù ngữ nghĩa rất cao....Nó có thể dịch tất cả mọi ngôn ngữ trên thế giới ra ngôn ngữ Việt. Còn ngôn ngữ trên thế giới thì còn lâu mới có thể dịch hết ý ngôn ngữ Việt ra ngôn ngữ của nó.

"Giày" là một khái niệm chỉ chiếc giày trong y phục. Nay đem chỉ cái bánh thì....thật hết ý để bình luận. Giáo sư còn ....giỏi như vậy, bọn phọt phẹt thì....chán hẳn.

Lý Sư Sư xin cảm ơn Chú Thiên Sứ, cảm ơn các anh chị đã cho ý kiến ạ.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Kính bác Thiên Sứ,

Cháu vẫn đang đọc và tìm hiểu thêm về vấn đề này. Cháu đồng ý với bác về luận điểm "mỗi dân tộc cần có đề kháng riêng để bảo vệ sự sinh tồn của mình". Vì lẽ đó, mỗi nơi lại có truyền thuyết giải thích nguồn gốc của dân tộc mình là điều dễ hiểu. Tuy nhiên bản thân cháu thấy có vấn đề gì đó ở chi tiết "trăm trứng nở trăm con". "Cái gì đó" này hiện tại khá mơ hồ, vì vậy cháu vẫn đang cố tìm hiểu thêm tài liệu, mong là có ngày tìm thấy câu trả lời.

Cháu cảm ơn và chúc bác mạnh khỏe!

Dưới góc độ dân tộc học, người ta có khái niệm "Đạo thờ vật tổ" hay gọi là "Tô tem giáo". Theo đó, xa xưa, thời bộ lạc nguyên thủy, các bộ tộc thường nhận một con vật làm Ông Tổ của mình. Điều đó không có nghĩa thuần túy Ông Tổ là người sinh ra bộ tộc đó mà nó có nghĩa là sự tôn sùng biểu tượng sức mạnh, sự nhanh nhẹn, những đặc điểm nổi bật của một loài vật nào đó gần gũi với bộ tộc. Đã có những nghiên cứu về vấn đề này và cả tiểu thuyết nữa (Quyển Tô tem Sói chẳng hạn).

Ở Việt Nam ta, truyền thuyết thần Kim Quy giúp vua xây thành Cổ Loa trong khi đêm đến có con gà gáy là thành lại sụp cũng là một sự liên tưởng đến Tô tem giáo. Nghĩa là vùng đất xây thành Cổ Loa xưa kia thuộc một bộ tộc có thờ Gà làm vật tổ, bộ tộc thờ Rùa làm vật tổ đến vùng đất này xây thành và bộ tộc thờ Gà tìm cách phá... Dấu ấn rõ ràng còn sót lại là trong lễ Hội Cổ Loa (6 tháng Giêng âm lịch hàng năm) có màn rước lễ trong đó có mô phỏng trận đánh đuổi bộ tộc thờ Gà (những người đóng vai thờ Gà dùng 1 gốc tre sơn đỏ giống như mào gà trống).

Từ đó có thể nhận thấy việc Con Lạc, cháu Hồng cũng phản ánh (dưới góc độ Tôtem giáo) là vật tổ một thời của tộc Việt có thể là một động vật dưới nước (cá sấu chẳng hạn) hoặc bò sát có hình thể lớn...Qua thời gian được thánh hóa thành Rồng.

Vài lời tâm sự qua những thông tin cóp nhặt xin chia sẻ với mọi người.

Share this post


Link to post
Share on other sites

Không biết con số 100 có liên quan gì tới Kinh Dịch hay có liên quan gì tới Bách Việt (100 dân tộc Việt) hay không?

Cái này Van Lang tìm topic về "Nguồn gốc ngày dỗ tổ Hùng Vương" thì sẽ biết!

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay