HP74

Lương Giáo Viên...

5 bài viết trong chủ đề này

Bộ trưởng: 'Lương giáo viên đã tăng gấp đôi'

Cập nhật lúc 05:37, Thứ Ba, 08/06/2010 (GMT+7)

"So với năm 2006, đến nay (2010), lương giáo viên đã tăng gấp 2,1 lần, vào khoảng 2,5 - 4 triệu đồng/tháng, cao hơn so với các ngành khác", Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân trả lời câu hỏi của ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết, khi ông Thuyết đề nghị Bộ trưởng cho biết kết quả thực hiện lời hứa "đến 2010 giáo viên sẽ sống được bằng lương".

>> Nóng bỏng nghị trường

>> "Thủ tướng trả lời thẳng thắn, nhưng cử tri thấy hơi tiếc"

>> Làm sao chủ tịch tỉnh dám dọa đại biểu Quốc hội?

>> Không thể lúc nào cũng "nhường" người khác phát biểu

Cao hơn các ngành khác

Bên hành lang phiên thảo luận kết quả giám sát chất lượng đại học hôm qua (7/6), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết cho hay, vừa rồi ông đã gửi tới Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân một số câu liên quan đến việc thực hiện lời hứa của ông Nhân. ĐB Thuyết đã nhận được câu trả lời bằng văn bản.

"Tôi cho đây là một cơ hội để trước khi rời Bộ Giáo dục - Đào tạo, Phó Thủ tướng giải thích những việc ngành đạt được cũng như bản thân mình đã làm được", ĐB Thuyết nói.

Posted Image

ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết: Một số cán bộ, viên chức trong ngành băn khoăn về việc thực hiện lời hứa của Phó Thủ tướng. Ảnh: Lê Anh Dũng

Câu hỏi mà ông Nguyễn Minh Thuyết gửi đến ông Nguyễn Thiện Nhân cho phiên chất vấn cuối tuần này là: "Một số cán bộ, viên chức trong ngành và cử tri băn khoăn về việc thực hiện lời hứa của Phó Thủ tướng. Ví dụ đến năm 2010, giáo viên sống bằng lương. Rồi hiệu quả một số cuộc vận động mà Bộ trưởng đã phát động như phong trào hai không, trường học thân thiện, học sinh tích cực?".

Không xuất hiện ở phiên chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân trả lời bằng văn bản: Ngay từ năm 2006, Bộ GD&ĐT đã xác định cần xây dựng đề án tăng thu nhập cho giáo viên. Bộ đề xuất phương án tăng hệ số ưu đãi trong tương quan với hệ số ưu đãi của lực lượng cũ trang (bộ đội, công an là 1,8).

Tuy nhiên, Chính phủ đã bàn bạc và chưa chấp thuận với lý do còn phải tính đến nhu cầu tăng thu nhập của lao động làm việc trong ngành y tế, văn hoá, giáo dục và các ngành khác.

Cũng theo Bộ trưởng, hiện nay giáo viên vẫn đang được hưởng hệ số phụ cấp đứng lớp ưu đãi với mức bình quân là 1,35. Chưa kể những ưu đãi cho giáo viên vùng đặc biệt khó khăn, các cơ sở giáo dục đặc biệt...

Gần đây, lương giáo viên cũng đã được tăng, theo lộ trình tăng lương của Chính phủ.

Và như vậy, so với năm 2006, đến nay (2010), lương giáo viên đã tăng gấp 2,1 lần, vào khoảng 2,5 - 4 triệu đồng/tháng, cao hơn so với các ngành khác.

"Tuy nhiên, với nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng, mức lương này vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi tăng thu nhập thực tế cho giáo viên, nhất là khi đã có con nhỏ, đời sống của một bộ phận nhà giáo còn không ít khó khăn", Bộ trưởng thừa nhận.

"Theo đề án đổi mới cơ chế tài chính cho giáo dục, thu nhập của đội ngũ nhà giáo sẽ tăng trong thời gian tới", ông Nhân cho biết.

96,7% trường có nhà vệ sinh

Liên quan tới hiệu quả của cuộc vận động trường học thân thiện, Bộ trưởng Giáo dục khẳng định, "ngay từ khi ra đời, phong trào thi đua đã nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của toàn ngành, toàn xã hội, tạo nên những chuyển biến rõ nét về quang cảnh trường lớp xanh, sạch đẹp, an toàn, môi trường giáo dục nhân văn, về giáo dục kỹ năng sống".

Thành tích đạt được là hàng ngàn nghĩa trang liệt sĩ, hàng ngàn di tích được chăm sóc.

Chỉ trong hai năm đã có hơn 8.000 nhà vệ sinh được xây mới. Tỷ lệ trường có nhà vệ sinh đạt 96,7%, trong đó 83,9% công trình đạt chuẩn.

Posted Image

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân: Thu nhập của giáo viên sẽ tăng... Ảnh: Lê Anh Dũng

"Bộ không giao chỉ tiêu, nhưng 100% các trường tham gia phong trào với mức phấn đấu khác nhau", Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân cho hay.

Tuy nhiên, trao đổi bên lề với phóng viên về chuyện gia tăng bạo lực học đường trong khi đang có phong trào "thân thiện, tích cực", ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết nói, chỉ xét về hiện tượng, nhiều người thấy, sau khi có cuộc vận động nói trên, hàng loạt những clip về bạo hành tung lên mạng rồi chuyện thầy đánh trò, trò đánh thầy, trò đánh nhau khá lan rộng.

"Có thể những hiện tượng báo chí phản ánh hoặc các em tự tung lên mạng không phải là hiện tượng của số đông, nhưng khá phổ biến vì đã xảy ra ở rất nhiều địa phương khác nhau, rất nhiều trường học khác nhau. Như thế phải xem xét các vấn đề trên để cuộc vận động của ngành giáo dục đi vào thực chất", ĐB Thuyết nói.

"Có vị cử tri gọi điện đề nghị tôi chất vấn Bộ trưởng Giao thông vận tải về trách nhiệm vì sao để dân phải đu dây qua sông Pôkô (Kon Tum). Vì báo chí đã đăng, đại biểu Quốc hội đọc được thông tin như vậy rất xúc động nên sẽ có nhiều người chất vấn, tôi sẽ không chất vấn chuyện này nữa.

Ngoài hai câu hỏi về giáo dục, tôi còn gửi hai câu cho Thủ tướng liên quan đến chuyện cho nước ngoài thuê đất rừng và lương ở SCIC. Tôi gửi hai vấn đề cho Bộ trưởng LĐTB&XH, ba vấn đề cho Bộ TN&MT".

ĐB Nguyễn Minh Thuyết hiện đang là vị ĐBQH gửi nhiều câu hỏi chất vấn nhất lên Thủ tướng và các bộ trưởng.

  • Lê Nhung
1 person likes this

Share this post


Link to post
Share on other sites

VinaPhone sẽ cung cấp iPhone 4G

Cập nhật cách đây 23 phút

Tags: Việt Nam, được đưa ra, tại hội nghị, chính thức, phân phối, thế giới, cung cấp, trình làng, sản phẩm, 4G, Vinaphone, nhà, máy, bố

- Sáng nay, 8/6, VinaPhone đã chính thức công bố sẽ thực hiện phân phối máy iPhone 4G tại Việt Nam. Tuyên bố này được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Apple chính thức trình làng sản phẩm này tại Hội nghị các nhà phát triển thế giới Apple.

iPhone 4G chính thức trình làng

Dự kiến, VinaPhone bắt đầu phân phối máy iPhone 4G tại Việt Nam kể từ tháng 7 tới. Tuy nhiên tại thời điểm này, các thông tin chi tiết như giá máy iPhone 4G, kế hoạch phân phối, chế độ hậu mãi vẫn chưa được nhà mạng này tiết lộ.

iPhone 4G được đánh giá là điện thoại thông minh mỏng nhất trên thế giới, với màn hình có độ phân giải cao nhất mà chưa từng được trang bị cho bất kỳ máy điện thoại nào.

VinaPhone đã chính thức trở thành nhà phân phối iPhone của "quả táo" từ ngày 26/3 với sản phẩm đầu tiên là iPhone 3GS. Theo nhà mạng, thời gian vừa qua đã bán được gần hết số lượng iPhone 3GS nhập về lần đầu, khoảng 5000 chiếc.

Chỉ sau hơn một tháng chính thức trở thành đối tác phân phối iPhone 3GS của “quả táo” tại Việt Nam, ngày 29/4, VinaPhone cũng đã có sự thay đổi để có được chính sách phân phối iPhone 3GS hấp dẫn nhằm hút người dùng hơn nữa.

Trước thông tin iPhone 3GS được Tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới Wal-Mart giảm giá xuống còn một nửa, theo nguồn tin của VnMedia, nhà mạng cũng đang nghiên cứu để tiếp tục có những chính sách phù hợp với xu thế chung trên thị trường thế giới, đáp ứng nhu cầu của người dùng. Tuy nhiên, ở thời điểm này, mọi thông tin vẫn chưa được tiết lộ.

Hiền Mai

Share this post


Link to post
Share on other sites

Mềnh chả quan tâm 3G, 4G :lol: đằng nào cũng ko có tiền mua, điện thoại của mềnh có 500 ngàn vẫn chạy tốt :P

Share this post


Link to post
Share on other sites

"Anh về Bộ Giáo dục theo đường dây nào?"

Tác giả: Hồ Bất Khuất

Bài đã được xuất bản.: 09/06/2010 06:00 GMT+7

Việc mà lãnh đạo Bộ GD và ĐT phải làm cấp bách hiện nay là "đóng cửa sổ", nghĩa là phải tạo ra không khí, môi trường giáo dục mà ở đó hiện tượng tiêu cực không có khả năng tồn tại. Muốn vậy, trước hết, Bộ GD và ĐT phải đề cao hai thứ: Trí tuệ và sự trung thực.

Trong vòng một phần tư thế kỷ trở lại đây, giáo dục luôn nằm ở trung tâm sự chú ý của xã hội cũng như của báo chí. Đã có quá nhiều ý kiến, tham góp của các tầng lớp từ các bậc trí giả đến người thường dân. Nhưng hầu như chất lượng giáo dục không nâng lên được bao nhiêu, tiêu cực trong giáo dục không giảm đi, yếu kém vẫn tiếp tục bộc lộ. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng nguyên nhân chính nằm ở khâu sử dụng con người không đúng và tư duy lạc hậu, xơ cứng của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

"Muốn tồn tại được ở đây, phải biết im lặng!"

Năm 1995, sau hơn mười năm công tác tại Tạp chí Cộng sản và bảo vệ luận án tiến sỹ báo chí ở Nga, tôi được một người bạn (Phó Tổng biên tập) mời về Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp (ĐHGDCN). Xuất hiện ở 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội (trụ sở Bộ GD và ĐT), tôi chỉ được hỏi: "Người quen của anh ở đây là ai?", "Anh về đây theo đường dây nào?"...

Một người quen cũ của tôi (chúng tôi quen nhau khi anh là Phó Viện trưởng Viện Ngôn ngữ), nay về giữ một cương vị quan trọng thuộc Bộ GD và ĐT gặp tôi, dặn: "Muốn tồn tại được ở đây, phải biết im lặng!". Tôi rất băn khoăn vì tôi về đây là để nói (làm báo) mà để tồn tại, phải im lặng, thế thì tôi biết làm gì?!

Nhưng tôi về Bộ GD và ĐT với nhiệm vụ rất cụ thể: Xin phép xuất bản Tạp chí "Sinh viên" (phụ trương) và góp phần nâng cao tính lý luận của Tạp chí ĐHGDCN. Tôi và bạn bè làm việc cật lực, tháng 1/1996, "Sinh viên" ra số đầu tiên. Từ đó, giới sinh viên có một diễn đàn để trao đổi về mọi vấn đề liên quan đến đời sống của trí thức trẻ. Mỗi lần "Sinh viên" ra số mới, sinh viên các trường đến tận nhà in để lấy đọc. Chúng tôi rất vui mừng. Đó là niềm động viên ấm áp với người làm nghề.

Sau một chuyến công tác ở các tỉnh phía nam ra, tôi gặp một người lạ ở tòa soạn. Mọi người giới thiệu đây là lãnh đạo mới của tạp chí. Sau tôi mới biết bằng cấp của anh không liên quan gì tới báo chí. Anh học cùng lớp, cùng chuyên ngành và có bằng cấp như một học trò của tôi ở lớp đào tạo tại chức báo chí.

Như vậy là hai người có bằng cấp như nhau, một người thì đi học ở lớp đại học báo chí tại chức mà tôi giảng dạy, còn anh thì lãnh đạo, chỉ đạo tôi phải làm báo thế nào. Tôi cảm thấy có điều gì không ổn.

Posted Image

Tôi ví ngành giáo dục hiện nay cũng đang trong tình trạng đi nhặt "những tờ giấy bay lung tung trong phòng", Ảnh: VNN

Cảm giác của tôi nhanh chóng thành sự thật: Chẳng bao lâu sau đó người ta "xóa sổ" Tạp chí ĐHGDCN bằng cách sáp nhập với một tạp chí khác. Đây là một tạp chí rất có uy tín, có nhiều đóng góp cho giáo dục đại học. Tạp chí này do cố Bộ trưởng Tạ Quang Bửu sáng lập. Thế mà nó bị xóa sổ!

Với việc xóa sổ Tạp chí ĐHGDCN, Bộ GD và ĐT cùng một lúc vứt bỏ hai công cụ tuyên truyền đối với giáo dục đại học, vì tạp chí "Sinh viên" cũng không có cơ sở tồn tại khi tạp chí "mẹ" bị sáp nhập. Điều mỉa mai là người ta xóa sổ tờ tạp chí này sau khi nhận Huân chương Lao động do Nhà nước phong tặng!

Với báo chí của ngành thì Bộ dẹp bỏ, với báo chí bên ngoài, hầu như Bộ chỉ tìm cách đối phó, ít khi chịu tiếp thu những kiến nghị, những đề xuất về yếu kém của giáo dục được nêu. Vậy thì làm sao khá lên được?!

Riêng tôi, vẫn nhớ tới câu hỏi phủ đầu: "Anh về đây theo đường dây nào?"

Có bao nhiêu người thực tài và trung thực?

Năm 2006, chuyện thầy giáo Đỗ Việt Khoa chống tiêu cực trong giáo dục nổi tiếng cả nước. Thầy Khoa được đích thân Bộ trưởng Bộ GD và ĐT đến tận nhà thăm và khen thưởng. Sau đó thầy Khoa còn được đề cao ở nhiều hoạt động khác. Rồi từ chuyện thầy Khoa chống tiêu cực, ngành giáo dục nhóm lên cuộc vận động "Hai không" mang tính phong trào, mạnh mẽ, rộng khắp.

Ban đầu tôi rất mừng, nhưng chỉ sau năm đầu tiên, tôi lo lắng, bởi hoạt động chính, hoạt động cơ bản của giáo dục không phải chống tiêu cực mà là dạy và học.

Có một chuyện thuộc nguyên lý tư duy. Khi những tờ giấy trong phòng bị gió thổi bay lung tung, việc đầu tiên, chúng ta phải làm gì? Đi nhặt những tờ giấy bị bay hay đóng của sổ? Đây là một bài tập tư duy đơn giản.

Tôi ví ngành giáo dục hiện nay cũng đang trong tình trạng "đi nhặt những tờ giấy bay lung tung trong phòng". Muốn giải quyết triệt để vấn đề, việc đầu tiên phải "đóng cửa sổ", sau đấy mới đi "nhặt giấy". Việc giải quyết những vụ tiêu cực cụ thể của từng cá nhân, từng ngôi trường, chỉ là "nhặt giấy".

Còn việc mà lãnh đạo Bộ GD và ĐT phải làm cấp bách hiện nay là "đóng cửa sổ", nghĩa là phải tạo ra không khí, môi trường giáo dục mà ở đó hiện tượng tiêu cực không có khả năng tồn tại. Muốn vậy, trước hết, Bộ GD và ĐT phải đề cao hai thứ: Trí tuệ và sự trung thực.

Hay nói một cách đơn giản, ngành giáo dục phải sử dụng những người giỏi và thật thà, và mỗi cán bộ của Bộ GD và ĐT trước hết, nói như bài của tác giả Trần Nam Hà, phải là tấm gương sáng cho học sinh, sinh viên noi theo.

Thế nhưng tôi thấy Bộ GD và ĐT chưa làm tốt điều này. Ví dụ mới đây, vài vị lãnh đạo Bộ phát biểu không trung thực về việc các trường đại học ngoài công lập không xin phép mở các ngành báo chí, luật, sư phạm. Thế nhưng chẳng bao lâu sau, vị cán bộ này lại được giao trọng trách lớn hơn ở ngay trong Bộ GD và ĐT. Hóa ra, nói không đúng vẫn được trọng dụng, tội gì mà nói thật (?)

Cuộc vận động "Hai không", sau năm đầu tiên ngành giáo dục có thiện chí thực sự muốn chống bệnh thành tích, gọi đích danh là bệnh dối trá, thì chỉ ngay sau năm đó cho đến tận bây giờ, bệnh thành tích - dối trá lại quay trở lại, thản nhiên và trở thành điều "bình thường" của đời sống giáo dục.

Và nhìn kỹ, trong bộ máy quản lý của Bộ GD và ĐT hiện nay, có bao nhiêu người thực tài và trung thực?

* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

TUANVIETNAM

Share this post


Link to post
Share on other sites

Posted (đã chỉnh sửa)

Hàng triệu giáo viên, bác sỹ có thể sẽ ra khỏi biên chế

16/06/2010 07:12

(VTC News) - Theo dự thảo Luật viên chức, 1,6 triệu viên chức đã được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thể sẽ phải chuyển sang hình thức ký hợp đồng lao động thay cho biên chế.

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng, làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng, gắn với vị trí việc làm và chuyên môn nghiệp vụ, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật.(Điều 2 Dự thảo Luật Viên chức)

Chiều 15/6, các ĐBQH đã thảo luận ở tổ về dự án Luật viên chức. Đây là dự án luật mà theo đánh giá của UB Tư pháp của QH là khá quan trọng, khó và phức tạp bởi nó sẽ tác động trực tiếp tới 1,6 triệu viên chức đang làm việc trong các lĩnh vực của đời sống, xã hội, trong đó chủ yếu là trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa… Một trong những quy định quan trọng tại dự luật này, là viên chức được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công trước ngày 1/7/2003 (ngày Pháp lệnh Cán bộ, công chức sửa đổi có hiệu lực pháp luật), vẫn được Nhà nước đảm bảo các quyền lợi về ổn định việc làm, chính sách chế độ tiền lương và các quyền lợi đang được hưởng như hiện nay. Các trường hợp là viên chức được tuyển dụng sau ngày 1/7/2003, quyền và các chế độ, chính sách sẽ được thực hiện theo các thỏa thuận theo hợp đồng.

Theo dự thảo Luật Viên chức, hàng triệu viên chức, trong đó chủ yếu trong ngành giáo dục sẽ không nằm trong biên chế nữa mà chuyển sang hình thức ký hợp đồng lao động.

Theo ĐB Nguyễn Bá Thanh – Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cái lo lắng phức tạp và khó xử lý nhất của dự thảo Luật Viên chức, chính là quy định việc chuyển tiếp này. “Nếu mình là “anh” vào sau năm 2003 mình cũng không thông, không “sướng” lắm”, ĐB Nguyễn Bá Thanh “so bì” giữa những người được được tuyển dụng vào biên chế trước đây và người được tuyển dụng theo hình thức hợp đồng theo dự thảo luật này. ĐB Trần Thị Hoa Sinh (Lạng Sơn) cũng cho rằng “nói thì dễ nhưng thực hiện thì không dễ vì làm không khéo, chính viên chức sẽ phản ứng. Bởi khi vào công chức, họ cũng phải thi tuyển, cạnh tranh, nhưng nếu chuyển sang hình thức ký hợp đồng, họ có thể bị ngừng hợp đồng nếu bên tuyển dụng không đồng ý.

Một số ý kiến trong UB Tư pháp của QH đề xuất để thống nhất trong việc quản lý, sử dụng đội ngũ viên chức, đồng thời đảm bảo một cách tốt nhất quyền lợi của các đối tượng này, nên thực hiện việc ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn đối với viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2003. Bởi nếu không chuyển sang ký hợp đồng thì trong quá trình thực hiện sẽ có những khó khăn, vướng mắc. Chẳng hạn như chế độ lương, thưởng, phụ cấp của các viên chức tuyển dụng trước năm 2003 sẽ áp dụng theo quy định nào khi toàn bộ hệ thống ngạch, bậc viên chức đã được thay thế bằng hệ thống chức danh nghề nghiệp mới v.v…

Dự án Luật Viên chức sẽ được Quốc hội thảo luận tại hội trường vào ngày 19/6 tới, nếu được thông qua thì dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1/2012.

Ngọc Linh

Edited by HP74

Share this post


Link to post
Share on other sites

Tạo một tài khoản hoặc đăng nhập để bình luận

Bạn phải là một thành viên để tham gia thảo luận.

Tạo một tài khoản

Đăng ký một tài khoản mới trong cộng đồng của chúng tôi. Dễ thôi!


Đăng ký tài khoản mới

Đăng nhập

Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập tại đây.


Đăng nhập ngay